Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

ly thuyet dia li 6 bai 16 nhiet do khong khi may va mua ket noi tri th

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.49 KB, 2 trang )

BÀI 16: NHIỆT ĐỘ KHƠNG KHÍ. MÂY VÀ MƯA
1. Nhiệt độ khơng khí
a. Nhiệt độ khơng khí và cách sử dụng nhiệt kế
- Khái nhiệm: nhiệt độ khơng khí là độ nóng, lạnh trên bề mặt Trái Đất.
- Nguyên nhân: nhiệt trên bề mặt Trái Đất là do Mặt Trời cung cấp.
- Đơn vị đo: 0C.
- Dụng cụ đo: nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế điện tử.
- Cách đo: Nhiệt kế được đặt trong một lều khí tượng màu trắng, cách mặt đất 1,5m.
Ngày lấy kết quả 4 lần.
- Nhiệt độ trung bình:
+ Trung bình ngày là trung bình cộng của 4 lần đo trong ngày.
+ Trung bình tháng là trung bình cộng của tất cả các ngày trong tháng.
+ Trung bình năm là trung bình cộng 12 tháng trong năm.
b. Sự thay đổi nhiệt độ khơng khí trên bề mặt Trái Đất theo vĩ độ.
- Vùng có nhiệt độ khơng khí lớn nhất là ở Xích Đạo, do có góc chiếu Mặt Trời lớn nên
lượng nhiệt nhận được lớn.
- Nhiệt độ khơng khí giảm dần về cực do góc chiếu của Mặt Trời nhỏ dần về phía hai
cực.

2. Mây và mưa
a. Quá trình hình thành mây và mưa. Cách sử dụng ẩm kế.
- Độ ẩm khơng khí:
+ Là tỉ lệ hơi nước có trong khơng khí, hơi nước càng nhiều thì độ ẩm khơng khí càng
cao.
+ Đơn vị: %.


+ Dụng cụ đo: ẩm kế.
+ Độ ẩm khơng khí bão hịa là khi khơng khí khơng thể chứa thêm được hơi nước nữa, độ
ẩm đạt 100%.
- Quá trình hình thành mây và mưa:


+ Khi khơng khí đã bão hịa hơi nước mà vẫn tiếp tục được bổ sung hơi nước hoặc bị lạnh
đi thì sẽ xảy ra hiện tượng hơi nước ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, nhẹ. Các hạt nước
này tập hợp lại thành từng đám gọi là mây.
+ Các hạt nước trong mây lớn dần và khi đủ nặng sẽ rơi xuống thành mưa.
b. Sự phân bố lượng mưa trung bình năm trên Trái Đất
Lượng mưa phân bố khơng đều:
+ Mưa nhiều nhất ở Xích Đạo.
+ Mưa trung bình ở vùng ơn đới.
+ Mưa rất ít ở khu vực chí tuyến và hai cực.



×