Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

CÁC CHUYÊN ĐỀ MÔN TIẾNG NGA ĐẠT GIẢI TẠI HỘI THẢO KHOA HỌC CÁC TRƯỜNG CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (827.16 KB, 69 trang )

CÁC CHUYÊN ĐỀ MÔN TIẾNG NGA ĐẠT GIẢI TẠI HỘI THẢO KHOA
HỌC CÁC TRƯỜNG CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG
BẮC BỘ NĂM 2022

-

Giải Nhất: Chuyên đề Một số kỹ năng dạy viết câu dành cho đối tượng học sinh
chuyên, tác giả Dương Thị Thuỳ Dung, trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi, Hải
Dương (trang 1 – 18).

-

Giải Nhì: Chuyên đề Dạy kỹ năng viết câu cho đối tượng học sinh giỏi, trường
THPT Chun Hồng Văn Thụ, Hịa Bình (trang 19 – 44).

-

Giải Ba: Chuyên đề Dạy kỹ năng làm bài dựng câu cho học sinh giỏi, trường
THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng (trang 45 – hết).

0


Tên chuyên đề:
MỘT SỐ KỸ NĂNG DẠY VIẾT CÂU DÀNH CHO
ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH CHUYÊN
Bộ môn: tiếng Nga
Người thực hiện: Giáo viên Dương Thị Thuỳ Dung
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc giảng dạy ngoại ngữ từ trước đến nay ln đóng vai trị quan trọng ở trong


mọi mơi trường giáo dục. Tại Việt Nam, bên cạnh các ngoại ngữ khác, tiếng Nga cũng
là một trong những ngôn ngữ chính được nghiên cứu chủ yếu ở các trường phổ thông
chuyên cũng như nhiều trường đại học. Đối với đội ngũ giảng dạy tiếng Nga, việc
nghiên cứu phương pháp để dạy và học ngôn ngữ này sao cho hiệu quả luôn là một
niềm trăn trở để các giáo viên giảng viên không ngừng học hỏi trau dồi và phát triển.
Ngữ pháp tiếng Nga rất phức tạp, không chỉ phải biến đổi danh từ, tính từ sang
sáu cách mà cịn phải chia động từ ở các thì thời thể cho phù hợp ngữ pháp ngữ
nghĩa,… Đặc biệt trong việc giảng dạy, bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi, cần tập
trung vào các chuyên đề, tạo nền tảng vững chắc cho học sinh. Vì vậy, tơi thấy đây là
một chun đề hay và hữu ích trong việc đào tạo học sinh giỏi tiếng Nga.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trong các dạng bài tập đưa ra cho học sinh luyện tập đặc biệt cho học sinh giỏi
thì dạng bài đặt câu dựa trên từ cho sẵn là một dạng bài khó địi hỏi sự tổng hợp kiến
thức và kỹ năng của học sinh (từ vựng, ngữ pháp, khả năng liên kết từ, cụm từ, câu),
do vậy, học sinh thường sẽ hay gặp khó khăn khi làm dạng bài tập này. Trong quá
trình giảng dạy tôi đã áp dụng chuyên đề“Một số kỹ năng dạy viết câu dành cho đối
tượng học sinh chuyên” để nâng cao chất lượng làm bài của học sinh. Trong chuyên đề
này tôi tập trung vào các vấn đề:
- Các lý thuyết liên quan đến ngữ pháp tiếng Nga
- Một số kỹ năng, quy trình để làm bài tập đặt câu
- Một số bài tập vận dụng đặt câu dựa theo từ cho sẵn
PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
1. Thế nào là bài tập sắp xếp câu dựa theo từ gợi ý
1


Trong bài sắp xếp câu, đề bài sẽ cho 1 câu hoàn chỉnh nhưng thứ tự đã bị đảo
lộn. Nhiệm vụ là sắp xếp lại thành câu hoàn chỉnh, đúng ngữ pháp ngữ nghĩa (biến đổi
các từ loại sang dạng phù hợp, thêm giới từ nếu cần thiết ở mức độ nâng cao hơn cho

học sinh giỏi).
Ví dụ: Cоставьте предложение из данных слов: часто/ друзья/ этот/
гулять/ мы/ улица.
Vậy để làm bài tập sắp xếp câu thì chúng ta cần quan tâm đến không chỉ kiến
thức mà cả kỹ năng làm bài, cũng như tư duy logic của học sinh.
2. Các mức độ của bài sắp xếp câu
Dạng bài tập viết câu là sự lồng ghép, yêu cầu việc tư duy cả từ pháp ngữ pháp
cũng như tư duy logic, tuy nhiên với các trình độ khác nhau của từng nhóm lớp sẽ có
mức độ phù hợp.
Bài tập viết câu mức độ cơ bản (dành cho lớp 10): số lượng từ cần sắp xếp trong
câu khoảng 5-7 từ, ưu tiên câu đơn. Có thể cho sẵn giới từ, chỉ cần sắp xếp và chia
động từ ở ngơi và thời cho chính xác.
Ví dụ: Составьте предложения из данных слов: артистка/ голос/ у/
прекрасный. -> У артистки прекрасный голос.
Bài tập viết câu mức độ nâng cao (dành cho lớp 11, 12): số lượng từ trong câu
có thể nâng lên từ 6 từ trở lên. Tối đa là 10-12 từ, có thể là câu ghép, câu phức, không
cho giới từ, yêu cầu biến đổi động từ sang dạng tính động từ hoặc trạng động từ.
Ví dụ: Составьте предложения из данных слов (употребите предлоги,
если необходимо): международный/ конференция/ пригласить/ учёные/
университеты/ разный/ страны/. -> На международную конференцию
пригласили учёных из университетов разных стран.
II. Hệ thống lý thuyết
1. Các từ pháp chính
Từ pháp là một trong hai bộ phận quan trọng nhất của ngữ pháp bất kỳ thứ tiếng
nào, trong đó có tiếng Nga. Từ pháp có những nhiệm vụ sau: Xác định từ loại trong
tiếng Nga; xác định ý nghĩa ngữ pháp chung của từng loại từ; nghiên cứu những quy
tắc biến hình của các từ thuộc từng loại từ và xác định những ý nghĩa ngữ pháp kèm
theo. Trong chuyên đề này, chúng ta xét đến một số từ loại chính, đóng vai trị quan
trọng trong việc xây dựng sắp xếp câu.
a) Động từ

Là một trong những từ loại quan trọng nhất của tiếng Nga. Động từ là những từ
chỉ hành động, trạng thái của con người, sự vật sự việc (читать – đọc; скучать –
buồn, chán; смеяться – cười).

2


Động từ tiếng Nga có năm phạm trù ngữ pháp cơ bản: thể, thời, ngơi, thức, lối.
Ví dụ: Я читаю книгу. Động từ “читаю” ở thể chưa hoàn, chia thời hiện tại, ngơi thứ
nhất số ít, thức trần thuật, lối chủ động.
Trong câu, động từ thường đóng vai trị vị ngữ, tuy nhiên trong một số trường
hợp, động từ có thể đóng vai trị là chủ ngữ. Ví dụ:
Trong bài tập sắp xếp câu, động từ đóng vai trị quan trọng, định hướng ý nghĩa
cũng tính logic của câu. Học sinh cần nắm chắc cách biến chia động từ thời hiện tại,
quá khứ, tương lai; cũng như nắm được ý nghĩa đi với các cách khác nhau của động từ
ấy. Ví dụ: động từ “смотреть” thời hiện tại chia kiểu 2: смотрю/ смотриш/…;
Bên cạnh đó, trong những câu phức với mức độ khó hơn, địi hỏi phải biến đổi
động từ đã cho sang tính động từ, trạng động từ hoặc thức mệnh lệnh. Học sinh ngồi
phán đốn ý nghĩa để sắp xếp câu cho chính xác cũng cần nắm chắc cách biến đổi 2
loại từ này cho phù hợp thời, thể. Ví dụ: Tính động từ bị động sẽ chỉ biến đổi ở những
động từ địi hỏi cách 4 khơng giới từ (ngoại động từ) ở thể chưa hoàn thành. Động từ
chuyển động sẽ khơng thể biến đổi sang tính động từ bị động.
Ví dụ: Составьте предложение из данных слов: купить/ вы/ телефонный/
карта/ нельзя/ вернуть/ или/ обменять/ -> Купленную вами телефонную карту
нельзя вернуть или обменять.
b) Tính từ
Đây là loại từ chỉ đặc điểm tính chất, trạng thái của sự vật sự việc (красивый –
xinh, đẹp; длинный - dài; весёлый - vui); tính từ bao giờ cũng gắn liền với danh từ.
Tính từ được chia làm 3 loại chính: tính từ đạng đầy đủ (tính từ thơng thường), tính từ
ngắn, tính từ dạng so sánh.

