Tải bản đầy đủ (.pdf) (580 trang)

CÁC CHUYÊN ĐỀ MÔN ĐỊA LÝ ĐẠT GIẢI TẠI HỘI THẢO KHOA HỌC CÁC TRƯỜNG CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.73 MB, 580 trang )

CÁC CHUYÊN ĐỀ MÔN ĐỊA LÝ ĐẠT GIẢI TẠI HỘI THẢO KHOA HỌC
CÁC TRƯỜNG CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC
BỘ NĂM 2022
- Giải Nhất: Chuyên đề Vấn đề khai thác thế mạnh vùng trung du miền núi bắc bộ và
bài tập ứng dụng thi học sinh giỏi, tác giả Hoàng Thị Hương Giang, Lương Thị
Hằng, trường THPT Chuyên Hưng Yên (trang 4 – 114)
- Giải Nhì: Chuyên đề Vấn đề khai thác thế mạnh của vùng trung du và miền núi
Bắc Bộ và các bài tập ứng dụng cho thi học sinh giỏi, tác giả Nguyễn Thị Thùy
Trang, trường THPT Chuyên Lê Khiết, Quảng Ngãi (trang 115 – 244)
- Giải Nhì: Chuyên đề Vấn đề khai thác thế mạnh của vùng trung du và miền núi
Bắc Bộ và các bài tập ứng dụng cho thi học sinh giỏi, tác giả TS. Hoàng Thị Thu
Hương; ThS. Vũ Hải Nam; Th.S Phạm Thị Linh, trường THPT Chuyên Khoa học Xã
hội và Nhân Văn, Hà Nội (trang 245 – 338)
- Giải Ba: Chuyên đề Vấn đề khai thác thế mạnh của vùng trung du và miền núi Bắc
Bộ và các bài tập ứng dụng cho thi học sinh giỏi, tác giả Hà Thị Liên, trường THPT
Chu Văn An, Hà Nội (trang 339 – 417)
- Giải Ba: Chuyên đề Vấn đề khai thác thế mạnh của vùng trung du và miền núi Bắc
Bộ và các bài tập ứng dụng cho thi học sinh giỏi, tác giả trường THPT Chuyên
chuyên Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc (trang 418 – 496)
- Giải Ba: Chuyên đề Vấn đề khai thác thế mạnh của vùng trung du và miền núi Bắc
Bộ và các bài tập ứng dụng cho thi học sinh giỏi, trường THPT Chuyên Thái
Nguyên, Thái Nguyên (trang 497 – hết)

3


Chuyên đề:
VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ
VÀ BÀI TẬP ỨNG DỤNG THI HỌC SINH GIỎI
Tác giả: Hoàng Thị Hương Giang, Lương Thị Hằng
– Trường THPT chuyên Hưng Yên


(Chuyên đề đạt giải Nhất)
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Xuất phát từ cơng việc giảng dạy, bồi dưỡng cho đội tuyển học sinh giỏi mơn
Địa lí đặc biệt là bồi dưỡng cho học sinh đội tuyển học sinh giỏi quốc gia chúng tôi
nhận thấy.
Phần nội dung kiến thức vùng kinh tế là một phần kiến thức khá dài và thời
lượng giảng dạy lớn trong chương trình Địa lí 12. Tuy kiến thức khơng khó nhưng lại
mang tính tổng hợp rất cao. Muốn hiểu nhanh và nắm bắt được sâu, dễ dàng thì học
sinh cũng cần có các kiến thức từ các phần nội dung Địa lí tự nhiên, dân cư, các
ngành kinh tế được học trước đó.
Địa lí vùng kinh tế Việt Nam là một trong các nội dung xuất hiện trong đề thi
học sinh giỏi Quốc gia, học sinh giỏi Tỉnh. Trong cấu trúc đề thi học sinh giỏi quốc
gia lớp 12 mơn Địa lí từ năm 2009 trở lại đây, vùng kinh tế luôn chiếm 3/20 điểm.
Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ cũng được thường xuyên xuất hiện trong các đề thi
những năm gần đây. Các dạng bài tập về vùng này khá phong phú từ lí thuyết gắn với
Atltat đến phân tích bảng số liệu với nhiều mức độ nhận thức khác nhau; trong đó có
nhiều dạng câu hỏi và bài tập mà các em học sinh làm bài cịn bị sót ý, chưa đầy đủ.
Tài liệu liên quan đến vùng Trung du miền núi Bắc Bộ khá đa dạng, từ sách
giáo khoa đến sách tham khảo, giáo trình cao đẳng, đại học, Internet, … Sách giáo
khoa và giáo trình đại học, cao đẳng tập trung phân tích về kiến thức lí thuyết. Các
sách tham khảo nâng cao có một số bài tập nhưng chưa đầy đủ, hệ thống và viết lẫn
với nhiều kiến thức địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội khác. Nhìn chung, sách giáo khoa
chỉ gói gọn trong một bài học; giáo trình cao đẳng đại học thì chỉ tập trung viết lí
thuyết chứ chưa đưa ra các dạng bài tập. Các bài báo và tạp chí trên Internet có viết
nhiều về vùng này, tuy nhiên nội dung ngắn và chưa toàn diện.
Xuất phát từ đề nghị của hội thảo khoa học các trường chuyên khu vực Duyên
hải và Đồng bằng Bắc Bộ lần thứ XIV năm 2021.
Để đáp ứng các yêu cầu trên, chúng tôi viết chuyên đề “Vấn đề khai thác thế
mạnh vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và bài tập ứng dụng thi học sinh giỏi” phục vụ

cho việc ôn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi THPT các cấp.

4


2. Mục đích của đề tài.
- Xây dựng hệ thống kiến thức lí thuyết về vùng Trung du miền núi Bắc Bộ
(cập nhật theo số liệu mới).
- Xây dựng hệ thống các dạng bài tập ôn luyện thực hành gắn với Atlat và
bảng số liệu.
- Cung cấp nhiều tư liệu kênh hình phục vụ giảng dạy chuyên đề “Vấn đề khai
thác thế mạnh vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và bài tập ứng dụng thi học sinh
giỏi”.
3. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của chuyên đề chủ yếu nằm trong chương trình địa lí lớp
12 và nội dung đề thi học sinh giỏi tỉnh, quốc gia những năm gần đây.
Vấn đề thực tiễn: Những định hướng của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ
trong tương lai.
4. Giá trị nghiên cứu
Chuyên đề này có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên giảng dạy đại trà
và bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí Trung học phổ thơng.
Chun đề dùng làm tài liệu tham khảo cho học sinh các lớp chuyên và học
sinh tham gia thi học sinh giỏi Trung học phổ thông, học sinh ôn thi Trung học phổ
thông quốc gia.
B. PHẦN NỘI DUNG
PHẦN 1. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI
BẮC BỘ
1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

5



Hình 1. Bản đồ vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
* Lãnh thổ:
- Diện tích: 101.000 km2 là vùng có diện tích lớn nhất chiếm 30,5% diện tích
cả nước.
- Dân số: khoảng 13,6 triệu người (2018), chiếm 14,3% dân số cả nước
- Gồm 15 tỉnh
+ Tây Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hịa Bình.
+ Đơng Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng,
Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh.
Bảng 1. Diện tích, dân số các tỉnh vùng Trung du miền núi Bắc Bộ năm 2020
Tỉnh, Thành phố

Trung du và miền
núi phía Bắc
Hà Giang
Cao Bằng
Bắc Kạn
Tuyên Quang
Lào Cai
Yên Bái
Thái Nguyên
Lạng Sơn
Bắc Giang
Phú Thọ
Điện Biên
Lai Châu
Sơn La
Hồ Bình

Quảng Ninh

Diện tích
(Km2)

Dân số trung
bình
(Nghìn người)

101378.28

14063.5

7929.48
6700.26
4859.96
5867.9
6364.03
6887.46
3526.64
8310.09
3895.59
3534.56
9541.25
9068.79
14123.49
4590.57
6178.21

Mật độ dân số

(Người/km2)

138.7

Đon vị hành
chính (TP,
huyện, thị xã)

19TP, 7 thị xã

870.2
110
1TP
533.1
80
1TP
316.5
65
1TP
792.9
135
1TP
746.4
117
1TP, 1 thị xã
831.6
121
1TP, 1 thị xã
1307.9
371

2TP, 1 thị xã
788.7
95
1TP
1841.6
473
1TP
1481.9
419
1TP, 1 thị xã
613.5
64
1TP, 1 thị xã
469.8
52
1TP
1270.6
90
1TP
861.2
188
1TP
1337.6
217
4TP, 2 thị xã
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2020

* Vị trí địa lí:
Vị trí tiếp giáp
- Phía bắc giáp miền nam Trung Quốc thơng qua các cửa khẩu: Móng Cái

(Quảng Ninh), Đồng Đăng (Lạng Sơn) Tà Lùng (Cao Bằng), Thanh Thủy (Hà
Giang), Lào Cai (Lào Cai).
- Phía tây giáp Thượng Lào, vùng có tiềm năng lâm nghiệp lớn nhất của Lào.
6


