Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Luận văn nghiên cứu cơ sở thực tiễn cho quản lý rừng cộng đồng tại huyện trùng khánh tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 86 trang )

i
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết .................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Ý nghĩa nghiên cứu ....................................................................................... 2
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................... 4
1.1. Một số khái niệm và quan điểm về cộng đồng, lâm nghiệp cộng đồng và
quản lý rừng cộng đồng ..................................................................................... 4
1.1.1 Khái niệm về cộng đồng .................................................................................. 4
1.1.2. Khái niệm về lâm nghiệp cộng đồng .............................................................. 4
1.1.3. Khái niệm về quản lý rừng cộng đồng .................................................... 5
1.2. Các nghiên cứu trên thế giới ...................................................................... 7
1.2.1. Những nghiên cứu về quản lý rừng cộng đồng ....................................... 7
1.2.2. Một số bài học kinh nghiệm về Lâm nghiệp cộng đồng tại một số nước. 9
1.3. Những nghiên cứu ở trong nước .............................................................. 12
1.3.1. Các giai đoạn phát triển rừng cộng đồng ở Việt Nam .......................... 12
1.3.2. Thực trạng quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam .................................. 13
1.3.4. Những thực tiễn tốt của rừng cộng đồng............................................... 18
1.3.5. Đánh giá chung...................................................................................... 23
CHƯƠNG II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 25


ii



2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 25
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25
2.3.1. Nghiên cứu các chính sách của nhà nước liên quan đến quản lý, bảo vệ
và phát triển rừng cộng đồng tại địa phương .................................................. 25
2.3.2. Thực trạng quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng và đất rừng cộng đồng tại
địa phương ....................................................................................................... 25
2.3.3. Đánh giá quản lý rừng cồng đồng tại khu vực nghiên cứu ................... 25
2.3.4. Phân tích những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp trong
quản lý và bảo vệ rừng cộng đồng tại huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng .... 26
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 26
2.4.1. Lựa chon địa điểm nghiên cứu .............................................................. 26
2.4.2. Phương pháp kế thừa các số liệu thứ cấp .............................................. 26
2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ..................................................... 27
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 28
2.4.5. Phương pháp chuyên gia ....................................................................... 28
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................. 29
3.1. Các chính sách của nhà nước liên quan đến quản lý bảo vệ và phát triển
rừng cộng đồng tại địa phương ....................................................................... 29
3.1.1. Chính sách liên quan đến quyền và trách nhiệm của cộng đồng dân cư
thôn tham gia quản lý, phát triển rừng cộng đồng .......................................... 29
3.1.2. Chính sách hưởng lợi liên quan đến quản lý rừng cộng đồng .............. 34
3.2. Thực trạng quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng và đất rừng cộng đồng ............... 37
3.2.1. Tình hình quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng và đất rừng tại huyện Trùng
Khánh tỉnh Cao Bằng ...................................................................................... 37
3.2.2. Thực trạng quản lý, sử dụng rừng và đất rừng cộng đồng tại 03 xã
nghiên cứu ....................................................................................................... 41
3.3. Kết quả đánh giá quản lý rừng cộng đồng tại 03 xã nghiên cứu .............. 43



iii

3.3.1. Kết quả đánh giá các bước hình thành và quản lý rừng cộng đồng tại
03 xã ................................................................................................................ 43
3.3.2. Kết quả về sự tham gia của cộng đồng tại khu vực nghiên cứu ............ 46
3.3.3. Tác động của mơ hình đến phát triển kinh tế - xã hội - môi trường ..... 48
3.4. Kết quả phân tích khó khăn và đề xuất một số giải pháp quản lý và bảo vệ
rừng cộng đồng tại huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng ................................. 50
3.4.1. Kết quả phân tích những khó khăn trong quá trình quản lý rừng cộng
đồng tại huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng................................................... 50
3.4.2. Một số giải pháp hình thành, quản lý và sử dụng rừng cộng đồng ....... 52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 73
1. Kết luận ....................................................................................................... 73
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 75


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT

TỪ VIẾT TẮT

CỤM TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT

1

LNCĐ


Lâm nghiệp cộng đồng

2

LNXH

Lâm nghiệp xã hội

3

GĐGR

Giao đất giao rừng

4

UBND

Uỷ Ban nhân dân

5

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

6

Luật BV&PTR


Luật bảo vệ và phát triển rừng

7

KTXH

Kinh tế xã hội


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Diện tích và các loại rừng của huyện Trùng Khánh tỉnh
Cao Bằng ......................................................................................................... 38
Bảng 3.2: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của cộng đồng và UBND xã quản
lý của huyện Trùng Khánh .............................................................................. 40
Bảng 3.3: Diện tích rừng và đất rừng phân theo chủ quản lý của 03 xã
nghiên cứu ....................................................................................................... 41
Bảng 3.4: Kết quả phỏng vấn tình hình biến động tài nguyên rừng cộng đồng
tại 3 xã thuộc khu vực nghiên cứu .................................................................. 42
Bảng 3.5: Mức độ tham gia và nhận thức của người dân
tại khu vực nghiên cứu .................................................................................... 47
Bảng 3.6: Ý kiến của người dân về tác động của rừng cộng đồng
tại khu vực nghiên cứu .................................................................................... 49
Bảng 3.7: Tổng hợp những khó khăn q trình hình thành, quản lý rừng cộng
đồng tại huyện Trùng Khánh........................................................................... 50
Bảng 3.8. Một số hoạt động khắc phục những nguyên nhân ảnh hưởng đến
công tác quản lý bảo vệ rừng tại huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng ............ 64



