Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.76 KB, 3 trang )
Tài sản xấu như que kem, càng để lâu
càng ngót
Nợ xấu ngân hàng là vấn đề xảy ra ở tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Trong
từng hoàn cảnh kinh tế cụ thể, tỷ lệ nợ xấu có thể cao hoặc thấp. Quan trọng là
phải nhận biết đúng và đủ mức độ nợ xấu đã xảy ra, mà trước hết, cần xác định
được ai sẽ là người nhận biết và đánh giá tỷ lệ nợ xấu một cách toàn diện và khách
quan. Sau khi đã nhận biết đầy đủ về tỷ lệ nợ xấu thì phải có hành động nhanh và
kịp thời. Thực tế cho thấy, nguyên nhân gây ra nợ xấu của từng tổ chức tín dụng
(TCTD) tương đối rõ ràng và dễ phân tích, nhưng nếu nợ xấu trở thành vấn đề của
cả hệ thống ngân hàng thì việc xác định nguyên nhân trở nên vô cùng phức tạp.
Theo tôi, không nên dành quá nhiều thời gian để trách móc và tranh cãi về nguyên
nhân gây ra nợ xấu vì có rất nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, bên
trong và bên ngoài. Để tìm hiểu một cách thấu đáo nguyên nhân gây ra nợ xấu, có
thể mất hằng năm và khi tìm ra, nếu có thể, thì đã quá muộn. Khi đó, chúng ta sẽ
nhận ra là đã sa đà vào việc tìm hiểu nguyên nhân mà quên mất việc quan trọng
nhất khi có nợ xấu phát sinh là phải xử lý càng nhanh càng tốt.
Ông có nghĩ là quá trình xử lý nợ xấu ở Việt Nam đang quá chậm?
Quan điểm của tôi là, khi đã nhận ra vấn đề nợ xấu đang ở ngưỡng nguy hiểm thì
phải hành động ngay và hành động ở đây là phải xử lý cho được nợ xấu để sớm
khơi lại dòng tiền bị tắc nghẽn do nợ xấu gây ra. Một khi dòng tiền từ xử lý nợ xấu
được khơi thông, nó sẽ tạo đà cho việc hồi phục hoạt động lành mạnh của các
TCTD và sẽ tác động tích cực đến việc hồi phục của nền kinh tế. Có thể ví các tài
sản xấu như những que kem: càng để lâu càng tan chảy nhiều, thậm chí chẳng còn
gì.
Vậy, để xử lý nợ xấu nhanh, cần những hành động gì, thưa ông?
Chính phủ cần tạo ra một khung pháp lý và môi trường để xử lý nợ xấu một cách
hiệu quả, chẳng hạn như: khung pháp lý để chuyển nợ xấu ra khỏi TCTD nói riêng
và hệ thống ngân hàng nói chung; xử lý tài chính liên quan đến cơ chế chuyển nợ
xấu ra khỏi bảng cân đối kế toán của TCTD để giúp TCTD sớm khôi phục lại bảng
cân đối kế toán lành mạnh; cơ chế khuyến khích về thuế, như ở một số quốc gia,
bên mua và bên bán được miễn/giảm các loại thuế có liên quan nhằm khuyến