Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Luận văn nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 101 trang )

i
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................ii
MỤC LỤC..........................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU...............................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ ...................................................................vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................viii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................3
3. Ý nghĩa của đề tài .....................................................................................................3
3.1 Ý nghĩa khoa học ....................................................................................................3
3.2 Ý nghĩa thực tiễn.....................................................................................................3

CHƯƠNG 1.........................................................................................................4
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU............................................................................4
1.1. Tổng quan tài liệu ..................................................................................................4

1.1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu .....................................................4
1.1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước..........................6
1.1.3 Nhận xét và đánh giá chung .....................................................................21
1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu.......................................................................22

1.2.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................22
1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội ..........................................................................27
1.2.3. Nhận xét và đánh giá chung về điều kiện khu vực nghiên cứu...............33
CHƯƠNG 2.......................................................................................................34
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................34
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................34
2.2. Thời gian nghiên cứu ...........................................................................................34


2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................34
2.4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................35


ii
2.4.1. Quan điểm nghiên cứu và cách tiếp cận của đề tài .................................35
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ..............................................................36
CHƯƠNG 3.......................................................................................................40
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................................40
3.1. Thực trạng tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu ............................................40

3.1.1. Thực trạng sữ dụng đất lâm nghiệp tại khu vực nghiên cứu ...................40
3.2. Thực trạng cháy rừng trong giai đoạn 2015 - 2019 tại khu vực nghiên cứu................45

3.2.1. Đặc điểm tự nhiên liên quan đến cháy rừng ở thành phố Đồng Hới.......45
3.2.2. Tình hình cháy rừng tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2015 - 2019 ......46
3.2.3. Nguyên nhân gây cháy rừng ở thành phố Đồng Hới...............................49
Nguyên nhân gây cháy rừng ở thành phố Đồng Hới.........................................49
3.2.4. Các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến cháy rừng .......50
3.3. Kết quả khảo sát một số nhân tố ảnh hưởng đến cháy rừng ................................56

3.3.1. Đặc điểm cấu trúc rừng ...........................................................................56
3.3.2. Quy luật diễn biến vật liệu cháy..............................................................58
3.3.3. Diễn biến khí hậu thời tiết.......................................................................61
3.4. Thực trạng cơng tác phịng chống cháy rừng tại khu vực nghiên cứu giai đoạn
2015 - 2019 .................................................................................................................63

3.4.1. Các cơng tác phịng chống cháy rừng chủ đạo........................................63
3.4.2. Một số luật và văn bản liên quan đến công tác PCCCR .........................70
3.4.3. Các biện pháp kỹ thuật PCCCR tại địa phương......................................72

3.4.4. Đánh giá chung về thực trạng công tác PCCCR .....................................72
3.5. Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp góp phần cho cơng tác
PCCCR tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình ...................................................73

3.5.1. Thuận lợi .................................................................................................73
3.5.2. Khó khăn .................................................................................................74
3.5.3. Một số giải pháp góp phần cho công tác PCCCR tại địa bàn nghiên
cứu 74
3.5.3.1. Giải pháp tuyên truyền giáo dục cộng đồng.........................................74


iii
3.5.3.2. Giải pháp về tổ chức - thể chế ..............................................................76
3.5.3.3. Giải pháp về kỹ thuật............................................................................77
a. Xây dựng bản đồ quản lý cháy rừng.............................................................77
3.5.4. Giải pháp về kinh tế - xã hội ...................................................................83
KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ ..............................................................84
1. Kết luận ..................................................................................................................84
1.1. Hiện trạng tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu.............................................84
1.2. Nguyên nhân gây cháy rừng ................................................................................84
1.3. Các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến cháy rừng ..................85
1.4. Thực trạng công tác PCCCR................................................................................86
1.5. Kết quả khảo sát một số nhân tố ảnh hưởng đến cháy rừng ................................87
1.7. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số góp phần cho cơng tác PCCCR tại thành
phố Đồng Hới trong thời gian tới................................................................................88
2. Tồn tại .....................................................................................................................89
3. Kiến nghị.................................................................................................................89

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................91



iv
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1: Phân cấp mức độ nguy hiểm của cháy rừng theo chỉ tiêu P ........................9
Bảng 1.2 Phân cấp nguy cơ cháy rừng theo chỉ số Angstrom (I)...............................10
Bảng 1.3 Mối quan hệ giữa các nhân tố khí tượng với mức độ bén lửa ....................11
Bảng 1.4 Tiêu chuẩn phân cấp nguy cơ cháy rừng theo chỉ tiêu bén lửa I.................12
Bảng 1.5. Phân cấp cháy rừng thông theo chỉ tiêu P cho rừng thông
Quảng Ninh của T.S Phạm Ngọc Hưng [18] .............................................................13
Bảng 1.6 Cấp nguy hiểm cháy thêm yếu tố gió của A.N Cooper (1991) [38]..........14
Bảng 1.7 Phân cấp cháy rừng theo độ ẩm VLC của T.S Bế Minh Châu [3] .............16
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp thành phố Đồng Hới ..........................40
Bảng 3.2. Diện tích rừng các loại rừng và diện tích rừng chưa thành rừng phân theo
mục đích sử dụng........................................................................................................43
Bảng 3.3. Diện tích các loại rừng thành phố Đồng Hới phân theo đơn vị hành
chính ....................................................................................................................44
Bảng 3.4. Tình hình cháy rừng ở TP Đồng Hới giai đoạn 2015 - 2019.....................47
Bảng 3.5. Tổng hợp số vụ cháy, diện tích cháy, loại rừng cháy và nguyên nhân cháy
rừng trồng giai đoạn 2015 - 2019 ...............................................................................48
Bảng 3.6. Thời gian và mức độ xảy ra cháy rừng hàng năm .....................................52
trên địa bàn thành phố Đồng Hới ...............................................................................52
Bảng 3.7. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội đến công tác
PCCCR trên địa bàn thành phố ..................................................................................54
Bảng 3.8. Kết quả điều tra tầng cây cao ở các trạng thái rừng ...................................56
Bảng 3.9. Kết quả điều tra tầng cây bụi thảm tươi ở các trạng thái rừng...................57
Bảng 3.10. Thành phần và khối lượng VLC ở các trạng thái rừng ............................59


v
Bảng 3.11. Khí hậu của TP. Đồng Hới (trạm Đồng Hới)......................................62

