Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Chuyên đề 05 TIÊU hóa ở ĐỘNG vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.43 KB, 14 trang )

Chuyên đề 05: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT
A. KIẾN THỨC CẦN NẮM
1. Tiêu hóa: Tiêu hóa là q trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn
giản mà cơ thể hấp thụ được.
2. Tiêu hóa ở các nhóm động vật
2.1. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa
- Động vật đơn bào
- Quá trình tiêu hóa chủ yếu là tiêu hóa nội bào.
- Tiếp nhận thức ăn bằng hình thức thực bào.
- Các enzim từ lizoxơm đưa vào khơng bào tiêu hóa để thủy phân thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn
giản để tế bào sử dụng.
2.2. Ở động vật có túi tiêu hóa
- Các lồi ruột khoang và giun dẹp có túi tiêu hóa.
- Túi tiêu hóa được hình thành từ nhiều tế bào. Trong túi tiêu hóa thức ăn được tiêu hóa nội bào và ngoại
bào. Nhờ các tế bào thành túi tiêu hóa tiết ra các enzim để tiêu hóa hóa học thức ăn. Sau đó thức ăn đang
tiêu hóa dang dở sẽ được tiếp tục tiêu hóa nội bào trong tế bào của thành túi tiêu hóa.
2.3. Ở động vật đã hình thành ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa
- Ống tiêu hóa gồm nhiều bộ phận với các chức năng khác nhau.
- Thức ăn đi theo một chiều trong ống tiêu hóa. Khi đi qua ống tiêu hóa, thức ăn bị biến đổi cơ học và hóa
học để trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
- Các chất không được tiêu hóa trong ống tiêu hóa sẽ tạo thành phân và thải ra ngồi.
- Tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa gặp ở động vật có xương sống và một số động vật không xương
sống.
- Tùy thuộc vào các loại thức ăn khác nhau mà cấu tạo của bộ hàm, dạ dày, và ruột của ống tiêu hóa ở các
nhóm động vật là khác nhau.
3. Tiêu hóa ở động vật ăn thịt
3.1. Quá trình biến đổi cơ học: Nhờ răng ở khoang miệng và thành cơ ở dạ dày làm thức ăn bị cắt, xé,
nghiền, bóp nhuyễn thành các phần tử nhỏ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình biến đổi hóa học.
3.2. Q trình biến đổi hóa học
- Nhờ các enzim trong dịch tiêu hóa do các tuyến tiêu hóa tiết ra (tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến tụy,
tuyến ruột) giúp chuyển thành các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các chất hữu cơ đơn giản có thể hấp


thụ được.
- Gan tiết mật góp phần nhũ tương hóa lypit và tạo mơi trường thuận lợi cho hoạt động của các enzim tiêu
hóa ở ruột.


3.3. Sự hấp thu các chất dinh dưỡng
- Bề mặt hấp thụ của ruột: được tăng lên rất nhiều nhờ các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các
lông cực nhỏ của các tế bào lông ruột tạo điều kiện để hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng.
- Cơ chế hấp thụ:
+ Một số chất được hấp thụ qua màng ruột theo cơ chế khuếch tán (như glixêrin và axit béo, các vitamin
tan trong dầu).
+ Phần lớn các chất cịn lại (glucơzơ, xxit amin,…) được hấp thụ theo cơ chế chủ động.
- Con đường vận chuyển các chất hấp thụ
+ Theo đường bạch huyết: Axit béo và glyxerol sau khi thấm qua màng tế bào lông ruột sẽ tổng hợp thành
lipit, vào mạch bạch huyết trong lông ruột rồi trở về tim. Các vitamin tan trong dầu cũng được hấp thụ và
đi theo con đường này.
+ Theo đường máu: Các axit amin và các đường đơn cùng các vitamin cịn lại, muối khống và nước sau
khi hấp thụ sẽ chuyển qua các mao quản máu, theo các tĩnh mạch ruột, qua gan và tĩnh mạch chủ dưới để
về tim.
4. Tiêu hóa ở thú ăn thực vật
4.1. Biến đổi cơ học: Thực hiện trong khoang miệng và dạ dày.
- Ở động vật nhai lại như trâu, bò,… lúc ăn chúng chỉ nhai sơ rồi nuốt ngay, tranh thủ lấy được nhiều thức
ăn để sau đó mới “ợ lên” nhai lại lúc nghỉ ngơi.
- Đối với động vật có dạ dày đơn như ngựa và động vật gặm nhấm (thỏ, chuột) chúng nhai kĩ hơn động
vật nhai lại.
- Gia cầm và các loại chim ăn hạt khơng có răng nên mổ hạt và nuốt ngay, diều chứa thức ăn. Trong diều
khơng có dịch tiêu hóa, mà chỉ có dịch nhầy để làm trơn và mềm thức ăn.
4.2. Biến đổi hóa học và biến đổi sinh học
- Ở động vật nhai lại dạ dày chia làm 4 ngăn là: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế (dạ dày chính
thức).

