Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Luận văn nghiên cứu đặc điểm sinh thái và khả năng nhân giống vô tính cây thảo quả amomum aromaticum roxb tại tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 67 trang )

i
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................2
2.1. Mục tiêu tổng quát..................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...............................4
1.1. Những nghiên cứu trên thế giới..............................................................4
1.1.1. Những nghiên cứu về họ Gừng ...........................................................4
1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................11
1.2.1. Những nghiên cứu về họ Gừng .........................................................11
1.2.2. Những nghiên cứu về Thảo quả ........................................................17
1.2.3. Hiện trạng phát triển Thảo quả tại Hà Giang.....................................18
1.4. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu......................21
1.4.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................21
1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................25
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............27
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................27
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................27
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................27
2.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................27
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu chung ........................................................27
2.3.2. Cách tiếp cận của đề tài .....................................................................27
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ........................................................28




ii
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................34
3.1. Đặc điểm hình thái lồi Thảo quả.........................................................34
3.2. Đặc điểm sinh thái lồi Thảo quả tại tỉnh Hà Giang.............................37
3.2.1. Đặc điểm khí hậu...............................................................................37
3.2.2. Đặc điểm đất đai................................................................................38
3.2.3. Đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật nơi có lồi Thảo quả phân bố...40
3.3. Đặc điểm phân bố loài Thảo quả tại tỉnh Hà Giang .............................41
3.3.1. Kết quả điều tra Thảo quả trên các tuyến điều tra .............................41
3.3.2. Đặc điểm phân bố thảo quả theo các dạng sinh cảnh ........................42
3.4. Đặc điểm sinh trưởng và sâu bệnh hại Thảo quả..................................43
3.4.1. Kết quả điều tra tình hình sinh trưởng...............................................43
3.4.2. Kết quả điều tra tình hình sâu bệnh hại và cách phòng trừ................45
3.5. Nghiên cứu khả năng nhân giống bằng phương pháp vơ tính ..............46
3.5.1. Tiêu chuẩn cây mẹ được lựa chọn .....................................................46
3.5.2. Ảnh hưởng của tuổi hom đến nhân giống tách hom gốc Thảo quả ...49
3.5.3. Kết quả ảnh hưởng của giá thể đến nhân giống tách hom gốc
Thảo quả ......................................................................................................50
3.5.4. Ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ đến nhân giống tách hom gốc
Thảo quả ......................................................................................................51
3.5.5. Kết quả ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến nhân giống tách hom
gốc cây Thảo quả.........................................................................................53
3.6. Đề xuất giải pháp phát triển bền vững loài Thảo quả...........................54
3.6.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong cơng tác
bảo tồn và phát triển lồi Thảo quả .............................................................54
3.6.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển loài Thảo quả ............................55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................58
1. Kết luận ...................................................................................................58

2. Tồn tại......................................................................................................59
3. Khuyến nghị ............................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................60


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Hiện trạng phân bố Thảo quả tại các huyện của tỉnh Hà Giang...........18
Bảng 3.1. Đặc điểm hình thái lồi Thảo quả tại khu vực nghiên cứu ..................36
Bảng 3.2. Kết quả điều tra sơ bộ về đất đai tại khu vực nghiên cứu ....................38
Bảng 3.3. Mô tả đặc điểm phẫu diện đất ..............................................................39
Bảng 3.4. Phân bố Thảo quả trên các tuyến điều tra ............................................41
Bảng 3.5. Phân bố thảo quả trên các dạng sinh cảnh ...........................................42
Bảng 3.6. Kết quả nghiên cứu sinh trưởng của cây Thảo quả..............................44
Bảng 3.7. Kết quả tuyển chọn cây Thảo quả làm cây mẹ ....................................46
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của loại hom đến nhân giống tách hom gốc Thảo quả......49
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của giá thể đến tỉ lệ sống và sự hình thành rễ mới
của hom Thảo quả ................................................................................................50
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ đến tỉ lệ sống
và sự hình thành rễ của hom Thảo quả.................................................................52
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của thời vụ đến nhân giống giâm hom cây Thảo quả .....53
Bảng 3.12. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
trong cơng tác phát triển lồi Thảo quả tại Hà Giang...........................................54


iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Phẫu diện đất đại diện nơi lồi Thảo quả phân bố ...............................31
Hình 3.1. Hình thái lá cây Thảo quả.....................................................................34
Hình 3.2. Hình thái thân cây Thảo quả.................................................................35

Hình 3.3. Hoa Thảo quả .......................................................................................35
Hình 3.4. Hình thái quả Thảo quả ........................................................................36
Hình 3.5. Cấu trúc thảm thực vật có loài Thảo quả phân bố................................41


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc của Tổ quốc, với tổng diện
tích tự nhiên là 7.914,8 km2, trong đó đất lâm nghiệp có rừng là 437.217,9 ha,
chủ yếu là rừng tự nhiên. Do đặc thù về điều kiện địa hình với dải núi cao Tây
Cơn Lĩnh và Cao ngun Đồng Văn đã tạo nên địa hình cao dần về phía Tây
Bắc, thấp dần về phía Đơng Nam và chia thành 3 tiểu vùng mang đặc điểm
khác nhau. Vùng núi đất phía Tây gồm 2 huyện Hồng Su Phì, Xín Mần và
vùng núi cao phía bắc gồm 4 huyện: Đồng Văn, Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc
với kiểu thời tiết á nhiệt đới và ôn đới, rất phù hợp cho đầu tư phát triển cây
dược liệu mang lại giá trị kinh tế cao. Tiểu vùng thấp bao gồm thành phố Hà
Giang và các huyện cịn lại có thể phát triển cây dược liệu ngắn ngày và cây
thân gỗ đa tác dụng (Quế, Hồi...) làm sản phẩm hàng hóa.
Thảo quả tên khoa học là Amomum aromaticum Roxb., thuộc họ gừng
(Zingiberacea). Đây là một loài cây thân thảo, sống lâu năm dưới tán rừng, có
giá trị dược liệu và giá trị kinh tế cao, đã được con người biết đến từ lâu. Hiện
nay Thảo quả được coi là một lồi cây xóa đói giảm nghèo của cộng đồng các
dân tộc ít người ở các tỉnh miền núi cao phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Lai
Châu, Hà Giang và Cao Bằng. Thảo quả cũng là lồi cây chỉ có thể sinh
trưởng, phát triển và cho năng suất cao khi sống dưới tán rừng. Do đó, để
trồng và phát triển thảo quả địi hỏi người dân phải bảo vệ và phát triển rừng.
Vì vậy, thảo quả đã được đánh giá như một yếu tố quan trọng vừa góp phần

phát triển kinh tế xã hội vùng cao, vừa góp phần bảo vệ và phát triển rừng.
Với nhận thức trên, một số tỉnh đã có chủ trương khuyến khích các địa
phương gây trồng thảo quả.
Thảo quả được trồng phổ biến ở tỉnh Hà Giang từ những năm 1960. Cây
được trồng chủ yếu dưới tán rừng tự nhiên bằng hạt hoặc bằng chồi. Kể từ đó


