ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
DƯƠNG TUẤN VIỆT
PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ
NGÀNH HÀNG MIẾN DONG NHẰM ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CHO NGƯỜI
NÔNG DÂN SẢN XUẤT MIẾN DONG
TẠI HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THÁI NGUYÊN - 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
DƯƠNG TUẤN VIỆT
PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ
NGÀNH HÀNG MIẾN DONG NHẰM ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CHO NGƯỜI
NÔNG DÂN SẢN XUẤT MIẾN DONG
TẠI HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG
Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 60 62 01 16
LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐINH NGỌC LAN
THÁI NGUYÊN - 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
DƯƠNG TUẤN VIỆT
PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ
NGÀNH HÀNG MIẾN DONG NHẰM ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CHO NGƯỜI
NÔNG DÂN SẢN XUẤT MIẾN DONG
TẠI HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG
Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 60 62 01 16
LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐINH NGỌC LAN
THÁI NGUYÊN - 2015
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại huyện Nguyên Bình - Tỉnh Cao Bằng,
tôi đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp của mình. Để có được kết quả này, ngoài
sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình của nhà
trường, các cơ quan, thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành tới:
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Phòng Đào Tạo,
cùng toàn thể các thầy cô đã tận tụy giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập cũng
như thời gian hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lỏng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS.TS. Đinh Ngọc Lan
đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền cán bộ các
ban, cán bộ phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp, phòng Tài chính - Kế hoạch
huyện Nguyên Bình, các xã Phan Thanh, Thành Công, thị trấn Tĩnh Túc và các hộ
tham gia vào chuỗi giá trị ngành hàng miến dong tại huyện Nguyên Bình và thành
phố Cao Bằng nơi tôi nghiên cứu đề tài, đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời
gian thực tập.
Trong thời gian nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan và khách quan cũng như
hạn chế về mặt thời gian cho nên không tránh khỏi sai sót. Tôi rất mong nhận được
sự đóng góp của các thầy cô giáo để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2015
Học viên
Dương Tuấn Việt
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................vii
DANH MỤC HÌNH VẼ BIỂU ĐỒ............................................................................ ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 2
2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 2
2.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 2
3. Ý nghĩa của đề tài...................................................................................................... 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 4
1.1.1. Những khái niệm cơ bản ................................................................................... 4
1.1.2. Nội dung phân tích chuỗi giá trị ngành hàng .................................................... 6
1.1.3. Ý nghĩa của phân tích chuỗi giá trị ................................................................... 8
1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................... 9
1.2.1. Tình hình nghiên cứu và phát triển chuỗi giá trị trên thế giới .......................... 9
1.2.2. Công tác nghiên cứu và phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp ở Việt Nam ............ 13
1.2.3. Cơ sở thực tiễn ngành hàng miến dong ............................................................. 16
1.2.4. Một số công trình nghiên cứu gần đây về chuỗi giá trị ngành hàng miến
dong ở Việt Nam ............................................................................................. 18
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................... 20
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 20
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 20
2.2. Nội dung nghiên cứu của đề tài.......................................................................... 20
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 21
iv
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................................... 21
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................................... 23
2.3.3. Phương pháp chuyên gia ................................................................................. 24
2.3.4. Phương pháp phân tích chi phí lợi nhuận trong chuỗi ...................................... 24
2.3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................... 25
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN ......................................... 28
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 28
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ........................................................................... 28
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - Xã hội ............................................................................... 33
3.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................... 41
3.2. Thực trạng chuỗi giá trị ngành hàng miến dong tại huyện Nguyên Bình và
tỉnh Cao Bằng ................................................................................................. 43
3.2.1. Chủ trương phát triển sản xuất, chế biến miến dong tại huyện Nguyên Bình....... 43
3.2.2. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm miến dong qua các
năm tại Nguyên Bình...................................................................................... 44
3.2.3. Chuỗi giá trị ngành hàng miến dong tại địa bàn huyện Nguyên Bình Cao Bằng ........................................................................................................ 49
3.3. Phân tích chi phí lợi nhuận của các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị
ngành hàng miến dong tại huyện Nguyên Bình ............................................. 53
3.3.1. Chi phí và lợi nhuận của các hộ kiêm trồng, chế biến bột và sản xuất
miến dong ....................................................................................................... 53
3.3.2. Chi phí và lợi nhuận của các hộ thu gom miến dong tính BQ/100kg miến dong ........ 64
3.3.3. Chi phí và lợi nhuận của các hộ bán buôn miến dong tính BQ/100kg miến dong....... 67
3.3.4. Chi phí và lợi nhuận của các hộ bán lẻ miến dong tính BQ/100kg miến
dong trên địa bàn huyện Nguyên Bình - Thành phố Cao Bằng ..................... 72