- Phía đơng là vùng biển thuộc tỉnh Quảng Ninh có tiềm năng du lịch, giao
thơng và ngư nghiệp.
- Phía nam giáp với đồng bằng sông Hồng, liền kề vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc nên trung du miền núi Bắc Bộ chịu tác động lan tỏa ngày càng lớn của vùng
này. Phía nam cịn giáp với Bắc Trung Bộ, là cầu nối thúc đẩy giao lưu kinh tế với
các vùng phía trong.
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
* Địa hình: Đa dạng gồm vùng núi Tây Bắc và vùng đồi núi Đông Bắc
- Vùng núi Tây Bắc là vùng núi cao nhất nước ta với 3 dải địa hình cùng chạy
theo hướng tây bắc – đơng nam. Phía đơng là dãy Hồng Liên Sơn cao và đồ sộ nhất
nước ta, có đỉnh Phanxipăng (3143). Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy
núi chạy dọc biên giới Việt Lào như Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao. Ở giữa là các dãy
núi, sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Mộc Châu (Sơn
La) tiếp nối là vùng núi đá vôi Ninh Bình, Thanh Hóa. Xen giữa các dãy núi là các
thung lũng sông cùng hướng như sông Đà, sông Mã, sông Chu.
- Vùng núi Đông Bắc nhiều đồi núi thấp và một loạt các dãy núi chạy theo
hướng vòng cung. Các cánh cung này mở rộng ở phía bắc và quy tụ về Tam Đảo, bao
gồm các cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Theo hướng các dãy
núi là hướng vịng cung của các thung lũng sơng Cầu, sông Thương, sông Lục Nam...
Các đỉnh cao trên 2000m nằm trên thượng nguồn sông Chảy như Tây Côn Lĩnh, Kiều
Liêu Ti, Pu Tha Ca,…Giáp biên giới Việt Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà
Giang, Cao Bằng, cao trên 1000m. Ở trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung
bình 500 – 600m.
- Chuyển tiếp từ vùng núi Đông Bắc tới đồng bằng sông Hồng, từ Vĩnh Phú

đến Quảng Ninh là những dải đồi với đỉnh tròn, sườn thoải. Đây là vùng trung du
điển hình của nước ta, ranh giới rất khó xác định.

Hình 2. Ruộng bậc thang miền núi phía Bắc
7


Sự đa dạng của địa hình tạo thế mạnh phát triển nhiều ngành sản xuất nông
nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, thế mạnh về lâm nghiệp, ngư nghiệp và du lịch.
* Khí hậu:
- Khí hậu của Trung du miền núi Bắc Bộ là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
nhưng lại có mùa đơng lạnh với nhiệt độ trung bình vào mùa đơng có thể xuống dưới
130C, đây là vùng được coi là có mùa đơng lạnh nhất cả nước. Cho nên khí hậu vùng
này cho phép trồng nhiều loại cây chịu lạnh điển hình như chè búp sơn, hồi, và các
loại cây rau vụ đơng...
- Khí hậu của Trung du miền núi Bắc Bộ lại phân hoá rất rõ ràng theo độ cao
cho nên ở những vùng núi cao điển hình như Sapa quanh năm có khí hậu kiểu ơn đới
với nhiệt độ trung bình vào mùa đơng có thể xuống tới 80C, vì vậy rất thuận lợi với
phát triển các loại rau quả ôn đới như đào, mận, lê...
- Đồng thời khí hậu phân hố rất rõ từ Đơng sang Tây (vì có dãy Hồng Liên
Sơn ngăn cách giữa Đông Bắc và Tây Bắc)
+ Vùng Đông Bắc: Nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới, nhưng lại là nơi chịu ảnh
hưởng mạnh nhất của gió mùa Đơng Bắc. Có mùa đông lạnh nhất so với tất cả các
vùng trong cả nước phù hợp trồng các cây ưa lạnh. Mùa đơng hanh khơ và dễ xảy ra
sương muối. Có lượng mưa ít, trung bình từu 1400 – 1600mm/năm. Mùa mưa: Từ
tháng IV – X và có 3 tháng có lượng mưa lớn nhất từ tháng VI – VIII.
+ Vùng Tây Bắc: Có khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa.
Do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của mưa bão biển Đông trong mùa hè và
của gió mùa Đơng Bắc trong mùa đơng ít hơn các nơi khác thuộc vùng Đông Bắc.
Mùa đông tương đối ấm và khơ hanh điển hình cho chế độ khí hậu nhiệt đới

gió mùa. Mùa đơng quang mây và lặng gió, biên độ nhiệt ngày khá lớn. Mùa hạ đến
sớm và kết thúc muộn, có sự xuất hiện của gió Tây khơ nóng, khơng chịu tác động
trực tiếp của bão nhưng là vùng có hiện tượng mưa đá xảy ra nhiều nhất trong cả
nước phù hợp với một số cây ưa nóng như bơng, cà phê và cả xồi (nổi tiếng xoài
Mộc Châu).
Mùa mưa từ tháng IV – IX và có 3 tháng lượng mưa lớn nhất là các tháng VI
– VIII.
* Đất đai
- Các loại đất của vùng bao gồm: đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ, đất feralit
trên núi đá vôi, feralit nâu đỏ, feralit biến đổi do trồng lúa. Ở trung du miền núi Bắc
Bộ đất feralit chiếm diện tích lớn nhất.
- Sự hình thành của đất feralit ở Trung du miền núi Bắc Bộ: Ở miền nhiệt đới
nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, sinh vật phong phú thuận lợi cho phá hủy đá gốc và khoáng
vật làm cho các khoáng nguyên sinh và khoáng thứ sinh bị phá hủy giải phóng oxit
8


sắt, oxit nhôm,… Kết quả làm cho trong đất chỉ cịn lại một số khống vật ngun
sinh bền vững. Q trình feralit hóa sẽ tạo nên đất feralit – loại đất đặc trưng ở vùng
trung du phía bắc nước ta.
- Với sự đa dạng và phong phú của các loại đất nên vùng có thể phát triển đầy
đủ các loại hình kinh tế.
- Thực trạng sử dụng đất ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ:
Ở vùng Đông Bắc: Quỹ đất có khả năng sử dụng khoảng 5 triệu ha trong đó
nơng nghiệp khoảng 1 triệu ha, lâm nghiệp khoảng 4 triệu ha. Hiện đã sử dụng 2,4
triệu ha, chiếm 48% so với tiềm năng. Diện tích có thể tăng thêm khoảng 2,6 triệu ha
(trong đó 10% dành cho cây lâu năm, 75% cho lâm nghiệp).
Ở vùng Tây Bắc: Đất nông nghiệp chiếm 9,92%; đất lâm nghiệp 13,18%; đất
chuyên dùng 1,75% và đất chưa sử dụng 75,13%. Điều đó cho thấy Tây Bắc cịn
nhiều đất hoang hóa.

Đất ở Trung du miền núi Bắc Bộ nghèo chất dinh dưỡng, dễ bạc màu, dễ
phong hố. Diện tích đất hoang hóa cịn nhiều. Dân cư ở đây chủ yếu là các đồng bào
các dân tộc ít người phân bố khơng đồng đều, có nhiều hình thức kinh tế lạc hậu cịn
tồn tại như du canh, du cư, phá rừng làm nương rẫy gây nên tình trạng đất trống đồi
núi trọc dẫn đến tình trạng đất bạc màu, rửa trôi ngày càng tăng. Do vậy cần phải có
chiển lược thích hợp để cải tạo đất, bón phân cho đất, cuốc sới giúp đất tơi xốp. Nâng
cao trình độ dân trí cho đồng bào dân tộc để có cách bảo vệ tài nguyên đất.
* Tài ngun nước:
- Các sơng suối có trữ năng thủy điện khá lớn. Hệ thống sông Hồng (11 triệu
kWW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước. Riêng sông Đà chiếm gần 6
triệu kWW. Nguồn thủy năng lớn này đã và đang được khai thác. Nhà máy thủy điện
Thác Bà trên sông Chảy (110 MW). Nhà máy thủy điện Hịa Bình trên sơng Đà
(1.920 MW). Hiện nay, đang triển khai xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La trên
sông Đà (2.400 MW), thủy điện Tuyên Quang trên sông Gâm (300 MW). Nhiều nhà
máy thủy điện nhỏ đang được xây dựng trên các phụ lưu của các sông. Việc phát
triển thủy điện sẽ tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng, nhất là việc khai
thác và chế biến khoáng sản trên cơ sở nguồn điện rẻ và dồi dào. Nhưng với những
cơng trình kỹ thuật lớn như thế, cần chú ý đến những thay đổi không nhỏ của mơi
trường. Ngồi ra mạng lưới sơng ngịi cịn có giá trị du lịch, cung cấp nước cho tưới
tiêu, sinh hoạt và các hoạt động sản xuất khác
- Nước khoáng, nước nóng có giá trị nghỉ dưỡng cao như: Lai Châu, Sơn La
(có 16 điểm), Hịa Bình (đáng chú ý nhất là Kim Bơi).
- Các hồ vừa có giá trị thủy sản, du lịch: Hồ Núi Cốc, hồ Ba Bể
* Tài nguyên khoáng sản:
9


- Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất
nước ta. Các khoáng sản chính là than, sắt, thiếc, chì – kẽm, đồng, apatit, pyrit, đá vơi
và sét làm xi măng, gạch ngói, gạch chịu lửa … Tuy nhiên, việc khai thác đa số các

mỏ địi hỏi phải có phương tiện hiện đại và chi phí cao.
+ Than: các mỏ ng Bí, Đèo Nai, Cọc Sáu (Quảng Ninh).
+ Đồng - niken: Sơn La.
+ Đất hiếm: Lai Châu.
+ Sắt: Yên Bái.
+ Thiếc và bôxit: Cao Bằng.
+ Kẽm - chì: Chợ Đồn (Bắc Kạn).
+ Đồng - vàng: Lào Cai.
+ Thiếc: Tĩnh Túc (Cao Bằng), Tuyên Quang.
+ Apatit: Lào Cai.
+ Sắt: Thái Nguyên.
+ Đồng: Vạn Sài - Suối Chát.
+ Nước khống: Kim Bơi (Hịa Bình), Phong Thổ, Tuần Giáo (Lai Châu),
Mường La, Bắc Yên, Phù Yên, Sông Mã (Sơn La).
- Vùng than Quảng Ninh là trung tâm than lớn bậc nhất và chất lượng than tốt
nhất Đông Nam Á. Hiện nay, sản lượng khai thác đã vượt mức 30 triệu tấn/năm.
Nguồn than khai thác được chủ yếu dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện
và để xuất khẩu. Trong vùng có nhà máy nhiệt điện ng Bí và ng Bí mở rộng
(Quảng Ninh) tổng công suất 450 MW, Cao Ngạn (Thái Nguyên) 116 MW, Na
Dương (Lạng Sơn) 110 MW. Trong kế hoạch sẽ xây dựng nhà máy nhiệt điện Cẩm
Phả (Quảng Ninh) công suất 600 MW.
- Tây Bắc có một số mỏ khá lớn như mỏ quặng đồng – niken (Sơn La), đất
hiếm (Lai Châu). Ở Đơng Bắc có nhiều mỏ kim loại, đáng kể hơn là mỏ sắt (Yên
Bái), thiếc và bôxit (Cao Bằng), Kẽm – chì (Chợ Điền - Bắc Kạn), đồng – vàng (Lào
Cai), thiếc ở Tỉnh Túc (Cao Bằng). Mỗi năm vùng sản xuất khoản 1.000 tấn thiếc.
- Các khoáng sản phi kim loại đáng kể có apatit (Lào Cai). Mỗi năm hai thác
khoảng 600 nghìn tấn quặng để sản xuất phân lân.
* Tài nguyên sinh vật
- Đa dạng, phong phú, ngồi các loại của vùng nhiệt đới, vùng có nhiều loại
cận nhiệt, ơn đới

- Có nhiều vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển có giá trị cao

10


- Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng có tài nguyên rừng lớn, đây được coi là
vùng "rừng thiêng nước độc", ln chiếm khoảng trên 30% tổng diện tích rừng của cả
nước với độ che phủ rừng cao.
%

nghìn ha

Biểu đồ 1. Tổng diện tích rừng và tỷ lệ che phủ rừng
- Nhưng ngày nay tài nguyên sinh vật của vùng này đã cạn kiệt nhanh đặc biệt
tài nguyên rừng vùng Tây Bắc đã bị cạn kiệt gần hết, độ che phủ của rừng dưới 10%.
đặc biệt tài nguyên rừng cạn kiệt nhanh khi ta xây dựng nhà máy giấy Bãi Bằng dẫn
đến hệ sinh thái bị đảo lộn, môi trường suy thoái nghiêm trọng và kéo theo các nguồn
tài nguyên động vật cũng cạn kiệt theo... Do đó việc trồng và khôi phục lại vốn rừng
đã mất là nhiệm vụ vơ cùng cấp bách.
* Biển
Có tỉnh Quảng Ninh giáp biển ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, thuận lợi để phát
triển nhiều ngành kinh tế biển
* Tài nguyên du lịch
Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ là nơi hội tụ đầy đủ nhiều tiềm năng du lịch
đặc sắc. Vùng có những nét riêng biệt khơng hề có ở các vùng lãnh thổ khác trên đất
nước ta. Vùng bao gồm nhiều dãy núi trùng điệp, hùng vĩ như dãy núi Hoàng Liên
Sơn được mệnh danh là "mái nhà của Đông Dương", với đỉnh cao nhất là Phanxipang
3.142m và hàng chục đỉnh núi khác có độ cao trên dưới 3.000m. Những dãy núi nơi
đây có đặc điểm bị chia cắt rất mạnh và có tính phân bậc, vì thế tạo nên nhiều cảnh
quan đẹp và di tích tự nhiên bao gồm các thác nước, những thung lũng mở rộng và

vực thẳm. Ngoài Sa Pa là thị trấn du lịch nổi tiếng nằm ở độ cao 1.500m thuộc tỉnh
Lào Cai, các địa danh khác như cao nguyên Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Đồng Văn, Quảng
Bạ (Hà Giang), Bắc Hà (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La)...được ví như bức tranh tuyệt
11


tác vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng của núi rừng, có đầy đủ mọi điều kiện tự nhiên thuận
lợi để xây dựng các khu du lịch miền núi.
Bên cạnh đó, vùng Trung du miền núi Bắc Bộ cịn có những rừng cọ, đồi chè,
vườn cây ăn quả, những đỉnh đồi lượn sóng theo thung lũng và cánh đồng ngát xanh
men theo các dịng sơng đỏ nặng phù sa, tạo nên một cảnh sắc thân thuộc gắn liền với
lịch sử dựng nước của dân tộc Việt Nam. Bằng vẻ hùng vĩ cộng với khơng gian
khống đạt, cảnh vật tĩnh mịch, êm đềm và môi trường trong lành, vùng này đã tạo
nên những ấn tượng mạnh mẽ và cảm xúc sâu đậm cho mọi du khách.
Mặt khác, nơi đây cịn có thêm những hệ thống hang động của địa hình Kasxto
thuộc vùng núi đá vôi. Các nhà khoa học đã phát hiện hơn 20 hang có giá trị khảo cổ
Thời kỳ đồ đá, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu và Hịa Bình. Ngồi
giá trị thiên nhiên, các hang động này cịn có các sự tích hoặc gắn với các sự kiện lịch
sử như Hang Pắc Bó (Cao Bằng). Du lịch sinh thái tập trung chủ yếu ở các vườn
quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên vốn rất phong phú gồm 49 khu bảo tồn tự nhiên, 5
vườn quốc gia và 20 khu rừng văn hóa-lịch sử-mơi trường, với những danh lam thắng
cảnh hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc, hồ Thác Bà, lịng hồ sơng Đà, Thác Bản Giốc, Thác
Bạc...
Du lịch biển cũng là một tiềm năng lớn của vùng, tiêu biểu nhất là vịnh Hạ
Long (Quảng Ninh) - một danh thắng nổi tiếng thế giới. Khách du lịch tới đây hẳn
phải sững sờ trước vẻ đẹp của tạo hóa, tha hồ khám phá những điều kì thú của cả thế
giới đảo đá với mn hình mn vẻ, nửa nổi nửa chìm trong vịnh biển.
Đặc biệt, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ rất có ý nghĩa về lịch sử cội
nguồn. Nhiều di tích gắn bó với truyền thuyết và lịch sử dân tộc như Đền Mẫu Âu
Cơ, Đền Hùng (Phú Thọ); di tích lịch sử gắn với từng giai đoạn cách mạng như Hang

Pắc Bó (Cao Bằng), Cây đa Tân Trào và An toàn khu ở Tuyên Quang, Di tích lịch sử
Điện Biên Phủ...đang tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc trên vùng đất này phát
triển mạnh về du lịch để xóa nghèo vươn lên làm giàu bền vững.

