Báo cáo phân tích chứng khoán Cổ phiếu VNM
MỤC LỤC
Phần 1:Giới thiệu về tổ chức phát hành và những lưu ý khi đầu tư cổ
phiếu VNM. ............................................................................................. 2
I. Giới thiệu doanh nghiệp (VNM) .................................................................. 2
1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển ............................................ 2
2. Lĩnh vực kinh doanh. ............................................................................. 2
II. Cơ sở lý thuyết phân tích công ty ............................................................... 3
1. Tổng quan về ngành .............................................................................. 4
2. Phân tích SWOT của công ty ................................................................ 5
Phần 2:Định giá chứng khoán VNM. .................................................. 13
I. Dự báo tăng trưởng trong những năm tiếp theo và định giá cổ phiếu
VNM. .............................................................................................................. 13
II. Dự báo tốc độ tăng trưởng của các mặt hàng. ......................................... 14
III. Phân tích giá cổ phiếu .............................................................................. 17
Phần 3:Khuyến nghị đối với nhà đầu tư. ............................................ 22
Kết luận ................................................................................................. 23
Phần 1:Giới thiệu về tổ chức phát hành và những lưu ý khi đầu
tư cổ phiếu VNM.
I. Giới thiệu doanh nghiệp (VNM)
1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
-Công ty cổ phần Sữa Việt Nam được thành lập dựa trên quyết định số
155/2003 QĐ-BCN ngày 01/10/2003 của Bộ Công nghiệp về việc chuyển
Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Sữa Việt Nam trực thuộc Bộ Công nghiệp
thành công ty cổ phần Sữa Việt Nam.
-Tháng 04/2004: Công ty sáp nhập nhà máy sữa Sài Gòn
(SAIGONMILK), nâng tổng vốn điều lệ của Công ty lên 1.590 tỷ đồng.
-Tháng 06/2005: Công ty mua lại phần vốn góp của đối tác trong Công
ty Sữa Bình Định và sáp nhập vào Vinamilk.
* Cổ phiếu của công ty chính thức giao dịch trên trung tâm giao dịch
chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19/01/2006 với khối lượng
niêm yết là 159 triệu cổ phiếu.
* Vốn điều lệ 1.752.756.700.000
2. Lĩnh vực kinh doanh.
- Thị trường đầu ra: 30% doanh thu của VNM là thu được từ thị trường
quốc tế còn lại 70% doanh thu của VNM là thu được từ thị trường nội địa.
Vinamilk chiếm 75% thị trường cả nước, mạng lưới phân phối rất mạnh với
1400 đại lý phủ đều trên 64/64 tỉnh thành. Ngoài ra, Vinamilk còn xuất khẩu
các sản phẩm sang các nước Mỹ, Đức, Canada, Trung Quốc...
- Thị trường đầu vào: Nguồn nguyên vật liệu chính cho ngành chế biến
sữa Việt Nam cũng như của Công ty Vinamilk được lấy từ hai nguồn chính:
sữa bò tươi thu mua từ các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa trong nước và
2
nguồn sữa bột ngoại nhập. Hiện nay, sữa tươi thu mua từ các hộ dân cung cấp
khoảng 25% nguyên liệu cho Công ty. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu chính
khá ổn định trong tương lai, ngành sữa Việt Nam sẽ dần giảm tỷ trọng sữa
nguyên liệu nhập khẩu, thay thế vào đó là nguồn nguyên liệu sữa bò tươi, đảm
bảo chất lượng sản phẩm sữa cho người tiêu dùng và góp phần thúc đẩy các
ngành hỗ trợ trong nước.
Lĩnh vực kinh doanh chính :
• Sản xuất và kinh doanh sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, bánh, sữa
tươi, sữa đậu nành, nước giải khát và các sản phẩm từ sữa khác;
• Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hoá chất và
nguyên liệu.
• Kinh doanh nhà, môi giới cho thuê bất động sản; Kinh doanh kho bãi,
bến bãi; Kinh doanh vận tải hàng bằng ô tô; Bốc xếp hàng hoá;
• Sản xuất mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống,
café rang– xay– phin – hoà tan;
• Sản xuất và mua bán bao bì, in trên bao bì;
• Sản xuất, mua bán sản phẩm nhựa.
Sản phẩm của Vinamilk rất đa dạng và phong phú từ các sản phẩm sữa
bột, sữa tươi, sữa chua cho đến nước uống đóng chai, nước ép trái cây, bánh
kẹo và các sản phẩm chức năng khác.
