Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Luận văn nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng quế tại huyện bảo thắng, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 79 trang )

i
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................ii
MỤC LỤC ........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT.................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................viii
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1

1. Tính cấp thiết.........................................................................................1
2 Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................3
3. Ý nghĩa đề tài.........................................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................4

1.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ...............................................4
1.2. Những kết quả nghiên cứu về cây Quế trên thế giới ..........................6
1.2.1 Xuất xứ .............................................................................................6
1.2.2. Tình hình sản xuất Quế trên thế giới ...............................................6
1.2.3 Giá trị kinh tế....................................................................................8
1.2.4 Đặc tính sinh thái..............................................................................9
1.2.5. Kỹ thuật gây trồng ...........................................................................9
1.2.6 Chăm sóc ........................................................................................10
1.2.7 Khai thác, chế biến .........................................................................10
1.2.8 Thị trường tiêu thụ..........................................................................12
1.3 Tình hình và kết quả nghiên cứu về cây Quế tại Việt Nam...............12
1.3.1. Các đề tài nghiên cứu Quế trong nước ..........................................13
1.3.2 Giá trị kinh tế..................................................................................14
1.4. Điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội khu vực nghiên cứu ....................28
1.4.1 Điều kiện tự nhiên ..........................................................................28
1.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ...............................................................30




ii
1.4.3. Thuận lợi và khó khăn ...................................................................31
1.4.4 Đặc điểm chung về diện tích và sản lượng Quế của huyện Bảo
Thắng, Lào Cai..............................................................................32
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU.................................................................................................................34

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................34
2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành........................................................34
2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................34
2.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................34
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu .........................................................34
2.4.2. Điều tra thu thập số liệu.................................................................34
2.4.3 Phương pháp nội nghiệp.................................................................40
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .........................42

3.1. Thực trạng trồng, khai thác, chế biến và thị trường tiêu thụ Quế ở
huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.....................................................42
3.1.1. Thực trạng gây trồng Quế tại địa bàn nghiên cứu .........................42
3.1.2. Điều kiện khí hậu, đất đai của khu vực nghiên cứu.......................46
3.1.3. Khai thác và chế biến ....................................................................47
3.1.4. Thị trường tiêu thụ.........................................................................49
3.2. Nghiên cứu tình hình sinh trưởng, năng suất và chất lượng, tình hình
sâu bệnh hại Quế của huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai .................52
3.2.1. Sinh trưởng cây quế tại khu vực nghiên cứu .................................52
3.2.2. Năng suất và chất lượng ................................................................53
3.2.3. Tình hình sâu bệnh hại ..................................................................55
3.2.4. Hiệu quả kinh tế cây Quế ..............................................................56

3.3. Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển bền vững cây Quế trên
địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai ........................................60
3.3.1. Giải pháp về quy hoạch .................................................................60


iii
3.3.2. Giải pháp về giống.........................................................................61
3.3.3. Giải pháp về kỹ thuật.....................................................................61
3.3.4. Giải pháp về phát triển liên kết chuỗi............................................62
3.3.5. Giải pháp về chính sách.................................................................62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................65

1. Kết luận ...............................................................................................65
2. Kiến nghị .............................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................67
PHỤ LỤC........................................................................................................70


iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
D 1.3
Δ D 1.3
Dt
Δ Dt

Đường kính của cây ở vị trí 1m3
Tăng trưởng bình qn năm của đường
kính tại vị trí 1m3
Đường kính tán
Tăng trưởng bình qn năm của đường

kính tán

FAO

Tổ chức lương thực thế giới

Hvn

Chiều cao vút ngọn của cây

Δ Hvn

Tăng trưởng bình qn năm của chiều
dài thân cây

OTC

Ơ tiêu chuẩn

UBND

Ủy ban nhân dân

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

COMTRADE-

Cơ sở Thống kê dữ liệu Thương mại của


LHQ

Liên Hợp Quốc

HDND

Hội đồng nhân dân


v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1:

Giá trị sản xuất Quế trên thế giới từ năm 2003-2011............7

Bảng1.2:

Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam ......................14

Bảng 1.3.

Giá xuất khẩu Quế của Việt Nam (USD/kg).......................15

Bảng 1.4.

Nhập khẩu vỏ Quế vào Việt Nam .......................................16

Bảng 1.5.


Giá nhập khẩu Quế từ các nước trên Thế Giới....................16

Bảng 3.1:

Diện tích đất trồng Nơng Lâm nghiệp tại địa bàn huyện ....42

Bảng 3.2:

Diện tích trồng Quế trên địa bàn huyện ..............................43

Bảng 3.3:

Đặc điểm khí hậu và địa hình tại khu vực huyện Bảo Thắng,
tỉnh Lào Cai.........................................................................46

Bảng 3.4:

Bảng thực trạng khai thác và hình thức chế biến Quế tại địa
bàn huyện Bảo Thắng..........................................................47

Bảng 3.5:

Tình hình sinh trưởng của rừng Quế trên các cấp tuổi tại
huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai ..........................................52

Bảng 3.6:

Đánh giá năng suất và chất lượng Quế của huyện Bảo Thắng,
tỉnh Lào Cai.........................................................................53


Bảng 3.7:

Hàm lượng tinh dầu trong các mẫu phân tích .....................54

Bảng 3.8:

Bảng so sánh chất lượng tinh dầu ở cây quế cấp độ 11
tuổi ......................................................................................55

Bảng 3.9.

Tình hình sâu bệnh hại quế tại khu vực nghiên cứu............55

Bảng 3.10: Điều tra Thu - Chi của rừng trồng Quế chu kỳ 11 năm tuổi
tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai .....................................56


vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1:

Ảnh rừng Quế tại địa phương......................................................20

Hình 1.2.

Ảnh lá, cành và hoa Quế tại địa phương .....................................20

Hình 1.3.

Ảnh khai thác vỏ Quế tại địa phương..........................................21


Hình 1.4.

Huyện Bảo Thắng, Tỉnh Lào Cai ................................................29

Hình 1.5.

Đồng bào người Dao đỏ trên rừng Quế tại địa phương...............31

Hình 2.1.

Vỏ quế .........................................................................................38

Hình 2.2.

Vỏ quế băm nhỏ ..........................................................................38

Hình 2.3a. Vỏ quế sau nghiền.......................................................................38
Hình 2.3b. Vỏ quế sau nghiền.......................................................................38
Hình 2.4.

Chưng cất tinh dầu vỏ quế ..........................................................38

Hình 2.5.

Chưng cất tinh dầu lá quế............................................................38

Hình 2.6.

Phân tách tinh dầu quế (lớp dưới) ...............................................39


Hình 3.1.

Vườn ươm của hộ gia đình..........................................................44

Hình 3.2.

