Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Giới thiệu bao quát về huyện vĩnh tường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 13 trang )

1. Giới thiệu bao quát về huyện Vĩnh Tường :
Vĩnh Tường là một huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam.Đây là huyện đông
dân nhất của tỉnh Vĩnh Phúc.Và là 1 trong những huyện phát triển nhất của tỉnh


này. Và sau đây chính là bản đồ hành chính huyện Vĩnh Tường :


2. Về mặt vị trí địa lý :
Huyện Vĩnh Tường nằm ở phía tây nam của tỉnh Vĩnh Phúc, cách thành phố
Vĩnh Yên khoảng 29 km về phía tây nam, cách trung tâm thủ đơ Hà Nội khoảng
50 km, có vị trí địa lý:
Phía đơng giáp huyện n Lạc và huyện Tam Dương
Phía tây giáp thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và huyện Ba Vì, thành phố Hà
Nội
Phía nam giáp thị xã Sơn Tây và huyện Phúc Thọ thuộc thành phố Hà Nội
Phía bắc giáp huyện Lập Thạch.
Huyện có diện tích 142 km², dân số năm 2019 là 205.345 người[2], mật độ dân
số đạt 1.446 người/km².
3. Hành chính :
Huyện Vĩnh Trường có 28 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 3 thị
trấn: Vĩnh Tường (huyện lỵ), Thổ Tang, Tứ Trưng và 25 xã: An Tường, Bình
Dương, Bồ Sao, Cao Đại, Chấn Hưng, Đại Đồng, Kim Xá, Lũng Hòa, Lý
Nhân, Nghĩa Hưng, Ngũ Kiên, Phú Đa, Tam Phúc, Tân Phú, Tân Tiến, Thượng
Trưng, Tuân Chính, Vân Xuân, Việt Xuân, Vĩnh Ninh, Vĩnh Sơn, Vĩnh
Thịnh, Vũ Di, Yên Bình, n Lập.
4. Dân số :
Huyện Vĩnh Tường có diện tích đất tự nhiên 14.401,55 ha (141,899 km2), trong
đó: đất nông nghiệp: 9.208,15 ha, đất phi nông nghiệp: 4.980,43 ha. Sau tái lập
năm 1996 có số dân là 180.110 người. Đến năm 2010; dân số tăng lên: 196.886
người, trong đó: dân số đô thị: 26.031 người, dân số nông thôn: 170.855


người (theo Niên giám thống kê năm 2010 của Chi cục Thống kê huyện Vĩnh
Tường).
Là một huyện đồng bằng nên mật độ dân số của Vĩnh Tường tương đối cao, năm
2004 là 1.346 người/km2 (cao hơn mức trung bình của tỉnh Vĩnh Phúc cùng thời
điểm với 874 người/km2); đặc biệt ở khu vực nông thôn, năm 2010, mật độ dân
số 1388 người/km2.
Vĩnh Tường là huyện có quy mơ dân số lớn so với các huyện khác trong tỉnh.
Tốc độ tăng dân số trong huyện không cao, chỉ khoảng 1,142%.
Về dân tộc: Dân tộc kinh 196.712 người, chiếm 99,91%; dân tộc Tày 103 người,
chiếm 0,05%; dân tộc Thái 71 người, chiếm 0,04%.


