Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Phương pháp dạy học hiện đại : Vài nét về dạy học nêu vấn đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.91 KB, 2 trang )

Vài nét về PP dạy học hiện đại:Dạy học nêu vấn đề.
I- Khái niệm: Dạy học nêu vấn đề( khởi
nguồn từ PP “vấn đáp gợi mở”) có thể
nói khái quát là một trong các phương
pháp cơ bản trong dạy học tích cực- lấy
học sinh làm trung tâm, phát huy vai trò
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
vào quá trình xây dựng kiến thức mới, để
đi đến nhận thức một cách sâu sắc, lô gíc,
bản chất kiến thức mới, tạo tiền đề thuận
lợi cho việc vận dụng kiến thức đó; gồm các nội dung:
- Thầy giảm dần thuyết trình nội dung bài mới và tăng dần vấn đáp dựa
vào các tình huống có vấn đề trong nội dung bài giảng với các mức độ khác
nhau từ thấp lên cao dần, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của học sinh vào suy luận tham gia xây dựng các nội dung cơ bản của bài
học.
- Trò tăng cường sự chú ý, tích cực tư duy, suy luận các vấn đề thầy hỏi
để tìm ra câu trả lời đúng, góp phần tham gia xây dựng từng phần của bài
học, làm nảy sinh kiến thức mới để vận dụng.
II- Dạy học nêu vấn đề có bốn mức độ khác nhau, gồm:
+ Mức độ 1: Gần như vấn đáp gợi mở- thầy vấn đáp những vấn đề đơn giản
phù hợp khả năng học sinh( Chiếm khoảng ¼ nội dung bài, với hệ thống câu
hỏi chuẩn bị trước trong giáo án, giáo án slide qua máy chiếu đa năng
Projector) và hướng dẫn trả lời, vận dụng đúng lúc.
+ Mức độ 2: Thầy giảm thuyết trình nhiều hơn mức độ 1 và tăng cường vấn
đáp thêm những vấn đề khó hơn( chiếm khoảng ½ nội dung bài), hướng dẫn
ít hơn, trò chủ động suy luận để trả lời, thầy chỉ hướng dẫn khi cần thiết.
+ Mức độ 3: Thầy chỉ thuyết trình những vấn đề khó, chủ yếu là vấn
đáp( chiếm khoảng ¾ nội dung bài), trò càng phải chủ động, tích cực hơn
trong tư duy, suy luận xây dựng bài, thầy chỉ gợi ý hướng dẫn khi trò không
thể trả lời được và hướng dẫn trò nhận xét, đúc rút, khái quát từng phần và đi


đến kết luận làm xuất hiện kiến thức mới.
+ Mức độ 4: Gần như tự học, tự nghiên cứu; thầy nêu chủ đề, đề bài, câu
hỏi chính và hướng dẫn khái quát chung; trò tự xây dựng dàn ý, đặt thêm
câu hỏi phụ cho từng phần, tự trả lời và tự rút ra nhận xét, kết luận sau quá
trình đó để đi đến xây dựng nên kiến thức mới, nhận thức và vận dụng kiến
thức mới; sau đó thầy sẽ có ý kiến đánh giá, nhận xét kết quả;…vvv…
* Việc vận dụng các mức độ của phương pháp dạy học nêu vấn đề nêu trên
cần phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng vùng miền, từng trường học,
từng bài học, khả năng học sinh ở từng lớp; nhưng phải tuân thủ quá trình từ
thấp đến cao để giúp học sinh quen dần nhằm đạt hiệu quả dạy học cao nhất.
Trần Việt Thao
(VP. Tỉnh đoàn Thanh Hóa, nguyên là GV, HPCM THPT; viết căn cứ kiến
thức đã học môn giáo học pháp ở ĐHSF khóa 1977- 1981).

×