Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Luận văn nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và nhân giống bằng hom bách vàng (xanthocyparis vietnamensis fajon hiep) tại huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (714.66 KB, 87 trang )

i

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH...............................................................................................viii
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài...........................................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung ...............................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................................2
3.1. Ý nghĩa khoa học ..........................................................................................................2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...........................................................................................................2
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................................3
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ........................................................................3
1.2. Cơ sở pháp lý của vấn đề nghiên cứu ..........................................................................4
1.2.1. Tổng quan kết quả nghiên cứu trên thế giới ...............................................................4
1.2.2. Tổng quan kết quả nghiên cứu ở Việt Nam .............................................................10
1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ..................................................................................22
1.3.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................................................22
1.3.1.1. Vị trí địa lý, địa giới hành chính ...........................................................................22
1.3.1.2. Địa hình, địa thế .....................................................................................................22
1.3.1.4. Khí hậu..................................................................................................................23
1.3.1.5. Thủy văn................................................................................................................23
1.3.1.6. Tài nguyên nước.....................................................................................................24
1.3.1.7. Tài nguyên rừng .....................................................................................................24
1.3.2. Điều kiền dân sinh ...................................................................................................25




ii

1.3.2.1. Dân số, dân tộc và phân bố dân cư ......................................................................25
1.3.2.2. Lao động việc làm.................................................................................................25
1.3.2.3. Khái quát điều kiện kinh tế - Xã hội ....................................................................25
1.3.2.4. Hiện trạng kết cấu hạ tầng ...................................................................................26
1.3.2.5. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế................................................................26
Chương 2 ..........................................................................................................................29
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............29
2.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................29
2.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................29
2.3. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................................29
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................29
2.4.1. Phương pháp luận ..................................................................................................29
2.4.2. Phương pháp kế thừa tài liệu..................................................................................30
2.4.3. Phương pháp điều tra thực địa................................................................................31
2.4.3.1. Xác định địa điểm và tuyến điều tra ....................................................................31
2.4.3.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điển của loài cây Bách vàng.................................31
2.4.3.3. Phương pháp nghiên cứu phân bố của loài ..........................................................33
2.4.3.4. Phương pháp điều tra cây tái sinh.......................................................................35
2.4.3.5. Phương pháp nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến tái sinh của loài Bách
vàng

36

2.4.4. Nghiên cứu xác định khả năng nhân giống bằng hôm của loài Bách vàng ............36
2.4.6. Phương pháp chuyên gia...........................................................................................43
Chương 3 ..........................................................................................................................44

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...............................................................44
3.1. Một số đặc điểm của lồi cây Bách vàng ...................................................................44
3.1.1. Đặc điểm hình thái ....................................................................................................44
3.1.2. Một số đặc điểm sinh thái của loài cây Bách Vàng.................................................49
3.2. Đặc điểm về phân bố và nguyên nhân gây nên biến động .........................................52
3.2.1. Đặc điểm về phân bố của loài .................................................................................52


iii

3.2.2. Nguyên nhân gây nên biến động loài Bách vàng .....................................................53
3.3. Một số đặc điểm về tái sinh của loài cây Bách vàng ..................................................55
3.3.1. Hình thức tái sinh và chất lượng cây tái sinh ..........................................................55
3.3.2. Mật độ cây tái sinh...................................................................................................59
3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tái sinh loài cây Bách vàng .........................................60
3.4.1. Cấu trúc tổ thành rừng..............................................................................................60
3.4.2. Trị số độ tàn che ......................................................................................................63
3.5. Kết quả thí nghiệm nhân giống bằng hom loài cây Bách vàng tại Vườn ươm Vườn
quốc gia Phia Oắc - Phia Đén, huyện Nguyên Bình.........................................................65
3.5.1. Kết quả giâm hom lần 1: Tại vườn ươn tại Thành phố Cao Bằng..........................66
3.5.2. Kết quả giâm hom lần 2: Tại Vườn ươm Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén,
huyện nguyên bình............................................................................................................66
3.6. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn loài cây Bách vàng................................................70
3.6.1. Giải pháp bản tồn tại chỗ (In-situ) ...........................................................................70
3.6.2. Giải pháp bản tồn chuyển chỗ (Ex-situ) ...................................................................72
3.6.3. Giải pháp áp dụng một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm bảo tồn nguồn gen
loài Bách vàng .....................................................................................................................72
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................76
1. Kết luận............................................................................................................................76
2. Tồn tại...........................................................................................................................77

3. Khuyến nghị ....................................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................79
I. TIẾNG VIỆT .........................................................................................................79
II. TIẾNG ANH ........................................................................................................81


iv

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTTT

: Công thức tổ thành

Cr

: Cấp cực kỳ nguy cấp (Critically Endangered)

GPS

: Hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System)

DT

: Đường kính tán

D1.3

: Đường

D00


: Đường kích gốc

D1.3tb

: Đường kính ngang ngực trung bình

Hdc

: Chiều cao dưới cành

Hvn

: Chiều cao vút ngọn

Hvntb

: Chiều cao vút ngọn trung bình

OTC

: Ơ tiêu chuẩn

ODB

: Ơ dạng bản

QXTVR

: Quần xã thực vật rừng


TS

: Tái sinh

VQG

: Vườn quốc gia

TXDK

: Rừng lá rộng thường xanh nghèo kiệt núi đá

TXDN

: Rừng lá rộng thường xanh nghèo núi đá

TXDB

: Rừng lá rộng thường xanh trung bình núi đá

KBT

: Khu bảo tồn

BTTN

: Khu bảo tồn thiên nhiên

Max


: Giá trị lớn nhất

Min

: Giá trị nhỏ nhất

kính 1,3 m


v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Hình thái thân cây Bách vàng .........................................................44
Bảng 3.2. Chiều dài của lá trưởng thành của lồi Bách vàng..........................46
Bảng 3.3. Hình thức tái sinh và chất lượng của cây tái sinh ...........................55
Bảng 3.4. Hình thức tái sinh và chất lượng cây Bách vàng tái sinh ................56
Bảng 3.5. Tỷ lệ phần trăm vị trí tái sinh và số cá thể theo chiều cao ..............57
Bảng 3.6. Thành phần các loài cây tại khu vực nghiên cứu ............................61
Bảng 3.7. Tổ thành loài tầng cây cao theo chỉ số IV% của ba trạng thái rừng
TXDK, TXDN và TXDB tại khu vực nghiên cứu...........................................62
Bảng 3.8. Độ tàn che trên các ô tiêu chuẩn tại khu vực nghiên cứu................64
Bảng 3.9. Tổng hợp các loài cây bụi ...............................................................65
Bảng 3.10. Các loài cây tầng thảm tươi ..........................................................65
Bảng 3.11. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ hom sống của loài Bách vàng ..........66
Bảng 3.12. Tỷ lệ ra rễ và các chỉ tiêu ra rễ của hom Bách vàng sau đợt thí
nghiệm.............................................................................................................67



vi

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Cành Bách vàng...............................................................................45
Hình 3.2. Hình thái thân cây Bách vàng..........................................................45
Hình 3.3. Lá non Bách vàng............................................................................46
Hình 3.4. Lá Bách vàng trưởng thành .............................................................47
Hình 3.5. Hình thái rễ giâm hom cành ............................................................48
Hình 3.6. Hình thái rễ cây tái sinh tự nhiên.....................................................48
Hình 3.7. Bách vàng tái sinh ...........................................................................57
Hình 3.8. Hình ảnh cây Bách vàng mới được giâm hom và cây con đã được
đưa trồng trong bầu .........................................................................................69
Hình 3.9. Cây Bách vàng nhân giống bằng hom được trồng thử nghiệm tại xã
Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng ..............................................69