2
đến nay, diện tích và sản lượng Thảo quả ngày càng tăng, loài cây này cũng
ngày càng được quan tâm và phát triển. Phát triển Thảo quả là một chương
trình phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh nhằm năng cao đời sống của người
dân và góp phần bảo vệ rừng tự nhiên.
Tuy nhiên cho đến nay chưa có nhiều nghiên cứu về bảo tồn, phát triển
nguồn gen của loài này. Cần có nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của
lồi, khả năng nhân giống để có giải pháp bảo tồn đi đôi với phát triển là rất
quan trọng, nhằm bảo tồn sự đa dạng của hệ sinh thái, phát triển bền vững cây
Thảo quả, phục vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, nâng cao hiệu quả kinh tế,
thu nhập cho người dân.
Xuất phát từ những thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu:
“Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và khả năng nhân giống vơ tính cây Thảo
quả - Amomum aromaticum Roxb. tại tỉnh Hà Giang”.
2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát
Cung cấp thông tin về đặc điểm sinh học, sinh thái học loài Thảo quả tại
tỉnh Hà Giang, khả năng nhân giống vơ tính làm cơ sở đề xuất giải pháp phát
triển bền vững loài cây này.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được những đặc điểm cơ bản về hình thái và sinh thái của
loài Thảo quả ngoài tự nhiên.

- Xác định được khả năng nhân giống vơ tính của lồi Thảo quả
- Đề xuất được một số giải pháp phát triển bền vững loài Thảo quả dưới
tán rừng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Bổ sung dẫn liệu về loài loài Thảo quả (Amomum
aromaticum Roxb) tại tỉnh Hà Giang. Là tài liệu tham khảo cho những người
nghiên cứu về sinh thái và nhân giống cho loài Thảo quả.


3
- Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở những luận cứ khoa học thu được, đề
xuất được giải pháp phát triển bền vững loài Thảo quả (Amomum aromaticum
Roxb) tại tỉnh Hà Giang.


4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu trên thế giới
1.1.1. Những nghiên cứu về họ Gừng
1.1.1.1. Về phân loại và đặc điểm của họ
Họ Gừng, tên khoa học Zingiberaceae, bao gồm 53 chi và 1.377 loài.
Trong đó, Amomum là chi lớn thứ hai với khoảng 150 - 180 loài. Nhiều loài là
các loại cây cảnh, cây gia vị, hay cây thuốc quan trọng. Các thành viên quan
trọng nhất của họ này bao gồm gừng, nghệ, riềng, đậu khấu và sa nhân.
Các loài trong họ này là thực vật tự dưỡng hay biểu sinh. Thân rễ lớn,
thường phân nhánh, chứa nhiều chất dự trữ. Lá có các bẹ dài ôm lấy nhau làm
thành thân giả, cuống ngắn và phiến lớn, giữa cuống và bẹ lá có phần phụ gọi
là lưỡi bẹ (ligule). Thân lá thường có mùi thơm. Ở nhiều lồi thân khí sinh chỉ
xuất hiện khi cây ra hoa, mọc lên từ thân rễ, xuyên qua thân giả ra ngoài mang
ở phần cuối một cụm hoa (chi Alpinia), nhưng có lồi cụm hoa nằm ngay trên

thân rễ ở sát mặt đất. Hoa khơng đều, đài hình ống, màu lục, tràng hình ống,
phía trên chia 3 thùy, thùy giữa lớn hơn hai thùy bên. Chỉ có một nhị sinh sản
(ở vòng trong) với 2 bao phấn lớn nứt phía trong. Một cánh mơi hình bản lớn,
màu sặc sỡ, do 3 nhị dính với nhau và biến đổi thành, nằm đối diện với nhị
sinh sản. Hai nhị còn lại biến thành hai nhị lép (vô sinh) nhỏ nằm 2 bên bao
phấn (nhiều khi giảm chỉ còn lại những vảy nhỏ, hoặc mất hẳn). Bầu dưới có 3
ơ, mỗi ơ chứa nhiều nỗn. Vịi nhụy chui qua khe hở giữa 2 bao phấn và thị ra
ngồi. Quả nang, đơi khi là quả mọng. Hạt có nội nhũ và cả ngoại nhũ. Mô của
các loại cây trong họ này tiết ra tinh dầu có mùi đặc trưng.
Họ Gừng (Zingiberraceae) có nhiều chi và gồm nhiều loài khác nhau.
Hầu hết các cây thuộc họ Gừng phân bố chủ yếu ở các nước Đông Nam Á,
Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản. Võ Văn Chi và Dương Đức Tiến đã tổng kết
họ Gừng gồm 45 chi và hơn 1300 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.
(Võ Văn Chi, 1997).


5

1.1.1.2. Về cơng dụng
Họ Gừng (Zingiberaceae) là họ có số lượng lồi nhiều nhất. Đây là một
họ có nhiều đại diện có giá trị làm thuốc chữa bệnh, nhiều lồi được sử dụng
làm gia vị, làm cảnh...
Năm 1999, Vimala và cộng sự khi nghiên cứu sàng lọc các hợp chất
chữa ung thư từ 7 cây thuốc dân tộc nổi tiếng của Malasya thuộc họ Gừng,
phát hiện thấy Gừng dại và Nghệ vàng, có hoạt tính chống ung thư của hợp
chất zerumbol, thành phần chủ yếu chiếm tới 72,3% trong tinh dầu Gừng
gió trên các dịng tế bào ung thư, nhưng mới ở mức độ thử nghiệm trong ống
nghiệm. Từ năm 2003 trở lại đây, các nghiên cứu kháng ung thư của enzymbol
chủ yếu trên động vật, phương pháp nghiên cứu này gần với cơ thể người hơn.
Năm 2009, các nhà khoa học Mỹ phát hiện thấy, zerumbol cịn có tác dụng

ngăn chặn sự mất xương do ung thư gây ra. Khả năng ức chế sự phát triển 50%
số lượng tế bào ung thư trong 1ml trên nhiều dòng tế bào ung thư như gan, tử
cung…
1.1.1.3. Về nhân giống bảo tồn nguồn gen
Trước đây, tại các quốc gia việc bảo tồn tập đoàn Gừng chủ yếu trên
đồng ruộng, tuy nhiên gần đây đã xác định ngân hàng gen đồng ruộng không
phải là giải pháp tối ưu đối với tập đoàn Gừng. Bởi lẽ trồng trên đồng ruộng
Gừng dễ bị các bệnh hại do nấm, virus, vi khuẩn và tuyến trùng, khi độ ẩm đất
không được quản lý tốt. Hơn nữa điều kiện đất đai và độ che bóng cũng khơng
chủ động theo yêu cầu của cây Gừng. Đa số các giống Gừng thu thập đều có
nguồn gốc ở các vùng trung du miền núi, khi đem về trồng trong điều kiện thổ
nhưỡng và khí hậu đồng bằng, thường khơng phù hợp dẫn đến hiện tượng củ
nhỏ dần, phân nhánh kém dẫn và có nguy cơ mất giống. Chính vì thế phương
pháp bảo quản lưu giữu in-vitro là phương pháp đã được chú ý từ những năm
2005 tại các nước có ngân hàng gen phát triển. (Nguyễn Thị Ngọc Huệ, 2013).