Hình 3. Sa pa

Hình 4. Vịnh hạ long

* Khó khăn
12


+ Thiên nhiên nhiệt đới ẩm, gió mùa diễn biến thất thường có nhiều bão ở
Quảng Ninh, nhiều mưa lụt, hạn hán đặc biệt nhiều sương muối, sương giá, rét đậm...
đã làm cho năng suất , sản lượng cây trồng, vật nuôi rất bấp bênh.
+ Do tài nguyên, thiên nhiên nhiều năm qua đã bị khai thác bừa bãi, dẫn đến hệ
sinh thái đã bị đảo lộn, đất rừng của vùng đang bị cạn kiệt nhanh, gây khó khăn lớn
cho việc phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường.
+ Do tính thất thường của mơi trường tự nhiên dẫn đến vùng này mặc dù có
tiềm năng lớn để phát triển du lịch quốc tế nhưng chưa khai thác hết tiềm năng vì
mùa du lịch hay trùng với mùa mưa bão.
+ Khống sản tuy phong phú đa dạng về loại hình nhưng các mỏ khoáng sản
dễ khai thác coi như đã cạn kiệt hết, các mỏ khống sản cịn lại rất khó khai thác vì
phân bố gần biên giới hoặc gần khu dân cư, hoặc ở sâu dưới lòng đất...
3. Điều kiện kinh tế - xã hội
+ Đặc điểm:- Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Thái, Tày,
Nùng…Người Việt (Kinh) cư trú ở hầu hết các địa phương. Trình độ dân cư, xã hội
có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc
- Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu được cải thiện nhờ cơng cuộc đổi
mới.

+ Thuận lợi: Đồng bào dân tộc có kinh nghiệm sản xuất (canh tác trên đất dốc,
trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới…). Đa dạng về văn
hóa.
+ Khó khăn: Trình độ văn hóa, kĩ thuật của người lao động cịn hạn chế. Đời
sống người dân cịn nhiều khó khăn, song nhà nước quan tâm đầu tư phát triển kinh
tế, xóa đói giảm nghèo.
4. Tình hình phát triển kinh tế
* Khái quát chung
Bảng 2. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ
2018-2019
Các chỉ tiêu

Đơn vị

Cả nước

Diện tích
% so với cả nước
Dân số
% so với cả nước
Tăng trưởng GDP
Thu nhập bình quân
đầu người

Km2
%
Nghìn người
%
%
Nghìn đồng/ tháng


331212
100
94666
100
7,08
4295

13

Vùng Trung du
miền núi Bắc Bộ
101378.28
30,6
14063.5
14,9
10
2640


Cơ cấu kinh tế

Công nghiệp – xây Công nghiệp – xây
dựng :
34,49% ; dựng :
40,43% ;
Dịch vụ : 41,64% ; Dịch vụ : 35,8% ;
Nông-lâm-thủy
Nông-lâm-thủy
sản : 13,96%; thuế sản : 18,67%

sản phẩm trừ trợ
cấp
sản
phẩm
chiếm 9,91%
Nguồn : Tổng hợp từ số liệu Tổng cục thống kê, trang báo chính phủ.
- Trong những năm gần đây bức tranh kinh tế của vùng Trung du miền núi
Bắc Bộ đã có nhiều khởi sắc.
- Kinh tế tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 11,57%,
vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra và cao hơn mức bình quân chung của cả nước.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng công
nghiệp, xây dựng, giảm dần tỷ trọng nơng nghiệp. Nơng nghiệp phát triển khá tồn
diện, đã hình thành được một số vùng sản xuất hàng hố, vùng chun canh tập trung
gắn với cơng nghiệp chế biến và đảm bảo an ninh lương thực. Công nghiệp phát triển
nhanh, khai thác tốt tiềm năng về khai khoáng, thuỷ điện, chế biến lâm sản, tạo động
lực cho chuyển đổi cơ cấu và nâng cao hiệu quả kinh tế. Thương mại và dịch vụ được
mở rộng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đời sống và sản xuất. Kim ngạch xuất khẩu tăng
bình quân 23%/năm; thu ngân sách tăng bình quân 29,31%/năm.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đơ thị được quan tâm. Nhiều cơng trình
trọng điểm đã và đang được thực hiện. Công tác di dân, tái định cư các dự án thuỷ
điện bước đầu đạt kết quả tốt. Các lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ; đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên; công tác phát triển nguồn nhân
lực được chú trọng; an sinh xã hội, xố đói giảm nghèo, giải quyết việc làm đạt kết
quả khá. An ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội cơ bản ổn định; chủ quyền biên giới
quốc gia được giữ vững; quốc phòng an ninh được tăng cường; hệ thống chính trị các
cấp, nhất là ở cơ sở khơng ngừng được củng cố, kiện tồn và từng bước nâng cao
chất lượng hoạt động.
- Tuy vậy, Bộ Chính trị đánh giá Trung du miền núi Bắc bộ vẫn là vùng nghèo
và khó khăn nhất cả nước. Xây dựng vùng trung du và miền núi Bắc bộ vững mạnh
toàn diện vừa là yêu cầu, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc trong vùng, vừa là

nhiệm vụ cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
quốc phòng, an ninh lâu dài cho cả nước.
* Công nghiệp
- Công nghiệp khá đa dạng : Luyện kim, cơ khí, hóa chất, chế biến lâm sản,
chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng…Thế mạnh chủ yếu là khai
thác và chế biến khoáng sản, thủy điện.
- Nhờ có nguồn thuỷ năng và nguồn than phong phú nên cơng nghiệp năng
lượng có điều kiện phát triển mạnh, bao gồm thuỷ điện và nhiệt điện.
%

14


- Ngồi ra cơng nghiệp nhẹ và cơng nghiệp chế biến thực phầm dựa vào nguồn
nguyên liệu, nguồn lao động dồi dào tại chỗ cũng đang phát triển.
- Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của vùng những năm gần đây khá cao. Ở
hầu hết các tỉnh trong vùng đều có chỉ số sản xuất công nghiệp giai đoạn 2015 – 2019
trên 100%
Bảng 3. Chỉ số sản xuất công nghiệp của các tỉnh trong vùng
Tỉnh

2015

2016

2017

2018

2019


Quảng Ninh

105.2

100.1

103.1

108.7

113.48

Hà Giang

101.2

109.4

121.1

112.8

107.38

Cao Bằng

43.3

122.7


138.9

126.3

108.48

Bắc Kạn

100.8

100.1

100.8

113.8

117.96

Tuyên Quang

99.9

83.8

109.4

108.2

106.98


Lào Cai

112.1

123.3

117.1

114.4

118.83

Yên Bái

103.7

105.3

106.9

104.3

110.9

176

123.7

118.3


112.1

111.11

Lạng Sơn

111.6

107.7

105.1

106.5

109.53

Bắc Giang

116.8

120.3

129.3

129.7

130.08

Phú Thọ


116.6

109.5

108.1

108.3

112.01

Điện Biên

108.1

109

114.5

110.6

98.42

Lai Châu

100.2

278.2

129.8


107.1

89.76

Sơn La

102.7

102.2

121.8

103

73.05

Hồ Bình

103.3

104.8

113.8

Thái Ngun

103.6
86.6
Nguồn: Tổng cục thống kê


- Phân bố:
+ Khai thác than : Quảng Ninh;
+ Thuỷ điện : Hồ Bình (1920 MW), Thác Bà (110 MW), Sơn La (2400MW) ,
Tuyên Quang …
+ Nhiệt điện : ng Bí…
+ Trung tâm luyện kim đen: Thái Ngun.
- Với nhiều khống sản, rừng nên sản xuất cơng nghiệp chủ yếu của vùng là
khai thác khoáng sản và chế biến lâm sản. Phân bố công nghiệp chủ yếu ở tiểu vùng
Đông Bắc.
* Nông nghiệp:
- Sản xuất nông nghiệp trong vùng trung du và miền núi Bắc bộ đã có bước
chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa, thâm canh, nâng cao năng suất, chất
lượng. Giai đoạn 2004 -2018, tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp của vùng đạt
bình quân 4,87%/năm, trong khi cả nước là 4,6%
15


- Đã hình thành được một số vùng sản xuất hàng hóa, vùng chun canh tập
trung gắn với cơng nghiệp chế biến và đảm bảo an ninh lương thực. Ngành nông
nghiệp cung cấp lương thực cho hơn 13 triệu người và góp phần xóa đói giảm nghèo,
tạo cơng ăn việc làm cho khoảng 3 triệu người. Các địa phương trong vùng không
những đảm bảo an ninh lương thực tại vùng mà trở thành một phần hàng hóa đặc sản
cung cấp cho cả nước, kể cả xuất khẩu.
- Cơ cấu sản phẩm đa dạng (nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới), tương đối tập
trung về qui mô.
- Lúa và ngô là cây lương thực chính. Lúa trồng chủ yếu ở đồng bằng giữa núi
(Mường Thanh, Bình Lư, Văn Chấn....), ngơ trồng nhiều nương rẫy.
- Do điều kiện tự nhiên của vùng nhiều đồi núi nên thế mạnh chính trong nơng
nghiệp của vùng là trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn ni gia súc lớn.

- Một số sản phẩm có giá trị trên thị trường (chè, hồi, hoa quả…); Cây chè
chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước. Chè Mộc Châu (Sơn La),
chè San (Hà Giang), chè Tân Cương (Thái Nguyên) được nhiều nước ưa chuộng.
- Là vùng trồng chè lớn nhất cả nước, đồng thời cũng là vùng cây ăn quả lớn
thứ 2 toàn quốc (sau Đồng bằng sông Cửu Long), với nhiều vùng cây ăn quả hàng
hóa tập trung quy mơ lớn phục vụ xuất khẩu như: Vải thiều (Bắc Giang), nhãn (Sơn
La), cam (Hà Giang, Hịa Bình), na (Lạng Sơn), xồi (Sơn La)... Bên cạnh đó, tổ
chức sản xuất của các tỉnh đã thay đổi, hình thành các hợp tác xã chuyên từng ngành
hàng gắn kết với doanh nghiệp và người nông dân.