+ Dạ cỏ là ngăn lớn nhất. ở đây thức ăn được nhào trộn với nước bọt, khi đầy, vật ngừng ăn, thức ăn được
chuyển sang dạ tổ ong, tại đây thức ăn được ợ lên và nhai lại.
+ Sự biến đổi sinh học đối với thức ăn giàu xenlulôzơ thực hiện ở dạ cỏ.
+ Thức ăn sau khi đã được nhai kĩ với lượng nước bọt tiết ra, cùng với một lượng lớn VSV sẽ được
chuyển thẳng xuống dạ lá sách để hấp thụ bớt nước và chuyển sang dạ múi khế. Chính VSV đã là nguồn
cung cấp phần lớn protein cho nhu cầu của cơ thể vật chủ.
+ Q trình biến đổi hóa học diễn ra ở dạ múi khế và ruột, tương tự như ở các loài động vật khác.
- Ở các động vật có dạ dày đơn như thỏ, ngựa…: q trình biến đổi nhờ vi sinh vật, xảy ra trong ruột tịt
(manh tràng).
- Ở chim ăn hạt và gia cầm (chỉ dùng cho HSG tham khảo)
- Thức ăn được chuyển từ diều xuống dạ dày tuyến và dạ dày cơ (mề).


- Dạ dày tuyến tiết dịch tiêu hóa, dạ dày cơ nghiền nát các hạt và thấm dịch tiêu hóa tiết ra từ dạ dày
tuyến, sẽ biến đổi một phần, sau đó chuyển xuống ruột. Ở đây thức ăn tiếp tục biến đổi nhờ các enzim có
trong các dịch tiêu hóa tiết ra từ các tuyến gan, tuyến tụy, tuyến ruột.
4.3. Sự hấp thụ thức ăn đã được tiêu hóa:
Sản phẩm tiêu hóa được hấp thụ qua màng ruột. sau đó được vận chuyển đến các tế bào đảm bảo sự phát
triển và mọi hoạt động sống của cơ thể.
B. TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO
Câu 1. Căn cứ vào hình thức vị trí xảy ra sự biến đổi thức ăn, người ta chia tiêu hóa động vật làm 2 nhóm
nào sau đây?
A. Tiêu hóa trong túi và trong ống tiêu hóa.
B. Tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào.
C. Tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
D. Tiêu hóa lý học và tiêu hóa sinh học.
Câu 2. Đa số động vật nguyên sinh, để lấy thức ăn vào chúng đã thực hiện của quá trình nào?
A. Khuếch tán.

B. Thẩm thấu.


C. Ẩm bào.

D. Thực bào.

Câu 3. Khi nói về khơng bào tiêu hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I.

Tiết enzim tiêu hóa thức ăn.

II.

Chứa thức ăn.

III.

Liên kết với lizoxôm để phân giải thức ăn.

IV.

Có khả năng hịa hợp với màng tế bào.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.


Câu 4. Tiêu hóa nội bào là quá trình biến đổi thức ăn xảy ra trong
A. ống tiêu hóa.

B. túi tiêu hóa.

C. tế bào.

D. hệ tiêu hóa.

Câu 5. Dựa trên hình vẽ về sự tiêu hóa nội bào ở trùng đến giày, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

1. Chú thích (I) là sự hình thành khơng bào tiêu hóa.
2. Chú thích (II) là chất thải được đưa ra khỏi tế bào.
3. Chú thích (III) là khơng bào tiêu hóa.
4. Chú thích (IV) là lizoxơm gắn vào khơng bào tiêu hóa.