Tính từ dạng thơng thường sẽ kết hợp với danh từ và phù hợp về giống, số, cách
để tạo thành 1 cụm danh từ. Ví dụ: красивая девушка. Đối với dạng tính từ này, học
sinh cần chú ý các dạng đi của tính từ để biến đổi cho đúng. Ví dụ: với tính từ có
đuổi “-ний” sẽ biến đổi: -няя/ -нее/ -ние/ -него/ …: синее небо, синяя рубашка,
синий карандаш, …
Tính từ dạng ngắn thường dùng để tả tình trạng của 1 sự vật sự việc, hiện tượng
nào đó mang tính tạm thời, hoặc tính tương đối. Tính từ dạng ngắn được biến đổi từ
gốc của tính từ đầy đủ. Ví dụ: tính từ đầy đủ “полезный” chuyển sang dạng rút gọn
“полезен”. (Чем полезен витамин С?)
Tính từ dạng so sánh được cấu tạo chỉ từ tính từ chỉ phẩm chất. Dạng đơn của
tính từ so sánh tương đối không biến đổi và thường làm vị ngữ trong câu. Trong bài
tập sắp xếp câu, nếu có các động từ “стать”, “быть” … đi cùng tính từ chỉ tính chất,
phẩm chất cần lưu ý có thể biến đổi sang dạng so sánh tương đối. Ví dụ: tính từ đầy đủ
“холодный” chuyển sang dạng so sánh “холоднее”. (Зима в России холоднее, чем во
Вьетнаме.)

3


c) Danh từ
Là những từ để chỉ sự vật, sự việc, tên của người hoặc vật, địa danh nào đó.
Danh từ trong tiếng Nga có các đặc trưng cơ bản sau:
- Có ba phạm trù ngữ pháp cơ bản là giống (giống đực, giống cái, giống trung),
số (số ít và số nhiều), cách (sáu cách). Ví dụ: “учитель” – danh từ giống đực, số ít,
cách 1.
- Trong câu danh từ thường đóng vai trị là chủ ngữ hoặc bổ ngữ. Đây là 1 đặc
điểm quan trọng để làm bài sắp xếp câu. Ví dụ: Составьте предложение из данных
слов: мой/ играть/ студенты/ шахматы/ в/ в/ класс. -> Мои студенты играют в
шахматы в классе. Trong câu này, danh từ “студенты” đóng vai trị chủ ngữ,
“шахматы” và “класс” đóng vai trị bổ ngữ mở rộng thêm về không gian và ý nghĩa

cho động từ.
d) Giới từ
Là một loại hư từ, nó dùng được chỉ mối quan hệ giữa danh từ với các loại từ
khác cũng như giữa các danh từ với nhau. Ví dụ: “зависеть от родителей” (giới từ
от chỉ mối quan hệ đối tượng giữa động từ зависеть và danh từ родители). Giới từ
thường đi với danh từ, tuy nhiên cũng có thể đi cùng với đại từ (прийти к нему) và
thậm chí cả số từ số lượng (делиться на пять).
Vì là hư từ nên giới từ không bao giờ biến đổi và khơng bao giờ đứng một
mình. Trong câu, nó bao giờ cũng cùng với những từ đi với nó tạo thành một khối duy
nhất, đóng một vai trị duy nhất. Ví dụ: Я надеюсь на вашу поддержку. (на
поддержку đóng vai trị bổ ngữ). Vì vậy, khi gặp giới từ, cần tìm bằng được danh từ
(hoặc đại từ) đi với nó, bỏ qua những loại từ khác xen vào giữa.
Trong tiếng Nga có những nhóm giới từ lớn sau:
- Nhóm giới từ chỉ địa điểm: trả lời cho câu hỏi ГДЕ? Chủ yếu ở cách hai, năm
và sáu: у, около, вокруг, вдоль, мимо; за, между, над, под; в, на, при, … Ví dụ:
Мой отец работает в Москве.
- Những giới từ chỉ phương hướng chuyển động: trả lời cho câu hỏi КУДА? Đó
chủ yếu là những giới từ địi hỏi cách bốn: в, на, через, за, … hoặc cách ba: к. Ví dụ:
Я иду к бабушке в деревню.
- Nhóm giới từ chỉ thời gian: trả lời cho câu hỏi КОГДА? Bao gồm các giới từ
ở cách hai, ba, bốn, năm và cách sáu: до, после, около, среди; по, к; в, на, через, за;
с, за, между, перед; в, на, при, … Ví dụ: Зайди ко мне после обеда.
- Nhóm giới từ chỉ nguyên nhân: trả lời cho câu hỏi ПОЧЕМУ? Bao gồm các
giới từ ở cách hai, ba và năm: из-за, из, от; по, благодаря, за; … Đây là nhóm giới
từ khó, cần lưu ý đến sự khác biệt giữa các từ. Ví dụ nguyên nhân xấu dùng giới từ изза, nguyên nhân tốt dùng giới từ благодаря.
+ Я опоздал на собрания из-за дождя;
4


+ Экскурсия прошла удачно благодаря хорошей погоде.

- Bên cạnh các nhóm giới từ chính trên, cịn một số giới từ khác đi với các cách
khác nhau, học sinh cần dựa vào ý nghĩa trong câu cũng như tính logic để điền giới từ
cho phù hợp.
e) Các loại từ khác
- Ngoài các nhóm loại từ trên, học sinh cũng cần chú ý đến các từ loại khác
như:
+ trạng từ: loại từ biểu thị đặc trưng của hành động, trạng thái (Она хорошо
поёт.). Ngồi ra giống như tính từ, trong bài tập sắp xếp đặt câu, học sinh cần chú ý
đến dạng thức so sánh của trạng từ. (Эти реки текут быстрее.)
+ liên từ: là một loại hư từ như giới từ, dùng để biểu thị mối quan hệ giữa
những thành phần đồng nhiệm (chủ ngữ với chủ ngữ, vị ngữ với vị ngữ, …) (Ханой и
город Хошимин являются самыми большими городами.) hoặc giữa các mệnh đề
trong câu phức (Он пришёл, чтобы помогать мне решить задачу). Học sinh cần
nắm rõ ý nghĩa của các loại liên từ khác nhau để sắp xếp đặt câu cho chính xác về ngữ
pháp, ngữ nghĩa và tính logic.
+ đại từ: là từ loại thay thế cho danh từ, tính từ hay số từ (Это моя подруга.
Она учится в школе). Bên cạnh đó cịn có đại từ phản thân себя, đại từ chỉ định
этот/ тот, đại từ caм, … Học sinh cần nắm rõ ý nghĩa, biến đổi sang các cách của
các đại từ, cũng như vị trí của nó ở trong câu. Ví dụ: Đại từ Этот/ тот sẽ sử dụng
như tính từ, đứng trước danh từ, phụ thuộc vào danh từ nó bổ sung ý nghĩa về giống,
số cách. (В этом городе строят новые здания).
+ số từ: là những từ chỉ số lượng (один, два, пять…), hay thứ tự khi đếm
(первый, второй, пятый …) (В моей семье пять человек.) Trong câu số từ chỉ số
lượng có thể đứng riêng khơng kết hợp với danh từ (Мы учимся на пятом этаже.).
Còn số từ thứ tự chức năng như tính từ, phụ thuộc vào danh từ nó bổ sung ý nghĩa về
giống số cách. Bên cạnh đó cịn có số từ tập hợp (двое, трое, …). Đối với số từ, học
sinh cần nắm rõ với số từ nào thì danh từ và tính từ biến đổi ra sao. Ví dụ: два
иностранных студента; пять новых учителей; …
2) Cú pháp
Cú pháp là bộ phận quan trọng bậc nhất của ngữ pháp bởi vì nó phục vụ trực

tiếp cho mục đích chủ yếu của ngơn ngữ là giao tiếp giữa người và người. Nếu từ pháp
giúp chúng ta biết được tiếng Nga có những loại từ gì, các phạm trù ngữ pháp nào, các
từ trong tiếng Nga biến đổi ra sao để thể hiện những phạm trù ngữ pháp ấy thì cú pháp
giúp chúng ta kết hợp từ này với từ kia tạo thành một câu hồn chỉnh, có ý nghĩa.
Những kiến thức cú pháp là bước phát triển logic những kiến thức về từ pháp.
a) Câu đơn
Là câu chỉ có một mệnh đề, tức là chỉ có một trung tâm vị ngữ tính.
5


