Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

độ phì đất làm 5 loại là độ phì thiên nhiên, độ phì nhân tạo, độ phì tiềm tàng, độ phì hiệu lực và độ phì kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.54 KB, 28 trang )

MỤC LỤC
BÀI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: SỰ HÌNH THÀNH ĐẤT...................................................................................1
1.1. Khống vật..........................................................................................................................4
1.1.1 Khái niệm..................................................................................................................4
1.1.2. Tính chất cơ bản của khống vật.............................................................................4
1.1.3. Phân loại khoáng vật................................................................................................4
1.2 Đá..........................................................................................................................................5
1.2.1 Khái niêm và phân loại..............................................................................................5
1.2.2 Đá macma................................................................................................................. 5
1.2.3 Đá trầm tích...............................................................................................................6
1.2.4 Đá biến chất.............................................................................................................. 6
1.3. Phong hóa đá và khống vật.............................................................................................7
1.3.1. Khái niệm phong hóa...............................................................................................7
1.3.2. Phong hóa lý học......................................................................................................7
1.3.3. Phong hố hố học...................................................................................................8
1.3.4. Phong hố sinh học..................................................................................................9
1.4. Yếu tố hình thành đất......................................................................................................9
1.4.1. Đá mẹ....................................................................................................................... 9
1.4.2. Sinh vật.................................................................................................................. 10
1.4.3. Khí hậu...................................................................................................................11
1.4.4. Địa hình..................................................................................................................12
1.4.5 Thời gian.................................................................................................................13
1.4.6. Con người...............................................................................................................14
1.5. Quá trình thổ nhưỡng cơ bản......................................................................................15
1.5.1. Quá trình phong hóa...............................................................................................15
1.5.2. Q trình khống hóa và mùn hóa..........................................................................15
1.5.3. Q trình bồi tụ......................................................................................................15

1



1.5.4. Q trình glay hóa..................................................................................................15
1.5.5. Q trình mặn hóa..................................................................................................15
1.5.6. Q trình phèn hóa.................................................................................................15
1.5.7. Q trình feralit......................................................................................................16
1.5.8. Q trình rửa trơi, xói mịn.....................................................................................16
1.6. Hình thái đất.....................................................................................................................16
1.6.1. Cấu tạo phẫu diện...................................................................................................16
1.6.2. Màu sắc và chất lẫn tạp..........................................................................................19
Chương II: TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA ĐẤT........................................................................21
2.1. Tính chất vật lý của đất...................................................................................................21
2.1.1. Thành phần cơ giới, kết cấu đất..............................................................................21
2.1.2 Nước, khơng khí, nhiệt trong đất.............................................................................27
2.1.3. Một số tính chất vật lý và cơ lý của đất..................................................................33
2.2. Tính chất hóa học của đất...............................................................................................37
2.2.1. Keo đất và khả năng hấp thụ của đất......................................................................37
2.2.2 Phản ứng của đất.....................................................................................................45
2.2.3. Thành phần hóa học của đất...................................................................................51
2.3. Chất hữu cơ của đất.........................................................................................................54
2.3.1. Khái niệm chất hữu cơ...........................................................................................54
2.3.2. Nguồn gốc chất hữu cơ...........................................................................................55
2.3.3.Q trình khống hóa..............................................................................................55
2.3.4. Q trình mùn hóa..................................................................................................56
2.3.5. Thành phần mùn trong đất......................................................................................57
2.3.6. Vai trò chất hữu cơ và mùn trong đất....................................................................57
2.3.7. Chất hữu cơ và mùn trong đất, biện pháp duy trì...................................................57
2.4. Độ phì nhiêu đất...............................................................................................................61
2.4.1. Khái niệm...............................................................................................................61
2.4.2. Các dạng độ phì nhiêu............................................................................................62


2


2.4.3. Các chỉ tiêu quan trọng của độ phì.........................................................................62
2.4.4. Biện pháp nâng cao độ phì đất...............................................................................64
Chương 3: Phân loại đất........................................................................................................66
3.1. Khái niệm và mục đích phân loại đất.................................................................................66
3.2. Các phương pháp phân loại đất.........................................................................................66
3.2 Phân loại đất theo phát sinh...............................................................................................68
3.2.1 Cơ sở của phương pháp...........................................................................................68
3.2.2 Nội dung phương pháp............................................................................................68
3.2.3. Phân loại đất của Mỹ..............................................................................................70
3.2.4. Phân loại đất theo FAO- UNESCO........................................................................71
3.3 Phân loại đất theo FAO – UNESCO tại Việt Vam.............................................................73
3.4. Một số nhóm đất chính ở Việt Vam...................................................................................79
Chương 4: THỐI HĨA ĐẤT..............................................................................................90
4.1. Khái niệm, các dạng thối hóa đất.................................................................................90
4.1.1. Khái niệm...............................................................................................................90
4.1.2. Các dạng thối hóa đất.........................................................................................90
4.2. Xói mịn đất......................................................................................................................92
4.2.1. Khái niệm...............................................................................................................92
4.2.2. Các loại xói mịn....................................................................................................93
4.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng xói mịn đất.......................................................................95
4.2.4. Biện pháp phịng chống xói mịn đất......................................................................97
4.3. Ô nhiễm đất......................................................................................................................98
4.3.1. Khái niệm ô nhiễm đất...........................................................................................98
4.3.2. Nguồn gây ô nhiễm................................................................................................99
4.3.3. Ô nhiễm đất ở Việt Nam......................................................................................102
4.3.4. Phương hướng phịng chống ơ nhiễm...................................................................103
4.4. Chua hóa, mặn hóa, phèn hóa, sa mạc hóa..................................................................104

4.4.1. Chua hóa mơi trường đất......................................................................................104

3


4.4.2. Mặn hóa, phèn hóa...............................................................................................105
4.4.3. Sa mạc hóa...........................................................................................................106
4.5. Biện pháp phịng chống thối hóa đất..........................................................................106
4.5.1. Biện pháp kỹ thuật...............................................................................................106
4.5.2. Biện pháp kinh tế.................................................................................................108
4.5.3. Cơng cụ luật, hành chính......................................................................................109