Bệnh nấm phấn trắng, sâu vẽ bùa................................................56


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Bảo Thắng là một huyện miền núi, có nhiều tiềm năng phát triển lâm
nghiệp. Đời sống của nhân dân phụ thuộc vào sản xuất nông lâm nghiệp là chủ
yếu. Do vậy việc tìm cây gì đưa vào trồng rừng có hiệu quả là rất cần thiết. Để
góp phần vào việc đẩy nhanh tỷ lệ che phủ đất trống đồi núi trọc, tạo thêm công
ăn việc làm cho người dân sống ở miền núi, đặc biệt đồng bào thiểu số sống ở
vùng sâu vùng xa và đáp ứng nhu cầu về sử dụng sản phẩm Quế cho ngành công
nghiệp chế biến tinh dầu, y dược và nhiều ngành cơng nghiệp có liên quan thì
việc điều tra và đề xuất giải pháp phát triển các lồi cây có giá trị kinh tế cao và
sinh trưởng phù hợp là u cầu cấp bách hiện nay.
Quế là lồi cây có nhiều giá trị về nhiều mặt. Đã được trồng ở nhiều nơi,
đã mang lại lợi ích to lớn về kinh tế, xã hội và môi trường cho người dân trên
nhiều vùng ở nước ta.
Ngồi lợi ích về mặt kinh tế, cây Quế cịn đóng góp vào bảo vệ mơi trường
sinh thái, làm tăng độ che phủ rừng, giữ đất, giữ nước ở các vùng đất đồi núi
dốc, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen quý cây bản địa - cây Quế
cịn đóng góp vào định canh - định cư, xố đói giảm nghèo tạo thêm cơng ăn
việc làm cho nông dân miền núi nước ta.

Quế được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, vỏ Quế được mài ra trong nước
đun sôi để nguội để uống, hoặc trong các bài thuốc có Quế để chữa một số bệnh
đường tiêu hố, đường hơ hấp, kích thích sự tuần hồn của máu, lưu thông
thuyết mạch, làm cho cơ thể ấm lên. Chống lại giá lạnh và có tính chất sát trùng.
Quế được nhân dân coi như một trong bốn vị thuốc rất có giá trị: Sâm, Nhung,
Quế (Lê Trần Đức, 1983 “Cây thuốc Việt Nam” ) Nhục Quế vị ngọt cay tính
nóng, thơng huyết mạch, làm mạnh tim, tăng sức nóng, chữa các chứng trúng


2
hàn, hôn mê, mạch chạy chậm, nhỏ, tim yếu (truỵ mạch, huyết áp hạ) và bệnh
dịch tả nguy cấp…”).
Quế được sử dụng một khối lượng lớn để làm gia vị vì Quế có vị thơm,
cay và ngọt có thể khử bớt được mùi tanh, gây của cá, thịt, làm cho các món ăn
hấp dẫn hơn, kích thích được tiêu hố. Quế còn được sử dụng trong các loại
bánh kẹo, rượu: như bánh Quế, kẹo Quế, rượu Quế được sản xuất và bán rất
rộng rãi.
Quế được sử dụng làm hương vị, bột Quế được trộn với các vật liệu khác
để làm hương khi đốt lên có mùi thơm được sử dụng nhiều trong các lễ hội, đền
chùa, thờ cúng trong nhiều nước Châu Á nhất là các nước có đạo phật, đạo Khổng
Tử, đạo Hồi. Gần đây nhiều địa phương còn sử dụng gỗ Quế, vỏ Quế để làm ra
các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như bộ Khay, ấm, chén bằng vỏ Quế, đĩa Quế,
đế lót dầy có Quế. Bột Quế còn được nghiên cứu thử nghiệm trong thức ăn gia
súc để làm tăng chất lượng thịt các loại gia súc, gia cầm.
Bảo Thắng là huyện vùng thấp của tỉnh Lào Cai, có tổng diện tích đất tự
nhiên 68.506,7 ha. Tồn huyện có 12 xã, 3 thị trấn gồm 263 thơn bản, tổ dân
phố. Tồn huyện có 40.206,4 ha, đất quy hoạch cho lâm nghiệp (chiếm 51,03%
diện tích đất tự nhiên). Tỷ lệ che phủ của rừng đạt 55,12% Trong đó: rừng tự
nhiên: 13.559,53 ha; rừng trồng: 24.200,50 ha nên huyện Bảo Thắng đã đẩy
mạnh việc phát triển kinh tế lâm nghiệp, năm 2019 toàn huyện đã trồng được

794ha rừng, vượt 1,8% so kế hoạch được giao, tăng hơn 50 ha so với gần cùng
kỳ các loại cây như: Quế, Keo, Bồ đề, Mỡ. Góp phần nâng độ che phủ rừng lên
55,12%.
Từ việc đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp, trên địa bàn huyện Bảo Thắng có
nhiều hộ dân tập trung phát triển kinh tế lâm nghiệp. Để đánh giá một cách đầy
đủ hơn về phát triển kinh tế lâm nghiệp bằng cây có giá trị, tơi tiến hành thực
hiện đề tài“Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
rừng trồng Quế tại huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai”.


3
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu đặc điểm sinh học, sinh thái, thực trạng
gây trồng và phát triển của cây Quế tại huyện Bảo Thắng, từ đó làm cơ sở đề
xuất giải pháp để phát triển bền vững cho cây Quế tại địa bàn nghiên cứu.
2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Điều tra thực trạng trồng Quế: Diện tích; phân bổ; tình hình sinh
trưởng/tăng trưởng Quế; Biện pháp kỹ thuật trồng quế tại địa phương.
(2) Đánh giá năng suất và chất lượng Quế tại địa phương: Năng xuất; chất
lượng; độ dày vỏ; tình hình sâu bệnh hại.
(3) Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả rừng trồng Quế tại địa phương.
3. Ý nghĩa đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu về cây Quế với mục tiêu để đánh giá thực trạng từ đó
tìm ra những điểm yếu, điểm mạnh trong gây trồng và chăm sóc cây quế hiện
nay. Trên cơ sở đó áp dụng khoa học kĩ thuật để khắc phục những điểm yếu
phát triển những điểm mạnh trong gây trồng cây quế hiện nay của huyện Bảo
Thắng nói riêng và cả nước nói chung. Như chúng ta đã biết phát triển khoa
học ở nước ta tuy đã có nhiều bước tiến nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Đặc biệt

trong lĩnh vực phát triển lâm nghiệp nên qua đề tài nghiên cứu cây quế chúng
em kì vọng sẽ tìm ra nhiều phương pháp khoa học - công nghệ áp dụng vào kỹ
thuật nuôi trồng và khai thác để phát triển cây quế.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở để các nhà nước quản lý, các cấp chính
quyền địa phương, cán bộ xã đưa ra các quyết định và định hướng mới về phát
triển sản xuất cây trồng, vật ni và mở rộng mơ hình. Là cơ sở để người dân
tham khảo trước khi ra quyết định phát triển, mở rộng sản xuất nhất là trong
gây trồng và phát triển cây Quế.