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chi Bách vàng (Xanthocyparis Farjon & Hiep) là một chi mới được phát
hiện tại 2 khu vực phía Bắc Việt Nam (Khu bảo tồn Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ,
tỉnh Hà Giang và xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) với một lồi
duy nhất có tên Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Farjon & Hiep) của họ
Hồng đàn (Cupressaceae), thuộc lớp Thơng (Pinopsida). Bách vàng là lồi cây gỗ
khơng chỉ có ý nghĩa về khoa học mà cịn có giá trị kinh tế rất cao. Gỗ Bách vàng
bền, rất khó bị mối mọt, ít cong vênh, chịu chơn, vì vậy, thời gian trước đây đã bị
khai thác rất mạnh để chuyển sang Trung Quốc.
Do gỗ tốt, có giá trị kinh tế cao nên Bách vàng đã và đang bị khai thác rất

mạnh. Theo kết quả điều tra, nghiên cứu đã công bố số lượng Bách vàng cịn lại rất
ít, chúng chỉ tập trung phân bố ở trên các đỉnh núi cao từ 1.050 đến 1.330 so với
mặt biển, một số cá thể đã và đang bị chết tự nhiên còn một số khác vẫn đang là đối
tượng khai thác của người dân địa phương. Hơn nữa, dưới tán rừng rất ít gặp các cá
thể cây con tái sinh. Vì vậy, việc bảo tồn lồi cây q hiếm, đặc hữu này sẽ có ý
nghĩa rất lớn trong việc phát triển nguồn gen thực vật quý hiếm ở nước ta.
Trước những thách thức về bảo tồn nhưng lồi thực vật có giá trị, trong
những năm gần đây việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đã trở thành chủ đề được
Nhà nước cũng như các tổ chức trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Trên cơ sở
đó đã thành lập nhiều khu bảo tồn, vườn quốc gia, Nhà nước đã ban hành nhiều luật
và chính sách trong công tác bảo tồn hệ thực vật nhằm bảo vệ các lồi thực vật.
Bên cạnh đó, rất nhiều tổ chức phi chính phủ quốc tế cũng đã tiến hành đầu tư thực
hiện nhiều dự án lớn nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta. Thực
hiện chủ chương này, tỉnh Cao Bằng đã thành lập Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia
Đén, huyện Nguyên Bình để bảo tồn một số loại thực vật quý hiếm, đặc hữu trong
đó có cây Bách vàng.
Những nghiên cứu về đa dạng thực vật tại tỉnh Cao Bằng nói chung và huyện
Ngun Bình nói riêng cịn rất ít và những hiểu biết về lồi Bách vàng cũng nằm
trong tình trạng như vậy. Để góp thêm những hiểu biết về mặt khoa học nhằm bảo


2

vệ lồi cây q hiếm, đặc hữu này thì việc nghiên cứu về phân bố, sinh thái, sinh
học và tình trạng bảo tồn loài trong tự nhiên là rất cần thiết. Vấn đề được đặt ra là:
hiện còn bao nhiêu cá thể Bách vàng trong tự nhiên, sự sinh trưởng, phát triển và
tình trạng bảo tồn, điều kiện sống, liệu Bách vàng có khả năng gây trồng và nhân
giống tại Cao Bằng.
Xuất phát từ thực tiễn đó, việc lựa chọn đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm
lâm học và nhân giống bằng hom Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Fajon &

Hiep) tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng” là rất cần thiết, góp phần đề xuất các
giải pháp bảo tồn.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Xác định được đặc điểm lâm học và đánh giá được khả năng nhân giống bằng
hom Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Fajon & Hiep) tại xã Ca Thành, huyện
Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng nhằm đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển
nguồn gen Bách vàng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được một số đặc điểm lâm học của loài Bách vàng tại xã Ca
Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
- Xác định được một số kỹ thuật nhân giống bằng hom.
- Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài Bách vàng
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái và tái sinh,
nhân giống, luận văn đã xây dựng được cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp bảo
tồn và phát triển loại Bách vàng.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Việc thực hiện đề tài chỉ ra một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và tái
sinh của Bách vàng, từ đó phục vụ cho các cơng trình nghiên cứu sau này có thể xây
dựng kế hoạch quản nguồn tài nguyên quí hiếm này đạt hiệu quả hơn.


3

Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Trong tài liệu “Sách đỏ Việt Nam” Phần II, phần thực vật đã giới thiệu về loài:
Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Fajon & Hiep.). Đây là lồi thực vật

được xếp vào nhóm rất nguy cấp (CR B1+2b,c,e). Theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP
và Nghị định 06/2019/NĐ-CP thì Bách vàng là lồi có trong danh mục Thực vật
rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 1), nghiêm cấm khai thác sử dụng
vì mục đích thương mại.
Tên khác: Bách vàng Việt Nam, hoàng đàn vàng Việt Nam, trắc bách Quản
Bạ hoặc cây Ché (tên gọi địa phương).
Họ Hoàng đàn: Cupressaceae
Đặc điểm nhận dạng: Bách vàng là một loài cây gỗ lớn, có tán hình tháp khi
non, rộng và dẹt khi trưởng thành, đạt chiều cao tới 15 m với đường kính ngang
ngực tới 0,8 m. Tán lá mọc phẳng, hình trứng, mọc về nhiều hướng khác nhau, cành
non màu xanh thẫm, khi về già chuyển thành màu nâu xám giống màu của vỏ thân
cây, vỏ cành cũng trở nên nứt dọc thành nhiều kẽ nhỏ khác nhau chạy dài dọc cành
cây. Cành mọc vòng quanh thân, lá mọc ra theo 1 hình phẳng về các hướng khác
nhau tạo cho cành, nhánh của cây có dạng tầng. Một trong những đặc điểm hình
thái đặc biệt nhất của Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis) là sự hiện diện của
hai dạng lá phân biệt trên các cây trưởng thành. Lồi này có các cành với cả lá dạng
non và lá trưởng thành dạng vảy. Chỉ có cành dạng lá vảy mới mang nón đực và
nón hạt.
Sinh học và sinh thái: Bách vàng là lồi cây thường xanh, khơng có mùa
rụng lá rõ rệt, lá rụng tương đối đều đặn trong năm, thời hỳ ra lá mới bắt đầu từ
tháng giêng, rõ rệt vào tháng hai và tháng ba. Mùa ra nón bắt đầu từ tháng mười
một, nở rộ vào tháng hai, tháng ba. Nón chín có thể vào tháng giêng, tháng hai
năm sau nón đơn tính cùng gốc; nón đực thường mọc lẻ ở đầu cành, khơng có
cuống hoặc cuống rất ngắn, hình bầu dục, lúc đầu màu nâu nhạt sau đó chuyển sang
màu nâu xẫm, nón đực mang 10- 12 vẩy nhị hình tam giác; nón cái hình cầu, mọc


4

đơn độc ở nách lá gần đầu cành, khi non có màu xanh, lúc về già chuyển thành

màu nâu đỏ và hố gỗ, nón mang tối đa 9 hạt, hạt có cánh. Hạt rơi ra ngồi cũng
khó có thể nẩy mầm phát triển thành cây do điều kiện môi trường khơng phù hợp
và các tác động xấu bên ngồi ln làm ảnh hưởng đến môi trường sống. Hạt Bách
vàng nhỏ, có cánh mỏng và nhẹ. Bách vàng có trọng lượng 1.000 hạt là 5,5gam.
Phân bố: Bách vàng là loài đặc hữu rất hẹp, chỉ gặp ở Khu bảo tồn Bát Đại Sơn,
huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang và xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Giá trị sử dụng: Lồi này có gỗ tốt, thơm, khơng bị mối mọt.
1.2. Cơ sở pháp lý của vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Tổng quan kết quả nghiên cứu trên thế giới
1.2.1.1. Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái
a) Về ngành Thông (Pinophyta)
Thông là một nhóm thực vật tự nhiên với khoảng 630 lồi và có giá trị kinh
tế và sinh thái đặc biệt cao. Những cây này gặp trên tất cả các châu lục trừ châu
Nam cực (nơi cũng tìm thấy các hóa thạch Thông) và trong gần như tất cả các quần
xã rừng. Nhiều quần xã trong đó có Thơng chiếm ưu thế. Mặc dù có nhiều lồi
Thơng phân bố rộng với hàng triệu, thậm chí hàng tỷ cá thể nhưng ít nhất cũng có
25% tổng số các lồi Thơng bị đe dọa tuyệt chủng. Theo thời gian các loài mới và
cả các chi mới vẫn còn đang được tiếp tục phát hiện ở những vùng sâu vùng xa, bổ
sung thêm vào danh sách các lồi Thơng q hiếm và bị đe dọa. Thơng đóng một
vai trị quan trọng trong lâm nghiệp. Phần lớn gỗ xẻ trong nền kinh tế thế giới là từ
các lồi Thơng - Nguyễn Tiến Hiệp và cs (2005).
Theo nhiều quan điểm phân loại khác nhau, ngành Thông có khoảng 6-8 họ
với khoảng 65-70 chi và 600-650 lồi - Lott J. et al, 2002. Trong ngành Thông trước
đây người