5. Chú thích (V) là enzim từ lizoxơm vào khơng bào tiêu hóa.
6. Chú thích (VI) là chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thu vào tế bào.
A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 6. Những loài động vật mà chất cặn bã và thức ăn được đi qua lỗ miệng, loài đó sẽ thực hiện q
trình tiêu hóa nào?
A. Chỉ tiêu hóa nội bào và có hệ tiêu hóa dạng ống.

B. Chỉ tiêu hóa ngoại bào và có hệ tiêu hóa dạng túi.
C. Vừa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào.
D. Đã có hệ tiêu hóa hồn chỉnh.
Câu 7. Trong ống tiêu hóa, thức ăn được biến đổi hóa học chủ yếu diễn ra ở đâu?
A. Miệng.

B. Dạ dày.

C. Ruột non.

D. Ruột già.

Câu 8. Vì sao quá tình tiêu hóa trong túi tiêu hóa ưu việt hơn tiêu hóa nội bào?
A. Có thể lấy được thức ăn có kích thước lớn.
B. Sự biến đổi thức ăn từ phức tạp thành dạng đơn giản.
C. Thức ăn được biến đổi nhờ enzim do các tế bào của túi tiêu hóa tiết ra.
D. Enzim tiêu hóa khơng bị hịa lỗng với nước.
Câu 9. Ở động vật, khi nói đến sự biến đổi thức ăn trong túi tiêu hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Lấy thức ăn và thải cặn bã qua lỗ miệng.
II. Thức ăn được biến đổi hoàn tồn thành chất đơn giản trong túi tiêu hóa.
III. Thức ăn bị trộn lẫn với các chất thải.
IV. Dịch tiêu hóa tiết ra bị hịa lỗng với nước.
A. 1

B.

C. 3

D. 4


Câu 10. Vì sao động vật có ống tiêu hóa có cấu tạo hệ tiêu hóa hồn chỉnh hơn động vật có túi tiêu hóa?
A. Có kích thước dài hơn.

B. Có sự phân hóa rõ rệt.

C. Miệng và hậu mơn phân biệt.

D. Hệ enzim tiêu hóa rất đa dạng.

Câu 11. Những động vật nào sau đây có ống tiêu hóa?
A. Động vật có xương sống và khơng xương sống.
B. Chỉ ở động vật có xương sống.
C. Chỉ có ở động vật ăn cỏ.
D. Chỉ có ở động vật khơng có xương sống.
Câu 12. Trong ống tiêu hóa của người, thức ăn không được biến đổi ở đâu?
A. Miệng.

B. Thực quản.

C. Dạ dày.

D. Ruột già.

Câu 13. Quá trình biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng đơn giản nhất để có thể hấp thụ là q trình
biến đổi gì?
A. Hóa cơ học.

B. Hóa lý học.

C. Đồng hóa.


D. Hóa hóa học.


Câu 14. Ở miệng, tinh bột được biến đổi thành đường manto nhờ enzim gì?
A. Catalaza.

B. Sacaraza.

C. Amylaza.

D. Maltaza.

Câu 15. Enzim tiêu hóa protein trong dạ dày là gì?
A. Pepsin.

B. Tripsin.

C. Kimotripsin.

D. Amylaza.

Câu 16. Dịch vị không chứa enzim nào?
A. Axit HCl.

B. Enzim pepsin.

C. Chất nhầy.

D. Enzim tripsin.


Câu 17. Điều nào sau đây không phải là một trong những nguyên nhân gây loét dạ dày?
A. Tiết axit HCl quá nhiều.
B. Tế bào tiết chất nhầy bị tổn thương.
C. Enzim pepsin không hoạt động.
D. Vi khuẩn tấn công mạnh.
Câu 18. Giun, sán ký sinh ở ruột non khơng có đặc điểm nào sau đây?
A. Thị giác tiêu giảm.

B. Phát triển giác quan.

C. Bề mặt cơ thể lớn.

D. Hệ tiêu hóa hồn thiện.

Câu 19. Chất nhầy trong ống tiêu hóa có vai trò chủ yếu là:
A. Làm trơn thức ăn.