1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong những năm qua, xu hướng nhận thức về vai trò của cộng đồng
trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã có nhiều thay đổi. Thực tế đã chỉ ra
rằng trải qua nhiều thế hệ, những cộng đồng sống trong rừng, phụ thuộc vào
các sản phẩm từ rừng đã đúc kết cho mình những kiến thức bản địa, những
luật tục truyền thống trong quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên rừng xung
quanh họ. Những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm của cộng đồng
thể hiện lịng tin, tín ngưỡng của người dân đối với rừng, sự tôn trọng của họ
với rừng, nơi đã cung cấp những nhu yếu phẩm cần thiết hàng ngày cũng như
cuộc sống tâm linh của họ.
Hơn hai thập kỷ qua Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong phát triển tài
nguyên rừng. Tuy nhiên, trên bình diện chung thì tỷ lệ che phủ rừng vẫn cịn ở
mức độ thấp. Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng suy thối rừng ở Việt
Nam. Trong đó việc người dân chưa được trực tiếp tham gia vào công tác
quản lý, bảo vệ rừng là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất. Ở
nhiều địa phương chính quyền và các cơ quan chun mơn chưa có được một
giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy, lôi kéo sự tham gia của cộng đồng trong
công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Những kinh nghiệm
bản địa, luật tục và thể chế truyền thống vẫn chưa được nhận diện, nhìn nhận
và sử dụng một cách đúng mức. Song những kinh nghiệm đó vẫn chưa được
vận dụng, phát huy và lồng ghép một cách có hiệu quả với những thể chế và
luật pháp của Nhà nước trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng [20].
Cao Bằng là tỉnh có nhiều tiềm năng về phát triển rừng cộng đồng,
theo số liệu thống kê thì Cao Bằng có đến 24.479 ha đất rừng do cộng đồng
quản lý [2]. Trong vài năm gần đây, xuất phát từ yêu cầu quản lý rừng, Cao



2

Bằng đã từng bước triển khai các hoạt động giao đất, giao rừng cho cộng đồng
(bản làng, nhóm hộ) để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Tuy
nhiên, đến nay diện tích rừng được giao cho cộng đồng mới chỉ đạt 1.371,8 ha.
Mặt khác, các mô hình quản lý rừng cộng đồng tại Cao Bằng cũng cịn gặp rất
nhiều khó khăn thách thức như: Địi hỏi sự chỉ đạo và vào cuộc của các ngành
chức năng hay sự cần thiết của việc tìm ra phương thức quản lý hiệu quả, phù
hợp với điều kiện địa phương để người dân có thể yên tâm sinh sống, bảo vệ
và phát triển bền vững những mơ hình quản lý rừng này. Xuất phát từ yêu cầu
trên đề tài “Nghiên cứu cơ sở thực tiễn cho quản lý rừng cộng đồng tại
huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng” được thực hiện nhằm tìm ra một số giải
pháp khắc phục những khó khăn trong việc quản lý rừng cộng đồng tại huyện
Trùng Khánh, Cao Bằng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung
Quản lý có hiệu quả và bền vững rừng cộng đồng góp phần vào việc bảo
vệ, phát triển nguồn tài nguyên rừng tại huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng.
* Mục tiêu cụ thể
Đánh giá được thực trạng quản lý rừng cộng đồng tại huyện Trùng
Khánh tỉnh Cao Bằng.
Đánh giá được kết quả và tác động của quản lý rừng cộng đồng tới kinh
tế, xã hội, môi trường tại khu vực nghiên cứu đồng thời đề xuất được một số
giải pháp nhằm tăng cường vai trò của quản lý rừng cộng đồng trong quản lý
tài nguyên rừng.
3. Ý nghĩa nghiên cứu
* Ý nghĩa khoa học
Đề tài là cơng trình nghiên cứu có tính hệ thống tiềm năng quản lý rừng
cộng đồng ở Cao Bằng. Các kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc đề xuất



3

các bước hình thành và quản lý rừng cộng đồng, góp phần vào cơng tác quản
lý bền vững tài ngun rừng của huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng nói riêng
và các địa phương khác có điều kiện tự nhiên và xã hội tương tự.
* Ý nghĩa thực tiễn
- Giúp các nhà quản lý tại khu vực nghiên cứu tham khảo đề xuất chính
sách quản lý phù hợp hơn.
- Là tài liệu tham khảo trong quản lý rừng cộng đồng cho các khu vực
có điều kiện sinh thái, xã hội tương đồng.


4

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm và quan điểm về cộng đồng, lâm nghiệp cộng đồng và
quản lý rừng cộng đồng
1.1.1 Khái niệm về cộng đồng
Thuật ngữ “Cộng đồng” được khái niệm khác nhau khi đứng trên quan
điểm, góc nhìn khác nhau:
Theo FAO thì “Cộng đồng” trong khái niệm quản lý rừng cộng đồng, được
giới hạn là tập hợp của các cá nhân trong một thơn bản gần rừng gắn bó chặt chẽ
với nhau qua hoạt động sản xuất, sinh hoạt và đời sống văn hóa - xã hội [11].
Theo (Lê Hồng Phúc, 2007) [8] “Cộng đồng là một tập hợp người với
những đặc trưng về địa lý, chủng tộc, văn hố, tín ngưỡng nghề nghiệp hoặc
kinh tế xã hội tương tự. Các cộng đồng có thể được định rõ tính chất bởi tính
địa phương, chủng tộc, dân tộc, tuổi tác, nghề nghiệp, lợi ích hay thu nhập

trong những vấn đề đặc biệt hoặc là những ràng buộc chung khác”
1.1.2. Khái niệm về lâm nghiệp cộng đồng
Lâm nghiệp cộng đồng không chỉ giới hạn trong việc trồng cây rừng
trang trại, khu nhà ở hay ven đường mà còn cả tập quán du canh, việc sử
dụng, quản lý rừng tự nhiên và việc cung cấp các sản phẩm cây trồng từ nhiều
nguồn khác nhau [1].
Theo FAO (2000) Lâm nghiệp cộng đồng cũng đề cập đến sự xác định nhu
cầu của địa phương, tăng cường quản lý sử dụng cây cối để cải thiện mức sống
của người dân theo một phương thức bền vững, đặc biệt là cho người nghèo [1].
Theo Arnold, J (1992) [29] đưa ra: Lâm nghiệp cộng đồng là một thuật
ngữ bao trùm hàng loạt các hoạt động gắn kết người dân nông thôn với trồng
rừng cũng như các sản phẩm và lợi ích thu được từ rừng trồng và rừng tự nhiên.


5

Một số người quan niệm: Lâm nghiệp cộng đồng được gọi là lâm
nghiệp xã hội, vì họ quan niệm lâm nghiệp xã hội như sau:
Wietsum (1994) nêu khái niệm [1]: “Lâm nghiệm xã hội có thể được
xem xét như là một chiến lược phát triển hoặc can thiệp của các Nhà lâm
nghiệp và các tổ chức phát triển khác với mục đích khuyến khích sự tham gia
tích cực của người dân địa phương vào các hoạt động quản lý rừng ở mức độ
nhỏ khác nhau, như là một biện pháp nâng cao điều kiện sống của người dân
địa phương”.
Simon (1994) đã nêu khái niệm [1]: “Lâm nghiệm xã hội là một chiến
lược mà nó tập trung vào giải quyết các vấn đề của người dân địa phương và
duy trì mơi trường của khu vực. Vì vậy sản phẩm chính của lâm nghiệp không
chỉ là gỗ đơn thuần mà lâm nghiệp có thể trực tiếp sản xuất nhiều loại hàng
hóa phụ thuộc vào nhu cầu của người dân trong khu vực bao gồm: Chất đốt,
lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, nước, cảnh quan du lịch...”