ta

phân

thành


7

bộ,

nhưng

qua

kiểm

tra

gen,

các bộ

Taxales, Araucariales - Nizam Khan U. et al, 1971, và Cupressales được xếp vào bộ
Thông cùng với 3 bộ khác là Cordaitales, Vojnovskyales và Voltziales tạo thành
ngành Thông.
Thông được chia thành 3 phân giống, dựa trên các đặc tính về hạt, lá và nón:
Pinus subg. Pinus, Pinus subg. Ducampopinus, Pinus subg. Strobus. Việc phân loại


5

của Thơng do Little và Critchfield tiến hành sau đó được thay đổi và bổ sung của
Michael Frankis, Jesse P. Perry, Keith Rushforth, David Richardson. Nói chung, các
phân loại đó đều dựa vào đặc tính của hạt, nón và lá - Michael Frankis (1999,
2002), Richardson D. M. (ed.), 2000.

b) Về họ Hoàng đàn (Cupressaceae)
Họ Hoàng đàn (Cupressaceae) bao gồm khoảng 27 - 30 chi (trong đó 17 chi
chỉ có một loài) với khoảng 130 - 140 loài. Chúng là các cây thân gỗ hay cây bụi, có
cơ quan sinh dục hoặc là đơn tính cùng gốc (monoecious) hoặc là đơn tính cận khác
gốc (subdioecious), đơi khi là đơn tính khác gốc (dioecious), cao từ 1 - 116m. Vỏ
cây của các cây trưởng thành có màu từ nâu da cam tới nâu đỏ với kết cấu có thớ,
thường bong ra hay dễ lột theo chiều dọc, nhưng lại trơn, xếp vảy hoặc cứng và dễ
vỡ thành miếng hình vng. Ở một số lồi lá của chúng hoặc là mọc thành vịng
xoắn ốc, theo các cặp chéo chữ thập (các cặp đối, mỗi cặp cách cặp trước 900) hoặc
thành vòng xoắn chữ thập gồm 3 hay 4 lá, phụ thuộc vào từng chi. Cupressaceae là
họ phân bố rộng nhất trong các họ thực vật hạt trần thuộc ngành Thông, với sự phân
bố gần như toàn cầu ở mọi lục địa, ngoại trừ châu Nam Cực, chúng có thể sinh
trưởng tốt ở độ cao 5.200 m tại khu vực Tây Tạng, là độ cao lớn nhất mà người ta
thơng báo là khơng có bất kỳ lồi cây có thân gỗ nào có thể sinh sống.
Họ Hoàng đàn cũng mang những đặc điểm của cây lá kim, dạngcây hình
tháp, mọc thành rừng thuần lồi hay là những cây vượt tán trên các cây lá rộng
khác.Tính đa dạng của cây lá kim (được thể hiện ở số lượng các loài) lớn hơn ở Bắc
bán cầu tại các vùng như Mêxicô, Tây Nam Hoa Kỳ và Trung Quốc (gồm cả Việt
Nam), phần lớn các loài này thuộc các họ Thơng (Pinaceae) và Hồng đàn
(Cupressaceae). Nam bán cầu có số lồi ít hơn. Có một loạt các điểm nóng đối với
sự đa dạng của cây lá kim ở Nam bán cầu như ở New Caledonia, một quần đảo nhỏ
phía Tây Thái Bình Dương có tới 43 lồi, tất cả các loài này đều là đặc hữu. Hoàng
đàn (Cupressaceae) là một họ có số lượng lồi và chi rất ít nên số lượng các nghiên
cứu về họ Hồng đàn chưa nhiều. Sau hàng loại các nghiêncứu và phát hiện về chi
Bách vàng, các nhà khoa học và nhà nghiên cứu đã tìm thấy tất cả 2 lồi thuộc chi
này và thống nhất cách đặt tên cho các loài. Lồi thứ nhất được tìm thấy ở Bắc châu


6


Mỹ với tên gọi là Xanthocyparisnootkatensis (D.Don) Farjon A., Nguyen Tien
Hiep, Harder K., Phan Ke Loc, Averyanov L., (2002), loài thứ 2 được tìm thấy ở
Việt Nam là Xanthocyparis vietnamensis.
Tên khoa học của chi có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp: Xantho có ý nghĩa là
màu vàng, màu của gỗ và cyparis có nghĩa là cây Bách, cịn tên khoa học của lồi
vietnamensis nói lên lồi này được phát hiện từ Việt Nam. Đây là loài đặc hữu của
Việt Nam được phát hiện tại Hà Giang chính thức vào năm 1999. Sau khi được phát
hiện đã cómột số nhà khoa học từ Vương quốc Anh đến khu BTTN để nghiên cứu.
Tại đây, các nhà thực vật học đã công bố thêm một số đặc điểm về loài như: Chiều
cao của Bách vàng trưởng thành đạt từ 8 - 10m, đường kính 30 - 35cm, số lượng
cây tại khu vực tìm thấy lồi cịn lại rất ít, lồi sinh trưởng ở những đỉnh núi cao.
Nói chung, hầu hết các cơng trình, số lượng các nghiên cứu về lồi Bách cịn rất ít
và thiếu sát sao các tác giả chỉ tập trung vào lĩnh vực phân loại, xác định tên chi và
loài, tìm hiểu mơi trường sống nói chung mà chưa có bất cứ một cơng trình nghiên
cứu sâu về phân bố, sinh thái, tái sinh nên các biện pháp bảo tồn cũng như sự thiếu
hiểu biết về tính cần thiết phải bảo vệ và bảo tồn lồi cịn rất nhiều hạn chế và ít
được chú trọng.
1.2.1.2. Nghiên cứu về cấu trúc
Cấu trúc rừng là một khái niệm dùng để chỉ quy luật sắp xếp, tổ hợp của các
thành phần cấu tạo nên quần xã thực vật rừng theo không gian và thời gian (Phùng
Ngọc Lan, 1986). Cấu trúc rừng là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên, là sản
phẩm của quá trình đấu tranh sinh tồn giữa thực vật với thực vật và giữa thực vật
với hoàn cảnh sống. Trên quan điểm sinh thái thì cấu trúc rừng chính là hình thức
bên ngồi phản ánh nội dung bên trong của hệ sinh thái rừng. Hệ sinh thái rừng, đặc
biệt là các hệ sinh thái rừng tự nhiên nhiệt đới là những hệ sinh thái có cấu trúc
phức tạp nhất. Bởi vậy, những nghiên cứu về cấu trúc rừng này luôn là con đường
đầy chông gai đối với các nhà khoa học.
Baur G.N (1979), đã nghiên cứu về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh
rừng mưa, tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các biện pháp
kỹ thuật lâm sinh được áp dụng vào từng rừng mưa tự nhiên.