B. Bảo vệ đường tiêu hóa.

C. Diệt khuẩn.

D. Tiêu hóa một số loại thức ăn.

Câu 20. Dựa trên hình vẽ dạ dày và ruột ở thú ăn thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Chú thích (I) là dạ dày 4 ngăn ở thú ăn thực vật.
(2) Chú thích (II) là ruột non dài để thuận tiện cho biến đổi và hấp thụ thức ăn.
(3) Chú thích (III) là manh tràng, là nơi tiêu hóa sinh học.
(4) Chú thích (IV) là ruột già, là nơi chứa lấy chất cặn bã và tái hấp thụ nước.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 21. Trong ống tiêu hóa, thức ăn có thể được biến đổi về mặt cơ học, hóa học và sinh học. Quá trình
biến đổi sinh học là gì?
A. Phân giải thức ăn trong cơ thể.
B. Tiêu hóa nhờ enzim.
C. Phân giải thức ăn nhờ vi sinh vật.


D. Phân giải vi sinh vật để lấy chất dinh dưỡng.
Câu 22. Lồi ăn cỏ nào sau đây có dạ dày đơn?
A. Trâu, bò.

B. Hươu, nai.

C. Dê, cừu.

D. Thỏ, ngựa.

Câu 23. Ở động vật nhai lại, q trình tiêu hóa hóa học diễn ra chủ yếu ở đâu?
A. Dạ cỏ.

B. Dạ múi khế.


C. Dạ lá sách.

D. Dạ tổ ong.

Câu 24. Cơ thể người có thể hấp thụ trực tiếp loại thức ăn nào mà không cần biến đổi?
A. Gluxit

B. Lipit

C. Protein

D. Vitamin.

Câu 25. Trong miệng có enzim tiêu hóa tinh bột chín, nhưng chỉ rất ít tinh bột được biến đổi ở đây, vì
sao?
A. Thời gian thức ăn ở trong miệng quá ngắn.
B. Lượng enzim trong nước bọt quá ít.
C. Độ pH trong miệng không phù hợp cho enzim hoạt động.
D. Thức ăn chưa được nghiền nhỏ để thấm đều nước bọt.
Câu 26. Nhiều lồi thú có thể liếm vết thương để ngăn chặn quá trình viêm nhiễm. Vì sao?
A. pH hơi kiềm nên ức chế sự sinh trưởng phát triển của vi sinh vật.
B. Trong nước bọt thú có nhiều lizozim có tác dụng diệt khuẩn.
C. Chất kháng sinh làm tan thành tế bào vi khuẩn.
D. Chất nhầy có khả năng kháng khuẩn.
Câu 27. Dựa trên hình vẽ dạ dày và ruột ở thú ăn thịt, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Dạ dày (I) là một túi lớn chứa lấy thức ăn, biến đổi cơ học và hóa học.
(2) Ruột non (II) ở thú ăn thịt, ngắn, nơi tiêu hóa chủ yếu là hóa học.
(3) Ruột tịt (III) là nơi tiêu hóa sinh học, vì có chứa nhiều vi sinh vật phân giải xenlulozo.
(4) Ruột già (IV) nơi chứa chất thải bã và tái hấp thụ nước.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 28. Để đáp ứng nhu cầu protein cho cơ thể, các loài thú ăn thực vật có đặc điểm nào sau đây?
A. Thường sử dụng lượng thức ăn rất lớn.
B. Đôi khi chúng ăn cả thức ăn động vật.
C. Tăng cường ăn các cây họ đậu.
D. Tiêu hóa vi sinh vật sống dạ cỏ.


Câu 29. Trong ống tiêu hóa, axit HCl trong dịch vị có vai trị gì?
A. Làm biến tính các phân tử protein.
B. Hoạt hóa pepsinogen thành pepsin hoạt động.
C. Tiêu diệt vi khuẩn có trong thức ăn.
D. Tạo mơi trường thích hợp cho enzim pepsin hoạt động.
Câu 30. Dịch mật khơng có tác dụng gì sau đây?
A. Nhũ tương hóa dầu và mỡ.
B. Trung hòa dịch axit của dạ dày.
C. Biến đổi lipit thành glyxerin và axit béo.
D. Tạo môi trường thuận lợi cho các enzim tiêu hóa ở ruột hoạt động.
Câu 31. Một số người có thể bị cắt túi mật nhưng vẫn sống bình thường. Vì sao?
A. Túi mật chỉ là nơi chứa chứ không tiết ra mật.
B. Mật khơng có vai trị quan trọng với q trình tiêu hóa.
C. Trong dịch mật khơng có enzim tiêu hóa.
D. Mật chỉ có tác dụng phân cắt mỡ.

