Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

giai khoa hoc tu nhien 7 bai 19 tu truong ket noi tri thuc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.84 KB, 7 trang )

Bài 19. Từ trường
A/ Câu hỏi đầu bài
Câu hỏi trang 90 SGK Khoa học tự nhiên 7:

Đặt kim nam châm tự do, xa nam châm hoặc vật liệu có tính chất từ khác, kim nam
châm luôn nằm cân bằng theo hướng Bắc – Nam. Vì sao? Đặt kim nam châm tại các
vị trí khác nhau xung quanh một nam châm thẳng như hình trên, kim nam châm nằm
theo các hướng khác nhau. Vì sao?
Trả lời:
- Đặt kim nam châm tự do, xa nam châm hoặc vật liệu có tính chất từ khác, kim nam
châm luôn nằm cân bằng theo hướng Bắc – Nam vì Trái Đất của chúng ta được coi
là một nam châm cũng có hai cực Bắc và Nam.
- Đặt kim nam châm tại các vị trí khác nhau xung quanh một nam châm thẳng như
trên hình, kim nam châm nằm theo các hướng khác nhau vì khi đặt hai nam châm
gần nhau, hai từ cực khác tên hút nhau, hai từ cực cùng tên đẩy nhau.
B/ Câu hỏi giữa bài
I. Từ trường
Câu hỏi 1 trang 91 SGK Khoa học tự nhiên 7: Có thể phát hiện ra sự tồn tại của
từ trường bằng cách nào?
Trả lời:


- Vật liệu bị nam châm hút là vật liệu có tính chất từ. Người ta dùng kim nam châm
để nhận biết từ trường.
- Cách nhận biết: Đặt kim nam châm vào vùng cần kiểm tra, nếu kim nam châm lệch
khỏi hướng Bắc - Nam thì nơi đó có từ trường.

II. Từ phổ
Câu hỏi 1 trang 91 SGK Khoa học tự nhiên 7: Các mạt sắt xung quanh nam châm
(Hình 19.2) được sắp xếp thành những đường như thế nào?


Trả lời:
Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp thành những đường cong nối từ
cực này sang cực kia của nam châm.


Câu hỏi 2 trang 91 SGK Khoa học tự nhiên 7: Ở vùng nào các đường mạt sắt sắp
xếp dày, vùng nào sắp xếp thưa?
Trả lời:
Càng gần hai cực của nam châm, các đường mạt sắt sắp xếp dày. Càng ra xa hai cực
của nam châm, các đường này càng thưa dần.
III. Đường sức từ
Hoạt động 1 trang 91 SGK Khoa học tự nhiên 7:
Dùng bút tô dọc theo các đường mạt sắt nối từ cực nọ sang cực kia của nam châm
trên tấm nhựa, ta sẽ được các đường gọi là đường sức từ (Hình 19.3).

Trả lời:
Học sinh sử dụng bút tô dọc theo các đường mạt sắt nối từ cực nọ sang cực kia của
nam châm trên tấm nhựa để được các đường sức từ.
Hoạt động 2 trang 92 SGK Khoa học tự nhiên 7:
Đặt một kim nam châm nhỏ trên một đường sức và di chuyển kim nam châm theo
đường sức từ.
- Có nhận xét gì về sự định hướng của kim nam châm khi di chuyển trên đường sức
từ?
- Đánh dấu mũi tên tại mỗi vị trí đặt kim nam châm trên đường sức từ theo chiều từ
cực Nam đến cực Bắc của kim.


Quy ước chiều đường sức từ là chiều từ cực Nam đến cực Bắc của kim nam châm
đặt cân bằng trên đường sức từ đó.
- Vẽ một số đường sức từ của nam châm thẳng và đánh dấu chiều của đường sức từ.

Trả lời:
Kim nam châm được đặt trên đường sức từ luôn di chuyển dọc theo đường sức từ và
có sự định hướng cực S (N) của kim nam châm hướng về cực N (S) của nam châm
thẳng.

Câu hỏi 1 trang 92 SGK Khoa học tự nhiên 7: Xác định chiều đường sức từ của
một nam châm thẳng trong Hình 19.5.

Trả lời:


Ở bên ngồi thanh nam châm, đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào từ
cực Nam.
Câu hỏi 2 trang 92 SGK Khoa học tự nhiên 7: Hình 19.6 cho biết từ phổ của nam
châm hình chữ U. Dựa vào đó hãy vẽ đường sức từ của nó. Có nhận xét gì về các
đường sức từ của nam châm này?
Trả lời:

Ta thấy: Ở bên ngoài nam châm, đường sức từ là những đường cong. Ở trong lòng
nam châm, đường sức từ gần như là những đường thẳng song song với nhau.
IV. Từ trường Trái Đất
Hoạt động 1 trang 93 SGK Khoa học tự nhiên 7: Bằng cách nào chứng tỏ xung
quanh Trái Đất có từ trường?
Trả lời:
Dùng kim nam châm trong la bàn. Ta thấy kim nam châm trong la bàn luôn quay về
hướng bắc và nam khi ta di chuyển nó ở các vị trí khác nhau. Chứng tỏ xung quanh
Trái Đất có từ trường nên mới định hướng được hướng của kim nam châm.
V. La bàn
Em có thể 1 trang 95 SGK Khoa học tự nhiên 7: Tạo từ phổ của một nam châm
nào đó để nghiên cứu từ trường của nó.



Trả lời:
Học sinh tự lên kế hoạch thực hành, có thể lựa chọn dụng cụ thí nghiệm là mạt sắt,
nam châm thẳng hoặc nam châm chữ U.
Em có thể 2 trang 95 SGK Khoa học tự nhiên 7: Sử dụng kim nam châm thử để
phát hiện ở đâu có từ trường và chiều từ trường tại đó.
Trả lời:

Em có thể 3 trang 95 SGK Khoa học tự nhiên 7: Sử dụng la bàn để xác định
hướng nhà mình hoặc để xác định hướng đi trong rừng hay trên biển.
Trả lời:
Học sinh thực hành với la bàn để xác định hướng.
Cách sử dụng:
- Giữ la bàn trong lòng bàn tay hoặc đặt trên một mặt bàn sao cho la bàn nằm ngang
trước mặt. Sau đó xoay vỏ của la bàn sao cho đầu kim màu đỏ chỉ hướng Bắc trùng
khít với vạch ghi chữ N trên la bàn.
- Đọc giá trị của góc tạo bởi hướng cần xác định (hướng trước mặt) so với hướng
Bắc trên mặt chia độ của la bàn để tìm hướng cần xác định.




×