II. Cơ sở lý thuyết phân tích công ty
Sau khi tiến hành phân tích thị trường (phân tích vĩ mô) để tìm hiểu xem
môi trường kinh doanh ở đó có thực sự ổn định cho việc đầu tư hay không,
phân tích các ngành để thấy ngành nào là ngành có thể đem lại lợi nhuân cao
nhât (phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư) chúng ta tiến hành
việc phân tích lựa chọn trong ngành những công ty tiềm năng phù hợp yêu
3
cầu đã đặt ra của mình.Việc phân tích công ty được tiến hành dựa trên hai
bước là phân tích SWOT và phân tích chiến lược cạnh tranh của công ty.
1. Tổng quan về ngành
Một vài năm trở lại đây ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm từ sữa
là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong ngành
công nghiệp sản xuất thực phẩm đóng hộp tại Việt Nam.
Và xu hướng chung của người tiêu dùng là chuyển từ việc sử dụng các
sản phẩm sữa đặc sang các sản phẩm sữa nước.Trong khi sữa đặc có tốc độ
tăng trưởng doanh thu trung bình ở mức 16.6% thì các sản phẩm sữa nước có
tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình rất nhanh ở mức là 38.3% qua các
năm. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 1990 sản phẩm sữa
tính bình quân đầu người chỉ có 0.47kg/người con số này gia tăng lên 6.5kg
và năm 2000, 7kg vào năm 2001, 8.2kg vào năm 2003 và 9kg vào năm
2005.Như vậy từ năm 1990 đến năm 2005 sản lượng sữa tiêu thụ bình quân
đầu người tăng lên gấp 19 lần.
Sự gia tăng nhanh chóng trong doanh thu của ngành liên quan chặt chẽ
với tốc độ đô thị hoá và sự gia tăng ổn định trong thu nhập của người dân.
Quan tâm chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em từ phía gia đình và xã hội cùng với
các chiến dịch quảng cáo tăng cường quảng bá lợi ích từ sữa mang lại đóng
vai trò quan trọng cho sự gia tăng mạnh mẽ này. Giữa thập niên 1990 các sản
phẩm từ sữa vẫn được coi như những sản phẩm cao cấp đối với phần lớn
người tiêu dùng trong nước. Các sản phẩm chủ yếu là sữa bột nhập khẩu và
mặc dù các sản phẩm này hầu hết là chất lượng không cao nhưng do thiếu các
nhà cung cấp cho nên chúng khá là đắt đỏ so với thu nhập trung bình của
người dân. Ngày nay khi cuộc sống đã được cải thiện hơn thì các sản phẩm về
sữa trở nên gần gũi hơn với người tiêu dùng trong nước đã khiến cho thị
trường được mở rộng và số luợng các sản phẩm được chế biến từ sữa tăng lên
4
nhanh chóng. Hiện nay người dân trong nước đã có thể sử dụng các sản phẩm
từ sữa để nâng cao sức khoẻ và cải thiện đời sống của mình.
Nhưng nếu so với các nước trên thế giới sản lượng sữa tiêu thụ bình
quân/năm /đầu người ở Việt Nam còn ở mức thấp. Chính vì thế mà trong
tương lai ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm từ sữa còn có khả năng
tăng trưởng mạnh mẽ hơn.
2. Phân tích SWOT của công ty
a.Khái niệm
• SWOT là một mô hình phân tích công ty dựa trên những đặc điểm
nội tại của doanh nghiệp và nhìn nhận những yếu tố bên ngoài sẽ có tác động
như thế nào đối với doanh nghiệp để rồi từ đó tìm ra được những đặc điểm
mạnh, thấy được những yếu điểm, nhận ra cơ hội cũng như những thách thức
mà công ty sẽ gặp phải trong tương lai.
• Một điều cần lưu ý là đối tượng phân tích mô hình SWOT phải
được xác định một cách hết sức rõ ràng vì SWOT chính là tổng quan của một
đối tượng. Một số đối tượng tiềm năng có thể được đánh giá thông qua phân
tích SWOT như: một ý tưởng kinh doanh, một sự lựa chọn chiến lược mới,
một cơ hội thực hiện chiến lược, lựa chọn một đối tác kinh doanh mới, khả
năng thay đổi nhà cung cấp, khả năng thuê ngoài, một cơ hội để đầu tư mới
của công ty…
Phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra các
quyết định trong mọi tình huống đối với bất kì tổ chức kinh doanh nào. Nói
một cách hình ảnh SWOT là một khung lý thuyết được sử dụng để xét duyệt
các chiến lược, xác định các vị thế cũng như hướng đi của doanh nghiệp phân
tích các đề xuất kinh doanh hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến hoạt động
của doanh nghiệp. Và trên thực tế việc vận dụng SWOT để lập kế hoạch kinh
doanh, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển thị trường kinh doanh
5
dịch vụ...ngày càng được các doanh nghiệp sử dụng nhiều. Như vậy SWOT
không chỉ có tác dụng đối với doanh nghiệp trong việc hình thành các chiến
lược kinh doanh nội địa mà còn hình thành các chiến lược kinih doanh quốc
tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
Trong phần phân tích này chúng ta sử dụng mô hình SWOT để phân tích
công ty cổ phần sữa Việt Nam – VINAMILK ( xét về vị thế của công ty, hiện
trạng của công ty, khả năng tồn tại của công ty trên thị trường...)