4
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Quế là một loại cây lâm sản ngoài gỗ (LSNG) cho hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu Quế hiện đã không còn dồi dào. Nhất là hiện nay,
người dân chuyển sang trồng cây keo nhiều hơn cây Quế, do cây keo sớm thu lợi
nhuận hơn (chỉ khoảng 4-5 năm là thu hoạch). Vì lợi ích trước mắt, người trồng
Quế đã tự thu hẹp diện tích trồng, làm giảm sản lượng sản phẩm.
Sự suy giảm năng suất, phẩm chất Quế tại địa phương do những nguyên
nhân như sau: Việc trồng, chăm sóc, khai thác Quế tại huyện Bảo Thắng vẫn
còn theo kinh nghiệm truyền thống, có đất là trồng, trồng tùy tiện, không đúng
kỹ thuật, chỗ trồng quá dày, không đủ điều kiện ánh sáng cho cây, tạo điều kiện
để sâu bệnh hại phát triển; bảo quản Quế sau thu hoạch chưa đúng cách, chủ
yếu sấy khô theo phương pháp thủ công; đất trồng manh mún, mang nặng tính
tự phát. Ngồi ra, giá cả thị trường trong thời gian gần đây luôn biến đổi do
nhiều nguyên nhân khác nhau và có chiều hướng giảm dần.
Ngoài ra, cây Quế trên địa bàn huyện Bảo Thắng bị bệnh tua mực và các
loại bệnh khác như: Bệnh đốm lá, khô đọt, thán thư, sâu khô đọt... gây ảnh

hưởng lớn đến chất lượng và năng suất cây Quế. Cây Quế chủ yếu nhiễm bệnh
từ 3 năm tuổi trở lên.
Giống Quế bản địa là một loại Quế có chất lượng tốt, hàm lượng tinh dầu
cao đang bị thối hố, nên nếu khơng có chủ chương, chính sách bảo tồn, cải
tạo rừng Quế bản địa thì sản lượng, đặc biệt là chất lượng sẽ giảm trong những
năm sắp tới...
Vì vậy cần phải có biện pháp hỗ trợ và phát triển toàn diện để đem lại
năng suất và hiệu quả cho cây Quế trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào
Cai.Đây cũng là định hướng phát triển kinh tế bằng cây lâm nghiệp, giúp xóa
đói và vươn lên làm giàu.


5
Giá quế trên thị trưởng hiện nay tại Huyện Bảo Thắng giá bán tinh dầu
Quế trung bình 550.000 - 600.000 đồng/kg. Giá Quế vỏ qua sơ chế theo đơn đặt
của khách hàng bán với giá 40.000 - 45.000 đồng/kg.
Cành, lá Quế khô được thu mua bán cho các cơ sở trưng cất tinh dầu Quế
với giá từ 1.600đ - 2.100 đồng/kg.
Gỗ Quế được bán với giá từ 1.000.000 - 1.300.000 đồng/m3tuỳ theo gỗ
to hay nhỏ. Thân Quế sau khi bóc vỏ có đường kính từ 15 cm trở lên bán cho
các cơ sở chế biến gỗ làm ván bóc với giá từ 1,5 - 1,8 triệu/m3.
Với tiềm năng thị trường thì hiện nay nhu cầu sử dụng tinh dầu Quế trên
thế giới là rất lớn và luôn ở mức cung không đủ cầu. Như vậy, lợi nhuận thu
được từ chưng cất tinh dầu Quế là rất cao. Theo tính tốn, cứ 120-150 kg lá Quế
thì trưng cất được 1 kg tinh dầu với giá hiện nay từ 550.000-600.000 đ/kg. Do
bán được giá và thị trường tiêu thụ ổn định nên các cơ sở chế biến tinh dầu Quế
ở Lào Cai đang tận thu lá Quế và đua nhau nâng giá thu mua. Nếu trước đây
các hộ chỉ bán lá Quế ở những cây khai thác với giá 500-800 đ/kg, đến nay do
giá thu mua khá hấp dẫn 2.000-2.100 đ/kg nên các hộ khai thác lá Quế cả ở
những cây đang phát triển.

Người thu mua đến tận đồi thuê người khai thác. việc khai thác lá Quế
quá mức, giống như việc gặt lúa non đang tiềm ẩn những nguy cơ làm tàn kiệt,
suy thối rừng Quế, khiến cho chất lượng chính của cây Quế là vỏ khơng có
tinh dầu, đồng nghĩa chất lượng Quế Lào Cai xuống cấp. Điều này đang báo
hiệu sự mất cân đối giữa khả năng cung cấp nguyên liệu và nhà máy chế biến.
Việc đẩy giá thu mua lá Quế của các cơ sở chế biến đang dẫn dụ người dân khai
thác kiệt quệ, tự phá rừng Quế của mình.
Sản lượng Quế tiềm năng của huyện Bảo Thắng: Số lượng lá Quế trên
mỗi cây: 30 kg/cây Khối lượng gỗ Quế trên mỗi cây: 0,1m3
Số lượng lá Quế sản xuất dầu: 143 kg/1 kg dầu
Số lượng cây trên/ha: 3000 Năng suất: 370 kg
Tỷ lệ hấp thụ: 10%


6
1.2. Những kết quả nghiên cứu về cây Quế trên thế giới
1.2.1 Xuất xứ
Chi Quế (tên khoa học: Cinnamomum) là một chi các loài thực vật thường
xanh thuộc họ Nguyệt quế (Lauraceae).
- Quế - Cinnamomum zeylanicum, là vỏ của một loại cây xanh nhỏ thuộc
gia đình Lauracées (giống như nguyệt quế/laurier), có nguồn gốc từ Tích Lan
(Ceylan)- Sri Lanka hiện nay.
- Được biết đến từ thời cố đại, có nghĩa là đã vào từ những ngày xưa xưa
lắm… Quế được trồng đầu tiên ở Trung Quốc, và sau đó Quế được “xâm nhập”
vào Châu Âu theo “con đường tơ lụa”, và thời gian đó Quế được xem là
một dược liệu hữu ích và được sử dụng chủ yếu để trong việc chế biến thuốc
thang cũng như được dùng trong một số nghi thức tơn giáo.
- Quế vào thời gian đó có thể nói chỉ dành riêng cho những người giàu, rất
giàu, vì giá thành quá mắc và kéo dài cho đến thời Phục hưng mới được dân
chủ hóa … sau đó chính thức có mặt trong các món ăn Pháp ở thế kỷ XVI.