Có khá nhiều các khái niệm về lâm nghiệp cộng đồng tuy nhiên có thể
hiểu một cách khái quát như sau: LNCĐ là quá trình Nhà nước giao rừng và
đất rừng cho cộng đồng để họ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đất rừng
theo hướng bền vững nhằm góp phần cải thiện sinh kế của cộng đồng ngày
một tốt hơn [1].
1.1.3. Khái niệm về quản lý rừng cộng đồng
Khái niệm quản lý rừng cộng đồng lần đầu tiên được tổ chức FAO đưa
ra vào năm 1978 trong hội nghị lâm nghiệp thế giới đó là “tất cả các hoạt
động lâm nghiệp mà cộng đồng người dân tham gia, bao gồm những hoạt
động nhỏ lẻ ở các khu vườn, đến thu hái các sản phẩm lâm nghiệp cho nhu
cầu cuộc sống của người dân và đến việc trồng cây ở các trang trại cây hàng
hoá, sản xuất chế biến các sản phẩm lâm nghiệp ở quy mơ hộ gia đình, hợp
tác xã để tăng thu nhập cho những cộng đồng sống trong rừng”. Tổ chức


6

Fern (2005) lại đưa ra một khái niệm cô đọng và đơn giản hơn đó là "tiến
trình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào những kiến thức bản địa, cấu
trúc truyền thống, những lễ hội và luật tục của cộng đồng”. Hoạt động quản
lý rừng cộng đồng bao gồm cả các hoạt động của cá nhân và cộng đồng liên
quan đến rừng, đến quản lý, bảo vệ và phát triển rừng [1].
Thực ra, khó có một định nghĩa nào đầy đủ có thể phản ánh được thực
tế của việc quản lý rừng cộng đồng mà nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện
tự nhiên, kinh tế, xã hội ở mỗi nơi một khác nhau. Từ đó các hình thức quản
lý rừng cộng đồng cũng trở nên rất khác nhau. Ngồi ra, việc quản lý rừng
cộng đồng khơng chỉ đóng khung trong các hoạt động của cộng đồng mà nó
liên quan đến nhiều bên tham gia như các nhà lập định chính sách, các tổ chức
chính phủ, phi chính phủ, các cơ quan tài trợ và các nhà khoa học. Sự tham
gia của các tổ chức này ít nhiều cũng có tác động đến tiến trình quản lý, bảo

vệ rừng cũng như điều kiện kinh tế, xã hội của các cộng đồng [1].
Mặc dù khơng có một định nghĩa hồn tồn chính xác về quản lý rừng
cộng đồng, nhưng khơng vì thế mà tiến trình của phát triển rừng cộng đồng
trên thực tế lại giảm đi. Các hoạt động quản lý rừng cộng đồng đã được người
dân thực hiện hàng trăm năm trước đây, cơng bằng mà nói thì hoạt động quản
lý rừng cộng đồng đã được người dân thực hiện trước tất cả những khái niệm
về rừng cộng đồng được các nhà khoa học nhắc tới. Hiệu quả về mặt sinh
thái, xã hội của các khu rừng cộng đồng đã chỉ ra rằng quản lý rừng cộng
đồng là một trong những hoạt động mang tính logíc và hiệu quả nhất trong
việc tìm ra những nguyên lý, những chiến lược cơ bản về quản lý, bảo vệ và
phát triển tài nguyên rừng [1].


7

1.2. Các nghiên cứu trên thế giới
1.2.1. Những nghiên cứu về quản lý rừng cộng đồng
Phương thức quản lý rừng cộng đồng bắt đầu được nhận diện vào
những năm đầu của thập kỷ 70, khi mà hạn hán ở châu Phi và lũ lụt ở Châu Á
đã làm cho tài nguyên rừng bị suy giảm một cách nghiêm trọng. Nhiên liệu và
chất đốt cho các cộng đồng nông thôn trở nên ngày càng khó khăn. Chính tại
thời điểm này các kinh nghiệm về quản lý rừng cộng đồng ở Ấn Độ (mơ hình
lâm nghiệp xã hội), Hàn Quốc (mơ hình vườn cây cấp bản), Thái Lan (mơ
hình rừng cấp bản) và ở Tanzania (trồng rừng cấp bản) đã được các nhà khoa
học trên thế giới đặc biệt chú ý và chúng được coi như là một giải pháp nhằm
phát triển rừng và giải quyết vấn đề chất đốt ở nông thơn. Đến những năm
cuối thập kỷ 70 thì khái niệm về quản lý rừng cộng đồng đã được thừa nhận
một cách rộng rãi trên toàn thế giới. Năm 1978 đại hội thế giới về lâm nghiệp
đã lấy tiêu đề là “rừng cho cộng đồng” nhằm tôn vinh và thúc đẩy các hoạt
động rừng cộng đồng Arnold, J (1992) [29] [1].

Trong thập kỷ 80 các dự án phát triển rừng cộng đồng được mở rộng ra
khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Ấn Độ và Nepal. Tên gọi về rừng cộng
đồng cũng có những thay đổi như “cùng quản lý rừng – Join Forest
Management”; “lâm nghiệp xã hội – Social Forestry”, “quản lý rừng dựa vào
cộng đồng – Community Based Forest Management” … Tuy nhiên về bản
chất của các hoạt động quản lý rừng cộng đồng vẫn không thay đổi, đó là q
trình lấy người dân làm trung tâm trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Cuối những năm 80 và thập kỷ 90, các nhà khoa học tập trung nhiều hơn về
nghiên cứu thể chế trong quản lý rừng cộng đồng, kể cả những thế chế truyền
thống và thể chế của nhà nước, nhằm tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển
rừng cộng đồng. Trong giai đoạn này các khái niệm về quyền sở hữu được
đưa ra để thảo luận một cách rộng rãi, bao gồm sở hữu nhà nước, sở hữu tư