3.4. Phân tích sự phân chia lợi nhuận của các tác nhân tham gia trong chuỗi
giá trị miến dong ............................................................................................ 75
3.4.1. Kết quả và hiệu quả chung của ngành hàng miến dong huyện Nguyên
Bình năm 2014 ............................................................................................... 75
3.4.2. Chuỗi giá trị gia tăng của các tác nhân theo kênh tiêu thụ ............................. 76
v
3.4.3. Sự hình thành giá và giá trị gia tăng của các tác nhân theo kênh tiêu thụ.............. 79
3.5. Các yêu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị ngành hàng sản xuất miến dong trên
địa bàn huyện Nguyên Bình - Cao Bằng ........................................................... 81
3.5.1. Dịch vụ cung ứng đầu vào .............................................................................. 81
3.5.2. Nhu cầu người tiêu dùng ................................................................................. 84
3.5.3. Ứng dụng phân tích SWOT chuỗi giá trị ngành hàng miến dong huyện
Nguyên Bình - Cao Bằng ............................................................................... 85
3.6. Định hướng và một số giải pháp hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị
ngành hàng miến dong huyện Nguyên Bình .................................................. 88
3.6.1. Những định hướng .......................................................................................... 88
3.6.2. Nhóm giải pháp chung cho sự phát triển chuỗi ngành hàng miến dong
miến dong tại huyện Nguyên Bình - Tỉnh Cao Bằng ..................................... 89
3.6.3. Giải pháp cụ thể cho người nông dân sản xuất và chế biến miến dong
huyện Nguyên Bình - Cao Bằng .................................................................... 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 97
1. Kết luận ................................................................................................................. 97
2. Khuyến nghị .......................................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 101
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 103
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Diễn giải
BQ
Bình quân
BVTV
Bảo vệ thực vật
ĐVT
Đơn vị tính
GDTH
Giáo dục tiểu học
GO
Gross output
GPr
Gross profit
GTSX
Giá trị sản xuất
HĐND
Hội đồng nhân dân
HTX
Hợp tác xã
IC
Intermediate Cost
IFAD
Quỹ Nông nghiệp quốc tế
KHHGĐ
Kế hoạch hóa gia đình
KHTSCĐ
Khấu hao tài sản cố định
MTQG
Mục tiêu quốc gia
NNPTNT
Nông nghiệp phát triển triển nông thôn
PSARD
Chương trình cải thiện dịch vụ công trong nông nghiệp
SWOT
Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
SX
Sản xuất
THCS
Trung học cơ sở
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TPCB
Thành phố Cao Bằng
TSCĐ
Tài sản cố định
TTNB
Thị trấn Nguyên Bình
VA
Value added
VSATTP
Vệ sinh an toàn thực phẩm
VTV
Truyền hình Việt Nam
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.
Số lượng mẫu điều tra ........................................................................... 23
Bảng 2.2.
Phương pháp phân tích chi phí lợi nhuận theo Kaplinsky và Morris (2001) ... 24
Bảng 3.1.
Hiện trạng sử dụng đất của huyện Nguyên Bình qua 3 năm 2012 - 2014 ..... 32
Bảng 3.3.
Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp huyện Nguyên Bình qua 3
năm 2012 - 2014. ................................................................................... 34
Bảng 3.4.
Tình hình chăn nuôi một số loại vật nuôi chính trên địa bàn huyện
Nguyên Bình trong 3 năm 2012 - 2014 ................................................. 36
Bảng 3.5.
Diện tích và các sản phẩm lâm nghiệp của huyện qua 3 năm. .............. 36
Bảng 3.6.
Diện tích, sản lượng ngành nuôi trồng thủy sản của huyện .................. 37
Bảng 3.7.
Tình hình dân số và lao động của huyện Nguyên Bình qua các năm
(2012 - 2014) ......................................................................................... 39
Bảng 3.8.
Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm miến dong trên
địa bàn huyện Nguyên Bình qua 3 năm. ............................................... 45
Bảng 3.9.
Tình hình cơ bản của các hộ kiêm trồng, chế biến bột và sản xuất
miến dong .............................................................................................. 54
Bảng 3.10. Chi phí sản xuất bình quân: 1000m2 diện tích trồng dong của hộ
trên địa bàn huyện Nguyên Bình năm 2014 .......................................... 57
Bảng 3.11. Kết quả và hiệu quả kinh tế loại hình hộ trồng dong và bán của tươi
(tính BQ/ diện tích: 1000 m2) năm 2014 ............................................... 58
Bảng 3.12. Các tài sản cơ bản phục vụ quy trình chế biến bột và sản xuất miến
dong (BQ/hộ) năm 2014 ........................................................................ 59
Bảng 3.13. Kết quả và hiệu quả kinh tế loại hình hộ trồng dong và chế biến bột
(tính BQ/ diện tích: 1000 m2) năm 2014. .............................................. 60
Bảng 3.14. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất BQ/100kg miến tại huyện
Nguyên Bình năm 2014. ........................................................................ 62
Bảng 3.15. Chi phí và lợi nhuận của các loại hình sản xuất cây dong trên địa
bàn huyện Nguyên Bình (BQ/1000m2) năm 2014 ................................ 63
viii
Bảng 3.16. Đặc điểm chung của các hộ thu gom miến dong trên địa bàn huyện
Nguyên Bình - Cao Bằng ...................................................................... 64
Bảng 3.17. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ thu gom miến dong huyện
Nguyên Bình năm 2014 (tính BQ/100kg miến dong). .......................... 66
Bảng 3.18. Đặc điểm chung của các hộ bán buôn miến dong trên địa bàn huyện
Nguyên Bình - Cao Bằng ...................................................................... 68
Bảng 3.19. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ bán buôn miến dong huyện
Nguyên Bình năm 2014 (tính BQ/100kg miến dong) ........................... 71
Bảng 3.20. Đặc điểm chung của các hộ bán lẻ miến dong trên địa bàn huyện
Nguyên Bình và thành phố Cao Bằng. .................................................. 72
Bảng 3.21. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ bán lẻ miến dong huyện
Nguyên Bình năm 2014 (tính BQ/100kg miến dong) ........................... 74
Bảng 3.22. Tổng hợp kết quả, hiệu quả kinh tế của các tác nhân tham gia trong
chuỗi giá trị (tính BQ/100kg miến dong) .............................................. 75
Bảng 3.23. Sự hình thành giá và giá trị gia tăng của các tác nhân theo kênh tiêu
thụ (tính bình quân cho 100 kg miến dong) .......................................... 79
ix
DANH MỤC HÌNH VẼ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1.