Lá và vỏ cây các loài thuộc chi này có tinh dầu thơm. Chi này có khoảng
hơn 300 loài, phân bố chủ yếu tại các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của Bắc
Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ, châu Á, châu Đại Dương và Australasia.
1.2.2. Tình hình sản xuất Quế trên thế giới
Các số liệu thống kê của FAO được cung cấp dưới đây cho thấy một bức
tranh toàn cầu về Quế trên toàn cầu trong 10 năm qua. Trong những năm gần
đây nghiên cứu tài liệu thị trường cho thấy thị trường Quế khơng có những thay
đổi đáng kể trong việc cung cấp Quế. Như vậy dữ liệu của FAO về sản xuất
Quế được coi là có giá trị và hữu ích cho việc phân tích Quế ở các nước trên
thế giới.


7

Bảng 1.1: Giá trị sản xuất Quế trên thế giới từ năm 2003-2011
Quốc gia

Yếu tố

2003

2004

2005

2006

2007

2008


2009

2010

2011

Thế giới

151,297

157.102

179.632

190.425

225.531

218.126

224.524

223.652

227.529

Indonexia

73.000


80.000

80.000

80.000

104.651

101.961

102.633

99.300

100.102

Việt Nam

17.000

28.000

30.475

40.000

48.000

48.000


53.000

53.120

54.079

31.675

39.000

40.000

42.000

45.000

38.756

38.537

40.000

39.789

26.110

25.090

26.100


25.620

25.760

26.777

28.090

28.860

29.160

784

789

981

1.018

800

800

950

1.350

1.300


2.728

2.223

2.076

1.787

1.320

1.839

1.314

1.022

1.101

Seychelles

2.500

2.000

1.800

1.500

1.020


1.550

1.000

700

800

Trung phi

153

156

194

201

220

220

224

228

210

Sao Tome and Princip


153

156

194

201

220

220

224

228

210

Thế giới

132.809

172.171

175.605

174.719

190.260


193.314

201.045

189.236

196.274

Indonexia

64.830

99.465

100.775

100.471

101.880

102.039

106.207

88.100

90.300

47.000


48.000

50.000

44.308

55.000

57.958

58.000

63.000

67.123

6.000

10.000

9.500

15.000

18.000

18.000

20.000


19.517

20.258

13.020

12.810

13.380

12.990

13.360

13.430

14.600

15.790

15.940

1.500

1.500

1.550

1.550


1.650

1.500

1.800

2.500

2.300

Các tiểu quốc đảo đang phát triển

459

396

400

400

370

387

375

329

353


Timor-Leste

105

100

109

114

119

126

121

100

105

Trung Quốc
Sri Lanka
Madagascar
Các tiểu quốc đảo đang phát triển

Trung Quốc

Diện
tích thu

hoạch
(ha)

Sản
lượng
(tấn)

Việt Nam
Sri Lanka
Madagascar

Grenada
Seychelles

100
200

150

120

100

Số liệu thống kê của FAO Giá trị sản xuất Quế trên thế giới từ năm 2003-2011[3]


8
Hơn 10 năm qua diện tích trồng Quế trên tồn thế giới đã tăng với tốc độ
tăng trưởng bình quân hàng năm là 5,2% từ 151.297ha năm 2003 lên đến
227.529ha vào năm 2011 và đặc biệt đáng chú ý đó là Vệt Nam đạt mức tăng

trưởng hai chữ số với tỷ lệ 15,6%. Diện tích Quế trên tồn quốc tăng gấp 3 lần
từ 17.000ha trong năm 2003 lên 54.000 ha trong năm 2011. In-đô-nê-xi-a, Việt
Nam, Trung Quốc và Sri Lanka hiển nhiên là cường quốc sản xuất Quế chính
trên thế giới. In-đơ-nê-xi-a chiếm 45% tổng diện tích đất trồng Quế, tiếp theo
là Việt Nam, Trung Quốc và Sri Lanka với số phần tương ứng là 24%, 17% và
13%.
- Giá trị kinh tế, đặc tính sinh thái, kỹ thuật gây trồng, chăm sóc, khai thác
chế biến và thị trường tiêu thụ:
1.2.3 Giá trị kinh tế
Dầu quế được chiết xuất từ lá, vỏ cây, cành cây bằng cách chưng cất hơi
nước. Các thành phần hóa học chính của dầu quế là aldehyd cinnamic, cinnamyl
acetate, benzaldehyde, linalool và chavicol.
Các đặc tính chữa bệnh của dầu quế là chống đầy hơi, chống tiêu chảy,
chống vi khuẩn và chống nôn. Dầu quế được sử dụng cho các bệnh cảm lạnh,
cúm, sốt, viêm khớp và thấp khớp…( />Quế vỏ được dùng làm gia vị trong công nghiệp chế biến thực phẩm (ướp
thịt, cá, làm bánh kẹo, sản xuất đồ hộp, nước giải khát). Tinh dầu từ vỏ và lá
được sử dụng nhiều trong công nghiệp dược phẩm và hoá mỹ phẩm. Tại các
nước châu Âu, tinh dầu từ vỏ quế quan được dùng để uống với chè vì nó có đặc
tính kích thích và diệt khuẩn.
Ngồi tinh dầu trong vỏ quế còn chứa tanin, nhựa dầu (oleoresin), protein,
pentosan, chất keo, xơ và các chất khoáng. Tinh dầu lá quế thành phần chính là
eugenol (70-95%), ngồi ra cịn khoảng 50 hợp chất khác, trong đó các hợp
chất có hàm lượng đáng kể là linalool, cinnamyl acetat, β-caryophyllen, (E)-


9
cinnamic aldehyd, benzyl benzoat…. Do có hàm lượng eugenol cao, nên tinh
dầu lá quế quan được dùng làm nguyên liệu để chuyển hoá thành iso-eugenol
và tổng hợp vanilin. Hạt chứa dầu béo (hàm lượng khoảng 30%) nên được dùng
làm dầu thực phẩm tại Ấn Độ và Sri Lanka.