Hình 5. Đồi chè Mộc Châu
- Các địa phương trong vùng cũng tích cực thực hiện tái cơ cấu trong lĩnh vực
chăn nuôi, chuyển dần từ nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung theo
trang trại, gia trại.
Bảng 4. Số lượng trâu, bị, lợn của vùng (nghìn con)
16


Năm

2015

2016

2017

2018

2019


Trâu

1456

1458

1447

1410

1370



961.2

977

1009

1043

1105

Lợn

7198

7550


7161
7511
5351
Nguồn: Niên giám thống kê
Bảng 5. Số lượng trâu, bò, lợn của cả nước (nghìn con)

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

Trâu

2524

2519.4

2491.7

2425.1

2387.9


Bị

5367.2

5496.6

5654.9

5802.9

6060

Lợn

27751

29075.3

27406.7 28151.9 19615.5
Nguồn: Niên giám thống kê

- Chăn nuôi trâu chiếm 57,4% tỉ trọng so với cả nước (2019), chăn ni bị
chiếm 18,2% tỉ trọng so với cả nước (2019), chăn nuôi lợn cũng phát triển chiếm
27,3% tổng số lượng lợn của cả nước (2019).
- Đáng chú ý, hiện nay, vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đã trở thành vùng
trọng điểm về lâm nghiệp; từ năm 2004 đến nay, bình qn hằng năm, tồn vùng
trồng thêm khoảng 100.000ha và bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có. Nhờ đó, tỉ lệ che
phủ rừng đã tăng từ 42,9% năm 2004 lên 55,6% năm 2018, góp phần bảo tồn đa dạng
sinh học, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân. Nghề rừng phát triển mạnh
theo hướng nông - lâm kết hợp.

- Bên cạnh kết quả trên, nhìn chung, sản xuất hàng hóa nơng nghiệp vùng
Trung du miền núi Bắc Bộ vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, tự cung tự cấp; công nghệ bảo
quản, chế biến sau thu hoạch phần lớn ở dạng sơ chế, giá trị gia tăng rất thấp. Do đó,
giá trị sản xuất, lợi thế cạnh tranh, thu nhập của người dân cịn thấp.
- Ngồi ra, việc cơ cấu lại ngành nơng nghiệp và đổi mới mơ hình sản xuất
cịn chậm, hiệu quả thấp. Các mơ hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nông sản
giữa doanh nghiệp và nông dân chưa nhiều. Cơ chế chính sách đặc thù cho vùng
Trung du miền núi Bắc Bộ thiếu nguồn lực thực hiện nên hiệu quả còn chưa cao.
* Dịch vụ
- Hệ thống đường sắt, đường ôtô, cảng biển phát triển, là điều kiện thông
thương với Đồng bằng sông Hồng và các nước láng giềng.
- Hoạt động du lịch trở thành thế mạnh kinh tế của vùng.
* Các trung tâm kinh tế:
- Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn là những trung tâm kinh tế quan
trọng. Mỗi trung tâm có chức năng riêng. Các thành phố Yên Bái, Điện Biên Phủ,
Lào Cai và thị xã Sơn La đang trở thành các trung tâm kinh tế của vùng.
5. Vấn đề khai thác thế mạnh của vùng
*Thế mạnh phát triển cơng nghiệp khai khống và chế biến khoáng sản
17


- Trung du miền núi Bắc Bộ có thế mạnh phát triển cơng nghiệp khai khống
và chế biến khống sản vì vùng này rất giàu về tài nguyên thiên nhiên khống sản mà
biểu hiện như sau:
+ Trong vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản nhiên liệu, năng lượng trữ
lượng lớn phong phú nhất cả nước, đó là :
.Có bể than Đơng Bắc với nhiều mỏ than lớn như Hịn Gai, Cẩm phả, đèo Nai,
Cọc Sáu, Hà Tu, Hà Lầm trữ lượng thăm dị trên 3 tỷ tấn.
.Có mỏ than nâu Na Dương lớn thứ nhì cả nước sau Đồng bằng sông Hồng là
nguồn nhiên liệu rất tốt để phát triển cơng nghiệp nhiệt điện.

.Trong vùng cịn có mỏ than mỡ làng Cẩm, Phấn Mễ duy nhất cả nước là
nguồn nhiên liệu rất tốt để phát triển công nghiệp luyện kim đen.
+Trong vùng có khống sản kim loại vào loại nhất cả nước, điển hình là mỏ
chính sau:
.Có 4 mỏ Fe trong tổng số 5 mỏ sắt của cả nước đó là mỏ sắt Trại Cau, Linh
Nham (Thái Nguyên) đã khai thác từ lâu, mỏ sắt Yên Bái đang khai thác qui mơ lớn
(mỏ Q Sa) Bảo Hà (Lao Cai) Tịng Bá (Hà Giang) là nguồn dự trữ cho tương lai.
.Trong vùng có trữ lượng măng gan lớn nhất cả nước điển hình là mỏ Trùng
Khánh (Cao Bằng)
.Trong vùng có nhiều mỏ kim loại màu trữ lượng nhất nhì cả nước. Có 2 mỏ
thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng), Sơn Dương (Tuyên Quang) trong tổng số 3 mỏ của cả
nước, có trữ lượng bơxit lớn thứ nhì cả nước đó là bơ xít (Lạng Sơn, Cao Bằng) sau
Lâm Đồng; có mỏ chì, kẽm ở Chợ Điền - Bắc Cạn duy nhất cả nước; có 2 mỏ đồng
đó là đồng vàng Lào Cai, đồng chì Sơn La lớn nhất cả nước.
.Các khống sản kim loại đen, kim loại màu nêu trên là cơ sở cho vùng này
hình thành nhiều nhà máy luyện kim đen, luyện kim màu lớn nhất cả nước, điển hình
như khu gang thép Thái Nguyên, luyện thiếc Cao Bằng.
+ Trung du miền núi Bắc Bộ cũng là vùng rất giàu về khống sản phi kim loại
điển hình là :
.Có mỏ Apatít Lào Cai duy nhất cả nước là cơ sở để phát triển cơng nghiệp
sản xuất phân bón.
.Ở vùng Tây Bắc rất giàu về đất hiếm, nổi tiếng đất hiếm Lai Châu là nguyên
liệu rất quan trọng trong công nghiệp hoá chất, sản xuất axêtilen.
.Trung du miền núi Bắc Bộ cũng là vùng rất phong phú về đá vôi nổi tiếng có
đá vơi Đơng Bắc, Tây Bắc là ngun liệu rất tốt làm xi măng mà chưa được khai
thác.
.Trung du miền núi Bắc Bộ cũng rất giàu về đá quý nổi tiếng là đá quý Yên
bái.
.Trung du miền núi Bắc Bộ cũng là vùng rất giàu về các nguồn nguyên liệu
khác như cát đen, cát vàng, sỏi đá là nguyên liệu làm vật liệu xây dựng rất quan

trọng.
Bảng 6. Một số loại khống sản chính của vùng
18


STT Tên khoáng sản
1
Than
2
3

Sắt
Đồng

Tên mỏ
Than đá ở Quảng Ninh
Than mỡ ở Thái Nguyên
Quí Sa (Lào Cai)
Sinh Quyền, Lào Cai - Bản

Phúc

Trữ lượng
Khoảng 3 tỉ tấn
2500 triệu tấn
118,75 triệu tấn
Sinh Quyền (55.000 tấn);
Lào Cai - Bản Phúc
(40.000 tấn)
811 tr tấn