Chuỗi giá trị của Porter (1985) ............................................................. 11
Hình 1.2.
Hệ thống giá trị của Porter (1985) ......................................................... 12
Hình 3.1.
Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp huyện Nguyên Bình qua 3
năm (2012 - 2014) ................................................................................. 35
Hình 3.2.
Tình hình tiêu thụ sản phẩm từ cây dong trên địa bàn huyện
Nguyên Bình - Cao Bằng (2012 - 2014) ............................................... 46
Hình 3.3.
Sơ đồ chuỗi giá trị ngàng hàng miến dong trên địa bàn huyện
Nguyên Bình - Tỉnh Cao Bằng năm 2014 ............................................. 51
Hình 3.4.
So sánh chi phí và lợi nhuận của các hình thức sản suất trồng
dong, chế biến bột và sản xuất miến dong ............................................ 63
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài "Phân tích chuỗi
giá trị ngành hàng miến dong nhằm đề xuất giải pháp nâng cao thu nhập cho người
nông dân sản xuất miến dong tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng" đều được thu
thập điều tra, khảo sát thực tế một cách trung thực, đánh giá thực trạng của địa
phương nơi nghiên cứu.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện nghiên cứu đã được cảm ơn, các thông tin
tham khảo trong luận văn đều được trích dẫn và chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 12 năm 2015
Học viên
Dương Tuấn Việt
2
biến miến dong của địa phương là rất lớn. Do vậy, Đảng bộ, Hội đồng, Ủy ban nhân
dân huyện đã xác định dong riềng là cây kinh tế mũi nhọn của huyện, đưa nghề
trồng, chế biến miến dong vào chương trình sản xuất hàng hóa nông lâm nghiệp giai
đoạn 2011 - 2015.
Cấu trúc và hoạt động thị trường miến dong đã thay đổi theo hướng chuyên
môn hóa. Trên thị trường đã xuất hiện một số điểm thu mua, đại lý phân phối các
mặt hàng chế biến từ củ dong riềng. Cùng với sự phát triển của ngành nông
nghiệp nói chung và ngành hàng miến dong nói riêng trong thời gian qua đã vấp
phải những khó khăn thách thức lớn làm ảnh hưởng đến giá trị gia tăng của
ngành hàng nhất là phân phối lợi ích và chi phí giữa các tác nhân tham gia chuỗi
giá trị ngành hàng.
Để đánh giá, phân tích xác định lợi ích các tác nhân tham gia thị trường và
đề xuất những giải pháp cho việc phát triển bền vững của môi trường, ổn định các
vấn đề kinh tế - xã hội và cạnh tranh gay gắt trên thị trường nông sản. Trên cơ sở
kết hợp giữa lý luận và tình hình thực tiễn, nhằm nghiên cứu thực trạng chuỗi giá trị
ngành miến dong của huyện để tìm ra những điểm mạnh điểm yếu, góp phần nâng
cao hiệu quả sản xuất chế biến miến dong trong thời gian tới. Từ những vấn đề trên,
việc nghiên cứu đề tài "Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng miến dong nhằm đề
xuất giải pháp nâng cao thu nhập cho người nông dân sản xuất miến dong tại
huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng" hiện nay là rất cần thiết.
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu thực trạng chuỗi giá trị ngành hàng miến dong tại huyện Nguyên
Bình, để thấy được sự tham gia và phân chia lợi nhuận của các tác nhân, các yếu tố
ảnh hưởng đến chuỗi giá trị ngành hàng, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao
thu nhập cho người nông dân sản xuất miến dong tại địa bàn nghiên cứu.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Mô tả được thực trạng ngành hàng sản xuất miến dong trên địa bàn huyện
Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
- Xác định được các tác nhân tham gia vào chuỗi miến dong trên địa bàn
Nguyên Bình - Cao Bằng.
3
- Xác định được sự phân chia lợi nhuận giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị
ngành hàng miến dong.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị ngành hàng miến dong. Xác
định những lợi thế và cơ hội, những cản trở và nguy cơ thách thức tác động đến chuỗi giá
trị ngành hàng.
- Đưa ra được một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho người sản xuất miến
dong tại huyện Nguyên Bình trong thời gian tới.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Bổ sung và hệ thống hóa một số kiến thức về chuỗi giá trị, các yếu tố ảnh hưởng
đến sự phát triển của chuỗi giá trị ngành hàng nông sản.
Cung cấp những dẫn liệu về thực trạng chuỗi giá trị ngành hàng miến dong trên
địa bàn huyện Nguyên Bình, từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao thu nhập cho người
nông dân sản xuất miến dong nơi đây.
Là tài liệu tham khảo cho các độc giả quan tâm nghiên cứu khoa học về vấn đề
chuỗi giá trị sản xuất nông sản.
