Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Luận văn nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển rừng phòng hộ bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố lào cai, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 91 trang )

i
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................i
MỤC LỤC ...................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH..........................................................................................vi
MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ................................................................................................................1
2. Mục tiêu đề tài.........................................................................................................3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..............................................................3
Chương 1 .....................................................................................................................4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................................4
1.1. Một số khái niệm..................................................................................................4
1.2. Nghiên cứu về rừng phòng hộ bảo vệ mơi trường .................................................5
1.2.1. Giá trị của rừng phịng hộ ..................................................................................5
1.2.2. Nghiên cứu về rừng và mơ hình quản lý rừng một số nước trên thế giới ...........7
1.2.3. Nghiên cứu rừng ở Việt Nam ............................................................................13
1.2.4. Ở tỉnh Lào Cai ..................................................................................................19
1.2.5. Nhận xét, đánh giá chung .................................................................................20
1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu.....................................21
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................21
1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội ....................................................................................23
1.3.3. Nhận xét và đánh giá chung về điều kiện tự nghiên kinh tế xã hội...................25
Chương 2 ....................................................................................................................26
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................26
2.1. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu ......................................................26
2.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................................26
1) Đánh giá hiện trạng rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường (rừng cảnh quan) trên địa bàn
thành phố Lào Cai .....................................................................................................................26
2.3. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................26


2.3.1. Phương pháp phân tích, kế thừa các tài liệu thứ cấp .......................................26
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm .............................................................26


ii
2.3.3. Xử lý, tính tốn số liệu điều tra ........................................................................29
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia( PRA) ..............................................29
Chương 3 ....................................................................................................................31
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..........................................................31
3.1. Đánh giá hiện trạng rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường trên địa bàn thành phố
Lào Cai 31
3.1.1. Đánh giá hiện trạng về diện tích rừng thành phố Lào Cai, rừng trong nội
thành và rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường ......................................................................31
3.1.2. Đánh giá sự đa dạng của rừng phòng hộ bảo vệ môi trường tại thành phố
Lào Cai

32

3.2. Đánh giá đặc trưng của rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường...........................49
3.2.1. Rừng tự nhiện và rừng trồng ..........................................................................49
3.2.2. Cây trồng ở hai bên đường và ở cơ quan, trường học ...................................57
3.3. Đánh giá tiềm năng phát triển rừng phòng hộ bảo vệ mơi trường.......................61
3.3.1. Tiềm năng phát triển về diện tích rừng ..........................................................61
3.3.2. Tiềm năng phát triển về thành phần loài .......................................................61
3.3.3. Tiềm năng về khoa học kỹ thuật .....................................................................64
3.3.4. Tiềm năng về phát triển cảnh quan môi trường hai bên đường, cơ quan
trường học, khu vui chơi, nghỉ dưỡng ...............................................................................64
3.3.5. Tiềm năng về chính sách và tổ chức quản lý .................................................65
3.4. Đánh giá công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phịng hộ bảo vệ mơi
trường trên địa bàn thành phố Lào Cai.................................................................................66

3.4.1. Công tác quy hoạch .........................................................................................66
3.4.3. Về nguồn đầu tư cho quản lý bảo vệ và phát triển rừng phịng hộ bảo vệ mơi
trường

74

3.4.4.Kết quả về công tác quản lý bảo vệ rừng .................................................................76
3.5. Yếu tố ảnh hưởng đến rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường trên địa bàn thành phố
Lào Cai 77
3.6. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu góp phần quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
phịng hộ bảo vệ mơi trường thành phố Lào Cai..................................................................79
Chương 4 ....................................................................................................................81
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................84


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích cây xanh cơng cộng ở đô thị Việt Nam và trên thế giới............17
Bảng 3.1:

Diện tích các loại rừng trên địa bàn thành phố Lào Cai ............31

Bảng 3.2:

Kết quả tổng hợp các loại rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường tại
khu vực nghiên cứu ....................................................................33

Bảng 3.3:


Tổng hợp đặc điểm rừng phòng hộ bảo vệ môi trường thành phố
Lào Cai (rừng tập trung) .............................................................38

Bảng 3.4:

Tổng hợp số lượng cây trồng của 25 loài cây trồng chủ yếu trên
các đường phố Lào Cai...............................................................45

Bảng 3.5:

Tổng hợp cây trồng một số cơ quan, trụ sở, trường học.............48

Bảng 3.6:

Kết quả nghiên cứu hiện trạng tầng cây cao ...............................49

Bảng 3.7:

Kết quả nghiên cứu hiện trạng cây tái sinh.................................51


iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1.

Rừng tự nhiên phịng hộ bảo vệ mơi trường mơi trường thành phố Lào
Cai .........................................................................................................34

Hình 3.2


Rừng trồng phịng hộ bảo vệ mơi trường mơi trường thành phố Lào Cai
...............................................................................................................36

Hình 3.3.

Cây xanh ở đường phố, trụ sở cơ quan, cơng viên ................................37

Hình 3.4.

Rừng cảnh quan thành phố Lào Cai (ảnh Goole earth) .........................43

Hình 3.5.

Hình ảnh chặt bỏ thay thế cây xanh các tuyến phố cũ...........................58

Hình 3.6.

Cây thơng mã vĩ 3 năm tuổi ..................................................................63


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Rừng là một hợp phần quan trọng nhất cấu thành nên sinh quyển. Rừng còn là
nhà của mn lồi. Trên trái đất có khoảng 1,4 triệu lồi sinh vật đã được phát hiện.
Việt Nam có khoảng 12.000 lồi thực vật, 800 lồi chim, 180 lồi bị sát, 80 lồi
lưỡng cư, 275 lồi thú, 5.500 lồi cơn trùng...; khoảng 80% trong số đó thuộc về hệ
sinh thái rừng. Sự đa dạng sinh học của rừng chính vì vậy cịn có ý nghĩa vơ cùng to
lớn đối với khoa học và cảnh quan du lịch…. Trong những năm gần đây diện tích
rừng trồng tăng lên rất nhanh từ 1 triệu ha năm 1990 lên 2,7 triệu ha năm 2005 và 4,3

triệu ha năm 2019, diện tích rừng tự nhiên được bảo vệ khá tốt [Nguyễn Huy Dũng,
Vũ Văn Dũng (2007), Viện Điều tra quy hoạch rừng, Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt
Nam- mối liên hệ với Phát triển bền vững (SD) và biến đổi khí hậu (CC)].
Tỉnh Lào Cai cũng nằm trong xu thế chung của cả nước và là một trong các tỉnh
đi đầu trong công tác bảo vệ, phát triển rừng trong các năm qua. Từ độ che phủ rất
thấp năm 1991 là 18,2% đến năm 2000, tổng diện tích có rừng tồn tỉnh đạt 260.950
ha nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 32,4 và đến nay (31/12/2018) tỉnh Lào Cai có 361.107
ha rừng, trong đó rừng tự nhiên 268.339 ha, rừng trồng 92.768 ha, tỷ lệ che phủ
54,81% [Quyết định số 911/QĐ-BNN-TCLN ngày 19/3/2019, của Bộ Nông nghiệp &
PTNT, Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2018]. Cùng với sự phát triển của rừng,
kinh tế Lào Cai trong những năm qua phát triển rất mạnh. Riêng năm 2018 tỉnh Lào
Cai có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất từ năm 2015 đến nay, cao gấp đôi so với cả
nước (đứng thứ 3/14 tỉnh Trung du miền núi phía Bắc), tốc độ tăng trưởng GRDP của
tỉnh đạt 10,23%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 61,84 triệu đồng/năm, tăng trên
8 triệu đồng so năm 2017. Góp phần lớn cho sự phát triển vượt bậc của tỉnh là nhờ
sự phát triển vững mạnh của thành phố Lào Cai.
Thành phố Lào Cai là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của tỉnh Lào
Cai. Là cửa ngõ của Việt Nam và các nước ASEAN với Miền Tây Nam Trung Quốc;
với vị trí “cầu nối” giữa các địa phương nằm trong tuyến hành lang kinh tế Côn Minh
- Lào Cai - Hà Nội- Hải Phịng. Với tổng diện tích đất tự nhiên 28.213,06 ha, trong
đó diện tích đất rừng 14.087,53 ha; với đặc thù của thành phố biên cương nên có
nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội. Đời sống nhân dân thành phố


2
ngày một tăng cao. Tốc độ tăng trưởng duy trì hàng năm trên 16%, tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân đạt trên 17%/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 63 triệu
đồng/năm (năm 2017). Kinh tế thành phố ngày một phát triển cao, ổn định nhu cầu
của người dân về cảnh quan, mơi trường xanh - sạch - đẹp; có nơi vui chơi, nghỉ
dưỡng, khơng khí trong lành là tất yếu.