Bảng 3.12. Một số văn bản luật và dưới luật liên quan đến PCCCR .........................70
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Tam giác lửa..........................................................................................5
Hình 1.2: Bản đồ hành chính thành phố Đồng Hới.............................................22
Hình 3.1. Bản đồ hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp thành phố Đồng Hới.........42
Sơ đồ 2.1: Phương hướng giải quyết vấn đề của đề tài .......................................36
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức BVR & PCCCR ở thành phố Đồng Hới .....................63
Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy Hạt Kiểm lâm Đồng Hới.........................................64
Sơ đồ 3.3. Sơ đồ chỉ đạo phối hợp giữa các lực lượng chữa cháy rừng ..............69


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQLRPH

: Ban quản lý rừng phịng hộ

BNN

: Bộ Nơng nghiệp

DBNCCR

: Dự báo nguy cơ cháy rừng

ĐTC

: Độ tàn che

HĐND


: Hội đồng nhân dân

KTLSPCR : Kỹ thuật lâm sinh phịng cháy rừng
PTNT

: Phát triển nơng thơn

PCCCR

: Phòng cháy chữa cháy rừng

PCR

: Phòng cháy rừng

VLC

: Vật liệu cháy



: Quyết định

ODB

: Ô dạng bản

OTC


: Ô tiêu chuẩn

RSX

: Rừng sản xuất

SXKD

: Sản suất kinh doanh

RPH

: Rừng phòng hộ

TCLN

: Tổng cục Lâm nghiệp

UBND

: Ủy ban Nhân dân


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cháy rừng là một trong những hiện tượng thiên tai gây tổn thất to lớn về
kinh tế và mơi trường sinh thái. Nó tiêu diệt gần như toàn bộ động vật, thực vật
trong vùng bị cháy, phát thải vào khí quyển khối lượng lớn khói bụi cùng với

những khí gây hiệu ứng nhà kính như CO, CO2, NO, SO2… Cháy rừng là một
trong những nguyên nhân quan trọng làm gia tăng quá trình BĐKH trái đất và
các thiên tai hiện nay. Mặc dù phương tiện và phương pháp phòng cháy chữa
cháy rừng ngày càng hiện đại, nhưng cháy rừng vẫn không ngừng xảy ra, thậm
chí ngay cả ở những nước phát triển nhất. Phòng chữa cháy rừng đang được xem
là một trong những nhiệm vụ cấp bách của thế giới nói chung, cũng như Việt
Nam nói riêng nhằm mục đích bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo
vệ môi trường [28].
Nhận thấy được những thiệt hại to lớn do cháy rừng gây ra, trong những
năm gần đây các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương đã
ban hành nhiều chính sách và đầu tư cho cơng tác phòng cháy chữa cháy rừng
(PCCCR), nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra. Tuy
nhiên kết quả vẫn chưa được như mong muốn, cháy rừng vẫn thường xuyên xảy
ra và ngày càng có xu hướng gia tăng, đã gây nên những tổn thất lớn về kinh tế,
mơi trường và cả tính mạng con người. Tính đến ngày 31/12/2019 diện tích rừng
tồn quốc là 14.609.220 ha, trong đó: rừng tự nhiên là 10.292.434 ha và rừng
trồng là 4.316.786 ha theo Quyết định số 1423/QĐ-BNN-TCLN ngày 15/4/2020
của Bộ Nơng nghiệp và PTNT. Tính riêng giai đoạn từ 2014 đến tháng 12/2019
đã có 2.160 vụ cháy rừng xảy ra, diện tích cháy rừng lên đến 10.496 ha. Năm
2019 cả nước đã xảy ra 292 vụ cháy rừng, diện tích thiệt hại lên đến 1.997 ha.
Hơn 6 triệu ha rừng của Việt Nam được coi là dễ bị cháy, đặc biệt là các khu
rừng ở vùng Tây Bắc, Miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng
sông Cửu Long. Nguyên nhân của các vụ cháy rừng đã được xác định bao gồm:


2

Phát đốt nương rẫy sau thu hoạch (60,8%); Sử dụng lửa trong săn bắn, thu hái
mật ong, lấy phế liệu (18%); Bất cẩn (5%); Tạo đám cháy một cách cố ý (5%);
Nguyên nhân khác (11,2%) [6;9]. Như vậy, vấn đề hạn chế nguyên nhân phát sinh

đám cháy và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) là một trong những nhiệm vụ
hết sức quan trọng trong công tác quản lý, bảo vệ tài ngun rừng hiện nay ở Việt
Nam.
Tỉnh Quảng Bình có tổng diện tích rừng là 542.409,43 ha, trong đó rừng tự
nhiên là 469.613,40 ha và rừng trồng là 72.796,03 ha chủ yếu là thông nhựa và keo
các loại [31].
Thành phố Đồng Hới là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa khoa học của
tỉnh Quảng Bình, với 15.590 ha diện tích tự nhiên, tổng diện tích có rừng là
6.153,20 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 2.403,31 ha, diện tích rừng trồng là
2.260,20 ha và rừng trồng chưa thành rừng là 1.489,69 ha [31].
Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh từ năm 2003 - 2019 tỉnh Quảng
Bình xảy ra 179 vụ cháy với diện tích hơn 800 ha. Chỉ tính trong năm 2019, do
thời tiết nắng nóng, tồn tỉnh xảy ra 16 vụ cháy, diện tích rừng bị cháy 152,38
ha, diện tích rừng bị cháy phần lớn là rừng keo, rừng thông nhựa và rừng phi lao
ven biển [7].
Trong những năm qua công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy
rừng đã được các cấp, các ngành và chính quyền địa phương quan tâm, tuy nhiên
số vụ cháy rừng ngày càng tăng về quy mô diện tích và số vụ trên tồn tỉnh. Một
trong những nguyên nhân cháy rừng vẫn xảy ra là do còn thiếu những nghiên
cứu cơ sở lý luận và những giải pháp cho cơng tác PCCCR. Xuất phát từ tình
hình thực tiễn của địa phương chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu
thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho phòng cháy, chữa cháy rừng tại
thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” nhằm góp phần khắc phục những tồn
tại trong công tác PCCCR tại địa phương cũng như nâng cao hơn nữa công tác
PCCCR trên địa bàn.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu.