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Đề tài có thể góp phần khắc phục những vấn đề khó khăn mà các tác nhân tham
gia trong chuỗi giá trị ngành hàng miến dong tại huyện Nguyên Bình đang gặp phải, nhất
là tác nhân người sản xuất, cũng như chỉ ra những yếu tố cản trở đến sự phát triển của
chuỗi giá trị ngành hàng. Từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp cụ thể giúp người
nông dân nâng cao thu nhập, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của chuỗi giá trị ngành
hàng miến dong trên địa bàn nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho các nhà quản lý, lãnh đạo các ban
ngành ở địa phương đưa ra phương hướng nhằm phát huy những tiềm năng thế mạnh,
giải quyết những khó khăn, trở ngại để phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển
ngành nông nghiệp nói riêng.
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Những khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Chuỗi sản xuất - Cung ứng
Đây là khái niệm mới sử dụng trong kinh tế thị trường với mục tiêu là sản
xuất hàng hóa theo ngành hàng. Từ quan điểm của các nhà kinh tế khác nhau chúng
tôi cho rằng, một chuỗi sản xuất được hiểu đó là tất cả các bên tham gia vào một
hoạt động kinh tế có sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh
và chuyển giao sản phẩm đó tới người tiêu dùng cuối cùng [11].
Trong một chuỗi sản xuất - Cung ứng: Dòng luân chuyển thông tin thường
không phải là chủ yếu mà mục tiêu chính hướng đến là chi phí và giá. Chiến lược
sản xuất thường tập trung vào sản phẩm, hàng hóa cơ bản. Định hướng của chuỗi
sản xuất - Cung ứng chủ yếu là hướng cung... Vấn đề trọng tâm của chuỗi sản xuất
chính là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và kết cấu tổ chức trong chuỗi là các
tác nhân tham gia độc lập [11].
1.1.1.2. Chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị hàng hóa - Dịch vụ là nói đến những hoạt động cần thiết để biến
một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm khác nhau, đến khi phân
phối tới người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng. Một chuỗi giá trị
tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động và có trách nhiệm tạo
ra giá trị tối đa trong toàn chuỗi [6].
Chúng ta có thể hiểu khái niệm này theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng:
Nếu hiểu chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp thì chuỗi giá trị là một khối liên kết dọc
hoặc một mạng liên kết giữa một số tổ chức kinh doanh độc lập trong một chuỗi sản
xuất. Hay nói cách khác một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực hiện
trong một đơn vị sản xuất để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Tất cả các hoạt
động này tạo thành một "chuỗi" kết nối người sản xuất với người tiêu dùng, mặt
khác mỗi hoạt động lại bổ xung giá trị cho sản phẩm cuối cùng [11].
5
Nếu hiểu Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng thì đó là một phức hợp những hoạt
động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện để biến một nguyên liệu thô
thành sản phẩm được bán lẻ. Kết quả của chuỗi có được sản phẩm đã được bán cho
người tiêu dùng cuối cùng [11].
Như vậy, khái niệm về chuỗi giá trị đã bao hàm cả tổ chức và điều phối, các
chiến lược và quan hệ quyền lực của những người tham gia khác nhau trong chuỗi.
1.1.1.3. Ngành hàng
Theo Fabre "Ngành hàng được coi là tập hợp các tác nhân kinh tế quy tụ trực
tiếp vào việc tạo ra sản phẩm cuối cùng. Như vậy ngành hàng đã vạch ra sự kế tiếp
của các hoạt động, xuất phát từ điểm ban đầu đến điểm cuối cùng của một nguồn
lực hay một sản phẩm trung gian, trải qua nhiều giai đoạn của quá trình gia công,
chế biến để tạo ra một hay nhiều sản phẩm hoàn chỉnh ở mức độ người tiêu thụ"
[20]. Nói cách khác: Ngành hàng là tập hợp những tác nhân kinh tế đóng góp trực
tiếp vào sản xuất, tiếp đó là gia công sản phẩm, chế biến và đi đến một thị trường
hoàn tất của các sản phẩm nông nghiệp.
Nói chung, ngành hàng bao gồm toàn bộ các hoạt động được gắn kết chặt
chẽ với nhau trong một quá trình từ sản xuất, vận chuyển, chế biến đến phân phối
sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Chúng ta thấy rằng
ngành hàng là một chuỗi tác nghiệp, chuỗi các tác nhân và cũng là một chuỗi những
thị trường, nó kéo theo những luồng vật chất và những bù đắp bằng giá trị tiền tệ.
1.1.1.4. Sản phẩm
Trong một ngành hàng, mỗi tác nhân đều tạo ra sản phẩm riêng của mình, trừ
những sản phẩm bán lẻ cuối cùng. Sản phẩm của mọi tác nhân khác chưa phải là sản
phẩm cuối cùng của ngành hàng mà chỉ là kết quả hoạt động kinh tế, là đầu ra quá
trình sản xuất của từng tác nhân. Do tính chất phong phú về chủng loại sản phẩm nên
trong phân tích ngành hàng thường chỉ phân tích sự vận hành của các sản phẩm
chính. Sản phẩm của ngành hàng thường lấy tên sản phẩm của tác nhân đầu tiên [20].
1.1.1.5. Tác nhân
Tác nhân là một "tế bào" sơ cấp với các hoạt động kinh tế là trung tâm, hoạt
động độc lập và tự quyết định hành vi của mình. Tác nhân có thể là những hộ hay
6
doanh nghiệp... tham gia trong các ngành hàng thông qua hoạt động kinh tế của họ
[20]. Có thể chia tác nhân làm 2 loại: Tác nhân là người thực hiện và tác nhân tinh
thần có tính tượng trưng. Nếu theo nghĩa rộng, người ta dùng tác nhân để nói một
tập hợp các đơn vị có cùng một hoạt động.