Câu đơn có thể được chia thành câu hai thành phần và câu một thành phần. Câu
hai thành phần có hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ (Пассажиры вышли из
вагоны.); câu một thành phần chỉ có một thành phần chính duy nhất (Детям хорошо
в пионерском лагере.)
+) Сhủ ngữ: biểu thị vật thể (hiểu theo nghĩa rộng) mà hành động hoặc trạng
thái, hoặc đặc trưng của vật đó được thể hiện ở chủ ngữ. Cách thể hiện chủ ngữ phổ
biến nhất là cách một của danh từ (Я читаю книгу). Đó cũng có thể là cách một của
nhiều loại đại từ (Это были его последние слова.)
- Chủ ngữ cịn có thể biểu hiện bằng động từ ngun mẫu. Mơ hình cấu trúc
này: động từ ngun mẫu + động từ nguyên mẫu/ danh từ cách một/ từ chỉ tình thái
(Понять – это сочувствовать.)
- Chủ ngữ cịn có thể biểu hiện bằng một loại cụm từ với điều kiện là từ chính
của cụm từ đó phải ở cách một. Đó là cụm từ có mơ hình:
Danh từ (đại từ) cách một + c + danh từ (đại từ) cách năm (Мы с ним долго
разговаривали.)
Từ có ý nghĩa số lượng ở cách một + danh từ cách hai (cách một) (Здесь
учатся три иностранных студента.)
Giới từ около, до, с + từ chỉ lượng + danh từ cách hai (С тех пор прошло
около десяти лет.)
Số từ( đại từ) cách một + из + danh từ (đại từ) cách hai (Кто из вам может

решить эту задачу?)
Đại từ bất định cách một + tính từ (По лесу раздалось что-то тревожное.)
+) Vị ngữ: biểu thị hành động, đặc trưng, trạng thái của chủ ngữ
- Vị ngữ đơn giản: biểu hiện bằng một từ là động từ đã chia (Всё утро я ловлю
рыбу.) hoặc bằng một cụm từ ngang bằng nghĩa với động từ. (Вы допустили
ошибку.)
- Vị ngữ phức hợp: gồm 2 thành tố là trợ động từ đã chia + động từ nguyên mẫu
(Все стараются лучше учиться.) Trợ động từ có thể là động từ chỉ giai đoạn
(начинать, продолжать, кончать, стать, …); động từ chỉ khả năng (мочь, уметь,
…); hoặc là những động từ chỉ sự mong muốn, quyết định (хотеть, решать,
любить, стараться…); những động từ biểu thị quá trình tâm lý, suy nghĩ (бояться,
думать, …) …
- Vị ngữ phức tạp: gồm ba thành tố trở lên. Về đại thể vị ngữ phức tạp là sự kết
hợp động vị ngữ phức hợp và danh vị ngữ phức hợp. (Он хочет продолжать
учиться.)
Căn cứ theo mục đích nói, câu đơn chia thành câu trần thuật, câu hỏi và câu cầu
khiến:
6


+) Câu trần thuật: là loại câu phổ biến để kể chuyện, trình báo, thơng báo, mơ
tả, xác định sự vật sự việc, hiện tượng … Vị trí trật tự từ trong câu trần thuật đơn
thường là chủ ngữ + vị ngữ (Вчера я ездила к бабушке). Tuy nhiên để nhấn mạnh
một vấn đề, một thơng tin nào đó vị trí này có thể thay đổi mà vẫn giữ ngun nghĩa.
(Здесь учатся три иностранных студента.)
+) Câu hỏi: loại câu được dùng để biết được 1 thông tin mới từ người đối thoại
hoặc để thẩm định một vấn đề gì đó
- Câu hỏi có từ để hỏi (Кто? Что? Как? Чей? Когда? Зачем? Почему? …).
Trong tiếng Nga từ để hỏi bao giờ cũng đứng ở đầu câu. Ví dụ: Кто это сделал?
- Câu hỏi khơng có từ để hỏi. Về cơ bản vị trí trật tự từ trong câu hỏi khơng có

từ để hỏi giống như câu trần thuật, tuy nhiên thêm dấu hỏi ở cuối câu. Ví dụ: Ты сам
решил эту задачу?
+) Câu cầu khiến: là loại câu để thúc đẩy người đối thoại thực hiện một hành
động nào đó. Trong loại câu này, động từ thường đổi sang thức mệnh lệnh và để ở đầu
câu (Давайте читать эту повесть!)
Căn cứ vào mối quan hệ giữa nội dung của câu và hiện thực, câu đơn được chia
thành câu khẳng định và câu phủ định.
+) Câu khẳng định: câu khơng có tiểu từ «НЕ», trật tự từ tương tự câu trần
thuật.
+) Câu phủ định: phổ biến nhất là câu có tiểu từ «НЕ», hoặc từ phủ định
«НЕТ» (не было, не будет) trong câu vô chủ. Nếu tiểu từ не đứng trước vị ngữ thì là
câu phủ định tồn bộ (Мы ещё не читали эту книгу.)
b) Câu phức
Là câu có hai mệnh đề trở lên, những mệnh đề được xây dựng theo mơ hình của
câu đơn và tạo thành một thể thống nhất chặt chẽ về ý nghĩa và ngữ pháp. Ví dụ: Его
хвалят, а он хмурится.
Câu phức trong tiếng Nga chia làm hai loại lớn: câu phức có liên từ và câu phức
khơng có liên từ.
1) Câu phức có liên từ: Chia làm hai loại lớn là câu phức kết hợp và câu phức
phụ thuộc
Câu phức kết hợp là câu gồm hai hay nhiều mệnh đề bình đẳng về ngữ pháp và
nối với nhau bằng liên từ kết hợp. (После грозы погода стала хорошей, и мы пошли
дальше быстро.) Tuỳ thuộc và ý nghĩa của liên từ được sử dụng để nối hai mệnh đề
mà câu phức kết hợp được chia làm năm loại:
Câu nối kết biểu thị mối quan hệ liệt kê, sử dụng các liên từ и; и… и; ни … ни;
да; … (И погода хорошая, и настроение весёлое.)