- Đánh giá thực trạng công tác PCCCR tại thành phố Đồng Hới, tỉnh
Quảng Bình.
- Phân tích đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến cháy rừng và cơng
tác phịng cháy chữa cháy rừng tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
- Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cáo hiệu quả của công tác phòng
cháy chữa cháy rừng tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình trong những năm
tới.
3. Ý nghĩa của đề tài.
3.1 Ý nghĩa khoa học.
- Đề tài đã phân tích được một số cơ sở khoa học: các yếu tố về điều kiện
tự nhiên (mùa cháy rừng, tháng khô, hạn, kiệt...) và các yếu tố kinh tế - xã hội…
làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp PCCCR tại thành phố Đồng Hới, tỉnh
Quảng Bình.
- Đề tài cịn là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo về công tác
PCCCR tại các địa phương khác của tỉnh Quảng Bình.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn.
Kết quả nghiên cứu của đề tài dựa trên việc điều tra đánh giá cơng tác
PCCCR tại địa phương giúp tơi nắm được tình hình thực tế trong cơng tác quản
lý, bảo vệ rừng nói chung và PCCCR nói riêng. Từ đó đề tài đã đề xuất một số
giải pháp cần thiết và phù hợp với điều kiện thực tế trong công tác PCCCR cho
thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới, góp phần quản lý
rừng, nâng cao hiệu quả kinh tế và chức năng phịng hộ mơi trường sinh thái tại
địa bàn nghiên cứu.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tài liệu

1.1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
- Khái niệm cháy rừng
Cháy rừng là đám cháy được phát sinh trong rừng, tác động và làm tiêu
huỷ sinh vật ở trong rừng. Nói cách khác, cháy rừng là q trình cháy làm tiêu
huỷ những vật liệu của rừng mà sự hình thành và phát triển của đám cháy diễn
ra không theo sự kiểm soát của chủ rừng.
Trong tài liệu về quản lý lửa rừng, FAO đưa ra khái niệm về cháy rừng và
đến nay thường được sử dụng: “Cháy rừng là sự xuất hiện và lan truyền của
những đám cháy trong rừng mà khơng nằm trong sự kiểm sốt của con người,
gây nên những tổn thất nhiều mặt về tài nguyên, của cải và môi trường” [2;5].
Để xảy ra cháy rừng cần đủ ba yếu tố:
+ Vật liệu cháy: là tất cả những chất có khả năng bén lửa và bốc cháy
trong điều kiện có đủ nguồn nhiệt và oxy.
+ Oxy: là chất duy trì sự cháy và lấp đầy các khoảng trống giữa vật liệu
cháy. Khi nồng độ oxy giảm xuống dưới 15% thì khơng cịn khả năng duy trì sự
cháy. Trong hệ sinh thái rừng có sự khác nhau về nồng độ oxy giữa đêm và ngày,
trên tán và dưới tán.
+ Nhiệt (nguồn lửa): là nhiệt độ cần để đốt cháy vật liệu cháy. Nguồn
nhiệt có thể phát sinh do thiên nhiên như sấm sét, núi lửa phun… rất khó khống
chế nhưng chiếm tỉ lệ thấp từ 1-5%. Cịn lại chủ yếu do các hoạt động của con
người tạo ra như đốt ong, đốt nương, đốt lửa sưởi ấm [19].
Nếu thiếu 1 trong 3 nhân tố trên sự cháy không xảy ra, sự kết hợp 3 nhân
tố này tạo thành một tam giác lửa [18].


5

Oxy

Nguồn lửa


Vật liệu cháy
Hình 1.1: Tam giác lửa
Qua hình 1.1 ta thấy, nếu thay đổi giảm hoặc phá hủy 1 hoặc 2 cạnh thì
“tam giác lửa” sẽ thay đổi và bị phá vỡ, điều đó có nghĩa là đám cháy bị suy yếu
hoặc bị dập tắt. Đây cũng là cơ sở khoa học của cơng tác PCCCR.
Vấn đề phịng cháy chữa cháy rừng cần lưu ý cả ba yếu tố trên:
+ Giảm bớt vật liệu cháy trước mùa khô hanh.
+ Kiểm soát các nguồn lửa.
+ Ngăn sự tiếp xúc của Oxy với vật liệu cháy [18;21].
- Phân loại cháy rừng
Từ thực tế các vụ cháy rừng đã xảy ra, đã thống kê có 3 tầng phân bố VLC
chủ yếu ở trong rừng là: Ở dưới mặt đất, ở sát mặt đất và ở trên tán rừng. Cháy
rừng có thể xảy ra ở một hoặc cả ba tầng vật liệu này. Từ cơ sở khoa học theo
sự phân bố theo không gian và thực tiễn trong sản xuất kinh doanh, quản lý bảo
vệ và phát triển rừng người ta chia làm 3 loại cháy rừng là: Cháy dưới tán (cháy
mặt đất), cháy tán rừng và cháy ngầm (cháy lớp thảm mục dày dưới mặt đất,
cháy than bùn) [2;4;5;16].
+ Cháy dưới tán rừng (cháy trên bề mặt đất rừng): Cháy dưới tán rừng là
những đám cháy mà ngọn lửa cháy lan tràn trên mặt đất làm tiêu hủy một phần
hoặc toàn bộ lớp thảm mục, cành khô, lá rụng, cỏ khô, thảm tươi, cây bụi, cây
tái sinh cháy sém vỏ và một phần nào đó ở gốc cây, rễ cây nổi lên trên mặt đất
và ở sát mặt đất [4;5].
+ Cháy tán rừng (cháy trên ngọn): Cháy tán rừng là hình thức cháy được
phát triển từ cháy dưới tán cháy lên đến tán rừng. Khi cháy dưới tán, ngọn lửa sẽ


