Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

soan bai chuyen co nuoc minh ket noi tri thuc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.14 KB, 5 trang )

Chuyện cổ nước mình
A. Soạn bài Chuyện cổ nước mình ngắn gọn:
Trước khi đọc
Câu 1 (trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Em biết những câu chuyện cổ nào của
nước ta?
Trả lời:
Em biết những câu chuyện cổ nào của nước ta như: Tấm Cám, Sọ Dừa, Thạch
Sanh…
Câu 2 (trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Em thích những nhân vật nào trong
những câu chuyện đó? Vì sao?
Trả lời:
- Em thích những nhân vật như: cơ Tấm, Sọ Dừa, Thạch Sanh,..
- Vì họ sống trong những hồn cảnh khó khăn nhưng đều có những phẩm chất cao
đẹp của những con người lao động hiền lành, chân thật, tình nghĩa.
Trong khi đọc
Câu 1 (trang 94 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Hình dung: Những màu sắc, đường nét
miêu tả quê hương.
Trả lời:
+ Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
+ Như con sơng với chân trời đã xa
Sau khi đọc
Câu 1 (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
Trả lời:
- Bài thơ Chuyện cổ nước mình được viết theo thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng,
mang màu sắc ca dao, dân ca.
- Dấu hiệu nhận biết:
+ Bài thơ được cấu tạo từ các cặp thơ lục bát.
+ Từ cuối cùng của câu lục vần với từ thứ 6 của câu bát tiếp theo.
Câu 2 (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
Trả lời:


Những từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ đã giúp em liên tưởng đến những câu chuyện
cổ đó là:
- "Ở hiền thì lại gặp hiền": liên tưởng đến chuyện Cây tre trăm đốt, Cây khế, Thạch
Sanh


- "Thị thơm thị giấu người thơm": liên tưởng đến chuyện Tấm Cám
- "Đẽo cày theo ý người ta": liên tưởng đến chuyện Đẽo cày giữa đường.
Câu 3 (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
Trả lời:
- Tình thương người bao la mênh mơng và triết lí về niềm tin “ở hiền gặp lành”,
“ác giả, ác báo” của nhân dân ta.
Câu 4 (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Trả lời:
Câu thơ trên đã thể hiện thái độ biết ơn, trân quý của tác giả đối với truyện cổ. Nhờ
những câu truyện cổ đậm chất dân gian mà tác giả hiểu và thương các cha ông ở
thế hệ trước cùng những lời dạy và đạo lí làm người. Đó là những câu chuyện vừa
nhân hậu vừa thông minh, chứa đựng những kinh nghiệm sống vô cùng quý báu
của cha ông.
Câu 5 (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Trả lời:
Hai dòng thơ cuối bài thể hiện lòng biết ơn của tác giả đối với những lời dạy
có trong truyện cổ của cha ơng. Đó là những lời dạy thấm đẫm nghĩa tình, mang
đậm dấu ấn của một dân tộc bé nhỏ mà anh hùng, kinh tế chưa phát triển rực rỡ mà
lịng người thì bao la nghĩa tình. Truyện cổ chính là lời dạy q báu của cha ơng
dành cho con cháu đời sau sống cần nhân hậu, độ lượng, công bằng, thông minh,
chăm chỉ.
Câu 6 (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
Trả lời:
Vì: Trải qua bao năm tháng, dù thời đại có phát triển như thế nào thì những lời dạy

của cha ông xưa vẫn luôn vẹn nguyên giá trị. Đó là những câu chuyện thấm đẫm
tình người, tình đời. Đó cũng là lý do vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già,
ai cũng yêu thích truyện cổ nước mình.
VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Đời cha ông với đời tôi
Như cong sông với chân trời đã xa
Chỉ cịn chuyện cổ thiết tha
Cho tơi nhận mặt ơng cha của mình
Đoạn văn tham khảo


Đoạn thơ để lại trong em vô vàn suy nghĩ. Đời cha ông với đời tôi là hai thế hệ
đã xa. Hình ảnh so sánh cơng sơng với chân trời khơng chỉ khiến lời thơ hàm súc
mà dường như cịn gửi gắm trong đó một nỗi niềm tiếc nuối cho thứ ta gọi là thế
hệ. Khoảng cách thế hệ ấy có thể làm con người khác, con người đổi thay nhưng ở
đó, ta vẫn thấy đẹp mãi, đẹp mãi đó là chuyện cổ. Chuyện cổ nghĩa tình yêu
thương nhẹ nhàng, êm ả như lời dạy chân tình. Và mỗi người, "nhận mặt ông cha"
nhưng sâu hơn thế là khám phá thế giới tâm hồn, tiếp nối thế hệ cha ông. Chúng ta,
chúng ta của hơm nay sẽ trau dồi mình, sẽ nỗ lực và cố gắng ra sao để quê hương,
để bài học trong chuyện cổ ấy mãi sáng ngời!
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Chuyện cổ nước mình:
I. Tác giả
- Lâm Thị Mỹ Dạ (1949)
- Quê quán: Quảng Bình.
- Thơ bà nhẹ nhàng, đằm thắm, trong trẻo, thể hiện một tâm hồn tinh tế, giàu yêu
thương.


II. Tác phẩm

1. Xuất xứ:
Trích Tuyển tập, 2011.
2. Thể loại: Thơ lục bát
3. Bố cục: 5 đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến “phật tiên độ trì”
Đoạn 2: Tiếp theo đến “rặng dừa nghiêng soi”
Đoạn 3: Tiếp theo đến “ông chia của mình”
Đoạn 4: Tiếp theo đến “chẳng ra việc gì”
Đoạn 5: Cịn lại
4. Tóm tắt:
Bài thơ nói về tình cảm của tác giả dành cho những câu truyện cổ tích Việt
Nam. Truyện cổ tích là một thế giới riêng, nơi cái thiện ln chiến thắng cái ác.
Truyện cổ tích cho thấy ông cha thời xưa rất công minh, giàu tình thương người.
Truyện cổ tích cịn răn dạy chúng ta những bài học kinh nghiệm, đạo đức quý giá
trong cuộc sống

5. Giá trị nội dung:
Bài thơ nói về tình cảm của tác giả dành cho những câu truyện cổ tích Việt Nam.
Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu vừa thông minh, chứa đựng những kinh
nghiệm sống vô cùng quý báu của cha ông.
6. Giá trị nghệ thuật:


- Thể thơ lục bát gần gũi với văn học dân gian.
- Giọng điệu nhẹ nhàng, trữ tình, sâu lắng.
- Vận dụng khéo léo, thành cơng các hình ảnh văn học dân gian và màu sắc ca dao,
dân ca.




×