7



Câu đối lập biểu thị sự đối chiếu, đối lập giữa các hiện tượng, sự việc, và được
nối với nhau bằng các liên từ như а; но; однако; зато; только; же… (Все
уговаривали его, а он делал всё по-своему.)
Câu phân cách thường biểu thị mối quan hệ loại trừ lẫn nhau giữa những sự
việc, hiện tượng với các liên từ или; не только … но и; либо … либо; то … то; …
(Не только дети должны понять отцов, но и отцы детей.)
Câu giải thích biểu thị mối quan hệ giải thích giữa những sự việc, hiện tượng
được nói đến trong mệnh đề, và chỉ có 2 liên từ то есть và именно.
Câu nối tiếp là câu mà ở mệnh đề thứ hai cung cấp thêm thông tin phụ bổ sung
cho nội dung của mệnh đề đi trước. Những liên từ được sử dụng: да и; к тому же; и
при том (Мы же хотелось домой, да и незачем было идти туда.)
Câu phức phụ thuộc là câu gồm hai mệnh đề khơng bình đẳng với nhau về ngữ
pháp và được nối với nhau bằng liên từ phụ thuộc.
- Mệnh để đóng vai trị quyết định về ngữ pháp được gọi là mệnh đề chính,
mệnh đề phụ thuộc vào ngữ pháp được gọi là mệnh đề phụ. Ta dễ dàng nhận thấy
mệnh đề phụ bao giờ cũng bắt đầu bằng liên từ, nói cách khác liên từ phụ thuộc là dấu
hiệu khởi đầu mệnh đề phụ và hai mệnh đề luôn được ngăn cách với nhau bằng dấu
phẩy, bất kể vị trí của hai mệnh đề như thế nào. (Когда я возвращался домой, было
тихо и темно.)
- Cần lưu ý đến trật tự mệnh đề phụ và chính: mệnh đề phụ có thể đứng trước
hoặc đứng sau hoặc đứng xen vào giữa mệnh đề chính, nhưng trong mọi trường hợp
giữa hai mệnh đề bao giờ cũng phải ngăn cách nhau bằng dấu phẩy.
- Từ tương liên: là từ (có thể kết hợp với giới từ hoặc khơng) thường đứng ở
cuối mệnh đề chính để báo hiệu là thể nào cũng có mệnh đề phụ đi theo. (Он
рассказывал о том, как трудно изучать русский язык.)
- Phân loại câu phức phụ thuộc (có 12 loại):
+ có mệnh đề phụ tính ngữ (Мне нравится человек, который всегда
придумает что-то новое.)
+ có mệnh đề phụ tường giải (Девушка сказала, что она хорошо знает
русскую литературу.)

+ có mệnh đề phụ phương thức mức độ (Льёт такой дождь, что нельзя
выти из дома.)
+ có mệnh đề phụ địa điểm (Там, куда вы завтра ездете, живёт моя семья)
+ có mệnh đề phụ so sánh (Журавли летели быстро-быстро и кричал
грустно, как будьто звали с собой.)
+ có mệnh đề phụ thời gian (Когда мы обедаем, мы смотрим телевизор.)

8


+ có mệnh đề phụ nguyên nhân (Так как мы работали без перерыва, мы
устали.)
+ có mệnh đề phụ điều kiện (Если бы у меня было много денег, я бы открыл
собственную фирму.)
+ có mệnh đề phụ mục đích (Мы разговаривали тихо, чтобы никто не
слышал нас.)
+ có mệnh đề phụ nhượng bộ (Хотя его отговаривали, он сделал по-своему.)
+ có mệnh đề phụ hậu quả (Он оделся тепло, поэтому не боялся холода.)
+ có mệnh đề phụ nối tiếp (Он захотел ещё раз любоваться этой картиной,
зачем возвращался в зал.)
2) Сâu phức khơng có liên từ: là câu phức mà các mệnh đề nối với nhau không
phải bằng liên từ mà bằng các dấu hiệu khác như dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu gạch
ngang. Câu phức khơng có liên từ có thể chia làm các loại sau:
- Câu nối liệt kê (Поёт море, гудит город, ярко скверкает солнце.)
- Сâu đối chiếu (Здесь лето жарко и знойно – зима морозна.)
- Câu quy định (Волков боятся – в лес не ходить)
- Câu giải thích (Луны не было на небе: она в ту пору поздно всходила.)
3) Câu phức nhiều mệnh đề: trong câu có ba mệnh đề trở lên, có thể được chia
làm các loại sau:
- Câu phức nhiều mệnh đề khơng có liên từ (Слово не воробей: вылетит – не

поймаешь.)
- Câu phức nhiều mệnh đề có liên từ kết hợp (Не знаю почему, но он стал не
отвечать на наши вопросы, и мы решили ставить его в покое.)
- Câu phức nhiều mệnh đề có liên từ phụ thuộc (Если он любит математику,
можно считать, что он умный мальчик.)
- Câu phức nhiều mệnh đề có cả liên từ kết hợp và liên từ phụ thuộc (Солнце
ворвалось в окно, и ему пришлось хмуриться, когда он поднял голову.)
- Câu phức nhiều mệnh đề kiểu hỗn hợp. (Лицо у неё было серьезное, губы
сложно сжаты, но глаза она опустила, что мешало Фоме видеть их
выражения.)
4) Dấu câu: Trong tiếng Nga, những quy tắc về dấu câu rất rành mạch, có tính
chất bắt buộc đối với mọi người. Vì vậy trong quá trình hướng dẫn học sinh làm bài
tập đặt câu dựa vào từ gợi ý cần nhắc nhở lưu ý học sinh chú ý vào việc đặt dấu câu
cho chính xác.
4.1. Dấu chấm (.): dùng trong trường hợp duy nhất nhưng lại quan trọng nhất.
Đầu câu viết hoa và cuối câu có dấu chấm.
9


4.2. Dấu phẩy (,): là loại dấu câu phổ biến thường được dùng trong các trường
hợp sau:
+ Đề ngăn cách các thành phần đồng nhiệm trong câu.
+ Ngăn cách đoạn tính động từ đứng sau danh từ mà nó bổ nghĩa
+ Ngăn cách trạng động từ
+ Ngăn cách đoạn tính ngữ mở rộng
+ Ngăn cách các mệnh đề trong câu phức
+ Tách các liên từ phụ thuộc phức tạp thành hai bộ phận
4.3. Dấu hai chấm (:): được dùng trong các trường hợp sau:
+ Để làm rõ thêm, thường là bằng cách liệt kê, một khái niệm nào đó
+ Để ngăn cách hai mệnh đề thường trong câu phức không liên từ loại giải thích

+ Để ngắn cách phần thuyết minh và lời nói trực tiếp khi lời nói trực tiếp bắt
đầu một dòng mới.
4.4. Dấu gạch ngang (-): thường được dùng trong các trường hợp sau:
+ Ngăn cách chủ ngữ và vị ngữ trong mơ hình: danh từ cách 1 – danh từ cách 1
+ Ngăn cách các mệnh đề thường trong câu phức không liên từ loại giải thích
và đối chiếu.
+ Ngăn cách các mệnh đề trong câu phụ tường giải nếu mệnh đề phụ đặt trước
mệnh đề chính.
+ Để bắt đầu lời nói trực tiếp trong đoạn đối thoại
+ Để cùng dấu phẩy ngăn cách lời nói trực tiếp và phần thuyết minh, khi phần
thuyết minh đặt sau lời nói trực tiếp.
4.5. Dấu chấm hỏi (?): đặt ở cuối câu hỏi
4.6. Dấu chấm than (!): đặt cuối câu cầu khiến hoặc sau những câu cảm thán.
4.7. Dấu chấm phẩy (;): ngăn cách những ý quan trọng trong câu đơn nếu
những ý đó chưa tách được thành câu vì các ý vẫn liên quan khá chặt chẽ với nhau.
III. Quy trình thiết kế tiến trình hướng dẫn sắp xếp câu và một số kinh
nghiệm trong quá trình hướng dẫn học sinh làm bài tập đặt câu với từ gợi ý.
Căn cứ vào mục tiêu của bài tập, tôi đề xuất quy trình thiết kế hướng dẫn học
sinh làm bài tập sắp xếp câu bao gồm các bước sau:
- Đọc kỹ đề;
- Tập trung vào các từ loại chính (động từ, tính từ) kết hợp với danh từ nào, sau
đó tạo thành 1 cụm từ;