4


BÀI MỞ ĐẦU
1. Khái niệm về đất và độ phì nhiêu
Trên mặt địa cầu có chỗ là một khối rắn chắc, có chỗ là bãi cát mênh mơng hoang
mạc, có chỗ cây cối mọc xanh tươi bát ngát. Loài người gọi vùng thứ nhất là đá (nham
thạch), vùng thứ hai là sa mạc và vùng thứ ba là thổ nhưỡng. Như vậy thổ nhưỡng là đất
mặt tơi xốp của vỏ lục địa, có độ dầy khác nhau, có thể sản xuất ra những sản phẩm của
cây trồng. Nguồn gốc của đất là từ các loại "đá mẹ” nằm trong thiên nhiên lâu đời bị phá
huỷ dần dần dưới tác dụng của yếu tố lý học, hoá học và sinh học. Tiêu chuẩn cơ bản để
phân biệt giữa "đá mẹ" và đất là độ phì nhiêu, nếu chưa có độ phì nhiêu, thực vật thượng
đẳng chưa sống được thì chưa gọi là thổ nhưỡng. Thổ nhưỡng học là khoa học nghiên
cứu đất nhằm giải quyết những vấn đề quan trọng của sản xuất xã hội có liên quan đến
đất. Do yêu cầu sử dụng đất khác nhau, loài người đã dùng các phương pháp nghiên cứu
đất khác nhau và lích luỹ được rất nhiều kiến thức về đất. Nhưng cũng có các nhận thức
khác nhau về đất. Thí dụ đối với các cơng trình xây dựng nhà cửa, đường sá, thuỷ lợi thì
đất chỉ là nguyên liệu chịu lực cho nên các cán bộ thuỷ lợi và xây dựng thường coi đất là

một loại nguyên liệu, chỉ quan tâm đến các tính chất vật lý và cơ lý của đất. Cịn trong
sản xuất nông nghiệp đất là cơ sở sinh sống và phát triển cây trồng. Cây trồng có thể sống
trên đất là nhờ độ phì nhiêu. Độ phì phát huy được tác dụng nhờ các yếu tố bên trong của
đất (môi trường tự nhiên của khu vực và yếu tố kỹ thuật canh tác). Muốn có nhận thức
đúng đắn về đất trồng cần phải nắm vững quan điểm độ phì làm trung tâm. Nhờ có độ phì
mà đất trở thành đối tượng canh tác của loài người là tư liệu sản xuất cơ bản của nông
nghiệp và là cơ sở để thực vật sinh trưởng và phát triển. Bởi vì độ phì nhiêu là khả năng
của đất có thể cung cấp cho cây đồng thời và không ngừng cả nước lẫn thức ăn", khả
năng đó nhiều hay ít (tức độ phì cao hay thấp) do các tính chất lý học, hố học và sinh
học đất quyết định; ngồi ra cịn phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên và tác động của con
người. Như vậy độ phì khơng phải là số lượng chất dinh dưỡng tổng số trong đất mà là
khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây nhiều hay ít. Ðó là một chỉ tiêu rất tổng hợp,
là sự phản ánh tất cả các tính chất của đất vì thế cần có quan điểm tồn diện. Ðã có nhiều
quan điểm khác nhau về độ phì đất. Ricacđơ và các nhà khoa học phương Tây cho rằng:

5


"độ phì đất giảm dần". Các nhà Thổ nhưỡng Liên Xơ (cũ) mà đại diện là Viliam thì cho
rằng "độ phì đất khơng ngừng tăng lên, khơng có đất nào xấu mà chỉ có chế độ canh tác
tồi mà thơi". Các Mác khi bàn về vấn đề địa tô đã chia độ phì đất làm 5 loại là: độ phì
thiên nhiên, độ phì nhân tạo, độ phì tiềm tàng, độ phì hiệu lực và độ phì kinh tế.
2. Nguồn gốc và thành phần cơ bản của đất
Các loại đá nằm trong thiên nhiên chịu tác dụng lý học, hoá học và sinh học dần
dần bị phá huỷ thành một sản phẩm được gọi là mẫu chất. Trong mẫu chất mới chỉ có các
ngun tố hố học chứa trong đá mẹ sinh ra nó, cịn thiếu một số thành phần quan trọng
như chất hữu cơ, đạm, nước... vì thế thực vật thượng đẳng chưa sống được. Trải qua một
thời gian dài nhờ tác dụng của sinh vật tích luỹ được chất hữu cơ và đạm, thực vật thượng
đẳng sống được, có nghĩa là đã hình thành thổ nhưỡng. Như vậy có thể nói nguồn gốc
ban đầu của đất là từ đá mẹ. Thí dụ ở nước ta có đất nâu đỏ trên đá bazan, đất nâu đỏ trên

đá vôi, đất vàng đỏ trên phiến thạch sét hoặc đá biến chất như phiến thạch Mica, Gơnai...
Dù là đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất đồng cỏ, thậm chí đất hoang đều gồm
có các thành phần cơ bản sau đây:
* Chất vô cơ do đá phá hủy tạo thành chiếm 95%

trọng lượng hay 38% thể tích

của chất rắn.
* Chất hữu cơ do xác sinh vật phân huỷ chiếm dưới 5% trọng lượng hoặc 12% thể
tích chất rắn.
* Khơng khí một phần từ khí quyển nhập vào (O2+ N2) hoặc do đất sinh ra (CO2
và hơi nước).
* Nước chủ yếu do từ ngoài nhập vào, vì có hồ tan nhiều chất cho nên nước trong
đất thực chất là dung dịch đất.
* Sinh vật trong đất có nhiều lồi như cơn trùng, giun, ngun sinh động vật, các
loài tảo và một số lượng rất lớn vi sinh vật.
Những thành phần trên có thể rất khác nhau về tỷ lệ phối hợp. Thí dụ trong đất
than bùn hàm lượng chất hữu cơ có thể tới 70-80%. Ngược lại trong đất cát, hoặc
đất xói mịn trơ sỏi đá khơng có thực bì che phủ thì hàm lượng chất hữu cơ chỉ có

6


mấy phần nghìn mà thơi. Khơng khí và nước trong đất cũng thay đổi rất nhiều bởi
vì hai thành phần này tồn tại trong các khe hở của đất, nó khơng những phụ thuộc
độ chặt, độ xốp mà cịn phụ thuộc độ ẩm của đất. Cả hai thành phần này cộng lại có
thể chiếm trên 50% thể tích đất. Cần quan tâm đến thành phần sinh vật, đặc biệt là vi sinh
vật bởi vì hầu hết các quá trình biến hố phức tạp xảy ra trong đất đều có sự tham gia của
vi sinh vật. Với nội dung của giáo trình, ở đây chỉ đề cập đến ảnh hưởng của vi sinh vật
đến đất.