Nắm bắt được xu thế phát triển của tỉnh cũng như thành phố Lào Cai, trong
những năm qua được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước qua chương trình dự án 327,
5 triệu ha rừng, chương trình mục tiêu quốc gia… thành phố Lào Cai đã quan tâm
đầu tư lớn cho công tác bảo vệ, phát triển rừng. Rừng trên địa bàn thành phố đã từng
bước nâng cao độ che phủ, tạo dựng hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ để khơng
những đảm bảo chức năng phịng hộ đầu nguồn, tạo nguồn sinh thủy, hạn chế lũ lụt
mà còn cải thiện môi trường sinh thái, tạo cảnh quan đẹp cho thành phố…
Từ khi phục hồi lại những cánh rừng, đã duy trì nguồn nước để phục vụ sản xuất
nơng nghiệp, đủ nước để phục vụ sinh hoạt cho nhân dân; từng bước giúp người dân
xóa đói, giảm nghèo, nâng cao nhận thức về lợi ích của rừng, kinh tế lâm nghiệp đã
thực sự trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông
thôn. Đặc biệt trong q trình phát triển đơ thị hóa hiện nay việc hình thành các khu
rừng cảnh quan sinh thái là hết sức cần thiết để có được một thành phố xanh, sạch,
đẹp đi đôi với sự phát triển vững mạnh về an ninh, chính trị, kinh tế để “thành phố
trong rừng, rừng trong thành phố”. Tuy nhiên trong q trình triển khai thực hiện
Dự án vẫn cịn một số vướng mắc do khách quan mang lại không phù hợp với tình
hình hiện nay như: Đa phần các diện tích lâm nghiệp chưa được đo đạc địa chính chi
tiết, cịn có sự chồng chéo giữa các chủ quản lý, q trình đơ thị hóa diễn biến rừng
có nhiều thay đổi, ý thức của người dân chưa cao, cơ chế quản lý của nhà nước cịn
bất cập, chính sách tín dụng đầu tư chưa đồng bộ, kịp thời, sự quy hoạch chưa đồng
nhất…
Để góp phần khắc phục những vướng mắc trong thực hiện công tác quản lý bảo
vệ và phát triển rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường phù hợp với thực tế phát triển thành
phố Lào Cai là việc làm cần thiết. Xuất phát từ u cầu đó, tơi thực hiện đề tài
"Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường
trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai."


3
2. Mục tiêu đề tài

- Đánh giá được thực trạng tài nguyên rừng và công tác quản lý phát triển rừng
phịng hộ bảo vệ mơi trường (rừng cảnh quan) tại thành phố Lào Cai.
- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý, phát triển rừng phòng hộ
bảo vệ môi trường (rừng cảnh quan) tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phịng hộ bảo vệ mơi
trường hiệu quả tại thành phố Lào Cai.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần bổ sung thông tin và cơ sở khoa học một cách hệ thống về các chỉ tiêu
quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường (rừng cảnh quan) tại
thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Các giải pháp đề xuất của đề tài là tài liệu quan trọng cho các nhà quản lý địa
phương tham kháo áp dụng trong công tác quản lý phát triển rừng.
- Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy về
lâm nghiệp


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
Khái niệm về cảnh quan: Theo Dictionary.com Cảnh quan (landscape) là một khu
vực rộng rãi có thể nhìn thấy từ một điểm. Định nghĩa này xét trên khía cạnh phạm vi,
cung cấp cho ta một cách nhìn hợp lý và dễ hiểu. Nhưng khi xét theo một hướng tổng
quát và rộng hơn về mặt địa lý, văn hóa, tự nhiên thì cảnh quan là gì? Theo
Wikipedia.org định nghĩa, cảnh quan là bao gồm tất cả các nét đặc trưng có thể nhìn
thấy của một khu vực bao gồm: Các yếu tố vật lý của địa hình như núi, đồi, nguồn nước
như sơng, hồ, ao, biển, các yếu tố sống che phủ đất bao gồm cả thảm thực vật bản địa;
Các yếu tố con người bao gồm các hình thức sử dụng đất khác nhau, các tòa nhà và các

cấu trúc; Các yếu tố tạm thời như ánh sáng và điều kiện thời tiết.
Kết hợp cả hai nguồn gốc vật lý tự nhiên và lớp phủ văn hóa do sự hiện diện
của con người tạo ra sau nhiều thiên niên kỷ, cảnh quan phản ánh tổng hợp cuộc sống
của người dân địa phương và khu vực sống của họ, những điều tạo lên bản sắc của
một địa phương hay cả một quốc gia. Cảnh quan, cư dân và tính cách của họ hình
thành nên nét đặc trưng của một khu vực mà không nơi nào khác có được. Đây chính
là bức tranh tồn cảnh về cuộc sống của cư dân.
Khái niệm về rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường: Rừng là một hệ sinh thái bao
gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố
mơi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre,
nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất
ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở
lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.
Theo điều 5, Luật Lâm nghiệp dựa vào mục đích kinh doanh rừng được phân
thành 03 loại: Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất. Trong rừng đặc dụng
có rừng bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam
thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ mơi trường đơ thị, khu công nghiệp, khu
chế xuất, khu kinh tế, khu cơng nghệ cao [Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, Luật số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017, Luật Lâm nghiệp].


5
Theo điều 7, Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ, quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đa dạng sinh học có quy
định: Khu bảo vệ cảnh quan cấp tỉnh là khu bảo tồn đáp ứng các tiêu chí chủ yếu sau
đây:
- Có cảnh quan mơi trường, nét đẹp, độc đáo của thiên nhiên nhưng khơng đáp
ứng các tiêu chí thành lập khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia;
- Có giá trị đặc biệt về sinh thái, môi trường phục vụ mục đích nghiên cứu khoa
học, giáo dục, du lịch, nghỉ dưỡng.

Theo Khoản 4, Điều 4, Quyết định 17/2015/QĐ-TTg về Quy chế quản lý rừng
phịng hộ do Thủ tướng Chính phủ ban hành, rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường được
quy định như sau:
- Rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường góp phần điều hịa khí hậu, chống ơ nhiễm
mơi trường, tạo cảnh quan ở khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp, kết hợp phục
vụ du lịch, nghỉ ngơi;
- Diện tích rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường gồm diện tích rừng và đất lâm
nghiệp quy hoạch theo quy định của Nhà nước nhằm mục đích chủ yếu là bảo vệ và
phát triển rừng.
1.2. Nghiên cứu về rừng phòng hộ bảo vệ mơi trường
1.2.1. Giá trị của rừng phịng hộ
Trên thế giới, các nghiên cứu về lượng giá trị của rừng đã được thực hiện khá
phổ biến trong đó cách tiếp cận chủ yếu là trên quan điểm “Tổng giá trị kinh tế”. Ở
Việt Nam, một số nghiên cứu về lượng giá đã được tiến hành cho một số loại rừng
vùng đồi núi và đã đưa ra nguyên tắc, phương pháp lượng giá. Tuy nhiên các nghiên
cứu trong nước về giá trị kinh tế mơi trường của rừng phịng hộ đồi núi thì cịn hạn
chế, chưa có tính hệ thống và chưa có tính đại diện điển hình cho các vùng sinh thái,
chưa có sự đánh giá giá trị tổng thể. Đặc biệt, chưa có bất cứ nghiên cứu nào đề cập
đến nguyên tắc và phương pháp để tính các giá trị mơi trường của rừng phịng hộ đồi
núi. Các phương pháp được quốc tế áp dụng cũng chỉ được giới thiệu một cách chung
chung, chưa có hướng dẫn cụ thể để các địa phương trong cả nước có thể áp dụng
được.