7

- Mơ tả hình thái cấu trúc rừng
Hiện tượng thành tầng là một trong những đặc trưng cơ bản về cấu trúc hình
thái của quần xã thực vật rừng và là cơ sở để tạo nên cấu trúc tầng thứ. David và
P.W.Risa (1933-1934) đã đề xướng và sử dụng phương pháp vẽ biểu đồ mặt căt
đứng của rừng trong nghiên cứu cấu trúc tầng thứ của rừng. Cho đến nay, phương
pháp này vẫn có hiệu quả, tuy nhiên nhược điểm của nó là chỉ minh họa được cách
săp xếp theo chiều thẳng đứng của các loài cây gỗ trong một diện tích có hạn. Cusen
(1951) đã khắc phục nhược điểm trên bằng cách vẽ một số giải kề bên nhau và đưa lại
một hình tượng về khơng gian ba chiều. David và Richards (1933-1934) đã đề xuất
phương pháp biểu đồ trăc diện khi nghiên cứu cấu trúc rừng nhiệt đới theo chiều nằm
ngang và chiều thẳng đứng (Dẫn theo Nguyễn Thị Thoa, 2003).
Catinot R (1965) đã nghiên cứu các nhân tố câu trúc sinh thái thông qua việc
mô tả, phân loại theo các khái niệm, dạng sống, tầng phiên. Ngoài ra, tác giả cịn biểu
diễn cấu trúc hình thái rừng mưa bằng những phẫu đồ rừng.
Meyer (1952) đã mô tả phân bố N/D13 bằng phương trình tốn học có dạng
đường cong giảm liên tục và được gọi là phương trình Meyer hay gọi là hàm Meyer.
Richards P.W (1952) cũng đã đề cập đên phân bố số cây theo câp đường
kính. Tác giả coi dạng phân bố này là một dạng đặc trưng của rừng tự nhiên.
Roollet (1971) đã biêu diễn các mối tương quan giữa đường kính ngang
ngực và chiều cao vút ngọn, giữa đường kính tán và đường kính ngang ngực bằng
các năm hồi quy, đồng thời mô tả câu trúc hình thái rừng mưa bằng các phẫu đồ
(theo Phạm Ngọc Giao, 1995).
Bally (1973) đã sử dụng hàm Weibull, Schiffel biểu thị đường cong cộng
dồn phần trăm số cây bằng đa thức bậc ba khi nghiên cứu về quy luật N/D (dẫn theo
Vũ Tiên Hinh, Phạm Ngọc Giao, 1997).
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu về mơ tả hình thái câu trúc rừng trên

thê giới, các tác giả đều đưa ra những nhận xét mang tính định tính, chưa mang tính
định lượng nên chưa thực sự phản ánh được sự phức tạp về câu trúc của rừng tự
nhiên nhiệt đới.


8

- Nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng
Để khắc phục nhược điểm của các cơng trình nghiên cứu về mơ tả hình thái
cấu trúc rừng, cùng với sự hỗ trợ của thống kê toán học và tin học giúp cho việc
nghiên cứu cấu trúc rừng chuyển dần từ mô tả định tính sang định lượng. Nhiều tác
giả đã sử dụng các cơng thức và hàm tốn học để mơ hình hoá cấu trúc rừng, xác
định mối quan hệ giữa các nhân tố cấu trúc của rừng.
Raunkiaer (1934) đã tìm ra công thức xác định phổ dạng sống chuẩn theo tỷ
lệ phần trăm giữa số lượng cá thể của từng dạng sống so với tổng số cá thể trong
một khu vực. Từ đó, tác giả đã xây dựng cơng thức xác định phổ dạng sống chuẩn
cho hàng nghìn lồi cây khác nhau. Để biểu thị tính đa dạng về lồi, một số tác giả
đã xây dựng các công thức xác định chỉ số đa dạng loài như Simpson (1949),
Margalef (1958), Menhinik (1964)...
Khi các hàm toán học được đưa vào sử dụng để mơ phỏng các quy luật kết
cấu lâm phần thì các nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng càng phát triển mạnh mẽ
hơn. Nhiều tác giả đã tập trung nghiên cứu cấu trúc rừng theo không gian và thời
gian, tiêu biểu như Rollet B. L (1971) đã biểu diễn mối quan hệ giữa đường kính và
chiều cao bằng các hàm hồi quy, phân bố đường kính ngang ngực, đường kính tán
bằng các dạng phân bố xác suất, Belly (1973) sử dụng hàm Weibull để mơ hình hố
cấu trúc đường kính thân cây lồi Thơng.. .(dẫn theo Trần Văn Con, 2001).
Andel S. (1981) đã chứng minh cấu trúc rừng có ảnh hưởng tới tái sinh rừng
thông qua việc xác định độ đầy tối ưu cho sự phát triển bình thường cây gỗ là 0,6 0,7. Tác giả cho rằng độ khép tán của rừng có quan hệ với mật độ và sức sống của
cây con.
Tóm lại, trên thế giới các cơng trình nghiên cứu về cấu trúc rừng nói chung

và rừng nhiệt đới nói riêng rất phong phú, đa dạng, có nhiều cơng trình nghiên cứu
cơng phu và đã đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh rừng. Tuy nhiên, các cơng
trình nghiên cứu về cấu trúc rừng tự nhiên nhiệt đới cịn rất ít nên cơ sở khoa học
cho việc đề xuất các giải pháp kỹ thuật cho rừng tự nhiên nhiệt đới vẫn còn nhiều
vấn đề chưa được làm sáng tỏ.


9

1.2.1.3. Nghiên cứu về đặc điểm tái sinh
Tái sinh rừng là quá trình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu
là tầng cây gỗ. Hiểu theo nghĩa rộng tái sinh rừng là sự tái sinh của một hệ sinh thái
rừng. Nó có biểu hiện là sự xuất hiện của một thế hệ cây con của những loài cây gỗ
ở những nơi cịn hồn cảnh rừng, dưới tán rừng, chỗ trống trong rừng, đất rừng sau
khai thác, đất rừng sau nương rẫy. Vai trò lịch sử của lớp cây con này là thay thế
thế hệ cây gỗ già cỗi. Do đó, tái sinh rừng là một q trình sinh học mang tính đặc
thù của hệ sinh thái rừng.
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thì hiệu quả tái sinh rừng được xác
định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây tái sinh và đặc điểm
phân bố.
Lowdermilk (1927), đã xây dựng phương pháp điều tra tái sinh tự nhiên. Tác
giả đã sử dụng cách lấy mẫu ô vuông theo hệ thống, với ô đo đếm điều tra tái sinh
có diện tích từ 1 - 4 m2. Do diện tích điều tra nhỏ nên việc đo đếm có nhiều thuận lợi
nhưng số lượng ơ phải đủ lớn và trải đều trên diện tích khu rừng mới phản ánh trung thực
tình hình tái sinh rừng. Cho đến nay, nhiều tác giả đã sử dụng phương pháp này khi điều
tra tái sinh tự nhiên. Barnard (1950), đã đề nghị một phương pháp “điều tra chuẩn đoán”
để giảm sai số trong khi thống kê tái sinh tự nhiên. Theo tác giả kích thước ơ đo đếm có
thể thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển của cây tái sinh ở các trạng thái rừng khác nhau
(dẫn theo Nguyễn Văn Hồng, 2010).
Richards (1952), đã tổng kết các kết quả nghiên cứu về phân bố số cây tái

sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới. Tác giả đã đưa ra nhận xét: trong các ơ dạng bản có
kích thước nhỏ (1 x 1m, 1 x 1,5m) cây tái sinh tự nhiên có dạng phân bố cụm, một
số ít có phân bố Poisson.
Một số tác giả nghiên cứu tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới châu Á như Bara
(1954), Budowski (1956) có nhận định dưới tán rừng nhiệt đới nhìn chung có đủ
lượng cây tái sinh có giá trị kinh tế, nên việc đề xuất các biện pháp lâm sinh để bảo
vệ lớp cây tái sinh này là cần thiết (dẫn theo Nguyễn Thị Thoa, 2003). Nhờ những
nghiên cứu này nhiều biện pháp tác động vào lớp cây tái sinh đã được xây dựng và
đem lại hiệu quả đáng kể.


