Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Luận văn nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động ủy thác tín dụng của hội nông dân huyện phú bình, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.41 KB, 122 trang )

i
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................ii
MỤC LỤC .................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ...................................................ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN..........................................................................................x
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2
3. Ý nghĩa đề tài.................................................................................................3
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI .....................................................5

1.1. Cơ sở lý luận...............................................................................................5
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản .........................................................................5
1.1.2. Hoạt động ủy thác tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội .............16
1.2. Cơ sở thực tiễn..........................................................................................30
1.2.1. Hệ thống tín dụng nông thôn ở Việt Nam .............................................30
1.2.2. Một số kinh nghiệm về hoạt động ủy thác của ngân hàng chính
sách cho hội nông dân ở một số địa phương .........................................32
1.3. Rút ra bài học kinh nghiệm cho việc ủy thác của ngân hàng chính
sách cho hội nơng dân ở huyện Phú Bình .............................................38
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........40

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phú Bình ...........40
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên..................................................................................40
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.......................................................................43
2.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện Phú Bình.........................................48


2.1.4. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phú Bình........50


ii
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................51
2.3. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................51
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin.............................................................51
2.3.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin .............................................53
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu....................................................................53
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................56

3.1. Thực trạng ủy thác tín dụng của Ngân hàng chính sách đến Hội nơng
dân huyện Phú Bình ..............................................................................56
3.1.1. Q trình hình thành và phát triển Hội nơng dân huyện Phú Bình........56
3.1.2. Cơ cấu, bộ máy tổ chức của Phó giám đốc ngân hàng chính sách
xã hội huyện Phú Bình ..........................................................................60
3.1.3. Các hoạt động chính của NHCSXH huyện Phú Bình............................62
3.1.4. Tình hình ủy thác cho vay thơng qua các tổ chức chính trị-xã hội........63
3.2. Thực trạng hoạt động nhận ủy thác tín dụng của hội nơng dân huyện
Phú Bình ................................................................................................66
3.2.1. Bộ máy Tổ chức hội Nơng dân huyện Phú Bình ...................................67
3.2.2. Nhân lực hội Nơng dân huyện Phú Bình ...............................................69
3.2.3. Hoạt động nhận ủy thác tín dụng của Hội nơng dân huyện Phú Bình .........70
3.3. Tình hình thực hiện vay vốn của các hộ nông dân ...................................78
3.3.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội của hộ tham gia tín dụng ...............................78
3.3.2. Tình hình vay vốn của các hộ điều tra...................................................82
3.4. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động ủy thác tín dụng đến hộ nơng dân..........87
3.4.1. Hiệu quả sử dụng vốn của các hộ vay ...................................................87
3.4.2. Nhận thức người dân .............................................................................90
3.5. Phân tích tác động của hoạt động ủy thác tín dụng đến phát triển

nơng thôn...............................................................................................93


iii
3.6. Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động ủy thác và nhận ủy thác tín
dụng trên địa bàn huyện Phú Bình đến năm 2025.................................97
KẾT LUẬN............................................................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................105
PHỤ LỤC ..............................................................................................................107


iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐ

:

Ban chỉ đạo

CSXH

:

Chính sách xã hội

DĐĐT

:

Dồn điền đổi thửa


DN

:

Doanh nghiệp

ĐVT

:

Đơn vị tính

FAO

:

Tổ chức Nơng Lương thế giới

GDP

:

Tổng sản phẩm quốc nội

GTSX

:

Giá trị sản xuất


HĐND

:

Hội đồng nhân dân

HTX

:

Hợp tác xã

ICOR

:

hệ số sử dụng vốn

KHCN

:

Khoa học Công nghệ

NN-PTNT

:

Nông nghiệp - Phát triển nông thôn


NTM

:

Nông thôn mới

ODA

:

Vốn viện trợ

PT

:

Phát triển

PTNN

:

Phát triển nông nghiệp

TW

:

Trung ương


UBND

:

Ủy ban nhân dân


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Tình hình sử dụng đất huyện Phú Bình giai đoạn 2017 - 2019......42

Bảng 2.2:

Giá trị, cơ cấu ngành kinh tế huyện Phú Bình giai đoạn
2017 -2019 ................................................................................44

Bảng 2.3.

Tình hình dân số và lao động trên địa bàn huyện Phú Bình
giai đoạn 2017-2019..................................................................47

Bảng 3.1:

Tình hình nhân lực của NHCSXH huyện Phú Bình..................59

Bảng 3.2:


Tình hình uỷ thác qua các tổ chức hội ......................................64

Bảng 3.3:

Kết quả dư nợ cho vay của NHCSXH thơng qua các tổ
chức chính trị xã hội trong 3 năm 2017-2019 ...........................66

Bảng 3.4:

Tình hình nhân lực hội Nơng dân huyện Phú Bình giai
đoạn 2017-2019.........................................................................69

Bảng 3.5:

Tình hình dư nợ của Hội nơng dân ở huyện Phú Bình trong
3 năm 2017 - 2019 ....................................................................70

Bảng 3.6:

Số dư nợ của NHCSXH ở huyện Phú Bình giai đoạn 2017-2019 .......72

Bảng 3.7:

Tình hình dư nợ cho vay theo đối tượng vay trong 3 năm 20172019...........................................................................................74

Bảng 3.8:

Tình hình dư nợ cho vay theo mục đích vay trong 3 năm 20172019...........................................................................................76


Bảng 3.9:

Diễn biến nợ quá hạn trong 3 năm (2017-2019) .......................77

Bảng 3.10:

Một số thông tin chung về các hộ điều tra ................................79

Bảng 3.11:

Tình hình nhà ở của các hộ điều tra ..........................................80

Bảng 3.12:

Mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ sau khi sửa dụng
vốn vay......................................................................................81

Bảng 3.13:

Số nguồn vốn được vay của hộ điều tra ....................................83

Bảng 3.14:

Tình hình dư nợ cho vay theo đối tượng vay ............................84


vi
Bảng 3.15:

Tình hình dư nợ cho vay theo mục đích vay.............................85


Bảng 3.16:

Hiệu quả của sự vay vốn có sự thay đổi về thu nhập của
các hộ được phỏng vấn..............................................................88