1.2.4 Đặc tính sinh thái
Quế (Cinnamomum cassia) là cây thường xanh được trồng rộng rãi ở miền
Nam và miền Đông châu Á (Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Đài Loan, Thái
Lan và Việt Nam). Cây cao từ 10-15 m, vỏ màu xám, lá thuôn dài từ 10-15 cm.
Trong các bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có chứa tinh dầu.
Hoa tự chùm, nhỏ màu trắng, quả Quế khi chưa chín có màu xanh, khi
chín chuyển sang màu tím than, quả mọng trong chứa một hạt, quả dài 1 đến
1,2 cm, hạt hình bầu dục, 1 kg hạt Quế có khoảng 2500 - 3000 hạt. Bộ rễ Quế
phát triển mạnh, rễ cọc cắm sâu vào lòng đất, rễ bàng lan rộng, đan chéo nhau
vì vậy Quế có khả năng sinh sống tốt trên các vùng đồi núi dốc.
•Quế C. tamala phân bố ở hầu hết các vùng Himalaya nhiệt đới, cận nhiệt
đới và mở rộng đến vùng Đông Bắc Ấn Độ, đến độ cao 2000m. Quế C. tamala
được trồng ở vùng Khasi, Jaintia, đồi Garo của Meghalaya và vùng đồi Cachar
Bắc của Assam (Cinnamom and cassia. CRS.PRESS.2004).
Quế Inđonesia có phân bố từ mặt biển đến độ cao 2000m. Trung tâm trồng
Quế là vùng Padang, ở độ cao từ 500 - 1300m. Một biến chủng của lồi này có
lá non màu đỏ sinh trưởng ở độ cao hơn trong vùng núi Korintji (còn gọi là
Kerinci). Loại này chất lượng tốt hơn và được buôn bán trên thị trường thế giới
với tên gọi Quế Korintji (cinnamom and cassia. CRS.PRESS.2004).
1.2.5. Kỹ thuật gây trồng
Trên thế giới có nhiều nước trồng Quế rất thành công cho sản lượng và
năng suất cao như ở Ấn Độ, cây được trồng với cự li 3m x 2m. Cây con được
gieo trên luống và trồng khi cây 4 - 5 tháng tuổi. Khi cây 8 - 10 tuổi được khai
thác lá cho đến hàng trăm tuổi. Lá già được thu từ tháng 10 - 12 đến tháng 3


10
năm sau. Lá được thu hàng năm ở các cây trẻ và khỏe và luân phiên đối với cây
già và yếu. Lá thường được bó thành từng bó, phơi ngồi nắng, rồi đem bán.
Sản lượng mỗi cây khoảng 9 - 19 kg/năm. Trồng quế là một bộ phận trong hệ

thống nông lâm kết hợp ở Ấn Độ (cinnamom and cassia. CRS.PRESS.2004).
Rừng Quế ở đây được chăm sóc như đối với cây rừng. Ngồi chăm sóc về
lâm sinh và phân bón, tác động duy nhất là tỉa các cành thấp ở thân cây. Phân
bón được khuyến cáo là NPK với tỷ lệ 15-15-15, liều lượng 40 - 100kg/ha tùy
thuộc tuổi cây, nhưng người trồng Quế hiếm khi sử dụng phân bón (Akahil
Baruah 2004).
1.2.6 Chăm sóc
Ở Ấn Độ và Sri Lanka cho biết, quế có thể bị các bệnh thối đen do nấm
(Phellinus lamaensis), mốc trắng (do Fomes lignosus), đốm khảm do nấm phấn
hồng (Corticium salmonicolor), muội than (Glomerella cingulata) và rỉ sắt do
nấm (Aecidium cinnamoni, Cephaleuros virescens, Diplodia spp., Exobasidium
spp…). Cũng đã gặp một số loài sâu hại vỏ, chồi non và lá như Phyllocnistis
chrysophthalma, Sorolopha archimedias, Acrocercops spp., Eriophyes bois,
Eriophyes doctersi, Typhlodromus spp… Một số loài tuyến trùng (như
Meloidogyne spp….) xâm nhập từ đất vào rễ cũng có thể gây hại đối với các
quần thể Quế (Akhtar Husain et al.,1988).
1.2.7 Khai thác, chế biến
Khai thác:Trên một cây quế có thể khai thác tất cả vỏ một lần và chặt cây,
hoặc cũng có thể khai thác vỏ nhiều lần trong nhiều năm trên một cây. Khi khai
thác một bộ phận vỏ quế trên một cây về một phía, cây quế khơng chết mà có
xu hướng sinh trưởng ra vỏ mới để liền những phần vỏ đã bị bóc vỏ. Khai thác
nhiều lần trên một cây là bóc đi 1/4 thậm chí là 1/2 vỏ quế về một phía, sau đó
tiếp tục ni cây cho các lần bóc sau đó. Phương thức khai thác này thường chỉ
áp dụng cho các cây quế quý hiếm và yêu cầu sản phẩm vỏ quế không nhiều.


11
Trong thực tế, do yêu cầu cùng một lúc phải có nhiều sản phẩm nên thường
áp dụng các phương thức khai thác hết tất cả vỏ cây của toàn bộ cây trong một
mùa khai thác (khai thác trắng), ưu điểm là thu được nhiều sản phẩm và dễ áp

dụng. Ngoài ra cịn có phương thức khai thác các cây có đường kính đã định
trước (khai thác chọn) phương thức này thu được sản phẩm theo ý muốn, nhưng
khó bố trí khai thác, chu kỳ kinh doanh dài. Ở nước ta có 2 mùa khai thác vỏ
quế, vào mùa Đơng - Xuân thời tiết ít mưa, nắng ấm kéo dài rất thích hợp cho
khai thác và chế biến vỏ quế. Mùa Hè - Thu, thường có mưa nhiều, thời tiết âm
u rất rễ cho vỏ bị mốc, bị mục ải.
Tuy nhiên nhân dân cho biết vỏ quế thu hoạch vụ thu có hàm lượng tinh
dầu nhiều hơn vỏ quế khai thác vụ xuân, khai thác đúng mùa thì vỏ dễ dàng bóc
ra khỏi thân cây, vỏ khơng bị gãy, bị vỡ, bị sát lịng hay bị dính vào thân. Trong
một khu rừng khi bóc thử một số cây thấy dễ bóc thì nhìn chung cả khu rừng
có thể khai thác vỏ được, kỹ thuật khai thác vỏ quế thường qua các bước sau
đây:
- Chuẩn bị rừng khai thác, bóc thử một vài cây để xác định thời điểm khai
thác.
- Dùng dụng cụ bóc vỏ để bóc một khoanh vỏ quanh thân sát gốc có chiều
dài từ 40-60cm.
- Chặt ngã cây.
- Dùng dao bóc vỏ để bóc vỏ ra khỏi thân cây theo quy cách đã xác định.
Trong khi bóc vỏ ra khỏi thân cây, cần chú ý để có nhiều khoanh vỏ đẹp,
hợp quy cách các loại sản phẩm ngay từ lúc cắt khoanh, để các thanh vỏ quế
thẳng, đều, không bị mắt chế, không bị thủng lỗ. Khi lột vỏ ra khỏi thân cây
cần nhẹ nhàng, khơng để lịng thanh quế bị xây xát hai đầu thành không bị nứt
ra, cũng có thể lau sạch thanh Quế, lau khơ nước lòng thanh Quế trước khi đem
ủ để tránh mốc.
Chế biến:


12
Chế biến vỏ quế khô: vỏ tươi thu về, trải ra sân phơi nắng cho khơ bớt rồi
bó thành bó 20-25 kg để đem sấy. Lò sấy thiết kế to nhỏ tuỳ quy mô sản xuất

mỗi hộ trồng, thường đủ sấy cho 5-10 tạ vỏ tươi. Theo kinh nghiệm sấy quế trải
một lớp cám gạo xuống dưới đáy lò, phun nước chè vào hai đầu bó vỏ, xếp các
bó chồng khít, ép chặt lên nhau, trên cùng trải một lớp cám rồi phủ bao tải lên
trên cùng để không cho quế bốc hơi ra khi sấy. Cứ ủ như vậy trong quá trình
sấy, sau 21 ngày thì bốc dỡ quế ra khỏi lò. Sấy ở nhiệt độ 70-75 độ C.
Cất tinh dầu: Các bộ phận của cây quế đều có thể cất lấy tinh dầu, song vỏ
quế là sản phẩm có giá trị cao hơn, nên ít khi sử dụng để cất mà chủ yếu dùng
làm thuốc. Lá quế hái về, đem phơi khơ, bó thành từng bó khoảng 10kg, cất giữ
trong kho, 1 tháng sau đem cất lấy tinh dầu.
Không hái lá quế vào mùa xuân và trước lúc bóc vỏ quế.
Ngồi việc lấy lá cất tinh dầu, vào mùa thu khi cây ngừng sinh trưởng,
chặt tỉa những cành nhỏ cũng có thể dùng để chưng cất tinh dầu tốt.
Cách cất tinh dầu quế cũng như cất một số loại tinh dầu thơm nói chung,
nhưng cần chú ý việc tách và làm trong tinh dầu. Tinh dầu quế nặng hơn nước,
sau khi cất sẽ thu được hỗn hợp nước và tinh dầu quế. Tinh dầu nặng hơn chìm
xuống phía dưới, song cần giữ yên một thời gian để tinh dầu lắng hoàn toàn,
nếu để ở nơi nhiệt độ thấp, quá trình lắng trong sẽ nhanh và triệt để hơn. Tách
nước phía trên để thu hồi tinh dầu quế bên dưới. Phần nước lọc tách ra vẫn còn
một lượng nhỏ tinh dầu quế, khi uống vào thấy thơm ngọt, hơi cay và rất ấm
bụng, cân thu gom lại để bán cho những cơ sở thu mua làm thuốc chữa bệnh.
1.2.8 Thị trường tiêu thụ
Với tiềm năng thị trường thì hiện nay nhu cầu sử dụng tinh dầu quế trên
thế giới là rất lớn và luôn ở mức cung không đủ cầu. Bán trực tiếp cho doanh
nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và thương nhân tự do để họ có thể bán
ở thị trường trong nước và xuất khẩu.
1.3 Tình hình và kết quả nghiên cứu về cây Quế tại Việt Nam


13
- Xuất xứ

•Tên khoa học: Cinnamomum cassia.BL
•Thuộc chi: Cinnamomum
•Họ: Lauraceae
•Tên Việt Nam: Cây quế
•Tên địa phương: Quế Thanh, Quế Quỳ, Quế Quảng, Quế n Bái, Quế
Bì, Mạy quế.
•Tên tiếng Anh: Cinnamo
Cây Quế đã có mặt ở Việt Nam từ rất lâu. Quế được thu hoạch ở nhiều tỉnh
trong cả nước nhưng chủ yếu nhất vẫn là Quảng Nam, Yên Bái, Tuyên Quang và
Thanh Hóa... Quế được chế biến và sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau bên cạnh
thị trường xuất khẩu nông lâm sản. Các dạng Quế thường thấy như Quế Ống, Quế
Thanh, Quế Chẻ, Quế ép, Quế Vụn, Bột Quế, Tinh dầu Quế...
1.3.1. Một số nghiên cứu về Quế trong nước
Ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu để nâng cao sản lượng và chất lượng của
Quế như nghiên cứu đặc điểm thích nghi, khả năng sinh trưởng và thích ứng…
để cho năng suất và chất lượng tốt nhất. Điển hình như:
 Nhiên cứu hiện trạng và giải pháp bảo tồn, phát triển giống Quế địa
phương ở Trà Bông (Minh Thu- tập san Thông tin KH &CN, số 03/2014).
 Nghiên cứu về thực trạng và một số giải pháp nhằm dẩy mạnh sản xuất
và suất khẩu Quế của Việt Nam (Bộ thương mại, sở thương mại-du lịch Yên
Bái).
 Nghiên cứu chọn và nhân giống Quế có năng suất và tinh dầu cao
(Nguyễn Huy Sơn, Phạm Văn Tuấn-Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam).
 Hiệu quả kinh tế của việc trồng Quế theo phương pháp nông lâm kết
hợp (Quế + Sắn) ở Văn Yên, Yên Bái (Trần Duy Rương, Trần Việt Trung Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam).


14
 Lê Đình Khả và các cộng tác viên (2003), Chọn giống Quế có năng suất

tinh dầu cao. Tạp chí NN&PTNT, số 10, 2003.
 Đoàn Thanh Nga (1996), Thử nghiệm một số biện pháp giâm hom cho
A. mangium và Quế. Kết quả nghiên cứu khoa học 1991-1995. NXB Nông
nghiệp, 1996.
 Đỗ Tất Lợi (1985), Tinh dầu Việt Nam. NXB Y học Tp. Hồ Chí Minh Bên
cạnh đó cịn nhiều nghiên cứu về xuất khẩu và nhập khẩu Quế của Việt Nam.
Dữ liệu xuất khẩu và nhập khẩu Quế của Việt Nam đề cập trong báo cáo
quốc gia là không đầy đủ. Tuy nhiên thông tin xuất nhập khẩu của quốc gia có
thể thu thập được thơng qua các giữ liệu giao dịch được báo cáo của các nước
khác. Dữ liệu liên quan để phân tích đã được thu thập từ các giao dịch thương
mại mà trong đó Việt Nam là các quốc gia đối tác. Cho đến nay Việt Nam xuất
khẩu khoảng 20.000 tấn vỏ Quế. Các thị trường trọng điểm cho sản phẩm vỏ
Quế của Việt Nam là Ấn Độ, Mỹ và Hàn Quốc, với khối lượng 15.000 tấn,
2.700 tấn và 2.100 tấn tương ứng trong năm 2013. Một phần nhỏ được xuất
sang các thị trường khác bao gồm Ai Cập và Nhật Bản.Giá xuất khẩu Quế của
Việt Nam về cơ bản là thấp với giá bình quân dưới 2 USD/k. Giá xuất khẩu cao
nhất trên thị trường Mỹ và Nhật Bản. Xuất khẩu Quế sang Ấn Độ chỉ có giá
1,25 USD/kg vào năm 2013.
Giá trị kinh tế, đặc tính sinh thái, kỹ thuật gây trồng, chăm sóc, khai thác
chế biến và thị trường tiêu thụ:

1.3.2 Giá trị kinh tế
Bảng1.2: Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam
Năm

2008

2009

2010


2011

2012

2013


15
Tổng lượng
13.317,56

1773,32

17.908,68 20.640,79 16.771,80

24.719,40

Ấn Độ

8.381,91

11.668,32

9.957,92

12.546,23

9.940,42


15.487,27

Mỹ

860,03

1.334,44

1.720,75

1.782,37

1.996,55

2.726,78

Hàn Quốc

1.415,41

1.540,29

1.430,43

1.374,02

1.429,31

2.127,78


Indonexia

230,00

58,2

769,35

524,95

364,00

990,89

Yemen

76,13

163,85

289,96

226,74

456,93

453,72

Ai Cập


105,69

153,95

375,03

299,57

119,77

434,72

Nhật Bản

421,52

454,40

393,29

399,47

369,22

425,60

nhập khẩu từ
Việt Nam

(Nguồn: phân tích dữ liệu của COMTRADE-LHQ)


Thị trường xuất khẩu của Việt Nam từ Năm 2008 đến năm 2013 đã tăng
từ 13.317,56 tấn lên 24.719,40 tấn. trong đó giá trị xuất khẩu của Ấn Độ là lớn
nhất 8.381,91 tấn vào năm 2008 và 15.719,40 vào năm 2013, tiếp đến là Hàn
Quốc, Mỹ, Nhật Bản, In-đô-nê-xi-a, Ai Cập và Yemen. Các nhà nhập khẩu Quế
đã tạo nên một khối lượng xuất khẩu khổng lồ và một nguồn thu lớn cho Việt
Nam.
Bảng 1.3. Giá xuất khẩu Quế của Việt Nam (USD/kg)
Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Giá

1,18

1,21

1,27


1,47

1,67

1,62

Ấn Độ

0,92

0,89

1,05

1,21

1,28

1,25

Mỹ

2,07

2,09

2,13

2,22


2,51

2,63

Hàn Quốc

1,04

1,07

1,13

1,49

1,65

1,76

Indonexia

3,46

4,71

1,75

3,87

4,67


2,92

Yemen

1,28

1,14

0,91

1,07

1,22

1,25

Ai Cập

1,62

1,8

1,30

1,36

3,04

1,49


Nhật Bản

1,99

1,98

2,02

2,40

2,50

2,79

(Nguồn: phân tích dữ liệu của COMTRADE-LHQ)

Điều quan trọng cần chú ý đó là Việt Nam cũng nhập khẩu Quế chủ yếu
là từ In-đô-nê-xi-a với số lượng nhỏ, dưới 2000 tấn. Giá nhập khẩu Quế từ In-


16
đô-nê-xi-a cũng thấp, điều này cho thấy những giao dịch này có khả năng phục
vụ cho mục đích thương mại chứ khơng phải mục đích chế biến.
Bảng 1.4. Nhập khẩu vỏ Quế vào Việt Nam
Năm

2008

2009


2010

2011

2012

2013

632,65 741,94 1.356,70 1.067,91

726,14

2.002,70

519,73 458,02

951,52

868,44

539,89

1.745,94

85,20

147,44

42,00


29,00

169,40

Khối lượng
nhập khẩu
(Tấn)
Inđơnêxia
Trung Quốc

148,00

(Nguồn: phân tích dữ liệu của COMTRADE-LHQ)

Việt Nam cũng cần có những nhu cầu nhập khẩu Quế từ các quốc gia khác
trên thế giới, chủ yếu là In-đô-nê-xi-a và Trung Quốc. Khối lượng nhập khẩu
liên tục tăng trong các năm từ 2008 đến 2013. Điều này chứng tỏ nhu cầu Quế
của Việt Nam cũng rất đồi dào.
Bảng 1.5. Giá nhập khẩu Quế từ các nước trên Thế Giới
Năm

2008

2009

2010

2011

2012


2013

0,69

0,69

1,03

1,12

1,07

1,34

Inđônêxia

0,59

0,62

0,98

1,16

1,04

1,31

Trung Quốc


1,03

1,03

1,46

1,78

1,69

1,68

Giá nhập khẩu
(USD/kg)

(Báo cáo của UBND huyện Văn Yên (26/7/2014)

Việt Nam nhập khẩu Quế chủ yếu từ In-đô-nê-xi-a và Trung Quốc. Giá
nhập khẩu mặt hàng này liên tục tăng từ 0,69 USD/kg vào năm 2008 lên 1,34
USD/kg vào năm 2013 đối với đối tác In-đô-nê-xi-a và tăng từ 1,03 USD/kg
vào năm 2008 lên 1,68 USD/kg năm 2013 đối với đối tác Trung Quốc.
Có thể nhận thấy bên cạnh việc tăng giá xuất khẩu Quế ra thị trường các
nước trên thế giới thì chính Việt Nam lại phải chịu sự tăng giá trong khi nhập
khẩu lại mặt hàng này từ các nước trên thế giới.


17
Ở Việt Nam, cây quế được ghi chép trong các sử sách trong lịch sử triều
cống của nước ta như một trong các sản phẩm quan trọng và quý giá.

Từ thế kỷ XIV, Tuệ Tĩnh đã có những ghi chép ban đầu về đặc điểm cây
quế và công dụng làm thuốc của lồi cây này. Tiếp theo đó, Lê Q Đôn trong
“Vân đài loại ngữ” và Nguyễn Trứ trong “Việt Nam thực vật học” cũng đã mơ
tả lại hình thái và công dụng của cây quế. Trong bộ sách “Y tơng tâm lĩnh” gồm
66 quyển của Hải Thượng Lãn Ơng (1721 - 1792) có nhiều bài thuốc sử dụng
vỏ quế. Cũng trong khoảng thời gian này, khi người Pháp đến Việt Nam, Joanis
de Loureiro (1730) đã mơ tả 1257 lồi cây cỏ ở Nam Bộ trong cuốn Floria
Cochichinensis và xác định tên khoa học cho cây quế là Luarus cinnamomum
Lour. Từ đó cho đến đầu thế kỷ XIX hầu như khơng có cơng trình nào nghiên
cứu thêm về cây quế (Trần Hợp, 1984).
Từ xa xưa nhân dân các dân tộc nước ta đã nhận biết được lợi ích của cây
quế và sử dụng Quế vào nhiều mục đích. Trước hết Quế được sử dụng làm
thuốc chữa bệnh, vỏ Quế được mài ra trong nước đun sôi để nguội để uống,
hoặc trong các bài thuốc có Quế để chữa một số bệnh đường tiêu hố, đường
hơ hấp, kích thích sự tuần hồn của máu, lưu thơng thuyết mạch, làm cho cơ
thể ấm lên. Chống lại giá lạnh và có tính chất sát trùng. Quế được nhân dân coi
như một trong bốn vị thuốc rất có giá trị: Sâm, Nhung, Quế, Phụ.
- Theo tác giả Lê Trần Đức trong: “Cây thuốc Việt Nam” Nhục Quế vị
ngọt cay tính nóng, thơng huyết mạch, làm mạnh tim, tăng sức nóng, chữa các
chứng trúng hàn, hôn mê, mạch chạy chậm, nhỏ, tim yếu (trụy mạch, huyết áp
hạ) và bệnh dịch tả nguy cấp…”
Quế Giao chỉ (Quế Việt Nam) trước đây được coi là sản vật q giá, có
giá trị như ngà voi, chim cơng… sử dụng để làm quà ngoại giao, biếu tặng trong
và ngoài nước. Nhân dân Thanh Hố cịn gọi Quế địa phương là Ngọc Quế
Châu Thường. Quế được sử dụng một khối lượng lớn để làm gia vị vì Quế có
vị thơm, cay và ngọt có thể khử bớt được mùi tanh, gây của cá, thịt, làm cho