8

nhân, sở hữu cộng đồng và sử dụng tự do. Đã có lúc khái niệm rừng cộng
đồng bị phê phán một cách kịch liệt theo cách nhìn nhận của Hardin trong “Bi
kịch của sở hữu chung” (1968) [31] cho rằng phương thức sở hữu cộng đồng
về rừng là đồng nghĩa với sử dụng tự do. Đó là hình thức sử dụng mà mọi
thành viên đều muốn lợi dụng của chung để tối đa hố lợi ích cho mình, vì thế
rừng bị khai thác một cách kiệt quệ [1].
Trái ngược với Hardin (1968) [31], Arnold, J (1978) [29] lại cho rằng
rừng cộng đồng mang lại hiệu quả lớn trong phát triển rừng và phát triển cộng
đồng. Ông nhấn mạnh rằng rừng cộng đồng phải là một hợp phần không thể
thiếu trong phát triển nông thôn, mà mục tiêu chủ yếu là nhằm giúp đỡ những
cộng đồng nghèo tự duy trì và phát triển cuộc sống của họ … Vì thế, rừng cho
phát triển cộng đồng phải là rừng của người dân, cho người dân và phải có sự
tham gia của người dân trong quản lý và phát triển. Với cách nhìn như vậy thì
Arnold đã chỉ ra 3 mục tiêu cơ bản của rừng cộng đồng là (1) cung cấp nhiên

liệu và những nhu yếu phẩm khác nhằm phục vụ cho những nhu cầu cơ bản
của cộng đồng, (2) cung cấp bền vững nguồn lương thực và môi trường sống
cho một quá trình sản xuất lương thực liên tục, và (3) tạo nguồn thu nhập, giải
quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương [1].
Burda (1997) cũng đã nhìn nhận về quản lý rừng cộng đồng rằng [30]:
“Những người dân sống lâu ở trong rừng có những kiến thức đặc biệt
về sinh thái bản địa và những ảnh hưởng dài hạn về mặt xã hội, môi trường
của rừng đến cuộc sống của họ. Sự tập trung hoá trong hệ thống quản lý
quan liêu thiếu đi sự linh động và khả năng thích ứng với những điều kiện
thực tiễn của các địa phương khác nhau.
Trong khi đó quản lý rừng cộng đồng giúp cho con người sống gần gũi
hơn với thiên nhiên và từ đó lập ra những thiết chế, kế hoạch nhằm quản lý và
sử dụng rừng một cách hiệu quả hơn. Quản lý rừng cộng đồng đã tạo ra một


9

hệ thống nhạy bén để nhanh chóng đưa ra những quyết định và hành động
nhằm thích ứng với những thay đổi của điều kiện cụ thể. Các quyết định này
nhằm đáp ứng lợi ích của tồn thể cộng đồng, những người chịu trách nhiệm
trực tiếp trong việc đưa ra những quyết định đó”.
Herb (1991) cũng đã đưa ra những lập luận nhằm ủng hộ quản lý rừng
cộng đồng rằng “quản lý rừng bởi cộng đồng tạo ra những cơ hội để tìm kiếm
các giải pháp mà ở hệ thống tập trung quyền lực khơng có được. Cộng đồng
là nơi mà các hoạt động được thực tế diễn ra, và kế hoạch được xác lập hàng
ngày. Quá trình lập kế hoạch và hành động được lồng ghép một cách có trách
nhiệm bởi vì chúng được thực hiện ở tại một nơi và bởi cùng một cộng đồng” [1].
Bất chấp những tranh luận thì rừng cộng đồng vẫn phát triển một cách
tự nhiên và nhanh chóng. Rất nhiều nơi trên thế giới nó đã được chấp nhận
rộng rãi và được xem như một chiến lược quan trọng trong quản lý, bảo vệ và

phát triển tài nguyên rừng.
1.2.2. Một số bài học kinh nghiệm về Lâm nghiệp cộng đồng tại một số nước
Ở Nêpan, LNCĐ mới xuất hiện nổi bật là sự tham gia của người dân
vào quản lý rừng. Ngày nay LNCĐ trở thành nguồn thu nhập và cơ hội tạo
việc làm, cải thiện đời sống của các cộng đồng nông thôn. Với sự hỗ trợ tài
chính và kỹ thuật của nhiều tổ chức phi chính phủ và tổ chức tài trợ quốc tế,
chương trình này đã được thực thi ở tồn quốc và phần lớn chương trình đã
thành cơng trong giai đoạn này [1].
Ở Ấn Độ, hình thức “đồng quản lý rừng” đang được mở rộng nhanh
chóng bởi cải cách thể chế trong chính sách về rừng đang được thực thi với dấu
hiệu rõ nhất là phi tập trung hóa và dân chủ hóa quản lý nguồn tài nguyên.
D’Silva (1997) tin rằng chương trình “đồng quản lý rừng” tuy cịn ở giai đoạn
đầu – giai đoạn chuyển việc bảo vệ rừng từ sự kiểm soát của Nhà nước sang


10

việc kiểm soát của cộng đồng. Ấn Độ đang thực hiện bước cải cách thể chế tổ
chức mặc dù các vấn đề đặt ra cho việc cải cách thì cịn xa mới đạt tới [1].
Ở Bănglađét, vấn đề xây dựng chiến lược, thể chế với sự trợ giúp của
lâm nghiệp xã hội đã nổi lên từ những năm 1967. Sự phản ứng rất hạn chế của
Chính phủ về xác định quyền sử dụng đất và tài nguyên thiên nhiên, cái chính
là khơng an tồn một cách phổ biến, đã làm suy yếu quản lý lâm nghiệp cộng
đồng. Những vấn đề pháp lý khơng tìm được câu trả lời như quyền chiếm hữu
không chắc chắn và mâu thuẫn giữa tư nhân và sở hữu công về rừng, đất
rừng, quyền quản lý đất đai theo truyền thống xảy ra bởi sự kiện những người
sống về đất, những người thiếu đất và việc dân chủ hóa là ngun nhân chính
của việc phá hoại nguồn tài nguyên rừng và mất đa dạng sinh học. Sự thiếu tin
tưởng giữa người dân địa phương với cơ quan lâm nghiệp, thiếu chính sách
minh bạch để thực thi quản lý xã hội và quản lý rừng có người dân tham gia