Bảng 3.17:

Sự hiểu biết của người dân về các nguồn tín dụng....................91

Bảng 3.18:

Các hoạt động hỗ trợ nâng cao kiến thức cho người dân sử
dụng vốn hiệu quả .....................................................................92

Bảng 3.19:

Kết quả về sự thay đổi đời sống của hộ khi được vay vốn........95


vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1:

Sơ đồ bộ máy tổ chức PGD NHCSXH huyện Phú Bình.........61

Sơ đồ 3.2:

Tổ chức Hội nơng dân huyện Phú Bình ..................................67


Biểu đồ 3.1:

Tình hình dư nợ qua 3 năm .....................................................71

Biểu đồ 3.2:

Cơ cấu dư nợ theo thời hạn của ngân hàng CSXH .................72

Biểu đồ 3.3:

Tình hình dự nợ cho vay theo mục đích..................................76

Biểu đồ 3.4:

Cơ cấu thu nhập của hộ nghèo ................................................82

Biểu đồ 3.5:

Cơ cấu thu nhập của hộ không nghèo .....................................82

Biểu đồ 3.6:

Số nguồn vốn được vay của hộ điều tra ..................................83

Biểu đồ 3.7:

Tình hình dư nợ cho vay theo mục đích vay...........................86

Biểu đồ 3.8:


Bình qn thay đổi thu nhập của các hộ vay vốn....................89


viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Chun ngành: Kinh tế nơng nghiệp
Mã số: 8620115

Khóa học: 2016-2018

1. Tên luận văn
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động ủy thác tín
dụng của Hội nơng dân huyện Phú Bình, tỉnh Thái Ngun
2. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển
đột phá, góp phần không nhỏ vào ổn định kinh tế vĩ mô, bênh cạnh đó nhu cầu
ngày càng lớn về tín dụng để từng bước cơ cấu lại ngành nông nghiệp và tổ
chức sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Đảng, Nhà nước đã có
nhiều quan tâm nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cho linh vực nông nghiệp đặc
biệt là Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa
X về nơng nghiệp, nơng dân và nơng thơn. Hoạt động đẩy mạnh và nâng cao
chất lượng các dịch vụ hỗ trợ nông dân, nhất là dịch vụ hỗ trợ vốn, trong đó
hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thơng
qua các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội ở nơng thơn, trong đó Hội nơng dân
đóng góp vai trị quan trọng. Tuy nhiên, hoạt động ủy thác tín dụng của Hội
Nơng dân các cấp vẫn cịn những hạn chế như: việc tổ chức thực hiện dịch vụ ủy
thác chưa tồn diện, đầy đủ các nội dung trong quy trình vay vốn. Cơng tác
tun truyền các chủ trương, chính sách tín dung ưu đãi của Nhà nước chưa kịp
thời, chưa sâu sát đến các đối tượng thụ hưởng nói chung và hội viên hội nơng

dân nói riêng. Cơng tác chỉ đạo, hướng dẫn thành lập Tổ tiết kiệm và vay vốn
(TK&VV) chưa được quan tâm đúng mức, nhiều nơi hoạt động chưa đạt yêu
cầu. Quá trình xét cho vay vốn ở Tổ chưa thật sự công khai, dân chủ làm ảnh
hưởng đến dư luận xã hội, tư tưởng của hội viên, nơng dân đơi lúc cịn nghi ngờ.


ix
Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt hoạt động ủy thác của cấp hội chưa thực hiện
thường xuyên, chất lượng kiểm tra chưa tốt. Khơng ít đơn vị chưa chưa kịp thời
phối hợp với ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) để kiểm điểm, đánh giá hoạt
động ủy thác theo định kỳ. Công tác bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ hội về ủy
thác, hướng dẫn giúp đỡ hộ vay vốn về kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh cịn ít.
Chất lượng hoạt động các Tổ TK&VV chưa đồng đều, tỷ lệ số tổ hoạt động
trung bình, yếu cịn cao.
Xuất phát từ thực tiền đó tơi chọn đề tài “Nghiên cứu thực trang và giải
pháp phát triển hoạt động ủy thác tín dụng của Hội Nơng dân huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Ngun” để nghiên cứu với mong muốn đưa kiến thức lý luận vào
thực tiễn, tìm giải pháp hữu hiệu, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác
tín dụng của Hội nơng dân, góp phần nâng cao đời sơng nhân dân ở địa
phương.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa lí luận về hoạt động tín dụng và ủy thác tín dụng để thấy
rõ vai trị của tín dụng trong phát triển kinh tế nông thôn.
- Đánh giá thực trạng hoạt động ủy thác tín dụng của Hội Nơng dân
huyện Phú Bình giai đoạn 2017 - 2019.
- Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động
ủy thác tín dụng của Hội Nơng dân và Ngân hàng chính sách xã hội huyện
Phú Bình giai đoạn 2021- 2025 tầm nhìn đến 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp thu thập thông tin gồm thu thập tài liệu thứ cấp và thu
thập tài liệu sơ cấp.
- Phương pháp xử lý số liệu


x
- Phương pháp phân tích gồm: Phương pháp phân tổ thống kê; Phương
pháp so sánh ...
5. Kết quả nghiên cứu chính
Luận văn nghiên cứu về thực trạng ủy thác tín dụng cho hội nơng dân
trên địa bàn huyện Phú Bình. Luận văn đã nghiên cứu được thực trạng hoạt
động ủy thác tín dụng cho hội nơng của hộ điều tra. Đồng thời đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác tín dụng cho hội nơng
dân trên địa bàn huyện. Từ đó, vận dụng vào thực tiễn phù hợp đối với các hộ
vay vốn tín dụng trên địa bàn huyện.
6. Kết luận chủ yếu
Hoạt động ủy thác tín dụng cho hội nơng dân là một việc làm hết sức
cần thiết cấp bách, có ý nghĩa thực tiễn to lớn, phù hợp với chủ trương của
Đảng, Nhà nước và của tỉnh Thái Nguyên trong chiến lược phát triển kinh tế
xã hội trên địa bàn huyện nói riêng và tỉnh nói chung.
Việc triển khai hoạt động ủy thác tín dụng cho hội nơng dân trên cả
nước và tỉnh Thái Nguyên là cơ sở để giúp huyện Phú Bình để thúc đẩy nâng
cao hiệu quả tín dụng và giúp cho cải thiện đời sống của người dân góp phần
đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội ở huyện.
Để hoạt động ủy thác tín dụng ngày càng phát triển bên cạnh sự chủ
động tích cực, tự thân vận động của mỗi hộ vay vốn cần tăng cường vai trò
lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chỉ đạo của các cấp chính quyền, các hội đồn
thể và nân hàng; chính sách hỗ trợ chính sách vay vốn với lãi suất ưu đãi, thủ
tục dễ dàng, hướng dẫn người dân sử dụng vốn có hiệu quả...
Ngày