6

đốt nóng và sấy khơ tán rừng sau đó cháy qua thảm cây bụi, các cây tái sinh rồi

cháy lên tán rừng và ngọn lửa sẽ cháy lan từ tán này lan sang tán khác [5;8].
+ Cháy ngầm: Là loại cháy mà ngọn lửa cháy lan tràn dưới mặt đất làm
tiêu hủy lớp mùn, than bùn và tiêu hủy những vật liệu hữu cơ khác đã được tích
lũy dưới lớp đất mặt trong nhiều năm [5;8].
Khi xảy ra cháy rừng có thể xuất hiện cùng lúc 2 đến 3 loại cháy rừng.
Tùy theo loại cháy rừng mà ta có thể đưa ra những biện pháp chữa cháy khác
nhau để đem lại hiệu quả cao nhất.
1.1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Cháy rừng là một hiện tượng phổ biến, thường xuyên xảy ra trên thế giới
nói chung và ở Việt Nam nói riêng, nhiều khi nó là những thảm họa khôn lường,
gây thiệt hại to lớn về người và tài nguyên rừng cũng như tài sản của người dân
sống gần rừng,... Vì vậy, nghiên cứu phịng cháy chữa cháy rừng và giảm thiểu
những thiệt hại do nó gây ra đã được đặt ra như một yêu cầu cấp bách của thực
tiễn với hoạt động nghiên cứu khoa học. Những nghiên cứu về PCCCR đã được
tiến hành từ nghiên cứu định tính đến định lượng, nhằm tìm hiểu bản chất của
hiện tượng cháy rừng và mối quan hệ giữa các yếu tố gây ra cháy với nhau và
với mơi trường xung quanh, từ đó đề ra những giải pháp PCCCR phù hợp. Tuy
nhiên, với sự phức tạp và khác nhau về trạng thái rừng cũng như các điều kiện
tự nhiên khác mà quy luật ảnh hưởng của các nhân tố đến cháy rừng và giải pháp
PCCCR cũng khơng hồn tồn giống nhau ở các địa phương. Vì vậy, mỗi khu
vực, mỗi quốc gia thường phải tiến hành nghiên cứu trong điều kiện cụ thể của
mình để xây dựng được những giải pháp PCCCR có hiệu quả nhất. Có thể điểm
lại một số cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngồi nước như sau:
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu về PCCCR trên thế giới
Trên thế giới những cơng trình nghiên cứu về dự báo cháy rừng đã được
tiến hành cách đây khoảng một trăm năm ở các nước như: Mỹ, Liên Xô, Canada,
Thuỵ Điển, Australia và sau đó là Nhật Bản, Trung Quốc,… Nhìn chung những


7


phương pháp dự báo đều dựa trên mối quan hệ giữa các yếu tố khí tượng và
nguồn vật liệu cháy. Hoặc giữa các yếu tố khí tượng về số vụ cháy rừng xảy ra
trong nhiều năm [37;38].
Từ những năm 1920 đến năm 1929, nhiều tác giả ở Mỹ đã tiến hành
nghiên cứu các nguyên nhân gây cháy rừng, đã nghiên cứu mối tương quan giữa
độ ẩm vật liệu cháy với các yếu tố khí tượng, dịng đối lưu khơng khí ở đám
cháy và mối tương quan giữa dòng đối lưu với gió. Từ đó đưa ra các biện pháp
phịng cháy chữa cháy rừng.
Đến năm 1979, Brown A. A. nhà khoa học Mỹ đã đưa ra được hệ thống
dự báo cháy rừng tương đối hồn thiện [36].
Theo hệ thống này có thể dự báo nguy cơ cháy rừng trên cơ sở phân ra
các mơ hình vật liệu. Khi kết hợp với các số liệu quan trắc khí tượng và những
số liệu về điều kiện địa hình người ta có thể dự báo được khả năng xuất hiện
cháy rừng và mức độ nguy hiểm của đám cháy nếu xảy ra.
Ở Nga cũng có nhiều nhà nghiên cứu về cháy rừng, trong đó có V.G
Nesterov (1939), Melekhop I.C (1984), Arxubasev C.P (1957). Họ đã đi sâu
nghiên cứu các yếu tố khí tượng thủy văn và các yếu tố khác ảnh hưởng đến khả
năng xuất hiện cháy rừng. Cơng trình nghiên cứu được sử dụng nhiều nhất là
của Nesterov (1939) về phương pháp dự báo cháy rừng tổng hợp.
Từ năm 1929 đến 1940 V.G Nesterov (1939) đã nghiên cứu mối tương
quan giữa các yếu tố khí tượng [39], gồm nhiệt độ lúc 13 giờ, độ ẩm lúc 13 giờ
và lượng mưa ngày với tình hình cháy rừng trong khu vực và đi đến kết luận
rằng: Trong rừng nơi nào nhiệt độ khơng khí càng cao, độ ẩm khơng khí thấp,
số ngày khơng mưa càng kéo dài thì vật liệu cháy càng khơ và càng dễ phát sinh
đám cháy. Trên cơ sở những phân tích của mình Nesterov đã đưa ra chỉ tiêu khí
tượng tổng hợp để đánh giá mức độ nguy hiểm cháy rừng như sau:
n

P = ti13.di13

i1

(1.1)


8

Trong đó:
Pi: Chỉ tiêu tổng hợp phản ánh nguy cơ cháy rừng của một ngày
nào đó trên vùng dự báo.
ti13: Nhiệt độ khơng khí tại thời điểm 13 giờ ngày thứ i (OC)
di13: Độ chênh lệch bão hoà độ ẩm khơng khí tại thời điểm 13 giờ
ngày thứ i (mb)
n: Số ngày khơng mưa hoặc có mưa nhưng nhỏ hơn 3mm kể từ
ngày cuối cùng có lượng mưa lớn hơn 3mm.
Từ chỉ tiêu P có thể xây dựng được các cấp dự báo mức độ nguy hiểm
cháy rừng cho từng địa phương khác nhau. Cơ sở của việc phân cấp cháy này
dựa vào mối quan hệ giữa chỉ tiêu P với số vụ cháy rừng ở địa phương đó trong
nhiều năm liên tục [39].
Ở Mỹ, từ năm 1941 E.A.Beal và C.B.Show đã nghiên cứu và dự báo được
khả năng cháy rừng thông qua việc xác định độ ẩm của lớp thảm mục rừng. Các
tác giả đã nhận định rằng độ ẩm của lớp thảm mục thể hiện mức độ khô hạn của
rừng. Độ khơ hạn càng cao thì khả năng xuất hiện cháy rừng càng lớn [3].
Đây là một trong những cơng trình đầu tiên xác định yếu tố quan trọng
nhất gây nguy cơ cháy rừng. Nó mở đầu cho việc nghiên cứu xây dựng các
phương pháp dự báo cháy rừng sau này. Tiếp sau đó, nhiều nhà khoa học khác
đã nghiên cứu và đưa ra những phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng với các
thang cấp khác nhau trên cơ sở phân tích độ ẩm của thảm khơ dưới rừng và kết
quả thử nghiệm khả năng bén lửa của nó.
Năm 1968, Trung tâm khí tượng thuỷ văn quốc gia Liên xô đã đưa ra một

phương pháp mới trên cơ sở một số thay đổi trong việc áp dụng công thức (1.1).
Theo phương pháp này, chỉ số P được tính theo nhiệt độ khơng khí và nhiệt độ
điểm sương. Chỉ tiêu P được xác định theo công thức sau:
n

P = K ti(ti  Di)
i1

(1.2)