10


- Viết cụm từ (cụm động từ, cụm danh từ, …) chưa cần đúng ngữ pháp (chia
động từ, biến đổi cách,...);
- Ghép các cụm từ lại thành câu, dịch sang tiếng việt xem đã hợp lý chưa. Thêm
giới từ, biến đổi trạng động từ, tính động từ nếu cần thiết ở những câu phức, độ khó

cao.
- Xem cịn thiếu từ gì sẽ bổ sung vào cho hợp nghĩa (số từ, đại từ sở hữu, trạng
từ,…);
- Trong quá trình ghép các từ, cụm từ, học sinh có thể dùng bút chì gạch chân/
gạch chéo đánh dấu những từ đã sử dụng để tránh tình trạng thừa hoặc thiếu từ khi xây
dựng câu.
- Kiểm tra chỉnh sửa lại câu 1 lần nữa cho cho đúng về ngữ pháp và ngữ nghĩa.
Ví dụ: Составьте предложение из данных слов: вы/ учитель/ знать/
жить/ наш/ новый/ что/ деревня
Bước 1: Xác định 2 động từ знать và жить
Bước 2: có thể tạo được cụm жить + деревня và знать + что
Bước 3: có thể tạo thành сác cụm: жить в деревне và знать, что
Bước 4: thêm các danh từ còn lại: вы + знать, что và учитель + жить в
деревне.
Bước 5: Chia động từ cho đúng với chủ ngữ và thêm các loại từ khác cho hoàn
chỉnh: Вы знаете, что наш новый учитель живёт в деревне?
Bước 6: Kiểm tra lại về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp. Viết lại vào bài thi.
Để sắp xếp đặt câu được học sinh cần:
- Biết hoặc phán đoán được ý nghĩa, từ loại và cách sử dụng từng từ vựng cho
sẵn: danh từ, tính từ, động từ, tính/ trạng động từ, …
- Nắm được kết cấu câu, dạng ngữ pháp điển hình: ví dụ như câu so sánh hơn
nhất, câu ghép với liên từ который, câu sử dụng trạng/ tính động từ, các cách đi với
từng động từ với các ý nghĩa khác nhau, ...
- Phân tích cụ thể thành phần câu: chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ,
trung tâm ngữ, giới từ, lượng từ…
- Kiểm soát tốt thời gian làm bài và kiểm tra lại bài sau khi hồn thành, tránh
sai sót.
Khi soạn loại bài tập sắp xếp câu, giáo viên có thể tham khảo:
- Khi soạn bài tập dạng đặt câu dựa trên từ cho sẵn, nên tìm những câu có ý
nghĩa, giáo viên có thể tận dụng các câu trong sách giáo khoa tiếng Nga của nhà xuất

bản Giáo dục từ quyển 6 đến quyển 12. Ngồi ra có thể tham khảo các tài liệu khác
của các nhà xuất bản uy tín.
11


- Trong tiết học cho học sinh làm bài đặt câu như này, trước tiên cần ôn tập lại
kiến thức theo từng chuyên đề, cấu trúc chính, các từ loại quan trọng, sau đó cho bài
tập đặt câu dựa theo từ gợi ý theo nội dung kiến thức đã ôn tập lúc đầu.
- Nên lưu ý các cách sắp xếp khác nhau mà vẫn đưa ra câu có ngữ nghĩa và ngữ
pháp
IV. Kết quả thực tiễn
Trong quá trình giảng dạy, cho học sinh làm dạng bài tập sắp xếp câu dựa theo
từ gợi ý, bản thân tôi nhận thấy những câu nói có ý nghĩa sẽ giúp các em ghi nhớ lâu
hơn và hào hứng hơn; việc ôn tập lại kiến thức trước khi bắt đầu làm bài tập sẽ giúp
học sinh tự duy nhanh hơn, logic hơn. Trong quá trình giảng dạy tơi ln cố gắng để
phát huy được tính độc lập, tinh thần tự học, tính tự chủ của học sinh, tạo cho các em
đam mê, hứng thú trong học tập, giúp các em ghi nhớ kiến thức một cách dễ dàng. Kết
quả đạt được qua những lần kiểm tra và các kỳ thi như sau:
Lớp

Tổng số
HS

Xuất sắc
(%)

Giỏi
(%)

Khá

(%)

Trung bình
(%)

Yếu
(%)

12 Nga

32

6

81

13

0

0

11 Nga

33

7

77


16

0

0

10 Nga

30

4

76

20

0

0

V. Một số bài tập sắp xếp câu dựa theo từ gợi ý tham khảo
1.1. Bài tập dành cho học sinh lớp 10
Ở những bài tập tập dành cho lớp 10, tôi ưu tiên những cấu trúc đơn giản, có
cho giới từ sẵn, số lượng tầm 5-7 từ để các em có thể dễ dàng làm quen và sắp xếp.
Bên cạnh đó cũng ưu tiên tập trung để học sinh trau dồi lại các 6 cách biến đổi, các
chia động từ,…
Задание: Составьте предложения из данных слов.
1. артистка/ голос/ у/ прекрасный.
2. решить/ юг/ провести/ я/ страна/ на/ отпуск.
3. университет/ здание/ два/ в/ лифт.

4. ты/ приехать/ откуда?
5. стоять/ друг/ около/ мой/ дверь.
6. читать/ я/ поэт/ стихи/ Россия.
7. ты/ почему/ вчера/ занятие/ не было/ на?
8. несколько/ играть/ студент/ шахматы/ в.
9. купить/ хотеть/ сестра/ платье/ новый/.
10. внимательно/ слушать/ все/ певцы/ и/ выступление/ артисты.
-> đáp án:
12


1. У артистки прекрасный голос.
2. Я решил провести отпуск на юге страны.
3. В здании университета два лифта.
4. Откуда ты приехал?
5. Мой друг стоит около двери.
6. Я читаю стихи поэта России.
7. Почему тебя не было на занятии вчера?
8. Несколько студентов играет (играют) в шахматы.
9. Сестра хочет купить новое платье.
10. Все внимательно слушают выступление певцов и артистов.
- Sau đó bài tập sẽ nâng cao dần lên, cho những bài tập cần thêm giới từ, ở đề
bài sẽ bỏ bớt các giới từ về thời gian, địa điểm…
Задание: Составьте предложения из данных слов, употребите
предлоги, если необходимо
1. закончить/ мы/ проект/ ноябрь/ двадцать восьмой.
2. встретиться/ они/ лекция/ второй.
3. жена/ свой/ третий/ друг/ познакомить/ мы.
4. уже/ ты/ четвёртый/ проиграть/ деньги/ все/ раз.
5. жить/ влюди/ этот/ восьмисотый/ квартира/ этаж/ шестой.

6. долго/ он/ думать/ четыре/ задача.
7. лежать/ всё/ три/ коробка/ большой.
8. подарки/ приготовить/ дети/ семь/ они.
9. увидеть/ фотография/ восемь/ среди/ я/ свой.
10. вы/ я/ быть/ одиннадцать/ двенадцать/ ждать.
1. знать/ ты/ жить/ что/ деревня/ я/ ?
2. всегда/ стадион/ мы/ играть/ футбол.
3. мой/ танцевать/ клуб/ друзья/ дискотека/ сейчас.
4. смотреть/ нравиться/ новый/ я/ спектакль/ телевизор.
5. мой/ артистка/ играть/ любимый/ спектакль/ хорошо.
6. понедельник/ заниматься/ дома/ мы/ вечером.
7. готовить/ сначала/ ужин/ отдыхать/ потом/ мы.
8. старший/ мой/ учиться/ университет/ брат.
9. он/ теперь/ немного/ по-русски/ говорить/ уже.
10. где/ купить/ журнал "Спорт"/ можно/ скажите.
-> đáp án:
1. Мы закончим проект к двадцать восьмому ноября.
2. Они встретились перед второй лекцией.
13


3. Друг познакомил нас со свой третьей женой.
4. Ты уже проиграл все деньги в четвёртый раз.
5. Эти люди живут в восьмисотой квартире на шестом этаже.
6. Он долго думал над четырьмя задачами.
7. Всё лежит в трёх больших коробках.
8. Они приготовили подарки для семи детей.
9. Я увидел свою фотографию среди восьми.
10. Я буду ждать вас с одинадцати до двенадцати.
1. Ты знаешь, что я живу в деревне?