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ
HƯỚNG DẪN

tháng 05 năm 2020
HỌC VIÊN


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua nơng nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển
đột phá, góp phần khơng nhỏ vào ổn định kinh tế vĩ mơ, bênh cạnh đó nhu cầu
ngày càng lớn về tín dụng để từng bước cơ cấu lại ngành nông nghiệp và tổ
chức sản xuất theo hướng nông nghiệp cơng nghệ cao. Đảng, Nhà nước đã có
nhiều quan tâm nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cho linh vực nông nghiệp đặc
biệt là Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa
X về nơng nghiệp, nơng dân và nông thôn. Hoạt động đẩy mạnh và nâng cao
chất lượng các dịch vụ hỗ trợ nông dân, nhất là dịch vụ hỗ trợ vốn, trong đó
hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thơng
qua các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội ở nơng thơn, trong đó Hội nơng dân
đóng góp vai trị quan trọng.
Thơng qua hoạt động Quỹ Hỗ trợ nơng dân đã xây dựng được nhiều mơ
hình sản xuất, mơ hình kinh tế tập thể hoạt động hiệu quả, tạo sức lan tỏa lớn,
giúp cho nhiều cán bộ, hội viên nông dân học tập kinh nghiệm, cách làm, góp
phần thúc đẩy phát triển các mơ hình kinh tế tập thể trong nơng nghiệp.
Dư nợ tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội ủy thác qua
Hội Nông dân liên tục tăng từ năm 2015 đến nay, cả về khối lượng tín dụng và
số lượng, chất lượng các chương trình tín dụng. Tính đến 30/6/2019, có 100%
Hội Nông dân cấp tỉnh và cấp huyện ký văn bản thỏa thuận với Ngân hàng
Chính sách xã hội (CSXH) cùng cấp; 100% Hội Nông dân cấp xã đã ký Hợp

đồng ủy thác với Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH cấp huyện. Hội Nông dân
Việt Nam đang trực tiếp quản lý 56.532 Tổ TK&VV với 2.062.380 thành viên.
Nhận tổng số ủy thác của các chương trình tín dụng từ Ngân hàng CSXH với
61.961 tỷ đồng (tăng 31.074 tỷ đồng so với 31/12/2019), chiếm 31,16% tổng
dư nợ Ngân hàng CSXH ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội [21].


2
Tuy nhiên, hoạt động ủy thác tín dụng của Hội Nơng dân các cấp vẫn cịn
những hạn chế như: việc tổ chức thực hiện dịch vụ ủy thác chưa toàn diện, đầy
đủ các nội dung trong quy trình vay vốn. Cơng tác tun truyền các chủ trương,
chính sách tín dung ưu đãi của Nhà nước chưa kịp thời, chưa sâu sát đến các đối
tượng thụ hưởng nói chung và hội viên hội nơng dân nói riêng. Cơng tác chỉ đạo,
hướng dẫn thành lập Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) chưa được quan tâm
đúng mức, nhiều nơi hoạt động chưa đạt yêu cầu. Quá trình xét cho vay vốn ở
Tổ chưa thật sự công khai, dân chủ làm ảnh hưởng đến dư luận xã hội, tư tưởng
của hội viên, nông dân đơi lúc cịn nghi ngờ. Cơng tác kiểm tra, kiểm soát hoạt
động ủy thác của cấp hội chưa thực hiện thường xun, chất lượng kiểm tra chưa
tốt. Khơng ít đơn vị chưa chưa kịp thời phối hợp với ngân hàng Chính sách xã
hội (CSXH) để kiểm điểm, đánh giá hoạt động ủy thác theo định kỳ. Công tác
bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ hội về ủy thác, hướng dẫn giúp đỡ hộ vay vốn về
kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh cịn ít. Chất lượng hoạt động các Tổ TK&VV
chưa đồng đều, tỷ lệ số tổ hoạt động trung bình, yếu cịn cao.
Xuất phát từ thực tiễn đó tơi chọn đề tài “Nghiên cứu thực trang và giải
pháp phát triển hoạt động ủy thác tín dụng của Hội Nơng dân huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên” để nghiên cứu với mong muốn đưa kiến thức lý luận vào
thực tiễn, tìm giải pháp hữu hiệu, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác
tín dụng của Hội nơng dân, góp phần nâng cao đời sông nhân dân ở địa
phương.
2. Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa lí luận về hoạt động tín dụng và ủy thác tín dụng để thấy
rõ vai trị của tín dụng trong phát triển kinh tế nơng thơn.
- Đánh giá thực trạng hoạt động ủy thác tín dụng của Hội Nơng dân
huyện Phú Bình giai đoạn 2017 - 2019.


3
- Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động
ủy thác tín dụng của Hội Nơng dân và Ngân hàng chính sách xã hội huyện
Phú Bình giai đoạn 2021- 2025 tầm nhìn đến 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Tập trung vào nghiên cứu:

- Những vấn đề về lý luận và thực tiễn về ủy thác tín dụng của hội nơng dân
của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Ngun.

- Quy trình và hiệu quả của việc ủy thác tín dụng của hội nơng dân ở huyện
Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

- Những hộ nông dân được vay vốn ủy thác của ngân hàng cho hội nông dân.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi thời gian:
+ Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2017-2019.
+ Số liệu sơ cấp thu thập năm 2019.
+ Giải pháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
+ Phạm vi nội dung: Nghiên cứu vấn đề về ủy thác tín dụng của hội nông
dân.