5. Khí hậu :
Vĩnh Tường thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều. Nhưng do
nằm khá sâu trong đất liền, đồng thời có sự che chắn của hai dãy núi: dãy
Tam Đảo (phía Đơng Bắc) và dãy Ba Vì (phía Tây) nên khí hậu ở Vĩnh Tường
khơng quá khắc nghiệt và ít bị bão lốc đe dọa. Nhiệt độ trung bình trong năm là
23,60c.Giữa nhiệt độ trung bình tháng cao nhất với nhiệt độ trung bình tháng
thấp nhất chênh lệch 120C (có tháng nhiệt độ lên tới 28,80C nhưng có tháng
nhiệt độ chỉ 16,80C.
Độ ấm trung bình trong năm là 82%. Lượng mưa trung bình 1.500 mm/năm với
số ngày mưa trung bình là 133 ngày/năm. Mùa mưa thường từ tháng 4 đến tháng
10 với lượng mưa trung bình là 189 mm/tháng; mùa khơ từ tháng 11 năm trước
đến tháng 3 năm sau với lượng mưa trung bình là 55 mm/tháng.
6. Thủy văn :
Ba con sơng chính chảy qua và bao quanh địa phận huyện Vĩnh Tường là sơng
Hồng, sơng Phó Đáy và sơng Phan.
Sơng Hồng là ranh giới tự nhiên giữa Vĩnh Tường với huyện Ba Vì, thị xã Sơn
Tây và huyện Phúc Thọ của Hà Nội. Sông Hồng cung cấp một lượng nước lớn
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong huyện. Mặt khác, sông bồi đắp phù sa,

tạo nên những vùng đất màu mỡ, phì nhiêu.
Một phần sơng Phó Đáy chảy qua huyện Vĩnh Tường, tạo ranh giới tự nhiên
giữa Vĩnh Tường và Lập Thạch. Sơng Phó Đáy có lưu lượng bình qn
23m3 giây; lưu lượng cao nhất là 833m3/giây; mùa khô kiệt, lưu lượng nước chỉ
4 m3/giây, có tác dụng cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.
Sông Phan thuộc hệ thống sông Cà Lồ, chảy trong nội tỉnh. Sông Phan bắt
nguồn từ núi Tam Đảo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và một phần giao
thông trong huyện. Về mùa khô, mực nước sông rất thấp, nhưng về mùa mưa,
nước từ Tam Đảo đổ xuống nên mực nước khá cao, gây ngập úng nhiều nơi.
Nằm xen giữa những cánh đồng lúa, rau, màu là những đầm, ao, hồ khá rộng và
đẹp mắt. Tiêu biểu là: Đầm Rưng, đầm Kiên Cương, đầm Phú Đa, vực Xanh,
vực Quảng Cư…Ngoài tác dụng cho giá trị kinh tế từ ni thả cá, tơm, đầm ao
hồ cịn là nơi điều hịa nước, điều hịa khí hậu, hịa sắc với làng, xóm và cánh
đồng lúa xanh, tạo nên bức tranh q đẹp đẽ, hiền hịa.
7. Văn hóa – Xã hội :

Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử và sự hội nhập phát triển kinh tế, mảnh
đất và con người Vĩnh Tường vẫn giữ nguyên vẹn những nền móng sơ khai của
những cơng trình, những dấu tích lịch sử và những nét văn hóa truyền thống.
Bởi những di chỉ khảo cổ học cịn được lưu giữ, giá trị văn hóa truyền thống


được bảo tồn đã thể hiện rõ nơi đây đã từng là mảnh đất gắn liền với tên tuổi của
bao đời vua chúa, như:
Dưới thời Vua Hùng, Vĩnh Tường thuộc bộ Văn Lang; dưới thời thuộc
Hán thuộc quận Giao Chỉ; sang thời thuộc Đường, Vĩnh Tường là trung tâm của
vùng đất Phong Châu (nghĩa là đỉnh vùng đất bãi - đỉnh tam giác của đồng bằng
châu thổ sông Hồng). Vùng đất ấy mang địa danh Vĩnh Tường Phủ từ năm 1822
– năm Minh Mệnh thứ 3 triều Nguyễn. Gắn liền với cái tên này chính là để trả
ơn vị tướng Trần Phúc Nhàn, người đã giúp vua Gia Long (tức Nguyễn Ánh) lập