6
Việc nhân giống và bảo quản Gừng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế
bào cho kết quả khả quan ở nhiều nước Đông Nam Á như ở Malayxia,
Indonesia, Ấn Độ. Có thể sử dụng mơi trường Murashige-Skoog cải tiến, có
thể bổ sung thêm 6-benzylaminopurin với liều lượng 2-3mg/l. Với phương
pháp này có thể tạo những diện tích sản xuất lớn bằng những giống Gừng có
chất lượng cao, sạch bệnh và tiết kiệm giống. Hơn nữa, những nghiên cứu bổ
sung chất kìm hãm sinh trưởng vào mơi trường ni cấy phục vụ lưu giữ in
vitro cũng đang có nhiều kết quả. (Vũ Ngọc Lộ, 1977).
Tại Indonexia các thí nghiệm nhân giống và bảo quản Gừng bằng cách
nuôi cấy mô từ chồi non ở nách lá của loài Gừng đen (Z. spectabile) trong mơi
trường Murashige-Skoog có bổ sung thêm các chất điều hoà sinh trưởng IAA
(indole-3-acetic acid), NAA (Naphthalene -acetic acid) và BA(6-benzyladenin)

đã cho kết quả khả quan (Nguyễn Thị Ngọc Huệ, 2013).
Để bảo tồn và phát triển trong điều kiện tự nhiên, nguồn gen của cây
Gừng phải được sinh tồn trong một mơi trường thuận lợi, ổn định, ít có những
biến đổi khắc nghiệt mang tính hủy diệt nguồn gen. Song ngày nay, ở hầu hết
các châu lục, điều kiện sinh tồn của các giống, loài Gừng đã và đang đứng
trước thảm họa xói mịn nguồn gen, có nguy cơ mất đi hàng loạt bởi những
biến đổi khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường.
Nhằm bảo tồn nguồn gen gừng trước nguy cơ xói mịn phục vụ cho mục tiêu
chọn tạo giống, các Viện nghiên cứu, trường Đại học, Trung tâm nghiên cứu
của các quốc gia nhiệt đới đã và đang quan tâm, đầu tư với một nguồn tài
chính lớn cho các hoạt động thu thập và lưu trữ nguồn gen Gừng. Trong đó các
lồi Gừng trồng, Gừng tía (Z.montamum Koenig), Gừng gió (Z. zerumber Sm)
được quan tâm đặc biệt.
Tại Malayxia người ta đã thu thập và đưa vào chương trình bảo tồn 3
giống Gừng là Haliya betai (thân rễ màu nhạt), Halyai bara và Halyai indang
(thân rễ có màu đỏ nhạt, rất cay, được sơ chế làm thuốc).


7
Tại Indonesia người ta cũng xác định 3 giống gừng cần được bảo tồn,
khai thác và phát triển trên quy mơ lớn do các giống này có ưu điểm về độ lớn,
năng suất, màu sắc cũng như hương vị và thành phần hóa học.
Tại Ấn Độ gừng gió được xem là loại nguyên liệu cung cấp tinh dầu cho
công nghiệp hóa mỹ phẩm, bởi vậy giống gừng cần được bảo tồn, khai thác và
mở rộng trên quy mơ hàng nghìn ha. Năm 2010, Viện công nghệ sinh học và
cải tiến giống cây trồng Ấn Độ đã tiến hành thu thập 46 mẫu giống Gừng từ
nhiều nước trên thế giới thông qua sự nhận biết Marker phân tử RAPD và SSR.
Hầu hết các mẫu giống này hiện đang được sử dụng với quy mơ hàng nghìn ha
tại các nước châu Á và châu Phi. Nguồn tài nguyên này cũng được đánh giá là
có nhiều đặc tính quan trọng như có hàm lượng dược chất cao, chống chịu tốt

với biến đổi khí hậu và là nguồn thu nhập chính của hàng nghìn nông dân tại
các vùng chuyên canh Gừng. Trên cơ sở thu thập và lưu trữ, hàng trăm giống
gừng có giá trị, cho năng suất và chất lương cao đã được bảo tồn, giới thiệu và
phát triển trong sản xuất. Tại Nhật Bản, Trung Quốc và Hoa Kỳ người ta trồng
loài Z.mioga khá rộng rãi để làm gia vị và chế biến thực phẩm. Tại Ấn Độ,
Gừng gió Z. Zerumbet được trồng làm nguyên liệu để cung cấp tinh dầu cho
công nghiệp hóa mỹ phẩm. Thị trường tiêu thụ và chế biến gừng tăng cao là
động lực để thúc đẩy sản xuất. Một trong những yếu tố hàng đầu để năng cao
năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất gừng là yếu tố giống. Điều đó
cho thấy cơng tác chọn tạo giống ln đóng một vai trị quan trọng. Để đáp
ứng ngày càng cao yêu cầu của công tác chọn tạo giống, việc làm giàu nguồn
gen thông qua các hoạt động thu thập, lưu trữ để tạo ra sự đa dạng về nguồn
gen có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để tạo ta một kiểu gen mới cho sản xuất.
Với ý nghĩa đó, chủ trương làm giàu nguồn gen gừng với sự đa dạng cao về
mặt di truyền đã và đang được tăng cường ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong
đó Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Australia được xem là những nước
đi đầu trong việc thu thập, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên
này với tổng số mẫu đang được lưu giữ tại ngân hàng gen quốc gia là trên 3000
nguồn gen.


8
1.1.2. Những nghiên cứu về chi Amomum và Thảo quả
Thảo quả: có tên khoa học là Amomum aromaticum Roxb, tên gọi khác
là Cardamomum aromaticum (Roxb.) Kuntze, Amomum tsaoko Crévost &
Lemarie thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).
Về chi Amomum: Trên thế giới, chi Sa nhân (Amomum) có khoảng 150
lồi và đây là chi lớn của họ Gừng (Zingiberaceae). Chúng phân bố chủ yếu ở
Nam và Đông Nam châu Á, châu Úc, một số lồi mở rộng đến vùng ơn đới. Ở
Việt Nam, chi Sa nhân (Amomum) có khoảng 21 lồi. Các lồi trong chi này