10

Van Steenis (1956) đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến của rừng nhiệt
đới đó là tái sinh phân tán - liên tục của các loài cây chịu bóng và tái sinh vệt của các
lồi cây ưa sáng. Hai đặc điểm này không chỉ thấy ở rừng nguyên sinh mà còn thấy cả
ở rừng thứ sinh - một đối tượng rừng khá phổ biến ở nhiều nước nhiệt đới.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến tái sinh tự nhiên,
nhân tố ánh sáng (thông qua độ tàn che của rừng), độ âm của đất, kết cấu quần thụ,
cây bụi, thảm tươi được đề cập thường xuyên. Baur G.N (1979) cho rằng trong rừng
nhiệt đới sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng đến phát triển của cây con, còn đối với
sự nảy mầm và phát triển của cây mầm, ảnh hưởng này thường không rõ ràng.
Ngoài ra, các tác giả nhận định, thảm cỏ và cây bụi có ảnh hưởng đến sinh trưởng
và phát triển của cây tái sinh. Mặc dù ở những quần thụ kín tán, thảm cỏ và cây bụi
kém phát triển nhưng chúng vẫn ảnh hưởng đến cây tái sinh. Đối với rừng nhiệt đới,
số lượng loài cây trên một đơn vị diện tích thường lớn nhưng số lượng lồi cây có
giá trị kinh tế thường không nhiều và được chú ý hơn, cịn các lồi cây có giá trị
kinh tế thấp lại ít được quan tâm mặc dù chúng có vai trị sinh thái quan trọng. Vì
vậy, khi nghiên cứu tái sinh tự nhiên cần phải đề cập một cách đầy đủ tất cả các loài
cây xuất hiện trong lớp cây tái sinh để có những đánh giá chính xác tình hình tái

sinh rừng và có những biện pháp tác động phù hợp.
Tóm lại, kết quả nghiên cứu về tái sinh tự nhiên của thảm thực vật rừng trên
thế giới cho chúng ta những hiểu biết về các phương pháp nghiên cứu, quy luật tái
sinh tự nhiên ở một số nơi. Đặc biệt, sự vận dụng các hiểu biết về quy luật tái sinh
để xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm quản lý tài nguyên rừng bền
vững.
1.2.2. Tổng quan kết quả nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh vật học
Bách vàng (Xanthocyparis) là một chi mới được phát hiện lần đầu tiên gần
đây ở Việt Nam tại Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bát Đại Sơn, thuộc họ Hoàng
đàn (Cupressaceae). Ở Việt Nam họ Hoàng đàn là một trong 06 họ thuộc lớp Thơng
(Pinopsida). Trong họ Hồng đàn hiện tại chỉ có 4-5 chi, khi được phát hiện, Bách
vàng đã được xếp vào một trong những chi thuộc họ này. Tất cả các loài mọc tự


11

nhiên hay nhập nội thuộc họ này đều có ý nghĩa kinh tế lớn như cho gỗ quý, tinh
dầu thơm, hương liệu hay trồng làm cảnh. Đây là các loài chúng ta rất quen thuộc
như Pơ mu, Bách xanh, Hoàng đàn Hữu Liên, Hồng đàn rủ, nay có thêm lồi Bách
vàng (tên gọi địa phương là Hoàng đàn vàng Việt Nam, Trác bách Quản Bạ hoặc
cây Ché). Theo Bộ Khoa học và Cơng nghệ (1996), tất cả những lồi thuộc Hoàng
đàn mọc tự nhiên đều được đưa vào sách đỏ Việt Nam (SĐVN). Trong những năm
gần đây, có nhiều các cơng trình cơng bố trong và ngồi nước đã đề cập đến các chi
và loài trong họ Hoàng đàn của Việt Nam và Đông Dương (Forest Inventory and
Planning Institute, 1996; Nguyen Tien Hiep et Jules E. Vidal, 1996; Phạm Hoàng
Hộ, 1999; Lê Mộng Chân & Lê Thị Huyên, 2000). Các tác giả đã mô tả nhận biết,
đưa ra được một số lồi cây trong họ Hồng đàn nhưng khơng có tác giả nào đề cập
tới chi và loài Bách vàng.Là lồi cây bản địa đặc hữu, có giá trị kinh tế cao nhưng
Bách vàng chưa được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau mà mới được khảo sát

và biết đến tại Việt Nam vào năm 1999. Theo Viện Điều tra Quy hoạch rừng năm
1997 - 1999 từ các phát hiện mới của đợt khảo sát của Trung tâm Môi trường Lâm
nghiệp thuộc Viện Điều tra cũng đã cho một số kết quả về đặc điểm sinh vật học,
sinh thái học tương tự. Hiện nay theo nghiên cứu của một số tỉnh phía Bắc phát hiện
có lồi Bách vàng như tại xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng và
huyện Hữu Lũng, huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn. Bách vàng được nhóm cán bộ
của Viện Điều tra Quy hoạch rừng thu được mẫu tại khu BTTT Bát Đại Sơn từ
tháng 9 năm 1999. Dựa trên các mẫu đã thu được, Vũ Văn Cần và các đồng nghiệp
đã công bố một loài mới đối với khoa học với tên gọi là Trắc bách Quản Bạ hay
Ché - Thuja quanbaensis thuộc họ Hoàng Đàn Cupressaceae (Vũ Văn Cần, Vũ Văn
Dũng & Lê Văn Chẩm, 1999). Tuy là công bố trước song tên này khơng được dùng
cho lồi Bách vàng vì trước hết đặc điểm hình thái của Ché khơng thuộc về chi
Thuja bởi lá có ba kiểu trên một cây, nón mang 2 đơi vảy (rất hiếm khi 3), hạt có hai
cánh mỏng. Thêm vào đó là lồi Thuja quanbaensis đã công bố không hợp với luật
danh pháp Quốc tế thực vật quy định cho mơ tả lồi mới vì khơng có mơ tả bằng
tiếng la tinh. Theo quy định của luật danh pháp quốc tế thì tên

gọi

Thujaquanbaensis khơng hợp lệ. Như vậy đối với cây Bách vàng hay Ché (tên gọi


12

Ché là tên địa phương, đồng bào dùng tên Ché gọi chung cho ít nhất 10 lồi thuộc
lớp Thơng có trong khu BTTT) có hai tên khoa học. Tên khoa học hợp lệ được các
nhà thực vật công nhận Xanthocyparis vietnamensis, cịn tên Thujaquanbaensis
khơng được cơng nhận vì là tên không hợp lệ. Đến năm 2001, Bách vàng là một loài
cây mới được phát hiện nên danh pháp khoa học của lồi vẫn cịn chưa được hồn
tồn thống nhất. Tuy nhiên, một số thử nghiệm nhân giống của Công ty giống lâm