6
Trước đây, khái niệm về tống giá trị kinh tế của rừng (Total Economic Value TEV) được xem xét rất hạn hẹp. Các nhà kinh tế thường có xu hướng chỉ xem xét giá
trị của rừng thông qua các lượng sản phẩm hữu hình mà rừng đã tạo ra để phục vụ
cho các nhu cầu sản xuất và tiêu thụ của con người. Tuy nhiên các sản phẩm có thể
sử dụng trực tiếp này chỉ thể hiện được một phần nhỏ trong tổng giá trị của rừng.
Trong thực tế, rừng đã tạo ra một lợi ích kinh tế vượt xa giá trị của các sản phẩm hữu

hình đang được bn bán chính thức trên thị trường. Theo thời gian, định nghĩa về
giá trị kinh tế của rừng đã thay đổi. Khái niệm về tổng giá trị kinh tế (TEV) đã được
đưa ra khoảng hơn ba chục năm về trước (Pearce, 1990). Từ đó đến nay, khái niệm
này đã trở thành một trong những khuôn mẫu để xác định và phân loại các lợi ích của
rừng. Muốn xem xét tổng giá trị của rừng thì phải xem xét tồn bộ giá trị của các
nguồn tài ngun, các dịng dịch vụ mơi trường và các đặc tính của tồn bộ hệ sinh
thái như một thể thống nhất. Tổng giá trị kinh tế của rừng bao gồm:
- Một là, các giá trị sử dụng trực tiếp (Direct Use Value - DUV): Là giá trị của
những nguyên liệu thô và những sản phẩm vật chất được sử dụng trực tiếp trong các
hoạt động sản xuất, tiêu dùng và mua bán của con người như thức ăn, cây thuốc, vật
liệu gen....
- Hai là, các giá trị sử dụng gián tiếp (Indirect Use Value - IUV): Là giá trị kinh
tế của các dịch vụ môi trường và chức năng sinh thái mà rừng tạo ra như duy trì chất
lượng nước, giữ dịng chảy, điều tiết lũ lụt, kiểm sốt xói mịn, phịng hộ đầu nguồn,
hấp thụ các bon,...
- Ba là giá trị phi sử dụng: Là những giá trị được để lại bao gồm:
+ Các giá trị lựa chọn (Option Value - OP): Là những giá trị chưa được biết đến
của nguồn gen, các loài động vật hoang dã trong rừng và các chức năng sinh thái rừng
khi chúng được đưa vào ứng dụng trong lĩnh vực giải trí, dược phẩm, nơng nghiệp,
trong tương lai.
+ Các giá trị để lại (Bequest Value - BV): Là những giá trị trực tiếp hoặc gián
tiếp mà các thế hệ sau có cơ hội được sử dụng.


7
+ Các giá trị tồn tại (Existence Value - EV): Là giá trị nội tại đi kèm với sự tồn
tại của các loài trong rừng và hệ sinh thái rừng mà không kể đến việc sử dụng trực
tiếp như ý nghĩa về văn hoá, thẩm mỹ, di sản, kế thừa...
Theo Luật Lâm nghiệp 2017 giá trị của rừng phòng hộ bao gồm tổng thể các
mặt từ bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mịn, sạt lở, lũ qt, lũ ống, chống

sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hịa khí hậu, góp phần bảo vệ mơi trường, quốc
phịng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ mơi
trường rừng.
1.2.2. Nghiên cứu về rừng và mơ hình quản lý rừng một số nước trên thế giới
Trên thế giới hiện chưa có nhiều nghiên cứu độc lập về rừng bảo vệ cảnh quan,
chủ yếu các nghiên cứu về sinh thái cảnh quan; nghiên cứu theo phân loại 3 loại rừng:
rừng sản xuất, phòng hộ, đặc dụng; nghiên cứu cây xanh đô thị trong đó rừng bảo vệ
cảnh quan là một hợp phần của vấn đề nghiên cứu.
Nghiên cứu về cây xanh đô thị các quốc gia như Ai Cập, Trung Hoa, La Mã,
Hy Lạp,… đã xem cây xanh như là biểu tượng cho các vị thần và thờ cúng chúng. Họ
sử dụng cây xanh trong việc trang trí ngoại thất cho các tượng đài, xây dựng các vườn
tín ngưỡng trong các đền thờ. Thời kỳ Hi Lạp cổ đại, từ thế kỉ VII trước Công nguyên
đến thế kỉ IV sau công nguyên, người ta thấy hai bên các đường dạo phía trước các
sân thi vận động (Stadium) và quảng trường (Forum) trước các đền thờ đều có trồng
cây Ngơ đồng Pháp. Cịn ở những tuyến đường chính trong các khu thành cổ La mã
thì lại chủ yếu trồng Bách Italia. Tiếp đến thời kỳ từ thế kỉ V cho đến thế kỉ XIV,
nhiều quốc gia châu Âu cũng đã trồng Bách Italia trên các tuyến đường hành lễ. Ngồi
ra người ta cịn trồng thành các đai rừng, dải rừng trong lòng thành phố phát triển
nhưng lại có các khu rừng có cảnh quan thiên nhiên thơ mộng như hiện nay [Phan
Ngọc Tám (2013), Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển cây xanh đường
phố tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Luận văn thạc sỹ Lâm nghiệp, Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên].
1.2.2.1. Thành phố Milan (Italy)
Một số thành phố trên thế giới đã làm rất tốt công tác phát triển không gian
xanh. Thành phố Milan (Italy) là một trong những đô thị phát triển nhất châu Âu. Sau


8
Cách mạng công nghiệp (đầu thế kỷ 19), xung quanh Milan có vơ số khu cơng nghiệp
và rất thiếu khơng gian xanh khiến chính quyền vơ cùng lo ngại.