ra triều đình nhà Nguyễn năm 1802. Ơng đã tham gia vào trận đánh vua Quang
Toản nhà Tây Sơn (con vua Quang Trung Nguyễn Huệ) giành thắng lợi và đã tử
trận tại Phú Xuân (Huế). Không biết vào năm nào, vua Gia Long cho tìm con
của Trần Phúc Nhàn là Trần Phúc Hiển phong cho làm Tri phủ Tam Đới, đến
năm 1822 đổi là phủ Vĩnh Tường, nay là huyện Vĩnh Tường.
Dưới thời Thực dân Pháp (năm 1899) tỉnh Vĩnh Yên được thành lập gồm
phủ Vĩnh Tường và các huyện Yên Lạc, Tam Dương, Lập Thạch và Bình Xuyên.
Ở thời điểm này, phủ Vĩnh Tường là một đơn vị độc lập thuộc tỉnh Vĩnh Yên
gồm có 8 tổng (Đồng Phú, Đồng Vệ, Hưng Lục, Kiên Cương, Lương Điền, Tăng
Đố, Thượng Trưng, Tuân Lộ) với 78 làng xã. Sau Cách mạng tháng Tám năm
1945 thành công, phủ Vĩnh Tường đổi thành huyện Vĩnh Tường thuộc tỉnh Vĩnh
Yên. Sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, huyện Vĩnh Tường có 26 xã và
3 thị trấn (thị trấn Vĩnh Tường, thị trấn Thổ Tang, thị trấn Tứ Trưng).
Nằm ở phía tây nam của tỉnh Vĩnh Phúc, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội
khoảng 60 km, huyện Vĩnh Tường ngày nay được biết đến như một địa danh cái
nôi của nền văn hóa Việt. Nơi đây cịn lưu giữ rất nhiều di sản có giá trị trong đó
có thể nói tới: các di chỉ Lũng Hòa, Nghĩa Lập, Đồng Hương, Ma Cả, Gị Mát
thuộc thời kỳ văn hóa Phùng Ngun (mở đầu cách đây vào khoảng 4000
năm), là thời kì văn hóa đồng thau phát triển rực rỡ trên đất Vĩnh Phúc. Trong
đó, riêng huyện Vĩnh Tường đã có 07 di tích, điển hình nhất di chỉ Lũng Hịa, là
di chỉ cư trú và mộ địa lớn, cơng cụ văn hóa thu được gồm có rìu bơn, đục, hoa
tai, hạt chuỗi đá, nhiều hiện vật gốm nguyên vẹn. Có khoảng 430 hiện vật đá,
hiện vật gốm nguyên là 89 trong đó có 21 nồi, 10 bát, 17 dọi xe sợi, 22 chạc
gốm, cùng 12.642 mảnh gốm các loại, phần lớn là loại gốm thơ, hoa văn trang
trí tiêu biểu cho giai đoạn muộn của văn hóa Phùng Ngun. Ngồi ra cịn có 2
mai đá kích thước lớn được xác định là thuộc thời kim khí tại xã Nghĩa Lập…
Nhiều địa phương thuộc huyện Vĩnh Tường hiện đang còn lưu giữ rất
nhiều di tích thờ cúng các vua Hùng và các vị tướng lĩnh như: Đình Thổ Tang,
một trong những di tích tiêu biểu cho đình làng Bắc Bộ, đền đá cổ Phú Đa thuộc
xã Phú Đa, đình Bích Chu - xã An Tường,...

Văn hóa phi vật thể nơi đây cịn lưu giữ khơng chỉ bởi các tập tục, lề lối
tín ngưỡng, mà cịn có văn hóa tinh thần gắn với phát triển kinh tế. Từ những


hình ảnh giản dị của cây đa, bến nước, sân đình, của những điệu Hát Xoan (làng
Kim Xá) đến làng nghề mộc Bích Chu, nghề rèn Lý Nhân, nghề ni rắn truyền
thống xã Vĩnh Sơn…là những nền tảng có giá trị văn hóa truyền thống lâu đời,
huyện Vĩnh Tường đến nay đã khẳng định những vị thế để phát triển ổn định và
bền vững về kinh tế, nhưng những di sản vẫn còn được tiếp tục bảo tồn và lưu
giữ, khẳng định những dấu ấn nền móng văn hóa Việt .