3. Ðất là cơ sở sinh sống và phát triển thực vật, là tư liệu sản xuất cơ bản của nông
nghiệp
Ðặc điểm cơ bản của sản xuất nơng nghiệp là tạo ra chất hữu cơ trong đó có sản
xuất thực vật. Trong cuộc sống thực vật cần có đủ 5 yếu tố là ánh sáng (quang năng),
nhiệt lượng (nhiệt năng), khơng khí (O2 và CO2), nước và thức ăn khống. Trong đó 3
yếu tố đầu do thiên nhiên cung cấp (yếu tố vũ trụ), nước vừa do thiên nhiên vừa do đất
cung cấp, cịn thức ăn khống gồm rất nhiều nguyên tố như N, P, K, S, Ca, Mg và các
nguyên tố vi lượng là do đất cung cấp. Như vậy những năm thời tiết khí hậu bình thường,
trong điều kiện cùng một loại giống và trình độ canh tác tương tự thì năng suất cây trồng
trên các loại đất cao hay thấp nói chung phụ thuộc vào khả năng cung cấp thức ăn của
đất. Ngoài ra đất còn là nơi để cho cây cắm rễ, "bám trụ" khơng bị nghiêng ngả khi mưa
to gió lớn. Một loại đất được gọi là tốt phải bảo đảm cho thực vật "ăn no" (cung cấp kịp
thời và đầy đủ thức ăn), "uống đủ" (chế độ nước tốt), "ở tốt" (chế độ khơng khí và nhiệt
độ thích hợp) và "đứng vững" (rễ cây có thể mọc rộng và sâu). Sản xuất nông nghiệp bao
gồm 2 nội dung lớn là: sản xuất thực vật (trồng trọt) và sản xuất động vật (chăn ni).
Chúng ta biết rằng nếu khơng có thực vật hút thức ăn trong đất qua tác dụng quang hợp
biến thành chất hữu cơ thực vật thì động vật khơng thể có nguồn năng lượng cần thiết để
duy trì cuộc sống của chúng. Bởi vậy đất không những là cơ sở sản xuất thực vật mà còn
là cơ sở để sản xuất động vật. Trồng trọt phát triển thì chăn nuôi cũng phát triển.
4. Ðất là một bộ phận quan trọng của hệ sinh thái

7


Sinh thái học là môn khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa các sinh vật với
môi trường. Trên địa cầu có vơ số sinh vật, các sinh vật này cùng với môi trường của
chúng tạo thành sinh quyển. Sinh quyển do nhiều hệ sinh thái tạo thành. Mỗi hệ sinh thái
có tổ hợp sinh vật riêng của nó. Trong mơi trường thiên nhiên của một vùng thì động vật,
vi sinh vật, thổ nhưỡng làm thành một hệ sinh thái. Đó là một bộ phận quan trọng trong
hệ sinh thái của vùng. Mặt khác tình hình đất của một vùng lại có quan hệ với những yếu

tố khác cấu tạo nên hệ sinh thái của vùng đó, giữa chúng có quan hệ điều tiết cân bằng
lẫn nhau và khống chế nhau. Vì vậy, trong khoa học mơi trường, đất không những là tư
liệu sản xuất cơ bản của nông nghiệp mà còn được coi là một bộ phận quan trọng của hệ
sinh thái một vùng. Ðất có ý nghĩa quan trọng đối với lồi người tương tự như nước,
khơng khí, sinh vật và khống sản. Lồi người sống trong mơi trường thiên nhiên, ln
tìm cách cải tạo mơi trường xung quanh để phù hợp với yêu cầu của sản xuất và cuộc
sống, lập nên cân bằng động của hệ sinh thái. Nhưng mặt khác sự hoạt động của loài
người cũng có lúc phá huỷ cân bằng sinh thái thiên nhiên mà hậu quả là những tổn thất
không bù đắp được. Thí dụ hậu quả của ơ nhiễm đất khơng những gây nên tình trạng
hoang hố đất, thay đổi hệ sinh thái đất từ đó làm thay đổi hệ sinh thái đồng ruộng, thậm
chí có thể dẫn đến sự hủy diệt một số sinh vật trong vùng. Ô nhiễm đất cịn có thể gây
ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và gia súc. Những năm gần đây, khoa học mơi
trường đã địi hỏi cơng tác thổ nhưỡng có biện pháp giám định, phịng ngừa và xử lý ơ
nhiễm đất, định ra tiêu chuẩn làm sạch hố đất. Từ đó ta thấy Thổ nhưỡng học cận đại đã
có sự phát triển mới, nó đã trở thành một bộ phận quan trọng trong khoa học môi trường.
Từ những ý nghĩa trên, việc sử dụng đất không những căn cứ vào yêu cầu của nền kinh tế
quốc dân và sự phát triển nơng nghiệp mà cịn phải xuất phát từ góc độ khoa học môi
trường, chú ý đến vấn đề cân bằng động trong toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên. Nếu đất phù
hợp với nơng nghiệp thì làm nơng nghiệp, phù hợp với lâm nghiệp thì phát triển rừng.
Ðất phù hợp với chăn ni thì phát triển đồng cỏ... Ðối với những vùng đất bị ơ nhiễm
nghiêm trọng thì cấm trồng cây lương thực thực phẩm hoặc chăn thả gia súc mà nên
chuyển sang trồng cây lâm nghiệp hoặc cây lấy gỗ. Ðối với quản lý đồng ruộng cần lưu ý
phòng chống ô nhiễm do thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ hoặc ảnh hưởng của nước thải công

8


nghiệp. Ðối với khai hoang cần chú ý chống xói mịn đất và khơ cằn đất làm ảnh hưởng
đến tồn bộ hệ sinh thái của khu vực.
5. Ðối tượng và nhiệm vụ của thổ nhưỡng học

Thổ nhưỡng học là môn khoa học nghiên cứu đất trồng. Ðây là một môn khoa học
cơ sở nhằm trang bị cho học viên kiến thức về nguồn gốc hình thành đất, quy luật phân
bố các loại trên địa cầu, những đặc tính về hình thái, lý học, hoá học và sinh học đất cùng
với phương hướng sử dụng, cải tạo và bảo vệ nhằm nâng cao độ phì đất để cây trồng đạt
năng suất cao và ổn định. Ðể học tốt môn Thổ nhưỡng học cần có những kiến thức nhất
định về địa chất, thực vật, vi sinh vật, sinh lý, thực vật, toán, lý và nhất là hoá học. Mặt
khác, trên cơ sở đã học mơn Thổ nhưỡng học viên sẽ có điều kiện học tốt các mơn
chun mơn có liên quan như nơng hố học, thuỷ nơng, đánh giá đất, định giá đất, quy
hoạch đất, cây công nghiệp, cây lương thực, rau quả, bảo vệ thực vật...
Muốn đánh giá đất đầy đủ cần phối hợp giữa kết quả khảo sát đất ở thực địa, phân
tích đất trong phịng thí nghiệm với kết quả thí nghiệm đồng ruộng và trong chậu. Ngồi
ra cần tổng kết kinh nghiệm quần chúng.
CHƯƠNG 1: SỰ HÌNH THÀNH ĐẤT
1.1. Khoáng vật
1.1.1 Khái niệm
Khoáng vật là những hợp chất có trong tự nhiên, giống nhau về thành phần và cấu
tạo, được hình thành do các q trình lý hố học xảy ra trong vỏ trái đất.
Phần lớn khoáng vật gồm 2 nguyên tố trở lên, chỉ một số rất ít khoáng vật ở dạng
đơn nguyên tố.
1.1.2. Tính chất cơ bản của khoáng vật
Khoáng vật tồn tại ở 3 thể: rắn, lỏng, khí; trong đó chủ yếu là ở thể rắn. Khống
vật thể rắn hình thành và tồn tại ở 2 dạng cơ bản là kết tinh tạo thành các tinh thể và vô