nghiệp trung ương (Nguyễn Đức Tố Lưu, 2002; Nguyễn Đức Tố Lưu & Cao Tùng
Lâm, 2002) cũng cho thấy rằng: Bách vàng là lồi cây có giá trị kinh tế như gỗ
thơm, ít mối mọt và cong vênh, khả năng tái sinh kém và đặc biệt quá trình sinh
trưởng rất dài. Các tác giả này cũng thừa nhận các đăc điểm hình thái phù hợp với
mơ tả của chi và lồi Bách vàng được cơng bố vào năm 2002 (Farjon A, Nguyen
Tien Hiep, Harder K., Phan Ke Loc, Averyanov L., 2002)Trong cuốn “Thực vật và
thực vật đặc sản rừng” của trường Đại học Lâm Nghiệp các tác giả Lê Mộng Chân,
Vũ Văn Dũng có ghi: Lồi Bách vàng Xanthocyparis vietnamensis là cây gỗ lớn,
thân thẳng, gỗ tròn, chiều cao của Bách vàng trưởng thành đạt từ 8 - 10m, đường
kính 30 - 35cm, sinh trưởng chậm, tái sinh kém, phân bố rải rác hoặc thành quần thụ
nhỏ trên đất đá vôi cao 1.050 - 1.330m so với mặt nước biển thuộc các tỉnh Hà
Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn. Trên thực tế, Bách vàng là một loài mới được phát
hiện nên chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu chun sâu. Các nghiên cứu chỉ dừng
lại ở mức quan sát thực tế và mơ tả về đặc điểm hình thái và đánh giá lồi thơng qua
các nhận định và theo dõi q trình sinh trưởng và phát triển của lồi trong tự nhiên.
Các nhà thực vật học căn cứ vào số lượng cá thể được tìm thấy và phạm vi phân bố
của loài đã xếp Bách vàng vào cấp CR (Farjon, Nguyen Tien Hiep, Harder K., Phan
Ke Loc, Averyanov L., 2002). Trong quá trình nghiên cứu các nhà khoa học cũng
đã phát hiện thấy rằng, thành phần lồi cây nơi có mặt của loài Bách vàng khá đa
dạng và phong phú với sự có mặt của các lồi cây lá rộng xem lẫn lá kim, đặc biệt
là Bách vàng mọc hỗn giao với các loài cây lá kim. Thành phần các loài cây lá rộng
cũng khá đa dạng, chủ yếu là các loài cây thuộc họ Dẻ, Đỗ quyên (Vũ Văn Cần, Vũ
Văn Dũng & Lê Văn Chẩm, 1999; Farjon A, Nguyen Tien Hiep, Harder K., Phan
Ke Loc, Averyanov L., 2002b)


13

1.2.2.2. Nghiên cứu về cấu trúc
Rừng tự nhiên Việt Nam thuộc kiểu rừng nhiệt đới và á nhiệt đới núi thấp,

rất phong phú và đa dạng về thành phần loài, phức tạp về cấu trúc. Trước năm
1945, vấn đề nghiên cứu về cấu trúc rừng ở các nước Đông Dương, chủ yếu là do
người Pháp thực hiện. Sau đó, trong những năm đầu của thế kỷ 20, các nhà khoa
học trong nước mới tiến hành nghiên cứu về cấu trúc rừng. Trong những năm gần
đây, cấu trúc rừng ở nước ta đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu làm cơ sở
cho việc định hướng phát triển rừng và đề ra biện pháp lâm sinh hợp lý.
Nguyễn Văn Hồng (2010) khi nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên tại BQL
rừng đặc dụng Hương Sơn, Hà Tĩnh đưa ra kết luận ở các trạng thái IIIA1 mật độ
tương đối thưa (480 cây/ha), phân bố không đều, độ tàn che đạt 0,53. Trạng thái IIB
độ tàn che 0,41, mật độ thấp 390 cây/ha chủ yếu là cây ưa sáng. Hàm Weibull mô
phỏng tốt quy luật phân bố N/D, N/H. Tất cả các ô tiêu chuẩn đều không phù hợp
với hàm Meyer
Bùi Thị Diệp (2012) khi nghiên cứu về cấu trúc rừng tại khu bảo tồn thiên
nhiên - văn hoá Đồng Nai cho thấy tổ thành và số lượng loài cây trong khu vực
nghiên cứu phong phú, phân bố số cây theo đường kính tuân theo quy luật phân bố
khoảng cách, đỉnh phân bố tương ứng với cỡ kính 12cm. Phân bố số cây theo chiều
cao tuân theo quy luật phân bố của hàm Meyer và giá trị a biến động từ 2,4 đến 2,8;
phân bố số cây theo chiều cao có dạng phân bố một đỉnh lệch trái.
Lê Hồng Việt (2012) khi nghiên cứu về cấu trúc của ba trạng thái rừng giàu,
rừng trung bình, rừng nghèo ở khu vực Mã Đà, tỉnh Đồng Nai cho thấy: phân bố số
cây theo đường kính N/D của cả ba trạng thái rừng đều có dạng phân bố giảm và có
thể biểu diễn bằng mơ hình N = a*exp(-b*D) + k; phân bố số cây theo chiều cao
N/H có dạng phân bố nhiều đỉnh.
Nguyễn Tuấn Bình (2014) khi nghiên cứu cấu trúc tổ thành rừng thứ sinh
thuộc rừng kín thường xanh nhiệt đới khu vực Mã Đà, Đồng Nai cho thấy rừng thứ
sinh có 6 loài cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế đó là Dầu song nàng, Chị nhai, Làu táu,
Trường, Cầy và Bằng lăng ổi. Mật độ trung bình của quần thụ là 737 cây/ha trong
đó 6 lồi cây ưu thế và đồng ưu thế đóng góp 294 cây/ha cịn lại 142 loài cây gỗ



14

khác. Tiết diện ngang trung bình là 15,1m2/ha trong đó 6 lồi cây gỗ ưu thế và đồng
ưu thế đóng góp 7,1 m2/ha. Trữ lượng trung bình là 106,6 m3/ha, trong đó 6 lồi ưu
thế và đồng ưu thế là 53 m3/ha. Tổ thành trung bình của 6 lồi cây gỗ ưu thế và
đồng ưu thế là 45,5% cao nhất là Dầu song nàng (16,3%), thấp nhất là Bằng lăng ổi
(3,6%). Rừng có độ tàn che trung bình 0,8.
Phùng Văn Khang (2014) khi nghiên cứu đặc điểm lâm học của rừng kín
thường xanh hơi âm nhiệt đới ở khu vực mã Đà, tỉnh Đồng Nai cho thấy phân bố N/D
của ba trạng thái nghiên cứu IIB, IIIA2 và IIIA3 đều có dạng phân bố giảm, phân bố
N/H đều dạng một đỉnh lệch trái, phân bố liên tục.
Nguyễn Thị Thu Hiền, Trần Thị Thu Hà (2014) khi nghiên cứu một số đặc
điểm cấu trúc rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại Vườn quốc gia Vũ Quang - Hà
Tĩnh cho thấy tổng giá trị về chỉ số quan trọng (IV%) của tổ hợp lồi ưu thế ở 6 ơ
tiêu chuẩn định vị có biến động rất lớn từ 11,9% đến 48,4%. Chỉ số IV% của các
loài ưu thế chưa cao. Phân bố N/D được mô phỏng tốt bằng hàm khoảng cách,
đường cong phân bố số cây theo cỡ đường kính có dạng giảm.
Võ Đại Hải (2014) khi nghiên cứu về cấu trúc của trạng thái rừng IIA tại khu
vựcrừng phòng hộ Yên Lập, tỉnh Quảng Ninh cho thấy tổ thành rừng tự nhiên trạng
thái IIA tại khu vực nghiên cứu khá đa dạng với nhiều loài cây khác nhau, dao động
từ 28 đến 45 lồi, trong đó chỉ có từ 4 - 7 lồi tham gia vào cơng thức tổ thành; lồi
Dóc nước là lồi ưu thế chính của tầng cây cao. Các lâm phần rừng tự nhiên trạng
thái IIA tại khu vực nghiên cứu đều có 2 tầng tán là tầng tán chính và tầng dưới tán,
độ tàn che thấp từ 0,3 - 0,5. Quy luật phân bố số cây theo đường kính và quy luật
phân bố số cây theo chiều cao có thể mơ phỏng tốt bằng phân bố Weibull và phân
bố khoảng cách.
Đoàn Thị Hoa (2015) khi nghiên cứu về cấu trúc của trạng thái rừng IIA, IIB,
IIIA2 tại Khu di tích lịch sử và cảnh quan mơi trường Mường Phăng, Điện Biên cho
thấy tổ thành tầng cây cao tương đối đa dạng. Ở trạng thái IIA và IIB có tổ thành
tầng cây cao tương đối giống nhau những lồi cây có ý nghĩa sinh thái trong quần

xã bao gồm các loài cây Vối thuốc - Ba soi - Dẻ gai đỏ - Dẻ gai Ân Độ. Phần lớn là
những lồi cây ưa sáng, có ý nghĩa lập quần cao. Cụ thể, trạng thái rừng IIA bao


