Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chiêu trò thâu tóm doanh nghiệp doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.42 KB, 6 trang )



Chiêu trò thâu tóm
doanh nghiệp

Khi kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp rơi vào con đường phá sản, đây
cũng là lúc các doanh nghiệp lớn bắt đầu nhảy vào thâu tóm các doanh
nghiệp “hấp hối”. Tuy nhiên, quá trình thâu tóm doanh nghiệp không chỉ
là sự chào mua công khai mà ẩn sau đó cón nhiều “trò” thú vị.





Mua bán – sáp nhập doanh nghiệp: Sôi động ngành hàng tiêu dùng

Thời gian qua giới đầu tư không ai không biết đến những thương vụ mua bán
giữa công ty cổ phần (CP) Hùng Vương (HVG) chào mua CP của công ty CP
Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (AGF); công ty CP Thành Công mua CP
của công ty CP Đường Ninh Hòa; công ty CP Saigon Petro và PV Oil chạy
đua chào mua công khai CP của công ty CP Vật tư Xăng dầu Comeco… Mua
bán doanh nghiệp là những câu chuyện dài.

Cách 1: Mua công khai trên sàn

Cuối năm 2011, giới đầu tư được chứng kiến công ty CP Hàng tiêu dùng
Masan (Masan) thâu tóm công ty CP Vinacafe Biên Hòa (VCF) với số tiền
lên đến hơn 1.000 tỷ đồng.

Đáng chú ý, thương vụ mua bán lớn đó chỉ diễn ra trong vỏn vẹn một tháng.
Vào tháng 9-2011, Masan bất ngờ đưa ra đề nghị mua lại 50,11% CP của


VCF. Thời gian chào mua quá ngắn, khiến giới đầu tư hoài nghi về tính khả
thi, nhất là mức giá đề nghị chỉ là 80.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn 15% thị giá
cổ phiếu VCF đang giao dịch trên sàn.

Tuy nhiên, sát ngày kết thúc đợt chào mua, một loạt cổ đông lớn của VCF đã
lần lượt công bố thoái vốn. Hết hạn, Masan bất ngờ thông báo đã đạt được
mục tiêu sở hữu 13,32 triệu cổ phiếu VCF, đồng nghĩa với việc Masan kiểm
soát thương hiệu cà phê hòa tan chiếm lĩnh thị phần gần như lớn nhất thị
trường nội địa.

Nhiều người nghi ngờ về tính minh bạch của thương vụ đình đám này và
những bí ẩn về thương vụ thâu tóm “thân thiện” này cũng dần được hé lộ.
Theo nhũng thông tin bên lề, bên mua đã âm thầm đàm phán với nhiều cổ
đông lớn từ trước. Thực chất, chào mua công khai chỉ là bước thủ tục, quá
trình thâu tóm đã được sắp đặt cẩn thận.

Như vậy, thay vì chào mua công khai, bên thâu tóm có thể chọn hình thức
mạo hiểm hơn là thu gom cổ phiếu trên sàn. Phương pháp này cũng đã được
công ty CP Dược Viễn Đông (DVD) sử dụng trong tham vọng thâu tóm công
ty CP Dược Hà Tây (DHT) trước đó. Trong thương vụ mua bán này, DVD đã
mua vào cổ phiếu DHT khiến cổ phiếu công ty này tăng gấp 3 lần, lúc cao
nhất lên trên 100.000 đồng/cổ phiếu với khoảng thời gian đáng kinh ngạc từ
tháng 5 đến tháng 8-2010.

Có lúc DVD đã kiểm soát trên 50% CP của công ty mục tiêu. Tuy nhiên, khi
mưu toan của DVD bị bại lộ, ông Lê Văn Lớ, chủ tịch HĐQT DHT, công
khai buộc tội DVD làm giá cổ phiếu DHT. Vào tháng 11-2010, ông Lê Văn
Dũng, chủ tịch HĐQT của DVD, bị cơ quan chức năng bắt giữ, buộc tội thao
túng giá cổ phiếu, sau đó nhận án phạt 4 năm tù. DVD bị tuyên bố phá sản, cổ
phiếu bị hủy niêm yết, hàng ngàn cổ đông công ty gần như trắng tay.


Thâu tóm bằng cách gom cổ phiếu trên sàn rất mạo hiểm và tốn nhiều thời
gian. Nếu động cơ mua gom vi phạm pháp luật, công ty mục tiêu dễ dàng đưa
ra các biện pháp phòng thủ khiến bên mua gặp thất bại như DVD.

Cách 2: Lôi kéo cổ đông bất mãn

Đây là phương án mà công ty CP Bất động sản Bình Thiên An (BTA), đại
diện là ông Trịnh Thanh Huy, sử dụng để thâu tóm công ty Xây dựng Công
nghiệp - Descon (DCC). Khởi đầu cũng là việc thu gom cổ phiếu của nhóm
BTA đối với cổ phiếu của DCC. Theo đó, BTA đã đạt tỷ lệ sở hữu trên 20%
cổ phiếu DCC vào thời gian tháng 4-2010.

Chi tiết quan trọng là sau đó, ông Huy đã viết thư gửi đến HĐQT DCC. Trong
thư, ông Huy cho biết mình đại diện cho nhóm cổ đông lớn đang nắm giữ
35% số CP, đề nghị giữ 3/5 ghế thành viên HĐQT DCC. Nếu không đáp ứng
yêu sách, nhóm cổ đông này sẽ phủ quyết toàn bộ tờ trình trong đại hội cổ
đông của DCC.

Cách duy nhất của DCC để giữ được sự yên ổn lúc này chỉ còn là cách HĐQT
DCC phải chấp nhận cho nhóm BTA giữ 2 ghế trong HĐQT. Tuy nhiên, sự
việc này đã dẫn đến chuỗi các mâu thuẫn chỉ sau vài tháng khi mối quan hệ
giữa các thành viên HĐQT cũ và mới cực kỳ căng thẳng do nhiều khác biệt
về mặt quan điểm trong điều hành công ty.

Sự việc không dừng lại ở đó, ngoài việc phân chia lãnh địa, đơn thư còn được
tới tấp gửi tới cơ quan chức năng tố cáo lẫn nhau. Đỉnh điểm của mâu thuẫn,
tại cuộc họp đại hội cổ đông bất thường vào cuối năm 2010, nhóm BTA đã lôi
kéo được nhiều cổ đông bất mãn với ban lãnh đạo cũ, phế truất chủ tịch
HĐQT DCC sau gần 20 năm gắn bó. BTA thâu tóm DCC thành công nhanh

chóng trong vòng 6 tháng.

Thế mới biết thâu tóm doanh nghiệp cũng lắm công phu và nhiều chiêu trò.

×