Năm 1995, chính quyền thành phố Milan thơng qua bản quy hoạch đơ thị, trong
đó một phần quan trọng là quy hoạch hệ thống công viên cây xanh. Trọng tâm là dự
án phát triển 9 công viên lớn ở trung tâm thành phố, kết hợp với hệ thống các quảng
trường và vườn hoa trên khắp thành phố.
Các hệ thống này được kết nối với nhau nhờ các đại lộ cây xanh. Do quy hoạch
hợp lý, hệ thống này khiến cho người đi lại trên các tuyến đường dành cho người đi
bộ và xe đạp luôn được đi qua những tuyến phố xanh mát bóng cây.
Khơng chỉ có khơng gian xanh trong nội đơ, Milan cịn có vành đai xanh bao
quanh, đó là hệ thống rừng kiêm cơng viên với diện tích lớn. Các công viên rừng này
kết nối với các công viên cây xanh trong thành phố nhờ dự án Green Ray.
Dự án này tạo nên một hệ thống xanh trong kết cấu đô thị của Milan. Tám trục
đường xanh, mỗi trục cho một khu vực đô thị, bắt đầu từ nội thành và mở rộng ra các
khu vực ngoại ô, kết hợp với vành đai xanh bao quanh thành phố.
Nhờ tích cực thực hiện các dự án phủ xanh thành phố, mật độ cây xanh công
cộng ở Milan nay đã đảm bảo được nhu cầu của người dân và giữ cho khơng khí
thành phố trong lành.
1.2.2.2. Nước Singapore
Tại châu Á, Singapore là một trong những quốc gia đi đầu về thiết kế không
gian xanh cho đô thị. Đảo quốc Sư Tử là nơi có rất nhiều tịa nhà chọc trời, nhưng ở
đây người ta khơng có cảm giác ngột ngạt, bức bối như ở nhiều thành phố khác, do
mật độ cây xanh rất cao đem lại sự hài hòa cho cảnh quan.
Trước kia, Singapore không xanh tốt như hiện nay. Thành phố thiếu nhà ở và
điều kiện vệ sinh môi trường rất kém. Từ thập niên 1980, cùng những thành tựu kinh
tế, chính quyền Singapore đã chú trọng phát triển thành phố xanh - sạch - đẹp. Các
khu đô thị chất lượng cao dần dần được hình thành.
Dựa trên các nghiên cứu khoa học về điều kiện tự nhiên và quy hoạch kiến trúc
của Singapore, chính phủ nước này đã xác định các loài cây quan trọng để trồng trên
đường phố, đó là lim, lọng ơ, muồng tím, angsana và xà cừ.



9
Thông thường, tỉ lệ phủ xanh của các thành phố sẽ tụt giảm, tỷ lệ nghịch với đà
phát triển kinh tế và dân số. Tuy nhiên, ở Singapore thì hồn toàn trái lại. Từ thập
niên 1990 đến nay, dù dân số và kinh tế liên tục tăng trưởng, tỉ lệ phủ xanh của
Singapore cũng liên tục được nâng cao.
Chính phủ Singapore đã chọn một ngày trong tuần thứ nhất của tháng 11 là
Ngày Trồng cây toàn quốc. Người dân Singapore coi đây là một ngày hội thật sự, với
nhiều hoạt động vui chơi, ca hát… bên cạnh nhiệm vụ chính là trồng cây.
Hiện nay đảo quốc này đang đứng đầu danh sách những đất nước sở hữu số cây
xanh tại các khu đô thị nhiều nhất trên thế giới, với 30% các khu đô thị lớn được cây
xanh bao phủ.
Singapore đang thực hiện kế hoạch “xanh hóa” rất bài bản, phấn đấu để có số
cơng trình xanh đạt 80% vào năm 2030 [Trung Hiếu (2017), Phát triển không gian
xanh cho các đô thị trên thế giới (theo The Conversation)].
1.2.2.3. Nước Canada
Tại quốc gia Bắc Mỹ, Canada, cây xanh được cấp giấy phép để việc chăm sóc,
do đó việc quản lý trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Cụ thể tại Vancouver, có 2 loại
giấy phép được yêu cầu đối với các cây xanh trồng trong thành phố, một loại dành
cho cây xanh trên đường phố, loại còn lại dành cho cây xanh do người dân trồng. Nếu
không được cấp phép mà cứ tiến hành đốn hạ hay di dời sẽ bị xử phạt tiền. Đối với
cây trồng tư nhân, cũng cần được cấp phép nếu người dân muốn thực hiện việc cắt
tỉa trên diện rộng hoặc đốn hạ cây.
Những loại cây xanh và những đặc điểm tự nhiên của Vancouver giúp làm nên
nét đặc trưng riêng của thành phố. Rừng trong đô thị là một phần không thể thiếu
trong cấu trúc hạ tầng của thành phố, cũng quan trọng như các khu dân cư, công viên
và hành lang bảo vệ suối.
Để duy trì rừng đơ thị trong lành nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, thành
phố đã thi hành Luật Bảo tồn Cây xanh. Bởi chỉ một lần cắt tỉa hay di dời cây xanh
khơng đúng cách có thể ảnh hưởng đến cả vòng đời phát triển của cây, do đó cần phải
bảo tồn cây đã trưởng thành, tránh việc đốn hạ hoặc di dời không cần thiết.

1.2.2.3. Nước Nhật Bản


10
Tại châu Á, Nhật Bản là quốc gia có đến 68,6% diện tích đất là rừng che phủ,
đứng thứ 17 trên thế giới. Cách đây hơn 300 năm, quốc gia này đã phải trải qua giai
đoạn rừng bị tàn phá nghiêm trọng, biến cảnh quan thành những vùng đất hoang hóa.
Việc quản lý rừng cộng đồng của các địa phương đã khởi đầu cho một kỷ nguyên
mới trong phục hồi rừng và phát triển lâm nghiệp của Nhật Bản.
Nhật Bản đã đối mặt với những thách thức về môi trường bằng những phương
pháp tích cực từ việc sử dụng rừng không bền vững trở nên bền vững hơn bắt đầu từ
những năm 1670. Các cộng đồng địa phương đóng vai trò trung tâm của các hoạt
động xúc tác và tăng cường mối quan hệ phản hồi tích cực, tạo thuận lợi cho các quá
trình xã hội được thực hiện.
Trong thời đại công nghệ, Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu và phát triển những
hệ thống quản lý rừng giúp đơn giản hóa việc lập kế hoạch quản lý và tái tạo rừng.
Hệ thống này hoạt động như một công cụ hỗ trợ cho công tác quản lý và lập kế hoạch
lâm nghiệp. Ví dụ, hệ thống này có thể đề xuất kỹ thuật trong việc tỉa cây hay phục
hồi rừng theo điều kiện thực tế.
Nhật Bản cũng xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng dựa trên các thơng số
về điều kiện rừng hiện tại, chi phí vận chuyển gỗ và phát triển các kỹ thuật để dự báo
tăng trưởng rừng và xác định hiệu quả quản lý.
Tại Nhật Bản có những biện pháp quản lý cây xanh từ nhiều năm trước và đã
đem lại những hiệu quả tích cực. Tokyo đã từng là một khu vực rộng lớn với không
gian bờ sông và cây xanh được trồng từ thời Edo. Tuy nhiên, với sự phát triển đô thị
hóa, sơng hồ và cây xanh cũng dần biến mất. Chính quyền thành phố Tokyo đã tiến
hành các biện pháp khác nhau để trồng mới và duy trì màu xanh trên khắp thành phố.
Kế hoạch “Tokyo xanh” đã được xây dựng vào cuối năm 2006 nhằm tái sinh cây
xanh ở thành phố này.
Cục Xây dựng thuộc chính quyền thành phố Tokyo có vai trị quản lý các cơng

viên và cây xanh bên đường, đã xây dựng và ban hành Quy chế Quản lý cây xanh ở
Tokyo vào năm 1954 để hướng dẫn công tác quản lý cây xanh. Theo quy định, việc
chăm sóc, phịng chống cơn trùng và cắt tỉa phải được tiến hành thường xuyên, những
cây bị chết hoặc hư hỏng cần được loại bỏ càng sớm càng tốt.