15

gồm 10 lồi với mật độ trung bình 291 cây/ha, tiết diện ngang trung bình 5,51 m2/ha
và trữ lượng trung bình 27,29 m3/ha. Trạng thái rừng IIB bao gồm 13 lồi với mật độ
trung bình 303 cây/ha, tiết diện ngang trung bình 12,46 m2/ha và trữ lượng trung bình
66,59 m3/ha. Trạng thái rừng IIIA2 bao gồm 18 loài với mật độ trung bình 209 cây/ha,
tiết diện ngang trung bình 14,28 m2/ha và trữ lượng trung bình 103,14 m3/ha. Trạng
thái rừng IIA có 2 tầng là tầng tán chính A2 với chiều cao trung bình dao động từ 12,77
- 13,04m; và tầng dưới tán A3 với chiều cao trung bình dao động từ 10,16 - 10,30m; độ
tàn che trung bình của rừng 0,45. Trạng thái rừng IIB có 3 tầng tán đó là tầng vượt tán
A1 có chiều cao trung bình dao động từ 15,70 - 16,25m; tầng tán chính A2 có chiều
cao trung bình dao động từ 12,33 - 12,65m; tầng dưới tán A3 có chiều cao trung
bình dao động từ 7,65 - 8,80m; độ tàn che trung bình của rừng là 0,52. Trạng thái
rừng IIIA2 có 3 tầng rõ rệt đó là tầng vượt tán A1 có chiều cao trung bình dao động
từ 21,25 - 21,50m; tầng tán chính A2 có chiều cao trung bình dao động từ 17,00 17,42m; tầng dưới tán A3 có chiều cao trung bình dao động từ 10,50 - 12,29m; độ
tàn che trung bình của rừng là 0,61. Phân bố số cây theo đường kính N/D13 của 3
trạng thái rừng có thê mơ phỏng tốt bằng phân bố Weibull và phân bố khoảng cách,
đều có dạng đường cong một đỉnh. Phân bố số cây theo chiều cao N/Hvn của trạng
thái rừng IIA có thê mô phỏng tốt bằng phân bố Weibull và phân bố khoảng cách;
trạng thái rừng IIB và IIIA2 có thê mơ phỏng tốt bằng phân bố Weibull; các phân bố
đều có dạng đường cong một đỉnh.
Cù Thị Thanh Lộc (2017) cũng đã nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của một số
trạng thái rừng tự nhiên phục hồi sau khai thác tại huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình.
Bùi Văn Thoại (2017) Nghiến cứu về đặc điểm cấu trúc loài cây gỗ trên hai
trạng thái rừng nguyên sinh và thứ sinh ở vườn quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình.
Phan A Sinh (2017) Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài

cho một số trạng thái rừng tự nhiên tại Huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên
Nguyễn Thị Nga (2017) Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh trên một số
trạng thái rừng thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Lng tỉnh Hịa
Bình.
Lê Trung Hưng (2017) Nghiên cứu cấu trúc loài cây gỗ trên hai trạng thái


16

rừng lá rộng thường xanh thuộc ban quản lý rừng phịng hộ A Lưới - Tỉnh Thừa
Thiên Huế.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu về câu trúc rừng gần đây thường thiên về
việc mơ hình hố các quy luật kết cấu lâm phần. Việc mơ hình hóa quy luật phân bố
số cây theo đường kính và chiều cao đã được các tác giả quan tâm nhiều hơn, đây
được coi là quy luật cơ bản nhất trong các quy luật kết cấu lâm phần. Biết được các
quy luật phân bố, có thể xác định được số cây tương ứng từng cỡ kính hay từng cỡ
chiều cao, làm cơ sở xác định trữ lượng lâm phần. Biết được quy luật cấu trúc cơ
bản lâm phần và kết cấu mật độ tầng thứ để tác động phù hợp vào rừng nhằm điều
chỉnh cấu trúc rừng, dẫn dắt rừng đến cấu trúc có thể đáp ứng các mục tiêu mong
muốn
1.2.2.3. Nghiên cứu về đặc điểm tái sinh
Tái sinh rừng nước ta mang những đặc điểm tái sinh của rừng nhiệt đới nói
chung nhưng do phần lớn là rừng thứ sinh bị tác động của con người nên những quy
luật tái sinh đã bị xáo trộn nhiều. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về tái sinh
rừng nhưng tổng kết thành quy luật tái sinh cho từng loại rừng thì cịn rất ít. Một số
kết quả nghiên cứu về tái sinh thường được đề cập trong các cơng trình nghiên cứu
về thảm thực vật, trong các báo cáo khoa học và một phần công bố trên các tạp chí.
Khi nghiên cứu cấu trúc tổ thành tầng cây cao của rừng đặc dụng tại Hương
Sơn - Mỹ Đức - Hà Nội, Nguyễn Mạnh Tuyên (2009) đưa ra kết luận: tổ thành cây
tái sinh ở các trạng thái như sau: Trạng thái IIB mật độ cây tái sinh dao động 4400 6320 cây/ha, số loài tham gia vào cơng thức tổ thành là 35 lồi trong đó có 21 lồi

có hệ số tổ thành lớn hơn 0,5. Trạng thái IIIA1: Mật độ cây tái sinh dao động từ
5440 - 5920 cây/ha, số lồi tham gia vào cơng thức tổ thành là 37 lồi trong đó 21
lồi có hệ số tổ thành lớn hơn 0,5. Số cây tái sinh tập trung chủ yếu ở cấp chiều cao
từ 0,5 - 1,5m sau đó giảm dần khi cỡ chiều cao tăng lên. Tỷ lệ cây tái sinh có triển
vọng từ 20 - 37,8% chiếm tỷ lệ tương đối thấp.
Khi nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên tại BQL rừng đặc dụng Hương Sơn,
Hà Tĩnh, Nguyễn Văn Hồng (2010) đưa ra kết luận: cây tái sinh chủ yếu là cây ưa
sáng trong giai đoạn đầu, hầu hết các loài cây sinh trưởng trung bình, mật độ tái


17

sinh ở trạng thái IIB là 5680 cây/ha, IIIA1 là 5360 cây/ha, phần lớn có nguồn gốc từ
hạt 78,1 %, phẩm chất tái sinh trung bình. Cây tái sinh thưa thớt trên sườn và đỉnh
núi đặc biệt là cây tái sinh có triển vọng do lớp thực vật quá dày ảnh hưởng đến số
lượng cũng như chất lượng cây tái sinh. Cây tái sinh chủ yếu tập trung ở cỡ chiều
cao 0,5 - 1,5 m sau đó giảm dần khi cỡ chiều cao tăng lên.
Khi nghiên cứu về tái sinh rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên - văn hoá Đồng
Nai, Bùi Thị Diệp (2012) đưa ra kết luận: tổ thành cây tái sinh kém đa dạng hơn tổ
thành tầng cây cao, phần lớn là các loài cây ưa sáng và giai đoạn cịn non có khả
năng chịu bóng. Mật độ cây tái sinh biên động lớn, mật độ cây tái sinh và tỷ lệ cây
tái sinh có triên vọng phụ thuộc vào độ tàn che và tầng cây bụi thảm tươi. Phần lớn
cây tái sinh có dạng phân bố cụm, một số ít là phân bố ngẫu nhiên, khơng có khu
vực nào có phân bố đều.
Khi nghiên cứu về tái sinh của ba trạng thái rừng: rừng giàu, rừng trung bình
và rừng nghèo ở khu vực Mã Đà, tỉnh Đồng Nai, Lê Hồng Việt (2012) cho thây tái
sinh dưới tán rừng ở đây diễn ra rất tốt, mật độ cây tái sinh trung bình dao động từ
24.000 cây/ha (trạng thái rừng giàu) đến 28.500 cây/ha (trạng thái rừng nghèo)
Khi nghiên cứu tái sinh tự nhiên của rừng thứ sinh thuộc rừng kín thường
xanh nhiệt đới khu vực Mã Đà, Đồng Nai, Nguyễn Tuân Bình (2014) đã đưa ra kết