4. Ý nghĩa đề tài

- Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học:
Đề tài là thông tin cơ sở về hiệu quả hoạt động ủy thác tín dụng của Hội
Nơng dân huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Luận văn nghiên cứu thành cơng sẽ là cơng trình khoa học dùng để tham
khảo cho lãnh đạo huyện Phú Bình, các sở, ban ngành tỉnh Thái Nguyên trong
công tác phát triển hoạt động ủy thác tín dụng thơng qua các tổ chức chính trị xã hội nói chung và hội nơng dân huyện nói riêng nhằm phát triển kinh tế - xã
hội tại địa phương.
- Ý nghĩa thực tiễn:


4
Kết quả phân tích thực trạng hoạt động ủy thác tín dụng của hội nơng dân
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2017 - 2019 và các đề xuất
những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác tín dụng
của hội nơng dân trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên sẽ là tài liệu
quý cho các nhà lãnh đạo địa phương trong cơng tác chỉ đạo các tổ chức có liên
quan đến hoạt động tín dụng.


5
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm về phát triển
Lucien Febvre, nhà nghiên cứu xã hội học Pháp nói: khơng bao giờ mất
thì giờ vơ ích để khảo cứu về lịch sử một tử, khi ông ta nghiên cứu từ văn
minh. Tôi cũng muốn áp dụng quan điểm đó để nghiên cứu lịch sử của khái
niệm phát triển. Một số nhà nghiên cứu khoa học xã hội phương Tây, đặc biệt
là Pháp, đã nêu rõ là khái niệm phát triển chỉ mới xuất hiện vào đầu thế kỷ

XX; cụ thể là những năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Từ phát triển ba
lần được sử dụng trong bản báo cáo gồm 14 điểm của tổng thống Mỹ Wilson.
Trong các tài liệu của Hội Quốc liên năm 1919, khái niệm phát triển được sử
dụng đi đôi với khái niệm không phát triển, chậm phát triển. Khái niệm phát
triển lúc này gắn với khái niệm văn minh. Chính là với khái niệm đó mà chủ
nghĩa thực dân phương tây đã tự cho mình có nhiệm vụ lịch sử đem ánh sáng
văn minh đến khai hóa cho các dân tộc lạc hậu, dã man.
Mãi sau này, đến những năm 30, khái niệm phát triển mới gắn với kinh
tế, và lúc này người ta sử dụng nó gần như đồng nhất với phát triển kinh tế. Sau
chiến tranh thế giới thứ hai, khi đã thành lập Liên hợp quốc, các chuyên gia của
tổ chức quốc tế này mới bắt đầu nêu ra lý thuyết về phát triển. Diễn văn của
tổng thống Mỹ Truman năm 1949 nêu vấn đề trách nhiệm của Mỹ trong
chương trình mang chủ đề phát triển các vùng chậm phát triển. Vào thời điểm
này, ngay cả những nhà kinh tế học lỗi lạc như Francois Perroux và Samir
Amin vẫn chưa có sự phân biệt rõ rệt giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển.
Một số nhà khoa học xã hội khác của phương Tây lại có ý kiến cho rằng khái
niệm phát triển bắt nguồn từ thuyết tiến hóa của Darwin. Thời kỳ thế kỷ ánh
sáng, nó gắn với khái niệm tiến bộ được Condorcet nêu lên.


6
Cho đến thập kỷ 70, xuất hiện sự lạm phát các khái niệm về phát triển:
phát triển về liên đới, phát triển về nội sinh, phát triển về cộng đồng, phát
triển về hội nhập, phát triển về sinh thái, phát triển xã hội chủ nghĩa. Phải đợi
đến những năm 80 và đầu những năm 90 mới có những lý thuyết về phát triển
kinh tế gắn với sự phát triển con người được xem như là nhân vật chủ thể,
động lực chính trong sự phát triển kinh tế và xã hội. Ở đây cần nói đến lý
thuyết về sự phát triển bền vững (sustainable development). Xuất phát từ sự
phá hoại ghê gớm môi trường, đe dọa sự tồn tại của các thế hệ tương lai, Ủy
ban thế giới về môi trường và phát triển (mang tên Ủy ban Brundtland) đưa ra

trong báo cáo năm 1987 “Tương lai của chúng ta” nhấn mạnh trách nhiệm của
tất cả mọi người trên thế giới “trong khi đáp ứng những nhu cầu của thế hệ
hiện tại thì khơng được làm ảnh hưởng đến sự thỏa mãn những nhu cầu của
các thế hệ tương lai”.
Nhìn lại một cách khái quát, về căn bản trong mấy thập kỷ qua, các lý
thuyết về phát triển dù có khác nhau ở điểm này hay ở điểm khác, nhưng vẫn
lấy châu Âu làm trung tâm (eurocentrisme) hoặc phương Tây làm trung tâm
(occidentocentrisme). Chính theo quan điểm đó mà trong một thời gian dài
người ta lấy thu nhập tính theo đầu người/năm để xét một nước nào đó thuộc
loại phát triển hay kém phát triển. tiêu chuẩn cơ bản để xét trình độ phát triển
như vậy rõ ràng là quá hạn hẹp, khơng phản ánh đầy đủ thực tiễn. Do đó, năm
1990, Liên hợp quốc đã đưa ra những tiêu chuẩn bổ sung để xếp hạng các nước
trên thế giới về sự phát triển của con người trên cơ sở ba tiêu chuẩn cơ bản:
+ Sử dụng các nguồn lực cần cho cuộc sống đáng kính trọng.Trong tiêu
chuẩn này lấy thu nhập đầu người /năm là chính.
+ Trình độ giáo dục - kiến thức.
+ Tuổi thọ.
Đó là tiến bộ nhưng chưa đủ. Những chỉ số nói trên vẫn được tiếp tục
bổ sung về nội dung để ngày càng tiếp cận sát hơn với thực tiễn cuộc sống. Ví
như chỉ số GDP được bổ sung bằng các chỉ số PPP (purchasing power


7
parity) để cho thấy rõ khả năng mua trong thực tế của GDP. Hệ số Gini cũng
đã được sử dụng (tỷ số giữa GNP đầu người và GDP thực trên đầu người PPP) để thể hiện sự không đều về thu nhập, tuổi thọ của các tầng lớp xã hội
khác nhau, của giới nam, nữ khác nhau. Gần đây, năm 1997, Liên hợp quốc
đưa thêm chỉ số nghèo (Human poverty indicator) vào chỉ số phát triển con
người HDI (Human Development Indicator).
Hiện nay, khái niệm về phát triển vẫn còn tiếp tục là vấn đề tranh luận
giữa các nhà nghiên cứu khoa học và hoạch định chính sách trên thế giới.