9


định hình, hầu hết khống vật ở dạng tinh thể. Hình dạng tinh thể do sự liên kết theo quy
luật của các nguyên tử, ion hoặc phân tử tạo nên các mạng lưới tinh thể.
Các khống vật khác nhau có hình dạng, kích thước, độ cứng, tỷ trọng, màu sắc,
vết vỡ, thành phần hóa học … rất khác nhau, đây cũng là dấu hiệu để nhận biết và phân

loại khoáng vật trong tự nhiên.
Tùy điều kiện hình thành mà một khống vật có kích thước khác nhau.

ví dụ: Than chì và kim cương có cùng thành phần hóa học là C nhưng kết tinh ở
mạng lưới tinh thể khác nhau mà than chì có độ cứng 1, kim cương có độ cứng 10.
1.1.3. Phân loại khoáng vật
Khoáng vật được chia làm 2 nhóm: Khống vật ngun sinh và khống vật thứ
sinh.
* Khoáng vật nguyên sinh:
Khoáng vật nguyên sinh là khoáng vật được hình thành đồng thời với sự hình
thành đá và hầu như chưa bị biến đổi về thành phần và trạng thái.
Ví dụ: Thạch anh, Fenspat, mica trong đá granit là khoáng vật nguyên sinh.
* Khoáng vật thứ sinh:
Khoáng vật thứ sinh được hình thành do quá trình biến đổi như các q trình
phong hóa, hoạt động địa chất,...(là do khoáng vật nguyên sinh phá hủy, bị biến đổi về
thành phần và trạng thái mà tạo nên. Chúng được hình thành trong q trình phong hóa
đá và q trình biến đổi của đất.) Do vậy khoáng vật thứ sinh gặp nhiều trong mẫu chất
và đất như: oxyt, hydroxyt, các keo sét,...
Sự phân biệt khoáng vật nguyên sinh và khoáng vật thứ sinh chỉ có tính chất tương
đối. Thạch anh trong đá granit là nguyên sinh, khi granit bị phong hóa cho ra thạch anh là
khống thứ sinh, nhưng thạch anh thứ sinh lại là thành phần chính tạo đá trầm tích là cát
kết nên nó cũng là khống ngun sinh trong đá cát.

10


1.2 Đá
1.2.1 Khái niêm và phân loại
1.2.1.1. Khái niệm
Đá là một tập hợp một hay nhiều khoáng vật, là thành phần vật chất chủ yếu cấu

tạo nên vỏ trái đất.
Phần lớn đá là do nhiều khoáng vật tạo thành, tuy nhiên vẫn cịn một số đá chỉ do
một loại khống vật tạo nên. Ví dụ: đá vơi chỉ do khống vật Canxit, CaCO3.
Các loại đá bị phong hóa tạo ra mẫu chất, làm nguyên liệu để hình thành đất thì
gọi là đá mẹ.
1.2.1.2. Phân loại
Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, người ta chia đá ra làm 3 nhóm: Đá macma, đá
trầm tích và đá biến chất.
1.2.2 Đá macma
Là những đá tạo thành do sự đông cứng của dung thể silicat (macma) nóng chảy
trong lịng quả đất.
Khi đá macma đơng đặc dưới sâu tạo nên đá macma xâm nhập, trái lại khi macma
trào lên mặt đất mới đơng đặc thì tạo nên đá phun trào.
Dựa vào tỷ lệ SiO2, đá macma được chia ra các loại:
Loại đá

Tỷ lệ SiO2 (%)

+ Đá mácma siêu axit

>

+ Đá mácma axit

65 - 75 %

+ Đá mácma trung tính

52 - 65 %


+ Đá mácma bazơ

40 - 52 %

+ Đá mácma siêu bazơ

75 %

< 40 %

1.2.3 Đá trầm tích

11

.


Được tạo thành do sự phá hủy, biến đổi, lắng đọng, gắn kết của các đá có từ
trước hoặc do hoạt động của sinh vật. Q trình này có thể làm biến đổi hoặc khơng
biến đổi thành phần hóa học của đá gốc.
Có các loại đá trầm tích sau:
+ Đá vụn cơ học (đá vụn thô, đá cát, đá bột, đá sét)
+ Đá hoá học (đá cacbonat, đá silic, đá phốt phát)
+ Đá sinh học (đá than).
1.2.4 Đá biến chất
Đá biến chất là đá được hình thành do sự biến đổi thành phần khoáng vật
cũng như kiến trúc và cấu tạo của các đá, dưới tác dụng của các quá trình nội sinh
xảy ra ở các độ sâu khác nhau trong vỏ trái đất.
Có các loại đá biến chất: Biến chất nhiệt, biến chất động lực học, biến chất
tiếp xúc, biến chất khu vực.

Một số loại đá biến chất: đá phiến, đá Gơnai, đá hoa, quăczit,...

12


Ba loại đá trên có quan hệ với nhau qua vịng tuần hồn đại địa chất như sau:
Đá mác ma
lún sâu

to

nóng chảy
đơng đặc

phá huỷ

lún sâu

P
cao

lắng đọng
gắn kết

nóng chảy

to, P cao

đơng đặc


Đá trầm tích

Đá biến chất
phá huỷ, lắng đọng, gắn kết

Hình 1.3. Sơ đồ về mối quan hệ giữa 3 loại đá
1.3. Phong hóa đá và khống vật
1.3.1. Khái niệm phong hóa
Dưới tác động của những nhân tố bên ngồi ( nhiệt độ, nước, hoạt động của
vi sinh vật… ) mà trạng thái vật lý và hoá học của đá và khống trên bề mặt đất bị
biến đổi. Q trình này gọi là q trình phong hố.
Kết quả của q trình phong hoá là đá và khoáng chất bị phá vỡ thành
những mảnh vụn, hoà tan, di chuyển làm cho trạng thái tồn tại và thành phần hố học
hồn tồn bị thay đổi. Kết quả tạo ra những vật thể vụn và xốp - sản phẩm phong hố
và sau q trình phong hố gọi là mẫu chất – nó là vật liệu cơ bản để tạo thành đất.
1.3.2. Phong hóa lý học
* Khái niệm
Phong hoá vật lý là sự vỡ vụn có tính chất lý học đơn thuần của khống và đá trên
bề mặt trái đất.
* Nguyên nhân