11
Pháp lệnh về Quản lý cây xanh ở Tokyo đã cung cấp cơ sở pháp lý cho các chiến
lược quản lý cụ thể. Nội dung Pháp lệnh phân định rõ trách nhiệm của các bên liên
quan trong việc quản lý cây xanh đảm bảo sự thích hợp và hiệu quả trên cả khu vực
sở hữu công và sở hữu tư nhân [Trung Hiếu (2017), Phát triển không gian xanh cho
các đô thị trên thế giới (theo The Conversation)].
1.2.2.4. Nước Phần Lan
Rừng trên thế giới theo số liệu thống kê của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp
Liên Hiệp Quốc (FAO) tính đến năm 2012 trên tồn thế giới diện tích rừng hiện có
39.000.000 km2, có nhiều quốc gia việc quản lý rừng nói chung cũng như rừng cảnh
quan nói riêng được thực hiện rất tốt từ cấp quản lý đến người thực hiện, điển hình
như một số nước ở châu Âu.
Tại châu Âu, Phần Lan là quốc gia có diện tích rừng che phủ lớn nhất, 86% diện
tích đất là rừng, theo Hiệp hội Rừng Phần Lan. Rừng đóng vai trị vơ cùng quan trọng
đối với quốc gia này bởi nó cung cấp gỗ, thực phẩm (nấm, các loại quả) và khơng khí
trong lành. Đồng thời rừng là nhà của nhiều loại thực vật, động vật, côn trùng, vi sinh
vật.
Người dân Phần Lan đặc biệt quan tâm đến vấn đề quản lý rừng bền vững vì
tầm quan trọng và sự cần thiết của rừng trong cuộc sống của họ. Vào thế kỷ 19, Đạo
luật Rừng đầu tiên đã được Chính phủ Phần Lan thơng qua vào năm 1886, trong đó
có điều luật cấm phá rừng.
Ngày nay, quyền sở hữu rừng được pháp luật bảo vệ và chứng nhận tự nguyện.
Điều này có nghĩa là chủ rừng phải đảm bảo rằng sau khi khai thác thì một khu rừng
mới sẽ được trồng thay thế rừng đã chặt. Hầu hết các khu rừng thương mại trong cả

nước đều được chứng nhận PEFC (Chương trình tiêu chuẩn chứng nhận rừng) và tiêu
chuẩn FSC (Hội đồng quản lý rừng) với tỷ lệ tương ứng mỗi loại là 90% và 6%.
Chứng nhận xác lập tiêu chuẩn về lâm sinh và giúp nâng cao sự đa dạng sinh học
rừng của Phần Lan. Theo số liệu của Hiệp hội Lâm nghiệp Phần Lan năm 2016, diện
tích rừng được bảo vệ ở Phần Lan đã tăng gấp 3 lần trong suốt 35 năm qua. Ngoài
giá trị về thương mai là gỗ rừng ở Phần Lan rất có giá trị về cảnh quan sinh thái, môi
trường.


12
Việc sử dụng gỗ từ các nguồn được chứng nhận giúp các công ty đảm bảo rằng
tất cả gỗ đều được khai thác một cách hợp pháp và có thể truy nguyên lại môi trường
tự nhiên của chúng, ngăn chặn việc xuất - nhập gỗ, bột giấy bất hợp pháp.
Đối với mỗi cây được thu hoạch sẽ có 4 cây con mới được trồng thay thế. Tính
bền vững trong quản lý rừng hàm ý rằng hầu hết các phần của mỗi cây sẽ được sử
dụng cho những mục đích phù hợp nhất, giúp giảm lượng chất thải trong toàn bộ q
trình. Ví dụ, thân chính được sử dụng cho mục đích xây dựng, các phần nhỏ hơn của
thân cây sẽ được dùng làm bột giấy, các phần khác như cành cây sẽ trở thành nguồn
cung nguyên liệu cho lĩnh vực năng lượng sinh học.
1.2.2.5. Nước Thụy Điển
Một quốc gia châu Âu khác có độ phủ xanh xếp thứ 15 thế giới đó là Thụy Điển
(69,2% diện tích đất là rừng). Ở Thụy Điển, tính bền vững được xác định trên các
lĩnh vực: kinh tế, xã hội, sinh học và tính bền vững được tuyên bố là nền tảng phát
triển lâm nghiệp của quốc gia này.
Sự bền vững về kinh tế có nghĩa là sản xuất gỗ lâu dài có lợi nhuận đủ để đảm
bảo cho các hoạt động lâm nghiệp và công tác quản lý. Sự bền vững xã hội bao gồm
các vấn đề như dân số địa phương, quyền lợi của người lao động, các vấn đề liên
quan đến giải trí, các cơ hội cho người dân ở cả địa phương và toàn quốc để tồn tại
lâu dài dựa vào lâm nghiệp. Tính bền vững sinh học đề cập đến năng lực sản xuất lâu
dài của đất đai, việc bảo tồn các quá trình sinh thái tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh

học.
Tại Thụy Điển, việc quản lý rừng bền vững phải tuân thủ các quy định pháp
luật. Tất cả các khu rừng sau khi thu hoạch phải được tái sinh, trồng rừng mới theo
kế hoạch. Ngoài Luật về lâm nghiệp, Thụy Điển cũng áp dụng hệ thống các chứng
nhận quốc tế tự nguyện FSC và PEFC. Khoảng 2/3 diện tích đất lâm nghiệp của Thụy
Điển đã được chứng nhận theo các quy tắc này.
Chính phủ Thụy Điển luôn đánh giá cao tầm quan trọng của nguồn tài nguyên
vô hạn là rừng, khi được quản lý đúng cách. Trong quá trình phát triển, cây xanh hấp
thụ CO2 từ khí quyển. Trong suốt vịng đời, các sản phẩm gỗ tiếp tục hấp thụ và cô
lập CO2. Trong một năm điển hình, sự kết hợp giữ việc thu hoạch rừng của Thụy


13
Điển và tổng lượng CO2 hấp thu đã vượt hơn lượng phát thải CO2 từ việc đốt nhiên
liệu hóa thạch trong vận tải.
Thông qua sự kết hợp giữa quản lý rừng và sử dụng dư lượng gỗ đã khai thác
để sản xuất năng lượng và các sản phẩm từ gỗ, Thụy Điển có thể giảm đáng kể lượng
khí thải CO2.
Kinh nghiệm quản lý rừng bền vững của Thụy Điển kích thích tăng trưởng rịng,
đồng thời bảo vệ đa dạng sinh học. Đây có thể được xem như một mơ hình quan trọng
để giảm tác động của khí hậu trên tồn thế giới.
Tuy nhiên một số nước trên thế giới chưa chú trọng hoặc chưa có đủ điều kiện
kinh tế để quản lý, bảo vệ rừng hợp lý dẫn đến rừng đang biết mất với tốc độ đáng
báo động. Tính từ năm 1990 đến năm 2015 có 129 triệu ha rừng đã mất. Năm 2017
chứng kiến sự tàn phá diện tích rừng lớn nhất trên toàn cầu trong hơn 15 năm, một
phần do một sự kiện El Nino mạnh mẽ với năm trước đó dẫn đến hạn hán chưa từng
có và cháy rừng, cũng như việc mở rộng tiếp tục sản xuất nông nghiệp cho những thứ
như dầu cọ tại Đông Nam Á.
1.2.3. Nghiên cứu rừng ở Việt Nam
Các địa phương thực hiện nghiên cứu, quy hoạch, phát triển rừng bảo vệ cảnh quan

chủ yếu là các rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh cịn các loại
rừng bảo vệ mơi trường đơ thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công
nghệ cao đa phần được đưa vào quy hoạch sinh thái cảnh quan, quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội hay quy hoạch cây xanh đô thị chung của địa phương.
Về cây xanh đô thị Việt Nam là đất nước có bề dày lịch sử và văn hóa, trong đó
truyền thống trồng cây xanh cho làng xã, và đơ thị. Theo quan niệm của người Việt,
cây xanh có tâm hồn, có ngữ nghĩa. Đất nước Việt Nam trải dài từ Bắc xuống Nam
có các vùng khí hậu đa dạng, với các điều kiện tự nhiên, điều kiện nguồn nước và đất
đai khác nhau giữa các địa phương, đó cũng chính là mơi trường tốt cho sự phát triển
đa dạng và phong phú của cây trồng.
Q trình đơ thị hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ trên cả nước, hàng loạt các cơng
trình kiến trúc mới xây dựng đang mọc lên nhanh chóng trong khơng gian đơ thị.
Trong khi đó, hệ thống cây xanh đơ thị hiện vẫn cịn trong tình trạng kém về hình