2. Мы всегда играем в футбол на стадионе.
3. Мои друзья сейчас танцуют на дискотеке в клубе.
4. Мне нравится смотреть новый спектакль по телевизору.
5. Моя любимая артистка хорошо играет в спектакле.
6. В понедельник вечером мы занимаемся дома.
7. Сначала мы готовим ужин, потом отдыхаем.
8. Мой старший брат учится в университете.
9. Теперь он уже немного говорит по-русски.
10. Скажите, где можно купить журнал "Спорт".
Bài tập nâng cao
Задание: Составьте предложения из данных слов, употребите
предлоги, если необходимо
1. этот/ вопросы/ такой/ трудный/ что/ никто/ не/ мочь/ ответить/ они/
2. раньше/ деревня/ конец/ зима/ быть/ мало/ еда/ поэтому/ люди/
экономить/ продукты/
3. сначала/ мы/ должен/ отредактировать/ этот/ текст/ потом/ мочь/ его/
опубликовать/
4. этот/ фильм/ такой/ скучный/ никто/ не/ что/ смотреть/ больше/
5. когда/ я/ быть/ пенсия/ я/ быть/ много/ путешествовать/
6. дождь/ быть/ такой/ сильный/ что/ мы/ промокнуть/ нитка/
7. когда/ улица/ тепло/ и/ ветер/дуть/все/ вещи/очень/ быстро/ сохнуть/
8. все/ влюблённые/ уверен/ что/ никогда/ не/ расходиться/
9. женщины/ ни в коем случае/ не/ должен/ первый/ здороваться/ и/
подавать/ рука/
10. скоро/ московский/ издательство «Вагриус»/ быть/ издать/ книга/
самый/ интересный/ события/ который/ произойти/ XX век/
-> đáp án:
1. Эти вопросы такие трудные, что никто не мог ответить на них.
2. Раньше в деревне в конце зимы было мало еды, поэтому люди
экономили продукты.


14


3. Сначала мы должны отредактировать этот текст, потом можем его
опубликовать.
4. этот фильм такой скучный, что никто не смотрит больше.
5. Когда я буду на пенсии, я буду много путешествовать.
6. Дождь был такой сильный, что мы промокнули до нитки.
7. Когда на улице тепло и ветер дует, все вещи очень быстро сохнут.
8. Все влюблённые уверены, что никогда не расходятся
9. Женщины ни в коем случае не должны первым здороваться и подавать
руку.
10. Скоро московским издательством «Вагриус» будет издают книгу о
самых интересных событиях, которые произошли в ХХ веке.
2. Bài tập dành cho lớp 11, 12
Với đối tượng là học sinh lớp 11 và 12, các em đã nắm vững hầu hết các kiến
thức cơ bản nên độ khó của bài tập sẽ nâng cao hơn. Các em không chỉ cần phải thêm
giới từ khi cần thiết mà cịn biến đổi tính từ, trạng từ sang dạng so sánh hơn nếu được,
biến đổi động từ nguyên mẫu thành tính động từ hoặc trạng động từ cho phù hợp. Bên
cạnh đó số lượng từ cho sẵn cũng sẽ tăng lên 10-14 từ/ 1 câu.
Задание: Составьте предложения из данных слов, употребите
предлоги, если необходимо
1. человек/ уметь/ правильно/ распределять/ свой/ время/ никогда/ не/
опаздывать/
2. родители/ всегда/ готов/ дать/ свой/ дети/ хороший/ совет/ и/ помочь/
трудный/ ситуация/
3. ежегодный/ ярмарка/ Москва/ можно/ познакомиться/ литература/
издавать/ российский/ и/ иностранный/ издательства/
4. детский/ сад/ большой/ внимание/ уделяться/ не только/ но и/

интеллектуальный/ развитие/ ребёнок/ физический/ воспитание/
5. чем/ тем/ много/ иностранные/ языки/ знать/ человек/ легко/ и/ быстро/
он/ изучать/ каждый/ следующий/ иностранный/ язык/
6. все/ иностранный/ студенты/ этот/ университет/ иметь/ право/ льготный/
проезд/ общественный/ транспорт/
7. память/ человек/ похож/ карта/ автомобильный/ дороги/ большой/
государство/
8. хотя/ билеты/ Большой театр/ стоить/ дорого/ там/ никогда/ не/ бывать/
свободный/ места/
9. сейчас/ многие/ дети/ разный/ страны/ вести/ себя/ плохой/ чем/ раньше/
10. настоящий/ момент/ почти/ 17 миллионов/ россиянин/ получить/ поза/
одна/ минимум/ вакцина/ коронавирус/
15


11. исследования/ показывать/ что/ чем/ много/ гулять/ ребёнок/ улица/
тем/ хорошо/ его/ зрение/
12. концентрация/ люди/ большой/ город/ оказывать/ сильный/ влияние/
развитие/ и/ образ/ жизнь/ человечество/
13. смех/ мы/ дышать/ более/ глубоко/ и/ получать/ много/ кислорода/
14. обсуждение/ такой/ вопрос/ всегда/ вызывать/ мы/ большой/ интерес/
15. чтобы/ решить/ транспортный/ проблема/ город/ построить/ окружной/
дорога/
16. многие/ страны/ власть/ запрещён/ проезд/ центр/ город/ личный/
автомобиль/
17. правительство/ страна/ успешно/ решаться/ экологический/ проблемы/
крупный/ города/
18. главный/ опасность/ глобализация/ состоять/ унификация/ различный/
национальный/ культуры/
19. окончание/ университет/ выпускники/ хотеть/ получить/ работа/

специальность/
20. мы/ прийти/ стройка/ искать/ этот/ инженер/ просьба/ директор/
21. большинство/ иностранцы/считать/что/изучать/ русский язык/ нелегко/
22. город/ Санкт-Петербург/ отличаться/ богатство/ архитектура/ и/
чёткость/ планировка/
23. воспоминания/ родной/ земля/ всегда/ приносить/ человек/ радости/
24. ребята/ договориться/ друг друга/ вместе/ пойти/ воскресенье/
прогулка/ парк/
25. вчера/ Анна/ первый/ раз/ жизнь/ быть/ Большой театр/ где/
посмотрела/ балет «Лебединое озеро»/
-> đáp án:
1. Человек, умеющий правильно распределять своё время, никогда не
опаздывает.
2. Родители всегда готовы дать своим детям хороший совет и помочь в
трудной ситуации.
3. На ежегодной ярмарке в Москве можно познакомиться с литературой,
издаваемой российскими и иностранными издательствами.
4. В детском саду большое внимание уделяется не
интеллектуальному развитию ребёнка, но и физическому воспитанию.

16

только


5. Чем больше иностранных языков знает человек, тем легче и быстрее он
изучает каждый следующий иностранный язык.
6. Все иностранные студенты этого университета имеют право на
льготный проезд в общественном транспорте.
7. Память человека похожа на карту автомобильных дорог большого

государства.
8. Xотя билеты в Большой театр стоят дорого, там никогда не бывает
свободных мест.
9. Cейчас многие дети в разных странах ведут себя хуже, чем раньше.
10. К настоящему моменту почти 17 млн россиян получили минимум одну
позу вакцины от коронавируса.
11. исследования показывают, что чем больше ребёнок гуляет на улице,
тем лучше для его зрения.
12. Концентрация людей в больших городах оказывает сильное влияние
на развитие и образ жизни человечества.
13. При смехе мы дышим более глубоко и получаем больше кислорода.
14. Обсуждение такого вопроса всегда вызывает у нас большой интерес.
15. Чтобы решить транспортную проблему, в городе построили окружную
дорогу.
16. Во многих странах властью запрещён проезд в центр города на личном
автомобиле.
17. Правительством страны успешно решается экологические проблемы в
крупных городах.
18. Главная опасность глобализации состоит в унификации различных
национальных культур.
19. После окончания университета выпускники хотят получить работу по
специальности.
20. Мы пришли на стройку искать этого инженера по просьбе директора.
21. Большинство иностранцев считают, что изучать русский язык нелегко.
22. Город Санкт-Петербург отличается богатством архитектуры и
чёткостью планировки.
23. Воспоминания о родной земле всегда приносит человеку радости.
24. Ребята договорились друг с другом вместе пойти на прогулку в парк в
воскресенье.