8. Các hình ảnh về di sản , di tích của huyện Vĩnh Tường :

Đình cổ Thổ Tang tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc đình làng Bắc Bộ thế kỷ XVII


Chùa Tích Sơn – di sản văn hóa lâu đời xã Ngũ Kiên thế kỷ VII – X

9. Các hình ảnh về những làng nghề truyền thống của huyện Vĩnh Tường

Mộc Bích Chu


Rèn Lý Nhân

10. Các hình ảnh đẹp của huyện Vĩnh Tường :

Cảnh đẹp ở Vực Xanh , huyện Vĩnh Tường



Quy mô rộng lớn bao trùm và kế hoạch phát triển của huyện Vĩnh Tường

11. Giáo dục và đào tạo :
Vĩnh Tường là vùng đất văn hiến lâu đời, nơi có nhiều truyền thống hiếu học và
khoa bảng. Từ nhiều đời nay, nơi đây đã có nhiều danh nhân đỗ đạt cao được
khắc bia Tiến sĩ ở Văn miếu Quốc Tử Giám từ thế kỷ XIII, XIV. Cụ thể:
Có 23 tiến sĩ nho học và 01 phó bảng triều Nguyễn.
Người thành đạt sớm nhất là ông Nguyễn Văn Chất (1421 -?), người thơn Vũ Di
xã Vũ Di. Ơng thi đỗ Hoàng giáp (sau là Đệ nhị giáp tiến sĩ) khoa Mậu nhìn niên
hiệu Thái Hịa năm thứ 06 đời vua Lê Nhân Tơng (1448), danh sách đang cịn
trên bia Văn Miếu Hà Nội. Ông làm quan tới chức thượng thư Bộ Hộ, về chí sĩ,
ơng có hiệu là Nhuệ Hiên tiên sinh. Ơng có biên soạn thêm bốn chuyện vào tập
sách "Việt điện u linh" của Lý Thế Xuyên soạn năm 1329, trở thành một danh sĩ
nổi tiếng.
Sau ơng cịn có 22 tiến sĩ khác, các ơng cũng rất nổi tiếng như ở đời Mạc có ơng
Bùi Hồng (1505- 1592) người xã Thượng Trưng thi đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ xuất
thân khoa Mậu Tuất niên hiệu Đại Chính thứ 09 đời vua Mạc Dăng Dung danh
sách còn trên bia Văn Miếu Hà Nội. Ơng Phí Văn Thuật, người xã Thượng
Trưng dự kỳ thi hương ở Sơn Tây đỗ danh sách thứ nhất (Hội nguyên). Năm sau
Canh Thìn (1640) vào dự kỳ thi Hội, qua 04 kì ơng vượt lên đỗ đâu hội nguyên
Hội", rồi dự kỳ Văn Sách, ông lại đỗ đầu Đình ngun Hồng giáp. Đến khi vào


dự kỳ làm thơ ứng chế (thơ nhà vua ra đề), bài của ông được chấm thứ nhất.
Người đời suy tơn là ơng "Tứ ngun" (04 lần đều đỗ đầu).
Ơng Nguyễn Tiến Sách (sau đổi là Dình Sách) người làng Văn Trưng xã Tứ
Trưng thi đỗ Tiến sĩ khoa Canh Tuất niên hiệu Cảnh Trị thứ tám đời vua Lê
Huyền Tơng. Từng được cử làm phó sứ sang nhà Thanh điều trần về việc quan
hệ giữa hai nước ở vùng biên cương. Ơng cịn là nhà thơ, nay cịn 34 bài thơ
chép trong sách “Toàn việt thi lục của tác giả Lê Q Đơn".