14
thức và chất lượng cây trồng, chưa ăn nhập với cảnh quan kiến trúc, chưa thật sự góp
phần tạo dựng đặc trưng cho các đô thị Việt Nam. Bởi vậy chúng ta cần phải nghiên
cứu về quy hoạch cây xanh, không chỉ tăng về số lượng, mà đảm bảo lựa chọn loại
cây xanh phù hợp với sinh thái, điều kiện tự nhiên và truyền thống của từng địa
phương, để tạo bản sắc cho từng đô thị.
Tỉnh Bắc Ninh là một đô thị cổ, nằm giữa vùng Kinh Bắc ngàn năm văn hiến,
Bắc Ninh thừa hưởng đầy đủ cả truyền thống cũng như những hệ lụy trong quá trình
hình thành và phát triển của các đơ thị phía Bắc. Theo thống kê chưa đầy đủ, tồn thị
xã có khoảng hơn 14.000 cây xanh các loại tập trung trên các phố Ninh Xá, Nguyễn
Du, Ngô Gia Tự và một số đường, phố mới như Lý Thái Tổ, Phù Đổng Thiên
Vương…
Thực hiện chỉ đạo của thành phố, đợt 1 năm 2017, công ty TNHH MTV Mơi
trường và cơng trình đơ thị Bắc Ninh trồng hơn 10.000 cây sưa, chò chỉ, bằng lăng,
long não… ở nhiều vị trí của thành phố như khu vực hị điều hịa Văn Miếu, các vườn

hoa, cơng viên…
Hệ thống cây xanh này vừa đóng vai trị làm đẹp cảnh quan, và giúp điều hịa
khơng khí. Vào mùa khơ, những hàng cây trở thành chiếc “máy hút bụi” rất hiệu quả.
Thời gian gần đây, nhiều cơ quan, công sở đã chú ý tới cơng tác trồng và chăm sóc
bồn hoa, cây xanh tạo thêm một nét xanh cho cảnh quan chung. Cấu trúc không gian
xanh đã được chú trọng trong quy hoạch chung của đô thị. Các vùng sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp được liên kết với các vành đai xanh dọc theo sông Đuống, sông
Cầu, cùng các hành lang xanh dọc các trục cảnh quan đô thị theo QL 1, QL 18, QL
38, đường vành đai 4 và dọc hai bờ sơng, kênh mương, ven hồ điều hịa trong khu đô
thị đã tạo thành một không gian xanh tổng thể tạo nên diện mạo xanh cho thành phố
[Đàm Thu Trang (2018), Cây xanh đô thị Việt Nam, Bộ môn Kiến trúc Cảnh quan, Đại
học Xây dựng, Công ty D&D].
Tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình: Ấn tượng của du khách và người
qua đường về thành phố mới Đồng Hới đó là “khơ khan”, mặc dù ở ngay sát biển.
Bên cạnh cái nắng hè chói chang cịn là những cơn gió Lào bỏng rát, trong khi đó cây
xanh lại quá thiếu và các mảng cây xanh lớn hầu như vắng bóng. Theo thống kê năm


15
2005, Đồng Hới chỉ mới có 7.100 cây xanh nằm dọc khoảng 22km đường phố trên
tổng hơn 100km đường nội thành. Trong số đó, cây có chất lượng khơng nhiều và
được trồng không theo một quy hoạch nào cả. Thành phố này có một đoạn đường khá
xanh mát, đó là đường Lý Thường Kiệt đoạn qua trung tâm thành phố, nhưng lại
trồng dày đặc một loại hoa sữa. Do mật độ quá dày, chỉ cách 2-3m lại có một cây nên
đến mùa cây ra hoa, mùi hương nồng nặc kéo dài suốt ba tháng liền, làm ảnh hưởng
nặng nề tới đời sống và sức khỏe cư dân.
Theo đề án phát triển cây xanh cho Đồng Hới trong giai đoạn 2006 - 2015, thành
phố đã triển khai phủ cây xanh với tốc độ trồng hằng năm là 1.500 cây. Việc chọn
trồng các loại cây cũng được chú ý hơn, sẽ trồng các cây phù hợp như sến, viết, nhạc
ngựa, sao đen… theo hướng trên mỗi tuyến đường có ít nhất ba loại cây với khoảng

cách trồng hợp lý [Đàm Thu Trang (2018), Cây xanh đô thị Việt Nam, Bộ môn Kiến trúc
Cảnh quan, Đại học Xây dựng, Công ty D&D].
Tại thành phố Buôn Ma Thuột: Lợi thế của thủ phủ Tây Nguyên là nằm ở cùng
khí hậu tốt, thổ nhưỡng màu mỡ lại ít ảnh hưởng của chiến tranh nên hệ thống cây
xanh của Bn Ma Thuột khá tốt. Giữa lịng thành phố đang ngày càng trở nên hiện
đại vẫn còn tồn tại một quần thể cây cổ thụ có nguồn gốc từ đại ngàn, phân bố trên
một diện tích gần 7ha. Trong khu rừng mang tên Biệt Điện này, các loại cây bản địa
của Tây Nguyên như cẩm lai, sao đen, gạo và muồng hay những loài cây du nhập như
phi lao và bạch đàn, đều có đường kính thân cây từ 1m trở lên. Ngay cổng vào khu
rừng là hai cây long não có tán xịe rộng, đường kính gốc 5-6 người ôm không hết.
Dưới các tán cây cổ thụ là tầng tầng lớp lớp các loài cây nhỏ tương đối phong phú,
trong đó có nhiều lồi cây ăn quả như chơm chơm rừng, xồi rừng, nơ, lêkima và vú
sữa.
Khơng chỉ mang tính chất “bảo tàng” khu rừng trong thành phố này cịn có khả
năng trở thành một vườn ươm mới các giống cây bản địa đặc sắc sẽ được chiết trồng
và nhân rộng ra toàn vùng, toàn lãnh thổ.
Tại Trà Vinh: Trà Vinh được coi là một trong các đô thị hiếm hoi ở Việt Nam
giữa được tương đối toàn vẹn kiến trúc và quy hoạch từ đầu thế kỷ. Mật độ cây xanh
của thị xã Trà Vinh đã đạt xấp xỉ 15m2/đầu người, cao nhất so với các đô thị trong


16
vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thành phố cũng nhận được sự quan tâm từ quốc tế
ví dụ như dự án do Cộng đồng Châu Âu (EC) tài trợ, trị giá 5,8 tỷ đồng vào năm 2008
với mục tiêu huy động cộng đồng bảo dưỡng khoảng 700 cây cổ thụ 100 tuổi trở lên
và trồng hơn 10.000 cây xanh lấy bóng mát nhằm cải thiện mơi trường, tạo mỹ quan
đơ thị.
Bên cạnh hệ thống cây xanh đường phố, Trà Vinh cịn có khu di tích Ao bà Om
có tổng diện tích khoảng 10ha với trên 500 cây cổ thụ nhiều trăm năm tuổi. Đây là
vốn quý đang được người dân cũng như chính quyền thành phố bảo tồn và giữ gìn