1.1.2. Nội dung phân tích chuỗi giá trị ngành hàng
Nội dung phân tích chuỗi giá trị gồm 8 nội dung hay còn được gọi là công cụ
dùng để phân tích. Trong đó 4 công cụ đầu tiên được coi là "Công cụ cốt yếu" cần
được thực hiện để đạt được phân tích tối thiểu về chuỗi giá trị. Bốn công cụ tiếp
theo là "các công cụ nâng cao" có thể tiến hành để có một bức tranh tổng thể hơn về
một số mặt của chuỗi giá trị.
1.1.2.1. Lựa chọn các chuỗi giá trị ngành hàng ưu tiên phân tích
Trước khi tiến hàng phân tích chuỗi giá trị, chúng ta cần phải quyết định xem
sẽ ưu tiên lựa chọn tiểu ngành nào, sản phẩm hay hàng hóa nào để phân tích. Vì
nguồn lực để tiến hành phân tích lúc nào cũng hạn chế nên cần phải lập ra phương
pháp để lựa chọn một số nhất định các chuỗi giá trị để phân tích trong số nhiều lựa
chọn chúng ta có thể đạt được.
1.1.2.2. Lập sơ đồ chuỗi giá trị
Để hiểu được chuỗi giá trị mà chúng ta muốn phân tích, cần thiết sử dụng các
mô hình, bảng, biểu đồ, số liệu và các hình thức khác để mô tả các tác nhân, đặc
điểm và kết quả hoạt động của từng tác nhân. Việc sử dụng các sơ đồ vẽ các chuỗi
giá trị sẽ giúp chúng ta dễ nhận thấy và dễ hiểu hơn trong quy trình nghiên cứu [6].
1.1.2.3. Xác định chi phí và lợi nhuận
Sau khi đã lập sơ đồ chuỗi giá trị bước tiếp theo là nghiên cứu sâu một khía
cạnh của chuỗi giá trị. Có rất nhiều khía cạnh có thể lựa chọn để nghiên cứu tiếp.
Nhưng xác định chi phí và lợi nhuận xác định số tiền mà một người tham gia trong
chuỗi giá trị bỏ ra và số tiền mà một người tham gia chuỗi giá trị nhận được có ý
nghĩa hơn cả [6].
Chi phí trong chuỗi giá trị ngành hàng miến dong tại huyện Nguyên Bình
được xác định bao gồm: Các khoản chi phí vật chất đầu tư trực tiếp và các khoản
chi phí dịch vụ đây chính là mức vốn đầu tư cần thiết trong quá trình kinh doanh.
7
Để làm rõ cách xác định chi phí, lợi nhuận của từng tác nhân trong chuỗi giá trị
ngành hàng miến dong huyện Nguyên Bình tác giả sẽ phân tích chi tiết hơn trong
phần hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài.
1.1.2.4. Phân tích công nghệ, kiến thức
Công nghệ áp dụng trong sản xuất là nói đến công nghệ truyền thống, công
nghệ cao. Phân tích công nghệ và kiến thức nhằm phân tích hiệu quả và hiệu lực của
công nghệ, kiến thức dùng trong chuỗi giá trị. Trên cơ sở xác định loại hình công
nghệ đang áp dụng so với những đòi hỏi công nghệ, kiến thức của chuỗi giá trị để
thấy được mức độ hợp lý của công nghệ đang áp dụng. Từ đó đưa ra các giải pháp
cho sự lựa chọn cải tiếp nâng cấp công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu chất lượng sản
phẩm đầu ra, tiếp kiệm chi phí và nâng cao thu nhập cho chuỗi giá trị [6].
1.1.2.5. Phân tích thu nhập
Mục tiêu của phân tích thu nhập: Phân tích tác động, phân bổ thu nhập trong
và giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị theo cấp bậc. Phân tích tác động
của hệ thống quản trị chuỗi giá trị tới sự phân bổ thu nhập và giá sản phẩm cuối
cùng. Miêu tả sự đa dạng của thu nhập, rủi ro thường gặp và tác động đến chuỗi
giá trị.
1.1.2.6. Phân tích việc làm
Mục đích của phân tích việc làm trong chuỗi giá trị nhằm: Phân tích tác động
của chuỗi giá trị tới việc phân bổ việc làm giữa các tác nhân tham gia chuỗi. Miêu
tả sự phân bổ của việc làm theo chuỗi giá trị, miêu tả sự năng động của việc làm dọc
theo chuỗi giá trị. Phân tích tác động của hệ thống quản trị khác nhau của chuỗi giá
trị đến sự phân bổ việc làm. Phân tích sự tác động của các chiến lược khác nhau của
chuỗi giá trị lên sự phân bổ việc làm.
1.1.2.7. Quản trị và dịch vụ
Việc phân tích quản trị và các dịch vụ nhằm: Phân tích các nhà tham gia trong
chuỗi giá trị phối hợp với các hoạt động của họ như thế nào thông qua các nguyên tắc
chính thức và không chính thức. Hiểu sự tuân thủ nguyên tắc được giám sát như thế
nào, phân tích những nhóm khác nhau của những người tham gia chuỗi giá trị nhận
8
những hình thức hỗ trợ đầy đủ như thế nào để có thể giúp họ đạt được các tiêu chuẩn
yêu cầu. Đánh giá tác động của các nguyên tắc tới các nhóm khác nhau.