-

Cam Đường - Lào Cai
Tĩnh Túc (Cao bằng),
Sơn Dương
(Tuyên Quang)
6
Đất hiếm
Lào Cai
10 triệu tấn
Như vậy có thể khẳng định rằng, Trung du miền núi Bắc Bộ rất giàu về
nguyên liệu khoáng sản để phát triển công nghiệp.
- Hiện trạng phát triển
+ Đẩy mạnh phát triển công nghiệp khai thác than, nâng dần sản lượng khai
thác than lên 10 triệu tấn và hơn 10 triệu tấn/ năm phục vụ cho phát triển công
nghiệp nhiệt điện, luyện kim xuất khẩu mà đến năm 1999 ta đã xuất khẩu được trung
bình 3 triệu tấn than/năm
+ Vì có nguồn ngun liệu than đá phong phú nên đẩy mạnh phát triển cơng
nghiệp nhiệt điện. Ngồi các nhà máy nhiệt điện đã có như ng Bí 150000 KW, Phả
lại 400000 KW dự kiến xây thêm một nhà máy nhiệt điện mới tại Quảng Ninh
600000KW.
+ Đẩy mạnh phát triển cơng nghiệp luyện kim màu, luyện kim đen vì tiềm
năng kim loại màu còn rất lớn mà chưa khai thác được cụ thể là đẩy mạnh phát triển
công nghiệp luyện thiếc đưa công suất luyện Thiếc lên hơn 1000 tấn/năm. Đồng thời
từng bước đầu tư phát triển công nghiệp luyện chì, kẽm, khai thác đồng, vàng.
+ Đầu tư phát triển mạnh cơng nghiệp sản xuất phân bón từ nguồn ngun
liệu Apatít- Lào Cai đưa cơng suất nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao lên 600000
tấn/năm.
+ Việc phát triển công nghiệp ở Trung du miền núi Bắc Bộ không những phải
được hoàn thiện về mặt phân bố hợp lý mà phải gắn chặt với các phương án bảo vệ

sự trong sạch của môi trường cùng với hạn chế tối đa sự suy thối của mơi trường.
*Thế mạnh phát triển cơng nghiệp thuỷ điện
- Do Trung du miền núi Bắc Bộ có mật độ sơng ngịi dày đặc với nhiều sơng
lớn, với 2 hệ thống sông lớn vào loại nhất cả nước, đó là hệ thống sơng Hồng và hệ
thống sơng Thái Bình trong đó riêng hệ thống sơng Hồng có trữ năng thuỷ điện 11
triệu KW chiếm 1/3 trữ năng thuỷ điện trong đó riêng sơng Đà 6 triệu kw; Hệ thống
sơng Thái Bình tuy trữ năng thuỷ điện nhỏ hơn nhưng vẫn có khả năng khai thác xây
dựng nhiều nhà máy thuỷ điện nhỏ.
4
5

Apatit
Thiếc

19


- Vì thế Trung du miền núi Bắc Bộ được coi là vùng có thế mạnh nhất cả nước
trong phát triển công nghiệp thuỷ điện.
+ Đã xây dựng 2 nhà máy thuỷ điện lớn vào loại lớn nhất cả nước đó là thuỷ
điện Hồ Bình 1,9 triệu KW trên sơng Đà, thuỷ điện Thác bà 110000 KW trên sông
Chảy
+ Đầu tư xây dựng trên sông Đà thuỷ điện Tạ Bú - Sơn La 3,6 triệu KW.
+ Ở vùng Đông Bắc đầu tư xây dựng thuỷ điện Đại Thi trên sông Gâm công
suất 250000 KW và xây nhiều thuỷ điện nhỏ khác như Tà Sa, Nà Ngần (Cao Bằng)
và đẩy mạnh phát triển thuỷ điện nhỏ (mini).
Bảng 7. Công suất, sản lượng một số nhà máy thủy điện trong vùng
Tên một số nhà máy thủy điện
Cơng suất
Sản lượng

(MW)
(triệu KWh)
/
Hịa Bình

1920

8160

Sơn La

2400

9429

Lai Châu

1200

4670

Pắc Ma

140

530

Thác Bà

110


400

Tuyên Quang

300

1295

- Để phát triển công nghiệp thuỷ điện có hiệu quả thì cần phải quan tâm tới
nhiều vấn đề kinh tế - xã hội có liên quan đó là di dân để giải phóng lịng hồ nhà máy
thuỷ điện, vấn đề định canh, định cư cho những vùng mới khai hoang và vấn đề bảo
vệ môi trường ở vùng lòng hồ, vấn đề khai thác tổng hợp các nguồn tài nguyên vùng
hồ như du lịch, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản, thuỷ lợi tưới tiêu...
* Thế mạnh về phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu
- Trung du miền núi Bắc Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên cũng như
về kinh tế - xã hội với việc phát triển các cây công nghiệp.
- Về điều kiện tự nhiên
+ Đất đai ở Trung du miền núi Bắc Bộ rộng lớn mà chủ yếu là đất feralit điển
hình là đất feralit đỏ vàng, đất đỏ đá vôi rất tốt với trồng các cây công nghiệp dài
ngày và ngắn ngày.
+ Trung du miền núi Bắc Bộ có nhiều cao nguyên, đồng bằng giữa núi như cao
nguyên Mộc Châu, cánh đồng Than Nguyên, Nghĩa Lộ, nhiều đồng bằng như đồng
bằng Quang Huy, Lộc Bình, Thất Khê là những địa bàn rất thuận lợi để hình thành
những vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày như chè búp, thuốc
lá...
20


+ Khí hậu của Trung du miền núi Bắc Bộ là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

nhưng có mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5. Đây là vùng có khí hậu mùa
đơng lạnh nhất cả nước, đồng thời lại phân hố theo độ cao. Vì vậy, khí hậu vùng
này rất phù hợp với trồng cây cơng nghiệp chịu lạnh như chè búp, sơn, hồi và các loại
dược liệu q...
+ Khí hậu khơng những phân hố theo độ cao dẫn đến khí hậu ở các vùng cao
như Sa Pa rất thích hợp trồng các loại rau quả ôn đới, những giống rau như su hào,
cải bắp. Đồng thời khí hậu phân hố rất rõ từ đơng sang tây (vì có dãy Hồng Liên
Sơn ngăn cách giữa Đơng Bắc và Tây Bắc) cho nên vùng Đông Bắc rất rét, phù hợp
trồng các cây ưa lạnh nhưng Tây Bắc có khí hậu nóng hơn Đơng Bắc do ít bị ảnh
hưởng của gió mùa Đơng Bắc, khí hậu thể hiện rõ tính chất lục địa. Vì thế lại phù
hợp với một số cây ưa nóng như bơng, cà phê và cả xoài (nổi tiếng xoài Mộc Châu)
+ Nguồn nước tưới ở Trung du miền núi Bắc Bộ khá dồi dào vì có lượng mưa
trung bình từ 1400 - 1600 mm nhưng lại phân hố khá rõ theo 2 mùa khơ và mưa.
Trong đó mùa khơ vẫn thiếu nước để tưới cho cây công nghiệp đặc biệt ở các tỉnh
vùng cao biên giới.
+ Địa hình Trung du miền núi Bắc Bộ khá phức tạp ngoài những vùng đồng
bằng giữa núi, những cao ngun, bình ngun... cịn lại là địa hình đồi núi thấp
trung bình ở Đơng Bắc, núi cao đồ sộ ở Tây Bắc nên gây nhiều khó khăn cho việc
hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn và các vùng chun
canh cây cơng nghiệp được hình thành lên do điều kiện địa hình như vậy nên phân bố
rất phân tán và manh mún.
+ Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên với phát triển cây công nghiệp ở Trung
du miền núi Bắc Bộ là khí hậu diễn biến thất thường hay nhiễu động, nhiều sương
muối, sương giá, rét đậm, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô và lũ lụt vào mùa
mưa.
- Về điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều điều kiện để phát triển cây cơng nghiệp
vì: nguồn lao động trong vùng đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm thâm canh cây
công nghiệp điển hình thâm canh cây chè búp.
+ Đã xây dựng nhiều nhà máy chế biến có kỹ thuật tiên tiến như chế biến chè
búp (Thái nguyên, Phú Thọ, Hà Giang) chế biến hoa quả hộp ở Vĩnh yên, chế biến

đường mía ở Việt Trì... những nhà máy, xí nghiệp này vừa là thị trường tiêu thụ
nguyên liệu cây công nghiệp vừa là nguồn lực thúc đẩy cây công nghiệp phát triển.
Nhiều năm qua do nhà nước vạch ra những chính sách khá phù hợp như chính sách
ổn định lương thực cho người trồng cây cơng nghiệp, chính sách giao đất, giao rừng
thu mua sản phẩm cây công nghiệp với giá khuyến nông và mở rộng thị trường xuất
nhập khẩu.... đã thúc đẩy ngành trồng cây công nghiệp ở vùng này phát triển nhanh.
Tuy vậy, các điều kiện kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều hạn chế với phát triển cây cơng
nghiệp điển hình là:
+ Trình độ thâm canh cây cơng nghiệp nói chung chưa cao mà thể hiện rõ bởi
trình độ khoa học kĩ thuật của người lao động đồng bào ít người cịn thấp.
21


+ Các cơ sở chế biến với phương tiện kỹ thuật đã già cỗi, cũ kỹ, cần được thay
thế nhưng chưa có điều kiện dẫn đến sản phẩm chế biến chất lượng chưa cao, chưa
hợp với thị hiếu tiêu dùng và xuất khẩu.
+ Do ảnh hưởng nặng của cơ chế bao cấp, do nhiều năm thiếu lương thực triền
miên, do chưa có mối quan hệ chặt chẽ giữa người trồng cây công nghiệp với các nhà
máy chế biến.... dẫn đến diện tích trồng cây cơng nghiệp bấp bênh và những năm qua
có xu thế giảm do sản phẩm cây cơng nghiệp làm ra khó tiêu thụ.
- Hiện Trạng: Trên cơ sở phát huy tổng hợp các thế mạnh về tự nhiên, kinh tế xã hội nên Trung du miền núi Bắc Bộ đã hình thành cơ cấu cây cơng nghiệp đa
dạng.
+ Hình thành nhiều vùng chuyên canh chè búp nổi tiếng cả nước với diện tích
trồng chè búp chiếm 1/2 diện tích chè cả nước với nhiều vùng chè tập trung nổi tiếng
như Thái Nguyên, Yên Bái, hà Giang Tuyên Quang, Mộc Châu... Trong đó nổi tiếng
là chè Thái Nguyên.
+ Hình thành nhiều vùng chun canh cây cơng nghiệp cận nhiệt đới đặc sản
như chuyên canh sơn Phú Thọ, chuyên canh hồi ở Lạng Sơn...
+ Hình thành nhiều vùng chuyên canh thuốc lá nổi tiếng như Lạng Sơn, Cao
Bằng.