Câu 32. Saccarit và protein chỉ được hấp thụ vào máu khi đã biến đổi thành:
A. Glyxerin và axit hữu cơ.

B. Glucôzơ và axit béo.

C. Đường đơn và axit amin.

D. Glycogen và axit amin.

Câu 33. Quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở ruột non. Điều giải thích nào sau đây là
sai?
A. Ruột non có vi sinh vật, giúp thức ăn được biến đổi hoàn toàn thành các chất đơn giản.
B. Vì chỉ đến ruột non thức ăn mới được biến đổi hoàn toàn thành các chất đơn giản.
C. Ruột non có diện tích bề mặt hấp thụ rất lớn.
D. Vì ruột non là phần dài nhất của ống tiêu hóa.
Câu 34. Ở ruột non, có cấu tạo đặc biệt để làm tăng diện tích hấp thụ. Có bao nhiêu đặc điểm cấu tạo sau
giúp tăng bề mặt hấp thụ?
I.

Lớp niêm mạc ruột non có nhiều nếp gấp.

II.

Bề mặt các nếp gấp có nhiều lơng ruột.

III.

Trên mỗi lơng ruột có rất nhiều lơng cực nhỏ.

IV.


Tập trung nhiều tuyến tiết enzyme tiêu hóa.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 35. Phần lớn các chất hấp thụ ở ruột vào mao mạch máu đều qua gan trước khi đổ vào tĩnh mạch
chủ. Trong q trình đó gan sẽ có vai trị gì?
A. Tiết ra mật để tiếp tục biến đổi lipit.
B. Khử độc và điều hòa nồng độ các chất trong máu.
C. Hấp thụ bớt nước.


D. Biến đổi gluco thành glycogen.
Câu 36. Khi nói đến cơ quan tiêu hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I.

Các lồi ăn thực vật đều có ruột rất dài và manh tràng phát triển.

II.

So với loài ăn thịt, các động vật ăn cỏ có bộ răng ít phân hóa hơn.

III.


Các lồi ăn thực vật đều có dạ dày kép.

IV.

Cả loài ăn thịt và loài ăn thực vật đều có các enzim tiêu hóa giống nhau.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 37. Ruột già ở người, ngoài chức năng chứa các chất cặn bã để thải ra ngồi cịn có chức năng gì?
A. Tiêu hóa xenlulơ diễn ra ở manh tràng.
B. Tái hấp thu nước để cô đặc chất bã.
C. Hấp thu dinh dưỡng cịn sót lại ở ruột non.
D. Chỉ để lưu giữ tạm thời các chất thải.
Câu 38. Dạ cỏ của trâu bị có chức năng gì?
A. Là nơi diễn ra q trình tiêu hóa sinh học.
B. Chỉ để chứa thức ăn.
C. Thực hiện tiêu hóa hóa học.
D. Chủ yếu hấp thu nước có trong thức ăn.
Câu 39. Các vi sinh vật cộng sinh trong ống tiêu hóa của động vật ăn cỏ đem lại nhiều lợi ích cho các lồi
này. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về vai trị của nhóm vi sinh vật cộng sinh này?
I.

Cung cấp nguồn protein quan trọng.


II.

Giúp quá trình tiêu hóa xenlulo.

III.

Cung cấp cho vật chủ nhiều loại vitamin.

IV.

Tạo ra mơi trường thích hợp cho enzim hoạt động.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 40. Ở ruột, vì sao protein khơng được biến đổi nhờ enzim pepsin?
A. Ruột khơng có loại enzim này.
B. Độ pH của ruột khơng thích hợp.
C. Có sự cạnh tranh của nhiều loại enzim khác.
D. Ở ruột chỉ có các protein đơn giản.
Câu 41. Động vật ăn cỏ khơng có khả năng tiết ra loại enzim nào?
A. Amylaza.

B. Lipaza.


C. Xenlulaza.

D. Prơteaza.

Câu 42. Khi nói đến q trình biến đổi thức ăn cơ học chủ yếu diễn ra ở dạ dày, nhóm động vật nào sau
đây đúng?
A. Động vật nhai lại.