1.1.2.8. Sự liên kết giữa các tác nhân
Trong nghiên cứu chuỗi giá trị cần thiết miêu tả mối liên kết giữa những
người tham gia trong chuỗi giá trị và mối liên kết của họ với các tác nhân ngoài
chuỗi. Miêu tả những cam kết, trách nhiệm và lợi ích giữa những người tham gia, sự
áp dụng đối với sự phát triển chung của chuỗi.
1.1.3. Ý nghĩa của phân tích chuỗi giá trị
Phân tích chuỗi giá trị giúp chúng ta xác định những khó khăn của từng khâu
trong chuỗi, từ đó có các giải pháp khắc phục để sản phẩm đáp ứng được yêu cầu
của thị trường và phát triển bền vững. Bốn khía cạnh cần lưu ý trong phân tích
chuỗi giá trị nông nghiệp [6].
- Thứ nhất: ở mức độ cơ bản nhất, một phân tích chuỗi giá trị cần: lập được sơ
đồ một cách hệ thống các bên tham gia vào sản xuất, phân phối, tiếp thị và bán một
(hoặc nhiều) sản phẩm cụ thể. Việc lập sơ đồ này đánh giá các đặc điểm của những
người tham gia, cơ cấu lãi và chi phí, dòng hàng hóa trong chuỗi, đặc điểm việc làm,
khối lượng và điểm đến của hàng hóa được bán trong nước cũng như nước ngoài.
- Thứ hai: phân tích chuỗi giá trị có vai trò trung tâm trong việc: xác định sự
phân phối lợi ích của những người tham gia trong chuỗi. Có nghĩa là, phân tích
lợi nhuận và lợi nhuận biên trên một sản phẩm trong chuỗi để xác định ai được
hưởng lợi nhờ tham gia chuỗi và những người tham gia nào có thể được hưởng lợi
nhờ được tổ chức và hỗ trợ nhiều hơn.
- Thứ ba, phân tích chuỗi giá trị có thể dùng để: xác định vai trò của việc
nâng cấp trong chuỗi giá trị. Nâng cấp gồm cải thiện chất lượng và thiết kế sản
phẩm giúp nhà sản xuất thu được giá trị cao hơn hoặc đa dạng hóa dòng sản phẩm.
Phân tích quá trình nâng cấp gồm đánh giá khả năng sinh lời của các bên tham gia
trong chuỗi cũng như thông tin về các cản trở đang tồn tại. Các vấn đề quản trị có
vai trò then chốt trong việc xác định những hoạt động nâng cấp đó diễn ra như thế
nào. Ngoài ra, cơ cấu của các quy định, rào cản gia nhập, hạn chế thương mại, và
các tiêu chuẩn có thể tiếp tục tạo nên và ảnh hưởng đến môi trường mà các hoạt
động nâng cấp diễn ra.
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại huyện Nguyên Bình - Tỉnh Cao Bằng,
tôi đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp của mình. Để có được kết quả này, ngoài
sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình của nhà
trường, các cơ quan, thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành tới:
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Phòng Đào Tạo,
cùng toàn thể các thầy cô đã tận tụy giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập cũng
như thời gian hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lỏng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS.TS. Đinh Ngọc Lan
đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền cán bộ các
ban, cán bộ phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp, phòng Tài chính - Kế hoạch
huyện Nguyên Bình, các xã Phan Thanh, Thành Công, thị trấn Tĩnh Túc và các hộ
tham gia vào chuỗi giá trị ngành hàng miến dong tại huyện Nguyên Bình và thành
phố Cao Bằng nơi tôi nghiên cứu đề tài, đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời
gian thực tập.
Trong thời gian nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan và khách quan cũng như
hạn chế về mặt thời gian cho nên không tránh khỏi sai sót. Tôi rất mong nhận được
sự đóng góp của các thầy cô giáo để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2015
Học viên
Dương Tuấn Việt
10
giá trị ngành hàng tại các quốc gia trên thế giới. Trong đó có thể nhắc tới ba luồng
nghiên cứu chính về chuỗi giá trị đã xây dựng nên những phương pháp nghiên cứu
mang tính hệ thống. Các phương pháp phân tích này đã được áp dụng rộng rãi trong
phân tích chuỗi giá trị không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp, trong phạm vi một công
ty, một quốc gia mà nó còn được dùng phân tích chuỗi giá trị, hệ thống chuỗi giá trị
trên phạm vi toàn cầu. Các phương pháp phân tích chuỗi giá trị đó là: Phương pháp
chuỗi, khung khái niệm do Prorter lập ra (1985) và phương pháp toàn cầu do
Kaplinsky đề xuất (1999), gereffi (1994, 1999, 2003) và Korzeniewicz (1994).
Phương pháp chuỗi (Filière): Phương pháp chuỗi của Hugon (1985), Moustier
và Leplaideur (1989) gồm các trường phái tư duy và truyền thống nghiên cứu khác nhau.
Sử dụng phương pháp phân tích chuỗi giá trị chủ yếu làm công cụ để nghiên cứu cách
thức tổ chức của các hệ thống sản xuất nông nghiệp ở những nước đang phát triển.
Khung chuỗi chú trọng đặc biệt đến cách các hệ thống sản xuất địa phương được kết nối
với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và tiêu dùng cuối cùng [6].