cũng là nguyên nhân dẫn đến mất rừng [1].
Tại Srilanka, từ năm 1982 đến 1988 pha 1 của Dự án LNCĐ do ADB
tài trợ cho Cục Lâm nghiệp Srilanka đã tạo cơ hội tiếp cận kinh nghiệm có
người dân tham gia trong quản lý rừng. Quá trình này được thực thi khơng
đem lại lợi ích nào về kiến thức địa phương và sự phản ứng hạn chế tới nguồn
tài nguyên địa phương, nhận biết nhu cầu và các ưu tiên. Sự thiếu vắng tổ
chức cộng đồng được ủy quyền để quyết định việc giao đất rừng cho trồng
trọt và với một số lượng rất hạn chế của cán bộ Bộ Lâm nghiệp đã dẫn đến
việc kiểm soát lỏng lẻo việc chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp trong
tồn quốc. Năm 1995, Chính phủ Srilanka đã đưa ra một kế hoạch tổng quan
lâm nghiệp mới, trong đó đề ra việc tăng độ che phủ rừng, tăng năng suất
nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại và tương lai, nâng cao mức sống, kinh tế
của người dân địa phương cũng như toàn dân tộc. Rừng thuộc sở hữu Nhà
nước phải quản lý theo nguyên tắc bền vững về sinh thái. Ngày nay các


11

chương trình đồng quản lý rừng thơng qua sự tham gia của người dân đang
được thực thi [1].
Tại Philipin, việc chuyển đổi lâm nghiệp cơng đồng của Philipin có thể
chia làm 3 giai đọan. Giai đoạn đầu tiên là khai phá (1971-1980); giai đoạn
thứ hai là củng cố và hợp nhất (1982-1989) và giai đoạn thứ 3 là mở rộng và
thể chế hóa. Trong giai đoạn khai phá về quản lý lâm nghiệp cộng đồng, trồng
rừng và trồng cây công cộng là khuynh hướng chính của LNCĐ thơng qua sự
tham gia của người dân địa phương. Việc hợp nhất chương trình LNXH và
LNCĐ là chương trình chủ yếu trong giai đoạn thứ 2 và tăng trưởng rừng
cộng đồng trong giai đoạn 3. Người dân trở thành đối tác, người quản lý và
người chủ của các nguồn tài nguyên rừng. Quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng
là thông qua hợp đồng thuê quyền sử dụng bằng việc tăng cường bảo vệ, quản

lý, phục hồi và phát triển rừng. Các tổ chức của người dân đang làm việc trên
diện tích này với quyền sử dụng an toàn trong 25 năm. Quyền 25 năm với
rừng tạo ra cơ hội để bảo vệ, quản lý và bán các sản phẩm rừng ở các rừng
cộng đồng của họ [1].
Ở Thái lan, Wasi (1997) cho rằng lâm nghiệp cộng đồng là một nhân tố
trợ giúp cho việc phát triển xã hội dân sự ở Thái Lan. Các cộng đồng có địi
hỏi rất lớn được tham gia vào quản lý các nguồn tài nguyên địa phương của
họ do một diện tích rừng lớn đã bị mất bởi việc khai thác gỗ hợp pháp trong
những thập kỷ trước đây. Vandergeets (1996) nhận thấy rằng khai thác rừng ở
Thái Lan đã bị cấm từ năm 1989, Cục Lâm nghiệp Hoàng gia Thái Lan đã
chuyển các mục tiêu từ quản lý khai thác gỗ sang mở rộng bảo tồn rừng.
Quyền của các cộng đồng địa phương quản lý các nguồn tài nguyên của họ đã
trở thành mục tiêu chính của nhiều tổ chức phi chính phủ và cơ quan nghiên
cứu. Gỵmour và Fisher (1997) nhận xét rằng các họat động quản lý rừng cộng
đồng có liên quan đến việc mở rộng trồng rừng trên diện tích đã mất rừng, ở


12

mức độ nào đó khá hơn là việc phối hợp quản lý hoặc chuyển giao việc kiểm
soát cho các cộng đồng [1].
1.3. Những nghiên cứu ở trong nước
1.3.1. Các giai đoạn phát triển rừng cộng đồng ở Việt Nam
Theo James Bampton (2013) [5] lịch sử phát triển rừng cộng đồng ở
Việt Nam gồm 5 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Trước năm 1950 là sự trỗi dậy và sụp đổ của chế độ phong
kiến và thực dân cũng như việc tìm kiếm sự thống nhất bản sắc quốc gia. Điều
đáng trách nhất trong ngành lâm nghiệp ở giai đoạn này là sự thụt lùi trong
việc hỗ trợ những cơ chế quản lý rừng địa phương.
Giai đoạn 2: Từ năm 1950 đến 1977: Giai đoạn “tiền độc lập” là giai

đoạn củng cố và phát triển có kế hoạch. Nhà nước trở thành tác nhân của sự
thay đổi đã quốc hữu hóa rừng và đất rừng. Trong giai đoạn này đã chứng
kiến sự chấm dứt những hỗ trợ cho các quản lý rừng địa phương.
Giải đoạn 3: Từ năm 1978 đến 1991 là giai đoạn chứng kiến sự quan
tâm nhiều hơn đến nạn nghèo đói ở nơng thơn, nạn tàn phá rừng nhanh chóng
và những vấn đề mơi trường khác. Tiếp theo hội nghị lâm nghiệp thế giới năm
1978, đã có một sự phục hồi lại những hỗ trợ cho những cơ chế quản lý địa
phương, lâm nghiệp cộng đồng chủ yếu do những nhà tài trợ từ bên ngoài
thúc đẩy.
Giai đoạn 4: Từ năm 1992 đến 2006 là thời kỳ điều chỉnh cơ cấu, khắc
khổ, giải phóng thị trường và tồn cầu hóa. Nó dẫn đến sự tập chung nhiều
hơn tới các vấn đề xã hội và môi trường và đến năm 2000 là dự thiết lập nên
những mục tiêu Thiên nhiên kỷ. Trong thời gian đó có những thay đổi khá rõ
về quan điểm đối với các mỗi liên kết giữa quản lý rừng, bảo tồn và phát
triển. Đặc biệt trong lâm nghiệp có thêm nhiều chính sách ủng hộ lâm nghiệp
cộng đồng. Nhưng cũng trong giai đoạn này mối quan tâm từ bên ngoài đến