B. Chim ăn thịt.

C. Chim ăn hạt.

D. Thú ăn thịt.

Câu 43: Vì sao enzim biến đổi prơtêin khơng phá hủy cấu trúc của cơ quan tiết ra chúng?


A. Các cơ quan này có chất đặc biệt để bảo vệ.
B. Enzim được tiết ra ở dạng không hoạt động.
C. Chỉ khi có nhu cầu thì enzim mới được tiết.
D. Các cơ quan tiết có cấu tạo đặc biệt.
Câu 44. Dựa trên hình vẽ dạ dày và ruột ở thú ăn thịt và ăn thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?

(1) Dạ dày của thú ăn thịt lớn hơn của thú ăn thực vật.
(2) Ruột non thú ăn thịt ngắn hơn thú ăn thực vật.
(3) Manh tràng thú ăn thực vật phát triển và có chức năng tiêu hóa sinh học.
(4) Hình A là ống tiêu hóa của thú ăn thịt, hình B là ống tiêu hóa của thú ăn thực vật.
A. 1


B. 2

C. 3

D. 4

Câu 45. Dựa trên hình vẽ dạ dày của thú ăn thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.

Dạ cỏ của trâu, bò lớn hơn thú ăn thịt.

II.

Dạ múi khế là nơi biến đổi hóa học chính của dạ dày của động vật ăn thực vật nhai lại.

III.

Dạ dày trâu, bò, hươu, nai, dê, cừu là dạ dày 4 ngăn.

IV. Đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa: Miệng → thực quản → dạ cỏ → dạ tổ ong → thực quản
→ miệng (nhai kỹ) → thực quản → dạ lá sách → dạ múi khế.
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4


Câu 46. Khi nói đến q trình biến đổi thức ăn ở chim ăn hạt, trình tự biến đổi thức ăn nào sau đây đúng?
A. Biến đổi cơ học, biến đổi hóa học, biến đổi sinh học.
B. Biến đổi hóa học, biến đổi cơ học, biến đổi hóa học.
C. Biến đổi sinh học, biến đổi cơ học, biến đổi hóa học.
D. Biến đổi hóa học, biến đổi cơ học, biến đổi sinh học.


Câu 47. Diều của chim ăn hạt khơng có tác dụng gì?
A. Tiêu hóa thức ăn.

B. Chứa thức ăn.

C. Làm mềm thức ăn.

D. Cho thức ăn xuống dạ dày từ từ.

C. ĐÁP ÁN & GIẢI CHI TIẾT
01. B
11. A
21. C
31. A
41. C

02. D
12. B
22. D
32. C
42. C

03. C

13. D
23. B
33. A
43. B

04. C
14. C
24. D
34. C
44. B

05. D
15. A
25. A
35. B
45. D

06. C
16. D
26. B
36. C
46. B

07. C
17. C
27. C
37. B
47. A

08. A

18. D
28. D
38. A
48.

09. C
19. B
29. B
39. C
49.

10. B
20. C
30. C
40. B
50.

Câu 1. Tiêu hóa ở các nhóm động vật
1. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa
2. Ở động vật có túi tiêu hóa
3. Ở động vật đã hình thành ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa.
Trong đó, căn cứ vào vị trí xảy ra quá trình biến đổi thức ăn mà người ta chia các hình tiêu hóa ở động
vật thành hai loại là tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào. Chọn B.
Câu 2. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa
-

Động vật đơn bào (động vật nguyên sinh).

-


Quá ttiêu hóa chủ yếu là tiêu hóa nội bào.

-

Tiếp nhận thức ăn bằng hình thức thực bào.

-

Các enzim từ lizoxơm đưa vào khơng bào tiêu hóa để thủy phân thức ăn thành các chất dinh
dưỡng đơn giản để tế bào sử dụng. Chọn D.

Câu 3. Khơng bào tiêu hóa là túi chứa thức ăn, sau đó nó hịa nhập với lizoxơm để enzim trong lizoxôm
phân giải thức ăn thành chất dinh dưỡng đơn giản khuếch tán vào tế bào chất. Các chất cặn bã được thải
ra ngoài bằng cách xuất bào. Như vậy khơng bào tiêu hóa khơng thể tiết enzim tiêu hóa. Chọn C.
Câu 4.
-

Tiêu hóa nội bào là tiêu hóa thức ăn ở bên trong tế bào. Thức ăn được tiêu hóa hóa học trong
khơng bào tiêu hóa nhờ hệ thống enzim nội bào.