Chưa bao giờ trong giới nghiên cứu khoa học thế giới, vấn đề phát triển được
nêu lên thành một trọng tâm hàng đầu như hiện nay. Hầu như khơng có lĩnh
vực nghiên cứu nào không gắn với phát triển: tài nguyên con người và phát
triển, môi trường và phát triển, phụ nữ, gia đình và phát triển, dân tộc và phát
triển, tôn giáo và phát triển. Trong những năm gần đây, Diễn đàn của thế giới
thứ ba tập hợp khoảng 1000 nhà nghiên cứu khoa học xã hội ở châu Á, châu
Phi và Mỹ la tinh có trụ sở ở Dakar (Sénégal) cũng quan tâm nghiên cứu
những vấn đề phát triển của thế giới thứ ba. Quan điểm của tổ chức này cho
rằng cần nghiên cứu vấn đề của các nước thuộc thế giới thứ ba theo một
phương pháp liên ngành bao gồm các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã
hội. Phải xem xét thế giới thứ ba như một bộ phận cấu thành của thế giới,
nhưng phải xem xét nghiên cứu thế giới (cụ thể hơn là trật tự thế giới mới)
theo quan điểm của phương Nam.
Chúng tôi khái quát lại bằng việc đưa ra một khái niệm về phát triển:
Phát triển là một q trình tiến hóa của mọi xã hội, mọi cộng đồng dân tộc
trong đó các chủ thể lãnh đạo và quản lý, bằng các chiến lược và chính sách
thích hợp với những đặc điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
của xã hội và cộng đồng dân tộc mình, tạo ra, huy động và quản lý các nguồn
lực tự nhiên và con người nhằm đạt được những thành quả bền vững và được
phân phối công bằng cho các thành viên trong xã hội vì mục đích khơng
ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. ( />

8
1.1.1.2. Khái niệm tín dụng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nền kinh tế
hàng hóa, phản ánh quan hệ vay mượn giữa các chủ thể trong nền kinh tế theo
nguyên tắc có hồn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn, có mục đích và bảo đảm tiền
vay. Tín dụng ra đời, tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội. Khi chế độ tư
hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện, đồng thời xuất hiện quan hệ trao đổi hàng hóa.
Thời kỳ này, tín dụng được thực hiện dưới hình thức vay mượn bằng hiện vật hàng hóa. Về sau, tín dụng đã chuyển sang hình thức vay mượn bằng tiền tệ.

Theo nghĩa nguyên thủy, tín dụng (credit) là sự tin tưởng, tín nhiệm mà cho
vay mượn các loại vật tư, hàng hóa, tiền tệ. Như vậy, tín dụng không chỉ là sự
vay mượn thông thường mà là sự vay mượn với một mức tín nhiệm nhất định;
Tức là khi thực hiện quyền cho vay, người cho vay tin vào khả năng trả nợ của
người đi vay. Hiểu theo nghĩa rộng, tín dụng là một loại quan hệ xã hội biểu hiện
mối liên hệ kinh tế, trước hết là dựa trên cơ sở niềm tin.
Tín dụng (credit) là khái niệm được sử dụng rộng rãi trong quá trình cho
vay, nhất là các khoản vay ngắn hạn. Cấp tín dụng có nghĩa là tài trợ trực tiếp
hoặc gián tiếp cho các khoản chi tiêu của người khác để đổi lấy một số tiền sẽ
được hoàn trả trong tương lai. Việc cho vay hay “tài trợ” được coi là gián tiếp
khi nhà sản xuất hoặc nhà bn cung cấp hàng hóa “dưới hình thức tín dụng” tức
mua chịu, khơng phải trả tiền ngay). Việc một người “có một khoản tín dụng”
đồng nghĩa việc anh ta có một phương tiện để mua hàng hóa mà khơng phải trả
tiền ngay, hoặc có thể rút tiền từ một tổ chức cho vay nào đó.
Trong mơn kinh tế tiền tệ, khái niệm “tín dụng” thường được dùng để chỉ
các loại hình cho vay có hiệu ứng tiền tệ, tức làm tăng cung ứng tiền tệ (khi sự
gia tăng mức cho vay của ngân hàng dẫn tới sự gia tăng của tiền gửi ngân hàng),
hoặc làm tăng các phương tiện thay thế tiền, chẳng hạn tín dụng thương mại.
Mối quan hệ giữa tiền và tín dụng này là mối liên hệ trực tiếp ở cấp kinh tế vĩ
mơ, khi người ta phân tích sự thay đổi của cung ứng tiền tệ trên phương diện mở
rộng tín dụng trong nước [16].


9
1.1.1.3. Bản chất, chức năng tín dụng
* Bản chất của tín dụng
Tín dụng là quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người
cho vay, giữa họ có mối liên hệ với nhau thơng qua vận động giá trị vốn tín
dụng được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc hàng hóa. Q trình vận động
của vốn tín dụng có thể khái qt qua ba giai đoạn sau: [16]