Ơng Tơ Thế Huy người làng Bình Đăng (nay là thơn Bình trù xã Cao Dạy thi đỗ
tiến sĩ khoa Đinh Sửu niên hiệu Chính hịa 18 (1697) đời vua Lê Hy Tơng. Ơng
được tặng phong chức thượng thư bộ Công, là người tôi trung với nước, hiếu với
gia đình. Có đơi câu đối ca ngợi ơng:
Quốc trung thần, gia hiếu tử, thiên hạ hoàn nhân.
Văn tiến sĩ, võ quận cơng triều đình hiển họa.
Đó là những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử khoa bảng Việt Nam.
Vĩnh Tường cịn có 37 vị thi Hội đỗ Tam trường (tam trường thi Hội), có 191 vị
thi đỗ trung khoa (hương Tiến - hương Cống) cử nhân đời Nguyễn. Các xã như
Văn Trưng, Thế Trưng, Thượng Trưng, Bình Trù xếp vào thứ nhất trong hàng
ngũ đỗ đạt.
Đồng thời, Vĩnh Tường cũng là huyện có số lượng các thư tịch đồ sộ, tới 320
văn bản là bia ký ở di tích các làng, xã. Gồm có: Bia đình có 39 tấm; Bia chùa
có 200 tấm; Bia đền, miếu, từ đường, sinh từ, lăng mộ 42 tấm Bia văn chỉ, vũ
chỉ có 14 tấm; Bia cầu, bến đị, qn, điểm, ngõ, chợ, cổng làng có 25 tấm; Có
39 quả chng ở các di tích và 11 chiếc khánh trong đó có 02 chiếc khánh tạo
bằng nguyên liệu đá.
Thực tế đó là một lượng thông tin khá đầy đủ và đa chiều về lịch sử phát triển và
đời sống xã hội của phủ Vĩnh, là thành tựu đặc sắc của nền văn hiến phủ Vĩnh.
Thời kỳ trước cách mạng tháng 8 năm 1945, ở Vĩnh Tường có rất ít trường học,
chỉ có cấp tiểu học, giáo dục gần như không phát triển. Việc học hành chủ yếu
dành cho con em những gia đình khá giả, cịn tuyệt đại đa số nhân dân phải chịu
cảnh mù chữ.
Phong trào Bình dân học vụ, thực hiện chiến dịch diệt giặc dốt được mở rộng
khắp toàn huyện. Xã nào cũng lập ra Ban Bình dân học vụ, tổ chức các lớp học
với nhiều hình thức dạy chữ linh hoạt. Các xã Đại Đồng, Thượng Trưng, Vũ
Di…được đánh giá là có thành tích xuất sắc về xóa nạn mù chữ.


Hịa bình lập lại ở miền Bắc (1954), Vĩnh Tường tiến hành khôi phục kinh tế,

hàn gắn vết thương chiến tranh, bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cùng
với các ngành khác, giáo dục trong huyện cũng được quan tâm phát triển. Các xã
đẩy mạnh xây dựng, củng cố trường lớp, học sinh phổ thông tăng dần qua mỗi
năm. Đến năm 1957, tồn huyện có hơn 7.000 học sinh, trong đó học sinh cấp
11 có gần 1.000 em. Phong trào Bình dân học vụ tiếp tục được phát triển và phát
huy hiệu quả.
Đến cuối năm 1965, huyện hoàn thành vượt mức kế hoạch bổ túc văn hóa 5 năm
lần thứ nhất, được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Hai năm học
1973 - 1974 và 1974 - 1975, cả ba cấp học của huyện có trên 800 lớp học với
34.000 học sinh, tỷ lệ tốt nghiệp trung bình của cấp I là trên 80%, cấp II là trên
60%, cấp III là trên 50%.
Những năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, quy mô giáo dục đã được
mở rộng, đa dạng ở tất cả các cấp học, ngành học. Năm 2008, tồn huyện có
tổng số 100 trường học các cấp, trong đó có 30 trường mầm non, 34 trường tiểu
học, 30 trường THCS và 6 trường THPT. Đến năm 2010, tồn huyện có trên 100
trường học các cấp, trong đó có 31 trường Mầm non, 34 trường Tiểu học, 30
trường Trung học cơ sở và 6 trường Trung học phổ thông, 01 Trung tâm Giáo
dục thường xuyên 01 Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị, 01 Trung tâm dạy nghề
tổng hợp ở các xã đều có Trung tâm học tập cộng đồng. (Tính đến hết năm 2012,
tồn huyện có 79/101 trường đạt chuẩn Quốc gia, trong đó có 23/31 trường MN
= 74,2%, 33/34 trường TH = 97,1%, 20/30 trường THCS = 66,6%, 3/6 trường
THPT = 50%). Nhìn chung, với số lượng trường học trên đã cơ bản đáp ứng
được nhu cầu học tập của con em toàn huyện .