Ở vùng Tây Bắc nhờ có khí hậu nóng khơ nên đã hình thành vùng chun canh
trồng bơng như Nà Sản, Sơn la, chuyên canh cà phê trong các hộ kinh tế vườn rừng.
+ Nhờ có khí hậu phân hố theo chiều cao nên ở những vùng núi cao dọc biên
giới rất thuận lợi lợi trồng các loại hoa quả cận nhiệt đới, ôn đới như đào, mận, lê
nổi tiếng là mận hậu ở Bắc Hà, đào Sa Pa, quýt Bắc Sơn, bưởi Đoan Hùng, xoài
Mộc Châu....
+Trung du miền núi Bắc Bộ cịn nhiều lợi thế trồng các loại dược liệu q trên
các vùng núi cao như tam thất, sầm quy, đỗ trọng, hà thủ ô...
+Trung du miền núi Bắc Bộ cũng là vùng có nhiều thuận lợi với trồng và gieo
giống, nhiều loại giống rau ôn đới như su hào, cải bắp, súp lơ...
*Thế mạnh phát triển chăn nuôi gia súc
- Trung du miền núi Bắc Bộ còn nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên cũng
như về kinh tế với phát triển chăn nuôi
+ Trước hết trung du miền núi Bắc Bộ có diện tích tự nhiên rộng và trên đó có
nhiều đồng cỏ tự nhiên lớn cùng với nhiều thung lũng sườn đồi... là địa bàn rất tốt để
chăn thả trâu bị.
+ Về khí hậu: do khí hậu phân hố rõ từ đơng sang tây trong đó vùng Đơng
Bắc khí hậu lạnh vào mùa đơng lại kéo dài, ẩm ướt, nên thích hợp với chăn ni trâu
(vì trâu chịu rét giỏi) cịn Tây Bắc khơng những có nhiều cao ngun, nhiều đồng cỏ
lại có khí hậu khơ hơn, nóng hơn nên thích hợp với ni bị.
+ Trung du miền núi Bắc Bộ, đặc biệt là Đơng Bắc có nhiều vùng trũng ngập
nước lại có lượng mưa lớn có nhiều trung tâm mưa lớn ở khu vực phía bắc nổi tiếng
như khu vực Bắc Giang, Hà Giang chân núi Tây Côn Lĩnh càng phù hợp với sinh
thái nuôi trâu.
22


+ Trung du miền núi Bắc Bộ với địa hình đá vôi là phổ biến nên rất phù hợp
phát triển dàn dê quy mô lớn.
+ Trung du miền núi Bắc Bộ cũng là vùng có diện tích rừng lớn với nhiều loại

thực vật phong phú, nhiều loài hoa quả đa dạng, nhiều loại dược liệu q (điển hình
như vải, nhãn, đào...) chính là cơ sở để đẩy mạnh ngành chăn nuôi ong mật quy mô
lớn.
+ Trung du miền núi Bắc Bộ có thế mạnh trồng nhiều loại hoa màu, lương
thực như ngô, khoai, sắn, đặc biệt nhiều năm gần đây do ổn định được vấn đề lượng
thực cho con người, nhờ chính sách lưu thơng nơng sản giữa miền núi và đồng bằng
nên có sản lượng hoa màu, lương thực dồi dào (ngơ, khoai sắn chính là nguồn thức ăn
phát triển đàn lợn qui mô lớn).
+ Nguồn lao động để phát triển chăn nuôi ở Trung du miền núi Bắc Bộ rất dồi
dào, đặc biệt có truyền thống ni trâu, bị, lợn thả rơng vừa chi phí ít về nhân lực,
vừa có khả năng mở rộng quy mơ đàn gia súc.
+ Trung du miền núi Bắc Bộ nổi tiếng với nhiều giống gia súc địa phương với
chất lượng tốt như lợn Mường Khương, lợn Móng Cái, trâu Tuyên Quang, Yên bái...
+ Trung du miền núi Bắc Bộ lại có thị trường tiêu thụ nguồn thực phẩm gia
súc rất lớn là Đồng bằng sông Hồng.
- Trên cơ sở các thế mạnh trên mà Trung du miền núi Bắc Bộ đã phát triển
ngành chăn nuôi gia súc quy mô lớn biểu hiện là các chỉ tiêu sau:
+ Đàn trâu có quy mơ lớn nhất cả nước khoảng 1,4 triệu con chiếm 3/5 đàn
trâu cả nước. Các vùng nuôi nhiều là các tỉnh Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn.
Nghìn con

Biểu đồ 2. Số lượng đàn trâu của vùng và cả nước
+ Đàn bò đứng thứ hai cả nước với quy mô khoảng 1105 nghìn con chiếm
khoảng 20% đàn bị cả nước. Vùng ni bò nhiều nhất ở Trung du miền núi Bắc Bộ
23


là các tỉnh Sơn la, Lai Châu. Tại đây có đàn bị sữa Mộc Châu có quy mơ lớn nhất cả
nước.
Nghìn con


năm

Biểu đồ 3. Số lượng đàn bị của vùng và cả nước
+ Trung du miền núi Bắc Bộ có qui mô đàn dê lớn nhất cả nước chiếm trên
50% đàn dê cả nước và ngành chăn nuôi dê được phát triển rộng khắp ở các tỉnh
trong vùng nhưng nuôi nhiều dê nhất là các tỉnh Hồ Bình, Sơn La vì vùng này ngồi
có địa hình núi đá vơi cịn có khí hậu khơ thích hợp với ni dê.
+ Nhờ có sản lượng hoa màu, lương thực ngơ, khoai, sắn lớn nên có quy mơ
đàn lợn lớn, năm 2019 đạt 5,4 triệu con lợn chiếm 28,3 % đàn lợn cả nước.
+ Ngoài đàn gia súc nêu trên Trung du miền núi Bắc Bộ cịn mạnh thứ hai cả
nước về ni ong mật trong các hộ kinh tế gia đình (sau Đồng bằng sông Cửu
Long).
- Để tiếp tục thực hiện phát triển ngành chăn nuôi và phát huy hết tiềm năng tụ
nhiên kinh tế của vùng thì Trung du miền núi Bắc Bộ cần phải đầu tư nghiên cứu
phát triển mạng lưới giao thơng thuận lợi để vận chuyển nhanh chóng sản phẩm thịt,
sữa về tiêu thụ ở Hà Nội và Đồng bằng sơng Hồng (tạo ra thị trường kích thích chăn
nuôi phát triển).
- Để phát triển mạnh ngành chăn nuôi gia súc lớn trâu, bò cần phải đầu tư
nghiên cứu cải tạo đồng cỏ bằng cách quy hoạch phát triển đồng cỏ tự nhiên, nhập
các giống cỏ từ nước ngoài có chất lượng cao để ni bị sữa như cỏ Goatêmala.
- Cần phải nghiên cứu xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn gia súc tại chỗ để
tạo ra thị trường tiêu thụ và đào tạo một đội ngũ cán bộ thú y có tay nghề cao.
* Thế mạnh phát triển kinh tế biển và du lịch
- Trung du miền núi Bắc Bộ có thế mạnh phát triển kinh tế biển và du lịch là
do những cơ sở sau
+ Trung du miền núi Bắc Bộ có bờ biển tỉnh Quảng Ninh dài trên 200 km,
chính đó là cửa thơng ra biển rất quan trọng của vùng. Cho nên Trung du miền núi
24