+ Giai đoạn phân phối vốn tín dụng: giai đoạn này còn gọi là giai đoạn
cho vay, ở giai đoạn này vốn tiền tệ hoặc giá trị vật tư hàng hóa được chuyển
từ chủ thể đi vay sang chủ thể cho vay. Như vậy, khi cho vay giá trị vốn tín
dụng được chuyển sang chủ thể sử dụng vốn, đây là đặc điểm cơ bản khác với
việc mua bán hàng hóa thơng thường.
+ Giai đoạn sử dụng vốn tín dụng: ở giai đoạn này vốn tiền tệ hoặc giá
trị vật tư hàng hóa được vận động trong chính tay người đi vay. Ngoài ra, ở
giai đoạn này vốn vay được sử dụng trực tiếp nếu vay bằng hàng hóa; hoặc
vốn vay được sử dụng để mua bằng hàng hóa nếu vay bằng tiền để thỏa mãn
nhu cầu sản xuất kinh doanh dịch vụ hoặc tiêu dùng của người đi vay.
+ Giai đoạn hồn trả vốn tín dụng: đây là giai đoạn kết thúc một vịng
tuần hồn của vốn tín dụng. Sau khi vốn tín dụng đã hồn thành một chu kỳ
sản xuất để trở về hình thái tiền tệ thì vốn tín dụng được chủ thể đi vay hồn
trả lại cho chủ thể cho vay.
* Chức năng tín dụng bao gồm:
- Chức năng tập trung và phân phối lại vốn theo ngun tắc có hồn trả:
Tập trung và phân phối vốn tiền tệ là hai quá trình thống nhất trong sự vận
hành của hệ thống tín dụng. Tín dụng là chiếc cầu nối giữa các nguồn cung cầu
về vốn tiền tệ trong nền kinh tế. Thông qua các chức năng này tín dụng thực
hiện việc điều hồ vốn tài sản từ nơi thừa sang nơi thiếu. Việc điều hòa này của
tín dụng hoặc trực tiếp từ nơi thừa sang nơi thiếu tài sản hoặc gián tiếp qua các
trung gian tài chính. Song sự điều hồ mang tính chất tạm thời và thông thường
phải trả lợi tức nhất định theo quy ước giữa bên cho vay và đi vay.


10
- Chức năng tiết kiệm tiền mặt: Trong nền kinh tế thị trường hoạt động
tím dụng ngày càng mở rộng và phát triển đa dạng, từ đó thúc đẩy việc thanh
tốn khơng dùng tiền mặt và thanh tốn bù trừ giữa các tổ chức kinh tế. Điều
này sẽ làm giảm được khối lượng tiền mặt trong lưu thông, giảm được chi phí

lưu thơng tiền mặt.
- Chức năng kiểm tra, giám sát bằng tiền đối với các hoạt động kinh tế
xã hội: Trọng tâm của chức năng này là giám sát việc nhận, sử dụng đối
tượng tín dụng của người đi vay, từ đó mà đảm bảo sự hồn trả đối tượng tín
dụng cách tồn vẹn, đúng hạn đã cam kết.
Tín dụng với ba chức năng cơ bản này thực sự là một công cụ quan trọng
trong việc phân phối và quản lý các hoạt động kinh tế đất nước [6].
1.1.1.4. Tín dụng nơng thơn
Hệ thống tín dụng nơng thơn (HTTDNT) là khối liên kết các tổ chức cung
cấp các dịch vụ tín dụng cho các cá nhân và tổ chức (dân chúng, doanh nghiệp,
các tổ chức khác) trong khu vực nông thôn, hiện hữu trên địa bàn nông thôn, với
mục tiêu trực tiếp phục vụ cho nhu cầu địa bàn nơng thơn. Các khách hàng của
HTTDNT thường ít tiếp cận được hoặc khơng tiếp cận được dịch vụ tín dụng của
các ngân hàng thương mại. HTTDNT thường cung cấp các dịch vụ như nhận tiền
gửi, cho vay, chuyển tiền, bảo hiểm.
Khái niệm HTTDNT và tổ chức tín dụng vi mơ (TCTDVM) có chút khác
nhau vì TCTDVM có thể hoạt động ở khu vực đô thị và thường cung cấp dịch vụ
tín dụng là chính cho người nghèo. Các dịch vụ khác thường khơng có hoặc chỉ
rất giới hạn như dịch vụ tiền gửi tiết kiệm cho các thành viên tham gia. Các tổ
chức tín dụng vi mơ ngồi việc cung cấp một số dịch vụ trung gian xã hội như
hình thành tổ nhóm, phát triển tính tự tin, đào tạo các kiến thức về tín dụng cũng
như khả năng quản lý giữa các thành viên trong nhóm. Tuy vậy, nói tới HTTDNT
các nhà quản lý cũng như thực tế đều đồng nhất là các HTTDNT cung cấp dịch vụ
tín dụng vi mô.


11
a. Lịch sử hình thành và phát triển của các tổ chức tài chính nơng thơn
Các tổ chức tín nơng thơn (TCTDNT) đã ra đời từ khi có hoạt động tài chính.
Các tổ chức này trong thời kỳ đầu tiên thuộc khu vực phi chính thức như phường

hụi, họ, người cho vay nặng lãi. Đầu những năm 1950, các chiến lược phát triển
của các nước thuộc thế giới thứ ba tập trung cho phát triển nông nghiệp, giúp đỡ
người nghèo và đáp ứng những nhu cầu cơ bản của dân chúng sống ở nơng thơn.
Các chương trình phát triển thực hiện cung cấp tín dụng lãi xuất thấp với mục tiêu
phá vỡ vịng luẩn quẩn nghèo đói ở khu vực nơng thơn (Padmandabhan, K.P,
1998). Các chương trình phát triển này là của chính phủ hoặc các nhà tài trợ, hoặc
một số quốc gia thành lập ngân hàng chuyên biệt tập trung phục vụ lĩnh vực nông
nghiệp trong khu vực nông thơn. Đến sau 1970 các tổ chức tài chính nơng thôn
thuộc sở hữu nhà nước chiếm ưu thế trong việc cung cấp tín dụng sản xuất đến
khách hàng chưa bao giờ tiếp nhận được tín dụng chính thức. Nhìn chung hình
thức hỗ trợ tài chính lúc này đều được bao cấp.
Nhược điểm của phương thức hoạt động tín dụng nơng thơn giai đoạn này
(bao cấp) là thất thốt vốn lớn và ln cần phải có nguồn tái cấp vốn thường
xun để duy trì hoạt động. Vì vậy, các giải pháp theo cơ chế thị trường cho tài
chính nơng thơn là điều hết sức cần thiết để phát triển các tổ chức này và tăng
cường vai trò của chúng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Và điều này
dẫn đến một sự thay đổi lớn trong giai đoạn sau đó là coi tín dụng nơng thơn là
một bộ phận khơng thể tách rời với tồn bộ hệ thống tài chính của quốc gia. Bắt
đầu từ thập kỷ 80, các tổ chức tài chính nơng thơn đã bắt đầu tìm kiếm phương
pháp mới để hỗ trợ đối với người dân ở nơng thơn. Ví dụ như ngân hàng Nhân
dân Rakyat Indonesia vào thời kỳ này đã phát triển một hệ thống khuyến khích
người vay (những nơng dân nghèo) và nhân viên của mình một cách rõ ràng là
khen thưởng đối với những hồ sơ trả nợ đúng hạn và hoạt động dựa trên huy động
tiết kiệm song song cùng với nguồn vốn của ngân hàng (Saibel, 2000). Nhờ
có sự thay đổi đột phá, nhiều tổ chức tín dụng nơng thôn đã phát triển bền