9

Trong đó:
ti: Nhiệt độ khơng khí lúc 13 giờ (OC)
Di: Nhiệt độ điểm sương (OC)
n: Số ngày kể từ ngày có trận mưa cuối cùng nhỏ hơn 3mm.
K: Hệ số điều chỉnh theo lượng mưa ngày
- K = 1 khi lượng mưa ngày nhỏ hơn 3mm.
- K = 0 khi lượng mưa ngày vượt quá 3 mm.
Năm 1973, T.O.Stoliartsuk đã tiến hành nghiên cứu áp dụng phương pháp
dự báo cháy rừng của Trung tâm khí tượng thủy văn Liên Xơ và đề nghị xác
định hệ số K theo lượng mưa ngày cụ thể như sau:
Lượng mưa (mm) 0

0,1-0,9

1-2,9

3-5,9


6-14,9 15-19,9

>20

Hệ số K

0,8

0,6

0,4

0,2

0

1

0,1

Với hệ số K xác định theo lượng mưa ngày và áp dụng cơng thức (1.2)
tính được chỉ tiêu P, từ đó phân mức nguy hiểm của cháy rừng thành 5 cấp như
bảng 1.1 sau:
Bảng 1.1: Phân cấp mức độ nguy hiểm của cháy rừng theo chỉ tiêu P
Cấp cháy

Chỉ tiêu tổng hợp
Theo Trung tâm


Mức độ nguy hiểm

rừng

Theo Nesterov

I

≤ 300

≤ 200

II

301 – 500

201 - 450

Ít nguy hiểm

III

501 – 1000

451 - 900

Nguy hiểm

IV


1001 – 4000

901 - 2000

Rất nguy hiểm

V

>4000

>2000

K.t.t.v Liên Xô

của cháy rừng
Không nguy hiểm

Cực kỳ nguy hiểm

Phương pháp dự báo theo chỉ tiêu P được tổng áp dụng ở các nước như
Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc... từ những năm 60. Khi áp dụng có những cải tiến để
phù hợp với điều kiện khí hậu và từng loại rừng mỗi nước [41].


10

Ở Thụy Điển năm 1951 Angstrom đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến cháy rừng và đưa ra trị số cho việc dự báo nguy cơ cháy rừng. Chỉ số
Angstrom dựa vào hai yếu tố khí tượng chính là nhiệt độ và độ ẩm khơng khí để
tính mức nguy hiểm cháy cho từng vùng khí hậu. Chỉ số này đã được áp dụng

trên nhiều nước ôn đới và khá chính xác.
Cơng thức tính như sau:
I=

R 27  T

10
20

(1.3)

Trong đó:
I: Chỉ số Angstrom, để xác định nguy cơ cháy rừng
R: Độ ẩm tương đối của khơng khí thấp nhất trong ngày (%)
T: Nhiệt độ khơng khí cao nhất trong ngày (0C)
Căn cứ vào chỉ số Angstrom (I) tác giả tiến hành phân cấp nguy cơ cháy
theo các cấp như bảng 1.2
Bảng 1.2 Phân cấp nguy cơ cháy rừng theo chỉ số Angstrom (I)
Cấp cháy

Chỉ số Angstrom (I)

Nguy cơ cháy

I

I > 4.0

II


2.5 < I ≤ 4.0

Ít có khả năng cháy

III

2.0 < I ≤ 2.5

Có khả năng cháy

IV

I ≤ 2.0

Khả năng cháy lớn

Khơng có khả năng cháy

Phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng dựa vào chỉ số Angstrom khơng
tính tới các nhân tố lượng mưa, độ ẩm của vật liệu cháy và khối lượng vật liệu
cháy. Nó có thể phù hợp với điều kiện thời tiết ít mưa trong suốt mùa cháy, khối
lượng vật liệu cháy ổn định và trạng thái rừng có tính đồng nhất cao của nơi
nghiên cứu, nhưng có thể ít phù hợp với những địa phương có sự biến động cao
về lượng mưa, địa hình và khối lượng vật liệu cháy. Cho đến nay, phương pháp
này ít được sử dụng ở những quốc gia khác, đặc biệt là khu vực nhiệt đới.


11

Qua nghiên cứu 103 khu vực bị cháy ở Trung Quốc Yangmei đã đưa ra

phương pháp dự báo cháy rừng theo chỉ tiêu khả năng bén lửa của vật liệu (I)
với trình tự như sau:
+ Tính tốn mức độ nguy hiểm của sự bén lửa I:
Tác giả đã phân tích quan hệ của mức bén lửa của vật liệu cháy (I) với các
yếu tố nhiệt độ khơng khí cao nhất (T14), độ ẩm tương đối của khơng khí thấp
nhất (R14), số giờ nắng (m) và lượng bốc hơi (M) trong ngày. Kết quả cho thấy
mức bén lửa của vật liệu cháy (I) có liên hệ với các yếu tố (T14), (m), (M) đều
theo dạng hàm luỹ thừa như sau:
I = a.xb

(1.4)

Riêng với độ ẩm khơng khí thấp nhất (R14) thì mức độ bén lửa I của vật liệu có
quan hệ theo dạng hàm mũ với dạng phương trình sau:
I = a.e-bx

(1.5)

Tác giả áp dụng toán thống kê xác lập được phương trình tương quan giữa
mức độ bén lửa I với từng nhân tố khí tượng như bảng 1.3
Bảng 1.3 Mối quan hệ giữa các nhân tố khí tượng với mức độ bén lửa
Phương trình

Nhân tố khí tượng

tương quan

Hệ số tương quan

Hệ số biến

động

Nhiệt độ khơng khí

I1=0,046.T1,178

0,788

0,296

Độ ẩm khơng khí

I2=14,89.e-0,082R

0,934

0,065

Lượng bốc hơi

I3=0,1005.M1,185

0,968

0,247

Số giờ nắng

I4=0,0552.m1,383


0,879

0,337

+ Mức độ bén lửa tổng hợp I của vật liệu cháy được tính bằng trung bình
cộng của các chỉ số I1, I2, I3, I4
I=
=

1
4
1
4

X(I1+I2+I3+I4)
X(0,046.T1.178 + 14,89.e-0,082R + 0,1005.M1,185 + 0,0552.m1,383) (1.6)