Bắc Bộ không những thuận lợi với mở rộng giao thông bằng đường biển với các
vùng trong cả nước mà cả với các nước trong khu vực và châu Á.
+ Nhờ có bờ biển dài, vùng biển rộng nên Trung du miền núi Bắc Bộ có nguồn
tài nguyên hải sản rất phong phú điển hình là ngư trường Hải Phịng - Quảng Ninh
lớn nhất khu vực phía Bắc với trữ lượng hải sản chiếm khoảng 20% cả nước. Chính
đó là cơ sở để phát triển đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản qui mô
lớn.
+ Trung du miền núi Bắc Bộ có nhiều cửa sơng thơng ra biển lớn như cửa
sơng Bạch Đằng, nhiều vũng vịnh kín gió như vịnh Bái Tử Long, vịnh Hạ Long là cơ
sở xây dựng nhiều cảng biển cảng sông biển quy mơ lớn như cảng Sài Gịn, Cẩm
Phả, Cái Lân trong đó cảng Cái Lân là cảng lớn và là cảng nước sâu nhất cả nước.
+ Vùng biển Trung du miền núi Bắc Bộ nổi tiếng có vịnh Hạ Long là di sản
thiên nhiên thế giới với nhiều hang động, nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng như Bãi Cháy,
Trà Cổ, chính là nguồn tài nguyên vô giá để phát triển ngành du lịch trong nước,
quốc tế quy mô lớn.
+ Để phát huy được thế mạnh kinh tế biển và du lịch thì cần thiết phải :
.Đầu tư nâng cấp hiện đại hoá cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng mà điển hình là
xây các khách sạn hiện đại; phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc để làm
thoả mãn cho nhu cầu của du khách quốc tế.
.Nghiên cứu, quy hoạch lại phát triển kinh tế biển và du lịch trong đó đầu tư
nâng cấp hiện đại các cảng biển lớn mũi nhọn là cảng Cái Lân, xây dựng nhiều khu
du lịch mới như khu du lịch Hùng Thắng- Quảng Ninh.
.Trên cơ sở phát triển công nghiệp điện, công nghiệp khai thác than, đánh bắt
hải sản cần phải được xây dựng thành một cụm công nghiệp tổng hợp lấy cảng Cái
Lân làm trung tâm để khai thác triệt để các tài nguyên ở vùng này và cũng tạo cơ sở
để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
6. Định hướng phát triển vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2030,
tầm nhìn 2045
Định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du miền núi Bắc Bộ được

đưa ra như sau:
- Về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản sẽ phát triển theo hướng chuyển dịch
cơ cấu nông nghiệp, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; tập trung
vào trồng và sản xuất các cây đặc sản; Ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa, cơng nghệ
cao vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; Chuyển đổi phương thức canh tác sang
sản xuất hữu cơ, nông nghiệp xanh; Nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản
và hiệu quả sản xuất, kinh doanh; Xây dựng thương hiệu, nâng cao khả năng tiếp cận
thị trường, công tác quảng bá, marketing trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
Đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
- Về công nghiệp, sẽ phát triển các ngành cơng nghiệp có hàm lượng kỹ thuật,
công nghệ cao, không gây ô nhiễm môi trường; Phát triển một số ngành công nghiệp
chủ lực dựa trên cơ sở tài nguyên và lợi thế của vùng; Đẩy mạnh phát triển công
nghiệp nông thôn; Tập trung vào một số ngành công nghiệp trọng điểm, đặc biêt là
25


công nghiệp chế biến; Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát
triển công nghiệp; Đẩy nhanh việc thực hiện cơ chế giá trị trường đối với các hàng
hóa thiết yếu; Phát triển các doanh nghiệp cơng nghiệp tư nhân, doanh nghiệp công
nghiệp nhỏ và vừa.
- Về thương mại, dịch vụ và du lịch hướng tới việc chuyển dịch cơ cấu các
ngành thương mại, dịch vụ theo hướng ưu tiên phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ
cảng, dịch vụ tư vấn, tài chính, ngân hàng, chuyển giao công nghệ; Phát triển kinh tế
cửa khẩu; Phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng, hiệu quả các loại hình du lịch,
liên kết du lịch giữa các vùng. Xây dựng đồng bộ cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ
tầng, gắn khai thác với tôn tạo, duy trì, bảo dưỡng phát triển tài nguyên du lịch,
truyền thống văn hóa dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030 du lịch sẽ trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn, đưa du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ trở thành khu vực có
nhiều điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp trong nước và quốc tế. Phát triển các loại hình
du lịch mới: Du lịch tâm linh, cộng đồng, sinh thái, cửa khẩu…

- Về kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, cần kết hợp cải tạo, nâng cao
và xây dựng mới hệ thống giao thông; Nâng cấp, xây dựng mới mạng lưới điện tương
ứng với nguồn điện, đáp ứng yêu cầu của sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân; Cải
tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cấp nước ở khu vực nông thôn…
- Bẩy giải pháp được đề cập đến, bao gồm: Thúc đẩy phát triển công nghiệp
nông thôn, công nghiệp, địa phương; Phát triển nơng nghiệp hữu cơ và các mơ hình
trang trại thiết kế sinh học; Phát triển du lịch bền vững; Xây dựng hệ sinh thái khởi
nghiệp nông thôn; Tăng cường liên kết ngành, liên kết vùng Trung du miền núi Bắc
Bộ và xây dựng chuỗi cung ứng; Điều chỉnh định hướng về chính sách về đầu tư
nước ngồi; Tăng cường đầu tư ra nước ngoài.
PHẦN 2. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
I. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Dạy học dựa trên dự án
- Dạy học dựa trên dự án thường được sử dụng để tổ chức cho HS tìm hiểu
những nội dung địa lí mang tính phức hợp, yêu cầu vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ
năng để giải quyết.
- Dạy học dựa trên dự án vận dụng nhiều phương pháp dạy học để tổ chức,
chính vì thế nó có khả năng phát triển toàn diện các năng lực cho HS: Năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực nhận thức thế giới
theo quan điểm khơng gian, năng lực tìm hiểu địa lí, năng lực vận dụng kiến thức kĩ
năng…
Ví dụ khi dạy về thế mạnh kinh tế biển
- Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án: GV đề xuất dự án học tập: Tìm hiểu thế mạnh
phát triển kinh tế biển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
+ GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm HS, cụ thể:
Nhóm 1: Trình bày được tiềm năng phát triển các ngành kinh tế biển của vùng
26


Nhóm 2: Trình bày được hiện trạng phát triển các ngành kinh tế biển của

vùng.
Nhóm 3: Tìm hiểu định hướng phát triển các ngành kinh tế biển của vùng
trong tương lai.
Nhóm 4: Thu thập được tranh ảnh, số liệu, video clip,... để trưng bày về các
ngành thủy sản, du lịch, giao thơng vận tải biển của vùng.
+ Các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc: xác định mục đích; dự kiến công
việc và xác định phương pháp tiến hành.
− Giai đoạn 2: Thực hiện dự án: HS làm việc nhóm theo kế hoạch:
+ Thu thập, xử lí, phân tích tài liệu, số liệu từ nhiều nguồn khác nhau
+ Tập hợp dữ liệu để viết báo cáo.
− Giai đoạn 3: Đánh giá dự án
+ HS báo cáo sản phẩm trước lớp, GV và các nhóm khác đặt vấn đề trao đổi
thêm với nhóm tác giả.
+ Tổ chức cho HS tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau về kết quả làm việc của
từng nhóm. GV tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành, nội dung và kết quả
của các vấn đề đã được nghiên cứu và trình bày của từng nhóm.
2. Dạy học hợp tác
- Dạy học hợp tác được sử dụng để hướng dẫn học sinh tìm hiểu một chủ đề
mới, thực hành và luyện tập ở trong lớp, tổ chức học tập ở thực địa, tổ chức những
hoạt động học tập cần có sự tham gia đóng góp trí tuệ và cơng sức của nhiều học
sinh, từ đó tạo ra được sản phẩm học tập chung của nhóm. Ở mức độ cao hơn, GV có
thể đề ra những nhiệm vụ tìm hiểu Địa lí chun sâu cho các nhóm HS hồn tồn độc
lập xử lí các lĩnh vực đề tài và trình bày kết quả làm việc.
- Ví dụ khi dạy phần tài nguyên khoáng sản của vùng Trung du và miền núi
Bắc Bộ, GV có thể vận dụng PP dạy học hợp tác để tổ chức hoạt động học tập như
sau:
+ Bước 1: GV chiếu bản đồ địa chất và khoáng sản.
+ Bước 2: GV yêu cầu HS hợp tác theo nhóm, gồm 3 nhiệm vụ:
Nhiệm vụ 1: Cho biết vùng Trung du miền núi Bắc Bộ gồm những loại
khống sản gì? Kể tên?

Nhiệm vụ 2: GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm, mỗi nhóm hồn thành trong 2
phút:
Nhiệm vụ: Đọc SGK mục 2 (trang 146), kết hợp lược đồ tự nhiên và kinh tế
và kênh hình minh họa, hãy điền tiếp vào sơ đồ làm nổi bật thế mạnh về khai thác,
chế biến khoáng sản và thủy điện của vùng.
Nhiệm vụ 2: GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm, mỗi nhóm hồn thành trong 2
phút:
Nhiệm vụ: Đọc SGK mục 2 (trang 146), kết hợp lược đồ tự nhiên và kinh tế
và kênh hình minh họa, hãy điền tiếp vào sơ đồ làm nổi bật thế mạnh về khai thác,
chế biến khoáng sản và thủy điện của vùng.
27


×