12. Các danh nhân nổi tiếng :

1. Kim Ngọc (1917 -1979)
Tên thật là Kim Văn Nguộc, sinh ngày 10 tháng 10 năm 1917 trong một gia đình
thuần nơng tại xã Bình Định, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc.
2. Lê Xoay (1912 - 1942)



Ơng sinh ra trong một gia đình nơng dân nghèo tại làng Yên Nhiên, tổng
Thượng Trưng, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên, nay thuộc xã Vũ Di, huyện
Vĩnh Tường. Ông có bí danh là Lê Phúc Thành.
3. Nguyễn Thái Học (1902 - 1930)
Nguyễn Thái Học sinh ngày 1 tháng 12 năm Nhâm Dần (1902) tại làng Thổ
Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên (nay là Thị trấn Thổ
Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc).
4. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Viết Xuân
Anh hùng Liệt sỹ Nguyễn Viết Xuân sinh ngày 20-1-1933 tại xóm Thượng, xã
Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường và nhập ngũ năm 1952. Ơng sinh ra trong một gia
đình bần nơng, cha mẹ đều là nông dân nghèo, thật thà chất phác.
5. Danh nhân lịch sử Đội Cấn
Đội Cấn tên thật là Trịnh Văn Đạt, sinh năm 1881 mất năm 1918. Quê làng Yên
Nhiên, tổng Thượng Nhung, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên ( nay là thôn Yên
Nhiên, xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc).
6. Danh tướng - Quảng Trí Quân (906 - 968)
Ông người làng Vĩnh Mỗ huyện Yên Lạc, nay thuộc thị trấnYên Lạc. Tên huý là
Khắc Khoan, tên chữ là Nguyễn Thái Bình, hiệu là Nguyễn Gia Loan, tự xưng là
Quảng Trí Qn: Vốn là người thơng minh, khoáng đạt, kiêu dũng anh hùng,
xứng đáng là một bậc hào kiệt.
7. Danh tướng - Lỗ Đinh Sơn thất vị Đại vương
Bảy anh em nhà họ Lỗ đều là con ông Lỗ Trọng và bà Khổng Thị Liên, người
quê ở xã Bồ Lí, huyện Lập Thạch, vốn có nghề hái thuốc nam chữa bệnh. Khi
lớn lên, bảy anh em đã có một thời khơng thần phục triều Trần...
8. Danh tướng - Nguyễn Văn Nhượng (chưa rõ năm sinh-năm mất)
Ông là người xã Hiến Trưng (nay là thôn Thế Trưng, thuộc xã Tứ Trưng, huyện
Vĩnh Tường). Sách Nam Việt Thần kì hội lục chép ông vào danh sách các công
thần võ tướng các đời, trong tổng số có 25 người ở mục "Thượng lệ".

9. Tả Tướng Quốc Trần Nguyên Hãn (1390 - 1429)


Người trang Sơn Đông, nay là thôn Đa Cai, xã Sơn Đông, huyện Lập
Thạch.Cuối năm Đinh Dậu 1417, ông vào Lam Sơn tụ nghĩa, do Bình Định
Vương xướng xuất, ơng được giữ chức quan Tư đồ.
10. Danh nhân - Nguyễn Duy Thì (1572 - 1652)
Người xã Yên Lãng, nay là thơn hợp Lễ, xã Thanh Lãng, huyện Bình Xun.
Năm 27 tuổi, đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Tuất, niên hiệu Quang
Hưng, đời vua Lê Thế Tông (1598).



×