17


25. Вчера Анна первый раз в жизни была в Большом театре, где
посмотрела балет «Лебединое озеро».
PHẦN KẾT LUẬN
Thực tế cho thấy việc làm bài tập đặt câu dựa theo từ gợi ý mang lại lợi ích là
kích thích cả giáo viên và học sinh tư duy và không ngừng trau dồi kiến thức một cách
nghiêm túc và chuyên sâu để có một nền tảng rộng và chắc chắn đủ đáp ứng với những
đòi hỏi ngày càng cao của dạy học hiện nay. Bên cạnh đó, học sinh cũng trau dồi tổng
hợp, áp dụng các kiến thức đã học được để giải quyết bài tập. Đặc biệt, các em sẽ có
những chuyển biến rõ rệt trong khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn.
Muốn thực hiện tốt việc hướng dẫn học sinh làm tốt bài sắp xếp câu dựa theo từ
gợi ý trong mơn tiếng Nga địi hỏi giáo viên dạy bộ môn này phải tốn nhiều thời gian,
công sức chuẩn bị thật kĩ để có thể nắm vững các kiến thức tổng hợp liên quan. Có thể
nói, đây là dạng bài tập tổng hợp kiến thức, giúp học sinh phát triển nhiều kỹ năng và
tu duy, thông qua dạng dạng bài tập có thể nhận biết được năng lực cũng như kiến thức
của học sinh để điều chỉnh hướng dạy cho phù hợp. Bởi vậy, các cấp lãnh đạo nên có
các chương trình bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ cho giáo viên, tạo điều kiện cho
giáo viên tham gia các hoạt động giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong và
ngoài trường cũng như ở khu vực.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong quá trình thực hiên chuyên đề này, song chắc
chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của các
chuyên gia, các đồng nghiệp và bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS. Vũ Đình Vị, Ngữ pháp tiếng Nga (Грамматика русского языка),
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003.
2. Аксёнова М.П./ Русский язык по-новому часть 3/ Под редакцией Р.А.
Кульковой. – СПб. «Златоуст», 2001, - 304 с.
3. Царева Н.Ю./ Русский как иностранный. Контрольные работы:

элементарный, базовый, первый сертификационный уровни/ Н.Ю. Царева, И.А.
Пугачев, М.Б. Будильцева. – М.: Астрель: Олимп, 2010. – 202 с.
4. Кузьмина Н.В./ Russian Grammar in Tables. Русская грамматика в
таблицах [Электронный ресурс] : учеб. пособие / Н.В. Кузьмина. – 7-е изд., стер.
– М. : ФЛИНТА, 2016. – 101 с. – (Русский язык как иностранный).
5. Федотова Н. Л. Методика преподавания русского языка как
иностранного. Практический курс. Центр «Златоуст», 2013

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ BẮC BỘ

18


NỘI DUNG
I. PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 20
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................................... 21

19


2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................................... 21
3. Đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu ....................................................................... 22
4. Tính mới ................................................................................................................................... 22
5. Ý nghĩa ..................................................................................................................................... 22
II. NỘI DUNG ................................................................................................................................. 22
1.

2.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................................... 22

1.1.

Những nhiệm vụ của việc dạy chữ viết và ngôn ngữ viết ........................................ 22

1.2.

Ngôn ngữ viết .............................................................................................................. 23

1.3.

Luyện tập chữ viết và ngôn ngữ viết ......................................................................... 23

1.3.1

Luyện tập chữ viết .................................................................................................. 23

1.3.2.

Luyện tập ngôn ngữ viết ........................................................................................ 23

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................................... 24
2.1. Thực trạng dạy kỹ năng viết cho học sinh ở trường THPT Chuyên .......................... 24
2.2. Nhu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và kỹ năng viết nói riêng ................ 25

3. Phương pháp dạy kỹ năng viết câu cho đối tượng học sinh giỏi ........................................ 26
3.1. Khái niệm cơ bản............................................................................................................. 26
3.2. Các dạng bài tập liên quan đến viết câu trong đề thi học sinh giỏi ............................ 27
3.3. Kiểu câu và tỉ lệ trong bài tập viết câu ở các đề thi Học sinh giỏi .................................... 27
3.4. Kỹ thuật làm bài tập viết câu ............................................................................................. 28
3.5. Giải pháp Dạy viết câu cho đối tượng học sinh giỏi ......................................................... 28

3.6. Bài tập thực hành viết câu ................................................................................................. 29
3.7. Kết quả thực hiện ............................................................................................................. 41
III.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 42

IV.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 44

I. PHẦN MỞ ĐẦU
Trong xu hướng hội nhập thế giới, cùng với nền tảng kiến thức cơ
bản về văn hóa, kinh tế, khoa học, kỹ thuật, hiểu biết xã hội, kỹ năng
mềm,... thì ngoại ngữ được coi là một chìa khóa vạn năng để mở ra cánh
cửa kết nối thế giới. Từ nhận định về giá trị đóng góp của ngoại ngữ, từ lâu
ngành giáo dục Việt Nam đã chú trọng đẩy mạnh việc dạy và học ngoại ngữ
20


trong tồn bộ hệ thống giáo dục của mình. Đặc biệt những năm gần đây
nhiều chuyên gia, tổ chức giáo dục đã áp dụng dạy – học ngoại ngữ vào
phương pháp giáo dục sớm cho trẻ và đạt hiệu quả cao. Khơng cịn nghi
ngờ gì nữa, hoạt động dạy-học ngoại ngữ là nhu cầu thiết yếu, không thể
thiếu ở bất kỳ môi trường giáo dục nào. Cùng với tiếng Anh, tiếng Pháp,
tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Đức, tiếng Nga là một trong các thứ tiếng
được giảng dạy như một ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong chương trình ngoại ngữ cấp THPT nói chung và tiếng Nga nói
riêng, mục tiêu phát triển bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ln ln đồng
hành và xun suốt q trình học, trong đó việc dạy và học kỹ năng viết là

vô cùng thiết yếu đặc biệt đối với đối tượng học sinh giỏi với cấu trúc bài thi
lên tới 30% là kỹ năng viết. Do đó, dạy – học kỹ năng viết ln là mối quan
tâm khơng chỉ của giáo viên mà cịn là của các học sinh đội tuyển học sinh
giỏi. Trong số các dạng bài liên quan đó, dạng bài “ viết câu từ những từ
cho sẵn, thêm giới từ nếu cầu” luôn là vấn đề đặt ra cần được chinh phục
một cách trọn vẹn. Trên cơ sở đó, nhóm giáo viên tiếng Nga chúng tôi quyết
định thực hiện chuyên đề “Dạy kỹ năng viết câu cho đối tượng học sinh giỏi”
nhằm tìm ra các giải pháp tối ưu để đạt hiệu quả cao trong công tác giảng
dạy của thầy cô cũng như trong việc học của trò.
2. Phương pháp nghiên cứu
Trong khuôn khổ thực hiện chuyên đề này, chúng tôi áp dụng
phương pháp mơ tả để có cái nhìn tồn diện về dạng bài tập viết câu; thống
kê các kiểu câu, dạng câu trong các đề thi học sinh giỏi khu vực, học sinh
giỏi quốc gia, để tạo hướng tìm giải phải; phương pháp phân tích để hiểu rõ
các thành phần câu, cấu trúc câu; phương pháp tổng hợp, khái quát nhằm
đưa ra những nhận định, phương pháp mấu chốt để giải quyết bài tập một
cách hiệu quả; khảo sát người học ở hai giai đoạn trước và sau để thấy rõ
hơn nhu cầu của người học và hiệu quả của các giải pháp.
21


3. Đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu
Kỹ năng viết câu, dựng câu.
Nhằm tìm ra giải pháp cho quá trình Dạy kỹ năng viết câu dành cho
đối tượng học sinh giỏi.
Xây dựng hệ thống bài tập phát triển kỹ năng làm bài viết câu cho
học sinh đội tuyển HSG.
4. Tính mới
Lần đầu tiên trong khn khổ nghiên cứu chuyên đề của khu vực
Duyên hải đề cập tới một dạng bài tập chi tiết – viết câu.