18
các món ăn hấp dẫn hơn, kích thích được tiêu hố. Quế cịn được sử dụng trong

các loại bánh kẹo, rượu: như bánh quế, kẹo quế, rượu Quế được sản xuất và
bán rất rộng rãi.
Quế được sử dụng làm hương vị, bột Quế được trộn với các vật liệu khác
để làm hương khi đốt lên có mùi thơm được sử dụng nhiều trong các lễ hội, đền
chùa, thờ cúng trong nhiều nước châu á nhất là các nước có đạo phật, đạo Khổng
Tử, đạo Hồi. Gần đây nhiều địa phương còn sử dụng gỗ quế, vỏ Quế để làm ra
các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như bộ Khay, ấm, chén bằng vỏ quế, đĩa quế,
đế lót dầy có quế. Bột Quế còn được nghiên cứu thử nghiệm trong thức ăn gia
súc để làm tăng chất lượng thịt các loại gia súc, gia cầm. Ngồi ra gỗ Quế cịn
được sử dụng làm ván ghép thanh, cột chống, đóng đồ gia dụng, làm đũa và
làm tăm suất khẩu…
Cây quế có giá trị rất lớn trong đời sống sinh hoạt của nhân dân ta trong
nhiều thế kỷ qua. Trước hết đây là một vị thuốc quý cả về thuốc Nam lẫn thuốc
Bắc (một trong bốn vị thuốc đầu bảng Sâm - Nhung - Quế - Phụ). Nghiên cứu
về giá trị dược liệu của cây quế, Đỗ Tất Lợi (1970) chỉ rõ trong Tây y, Quế và
tinh dầu Quế được coi là một vị thuốc có tác dụng kích thích làm cho sự tuần
hồn máu được lưu thơng, hơ hấp cũng mạnh lên. Đơng y coi Quế như là một
vị thuốc bổ, có nhiều cơng dụng có khi chữa cả đau mắt, ho hen, bồi bổ cho
phụ nữ sau khi sinh nở, chữa bệnh đau bụng, đi tả nguy hiểm đến tính mạng.
Từ vỏ và lá Quế chúng ta có thể chưng cất lấy tinh dầu. Tinh dầu Quế là
mặt hàng có giá trị trong xuất khẩu. Trong y dược, tinh dầu Quế là chất sát
trùng mạnh, trong tinh dầu có eugenol thường dùng để tổng hợp vanilin.
Trong các loài cây lâm sản ngồi gỗ của rừng nhiệt đới nước ta cây quế
có thể tổ chức sản xuất thành nguồn hàng lớn, ổn định lâu dài và có giá trị, nhất
là giá trị xuất khẩu. Cây Quế là nguồn lợi kinh tế lớn và gắn liền với đời sống
của nhân dân các dân tộc ít người nước ta như đồng bào Dao, Mơng, Tày…


19
(Lào Cai), Thái, Mường (Nghệ An, Thanh Hoá) Cà tu, Cà toong (Quảng Nam,

Quảng Ngãi) và Thanh Y, Thanh Phán (Quảng Ninh).
Ngồi lợi ích về mặt kinh tế, cây quế cịn đóng góp vào bảo vệ mơi trường
sinh thái, làm tăng độ che phủ rừng, giữ đất, giữ nước ở các vùng đất đồi núi
dốc, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen quý cây bản địa - cây quế
cịn đóng góp vào định canh - đinh cư, xố đói giảm nghèo tạo thêm cơng ăn
việc làm cho nông dân miền núi nước ta.
Về công dụng của các bộ phận trên cây quế chủ yếu là làm thuốc, giá trị
dược liệu của các bộ phận này phụ thuộc vào kỹ thuật khai thác, chế biến vỏ quế.
+ Đặc điểm sinh thái
Cây Quế là loại cây thích hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, nắng
nhiều, vì vậy các vùng có Quế mọc tự nhiên nhiều ở nước ta là vùng có lượng
mưa cao từ 2000mm/năm trở lên, nhiệt độ bình quân hang năm từ 210C-230C,
ẩm độ bình quân trên 80%. Quế sinh trưởng tốt trên đất dồi núi có độ dốc thoải,
tầng đất dày, ẩm, nhiều mùn, nhưng phải thoát nước, độ pH khoảng 5-6, đất
phát triển trên các loại đá mẹ phiến thạch, sa thạch, granit, riolit. Quế khơng
thích hợp với các loại đất đã thối hóa, tầng đất mỏng, khơ. Độ cao thích hợp
thường thấy từ 300-700m (độ cao tuyệt đối). Nhân dân các vùng có Quế cho
biết lên cao hơn cây Quế có xu hướng thấp, lùn, chậm lớn nhưng vỏ dày và
nhiều dầu, xuống thấp hơn cây Quế thường dễ bị sâu, vỏ mỏng và ít dầu trong
vỏ, đời sống của cây cũng ngắn hơn.
Đây là lĩnh vực nghiên cứu được nhiều tác giả quan tâm và được tiến hành
trên nhiều vùng trồng Quế khác nhau ở nước ta.
Nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của cây quế con trong
vườn ươm, Vũ Đại Dương (2002), cho rằng độ che sáng có ảnh hưởng rõ rệt
đến tỷ lệ cây sống ở giai đoạn này.
Trần Hợp (1991), tại các điểm nghiên cứu Đài Sơn (Yên Bái), Quất Động
(Quảng Ninh) và Hom Cán (Thanh Hóa) [14] cho thấy khi cịn non, Quế là cây



×