b.Nội dung:
Mô hình SWOT là tên viết tắt của việc phân tích bốn mặt của công ty đó
là:
Strengths (điểm mạnh )
Weaknesses (điểm yếu)
Opportunities( Cơ hội)
Threats( thách thức)
• Điểm mạnh :
• Vị trí đầu nghành được hỗ trợ bởi thương hiệu xây dựng tốt
Công ty tin rằng Vinamilk đã thống lĩnh thị trường nhờ tập trung quảng
cáo, tiếp thị và không ngừng đổi mới sản phẩm và đảm bảo chất lượng. Với
bề dày lịch sử có mặt trên thị trường Việt Nam, Công ty có khả năng xác định
và am hiểu xu hướng và thị hiếu tiêu dùng, điều này giúp Công ty tập trung
những nỗ lực phát triển để xác định đặc tính sản phẩm do người tiêu dùng
đánh giá. Chẳng hạn, sự am hiểu sâu sắc và nỗ lực của mình đã giúp dòng sản
phẩm Vinamilk Kid trở thành một trong những sản phẩm sữa bán chạy nhất
dành cho khúc thị trường trẻ em từ 6 đến 12 tuổi tại Việt Nam trong năm
2007.
6
• Danh mục sản phẩm đa dạng
Vinamilk cung cấp các sản phẩm sữa đa dạng phục vụ nhiều đối tượng
người tiêu dùng. Vinamilk có các dòng sản phẩm nhắm đến một số khách
hàng mục tiêu chuyên biệt như trẻ nhỏ, người lớn và người già cùng với các
sản phẩm dành cho hộ gia đình và các cở sở kinh doanh như quán café. Bên
cạnh đó, thông qua việc cung cấp các sản phẩm đa dạng đến người tiêu dùng
với các kích cỡ bao bì khác nhau, Vinamilk mang đến cho khách hàng tại thị
trường Việt Nam các sản phẩm sữa tiện dụng có thể mang theo dễ dàng
• Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp
Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp của Công ty là yếu tố thiết
yếu dẫn đến thành công trong hoạt động, cho phép Công ty chiếm được số
lượng lớn khách hàng và đảm bảo việc đưa ra các sản phẩm mới và các chiến
lượng tiếp thị hiệu quả trên cả nước. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007,
Công ty đã bán sản phẩm tại toàn bộ 64 tỉnh thành của cả nước
• Đội ngũ bán hàng nhiều kinh nghiệm
Đội ngũ bán hàng nhiều kinh nghiệm đã hỗ trợ cho các nhà phân phối
phục vụ tốt hơn các cửa hàng bán lẻ và người tiêu dùng, đồng thời quảng bá
sản phẩm của Công ty. Ngoài ra, Công ty còn tổ chức nhiều hoạt động quảng
bá, tiếp thị với các nhà phân phối địa phương nhằm quảng bá sản phẩm và
xây dựng thương hiệu trên khắp đất nước. Cùng với mạng lưới phân phối
trong nước, Công ty hiện tại đang đàm phán các hợp đồng cung cấp với các
đối tác tiềm năng tại các nước như Thái Lan, Úc và Mỹ.Vinamilk cũng là một
trong số ít các công ty thực phẩm và thức uống có trang bị hệ thống bán hàng
bằng tủ mát, tủ đông. Việc đầu tư hệ thống bán hàng tủ mát, tủ đông là một
rào cản lớn đối với các đối thủ cạnh tranh muốn tham gia vào thị trường thực
phẩm và thức uống,bởi việc trang bị hệ thống bán hàng tủ mát, tủ đông này
đòi hỏi một khoản đầu tư rất lớn
7
• Quan hệ bền vững với các nhà cung cấp
Nguồn cung cấp sữa nguyên liệu chất lượng và ổn định đặc biệt quan
trọng đối với công việc kinh doanh của công ty. Do vậy, Vinamilk đã xây
dựng các quan hệ bền vững với các nhà cung cấp thông qua chính sách đánh
giá của Công ty, Vinamilk hỗ trợ tài chính cho nông dân để mua bò sữa và
mua sữa có chất lượng tốt với giá cao. Công ty đã ký kết hợp đồng hàng năm
với các nhà cung cấp sữa và hiện tại 40% sữa nguyên liệu được mua từ nguồn
sản xuất trong nước. Các nhà máy sản xuất được đặt tại các vị trí chiến lược
gần nông trại bò sữa, cho phép Công ty duy trì và đẩy mạnh quan hệ với các
nhà cung cấp. Đồng thời Công ty cũng tuyển chọn rất kỹ vị trí đặt trung tâm
thu mua sữa để đảm bảo sữa tươi và chất lượng tốt. Công ty cũng nhập khẩu
sữa bột từ Úc, New Zealand để đáp ứng nhu cầu sản xuất cả về số lượng lẫn
chất lượng. Công ty cho rằng khả năng duy trì nguồn cung sữa nguyên liệu ổn
định vô cùng quan trọng đối với việc kinh doanh, giúp công ty duy trì và tăng
sản lượng.
