Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Ngân hàng nhỏ đã thoát cơn khủng hoảng? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.48 KB, 3 trang )

Ngân hàng nhỏ đã thoát cơn khủng
hoảng?
Mặc dù đó là điềm tốt từ góc nhìn tài chính trong việc giảm thâm hụt thương mại
và cán cân vãng lai, nhưng dấu hiệu này cho thấy rằng mức nhập khẩu nguyên vật
liệu và trang thiết bị dùng cho sản xuất hàng tiêu dùng nội địa và cho xuất khẩu đã
giảm xuống mạnh. Điều này có thể báo hiệu sự suy giảm hơn nữa trong sản lượng
hàng hóa, đặc biệt là sản lượng xuất khẩu trong thời gian tới.
Tuy vậy, một tác động phụ khá thuận lợi là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(NHNN) đã có thể tăng cường mức dự trữ ngoại hối trong những tháng gần đây
tương đương với khoảng 12 tuần nhập khẩu (so với 7 tuần lễ năm ngoái) Gần đây,
cơ quan này cũng đã phát hành trái phiếu NHNN đặc biệt (song song với trái phiếu
chính phủ phát hành bởi Kho bạc Nhà nước) để trung hòa (sterilization) tác động
của phát hành đồng nội tệ mới đây được dùng cho mục đích mua thêm ngoại tệ
cho quỹ dự trữ - bài học từ những kinh nghiệm trong quá khứ để trung hòa tác
động tiền tệ lên lạm phát.
Ngân hàng loại nhỏ thoát khủng hoảng
Nhưng đáng chú ý nhất trong 6 tháng qua là sự thành công rõ ràng của NHNN
trong việc xử lý một cuộc khủng hoảng ngân hàng loại nhỏ ("mini crisis").
Đối với người viết, đã từng sửa soạn một báo cáo với hệ thống cảnh báo sớm
(EWS) từ cuối tháng bảy về việc sắp xảy ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng non
trẻ, cảnh báo rằng theo một số ngưỡng định lượng được thiết lập trong một mô
hình đơn giản, cuộc khủng hoảng có thể phải đến vào quý IV/2011. Nhưng cuối
cùng thì cuộc khủng hoảng mini đó đã có thể khoanh vùng và giải quyết kín đáo.
Chính phủ, và đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước, đã sẵn sàng trong tư thế đối phó
với cuộc khủng hoảng nhằm giúp giải quyết các tác động bằng cách bơm thanh
khoản đáng kể trên thị trường mở đi kèm với các biện pháp cấp bách khác trong
các giai đoạn quan trọng ngay trước và sau Tết Nhâm Thìn gần đây.
Ấn tượng nhất là việc sáp nhập bắt buộc 3 ngân hàng yếu kém phía miền Nam khi
xuất hiện những dấu hiệu ban đầu của một cuộc tháo chạy của khách hàng ở các
ngân hàng. Các hành động của NHNN được thực hiện một cách nhanh chóng, kín
đáo và hiệu quả. Chính việc thông tin một cách minh bạch hơn đã cung cấp một


bức tranh rõ hơn về tình hình tài chính của Việt Nam đến một số nhà phân tích
nhạy bén, và điều này dường như là lý do chính dẫn đến sự phục hồi nhanh chóng
tăng gần 35-40% của hai chỉ số thị trường chứng khoán ở HNX và HOSE trong
khoảng thời gian hai tháng lại đây
Theo ý kiến của người viết, các cuộc họp báo thường xuyên hơn hoặc sớm cho ra
thông tin minh bạch hơn với các phương tiện truyền thông về tình hình ngoại hối
và các báo cáo khảo sát tiền tệ tương tự như các báo cáo thường lệ cho IMF, hoặc
những cải thiện trong hệ thống ngân hàng sẽ có thể thực hiện hữu ích các dịch vụ
quảng bá nền kinh tế Việt Nam, ít nhất cũng là giúp "lôi kéo" nhiều hơn FDI và
FII trong tháng qua, đảo ngược xu hướng suy giảm của FDI trong hai tháng trước
đó.
Chúng ta cũng nên đánh giá cao sáng kiến của các buổi hội thảo hay tọa đàm kinh
tế khi đánh giá thường xuyên và thẳng thắn về tình hình kinh tế tài chính trong
nước, như đã được làm vài tháng một lần với các nhóm chuyên gia kinh tế trong
và ngoài Chính phủ.
Những chính sách đạt được nhấn mạnh sự cần thiết tiếp tục dùng các biện pháp ổn
định nhằm kềm chế lạm phát, đáng chú ý là cần có sự phối hợp cần thiết và hiệu
quả giữa chính sách tài khóa và tiền tệ, đẩy nhanh cải cách cơ cấu nền kinh tế, chủ
yếu trong hệ thống ngân hàng, đầu tư công và vai trò các doanh nghiệp nhà nước,
và đặt chúng dưới một cơ quan đứng đầu bởi một nhà lãnh đạo cấp cao năng động.
Bên cạnh đó là việc thành lập một khuôn khổ chính sách nghiêm túc có tầm nhìn
trung hạn để thiết lập lại sự ổn vững về kinh tế vĩ mô. Cuối cùng là sự cần thiết
phải minh bạch thông tin nhiều hơn để giúp xây dựng lại lòng tin của nhà đầu tư
trong và ngoài nước như đã đề cập ở trên.
Trong đánh giá khả năng kiểm soát lạm phát ngắn hạn và những cải thiện tài
chính, chúng ta cần nhấn mạnh đến sự cần thiết về một cái nhìn dài hạn cho chiến
lược phát triển. Cần thiết phải chỉ ra sự xung đột giữa hai khu vực trong nền kinh
tế Việt Nam: khu vực kinh tế sinh lợi với định hướng thị trường (profit-making) và
khu vực kinh tế đặc lợi (rent-seeking).


×