13

những mục tiêu cao hơn đã thu hút sự hỗ trợ của các nhà tài trợ ra khỏi ngành
tài nguyên thiên nhiên kể cả rừng và như vậy khơng cịn sự hỗ trợ trực tiếp
cho việc quản lý rừng theo phân quyền.
Giai đoạn 5: Bắt đầu từ Hội nghị Bali 2007 đến nay. Vấn đề tàn phá
rừng được đưa vào Chương trình Nghị sự của Biến đổi khí hậu đã dãn đến
một sự phục hồi lại sự hỗ trợ từ các nhà tài trợ bên ngoài cho ngành lâm
nghiệp như thơng qua các Chương trình REDD và REDD+.
1.3.2. Thực trạng quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam
Ở Việt Nam rừng cộng đồng được hình thành từ lâu đời và đang trở thành
một phương thức quản lý rừng có hiệu quả được nhà nước quan tâm, khuyến

khích phát triển. Cơng tác giao rừng, giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng được
thực hiện thí điểm tại các tỉnh Hịa Bình, Thừa Thiên Huế và Đắc Nông từ năm
2005. Hiện nay mô hình này đang được nhân rộng và Cao Bằng là một trong
những địa phương đang từng bước thực hiện công tác này.
Tính đến 31 tháng 12 năm 2007 [4] Cả nước có 10.006 cộng đồng dân
cư thơn, chủ yếu là các cộng đồng các đồng bào dân tộc ít người, đang quản
lý và sử dụng 2.792.946,3 ha rừng và đất trống đồi trọc (gọi chung là đất lâm
nghiệp) để xây dựng và phát triển rừng, trong đó: 1.916.169,2 ha đất có rừng
(chiếm 68,6%) và 876.777,1 ha đất trống đồi trọc (chiếm 31,4%). Diện tích
đất lâm nghiệp do cộng đồng quản lý nêu trên chiếm 17,20% diện tích đất quy
hoạch cho mục đích lâm nghiệp trên tồn quốc (16,24 triệu ha); diện tích đất
lâm nghiệp có rừng do cộng đồng quản lý chiếm 15% tổng diện tích rừng của
cả nước (12.873.815 ha) [7].
Trong diện tích đất lâm nghiệp có rừng do cộng đồng quản lý và sử dụng
thì rừng tự nhiên chiếm tuyệt đai đa số lên đến 96%, rừng trồng chỉ chiếm có
4%. Cộng đồng quản lý chủ yếu rừng phòng hộ, đặc dụng (71%), rừng sản xuất
chỉ chiếm 29% [4].


14

Nếu xét về vùng địa lý, vùng Tây Bắc có tỷ lệ rừng cộng đồng cao nhất với
1.893.300,9 ha, chiếm 67,8% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp do cộng đồng
quản lý trên cả nước. Tiếp đến là các vùng Đông Bắc 760.131,1 ha, vùng Tây
Nguyên 62.422,3 ha và Bắc Trung Bộ 58.541,7 ha. Các vùng còn lại diện tích
đất lâm nghiệp giao cho cộng đồng chiếm một tỷ lệ nhỏ. Một số tỉnh khơng có
diện tích rừng và đất rừng giao cho cộng đồng quản lý bảo vệ. (Cục Lâm nghiệp,
năm 2008, Tổng hợp báo cáo rừng cộng đồng của 37 tỉnh, thành phố) [7]
Qua việc giao rừng cho cộng đồng đã tạo công ăn việc làm cho người
dân trong cộng đồng, phát huy được các luật tục tích cực tại địa phương.

Thơng qua việc thực hiện các quy định bảo vệ rừng do người dân cùng nhau
xây dựng lên. Cả cộng đồng đồn kết nhất trí trong việc quản lý bảo vệ rừng,
hạn chế tình trạng khai thác rừng, phát rừng làm nương rẫy, săn bắn, bẫy bắt
động vật hoang dã trong cộng đồng được hạn chế. Rừng sinh trưởng, phát
triển tốt hơn, góp phần bảo vệ mơi trường sinh thái, duy trì nguồn nước,
chống xói mịn sạt lở đất, giảm thiểu các thiệt hại do thiên tai gây ra. Các khu
rừng được cộng đồng bảo vệ theo tập quán, phong tục và truyền thống, như
các khu rừng thiêng được bảo vệ nghiêm ngặt, không xảy ra tình trạng chặt phá,
xâm lấn. Mọi người trong cộng đồng tự giác nhắc nhở nhau cùng bảo vệ khu
rừng khỏi sự tác động từ bên ngoài [21].
Cho đến nay chưa có đánh giá hiệu quả của quản lý rừng cộng đồng trên
phạm vi cả nước nhưng căn cứ vào một số nghiên cứu ban đầu và ý kiến của
các địa phương cho thấy [7]:
- Nhiều nơi rừng cộng đồng được bảo vệ và phát triển tốt. Những nơi
rừng được giao cho cộng đồng quản lý hầu như rừng không bị chặt phá. Hiện
tượng phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản trái phép giảm hẳn. Rừng
sinh trưởng, phát triển tốt hơn.


15

- Bước đầu rừng cộng đồng đã góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao
đời sống người dân, giúp họ có việc làm, tăng thêm thu nhập, đáp ứng nhu
cầu lâm sản chung cho cộng đồng và một số thành viên trên cơ sở có sự đồng
thuận của cả cộng đồng. Như việc một bộ phận dân cư trong cộng đồng tham
gia trực tiếp vào công tác tuần tra, bảo vệ, phát triển rừng được trả tiền công
lao động, giúp họ có thể trang trải chi tiêu, giải quyết một phần khó khăn
trong cuộc sống. Cộng đồng dân cư có thể làm nơng lâm kết hợp hoặc trồng
các lồi cây lâm sản xen với cây lâm nghiệp hoặc trồng dưới tán rừng giúp
tăng thu nhập cho người làm nghề rừng. Với rừng đã thành thục thì phần lớn

các loại lâm sản ngồi gỗ và trong một số trường hợp thì các cây gỗ lớn thành
thục sẽ được khai thác phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng.
- Tiết kiệm các chi phí cho nhà nước. Hiện nay kinh phí cho quản lý
rừng cộng đồng hầu như khơng có hoặc nếu có thì cũng rất ít nhưng rừng
cộng đồng vẫn được bảo vệ tốt, hiệu quả cao hơn so với một số phương thức
quản lý khác. Có thể nói đây là một trong những mơ hình quản lý bảo vệ và
phát triển rừng hiệu quả.
- Góp phần khơi phục truyền thống văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp
của cộng đồng. Thơng qua việc quản lý rừng cộng đồng, có sự giúp đỡ và
hướng dẫn của các cơ quan chức năng, các tổ chức đã góp phần thúc đẩy việc
xây dựng và thực hiện quy chế quản lý bảo vệ rừng ở cộng đồng, thực hiện
quy chế dân chủ ở cơ sở, khơi phục truyền thống văn hóa tốt đẹp cũng như
các hương ước, quy định tiến bộ của cộng đồng. (Cục Lâm nghiệp, năm 2008,
Tổng hợp báo cáo rừng cộng đồng của 37 tỉnh, thành phố) [4].
1.3.3. Các loại hình quản lý rừng cộng đồng đang tồn tại ở trong nước
Ở Việt Nam cả trên phương diện về lý thuyết và thực tế thì các hoạt
động quản lý rừng cộng đồng đã và đang được công nhận. Luật quản lý, bảo
vệ và phát triển rừng năm 2004 đã xác nhận quyền sở hữu của cộng đồng đối