được trồng hoặc sống dưới tán rừng, khe suối, nơi ẩm ướt,... Nhiều loài trong
chi này được sử dụng làm thuốc, làm gia vị hoặc tinh dầu chiết xuất ở các loài
được ứng dụng trong các lĩnh vực y học, dược phẩm, công nghệ thực phẩm,...
Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. Đã phân tích thành phần hóa học tinh dầu của
một số lồi: Đậu khấu chín cánh (Amomum maximum Roxb.) được thu ở Kỳ
Sơn, Nghệ An, hàm lượng tinh dầu: 0,3%; 0,25% và 0,34 tương ứng với lá,
thân và rễ. -pinen (20,4-40,8%), -pinen (6,8-15,0%), -elemen (2,5-12,8%) và caryophyllen (2,3-10,3%) là các thành phần chính chung cho 3 mẫu tinh dầu.
Sa nhân quả có mỏ (Amomum muricarpum Elmer) được thu ở Pù Mát, Nghệ
An, hàm lượng tinh dầu: 0,3%: 0,26%; 0,40%; 0,35% và 0,32% tương ứng với
lá, thân, rễ, hoa và quả. Thành phần chính cho 5 mẫu tinh dầu là -pinen (24,154,7%) và -pinen (9,2-25,9%) (Lê Thị Hương và cs (2015).
Vị trí của lồi Thảo quả trong hệ thống phân loại được thể hiện như sau:
Giới:

Plantae

Ngành:

Mognoliophyta

Lớp:

Liliopsida
Bộ:

Zingiberales

Họ:

Zingiberaceae


Chi:
Loài:

Amomum
aromaticum


9
Năm 1968, một số nhà nghiên cứu cây thuốc tại Vân Nam, Trung Quốc
đã xuất bản cuốn sách “Kỹ thuật gây trồng cây thuốc ở Trung Quốc”. Cuốn
sách đã đề cập đến cây Thảo quả với một số nội dung chủ yếu sau:
- Phân loại Thảo quả: gồm có tên khoa học (Amomum tsao-ko Crevost
Lemaire), tên họ (Zingiberceae).
- Hình thái: dạng sống, thân, gốc, rễ, lá, hoa, quả.
- Vùng phân bố ở Trung Quốc.
- Đặc điểm sinh thái: khí hậu và đất đai.
- Kỹ thuật trồng: nhân giống, làm đất, trồng, chăm sóc, phịng trừ sâu
bệnh hại.
- Thu hoạch và chế biến, phẩm chất quy cách, bao gói, bảo quản.
- Công dụng: dùng làm thuốc trị các bệnh đường ruột.
Đây là cuốn sách tương đối hoàn chỉnh đã giới thiệu một cách tổng quát
và có hệ thống về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, kỹ thuật gây trồng, thu
hái chế biến và bảo quản (Dẫn theo Phan Văn Thắng, 2002).
Năm 1992, J.H. de Beer - một chuyên gia lâm sản ngồi gỗ của tổ chức
Nơng lương thế giới - khi nghiên cứu về vai trò và thị trường của lâm sản ngoài
gỗ đã nhận thấy giá trị to lớn của Thảo quả đối với việc tăng thu nhập cho người
dân sống trong khu vực vùng núi nơi có phân bố Thảo quả nhằm xố đói giảm
nghèo, đồng thời là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội vùng núi và bảo
tồn phát triển tài nguyên rừng. Về nhu cầu thị trường của Thảo quả là rất lớn, chỉ

tính riêng ở Lào, hàng năm xuất khẩu khoảng 400 tấn sang Trung Quốc và Thái
Lan. Đây là cơng trình nghiên cứu tổng kết về vai trị Thảo quả đối với con người,
xã hội cũng như tình hình sản xuất buôn bán và dự báo thị trường, tiềm năng phát
triển của Thảo quả (Dẫn theo Phan Văn Thắng, 2002).
Năm 1996, Tiền Tín Trung, một nhà nghiên cứu về cây thuốc dân tộc
tại Viện Vệ sinh dịch tễ công cộng Trung Quốc biên soạn cuốn sách “Bản thảo
bức tranh màu Trung Quốc”. Cuốn sách đã mô tả tới hơn 1000 loài cây thuốc ở


10
Trung Quốc, một trong số đó là Thảo quả. Nội dung đề cập là: Tên khoa học,
một số đặc điểm sinh vật học và sinh thái học cơ bản, công dụng và thành phần
hoá học của Thảo quả (Dẫn theo Phan Văn Thắng, 2002).
Năm 1999, trong cuốn “Tài nguyên thực vật của Đông Nam Á” L.S. de
Padua, N. Bunyapraphatsara và R.H.M.J. Lemmens đã tổng kết các nghiên cứu
về các cây thuộc chi Amomum trong đó có Thảo quả. Ở đây tác giả đề cập đến
đặc điểm phân loại của Thảo quả, công dụng, phân bố, một số đặc điểm sinh
vật học và sinh thái học của Thảo quả. Tác giả cũng trình bày kỹ thuật nhân
giống, trồng, chăm sóc bảo vệ, thu hái, chế biến, tình hình sản xuất và buôn
bán Thảo quả trên thế giới (Dẫn theo Phan Văn Thắng, 2002).
Cây Thảo quả được phân bố ở Ấn Độ, Nê pan, Nam Trung Quốc,
Campuchia. Ở Ấn Độ, hạt và dầu được dùng như loài Amomum subulatum
Roxb để làm thuốc lợi tiêu hóa, dùng chữa đau thần kinh, dùng trong bệnh lậu
như kích dục và giải độc khi bị cạp đốt hoặc rắn cắn. Dầu hạt thơm, kích thích,
lợi tiêu hóa và dùng đắp lên mí mắt để tiêu viêm. Ở Trung Quốc, Thảo quả
được dùng chữa ho, đau ngực có đờm lỗng, bụng dạ lạnh đau, tỳ hư, ỉa chảy,
và sốt rét.
Thảo quả dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách ẩm thiện chính
yếu, là quả chín phơi hay sấy khô của cây Thảo quả thuộc họ Gừng
(Zingiberaceae).

Thảo quả có nguồn gốc ở các tỉnh phía nam Trung Quốc (Vân Nam,
Quảng Đơng), là một lồi cây đặc sản đã được gây trồng từ hàng trăm năm
trước đây ở Trung Quốc. Thảo quả được coi là một trong những vị thuốc quý
của Trung Quốc. Trong mỗi vị thuốc bổ của người Trung Quốc không thể
thiếu Thảo quả, Thảo quả cịn là hương vị cho các món ăn đặc sản của dân tộc
Trung Quốc cũng như ở Việt Nam.
Nhân giống Thảo quả có thể thực hiện bằng phương pháp giâm hom,
hữu tính bằng hạt, hoặc ni cấy mơ tế bào. Trên thế giới có một số cơng trình