12

+ Căn cứ vào trị số I, tác giả thiết lập biểu xác định nguy cơ cháy rừng
như bảng 1.4
Bảng 1.4 Tiêu chuẩn phân cấp nguy cơ cháy rừng theo chỉ tiêu bén lửa I
Cấp I
Tháng

khơng
cháy

Cấp II

khó cháy

Cấp III
Có thể
cháy

Cấp IV

Cấp V cháy

dễ cháy

mạnh

3

< 10

11-20

21-30

31-40

>41

4 và 10

< 15


16-30

31-45

46- 60

>61

5 và 9

< 20

21-40

41-60

61-80

>81

Phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng theo chỉ tiêu bén lửa của Yangmei
đã tính tới tác động tổng hợp của các nhân tố khí tượng tới khả năng phát sinh,
phát triển của cháy rừng như nhiệt độ khơng khí cao nhất, độ ẩm khơng khí cao
nhất, độ ẩm khơng khí thấp nhất trong ngày, lượng bốc hơi và số giờ nắng trong
ngày một cách định lượng trong tháng dễ xảy ra cháy rừng. Những phương pháp
này chưa đề cập đến tốc độ gió cũng như khối lượng vật liệu cháy.
1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu về PCCCR ở Việt Nam
Những nghiên cứu về dự báo cháy rừng ở nước ta được bắt đầu tiến hành
từ năm 1981 và chủ yếu theo hướng nghiên cứu áp dụng phương pháp dự báo
theo chỉ tiêu tổng hợp của V.G Nesterov.

Năm 1985, Cục Kiểm lâm đã chủ trì đề tài cấp nhà nước về biện pháp phịng
cháy chữa cháy rừng thơng và rừng tràm [8]. Kết quả đề tài là một báo cáo mang
tính đúc rút các kinh nghiệm về phịng cháy, chữa cháy cho rừng thông và rừng tràm
của các tỉnh trong khu vực, mà chưa đưa ra các biện pháp mới.
Năm 1988, Phạm Ngọc Hưng đã áp dụng phương pháp của V.G
Nesterov trên cơ sở nghiên cứu cải tiến, điều chỉnh hệ số K theo lượng mưa
ngày a để tính tốn và xây dựng cấp dự báo cháy rừng thơng cho tỉnh Quảng
Ninh với công thức như sau [18].


13
n

P = K ti13.di13

(1.7)

i1

Trong đó

P: Chỉ tiêu tổng hợp đánh giá nguy cơ cháy rừng
K: Hệ số điều chỉnh theo lượng mưa ngày, K có giá trị

bằng 1 khi lượng mưa ngày nhỏ hơn 5mm, K có giá trị bằng 0 khi lượng mưa
ngày vượt quá 5mm.
n: Số ngày không mưa hoặc có lượng mưa ngày nhỏ hơn
5mm kể từ ngày cuối cùng có lượng mưa lớn hơn 5mm.
ti13: Nhiệt độ khơng khí lúc 13 giờ (00)
di13: Độ chênh lệch bão hồ của khơng khí lúc 13 giờ (mb)

Sau đó tác giả căn cứ vào số vụ cháy rừng thống kê trong nhiều năm để chỉnh lý
phân cấp cháy rừng ở Quảng Ninh tại bảng 1.5.
Bảng 1.5. Phân cấp cháy rừng thông theo chỉ tiêu P cho rừng thông
Quảng Ninh của T.S Phạm Ngọc Hưng [18]
Cấp cháy

Độ lớn của P

Khả năng cháy

I

<1000

II

1001 – 2500

Có khả năng cháy

III

2501 – 5000

Nhiều khả năng cháy

IV

5001 – 10.000


V

>10.000

Ít có khả năng cháy

Nguy hiểm
Cực kỳ nguy hiểm

Phương pháp dự báo cháy rừng theo chỉ tiêu tổng hợp của V.G Nesterov
được áp dụng rộng rãi trên quy mơ cả nước. Nó có ưu điểm đơn giản, dễ thực
hiện với các thiết bị đơn giản và ít tốn cơng sức. Tuy nhiên, phương pháp này
lại có nhược điểm là chỉ căn cứ vào những nhân tố khí tượng là chính, chưa tính
đến được ảnh hưởng của một số nhân tố khác như khối lượng vật liệu cháy, đặc
điểm của nguồn lửa, điều kiện địa hình…Vì vậy, việc áp dụng phương pháp này
trên tồn lãnh thổ mà khơng có những hệ số điều chỉnh thích hợp có thể dẫn đến
những sai số nhất định.


14

Từ năm 1989 - 1991, tổ chức UNDP đã hỗ trợ “Dự án tăng cường khả năng
phòng cháy, chữa cháy rừng cho Việt Nam” .A.N Cooper, chuyên gia về đánh giá
mức độ nguy hiểm cháy rừng của FAO đã cùng các chuyên gia Việt Nam nghiên
cứu, soạn thảo phương pháp dự báo cháy rừng theo chỉ tiêu tổng hợp của V.G.
Nesterov nhưng có bổ sung thêm yếu tố gió [22]. A.N. Cooper cho rằng, đối
với nhiều vùng ở Việt Nam, gió có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát
triển của các đám cháy rừng [40]. Do vậy, ông đề nghị sử dụng phương pháp của
V.G Nesterov nhưng phải tính đến tốc độ gió. Tốc độ gió được xác định vào thời
điểm 13 giờ ở độ cao 10-12m so với mặt đất. Công thức dự báo do ông đề xuất

như sau:
Pc= P.(WF)
Trong đó

(1.8)

Pc: Chỉ tiêu khí tượng tổng hợp theo đề nghị của Cooper
P: Chỉ tiêu khí tượng tổng hợp tính theo cơng thức của V.G

Nesterov trên cơ sở điều chỉnh hệ số K theo lượng mưa ngày của Phạm Ngọc Hưng
WF: Hệ số hiệu chỉnh có giá trị phụ thuộc vào tốc độ gió như
biểu dưới đây:
Tốc độ gió
0 - 4 km/giờ

Giá trị hệ số WF
1.0

5 - 15 km/giờ

1.5

16 - 20 km/giờ

2.0

>20 km/giờ

3.0


Căn cứ vào kết quả xác định chỉ số Pc ở Việt Nam, A.N Cooper đã phân
cấp dự báo nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam thành 4 cấp như bảng 1.6
Bảng 1.6 Cấp nguy hiểm cháy thêm yếu tố gió của A.N Cooper (1991) [38].
Cấp cháy