16

với rừng và từ đó đã có những quy định về giao rừng cho cộng đồng dân cư
thôn bản. ở các vùng cao, đặc biệt là các vùng dân tộc thiểu số đều có các
hoạt động quản lý rừng cộng đồng thơng qua các khu “rừng thiêng”, “rừng
ma”, “rừng mó nước” ... Các khu rừng này được người dân quản lý, bảo vệ
một cách khá chặt chẽ và có hiệu quả. Có 4 loại hình quản lý rừng cộng đồng
được nhận dạng ở Việt Nam bao gồm [28]:
Rừng truyền thống (cộng đồng tự cơng nhận)
Đây là loại hình rừng cộng đồng được xây dựng dựa trên niềm tin, tín

ngưỡng của người dân vào rừng. Loại hình rừng này đã được hình thành từ
lâu đời và trải qua nhiều thế hệ. Về mặt pháp lý, loại hình rừng này chưa có
quyền sử dụng đất và sở hữu tài nguyên rừng cũng chưa được xác lập. Tuy
nhiên, trong tiềm thức của cộng đồng thì họ vẫn coi đây là rừng của họ. Chính
vì vậy rừng được quản lý rất chặt chẽ và nghiêm túc thông qua các luật tục,
quy định truyền thống của cộng đồng. Phần lớn cộng đồng quản lý, bảo vệ
rừng khơng vì mục đích kinh tế mà chủ yếu là vì mục đích tín ngưỡng và sinh
tồn (Nguyễn Xn Quát, 2004). Tuỳ từng vùng sinh thái, cộng đồng dân tộc
mà loại hình rừng cộng đồng này có tên gọi khác nhau như: rừng đầu nguồn,
rừng mó nước, rừng bến nước, rừng ma, rừng thiêng, rừng thổ cơng đình
chùa, rừng dịng họ …
Rừng thơn bản
Về mặt xuất xứ, những khu rừng này tiền thân là những rừng làng, rừng
bản, được thành lập từ trước khi có Luật bảo vệ và phát triển rừng. Đây phần
lớn là những khu rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng và rừng tái sinh
phục hồi. Những khu rừng này được hình thành chủ yếu dựa trên những nhu
cầu thực tế của người dân địa phương như bảo vệ nguồn nước cho sinh hoạt,
tưới tiêu, nhu cầu về củi đun, thức ăn và các sản phẩm phụ thu hái ở trong rừng.
Kể từ khi có luật bảo vệ và phát triển rừng, và đặc biệt sau khi có sự đầu tư của


17

dự án 327 và 661 thì các khu rừng này thuộc quyền sở hữu của nhà nước và
được giao khoán cho cộng đồng quản lý, bảo vệ theo nghị định 01/CP, hoặc nghị
định 178/CP.
Về hình thức tổ chức quản lý, thơng thường loại hình rừng này có ban
quản lý rừng cấp thôn bản (hoặc là tổ bảo vệ). Khi chưa có sự đầu tư của nhà
nước thì người dân trong thơn bản tự đóng góp tiền hoặc lương thực để hỗ trợ
cho tổ bảo vệ này. Khi có sự đầu tư của nhà nước thì kinh phí cho tổ bảo vệ

được trích từ khoản ngân sách mà nhà nước đầu tư. (Nguyễn Bá Ngãi, năm
2009, Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam) [7]
Rừng nhóm hộ
Đây là loại hình rừng được thành lập dựa trên sự liên kết của các hộ gia
đình, phần lớn là những khu rừng sản xuất. Các hộ gia đình được nhà nước
giao (hoặc khốn) rừng theo nghị định 02, 163, hoặc 178 nhưng do diện tích
nhỏ lẻ và thiếu nhân cơng vệ nên các hộ gia đình có xu hướng liên kết lại với
nhau để thuận tiện hơn trong q trình trình chăm sóc, bảo vệ và kinh doanh
rừng. Cũng có những nơi (như ở huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) các hộ gia đình
liên kết với nhau và thành lập hợp tác xã lâm nghiệp để quản lý, bảo vệ. Đây
cũng là bước đi sáng tạo của người dân trong quản lý, phát triển và kinh doanh
rừng. (Nguyễn Bá Ngãi, năm 2009, Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam) [7]
Rừng cộng đồng được xã giao
Loại hình rừng này thực chất là rừng của nhà nước, được thực hiện theo
quy định của nghị định 245/CP về phân cấp quản lý rừng. Đây chủ yếu là
những phần rừng đã hết thời hạn đầu tư của dự án 327 và 661 nhưng chưa
giao lại được cho người dân theo nghị định 163 hay 178. Lý do có thể do trữ
lượng và chất lượng rừng quá thấp, hoặc do những khu rừng này ở những nơi
quá xa xôi, hẻo lánh, điều kiện quản lý, bảo vệ gặp nhiều khó khăn. Hoặc
cũng có thể là do chính quyền và các ban ngành chưa hoàn toàn tin tưởng vào


18

khả năng của người dân trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. So với 3 loại
hình rừng cộng đồng ở trên thì loại hình rừng này hiện đang gặp nhiều khó
khăn trong quản lý, bảo vệ vì cơ chế quản lý của nó chưa thật sự rõ ràng.
(Nguyễn Bá Ngãi, năm 2009, Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam) [7].
1.3.4. Những thực tiễn tốt của rừng cộng đồng
+ Quy hoạch sử dụng đất