11
nghiên cứu bảo tồn và nhân giống in vitro chi Amomum. Sajina et al., (1997)
đã nhân giống Amomum subulatum Roxb, đây là lồi cây có giá trị kinh tế
quan trọng nhất ở Bengal - Ấn Độ. Amomum tsao-ko Crevost et Lemaire
Hongdong (2006) đã được nhân giống nuôi cấy mô in vitro từ chồi đỉnh. Mơi
trường thích hợp cho nhân chồi là MS+BA 6 mg/L+NAA 0.1 mg/L+TDZ 0.05
mg/L (hệ số nhân đạt 2.34 lần). Môi trường ra rễ là môi trường 1/2MS+IBA
0.2 mg/L hoặc 1/2MS+NAA 0.2 mg/l. Nói chung, các cơng trình nghiên cứu
về chọn giống, nhân giống và phát triển nguồn gen về Thảo quả chủ yếu được
công bố bởi các nhà khoa học Trung Quốc và Ấn Độ.
1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.1. Những nghiên cứu về họ Gừng
1.2.1.1. Về phân loại và đặc điểm
Trong bộ Gừng (Zingiberales) ở Việt Nam, họ Gừng (Zingiberaceae) là
họ có số lượng lồi nhiều nhất. Đây là một họ có nhiều đại diện có giá trị làm
thuốc chữa bệnh, nhiều lồi được sử dụng làm gia vị, làm cảnh...
Họ Gừng (Zingiberaceae) ở Việt Nam hiện có 12 chi và 61 lồi. (Võ
Văn Chi, 1996; 1978)
Ở Việt Nam, Phạm Hoàng Hộ, 1999, đã thống kê chi Gừng gồm có 11
lồi Gừng Zingiber offinale, Gừng lá nhọn Zingiber acuminatum, Gừng nam

bộ Zingiber cochinchinensis, Gừng eberhardt Zingiber eberhardtii, Gừng lúa
Zingiber gramineum, Gừng một lá Zingiber monophylum, Gừng boc-da
Zingiber pellium, Gừng tía Zingiber montanum, Gừng đỏ Zingiber rubens,
Gừng lơng hung Zingiber rufopilosum, Gừng gió Zingiber zerumber. Trong đó
có các lồi sau là phổ biến: Gừng Zingiber offinale, Gừng gió Zingiber
zerumber, Gừng tía Zingiber montanum.
Một tài liệu khác cho biết họ gừng có khoảng 47 chi và hơn 1.000 loài,
phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu ở Nam và Đông Nam châu Á.
Ở Việt Nam hiện biết gần 20 chi và gần 100 lồi, trong đó nhiều cây có giá trị.


12
Kết quả nghiên cứu của Trung tâm Tài nguyên thực vật cho thấy Việt
Nam có tài nguyên cây họ Gừng phong phú cả về lồi và trong lồi. Trong đó
đặc biệt chú ý là

các

chi

Riềng

(Alpinia),

Nghệ

(Curcuma),

chi


Gừng (Zingiber), chi Địa liền (Kaempferia) và chi Ngải tiên (Hedychieae) có
số lượng lồi cao và đa dạng di truyền rộng. Kết quả đánh giá cho thấy tập
đoàn cây họ Gừng thu thập từ năm 1994- 2012 ở Việt Nam bao gồm 334 mẫu
giống của 22 loài khác nhau thuộc 9 chi của nguồn gen cây họ Gừng. Trong đó
chi Gừng - Zingiber có số lượng lồi và số lượng mẫu thu thập lớn hơn cả, tới
218 mẫu giống. Hiện tại toàn bộ các mẫu giống của các loài thuộc chi Gừng
đang được bảo quản trong chậu vại tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật, An
Khánh, Hoài Đức, Hà Nội. Ở Việt Nam chi Gừng (Zingiber Rose) được thuần
hố sớm và trồng phổ biến và có nhiều ứng dụng khác nhau cho con người như
làm thuốc, gia vị, thực phẩm. Tuy nhiên nguồn gen cây họ Gừng đang có nguy
cơ mất mát nhanh, rất cần có định hướng bảo tồn đúng đắn để phục vụ xã hội
trong tương lai. (Nguyễn Thị Ngọc Huệ, 2013).
Kết quả nghiên cứu họ Gừng (Zingiberaceae) ở Vườn Quốc gia (VQG)
Pù Mát, Nghệ An, được thực hiện từ 2015-2015 bởi Lê Thị Hương và cs
(2018), đã xác định được 48 loài, 11 chi, trong đó 4 chi và 27 lồi bổ sung cho
danh lục Pù Mát (2017). Các chi đa dạng nhất tại khu vực nghiên cứu là
Alpinia (17 loài), Amomum (9 loài), Zingiber (8 lồi). Mơi trường sống của các
lồi họ Gừng chủ yếu ở rừng thứ sinh và ven suối cùng với 40 loài, rừng
nguyên sinh với 36 loài và trảng cây bụi với 22 loài. Các loài cây họ Gừng ở
khu vực nghiên cứu có các giá trị sử dụng khác nhau như cho tinh dầu với 48
loài, làm thuốc với 32 loài, làm gia vị với 7 loài, ăn được với 5 loài và làm
cảnh với 2 loài.
Tạ Thị Thủy và cs (2019), nghiên cứu về thành phần hóa học cây Thảo
quả đồng (Amomum koenigii J. F. Gmelin) đã phân lập được 6 hợp chất từ các
bộ phận thân rễ và quả cây. Bằng các phương pháp phổ (IR, MS, NMR) cấu


13
trúc hóa học của các hợp chất được xác định là 5-hydroxy-3,7,4¢trimethoxyflavon (1), β-sitosterol (2), 5-hydroxy-(4-hydroxyphenyl) eicosan-3on (3), 5-hydroxy-3,7,3¢,4¢-tetramethoxyflavon (4), 3,5-dihydroxy-7,3¢,4¢trimethoxyflavon


(5)

và p-hydroquinon

(6).

Các

hợp

chất

flavonoid 1, 4 và 5 được xác định định lượng bằng phân tích RP-HPLC trong
thân rễ cây lần lượt là 1,81, 1,38 và 1,76%.
Nằm trong dự án nghiên cứu tính đa dạng sinh học cây họ Gừng ở vùng
Núi Cấm hướng đến ứng dụng trong việc điều chế các thuốc chữa bệnh, Trần
Thu Hoa và cs (2013) đã thu thập được hơn 20 mẫu cây họ Gừng có tên bắt
đầu bằng chữ "ngải" tại vùng Núi Cấm. Đặc điểm chung của các mẫu này là
hình thái của chúng khá giống nhau. Trong đó, lồi "Ngải sậy củ lớn" (tên phổ
thông thường gọi ở vùng Núi Cấm, Tịnh Biên, An Giang) đã được chứng minh
là cây thuốc có tiềm năng trị ung thư. Gần đây, trình tự DNA dùng làm tiêu
chuẩn định danh hoặc tái định danh được sử dụng rộng rãi để nhận định loài và
xác định mối quan hệ phát sinh lồi. Đã có khá nhiều nghiên cứu sử dụng trình
tự ITS và gen matK để xây dựng cây phát sinh lồi. Đối với họ Gừng, trình tự
ITS và matK được dùng