Đặc trưng cấp cháy

Chỉ số Pc

Chỉ số theo màu

0 - 4000

Xanh

I

Có nguy cơ cháy thấp

II

Có nguy cơ cháy trung bình

4001 - 12000

Vàng

III

Có nguy cơ cháy cao


12001 - 30000

Da cam


15

IV

Có nguy cơ cháy rất cao

>30000

Đỏ

Trong q trình nghiên cứu tác giả đã đưa thêm nhân tố gió vào khi dự
báo nguy cơ cháy rừng. Điều này làm tăng độ chính xác của chỉ số nhất là đối
với các vùng gió có vận tốc lớn vào mùa khơ. Nhưng biện pháp này chưa khắc
phục được nhược điểm chính của V.G Nesterov là khi khơng có mưa nhiều ngày
liên tục thì chỉ số Pc cứ tăng lên vô hạn trong lúc đó cấp dự báo chỉ có cấp IV.
Do đó dự báo khơng cịn ý nghĩa nữa.
Khi nghiên cứu quan hệ giữa chỉ tiêu tổng hợp P của Nesterov với số ngày
khô hạn liên tục H (số ngày liên tục không mưa hoặc có mưa nhưng lượng mưa
nhỏ hơn 5mm). T.S Phạm Ngọc Hưng kết luận chỉ số P có liên hệ rất chặt chẽ với
H, hệ số tương quan giữa chúng đạt 0.81 [17]. Điều đó nói lên rằng số ngày khơ
hạn liên tục càng tăng thì khả năng xuất hiện cháy rừng càng lớn. Từ kết quả phân
tích tương quan của P và H tác giả đã xây dựng một phương pháp căn cứ vào H để
dự báo nguy cơ cháy rừng ngắn hạn và dài hạn cho từng vùng sinh thái khác nhau.
Công thức được áp dụng để dự báo như sau:

+ Dự báo hàng ngày: Hi = K.(Hi-1+1)

(1.9)

+ Dự báo nhiều ngày: Hi = K.(Hi-1+n)

(1.10)

Trong đó:
Hi: Số ngày khô hạn liên tục
Hi-1: Số ngày khô hạn liên tục tính đến trước ngày dự báo
K: Hệ số điều chỉnh lượng mưa. Nếu lượng mưa ngày a nhỏ hơn hoặc
bằng 5mm thì K = 1, nếu lượng mưa lớn hơn 5mm thì K = 0.
n: Số ngày khơ hạn, không mưa liên tục của đợt dự báo tiếp theo.
Sau khi tính được Hi sẽ tiến hành xác định khả năng cháy rừng theo biểu
tra lập sẵn cho địa phương trong 6 tháng mùa cháy.
Phương pháp này tính tốn rất đơn giản, tiện lợi trong sử dụng (vì tính
tốn đơn giản chỉ cần tính số ngày khơng mưa hoặc có mưa nhỏ hơn 5mm). Tuy
vậy, phương pháp này vẫn còn có một số hạn chế giống như phương pháp chỉ


16

tiêu tổng hợp, độ chính xác của phương pháp này còn thấp hơn do mới chỉ căn
cứ vào một nhân tố là lượng mưa.
Năm 1995, Võ Đình Tiến đã đề xuất phương pháp dự báo nguy cơ cháy
rừng cho từng tháng ở Bình Thuận theo 6 yếu tố lấy giá trị trung bình gồm: nhiệt
độ, độ ẩm khơng khí, lượng mưa, vận tốc gió, số vụ cháy rừng và lượng người
vào rừng [33]. Công thức xác định chỉ tiêu nguy hiểm đối với cháy rừng ở Bình
Thuận như sau:

Xi =

Di Vi  Li  Ci
Ai  Wi

(1.11)

Trong đó:
Xi: Chỉ tiêu tổng hợp về cháy rừng ở Bình Thuận tháng i
Di: Nhiệt độ khơng khí trung bình tháng i
Li: Lượng người vào rừng trung bình tháng i
Ci: Số vụ cháy rừng trung bình tháng i
Ai: Lượng mưa trung bình tháng i
Wi: Độ ẩm khơng khí trung bình tháng i
Ở cơng thức xác định chỉ tiêu nguy hiểm cháy rừng trên, các tác giả đã
tính tới hầu hết các yếu tố khí tượng và tác động của xã hội có liên quan đến
nguyên nhân xuất hiện nguồn lửa trong rừng. Tuy nhiên, phương pháp này cịn
hạn chế là chưa tính đến yếu tố vật liệu cháy và các yếu tố trong công thức đều
là các giá trị trung bình nên có ảnh hưởng lớn đến kết quả dự báo.
Sau thời gian nghiên cứu từ năm 1995 - 1997, T.S Bế Minh Châu đã
nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện khí tượng đến độ ẩm và khả năng cháy của
vật liệu cháy dưới rừng tại một số vùng trọng điểm thông ở miền Bắc Việt Nam
[3]. Kết quả tác giả đã đưa ra được là biểu phân cấp cháy rừng theo độ ẩm vật
liệu cháy trên bảng. 1.7
Bảng 1.7 Phân cấp cháy rừng theo độ ẩm VLC của T.S Bế Minh Châu [3].


17

Cấp


Độ ẩm

Tốc độ cháy

Biến đổi của tốc

Khả năng xuất hiện

cháy

VLC (%)

(m/s)

độ cháy

cháy

I

>50

II

35 - 50

III

Khơng cháy


Khơng có khả năng cháy

0.002-0.0037

Cháy chậm

Ít có khả năng cháy

17 - 34.9

0.0038-0.0063

Tương đối nhanh

Có khả năng cháy

IV

10 - 16.9

0.0064-0.0096

Nhanh

Có nhiều khả năng cháy

V

<10


>0.0096

Rất nhanh

Rất dễ cháy

Đề tài này được T.S Bế Minh Châu nghiên cứu ở 3 khu vực: Khu vực
huyện Hoành Bồ - Quảng Ninh; khu vực huyện Hà Trung - Thanh Hoá; khu vực
huyện Nam Đàn - Nghệ An. Theo tác giả thì tại cả 3 khu vực khi áp dụng các
phương trình để dự báo độ ẩm vật liệu cháy đều có sai số tích luỹ theo thời gian,
số ngày dự báo càng dài thì sai số càng lớn. Với 5 ngày sai số trung bình <7.0%,
trong 10 ngày liên tục sai số trung bình là 8.5%, trong 15 ngày liên tục sai số dự
báo xấp xỉ 10% và trong khoảng thời gian 20 ngày liên tục sai số trung bình ở
cả 3 khu vực đều > 10%. Do vậy để đảm bảo độ chính xác thì sau 10 ngày phải
xác định lại độ ẩm vật liệu cháy để bổ sung [3].
Từ năm 2003, Trường Đại học Lâm nghiệp phối hợp với Cục Kiểm lâm
đã xây dựng phần mềm DBCR cho Việt Nam. Ưu điểm của phần mềm này là
cho phép liên kết được phương tiện hiện đại vào công tác dự báo và truyền tin
về nguy cơ cháy rừng, tự động cập nhật, lưu trữ số liệu và xác định nguy cơ cháy
cho các địa phương. Phần mềm này đã góp phần tích cực trong việc nâng cao
nhận thức và cảnh giác đối với PCCR của cán bộ và nhân dân [27]. Tuy nhiên
sau một thời gian đưa vào sử dụng phần mềm đã bộc lộ một số hạn chế như:
nguy cơ cháy rừng được đồng nhất cho một đơn vị hành chính rộng lớn và cho
các kiểu rừng khác nhau, trong khi đó điều kiện khí hậu và nguy cơ cháy rừng
phân hóa mạnh theo khơng gian và cả trạng thái rừng vì vậy tính chính xác của
thơng tin dự báo chưa cao.