-

Tiêu hóa ngoại bào là tiêu hóa thức ăn bên ngồi tế bào. Thức ăn có thể được tiêu hóa hóa học
trong túi, ống tiêu hóa: biến đổi cơ học và hóa học. Chọn C.

Câu 5. Chọn D.
Câu 6. Loài ăn và thải chất cặn bã qua lỗ miệng là lồi có q trình tiêu hóa trong túi tiêu hóa nên vừa
tiêu hóa nội bào, vừa tiêu hóa ngoại bào. Chọn C.
Câu 7. Trong ống tiêu hóa của tất cả các loài động vật, thức ăn được biến đổi hóa học chủ yếu ở ruột non.
Chọn C.



Câu 8. Tiêu hóa trong túi tiêu hóa chỉ ưu việt hơn tiêu hóa nội bào là có thể lấy được thức ăn có kích
thước lớn. Cịn tiêu hóa nội bào, những thức ăn có kích thước to lớn khơng thể đưa vào tế bào được.
Chọn A.
Câu 9. Túi tiêu hóa được hình thành từ nhiều tế bào. Trong túi tiêu hóa thức ăn được tiêu hóa nội bào và
ngoại bào. Nhờ các tế bào thành túi tiêu hóa tiết ra các enzim để tiêu hóa hóa học thức ăn. Sau đó thức ăn
đang tiêu hóa dang dở sẽ được tiếp tục tiêu hóa nội bào trong tế bào của thành túi tiêu hóa. Chọn C.
Câu 10. Ống tiêu hóa có cấu tạo hồn chỉnh hơn túi tiêu hóa vì có sự phân hóa rõ rệt của các cơ quan tiêu
hóa, mỗi một cơ quan tiêu hóa đảm nhận một chức năng riêng biệt. Chọn B.
Câu 11. Ống tiêu hóa có thể gặp từ giun đất đến các động vật có xương sống. Chọn A.
Câu 12. Trong ống tiêu hóa của người, thực quản chỉ là nơi thức ăn đi qua chứ khơng được tiêu hóa.
1
2
3
4
5
Chọn B.

Phận
Miệng
Thực quản
Dạ dày
Ruột non
Ruột già

Tiêu hóa cơ học
x

Tiêu hóa hóa học

x

x
x
x

x
x

Câu 13.
1. Biến đổi cơ học là biến đổi dạng thức ăn từ rắn, cục thành các dạng nhỏ hơn để dễ tiêu hóa hơn.
Hầu hết biến đổi cơ học xảy ra chủ yếu ở hàm, có phụ thêm ở dạ dày, ruột, dạ dày cơ (chim),…
2. Biến đổi hóa học là biến đổi từ các chất phức tạp thành các chất dễ hấp thụ vào cơ thể, các chất
cuối cùng là ion khoáng, nước, axit amin, nucleotit, axit béo, glixerol, glucôzơ, một số chất đơn
giản khác. Quá trình này xảy ra chủ yếu ở ruột non, dạ dày, khoang miệng, … nhờ tác dụng của
các loại enzim.
3. Biến đổi sinh học xảy ra ở các động vật ăn cỏ như trâu, bò, thỏ, ngựa,… dạ dày (dạ cỏ) hoặc manh
tràng của nó sẽ chứa các vi sinh vật giúp chuyển hóa xenlulozơ thực vật thành glucozơ, một số
chất khác, vi sinh vật cũng là nguồn protein chính của các lồi động vật này. Đối với người, các
động vật ăn thịt thì cơ thể khơng hấp thu xenlulozơ nhưng bù lại nó là chất đệm cho quá trình đào
thải.
Chọn D.
Câu 14. Enzim trong nước bọt có tên là Amylaza.
Ở miệng, tinh bột chín được biến đổi thành đường manto nhờ enzim amylaza. Chọn C.
Câu 15.
-

Dạ dày, enzim pepsin thủy phân prôtêin thành các peptit.

-


Tụy tiết enzim Tripsin vào ruột non để thủy phân prôtêin thành các acid amin.
Chọn A.

Câu 16.
-

Dạ dày, enzim pepsin thủy phân prôtêin thành các peptit.