Việc đánh giá chuỗi về mặt kinh tế và tài chính chú trọng vào vấn đề tạo thu nhập
và phân phối thu nhập trong chuỗi hàng hóa, phân tích các chi phí và thu nhập giữa các
thành phần kinh doanh nội địa và quốc tế để phân tích sự ảnh hưởng của chuỗi đến nền
kinh tế quốc dân và sự đóng góp của nó vào GDP theo phương pháp ảnh hưởng.
Phân tích có tính chú trọng vào chiến lược, nghiên cứu một cách có hệ thống
sự tác động lẫn nhau giữa các mục tiêu, các cản trở và kết quả của mỗi bên có liên
quan trong chuỗi.
Khung phân tích của Porter (năm 1985)
Trường phái nghiên cứu thứ hai liên quan đến công trình của Micheal Porter
(1985) về các lợi thế cạnh tranh. Porter đã dùng khung phân tích chuỗi giá trị để đánh
giá xem một công ty nên tự định vị mình như thế nào trên thị trường và trong mối
quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng và đối thủ cạnh tranh khác. Ý tưởng về lợi
thế cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể được tóm tắt như sau: Một công ty có thể
cung cấp cho khách hàng một mặt hàng (hoặc dịch vụ) có giá trị tương đương với đối
thủ cạnh tranh của mình nhưng với chi phí thấp hơn (chiến lược giảm chi phí) như thế
nào? Cách khác là làm thế nào để một doanh nghiệp có thể sản xuất một mặt hàng mà
khách hàng sẵn sàng mua với giá cao hơn (chiến lược tạo sự khác biệt)?
11
Trong bối cảnh này, khái niệm chuỗi giá trị được sử dụng như một khung khái
niệm mà các doanh nghiệp có thể dùng để tìm ra các nguồn lợi thế cạnh tranh (thực tế
và tiềm tàng) của mình. Đặc biệt, Porter lập luận rằng các nguồn lợi thế cạnh tranh
không thể tìm ra nếu nhìn vào công ty như một tổng thể. Một công ty cần được phân
tách thành một loạt các hoạt động và có thể tìm thấy lợi thế cạnh tranh trong một
(hoặc nhiều hơn) những hoạt động đó. Porter phân biệt giữa các hoạt động sơ cấp,
trực tiếp góp phần tăng thêm giá trị cho sản xuất hàng hoá (hoặc dịch vụ) và các hoạt
động hỗ trợ có ảnh hưởng gián tiếp đến giá trị cuối cùng của sản phẩm.Trong khung
phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị không trùng với ý tưởng về chuyển đổi
vật chất. Porter giới thiệu ý tưởng theo đó tính cạnh tranh của một công ty không chỉ
liên quan đến quy trình sản xuất. Tính cạnh tranh của doanh nghiệp có thể phân tích
bằng cách xem xét chuỗi giá trị bao gồm thiết kế sản phẩm, mua vật tư đầu vào, hậu
cần, hậu cần bên ngoài, tiếp thị, bán hàng, các dịch vụ hậu mãi và dịch vụ hỗ trợ như
lập kế hoạch chiến lược, quản lý nguồn nhân lực, hoạt động nghiên cứu v.v.
Do vậy, trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị chỉ áp dụng
trong kinh doanh. Kết quả là phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhằm hỗ trợ các quyết
định quản lý và chiến lược điều hành. Ví dụ, một phân tích về chuỗi giá trị của một
siêu thị ở châu Âu có thể chỉ ra lợi thế cạnh tranh của siêu thị đó so với các đối thủ
cạnh tranh là khả năng cung cấp rau quả nhập từ nước ngoài [6]. Tìm ra nguồn lợi
thế cạnh tranh là thông tin có giá trị cho các mục đích kinh doanh. Tiếp theo những
kết quả tìm được đó, doanh nghiệp kinh doanh siêu thị có lẽ sẽ tăng cường củng cố
mối quan hệ với các nhà sản xuất hoa quả nước ngoài và chiến dịch quảng cáo sẽ
chú ý đặc biệt đến những vấn đề này.
Hình 1.1. Chuỗi giá trị của Porter (1985) [6]
12
Mt cỏch tỡm ra li th cnh tranh l da vo khỏi nim h thng giỏ
tr. Cú ngha l: Thay vỡ ch phõn tớch li th cnh tranh ca mt cụng ty duy
nht, cú th xem cỏc hot ng ca cụng ty nh mt phn ca mt chui cỏc
hot ng rng hn m Porter gi l h thng giỏ tr. Mt h thng giỏ tr bao
gm cỏc hot ng do tt c cỏc cụng ty tham gia trong vic sn xut mt hng
hoỏ hoc dch v thc hin, bt u t nguyờn liu thụ n phõn phi n ngi
tiờu dựng cui cựng. Vỡ vy, khỏi nim h thng giỏ tr rng hn so vi khỏi
nim chui giỏ tr ca doanh nghip. Tuy nhiờn, cn ch ra rng trong khung
phõn tớch ca Porter, khỏi nim h thng giỏ tr ch yu l cụng c giỳp qun lý
iu hnh a ra cỏc quyt nh cú tớnh cht chin lc.