luận: có 84 lồi cây gỗ bắt gặp tái sinh dưới tán rừng. Mật độ tái sinh là 2800
cây/ha trong đó 4 lồi cây đồng ưu thế (Trâm, Cầy, Chịi nịi, Bình linh) có mật độ
536 cây/ha chiếm 19,1%, trung bình 4,8%/lồi. Những lồi cây gỗ khác (80 lồi)
đóng góp 2264 cây/ha hay 80,9% tổ thành. Hệ số tương đồng giữa thành phần loài
cây tái sinh và cây mẹ là 72,4%. Điều đó chứng tỏ tổ thành lồi cây gỗ ở rừng thứ
sinh có thể thay đổi ít nhiều trong q trình hình thành rừng.
Khi nghiên cứu đặc điểm lâm học của rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt
đới ở khu vực mã Đà tỉnh Đồng Nai, Phùng Văn Khang (2014) cho thấy mật độ cây
tái sinh dưới tán ba trạng thái rừng IIB, IIIA2 và IIIA3 tương ứng là 11.700, 11.100 và
9.400 cây/ha; đa phần cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt và sinh trưởng tốt. Sự tương
đồng giữa thành phần cây ở tầng trên với thành phần cây tái sinh ở tầng dưới có hệ số
tương đồng thấp, điều đó cho thấy cây tái sinh có thể thay thế khơng hồn tồn thành


18

phần cây mẹ ở tầng trên.
Đoàn Thị Hoa (2015) khi nghiên cứu tái sinh của trạng thái rừng IIA, IIB,
IIIA2 tại Khu di tích lịch sử và cảnh quan mơi trường Mường Phăng, Điện Biên
cho thấy tái sinh tự nhiên dưới tán rừng thiêu cả về số lượng và kém về chất lượng.
Tổ thành cây tái sinh gần giống với tổ thành tầng cây cao, vì vậy trong tương lai tổ
thành rừng chưa có sự thay đổi rõ rệt về thành phần loài cây. Mật độ cây tái sinh
dao động từ 828 cây/ha (trạng thái rừng IIA) đến 995 cây/ha (trạng thái rừng IIIA2).
Tỷ lệ cây tái sinh có chất lượng tốt vẫn ở mức thấp. Cây tái sinh chủ yếu ở cấp chiều
cao nhỏ hơn 0,5m. Phân bố cây tái sinh trên mặt đất chủ yếu phân bố cụm (chỉ có ơ
tiêu chuẩn số 2 của hai trạng thái IIA và trạng thái IIB là phân bố đều); do đó có thể
đánh giá là tình hình tái sinh tự nhiên ở các trạng thái rừng đều chưa ổn định.
Thực tế đã chứng minh rằng, nếu muốn đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh
chính xác, phù hợp với điều kiện thực tế thì cần phải có những nghiên cứu đầy đủ
về tái sinh tự nhiên cho từng đối tượng rừng. Nó càng cần thiết hơn với điều kiện ở

nước ta hiện nay vì nhiều khu vực vẫn phải trơng cậy vào tái sinh tự nhiên còn tái
sinh nhân tạo mới chỉ được triển khai trong quy mô hạn chế. Các cơng trình nghiên
cứu được đề cập ở trên đã phần nào làm sáng tỏ việc nghiên cứu tái sinh rừng tự
nhiên nói chung và rừng nhiệt đới nói riêng.
Việc nghiên cứu đặc điểm lâm học các loài thực vật tại huyện Ngun Bình
cịn rất hạn chế. Huyện Ngun Bình là một địa điểm được cho là có sự xuất hiện
của Bách vàng. Thông qua một số quan sát ban đầu, chúng nhận thấy hệ sinh thái ở
đây có độ đa dạng sinh học cao với nhiều thành phần cây lá rộng và một số loài cây
lá kim mọc xem kẽ với Bách vàng. Điều này đã góp phần làm đa dạng thêm khu hệ
thực vật cho khu vực này, tuy vậy tài nguyên rừng ở đây cũng đứng trước tình trạng
cạn kiệt và một số lồi cây thuộc họ Hoàng đàn cũng đang bị đối mặt với nguy cơ
tuyệt chủng tại khu vực này, trong đó điển hình là lồi cây Bách vàng. Số lượng lồi
trong tự nhiên cịn rất ít; nhận thức của người dân về lồi cịn hạn chế nên việc khai
thác tràn lan diễn ra mạnh mẽ làm cho lồi Bách vàng khơng có cơ hội tái sinh, việc
phát hiện, tiến hành các nghiên cứu về lồi cây Bách vàng ở đây cịn hạn chế. Thực
tế cho thấy, với điều kiện nước ta hiện nay, nhiều khu vực vẫn phải trông cậy vào tái


19

sinh tự nhiên còn tái sinh nhân tạo mới chỉ được triển khai trên quy mơ hạn chế. Vì
vậy, những nghiên cứu đầy đủ về tái sinh tự nhiên cho từng đối tượng rừng cụ thể là
hết sức cần thiết nếu muốn đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh.
1.2.2.4. Nhân giống vơ tính bằng hom cho lồi cây Bách vàng
Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Farjon & Hiep) là loài duy nhất của
chi Xanthocyparis thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaceae), đây là lồi thực vật q
hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam phân hạng CR B1+2b,c,e và danh lục đỏ IUCN
phân hạng CR B2ab(v). Cây thường mọc trên các đỉnh núi đá vơi, có số lượng cây
tái sinh rất ít và khả năng tái sinh tự nhiên cũng như sinh trưởng rất kém. Hiện nay
chưa có cơ sở nghiên cứu và sản xuất nào nhân giống trên diện đại trà thành cơng

bằng hạt lồi cây này, nên việc nhân giống vơ tính bằng giâm hom cành để bảo tồn
nguồn gen quý, hiếm mới chỉ phát hiện ở Việt Nam là việc làm rất có ý nghĩa.
1.3. Tình hình nghiên cứu lồi Bách vàng tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao
Bằng
Bách vàng Xanthocyparis Vietnamensis Farjon & Hiep) là một loài mới được
phát hiện tại Viện Nam trong những năm gần đây và cũng là một trong nhưng loài
cây được xếp vào cấp rất nguy cấp (CR B1+2b,c,e. và CR B2cb (v)) trong Sách đỏ
Việt Nam và danh lục đỏ thế giới IUCN. Bách vàng một trong nhưng lồi gỗ q,
có giá trị kinh trế cao, hiện nay, loại đang bị khai thác mạnh mẽ bởi các cộng đồng
dân tộc thiểu số vùng cao, đây là vùng dân cư có đời sống kinh tế còn nghèo nàn,
sinh kế thấp, cuộc sống chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên là chính. Bởi vậy, thực
trạng khai thác nguồn tài ngun rừng nói chung và lồi Bách vàng nói riêng trên
địa bàn huyện Ngun Bình, tỉnh Cao Bằng trong những năm gần đây đang đẩy loài
đứng trước bờ vực của tuyệt chủng. Với số lượng cá thể theo điều tra cịn lại rất ít.
Kết quả nghiên cứu tính đa đạng thực vật quý hiếm và nguy cấp tại xã Ca
Thành, huyện nguyên bình, tỉnh Cao Bằng của nhóm tác giả Đặng Kim Vui, Trần
Đức Thiện, La Thu Phương, Trần Quang Diệu, La Quang Độ, trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên đã xác định được thành phần thực vật quý hiếm và nguy cấp tại
khu vực nghiên cứu là rất đa dạng, có tới 33 lồi, 27 chi và 20 họ thuộc 3 ngành
thực vật bậc cao có mạch khác nhau có tên trong Sách đỏ Việt Nam 2007, danh


×