13


+ Sự thay đổi của nhiệt độ
+ Áp suất
+ Sự tác động của các hoạt động địa chất ngoại lực ln xảy ra trên bề mặt trái đất
(mưa, gió,…)
Trong đó sự thay đổi nhiệt độ là nhân tố phổ biến và quan trọng hơn cả. Vì: Hệ số
giãn nở, khả năng hấp phụ nhiệt theo các chiều của tinh thể của các loại khống và đá

khơng giống nhau đã làm cho chúng vỡ vụn.
Ngồi ra, phong hố vật lý càng diễn ra mạnh mẽ hơn khi có sự tham gia của nước.
Nước thấm vào các kẽ nứt, gây ra áp lực mao quản. Khi nhiệt độ dưới 00C, nước ở thể rắn đã
làm tăng thể tích tạo áp suất lớn lên thành khe nứt và làm cho khoáng và đá bị vỡ vụn ra.
Phong hố vật lý có tính chất tiên phong, tạo điều kiện thuận lợi cho phong hoá hoá
học và phong hoá sinh học.
1.3.3. Phong hoá hoá học
* Khái niệm:
Phong hoá hoá học là các phản ứng hoá học diễn ra do sự tác động của H 2O, CO2 và
O2 lên khống và đá. Hay nói một cách dễ hiểu hơn, phong hoá hoá học là sự phá huỷ
khoáng và đá bằng các phản ứng hoá học.
+ Phong hố hố học là q trình làm thay đổi thành phần và tính chất của
khống, đá. Đây là một đặc điểm khác biệt so với phong hoá vật lý đã trình bày ở trên.
Từ khái niệm có thể thấy các tác nhân quan trọng của q trình phong hố hố học
là: H2O, CO2, O2.
+ Phong hố hố học có thể tạo ra một số khoáng vật mới (thứ sinh).
+ Phong hoá hoá học phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ và độ ẩm. Khi nhiệt độ cao, độ
ẩm lớn, phong hoá hoá học diễn ra càng mạnh

loại phong hoá này diễn ra mạnh ở

khu vực nhiệt đới (có VN).
* Phong hố hố học có 4 q trình chính: Oxy hố, hydrat hố, hồ tan và sét
hố.

14


- Q trình oxy hóa: Phụ thuộc vào sự xâm nhập của oxy tự do trong khơng khí và
oxy hịa tan trong nước. Q trình này làm cho khống vật và đá bị biến đổi về thành

phần hóa học.
- Quá trình hydrat hóa: là q trình nước tham gia vào mạng lưới tinh thể của
khoáng vật. Về bản chất đây là q trình nước kết hợp với khống vật làm thay đổi thành
phần hóa học của khống vật.
- Q trình hịa tan: là q trình mà khống vật và đá bị hòa tan trong nước tạo
thành các dung dịch thật.
- Q trình sét hóa: Bản chất của q trình này là q trình hịa tan, hydrat hóa chuyển
một số khống vật silicat thành các khoáng vật thứ sinh, các hợp chất muối và các oxit.
1.3.4. Phong hoá sinh học
* Khái niệm:
Phong hố sinh học là q trình phá huỷ cơ học và sự biến đổi tính chất hố học của
khống, đá dưới tác động của sinh vật và những sản phẩm hoạt động sống của chúng.
Bản chất của phong hoá sinh học là phong hoá hoá học và phong hoá vật lý do sự
tác động của sinh vật lên khoáng và đá.
* Đặc điểm: Khi trái đất chưa có sinh vật thì mới chỉ có phong hố vật lý và hố
học. Nhưng khi trái đất có sinh vật xuất hiện đặc biệt là thực vật thượng đẳng thì phong
hố sinh vật trở nên phổ biến và quan trọng.
Trong quá trình này, mẫu chất được tích luỹ chất hữu cơ do xác sinh vật để lại sau
khi chết. Vì thế mẫu chất có những thuộc tính mới mà sau này ta gọi đó là độ phì. Và từ
khi có độ phì, mẫu chất biến đổi thành đất.
1.4. Yếu tố hình thành đất
1.4.1. Đá mẹ
- Nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, trước hết là khoáng chất, cho nên nó
là bộ xương và ảnh hưởng tới thành phần cơ giới, khoáng học và cơ học của đất.

15


- Thành phần và tính chất đất chịu ảnh hưởng của đá mẹ thường được biểu
hiện rõ rệt ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành đất, càng về sau sẽ bị biến đổi

sâu sắc do các quá trình hóa học và sinh học xảy ra trong đất.
+ Đá mẹ cho nguyên liệu để hình thành đất và cung cấp dinh dưỡng cho cây.
đất chịu ảnh hưởng rất lớn của đá mẹ, nhất là đất hình thành tại chỗ, thường thì đá
mẹ nào sẽ hình thành nên đất ấy.
+ Đá mẹ ảnh hưởng rất lớn đến tính chất của đất:
Thành phần khoáng vật của đá mẹ ảnh hưởng tới tính chất vật lí của đất, nó
quyết định phần lớn đến thành phần cơ giới đất, kết cấu đất, độ dày tầng đất, màu sắc
đất, tính dính, tính dẻo, tính trương, tính co của đất.
Đá mẹ ảnh hưởng tới tính chất hoá học của đất như: thành phần hoá học đất,
số lượng và chất lượng keo, tính chua, tính kiềm, tính đệm, khả năng hấp phụ của
đất…Đá mẹ giàu chất gì sẽ tạo nên đất giàu chất đó: đá mẹ giàu canxi, đất giàu
canxi, đá mẹ giàu lân đất giàu lân, đá mẹ giàu kali cho đất giàu kali...
Sự khác biệt của đất vùng đồi núi là do đá mẹ nhưng theo thời gian và dưới
tác động tổng hợp của nhiều yếu tố khác đất sẽ bị biến đổi đi khơng cịn giữ ngun
tính chất ban đầu, vai trị của đá mẹ lu mờ dần đi. Một loại đá mẹ có thể tạo nên
nhiều loại đất, một loại đất có thể sinh ra từ nhiều loại đá mẹ. Do đó đá mẹ là cơ sở
của sự hình thành đất, khơng phải là yếu tố chủ đạo của quá trình hình thành đất.
1.4.2. Sinh vật
1.4.2.1. Vai trò của sinh vật trong quá trình hình thành đất.
Sinh vật là yếu tố chủ đạo trong q trình hình thành đất vì nó quyết định chiều
hướng phát sinh, phát triển và tích luỹ độ phì cho sản phẩm phong hố, chuyển sản phẩm
phong hố thành đất. Tuỳ thuộc vào loại thực vật và động vật khác nhau mà sự tác động
đến quá trình hình thành đât có khác nhau.
Tham gia vào q trình hình thành đất có nhiều loại sinh vật như: vi sinh vật, động
vật, thực vật