12
vững và mở rộng, không chỉ bao gồm hoạt động cung cấp tín dụng mà cịn
tham gia vào các hoạt động huy động vốn, bảo hiểm và chuyển tiền cho người

dân và doanh nghiệp ở nông thôn. Thế kỷ 21 chứng kiến sự phát triển mạnh
mẽ của các tổ chức tín dụng nơng thơn. Năm 2005 Liên hiệp quốc đã chọn
đây là “Năm quốc tế về tài chính vi mơ”, đánh dấu một bước tiến vượt bậc,
đóng góp to lớn của hệ thống tài chính vi mơ nói riêng và tài chính nơng thơn
nói chung. Vào năm 2006 giải thưởng Nobel hịa bình đã được trao cho
GS.TS. Muhammed Yunnus về những đóng góp đối với lĩnh vực tài chính
nơng thơn. Ông là người đi tiên phong trong việc giới thiệu và áp dụng
phương thức tài chính vi mơ hỗ trợ người nghèo thốt nghèo [2].
b. Khái niệm tổ chức tín dụng nơng thơn (TCTDNT)
Tín dụng nơng thơn bao gồm cả tài chính quy mơ lớn và tài chính quy mơ
nhỏ, nhưng do đặc thù khu vực nông thôn với tỷ lệ hộ nghèo cao, sức sống nhìn
chung thấp hơn nhiều so với thành thị, tài chính nơng thơn thường được gắn liền
với tài chính vi mơ. Về hoạt động, tín dụng nông thôn trước kia thường được hiểu
là sự cung cấp tín dụng ưu đãi. Hiện nay theo xu thế phát triển chung, khái niệm
tài chính nơng thơn gắn liền với các chính sách tài chính bền vững cho khu vực
nơng thơn nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo và phát triển khu vực nơng thơn.
Các tổ chức tài chính nơng thơn là một phần cấu thành tài chính nơng thơn. Có
nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm tổ chức tín dụng nơng thơn. Theo Fries,
tổ chức tín dụng nông thôn là tổ chức cung cấp các dịch vụ tài chính cho các đơn
vị (dân chúng, doanh nghiệp, các tổ chức khác) trong khu vực nông thôn, hiện hữu
trên địa bàn nông thôn, với mục tiêu trực tiếp phục vụ cho nhu cầu địa bàn nông
thôn. Theo Ledgerwood, TCTDNT thường cung cấp các dịch vụ tài chính như
nhận tiền gửi, cho vay, chuyển tiền, thanh toán, bảo hiểm. Theo Quỹ Phát triển
nơng nghiệp quốc tế IFAD, tổ chức tín dụng nơng thơn được hiểu là các tổ chức
tài chính chính thức (bao gồm các Ngân hàng cộng đồng, ngân hàng tư nhân ở
nơng thơn, các hợp tác xã tín dụng tiết kiệm, ngân hàng phát triển nông nghiệp,


13
các ngân hàng theo mơ hình Grameen Bank, các NGOs có chương trình tín dụng)

thực hiện cung cấp tín dụng và các dịch vụ khác đối với khu vực nông thôn theo
các quy định cụ thể của ngân hàng trung ương. Yaron và Zeller quan niệm rằng
các TCTDNT thường bao gồm các tổ chức tín dụng như: ngân hàng thương mại
hoạt động trong khu vực nông thôn, hợp tác xã tín dụng, ngân hàng hợp tác, hội
tiết kiệm, quỹ tín dụng nhân dân… với mục đích chung nhất là cung cấp dịch vụ
tài chính cho dân chúng nơng thơn (Bùi Mạnh Cường, 2015).
Mặc dù cách tiếp cận khác nhau, nhưng tất cả các khái niệm trên đều có
những điểm phù hợp với từng tình huống cụ thể. Theo quan điểm của tác giả,
TCTDNT là tổ chức (chính thức và bán chính thức) cung cấp các dịch vụ tài chính
(và các dịch vụ phi tài chính, tùy cách tiếp cận) cho các cá nhân và đơn vị trên địa
bàn nông thôn, đáp ứng nhu cầu và đặc điểm của khách hàng nơng thơn.
Khái niệm TCTDNT và tổ chức tín dụng vi mơ có sự khác biệt và tương
đồng. Tổ chức tín dụng vi mô hoạt động cả ở khu vực đô thị và nông thôn (mặc
dù chủ yếu vẫn là ở khu vực nơng thơn), thường cung cấp dịch vụ tín dụng cho
đối tượng khách hàng chủ yếu là người nghèo. Các dịch vụ khác thường không
được cấp hoặc chỉ giới hạn như dịch vụ tiền gửi tiết kiệm cho các thành viên
tham gia, dịch vụ hỗ trợ đào tạo, khuyến nơng. Các tổ chức tài chính vi mơ cịn
cung cấp một số dịch vụ trung gian xã hội như hình thành tổ nhóm, phát triển
tính tự tin, và đào tạo các kiến thức về tài chính cũng như khả năng quản lý
giữa các thành viên trong nhóm. Trong khi đó, TCTDNT hoạt động ở khu vực
nông thôn, cung cấp các dịch vụ đa dạng cho tất cả các đối tượng khác nhau.
Tuy vậy, do đặc điểm khu vực nông thôn với tỷ lệ hộ nghèo cao, mức sống
thấp, các nhà quản lý cũng như nhà hoạt động thực tế thường gắn liền các
TCTDNT với các tổ chức tín dụng vi mô (Bùi Mạnh Cường, 2015).
c. Đặc điểm của các tổ chức tín dụng nơng thơn
Cung cấp dịch vụ tín dụng trong nông thôn là một thách thức rất lớn đối
với các TCTDNT do đặc điểm riêng có của khu vực này. Sự khác biệt trong