5. Ý nghĩa
Về mặt lý thuyết: Hiểu rõ về cấu trúc câu; củng cố các đơn vị từ vựng
và các cấu trúc trong câu, đồng thời tăng cường kiến thức ngữ pháp.
Về mặt thực tiễn: Hệ thống hóa lại các bước, quy trình làm bài cho
học sinh. Tháo gỡ những khó khăn mà học sinh mắc phải trong q trình
làm bài. Góp phần củng cố kiến thức kỹ năng trong các dạng bài viết khác
như: lập hội thoại, viết lại câu, viết luận, ... .

II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1. Những nhiệm vụ của việc dạy chữ viết và ngôn ngữ viết
Trong phương pháp giảng dạy tiếng nước ngoài, chữ viết và ngôn ngữ
chủ yếu được xem là một phương tiện giảng dạy. Vấn đề này đã được phản
ánh trong các chương trình học của nhà trường PT.
Việc rèn luyện kỹ năng kỹ xảo trong lĩnh vực chữ viết và ngôn ngữ viết
được diễn ra liên tục ở tất cả mọi giai đoạn học tập, song tỷ trọng của chữ
viết và ngôn ngữ viết không phải lúc nào cũng ngang nhau. Chẳng hạn, ở
giai đoạn đầu sức chú ý chủ yếu được tập trung vào các mặt âm – chữ và
các kiểu chữ viết. Ở giai đoạn giữa, học sinh đã nắm được phép viết hình
chữ, sức chú ý được chuyển sang các kỹ năng và phụ thuộc chặt chẽ vào
việc tích lũy vốn tài liệu ngôn ngữ. Ở giai đoạn học cao hơn, tất cả những kỹ
năng này đều được hoàn thiện và tự động hóa hơn nữa, do đó ngơn ngữ viết
trở thành một phương tiện phù trợ quan trọng trong hoạt động độc lập học
22


tiếng của học sinh. Việc rèn luyên ngôn ngữ viết và chữ viết có ảnh hưởng
tích cực đến việc lĩnh hội nhiều dạng hoạt động ngôn ngữ khác.
Trong việc tập viết, cả thính giác và cả cơ quan cấu âm đều buộc phải
tham gia tuy ở một mức độ giảm yếu.

Hình thành kỹ năng viết thường chậm hơn so với kỹ năng nói. Hiện
tượng này là hồn tồn tất nhiên và là do bản thân cơ cấu của ngôn ngữ.
1.2. Ngơn ngữ viết
Ngơn ngữ viết có tính phức tạp về mặt tâm lý.
Cơ cấu của việc soạn một đoạn văn cũng khơng phải là đơn giản. Q
tình soạn một bài đoạn văn bao gồm những phần chủ yếu như sau: 1, lựa
chọn những từ thích hợp với yêu cầu của đoạn văn cụ thể đó, 2, phân phối
những đặc trưng sự vật trong nhóm các câu; 3, chú ý đến vị ngữ, xem đó là
bộ phận chủ yếu trong việc tổ chức ý nghĩa của câu; 4, tổ chức sự liên hệ
giữa các câu. Đồng thời sức mạnh chủ yếu trong việc viết một đoạn văn là
sự tiên đoán đoạn văn đó, nghĩa là hình dung được sẽ viết cái gì ngay trước
khi viết.
Việc phát triển ngơn ngữ viết được trình bày sơ lược như sau:
Giai đoạn thứ nhất: hoạt động nói ở lớp theo các mơ-đen đã được
chuẩn bị sẵn cho một đề tài nào đó:
Giai đoạn thứ hai: hoạt động viết của học sinh ở nhà nhằm nắm vững
được các mơ-đen đó.
Giai đoạn thứ ba: những bài tập ngơn ngữ nói theo đề tài đã cho ở
lớp.
Giai đoạn thứ 4: hoạt động viết ở nhà để phát triển ngơn ngữ viết.
Tính chất của bài tập về ngơn ngữ viết cần được đặt trong mối quan
hệ phụ thuộc hai yếu tố: trình độ hiểu biết ngơn ngữ và lứa tuối của học
sinh.
Về tâp lý sư phạm, mức độ của tính độc lập sáng tạo của học sinh về
ngơn ngữ viết phụ thuộc rất nhiều vào lứa tuổi của các em. Do đó hệ thống
các bài tập ngơn ngữ viết cũng phải xây dựng thích ứng với vấn đề này.
1.3.

Luyện tập chữ viết và ngôn ngữ viết
1.3.1 Luyện tập chữ viết


Đây là dạng bài tập nhằm lĩnh hội các quan hệ âm- chữ như là những
bài tập mở đầu của chính tả. Các hình thức bài tập: 1, bằng thị giác; 2,
bằng thính giác; 3, bằng cả thị giác- thính giác.; 4, chính tả tự viết.
1.3.2. Luyện tập ngơn ngữ viết
Bài tập luyện tập ngôn ngữ viết được chia ra thành các bài tập
chuẩn bị và bài tập đơn thuần ngôn ngữ.
23


Các bài tập chuẩn bị gồm những kiểu bài nhằm nắm được
những mơ-đen riêng lẻ và được chọn lựa thích hợp với việc học bài
văn.
Hệ thống bài tập thuần ngôn ngữ có thể bắt đầu từ việc tái hiện
đơn giản theo trí nhớ những nhóm câu liên tục đã được đọc hoặc
nghe ở lớp.
Mức độ tiếp theo có thể là những bài tập rút gọn bài khóa đã
đọc.
Bài tập làm văn.
Bài tập viết thư.
Bài tập viết hội thoại theo tình huống.
Bài tập viết câu: Đây là dạng bài tập có trong Đề thi học sinh
giỏi khu vực, học sinh giỏi Quốc gia giành cho hs THPT. Bài tập đã
cho bao gồm các từ cho sẵn, yêu cầu học sinh dựng thành câu hoàn
chỉnh dưới dạng viết và thêm giới từ nếu cần. Đảm bảo đúng cấu
trúc, chính tả, logic, khoa học và chuẩn phong.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thực trạng dạy kỹ năng viết cho học sinh ở trường THPT
Chuyên
Phần lớn học sinh lớp 12 nói chung và học sinh Đội tuyển nói

riêng gặp nhiều khó khăn khi gặp dạng bài tập viết câu. Vấn đề này
xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau dưới đây:
• Khách quan:
- Dạy và học ngoại ngữ ngồi mơi trường tiếng.
- Phương tiện kỹ thuật cịn hạn chế.
- Phân phối chương trình chưa phù hợp.
• Ngun nhân chủ quan:
- Ít vốn từ, chưa nắm chắc về từ loại và cú pháp
- Rào cản tâm lý do các yếu tố bên trong và bên ngoài mang lại. Học
sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu,khám phá bài học nếu
không được giao nhiệm vụ.Các em chưa có nhu cầu tự thân bộc lộ
những suy nghĩ,năng khiếu của cá nhân trước tập thể.Ý thức
chuẩn bị bài hầu như khơng có,tồn tại thói quen đợi chờ tiếp nhận
kiến thức từ phía giáo viên.
- Số lượng học sinh có ý thức cao trong học tập cịn ít, coi nhiệm vụ
học tập là phụ. Thói quen của học sinh trong giờ luyện viết là thụ
động, chờ đợi và sao chép,hoặc viết lại máy móc mà khơng cần có
sự liên kết ý, hay khơng quan tâm đến lỗi chính tả.
Từ thực trạng trên chúng tôi đã tiến hành khảo sát về mức độ là
dạng bài tập này ở 20 học sinh và chia ra thành hai nhóm, kết quả
khảo sát ban đầu khi chưa áp dụng biện pháp mới như sau:
24


×