để

xây


dựng

cây

phát

chi Amomum (Alpinioideae: Zingiberaceae), chi Globba và

sinh

lồi

tơng Lobbeae,

chi Alpinia, chi Gừng, chi Boesenbergia Thái Lan. Trong nghiên cứu này, mẫu
ngải có ký hiệu N6 (tên thường gọi là Ngải sậy củ lớn) được nghi ngờ là loài
mới, do đó các đặc điểm dược liệu cơ bản như hình thái của rễ và thân, đặc
điểm vi học, thành phần hoá học, thành phần tinh dầu cũng như giải trình tự
vùng ITS và vùng matK nhằm định danh sơ bộ được tập trung phân tích.
Ở Việt Nam, chi Sa nhân hiện biết có 21 lồi, được trồng hoặc sống dưới
tán rừng, khe suối, nơi ẩm ướt... Nhiều loài trong chi này có thể sử dụng làm
thuốc, làm gia vị hoặc tinh dầu chiết xuất được ứng dụng trong các lĩnh vực y
học, dược phẩm, công nghệ thực phẩm

Kết quả điều tra đặc điểm và phân bố

chi Sa nhân ở Nghệ An, tác giả Lê Thị Hương (2015) đã xác định được 10 loài


14

thuộc chi Sa nhân (Amomum), trong đó có 4 lồi lần đầu tiên xác định phân bố
ở Nghệ An; đã mô tả đặc điểm, sinh học sinh thái, phân bố và giá trị sử dụng
của các loài phân bố ở Nghệ An. Tất cả các loài thuộc chi Sa nhân đều có giá
trị sử dụng như cho tinh dầu (9 loài), làm thuốc (7 loài) và làm gia vị (4 lồi).
Mơi trường sống của các lồi chủ yếu dưới tán rừng, ven suối, rừng thứ sinh,
rừng nguyên sinh và trảng cây bụi.
1.2.1.2. Về công dụng
Trong y học cổ truyền phương Ðông, ở các nước Trung Quốc, Ấn Ðộ,
Việt Nam v.v... các lương y đã dùng gừng làm thuốc từ hơn 2.000 năm. Thân
rễ (thường gọi là củ) - Rhizoma Zingiberis, có tên là Can khương. Ở Việt Nam,
gừng được trồng từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên. Hiện nay, cây được trồng
ở khắp các địa phương, từ vùng núi cao đến đồng bằng và ngoài các hải đảo.
Thân rễ, thu hái vào màu đông, dùng tươi là sinh khương, phơi hoặc sấy
khơ là can khương. Cịn dùng tiêu khương (gừng khơ thái lát dày, sao sém
vàng, đang nóng, vẩy vàt nước, đậykín. để nguội
); bàokhương (gừng khơ
đã bàochế); thán khương (gừng khơ tháilát dày, saocháyđen tồn tính).
Thân rễ phơi khô chứa: Tinh bột (>50%), protein (9%), lipid (6-8%)
gồm triglyceride, acid phosphatidic, lecithin và các acid tự do; chất xơ (5.9%),
tro(5.7%), canxi (0.1%), photpho (0.15%), sắt (0.011%), natri (0.03%), kali
(1.4%), vitamin A (175 IU/100g), B1 (0.05mg/100g), vitamin B2
(0.13mg/100g), niacin (1.9mg/100g), vitamin C (12mg/100g), và khoảng
380kcal/100g.
Gừng chứa 2-3% tinh dầu với thành phần chủ yếu là các hợp chất
hydrocarbon sesquiterpenic: β-zingiberen (35%), ar-curcumenen (17%), βfarnesen (10%) và một lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như
geraniol, linalol, borneol.
Nhựa dầu chứa 20-25% tinh dầu và 20-30% các chất cay. Thành phần
chủ yếu của nhóm chất cay là zingeron, shogaol và zingerol, trong đó gingerol



15
chiếm tỷ lệ cao nhất. Ngoài ra, trong tinh dầu Gừng còn chứa α-camphen, βphelandren, eucalyptol và các gingerol. Cineol trong Gừng có tác dụng kích
thích khi sử dụng tại chỗ và có tác dụng diệt khuẩn trên nhiều vi khuẩn.
1.2.1.3. Bảo tồn nguồn gen
Ở Việt Nam, việc xác định các giống Gừng trồng ở nước ta hiện còn là
vấn đề phức tạp và hình như chưa được điều tra, nghiên cứu có hệ thống. Mới
chỉ có một số nghiên cứu lẻ tẻ về phân loại thực vật, đánh giá tập đồn và bảo
tồn trong vườn gia đình, cịn các nghiên cứu sâu về chọn tạo nhân giống và lưu
giữ bảo quản Gừng in vitro, hồn thiện quy trình nhân giống hầu như chưa có
cơ quan nào thực hiện. (Nguyễn Thị Ngọc Huệ, 2013)
Thu thập các giống Gừng là nhiệm vụ quan nhằm bảo tồn lâu dài những
nguồn gen Gừng địa phương, bản địa có giá trị vì mục tiêu đa dạng nguồn
dược liệu, gia vị và nguyên liệu cho các ngành chế biến đồ hộp ở nước ta trong
tương lai. Theo hướng đó trong những năm qua các Viện, Trường và Trung
tâm nghiên cứu đã tiến hành điều tra, thu thập nguồn gen Gừng ở một số tỉnh
thành trong cả nước. Trung tâm tài nguyên thực vật, Viện Khoa học Nông
nghiệp Việt Nam thông qua nhiệm vụ thường xuyên đã tiến hành thu thập ở
hầu khắp các vùng sinh thái với tổng số trên 300 mẫu giống tính đến năm
2011. Trong giai đoạn 2008 - 2011 Trung tâm giống cây trồng và công nghệ
nông nghiệp thuộc Hội giống cây trồng Việt Nam đã tiến hành nhiệm vụ: "Thu
thập, đánh giá, khai thác và sử dụng nguồn gen Gừng nghệ, góp phần bảo tồn
đa dạng cây trồng ở Việt Nam" và đã thu thập trên 200 nguồn gen này đã được
chuẩn hóa, nhân giống, mơ tả, đánh giá và lưu giữ tại Lương Sơn, Hịa Bình
trong giai đoạn 2008-2011. Ngồi ra, cơng tác thu thập nguồn gen Gừng cịn
được tiến hành ở một số cơ sở nghiên cứu khác như Trung tâm nghiên cứu cây
thuốc thuộc Viện Dược liệu TW và một số công ty dược phẩm trong nước, đưa
tổng số nguồn gen Gừng được thu thập lên trên 500 mẫu giống. Bảo tồn là
nhiệm vụ quan trọng nhằm lưu giữ nguyên trạng về số lượng và chất lượng
nguồn gen sau thu thập.