Chuỗi giá trị
của nhà
cung cấp
Chuỗi giá trị
của công ty
Chuỗi giá trị
của ngời
mua
Hỡnh 1.2. H thng giỏ tr ca Porter (1985) [6]
Phng phỏp tip cn ton cu:
Gn õy nht, khỏi nim cỏc chui giỏ tr c ỏp dng phõn tớch ton cu
hoỏ. Cỏc nh nghiờn cu Kaplinsky v Morris, (2001) ó quan sỏt c rng
trong quỏ trỡnh ton cu hoỏ, ngi ta nhn thy khong cỏch trong thu nhp
trong v gia cỏc nc tng lờn. Cỏc tỏc gi ny lp lun rng phõn tớch chui giỏ
tr cú th giỳp gii thớch quỏ trỡnh ny, nht l trong mt vin cnh nng ng:
- Th nht, bng cỏch lp s mt lot nhng hot ng trong chui, phõn
tớch chui giỏ tr s phõn tớch c tng thu nhp ca chui giỏ tr thnh nhng
khon m cỏc bờn khỏc nhau trong chui giỏ tr nhn c.
- Th hai, phõn tớch chui giỏ tr cú th lm sỏng t vic cỏc cụng ty, vựng v
quc gia c kt ni vi nn kinh t ton cu nh th no?
Trong khuụn kh chui giỏ tr, cỏc mi quan h thng mi quc t c
coi l mt phn ca cỏc mng li nhng nh sn xut, xut khu, nhp khu v
bỏn l, trong ú tri thc v quan h c phỏt trin tip cn c cỏc th
13
trường và các nhà cung cấp. Trong bối cảnh này, sự thành công của các nước
đang phát triển và của những người tham gia thị trường ở các nước đang phát
triển phụ thuộc vào khả năng tiếp cận các mạng lưới này. Muốn tiếp cận được
mạng lưới này thì sản phẩm phải đạt được các yêu cầu của toàn cầu hoá.
1.2.2. Công tác nghiên cứu và phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp ở Việt Nam
Ở Việt Nam, việc áp dụng chuỗi giá trị trong thực tế đã được nhiều tổ chức
quốc tế phối hợp cùng các cơ quan chính phủ Việt Nam tiến hành nghiên cứu và
triển khai. Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) đã nghiên cứu chuỗi giá trị ngành cói
của tỉnh Ninh Bình nhằm năng cao năng lực cạnh tranh ngành cói qua phát triển
chuỗi giá trị trình bày ở hội thảo “Ngành cói Việt Nam - Hợp tác để tăng trưởng”
ngày 04/12/2008 tại Ninh Bình bởi Nico Janssen, cố vấn cao cấp - SNV. Sau khi
tiến hành chương trình nghiên cứu tổ chức SNV đã giúp chuyển giao kiến thức từ
nhà nghiên cứu đến nông dân, nâng cao năng lực của nhóm kỹ thuật địa phương về
cung cấp dịch vụ khuyến nông, hỗ trợ quá trình hoạch định chính sách liên quan đến
ngành cói của tỉnh, hỗ trợ thành lập các nhóm đại diện như nông dân trồng và chế
biến cói, hiệp hội cói, phát triển thị trường cho công nghệ sau thu hoạch, cải thiện
việc tiếp cận thị trường…
Trung tâm Tin học Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ICARD), Viện
Nghiên cứu Rau quả Việt Nam (IFFAV) và Công ty Tư vấn Nông sản Quốc tế
(ACI) phối hợp thực hiện dưới sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
Nghiên cứu về chuỗi giá trị chè trong khuôn khổ dự án nâng cao hiệu quả hoạt động
của thị trường cho người nghèo do ngân hàng phát triển Châu Á và quỹ phát triển
Quốc tế của Anh đồng tài trợ. Khi nghiên cứu chuỗi giá trị ngành chè Việt Nam,
Công ty tư vấn nông sản quốc tế đã đưa ra nhận xét “Chuỗi giá trị ngành chè
Việt Nam là một chuỗi giá trị hết sức phức tạp. Mặc dù chỉ có 3 hoạt động chính
- sản xuất chè lá, chế biến và bán chè khô - song số lượng các tác nhân tham gia
vào mỗi một quá trình lại rất khác biệt, về quy mô và về chủ thể. Nhìn chung,
chuỗi giá trị chè gồm các mối quan hệ tương tác, tham gia của các tác nhân khác
nhau, từ người sản xuất, thương nhân/người thu gom chè lá tới người chế biến,
nhà xuất khẩu, thương nhân chè khô, người bán lẻ và người tiêu dùng”.
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................vii
DANH MỤC HÌNH VẼ BIỂU ĐỒ............................................................................ ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 2
2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 2
2.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 2
3. Ý nghĩa của đề tài...................................................................................................... 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 4
1.1.1. Những khái niệm cơ bản ................................................................................... 4
1.1.2. Nội dung phân tích chuỗi giá trị ngành hàng .................................................... 6
1.1.3. Ý nghĩa của phân tích chuỗi giá trị ................................................................... 8
1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................... 9
1.2.1. Tình hình nghiên cứu và phát triển chuỗi giá trị trên thế giới .......................... 9
1.2.2. Công tác nghiên cứu và phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp ở Việt Nam ............ 13
1.2.3. Cơ sở thực tiễn ngành hàng miến dong ............................................................. 16
1.2.4. Một số công trình nghiên cứu gần đây về chuỗi giá trị ngành hàng miến
dong ở Việt Nam ............................................................................................. 18
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................... 20
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 20
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 20
2.2. Nội dung nghiên cứu của đề tài.......................................................................... 20
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 21