18


Năm 2004 - 2006, Lê Thị Hiền và các cộng sự đã thực hiện đề tài nghiên
cứu cơ sở khoa học để hiệu chỉnh phương pháp dự báo cháy rừng ở các tỉnh phía
Bắc. Đề tài đã nghiên cứu đặc điểm phân hóa của một số nhân tố khí tượng, phân
hóa tiểu khí hậu và nguy cơ cháy rừng ở các kiểu rừng có nguy cơ cháy cao từ
đó làm cơ sở nghiên cứu hiệu chỉnh phương pháp DBCR; tuy nhiên kết quả
nghiên cứu không phải áp dụng cho một tiểu vùng cụ thể do đó sẽ gặp khó khăn
cho một số địa phương khi triển khai áp dụng [14].
Lê Văn Tập (2007) nghiên cứu cơ sở khoa học để hiệu chỉnh cấp dự báo
nguy cơ cháy rừng cho các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ. Tác giả đã nghiên cứu trên
3 loại rừng:
Loại 1: Rất dễ cháy bao gồm rừng tre nứa tự nhiên, rừng trồng thông, tre
luồng và một số trạng thái thực bì như ràng ràng, cỏ tranh, lau lách…
Loại 2: Rừng dễ cháy gồm một số trạng thái rừng trồng loài cây khác và
Ia, Ib…
Loại 3: Rừng ít có khả năng cháy là rừng tự nhiên và rừng ngập mặn.
Kết quả nghiên cứu tác giả đã đưa ra bảng hiệu chỉnh chỉ tiêu P cho 2 loại
rừng rất dễ cháy và dễ cháy cho khu vực Bắc Trung Bộ. Cấu trúc của các kiểu
rừng khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến nguy cơ cháy rừng; tuy nhiên nghiên cứu
mới chỉ đưa ra được các yếu tố khí tượng có ảnh hưởng đến biến đổi VLC là nhiệt
độ, độ ẩm khơng khí, lượng mưa mà chưa đưa ra ảnh hưởng của gió đến VLC
[32].
Nguyễn Tuấn Anh (2008) đã phân vùng trọng điểm cháy rừng cho tỉnh
Quảng Bình, tác giả đã đưa ra được mối quan hệ giữa nhiệt độ khơng khí và
lượng mưa trung bình theo kinh độ, vĩ độ và độ cao để có thể phân vùng trọng
điểm cháy theo điều kiện khí hậu và địa hình thành 5 cấp; tuy nhiên đề tài mới
chỉ dừng lại ở một số trạng thái rừng điển hình của khu vực, chưa có nghiên cứu
về ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội đến nguy cơ cháy rừng [1].
Hiện nay ở một số địa phương cũng đã lập bảng dự báo cháy rừng theo
độ ẩm vật liệu cháy, nhưng trong điều kiện ở nước ta khó áp dụng vì gặp khó



19

khăn khi xác định độ ẩm vật liệu cháy và các thông tin thường không kịp thời.
Để khắc phục những hạn chế này cần đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa các
yếu tố khí tượng với độ ẩm vật liệu cháy. Nhiều tài liệu cho thấy độ ẩm của vật
liệu cháy có mối quan hệ với các yếu tố khí tượng. Xác định được mối quan hệ
đó, chúng ta có thể dự báo độ ẩm vật liệu cháy theo điều kiện khí tượng một
cách đơn giản, từ đo phân cấp dự báo cháy rừng theo các mức độ ẩm vật liệu
cháy đã xác định, nhằm góp phần hồn thiện và nâng cao độ chính xác của các
phương pháp dự báo cháy rừng hiện nay.
Trong thời gian đầu người ta chủ yếu áp dụng phương pháp dự báo của
V.G V.G Nestrerov có điều chỉnh theo lượng mưa ngày. Đây là phương pháp
đơn giản, cấp nguy hiểm của cháy rừng được xác định theo giá trị P bằng tổng
các tích số giữa nhiệt độ và độ hụt bão hồ của khơng khí thời điểm 13 giờ hàng
ngày kể từ ngày cuối cùng có lượng mưa lớn hơn 3 mm. Đến năm 1988 nghiên
cứu của Phạm Ngọc Hưng đã cho thấy phương pháp của V.G Nestrerov có độ
chính xác cao hơn nếu tính giá trị P kể từ ngày cuối cùng có lượng mưa lớn hơn
5 mm. Ngoài ra, trên cơ sở phát hiện liên hệ chặt chẽ giữa số ngày liên tục có
lượng mưa dưới 5 mm hay cịn gọi là số ngày khô hạn liên tục (H) với chỉ số P,
Phạm Ngọc Hưng đã đưa ra phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng theo số ngày
khô hạn liên tục [1;18]. Tác giả xây dựng một bảng tra cấp nguy hiểm của cháy
rừng căn cứ vào số ngày khô hạn liên tục cho các mùa khí hậu trong năm và biểu
mùa cháy rừng cho cả nước theo chỉ số khô, hạn, kiệt của Thái Văn Trừng và
Gaussel - Walter.
Như vậy, phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng hiện nay đang được áp
dụng trong phạm vi toàn quốc là phương pháp sử dụng chỉ tiêu khí tượng tổng
hợp của V.G Nestrerov trong đó hệ số K được điều chỉnh cho phù hợp theo từng
địa phương.

Năm 2014, Lê Sỹ Doanh đã xây dựng được chỉ số khí hậu phản ảnh nguy cơ
cháy rừng Qi liên quan đến biến đổi khí hậu và phương pháp nghiên cứu tác động
của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng. Góp phần hồn thiện phương pháp luận và


×