16
Một số đề tài dự án các cấp nhân giống và nuôi trồng thử nghiệm một số
cây dược liệu đã được tiến hành ở nước ta, như dự án: “Hoàn thiện quy trình
nhân giống và trồng thử nghiệm cây dược liệu Hà thủ ô đỏ (Polygonum
multiflorum), cây Thảo quả (Anoetochilus) tại Phú Yên” giai đoạn 2014-2016.
Dự án: “Nghiên cứu xây dựng và hồn thiện quy trình nhân giống một số lồi
dược liệu và xây dựng mơ hình sản xuất giống để xây dựng vùng trồng dược
liệu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” giai đoạn 2015-2017. Dự án: “Xây dựng mơ
hình ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật nhân giống Thảo quả
(Anoectochilus setaceus) và Lan Thạch hộc tía (Dendrobium officinale Kimura
et Migo) tại Hải Phịng” giai đoạn 2016-2018. Một số nhiệm vụ khai thác phát
triển nguồn gen cây Khơi tía, Hà thủ ơ đỏ, Đẳng sâm, Đinh lăng, Hoàng tinh
hoa đỏ, Hoàng tinh hoa trắng,... Các Nhiệm vụ này tập trung vào xây dựng
được quy trình nhân giống bằng giâm hom hoặc sản xuất cây giống từ hạt, xây
dựng mơ hình trồng, thu hái và sơ chế, chế biến. Nhìn chung, các Nhiệm vụ đã
được thực hiện chưa quan tâm đến tuyển chọn, chọn lọc nguồn gen tốt có năng
suất, chất lượng cao, xây dựng vườn giống gốc tại vùng sinh thái bản địa để
cung cấp nguồn giống chất lượng cao cho sản xuất tại vùng miền núi nước ta.
Vì vậy, các Nhiệm vụ sau khi kết thúc, nguồn gen đã bị thất thốt, chết dần do
khơng được bảo tồn trong vườn giống, phát triển nhân giống và mở rộng vùng
sản xuất sau đó. Đồng thời các Nhiệm vụ chưa đầu tư cho xây dựng quy trình
nhân giống ở quy mô công nghiệp, sử dụng giá thể siêu nhẹ, giúp cho cây
giống có tỷ lệ sống cao. Nguồn giống cung cấp cho sản xuất còn hạn chế, chưa
ban hành được tiêu chuẩn cây giống và giống gốc cho các loài cây dược liệu.
Hiện nay trên địa bàn các tỉnh miền núi có các Trung tâm nhân giống và
nuôi trồng một số cây dược liệu. Để phát triển cây dược liệu có giá trị kinh tế
cao với quy mô lớn, không chỉ cần nguồn giống chất lượng cao, mà cả số
lượng lớn cho nuôi trồng. Nhu cầu về giống cây dược liệu trên địa bàn các tỉnh
là rất lớn, trong khi khả năng sản xuất và cung ứng cây giống còn rất hạn chế,



17
chủ yếu là sản xuất theo phương pháp truyền thống và nhập khẩu giống. Quy
trình trồng trọt và thu hái chưa hoàn chỉnh.
1.2.2. Những nghiên cứu về Thảo quả
Vào những năm 1960 đến những năm 1980, một số nhà khoa học khi
nghiên cứu về cây thuốc ở nước ta đề cập đến Thảo quả. Do Thảo quả là cây
“truyền thống”, có đặc thù riêng khác với một số lồi lâm sản ngồi gỗ là có
phạm vi phân bố hẹp, chúng được trồng chủ yếu dưới tán rừng ở các tỉnh phía
Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang nên các nhà khoa học ít quan tâm. Các cơng
trình nghiên cứu liên quan còn tản mạn (Dẫn theo Phan Văn Thắng, 2002).
Tác giả Phan Văn Thắng, khi nghiên cứu về cây Thảo quả ở các tỉnh
miền núi phía Bắc đã cho rằng: Phát triển cây Thảo quả là hướng đi đúng đắn
nhằm nâng cao đời sống cho người dân miền núi nói chung, nhưng các cơ quan
liên quan cần nỗ lực nhiều hơn nữa để vừa nâng cao được giá trị kinh tế của
cây Thảo quả, vừa bảo vệ được rừng trong tự nhiên. Bởi nếu cứ mở rộng diện
tích trồng Thảo quả dưới tán rừng tự nhiên thì hậu quả là rừng tự nhiên sẽ ngày
càng bị tàn phá nghiêm trọng.
Năm 1982, Đồn Thị Nhu cơng bố kết quả nghiên cứu của mình về
“Bảo vệ, khai thác nguồn tài nguyên cây thuốc thiên nhiên và phát triển trồng
cây thuốc trên rừng ở Việt Nam”. Trong đó tác giả kết luận: “Thảo quả là cây
dược liệu quý và thích nghi tốt ở điều kiện dưới tán rừng, tuy nhiên cho đến
nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về kỹ thuật gây trồng Thảo quả dưới tán
rừng” (Dẫn theo Phan Văn Thắng, 2002).
Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hải và cs (2019), được tiến hành nhằm
xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây Thảo quả từ đoạn thân ngầm mang
mắt ngủ. Thời gian thích hợp nhất trong năm để thu mẫu đoạn thân ngầm mang
mắt ngủ Thảo quả là từ tháng 4 đến tháng 6. Xử lí HgCl2 nồng độ 0,1% trong
8 phút là thích hợp nhất cho việc khử trùng đoạn thân ngầm mang mắt ngủ

Thảo quả với tỉ lệ mẫu sạch bệnh và bật chồi đạt 26,67%. Môi trường MS bổ


18
sung 1,0 mg/L BAP là mơi trường thích hợp nhất trong giai đoạn nhân nhanh,
với hệ số nhân là 4,13 chồi/mẫu, chiều cao chồi trung bình 5,4 cm và chất
lượng chồi tốt sau 6 tuần nuôi cấy. Môi trường ra rễ thích hợp cho chồi Thảo
quả là MS có bổ sung 0,5 mg/L IBA với tỉ lệ ra rễ đạt 100%, số rễ trung bình
đạt 5,5 rễ/chồi và chiều dài rễ trung bình đạt 6,1 cm sau 8 tuần ni cấy.
1.2.3. Hiện trạng phát triển Thảo quả tại Hà Giang
Theo số liệu kế thừa và thực tế điều tra tổng diện tích cây Thảo quả trên
tồn tỉnh Hà Giang đạt 9.363 ha (chiếm 87,3% tổng diện tích cây dược liệu của
tỉnh), được phân bố ở hầu hết các huyện. Phần lớn diện tích đang cho thu
hoạch phân bố ở tiểu vùng núi cao phía Bắc, với diện tích 2.285 ha chiếm tỷ lệ
hơn 51%.
Bảng 2.1. Hiện trạng phân bố Thảo quả tại các huyện của tỉnh Hà Giang
TT

Hạng mục

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Tổng số

9.363

100


I
1

Tiểu vùng núi cao phía Bắc
Quản Bạ

2.453
2.106

26,20

2

Yên Minh

197

3

Đồng Văn

136

4

Mèo Vạc

14

II

1

Tiểu vùng núi đất phía Tây
Hồng Su Phì

3.867
1.467

2

Xín Mần

2.400

Tiểu vùng thấp

3.043

III
1

TP Hà Giang

2

Bắc Mê

3

Vị Xuyên


4

Bắc Quang

100

5

Quang Bình

14

41,30

32,50

200
29
2.701

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển cây dược liệu tỉnh Hà Giang
giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2025)