[Đàm Thu Trang (2018), Cây xanh đơ thị Việt Nam, Bộ môn Kiến trúc Cảnh quan, Đại
học Xây dựng, Công ty D&D].
Tại thành phố Hà Nội hệ thống cây xanh và khơng gian xanh đơ thị - thường
được ví như lá phổi của đơ thị. Hệ thống này có vai trị rất quan trọng đối với mơi
trường, cải tạo vi khí hậu, bảo vệ mơi trường sống đơ thị, cải tạo không gian kiến trúc
cảnh quan và là một bộ phận không thể thiếu trong hệ sinh thái tự nhiên.
Trải qua thăng trầm của lịch sử, cây xanh đô thị của Hà Nội luôn là vấn đề
được quan tâm và phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, cây xanh Hà Nội
đang gặp phải rất nhiều vấn đề liên quan đến giá trị thẩm mỹ, mức độ an toàn và sức
khỏe cây xanh đô thị. Nguyên nhân chủ yếu từ q trình đơ thị hóa, hiện tượng biến
đổi khí hậu và vấn đề lựa chọn loài cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên và thổ
nhưỡng.
Trên mỗi tuyến phố Hà Nội, số loài cây do Nhà nước và dân trồng thường đan
xen lẫn nhau với tính chất lấp chỗ trống và thậm chí trồng khơng đúng chủng loại cây
theo quy định. Điều này tạo nên hình ảnh của tuyến phố khơng chỉ đa dạng về loại
cây mà cịn đa dạng về lứa tuổi, chiều cao và đặc điểm hình thái khác nhau, tạo nên
sự hỗn loạn của cảnh quan đường phố.
Cây xanh bóng mát trên đường phố thuộc 12 quận nội thành Hà Nội phong phú
và đa dạng về chủng lồi; có số lượng khoảng 75.000 cây thuộc 175 lồi, 55 họ thực
vật; trong đó có 12 họ thực vật có từ 5 lồi trở lên. Một số loài cây được coi là cây
truyền thống của Hà Nội và được trồng với số lượng lớn như: Xà cừ, Sữa, Sấu,
Muồng, Bằng lăng, Lim xẹt, Chẹo, Phượng vĩ, Quyếch, Nhội, Bàng… Ngồi ra cịn


17
một số loài cây mới được đưa vào trồng thử ở Hà Nội hay do dân trồng tự phát chưa
được thống kê như: Cây Lát Mehicô, Bao báp, Trứng cá…
Trong các quận, do lịch sử hình thành và phát triển cũng như sự quan tâm đến cây
xanh từng giai đoạn có sự khác nhau, sự phân bổ các lồi cây trên các quận có sự khác
biệt rõ rệt. Quận có số lượng cây nhiều nhất là quận Hai Bà Trưng (8.489 cây) và quận

có số lượng cây ít nhất là quận Long Biên (1.891 cây) [Lê Xuân Thái - Đại học Công
nghệ Giao thông vận tải, Lê Văn Khoa - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học
Quốc gia Hà Nội (2015), Quy hoạch cây xanh cho các tuyến đường bộ hướng tới phát
triển đô thị xanh bền vững, Bài đăng trên Tạp chí Mơi trường số 9 -2015].
Bảng 1.1. Diện tích cây xanh cơng cộng ở đơ thị Việt Nam và trên thế giới
Chỉ tiêu cây xanh
TT

Đô thị trong
nước

(m2/người)
Thực tế

QCXD

TT

Đơ thị ngồi

Chỉ tiêu cây xanh

nước

(m2/người)

01:2008

1


TP. Hà Nội

2

≥7

1

Paris (Pháp)

10

2

TP. HCM

3,3

≥7

2

Moskva ( Nga)

26

3

Huế


3,5

≥6

3 Washington (Mỹ)

4

Đà Nẵng

0,9

≥6

4

New York (Mỹ)

29,3

5

Hải Phòng

2,0

≥6

5


Nam Kinh (TQ)

22

6

Nam Định

1,5

≥6

6

Quế Lâm (TQ)

11

7

Hạ Long

3,1

≥6

7

Hàng Châu (TQ)


7,3

8

Vĩnh Yên

3,2

≥5

8

Luân Đôn (Anh)

26,9

9

Hải Dương

3,7

≥5

9

Berlin ( Đức)

27,4


10

Bắc Ninh

2,7

≥5

11

Hưng Yên

3,2

≥5

40

Nguồn: Phạm Ngọc Đăng,2013
Phát triển đô thị xanh là xu hướng phát triển đặc biệt thích hợp với các đơ thị
có lợi thế vùng khí hậu và địa hình tự nhiên phong phú, đa dạng. Điều này đang thuộc
về các đơ thị trung bình và nhỏ với lợi thế dễ dàng phát triển thành các đô thị du lịch,
đô thị truyền thống làng nghề, cho phép khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách


18
bền vững, hạn chế xây dựng mà vẫn tạo nguồn lực phát triển đô thị, hạn chế việc khai
thác tài nguyên theo kiểu làm gia tăng các quỹ đất dành cho xây dựng, dẫn đến bê
tơng hóa bề mặt đơ thị. Bài viết hướng tới đi tìm giải pháp phát triển “đơ thị xanh”
cho các đơ thị trung bình và nhỏ.

Rừng ở Việt Nam tính đến ngày 31/12/2019, diện tích rừng trên tồn quốc có
14.609.220 ha; trong đó, rừng tự nhiên có 10.292.434 ha; rừng trồng có 4.316.786 ha
[Quyết định số 1423/QĐ-BNN-TCLN ngày 15/4/2020, của Bộ Nông nghiệp & PTNT
công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2019]. Độ che phủ tương ứng là 41,89%, gồm:
- Rừng đặc dụng: 2.161.661 ha.
- Rừng phòng hộ: 4.646.138 ha.
- Rừng sản xuất: 7.801.421 ha.
Trong những năm qua Việt Nam rất nỗ lực trong việc cải tạo môi trường rừng,
độ che phủ rừng từ 28% năm 1995 nên 41,45% năm 2017 và 41,65% năm 2018; Sản
lượng gỗ khai thác năm 2017 ước tính đạt 11,5 triệu m3, tăng 12,4%. Riêng các tỉnh
khu vực phía Bắc là 8.735.342 ha. Trong đó, 6.133.904 ha rừng tự nhiên; 2.601.438
ha rừng trồng; 1.155.977 ha rừng đặc dụng; 2.805.000 ha rừng phòng hộ; 4.253.080
rừng sản xuất; 521.285 ha rừng ngoài quy hoạch. Cả nước đã trồng 231.523ha, bằng
118,7% kế hoạch năm; lượng gỗ khai thác năm 2018 đạt 27,5 triệu m3, trong đó, từ
rừng trồng tập trung là 18,5 triệu m3, tăng 3% so với năm 2017. Giá trị xuất khẩu lâm
sản năm 2018 đạt 9,308 tỷ USD, tăng 15,9% so với năm 2017, chiếm hơn 23% giá
trị xuất khẩu của các ngành hàng thuộc ngành NN&PTNT. Trong đó, gỗ và sản phẩm
gỗ đạt khoảng 8,787 tỷ USD, chiếm 95% giá trị. Đặc biệt, giá trị xuất siêu lâm sản cả
năm đạt 6,99 tỷ USD, chiếm 85% giá trị xuất siêu của tồn ngành…đó là thành quả
từ việc nhân dân tích cực trồng rừng, đặc biệt là rừng sản xuất [Tổng cục Lâm nghiệp
(2018) "Thực thi Hiệp định VPA/FLEGT: cơ hội và thách thức với xuất khẩu gỗ Việt
Nam", Chu Khơi].
Có được kết quả đó là nhờ trong những năm qua Việt Nam đã thực hiện tốt
công tác tái tạo rừng từ các chương trình 327, 5 triệu ha rừng, định canh định cư và
chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững…đó là sự vận dụng hiệu quả của cơ sở
khoa học trong quản lý rừng vào thực tiễn sản xuất để quản lý rừng bền vững. Quản