16


* Vai trò của vi sinh vật

- Phân giải và tổng hợp các hợp chất hữu cơ: Vi sinh vật phân giải các hợp chất hữu
cơ từ dạng phức tạp thành các dạng đơn giản hơn cuối cùng tạo thành các hợp chất
khoáng dễ tan cho cây trồng sử dụng. Ngồi ra vi sinh vật cịn có khả năng tổng hợp nên
các hợp chất mùn, thành phần cơ bản của độ phì nhiêu.
- Trong quá trình sống của mình vi sinh vật hút thức ăn tạo nên các hợp chất hữu cơ
cho cơ thể, sau chết đi cung cấp một lượng chất hữu cơ cho đất.
- Cố định đạm khí trời. Trong đá mẹ khơng có đạm, nhờ một số vi sinh vật có khả
năng hút đạm khí trời tích luỹ đạm cho sản phẩm phong hoá tạo đất.
Các chất hữu cơ trong đất được vi sinh vật trong đất phân huỷ để tạo thành các chất
dinh dưỡng khoáng hay tạo ra các hợp chất trung gian. Và đặc biệt hơn chúng tạo ra kết
cấu đất.
* Vai trò của thực vật
- Tạo ra khối lượng lớn chất hữu cơ cho đất.
- Thực vật hút thức ăn có chọn lọc nên số lượng, chất lượng chất hữu cơ khác nhau
ảnh hưởng đến đất cũng khác nhau.
* Vai trò của động vật
- Thơng qua q trình tiêu hố thức ăn biến chất hữu cơ phức tạp thành chất hữu cơ
đơn giản cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
- Làm cho đất tơi xốp thống khí, xáo trộn các lớp đất với nhau. Tham gia vào các
q trình này có nhiều loại động vật như: giun, dế, kiến, mối, chuột…
Tóm lại: Sinh vật có tác dụng trong q trình tích luỹ độ phì để chuyển sản phẩm
phong hoá thành đất và tiếp tục nâng cao độ phì nhiêu cho đất. Độ phì là đặc tính cơ bản
của đất, là bản chất của đất vì vậy sinh vật là yếu tố chủ đạo trong sự hình thành đất.
1.4.2.2. Sinh vật Việt Nam với sự hình thành đất Việt Nam
Thực vật nước ta rất phong phú, xanh tốt quanh năm, vi sinh vật hoạt động mạnh,
quá trình phân giải chất hữu cơ nhanh.

17



Ảnh hưởng của thực vật đến đất rất rõ: nơi cịn rừng thì tầng đất dày, ẩm nhiều mùn,
nhiều thảm mục, đất có kết cấu tốt, tơi xốp, nhiều dinh dưỡng. Nơi khơng cịn rừng thì
đất bị xói mịn nghiêm trọng, tầng đất mỏng, khơ cứng, nhiều sỏi đá, ít mùn, kết cấu kém,
nghèo chất dinh dưỡng.
Thảm thực vật khác nhau cho ta các loại đất khác nhau: đất được hình thành dưới
rừng cây lá rộng thì tốt; dưới rừng cây lá kim, cây bụi, cây gai thì xấu; dưới rừng sú vẹt
đước thì đất bị chua. mặn.
Động vật và vi sinh vật ở nước ta cũng rất phong phú, có vai trị quan trọng trong
việc tạo ra kết cấu cho đất và phân giải, tổng hợp các hợp chất hữu cơ.
Nhìn chung sinh vật của Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm rõ rệt, đồng thời là nơi
hội tụ của nhiều nguồn sinh vật di cư nên góp phần tạo nên sự phong phú của đất Việt Nam.
1.4.3. Khí hậu
1.4.3.1. Vai trị của khí hậu trong q trình hình thành đất
Khí hậu tham gia vào quá trình hình thành đất được thể hiện qua:
Nước mưa, nhiệt độ…
Các chất trong khí quyển: O2, CO2, NO2
Hơi nước và năng lượng mặt trời
Sinh vật sống trên trái đất.
Khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quá trình hình thành đất:
* Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp: nước và nhiệt độ.
Nước mưa quyết định độ ẩm, mức độ rửa trôi, pH của dung dịch đất và tham gia
tích cực vào phong hóa hóa học.
Nhiệt độ làm cho đất nóng hay lạnh, nó thúc đẩy quá trình hóa học, hòa tan và tích
lũy chất hữu cơ.
* Các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp
Biểu hiện qua thế giới sinh vật (sinh vật là yếu tố chủ đạo cho quá trình hình thành
đất), biểu hiện qua quy luật phân bố địa lý theo vĩ đợ, đợ cao và khu vực. Khí hậu và sinh

18



vật gắn bó chặt chẽ với nhau, vùng khí hậu khác nhau thì sinh vật khác nhau, đất cũng khác
nhau. Trên trái đất có nhiều đai khí hậu khác nhau: hàn đới, ơn đới, nhiệt đới. Ứng với mỗi
đai khí hậu khác nhau thì có những hệ sinh vật tương ứng và do đó xuất hiện những đai đất
đi kèm. Đó chính là vai trị của khí hậu đối với sự hình thành đất thơng qua sinh vật.
1.4.3.2. Ảnh hưởng của khí hậu Việt Nam đến sự hình thành đất.
Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm có hai mùa: Mùa khô và mùa mưa. Tác
động của đặc điểm khí hậu này tới q trình hình thành đất Việt Nam rất lớn:
- Mùa mưa: mưa nhiều, mưa tập trung gây nên q trình xói mịn, rửa trơi ở miền
núi, lũ lụt vùng đồng bằng. Q trình xói mịn, rửa trôi làm cho lớp đất mặt ngày càng
mỏng dần, đất bị chua và nghèo dinh dưỡng, đất bị bạc màu, có nơi trơ sỏi đá. Vùng
trũng ngập nước quá trình glây diễn ra mạnh hình thành đất lầy.
- Mùa khô nước bốc hơi mạnh, gây hạn hán cho nhiều vùng, tạo điều kiện cho q
trình tích luỹ Fe, Al, hình thành kết von đá ong, đất bốc phèn, mặn.
1.4.4. Địa hình
1.4.4.1. Vai trị của địa hình trong q trình hình thành đất.
- Địa hình có quan hệ đến chế độ nước, chế độ nhiệt. Độ cao, độ dốc, hướng dốc
khác nhau thì nhiệt độ và độ ẩm khác nhau, q trình hình thành đất cũng khác nhau. Khu
vực có cao, dốc có q trình xói mịn mạnh, khu vực có địa hình thấp trũng có q trình
bồi tụ, q trình glây…
- Địa hình cịn ảnh hưởng tới hướng gió và tốc độ gió, ảnh hưởng đến cường độ bốc
hơi, đến độ ẩm và nhiều tính chất khác của đất.
- Địa hình cịn liên quan đến độ dày tầng đất, độ ẩm đất. Trên sườn dốc tầng đất
mỏng, khô, hạt thô. Dưới chân dốc tầng đất dày, ẩm, hạt mịn.
- Địa hình ảnh hưởng tới hoạt động sống của thế giới sinh vật, tới chiều hướng và
cường độ của quá trình hình thành đất.
Mỗi dạng địa hình khác nhau thường tạo nên các loại đất khác nhau.
1.3.4.2. Ảnh hưởng của địa hình Việt Nam đến đất.