19
Kết quả bảng trên cho thấy: diện tích Thảo quả nhiều nhất tập trung tại
huyện Vị Xuyên với diện tích 2.701ha, sau đó đến huyện Xín Mần là
2.400ha và Quản Bạ là 2.106ha. Tổng diện tích Thảo quả tại Hà Giang là
9.363ha. Như vậy đây là vùng có tiềm năng phát triển Thảo quả của vùng

Đông Bắc Việt Nam.
Theo Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển cây
dược liệu tỉnh Hà Giang giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2025 cũng
đã xác định phát triển Thảo quả bền vững, phát triển Thảo quả gắn với bảo vệ
và phát triển rừng, đem lại thu nhập ổn định và từng bước xóa đói giảm nghèo
cho cho người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số vùng cao, vùng đặc biệt
khó khăn của tỉnh.
1.3. Thảo luận
Điểm qua các cơng trình nghiên cứu ở cả trên thế giới và ở Việt Nam
đều có thể nhận thấy, họ Gừng, chi Amomum, loài Thảo quả đã được nhiều nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu. Các cơng trình nghiên cứu đi sâu vào nhiều
lĩnh vực, từ việc phân loại, đặc điểm hình thái, sinh thái, chọn giống, nhân
giống và kỹ thuật gây trồng nhiều loài trong họ, thị trường tiêu thụ, xác định
tiềm năng, vai trò của chúng đối với cộng đồng đặc biệt là cộng đồng dân cư
sống gần rừng. Các kết quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng để xác định được
giá trị và là căn cứ để phát triển các loài cây lâm sản ngoài gỗ. Mặc dù ở Việt
Nam, các nghiên cứu được thực hiện khá muộn so với thế giới, tuy nhiên các
nghiên cứu cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Ở Việt Nam, tiềm năng
cây LSNG là rất lớn, đa dạng cả về chủng loại, số lượng lẫn phân bố. Tuy
nhiên, do chỉ chú ý tới khâu khai thác tự nhiên nên tới nay hầu hết rừng tự
nhiên của nước ta chỉ còn rất ít cây LSNG có giá trị, người dân sinh sống gần
rừng bắt đầu khai thác và xâm lấn trái phép tài nguyên LSNG ở các khu rừng
quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên để phục vụ cho sử dụng tại chỗ và sử dụng
làm hàng hóa bn bán gây tác động nghiêm trọng tới công tác bảo tồn và phát
triển rừng. Đã có nhiều nghiên cứu và thử nghiệm về kỹ thuật giâm hom và đã


20
giâm hom thành công với nhiều loại cây trồng cả về cây lâm nghiệp, cây cảnh
26 và cây nông nghiệp. Nhưng ít có các cơng trình nghiên cứu và nhân giống

về các loại cây lâm sản ngồi gỗ nói chung và cây dược liệu nói riêng. Đối với
cây lâm nghiệp, các nhà khoa học chỉ chú ý đến các loại cây cho sản phẩm là
gỗ tròn như: Keo, Bạch đàn…chưa có nhiều nghiên cứu, tìm hiểu về kỹ thuật
nhân giống, thuần hóa và gây trồng các loại lâm sản ngồi gỗ mà hiện nay
cũng có giá trị kinh tế khơng kém sản phẩm gỗ tròn. Người dân sống ở trong
rừng và gần rừng chủ yếu chỉ khai thác các loại lâm sản từ rừng, họ chỉ quan
tâm đến lợi ích trước mắt mà không quan tâm đến giá trị lâu dài mà khai thác
đến cạn kiệt nguồn tài nguyên này. Khai thác lâm sản ngoài gỗ được coi là một
phần kế sinh nhai của người dân sống gần rừng và phụ thuộc vào rừng. Mặt
khác, do địa hình phức tạp đa số là đồi núi, lại thêm nhân dân ở nhiều nơi khác
đến khai thác và thu hái nên công tác quản lý các loại lâm sản ngoài gỗ gặp
nhiều khó khăn. Vì vậy, khuyến khích thuần hóa và gây trồng các loại lâm sản
ngoài gỗ trong rừng tự nhiên, dưới tán rừng trồng và trong vườn nhà là hết sức
cần thiết. Đa số các loại lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu đều có chu kỳ sinh
trưởng ngắn hơn là cây cho sản phẩm là gỗ tròn mà lại có giá trị kinh tế cao.
Lại có thể trồng dưới tán rừng nên tận dụng được tối đa sức sản xuất của đất
lâm nghiệp.
Cây Thảo quả có vai trị rất quan trọng đối với người dân, là nguồn thu
nhập chủ yếu để nâng cao đời sống, góp phần xố đói giảm nghèo cho người
dân. Vì vậy, phát triển Thảo quả dưới tán rừng tự nhiên vừa tăng thêm thu
nhập vừa bảo vệ được tầng cây gỗ của rừng, đồng thời bảo vệ được mơi trường
sống. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nghiên cứu sâu về đặc điểm sinh học, sinh
thái loài Thảo quả và khả năng nhân giống cây Thảo quả. Do đó, cơ sở cho
việc phát triển gây trồng cho lồi này cịn rất hạn chế, đặc biệt là những hiểu
biết về đặc điểm sinh học, sinh thái, nhân giống, là cơ sở cho việc gây trồng,
phát triển là cần thiết.


21
1.4. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

1.4.1. Điều kiện tự nhiên
a).Vị trí địa lý
Hà Giang là tỉnh miền núi nằm ở địa đầu biên giới vùng cực Bắc của tổ
quốc, có toạ độ địa lý từ 22o23' đến 23o23' độ vĩ Bắc và từ 104o20' đến 105o34'
độ kinh Đông. Trung tâm tỉnh là thành phố Hà Giang cách thủ đô Hà Nội
khoảng 320 km, vị trí tiếp giáp được xác định như sau:
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp nước Cộng hồ Nhân dân Trung Hoa với
đường biên giới dài 277,52 km.
- Phía Nam giáp tỉnh Tun Quang;
- Phía Đơng giáp tỉnh Cao Bằng;
- Phía Tây giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái.
Hà Giang có diện tích 791.489 ha, bằng 2,4% diện tích cả nước, gồm 10
huyện, 1 thành phố và 195 đơn vị hành chính cấp xã, với 8 cửa khẩu, trong đó
cửa khẩu quốc gia Thanh Thuỷ đang được đầu tư xây dựng thành cửa khẩu
quốc tế.
b). Địa hình
Nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía Bắc lãnh thổ Việt Nam,
Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung
bình từ 800 m đến 1.200 m so với mực nước biển. Địa hình Hà Giang về cơ
bản, có thể phân thành 3 vùng sau:
- Vùng cao phía Bắc cịn gọi là cao nguyên Đồng Văn, gồm các huyện Quản
Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với 90% diện tích là núi đá vơi, đặc trưng cho
địa hình karst. Ở đây có những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và
hẹp, nhiều vách núi dựng đứng. Ngày 03/10/2010 cao nguyên đá Đồng Văn đã gia
nhập mạng lưới Công viên địa chất tồn cầu với tên gọi: Cơng viên địa chất Cao
nguyên đá Đồng Văn.


×