19
lý rừng bền vững nhằm phát huy đồng thời những giá trị về các mặt kinh tế, xã hội

và môi trường của rừng.
1.2.4. Ở tỉnh Lào Cai
Về rừng phòng hộ bảo vệ môi trường: Tỉnh Lào Cai thực hiện đầu tiên vào năm
2004 tại quyết định số 340/2004/QĐ-UB ngày 21/6/2004, về việc ban hành quy trình
kỹ thuật trồng rừng cảnh quan môi trường du lịch trên địa bản tỉnh Lào Cai. Từ các
năm 2004 - 2011 chủ yếu thực hiện trồng cây thơng mã vĩ nhưng diện tích rất manh
mún, nhỏ lẻ ở các đai, dải rừng từ nguồn ngân sách của tỉnh. Cuộc cách mạng về rừng
cảnh quan của tỉnh được thực hiện từ năm 2011 và khởi đầu là quyết định 1256/QĐ
- UBND ngày 23 tháng 5 năm 2011 của UBND tỉnh Lào Cai về việc chuyển đổi rừng
sản xuất sang rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường tại phường Nam Cường, thành phố
Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Từ đó đến nay tồn tỉnh đã thực hiện được 800 ha tại thành
phố Lào Cai và đang quy hoạch phát triển ở huyện Sa Pa, Bắc Hà, Bảo Thắng.
Về tổng thể chung rừng ở tỉnh Lào Cai tính đến 31/12/2019 diện tích có rừng
354.062,89 ha, trong đó rừng tự nhiên 268.599,17 ha, rừng trồng 85.463,72 ha, tỷ lệ
che phủ 55,63% . Thành phố Lào Cai có 11.451,88 ha rừng, gồm: rừng phòng hộ
5.497,5 ha, rừng sản xuất 5.234,11 ha, ngoài quy hoạch 720,27 ha [Quyết định số
571/QĐ-UBND ngày 09/3/2020, của UBND thành phố Lào Cai, Phê duyệt kết quả theo
dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng, thành phố Lào Cai năm 2019].
Thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020,
năm 2016 giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 1.400 tỷ đồng, dự kiến tăng lên 1.800 tỷ
đồng năm 2018, tăng bình qn 133 tỷ đồng/năm. Cơng tác phát triển rừng có sự phát
triển mạnh mẽ, trong 3 năm (2016 - 2018), đã trồng được 23.423 ha, bình quân 7.808
ha/năm. Cơng tác bảo vệ rừng, phịng cháy, chữa cháy rừng tiếp tục có nhiều tiến bộ,
tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng giảm rõ rệt. Năng suất rừng
trồng đạt 18 m3/ha/năm và 100% là diện tích trồng rừng gỗ lớn. Sản lượng khai thác
gỗ rừng trồng tăng từ 50.643 m3 năm 2015 lên khoảng 120.000 m3 năm 2018, tương
ứng tăng 137%. Đến tháng 8/2018, đã có hơn 5.735 ha rừng trồng được cấp chứng
chỉ quản lý bền vững theo tiêu chuẩn của FSC.



20
Tồn tỉnh tốc độ tăng trưởng sản xuất nơng lâm nghiệp và thủy sản đạt trên
6%/năm, giá trị sản phẩm đạt 62,6 triệu đồng/ha/năm, dự kiến năm 2018 đạt 69 triệu,
thu nhập bình qn/năm, người dân nơng thơn đạt 18,32 triệu đồng năm 2017, năm
2018 đạt 22 triệu đồng/năm (báo cáo kỳ họp thứ 8 HĐND tỉnh Lào Cai khóa XV, năm
2018).
1.2.5. Nhận xét, đánh giá chung
Trên thế giới hiện chưa có nhiều nghiên cứu độc lập về rừng phịng hộ bảo vệ
môi trường, chủ yếu các nghiên cứu về sinh thái cảnh quan; nghiên cứu theo phân
loại 3 loại rừng: rừng sản xuất, phòng hộ, đặc dụng; nghiên cứu cây xanh đơ thị trong
đó rừng phịng hộ bảo vệ môi trường là một hợp phần của vấn đề nghiên cứu. Tuy
nhiên các cơng trình nghiên cứu về rừng nói chung và rừng bảo vệ mơi trường nói
riêng đều chỉ rõ được vai trò, chức năng, tầm quan trọng của cây xanh trong việc cải
thiện môi trường cũng như trong đời sống hàng ngày của con người. Công tác quy
hoạch và quản lý cây xanh đô thị ngày càng được quan tâm chú trọng, từ kỹ thuật
chọn loại cây trồng, nguyên tắc bố trí cây, kỹ thuật gây trồng và chăm sóc các loại
cây …Với nhận thức ngày càng cao về vai trị của cây xanh trong đơ thị, ở nhiều nước
đã phát triển thành đô thị xanh, thành phố xanh.
Ở Việt Nam đã có một số cơng trình nghiên cứu về cây trồng cho đô thị, chủ
yếu tập trung nghiên cứu ở các mặt: lựa chọn loài cây trồng, biện pháp kỹ thuật trồng,
cơ chế hưởng lợi ích, hỗ trợ đầu tư, chính sách phát triển trồng rừng,… Nghiên cứu
về rừng hay trồng rừng nói chung ở nước ta phát triển từ khá sớm nhưng nghiên cứu
về rừng phòng hộ bảo vệ môi trường (đô thị xanh) ở nước ta cịn khá mới mẻ, các
cơng trình nghiên cứu cịn rất ít; phạm vi nghiên cứu cịn hẹp chủ yếu ở các thành
phố lớn như thành phố Đà Lạt (Lâm đồng), một số quận nội thành của Thành phố Hồ
Chí Minh, Hà Nội; nghiên cứu còn tản mạn và chưa có hệ thống; hiệu quả ứng dụng
trong quy hoạch, thiết kế cải tạo cây xanh chưa cao, chưa đưa ra được các giải pháp
đồng bộ cho việc phát triển đô thị xanh hiệu quả.
Ở thành phố Lào Cai trong những năm qua Tỉnh ủy, UBND tỉnh rất quan tâm đến
việc phát triển rừng cảnh quan, bảo vệ môi trường. Từ khi trung tâm thành phố được

mở rộng, năm 2004 UBND tỉnh đã có hướng dẫn thực hiện trồng rừng cảnh quan,


21
khuyến khích phát triển rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường. Tuy nhiên do q trình đơ
thị hóa phát triển mạnh làm một số diện tích rừng trong nội thành bị mất đi, các chính
sách đầu tư chưa đầy đủ, nguồn ngân sách hạn chế, việc quy hoạch tổng thể chưa đồng
bộ, ổn định, việc quản lý còn chồng chéo,... Vì vậy việc phát triển rừng phịng hộ bảo
vệ mơi trường (rừng cảnh quan, bảo vệ môi trường) trên địa bàn còn nhiều hạn chế, bất
cập, chưa thực hiện được như mục tiêu Nghị quyết tỉnh ủy đề ra.
1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
1.3.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Lào Cai là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Lào
Cai; có cửa khẩu quốc tế nối liền với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Là thành phố biên
giới nằm ở khu vực Tây Bắc của Việt Nam, nên có một vị trí chiến lược đặc biệt quan
trọng về an ninh quốc phòng cấp quốc gia.
- Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
- Phía Nam giáp huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
- Phía Đơng giáp huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
- Phía Tây giáp huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
1.3.1.2. Địa hình
Thành phố Lào Cai nằm ở khu vực thung lũng sông Hồng được tạo bởi các dãy
núi Hồng Liên Sơn; có địa hình dốc thoải theo hướng Tây Bắc xuống Đơng Nam và
bị chia cắt nhỏ bởi sông suối và khe tụ thủy; độ dốc trung bình khoảng 150 cá biệt có
nơi độ dốc trên 350; cao độ trung bình 750m so với mặt biển; nhìn chung địa hình đặc
trưng bởi ba dạng:
- Dạng địa hình đồi núi, độ dốc lớn, đặc trưng >350.
- Dạng địa hình chân đồi và ven suối, độ dốc biến động từ 15 - 250.
- Dạng địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc dưới 150.

1.3.1.3. Đất đai, thổ nhưỡng
Thành phố Lào Cai có tổng diện tích tự nhiên là: 28.162,66ha, bao gồm các
nhóm đất sau:
- Đất nông nghiệp: 19.244,59 ha.


×