14

hoạt động tài chính tại khu vực nơng thơn và thành thị tạo ra những đặc trưng
cho các TCTCNT như sau (Bùi Mạnh Cường, 2015).
1). Chi phí giao dịch trong khu vực nông thôn cao hơn đối với TCTDNT
và khách hàng. Khu vực nơng thơn thường có mật độ dân số phân tán, cơ sở
hạ tầng cứng (đường sá, dịch vụ viễn thông) và cơ sở hạ tầng mềm (giáo dục,
y tế) có chất lượng thấp. Doanh nghiệp và dân chúng nơng thơn có khả năng
tiếp cận tới thơng tin, dịch vụ giáo dục và đào tạo kinh doanh kém hơn khu
vực thành thị. Đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn tới khả năng phát triển hoạt
động của các TCTDNT. Để phát triển hoạt động, các TCTDNT phải giải
quyết được vấn đề giảm chi phí giao dịch đối với khách hàng.
2) TCTDNT muốn hoạt động thành công phải vận dụng linh hoạt cả cơ
sở pháp lý chính thức và phi chính thức. Việc áp dụng theo luật lệ chính thức
trong khu vực nơng thơn thường mất nhiều chi phí và thời gian hơn khu vực
đơ thị. Các hình thức bảo đảm truyền thống như nhà cửa, đất đai cũng kém
hiệu lực hơn. Tại nhiều khu vực nông thôn, dân chúng hầu như khơng có tài
sản gì có thể thế chấp được trừ đất đai đã được cấp sổ hoặc các doanh nghiệp
đã đăng ký kinh doanh. Thực tế, các hương ước, lề lối phi chính thức có hiệu
lực hơn nhiều tại khu vực nông thôn, mặc dù các “luật lệ” phi chính thức này
rất đa dạng và thậm chí khác nhau ngay trong một vùng. Vì vậy, TCTDNT
phải quan tâm và sử dụng các lề lối, giao ước phi chính thức này một cách
linh hoạt trong hoạt động kinh doanh của mình. Một số TCTDNT đã rất thành
cơng khi sử dụng kết hợp giữa “luật nước” và “lệ làng”.
3) Các TCTDNT phải đối mặt với rủi ro cao. Thị trường tài chính và
hàng hóa trong khu vực nơng thơn thường bị chia cắt, vì vậy giá cả thường bị
biến động mạnh nếu có sự thay đổi nhỏ về cung và cầu. Thu nhập của dân cư
nông thôn chủ yếu từ nông nghiệp, các nguồn thu nhập phi nông nghiệp như
dịch vụ, công nghiệp, làm công ăn lương thường chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
Rủi ro xẩy ra cho ngành nông nghiệp sẽ ảnh hưởng tới tồn bộ khu vực nơng



15
thôn thông qua các liên kết ngược và xuôi. Hơn nữa, rất nhiều hoạt động nông
nghiệp và sản xuất kinh doanh khác trong khu vực nơng thơn mang tính chất
tự cung tự cấp, tính tiền tệ hóa thấp. Vì vậy, dịng tiền mặt tính theo đầu
người của khu vực nơng thôn thường thấp và kém đa dạng. Để đối mặt với rủi
ro này, rất nhiều đơn vị tài chính phi chính thức đã được dân chúng nơng thơn
sử dụng như các hụi họ, vay mượn bạn bè, vay tư nhân…Tuy nhiên, khu vực
phi chính thức thường khơng hiệu quả khi các rủi ro đa biến xảy ra như lũ lụt,
hạn hán, sâu bệnh. Đây là một trong những thách thức lớn nhất khi các
TCTDNT phát triển hoạt động.
4) Khách hàng của TCTDNT thường có khả năng chịu đựng rủi ro thấp và
tính dễ bị tổn thương cao. Có ba nhóm khách hàng chính của các TCTDNT.
Nhóm thứ nhất là các doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông sản, các doanh
nghiệp phi nông nghiệp và các chủ trang trại lớn - có thu nhập cao, nắm giữ tài sản
lớn ở khu vực nơng thơn. Nhóm thứ hai là các hộ gia đình có đất đai, khơng nghèo
đói. Hai nhóm này thường khơng gặp khó khăn khi tiếp cận với dịch vụ tài chính
nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong khu vực nơng thơn, và họ cũng có khả năng tiếp
cận khá tốt đối với các TCTC đơ thị. Đặc biệt, nhóm thứ ba là các hộ gia đình
sống dưới mức nghèo khổ hoặc gần mức nghèo nhưng rất dễ bị tổn thương. Họ
thường khơng có tài sản thế chấp truyền thống, thu nhập phụ thuộc rất lớn vào
nơng nghiệp. Nhóm thứ ba chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực nông thôn ở các
nước đang phát triển. Sự biến động trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nông
thôn dễ dàng khiến các khách hàng này rơi vào tình trạng nghèo đói.
5) Các TCTDNT phải đối mặt với vần đề cầu về các dịch vụ tài chính nơng
thơn có tính thời vụ cao. Do nơng nghiệp thường đóng góp lớn nhất cho GDP khu
vực nơng thơn, tính chất thời vụ và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của hoạt
động nông nghiệp ảnh hưởng rất lớn tới hành vi sử dụng dịch vụ tài chính nơng
thơn. Nếu tập trung vào tác động tiêu cực của nợ nần đến sự nghèo khổ của nơng
dân thì có thể kêu gọi sự hỗ trợ từ bên ngồi để giảm bớt tình trạng này như cách
tiếp cận tài chính truyền thống sử dụng (chẳng hạn, thơng qua chính sách tín dụng



×