• Năng lực nghiên cứu và phát triển theo định hướng thị trường
Vinamilk có một đội ngũ tiếp thị và bán hàng có kinh nghiệm về phân tích
và xác định thị hiếu và xu hướng tiêu dùng, đồng thời hỗ trợ các nhân viên
bán hang trực tiếp, những người hiểu rõ thị hiếu người tiêu cùng thông qua
việc tiếp cận thường xuyên với khách hang tại nhiều điểm bán hàng. Chẳng
hạn, sự am hiểu về thị hiếu của trẻ em từ 6 đến 12 tuổi đã giúp Công ty đưa ra
thành công chiến lược tiếp thị mang tên Vinamilk Milk Kid vào tháng 5 năm
2007. Kết quả của chiến lược tiếp thị này là Vinamilk Milk Kid trở thành mặt
hàng sữa bán chạy nhất trong khúc thị trường trẻ em từ 6 đến 12 tuổi vào
tháng 12 năm 2007.
• Kinh nghiệm quản lý tốt thể hiện kết quả kinh doanh bền vững
8
Vinamilk được quản lý bởi một đội ngũ nhiệt tình và giàu kinh nghiệm
trong ngành. Chủ tịch Mai Kiều Liên có 30 năm kinh nghiệm trong ngành sữa
tại công ty và giữ một vai trò chủ chốt trong quá trình tăng trưởng và phát
triển của công ty cho đến hôm nay.Các thành viên quản lý cấp cao khác có
trung bình 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, phân phối và bán sản
phẩm sữa.
• Thiết bị công nghệ sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Công ty sử dụng công nghệ sản xuất và đóng gói hiện đại tại tất cả các
nhà máy. Công ty nhập khẩu công nghệ từ các nước châu Âu như Đức, Ý và
Thụy Sĩ để ứng dụng vào dây chuyền sản xuất. Vinamilk là công ty duy nhất
tại Việt Nam sở hữu hệ thống máy móc sử dụng công nghệ sấy phun do Niro
của Đan Mạch, hãng dẫn đầu thế giới về công nghệ sấy công nghiệp, sản xuất.
• Điểm yếu :
• Phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nước ngoài
Phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nước ngoài là một khó
khăn không chỉ cho VNM mà còn cho cả các doanh nghiệp khác trong cùng
ngành. Nguồn nguyên liệu sữa tự nhiên chỉ đáp ứng được cho một vài nhà sản
xuất địa phương và một vài mùa trong năm. Các nhà sản xuất luôn mong
muốn có được nguồn cung ổn định và các nhà chăn nuôi luôn phải đảm bảo
cung cấp nguyên liệu cho họ ở một mức giá kinh tế nhất trong khi quy mô
chăn nuôi bò sữa ở nước ta hiện nay còn nhỏ và số đầu bò trên một hộ nông
dân còn thấp thì yêu cầu này dường như là không thể thực hiện được. Hàng
ngày công ty chỉ mua được 260 tấn sữa tươi nguyên liệu và nó mới chỉ thoả
mãn 30% nhu cầu công ty do đó bắt buộc phải nhập khẩu sữa bột từ nước
ngoài về sản xuất.
• Chịu sức ép từ việc tăng giá nguyên liệu
9