19



* Vùng đồng bằng:
Vùng đồng bằng nước ta thường có ba dạng địa hình chính: Cao, vàn, trũng.
- Nơi cao thường xảy ra q trình rửa trơi, đất thường chua và bị khơ hạn, có tích
luỹ sắt, nhơm.
- Nơi có địa hình vàn thường là đất tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng.
- Nơi có địa hình thấp trũng thường xuyên ngập nước tạo thành đất glây, đất phù sa
úng nước, đất than bùn.
* Vùng trung du
Vùng trung du là vùng tiếp giáp giữa vùng đồng bằng và vùng đồi núi, địa hình
dạng bậc thang xen vùng đồi gị dốc thoải nên q trình rửa trơi sét và dinh dưỡng diễn ra
mạnh . Ví dụ: đất xám.
* Vùng đồi núi
Nước ta có 3/4 diện tích tự nhiên là đồi núi. Đặc điểm chung của địa hình vùng đồi
núi nước ta là cao, dốc, chia cắt. Đất không giữ được nước thường bị khơ hạn. Mùa mưa
xói mịn xảy ra mạnh tầng đất thường mỏng, đất chua, nghèo dinh dưỡng, có nơi mất cả
tầng đất mặt, trơ sỏi đá. Quá trình tích luỹ Fe, Al diễn ra mạnh, hình thành nhiều kết von
đá ong làm cho đất xấu.
Xen kẽ với vùng đồi núi là vùng thung lũng, tích luỹ các sản phẩm từ cao đưa
xuống, đất dày và tốt hơn, tuy vậy có những đất bị sình lầy khó canh tác.
Vùng cao nguyên là vùng đất có ý nghĩa lớn về kinh tế nhưng đến nay vùng đất này
cũng bị xói mịn mạnh và thiếu nước.
Tóm lại địa hình nước ta rất phức tạp có nhiều q trình thối hố đất đã xảy ra vì
vậy cần có những biện pháp bảo vệ đất để hạn chế q trình thối hố đất.
1.4.5 Thời gian
Thời gian là yếu tố đặc biệt của quá trình hình thành đất. Mọi yếu tố ngoại
cảnh muốn tác động vào đất, mọi quá trình xảy ra trong đất đều đòi hỏi một thời gian
nhất định và đất cần có một thời gian nhất định để được hình thành. Theo thời gian


20


các yếu tố hình thành đất bị biến đổi, vì vậy đất cũng biến đổi, tiến hoá theo thời
gian. Đất cũng có tuổi, tuổi của đất là thời gian hình thành đất đã trải qua.
- Thời gian từ khi bắt đầu hình thành đất cho tới nay được gọi là tuổi tuyệt
đối của đất. Tuổi tuyệt đối của đất đánh dấu lịch sử tuần hoàn sinh học dài hay ngắn
của đất.
- Tuổi tương đối chỉ mức độ phát triển của đất, sự chênh lêch về giai đoạn
phát triển của các loại đất do các yếu tố hình thành khác nhau.
Hai loại đất có tuổi tuyệt đối như nhau nhưng điều kiện địa hình, đá mẹ, khí
hậu... khác nhau thì mức độ phát triển khác nhau tức là có tuổi tương đối khác nhau..
1.4.6. Con người
Qua hoạt động sống, con người đã tác động vào đất một cách mạnh mẽ. Tác động
của con người vào đất thể hiện ở hai mặt tiêu cực và tích cực.
* Tác động tiêu cực
Khi con người chưa hiểu biết, chưa nắm được quy luật tự nhiên con người đã có
những tác động xấu đến đất:
- Con người đã phá rừng, đốt nương phá rẫy bừa bãi làm cho đất bị xói mịn mạnh
làm cho đất bị xấu đi thậm chí làm mất đất.
- Hiện tượng cấy chay bóc lột đất hoặc bón phân vơ cơ liên tục mà khơng bón phân
hữu cơ cũng làm cho đất xấu dần đi thành đất bạc màu.
- Khi công nghiệp phát triển, việc xử lí chất thải, nước thải, khí thải khơng tốt gây ra
ơ nhiễm đất.
- Ngồi ra do chiến tranh tàn phá, rừng bị trơ trụi, đất bị cày nát hoặc bị nhiễm chất độc...
Khi con người sử dụng đất chỉ nhằm mục đích có lợi cho riêng mình hoặc bóc lột
đất, huỷ hoại đất thì con người là một nhân tố gây nên sự suy thoái đất.
* Tác động tích cực
Trình độ khoa học kỹ thuật phát triển, hiểu biết của con người về đất được nâng lên,
con người đã biết sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất khoa học có hiệu quả.


21


- Con người làm thay đổi hoàn cảnh thiên nhiên, thay đổi các nhân tố hình thành đất
theo hướng có lợi cho mình đồng thời nâng cao độ phì nhiêu cho đất.
- Thông qua thuỷ lợi, con người đã cải tạo được đất mặn, đất phèn, cải tạo được
glây, đất lầy, chống úng, chống khô hạn cho đất.
- Thông qua biện pháp bón phân, bón vơi, canh tác hợp lí… con người đã nâng cao
năng suất cây trồng và độ phì cho đất.
- Thơng qua biện pháp cơ giới hố con người hạn chế được độ cao, độ dốc, thiết kế
đồng ruộng hợp lý.
- Nhờ biện pháp trồng rừng, bảo vệ rừng mà đã hạn chế được xói mịn đất, giữ đất,
giữ nước cho đất….
Sự tác động của con người càng lớn khi trình độ kĩ thuật càng cao. Có thể nói con
người là yếu tố quan trọng trong sự hình thành đất.
1.5. Quá trình thổ nhưỡng cơ bản
1.5.1. Quá trình phong hóa
Là q trình phá hủy đá trên bề mặt trái đất dưới tác động của các yếu tố ngoại cảnh.
1.5.2. Q trình khống hóa và mùn hóa
- Q trình khống hóa: Là q trình phân giải chất hữu cơ tạo thành các hợp chất
khoáng đơn giản mà cây trồng có thể sử dụng trực tiếp.
- Q trình mùn hóa: Là sự biến đổi phần chất hữu cơ thành chất mùn ở trong đất
nhờ sự tham gia của vi sinh vật và các yếu tố môi trường (O2, H2O)
1.5.3. Quá trình bồi tụ
Là quá tình bồi đắp ở những nơi thấp, trũng những sản phẩm xói mịn, rửa trơi từ
trên đồi núi đưa xuống hình thành nhóm đất bồi tụ.
Q trình bồi tụ các sản phẩm phong hố có thành phần khống vật, tính chất lý hố
sinh khác nhau của các dịng sơng, suối đã hình thành nên đất phù sa.
Tính chất đất phù sa các sơng khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm của lưu vực.