Phương pháp quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia của người dân
được giới thiệu ở Việt Nam từ giữa thập kỷ 90. Các cơng cụ đánh giá nơng
thơn có sự tham gia của người dân (PRA) được sử dụng để người dân quy
hoạch như đắp sa bản, khảo sát tuyến, điều tra điểm, phỏng vấn .... Nhiều dự
án Quốc tế tại Việt Nam như: Dự án Quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm
nghiệp có sự tham gia của người dân tại Quảng Ninh của FAO/Italy, Dự án
Phát triển Lâm nghiệp xã hội Sông Đà của GTZ/CHLB Đức và nhiều dự án của
các tổ chức khác như KFW, SNV, ADB FSP, ADB/PPTA 3818... đó thử nghiệm
phương pháp quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia của người dân .
Bản quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp cấp xã tỉ lệ 1:10.000 được
người dân cùng tham gia xây dựng phải phân định rõ trên thực địa và trên bản
đồ 3 loại rừng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất; phân định rõ
đối tượng đất và rừng để giao cho các chủ thể được nhận đất và rừng, rừng đó
có rừng được quy hoạch là rừng cộng đồng và sẽ được giao hoặc hợp đồng sử
dụng cho cộng đồng.
+ Giao đất giao rừng (GĐGR) cho cộng đồng
GĐGR cho cộng đồng được thực hiện dựa trên 2 cơ sở quan trọng, đó
là bản quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch quản lý rừng cộng đồng. Phương
pháp GĐGR có sự tham gia của người dân được áp dụng. Ví dụ, từ 2001 đến
2003, tỉnh Sơn La tiến hành giao đất lâm nghiệp trên địa bàn của 170 xã với
kết quả như sau: giao 140.468 ha cho 48.684 hộ; 367.060 ha cho 2.021 cộng


19

đồng dân cư thơn; 31.014 ha cho 4.168 nhóm hộ; 120.374 ha cho 1.742 tổ
chức. Như vậy, 4 đối tượng nói trên được GĐGR lâu dài, được cấp sổ đỏ và
được quyền hưởng lợi. Kết quả cũng cho thấy ngoài hộ gia đình, các đối
tượng trên đều thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng và
phát triển rừng. Khơng có bất cứ biểu hiện nào cho thấy cộng đồng, nhóm hộ

yếu kộm rừng việc quản lý rừng như nhiều người cũng nghi ngờ về tính pháp
lý, khả năng của cộng đồng và nhóm hộ trong quản lý rừng. Thậm chí ở nhiều
nơi, rừng do cộng đồng quản lý cũng được khôi phục và bảo vệ tốt hơn rừng
của hộ gia đình như tại bản Nà Ngà của xã Chiềng Hặc, tỉnh Sơn La. (Nguyễn
Bá Ngãi, năm 2009, Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam) [7]
+ Lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng
Dựa vào bản quy hoạch sử đất lâm nghiệp của xã, các thôn bản tiến hành
lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng bằng phương pháp PRA. Nội dung lập bản
kế hoạch quản lý rừng cộng đồng gồm: Đánh giá tài nguyên rừng có sự tham
gia của người dân; Xây dựng mục tiêu quản lý cho từng khu rừng cộng đồng;
Các giải pháp kỹ thuật; Xây dựng quy chế quản lý; Xây dựng cơ chế nghĩa vụ và
quyền hưởng lợi; Lập kế hoạch thực hiện, giám sát và đánh giá.
Nhiều kinh nghiệm hay về lập kế hoạch quản lý rừng đó được triển
khai ở Việt Nam như: Dự án PAM 5233, từ 1995 đến 1997 đó tiến hành hỗ
trợ 52.000 hộ gia đình lập kế hoạch quản lý rừng cấp hộ làm cơ sở cho đầu tư
trồng rừng 52.000 ha rừng PAM, bình quân mỗi hộ lập kế hoạch và thực hiện
1 ha rừng; Chương trình Phát triển Nơng thơn Miền Núi (MRDP) Việt Nam Thụy Điển trong giai đoạn 1997-2001 đó lập kế hoạch quản lý rừng của 300
thôn bản ở 5 tỉnh miền núi phía Bắc. Dự án Phát triển Lâm nghiệp xã hội
Sơng Đà đó xây dựng quy trình lập kế hoạch phát triển thôn bản (VDP) và Dự
án Phát triển Nông thôn Sơn La – Lai Châu của EU thực hiện lập kế hoạch
quản lý rừng cộng đồng đều cho thấy việc lập kế hoạch quản lý rừng ở cấp


20

làng bản, nhóm hộ và hộ gia đình phải được thực hiện ngay sau khi quy hoạch
sử dụng đất để làm cơ sở cho giao đất giao rừng. (Nguyễn Bá Ngãi, năm
2009, Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam) [7]
+ Cộng đồng tổ chức quản lý rừng
Kinh nghiệm về cộng đồng tổ chức quản lý rừng rất đa dạng và phong

phú. Mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc có những kinh nghiệm riêng, phù hợp với
truyền thống, văn hoá của cộng đồng. Sau đây là một số thực tiễn tốt.
- Cộng đồng quản lý rừng truyền thống:
Ví dụ cộng đồng người tày, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, tự
tổ chức quản lý 310 ha rừng già có từ lâu đời, 170 ha rừng được phục hỏi
từ các diện tích nương rẫy cũ được cộng đồng thu lại, tiến hành khoanh
nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên thành rừng nhằm mục đích giữ nguồn
nước. Cả hai loại rừng này đều do cộng đồng thôn bản tự công nhận được
bảo vệ tốt và sử dụng vào mục đích chung như cung cấp gỗ làm Nhà, giữ
nguồn nước, khai thác củi, măng và các lâm sản phụ khác. Việc bảo vệ và
sử dụng rừng được người dân quy định bằng hương ước. Từ thực tế đó,
chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý lâm nghiệp đó thừa nhận
quyền quản lý, sử dụng các diện tích rừng này của cộng đồng. (Nguyễn Bá
Ngãi, năm 2009, Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam) [7].
- Cộng đồng quản lý rừng theo Nhóm đồng sử dụng:
Tại xã Chiềng Hặc, huyện Sơn Châu, tỉnh Sơn La mơ hình nhóm hộ
đồng sử dụng rừng của người Thái được hình thành. UBND huyện giao đất
giao rừng cho nhóm hộ đồng sử dụng bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất lâm nghiệp (bìa đỏ), có sổ mục kê ghi thửa rừng của các hộ gia đình
đồng sử dụng. Đồng sử dụng ở đây được hiểu là: Rừng thửa rừng giao cho
nhóm hộ, mỗi hộ có quyền quản lý, sử dụng, đầu tư và khai thác như nhau,
cùng chịu trách nhiệm trong việc gây ra cháy rừng, giám sát các thành viên


×