22


Đối với miền núi, đất phù sa được hình thành ở các thung lũng do sản phẩm phù sa
của các sơng suối hay dốc tụ.
1.5.4. Q trình glay hóa
Q trình này phát sinh ở nơi ẩm thường xuyên hay từng thời kỳ nơi có mực nước
ngầm nơng gần mặt đất.
Q trình này làm cho đất có màu vàng xanh da trời, xám xanh hay xanh nhạt do
màu của Fe2+ kết hợp với silic, nhôm và những vệt gỉ sắt theo đường rễ cây.
Loại đất này bị mất cấu trúc, có chứa nhiều độc tố ảnh hưởng đến cây trồng.
1.5.5. Quá trình mặn hóa
Là q trình tích lũy muối làm cho nồng độ muối trong đất tăng lên làm ảnh hưởng
xấu đến sinh vật trên đất đó.
Ở Việt Nam, đất mặn được hình thành ở vùng ngập mặn ven biển và một ít mặn nội
địa do mạch mặn ngấm lên mặt hay mẫu chất mặn ở điều kiện khí hậu bán khơ hạn.
1.5.6. Q trình phèn hóa
Là q trình tích lũy muối phèn làm cho đất có tính chất vừa chua, vừa mặn.
Đất phèn được hình thành ở vùng đầm lầy rừng ngập mặn, cửa sơng hình phễu do
sản phẩm bồi tụ phù sa với vật liệu sinh phèn.
Trong phẫu diện đất phèn có tầng sinh phèn (trong đất phèn tiềm tàng) và tầng phèn
(trong đất phèn hoạt động).
1.5.7. Quá trình feralit
Đây là quá trình hình thành đất nhiệt đới trong đó đá và khống bị phong hố, kièm
bị rửa trơi làm cho đất bị chua và tích luỹ Fe, Al.
+ Q trình tích lũy sắt, nhơm tương đối (q trình feralit): Là q trình rửa trơi các
chất kiềm và một phần silic dẫn đến làm cho tỷ lệ sắt, nhôm trong đất tăng lên và kết quả
là hình thành tầng đất có màu loang lổ đỏ vàng;


23


+ Q trình tích lũy sắt, nhơm tuyệt đối (q trình laterit): Là q trình sắt, nhơm từ
các phía của phẫu diện đưa đến làm tăng hàm lượng và tỷ lệ phần trăm sắt, nhơm. Kết
quả của q trình tích lũy sắt, nhôm tuyệt đối là tạo thành kết von và đá ong.
1.5.8. Q trình rửa trơi, xói mịn
- Q trình rửa trơi: Là hiện tượng mất các chất dinh dưỡng ở dạng hòa tan và dạng
lơ lửng trong dung dịch đất.
- Q trình xói mịn: Là hiện tượng tầng đất làm mất các chất ở dạng dễ tan, khó
tan, hữu cơ, vô cơ, vi sinh vật dưới tác dụng của yếu tố nước và gió.
1.6. Hình thái đất
1.6.1. Cấu tạo phẫu diện
1.6.1.1. Khái niệm
* Phẫu diện đất
Ở những độ sâu khác nhau trong đất, các tầng đất được hình thành một cách rõ rệt.
Mặt cắt thẳng đứng từ mặt đất xuống đến tầng mẫu chất hoặc tầng đá mẹ, thể hiện
các tầng đất khác nhau gọi là phẫu diện đất.
* Hình thái đất
Kết quả của quá trình hình thành đất là đã tạo ra được đất với các đặc trưng hình
thái của nó mà ta có thể quan sát được. Như vậy, phẫu diện đất mà được mô tả thơng qua
những đặc điểm bề ngồi có thể cảm nhận được bằng các giác quan thì gọi là hình thái
phẫu diện đất.
Hình thái phẫu diện đất được phân biệt bởi các tầng phát sinh (tầng phát sinh là các
tầng đất được hình thành trong quá trình hình thành đất). Tên của các tầng phát sinh được
kí hiệu bằng các chữ cái in hoa.
1.6.1.2. Cấu tạo phẫu diện
Một phẫu diện đầy đủ thường được chia thành các lớp chính từ trên xuống dưới như sau:
- Lớp đất mặt hay tầng mặt (top soil): thường được ký hiệu là tầng A, thường chứa
nhiều chất hữu cơ, các rễ cây, vi khuẩn, nấm, các động vật nhỏ (trùng, dế…) và có màu


24


tối do sự tập trung chất hữu cơ. Đất tơi xốp, thoáng khí. Rễ cây phát triển chủ yếu trong
tầng đất này, nhất là những cây có bộ rễ cạn. Khi được cày và canh tác, lớp này được gọi
là tầng canh tác.
- Lớp đất bên dưới (sub soil): thường được ký hiệu là tầng B, thường cứng hơn tầng
mặt, chứa nhiều sét và ít chất hữu cơ hơn. Ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, lớp này thường
chia làm hai: (a) tầng chuyển tiếp nằm phía trên, bị rửa trôi các muối khoáng và tập trung
ít chất hữu cơ, và (b) tầng tích tụ nằm phía bên dưới, có sự tập trung các oxid sắt và
nhôm, sét,… nên đất khá cứng rắn.
- Lớp mẫu chất/ hay đá mẹ đã bị phân hóa phần nào, được ký hiệu là tầng C.
- Lớp đá mẹ ( bed rock): cứng, chưa phân hóa, được ký hiệu là tầng
Bề dày của phẫu diện (từ trên mặt đến lớp đá mẹ / mẫu chất phân bón) cho phép xác
định các cây trồng thích hợp: khả năng phát triển sâu cạn của bộ rễ, nhất là đối với các cây
lâu năm. Ngoài ra phẫu diện cũng còn được sử dụng trong việc định danh, phân loại đất.

25


×