-

Tụy tiết enzim Tripsin vào ruột non để thủy phân prôtêin thành các acid amin.
Chọn D.

Câu 17. Loét dạ dày có thể do axit HCl tiết ra quá nhiều, do vi khuẩn hoặc do tế bào tiết chất nhầy bị tổn
thương chứ khơng phải vì enzim pepsin khơng hoạt động. Chọn C.
Câu 18. Giun sán kí sinh trong ruột non lấy chất dinh dưỡng đã được vật chủ biến đổi nên hệ tiêu hóa của
chúng rất tiêu giảm. Chọn D.
Câu 19. Chất nhầy trong ống tiêu hóa có tác dụng chủ yếu là bảo vệ đường tiêu hóa khỏi tác dụng của các
enzim phân giải prôtêin. Chọn B.
Câu 20.
(1) → sai, vì chú thích (I) là dạ dày là 1 túi lớn ở thú ăn thực vật. Hay chính là thú ăn thực vật có dạ
dày đơn.
Chọn C.
Câu 21.
-

Dạ dày trâu, bị, dê, nai, hươu, cừu có 4 túi. Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế. Dạ cỏ là nơi
dự trữ làm mềm và lên men thức ăn. Trong dạ cỏ, có nhiều vi sinh vật tiêu hóa xenlulơzơ và các

chất dinh dưỡng khác.

-

Manh tràng rất phát triển ở động vật ăn cỏ có dạ dày đơn (thỏ, ngựa) và có nhiều vi sinh vật cộng
sinh tiếp tục tiêu hóa xenlulơzơ và các chất dinh dưỡng có trong tế bào thực vật. Các chất dinh
dưỡng đơn giản được hấp thu qua thành manh tràng.
Biến đổi sinh học là quá trình phân giải thức ăn nhờ vi sinh vật. Chọn C.

Câu 22.
-

Lồi ăn cỏ có dạ dày đơn là thỏ và ngựa.

-

Dạ dày trâu, bò, dê, hươu, nai, cừu có 4 túi. Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế.
Chọn D.

Câu 23.
-

Dạ cỏ là nơi dự trữ làm mềm và lên men thức ăn. Trong dạ cỏ, có nhiều vi sinh vật tiêu hóa
xenlulơzơ và các chất dinh dưỡng khác.

-

Dạ tổ ong giúp đưa thức ăn lên trên trong khi nhai lại.

-


Dạ lá sách giúp tái hấp thu nước.

-

Dạ múi khế tiết ra pepsin, HCl tiêu hóa prơtêin có trong cỏ và vi sinh vật từ dạ cỏ xuống. Bản thân
vi sinh vật cũng là nguồn cung cấp prôtêin quan trọng cho động vật.
Chọn B.

Câu 24.
+ Guxit (tinh bột, …) → glucôzơ.
+ Lipit → acid béo và glyxerol.
+ Protein → acid amin.


+ Cơ thể người có thể hấp thụ trực tiếp vitamin mà khơng cần biến đổi vì nó có cấu trúc đơn giản và phân
tử lượng thấp. Chọn D.
Câu 25. Trong miệng có enzim amylaza tiêu hóa tinh bột chín, nhưng chỉ rất ít tinh bột được biến đổi ở
đây vì thời gian thức ăn lưu lại trong miệng quá ngắn. Chọn A.
Câu 26: Nước bọt của thú chứa nhiều lizozim có tác dụng diệt khuẩn nên liếm lên vết thương có thể ngăn
chặn q trình viêm nhiễm. Chọn B.
Câu 27: (3) → sai, vì ruột tịt (III) tiêu giảm cịn rất nhỏ, khơng có chức năng gì. Chọn C.
Câu 28. Các loài ăn thực vật thường sử dụng vi sinh vật cộng sinh trong ống tiêu hóa để bổ sung prơtêin
cho mình. Chọn D.
Câu 29. Axit HCl trong dịch vị có vai trị chủ yếu là hoạt hóa pepsinogen thành pepsin ở dạng hoạt động.
Chọn B.
Câu 30.
-

Mật là dịch màu vàng hơi xanh, vị đắng và có tính kiềm được tiết từ gan ở hầu hết động vật có

xương sống. Ở nhiều loài, mật được lưu giữ trong túi mật giữa các bữa ăn và được đổ vào trong tá
tràng khi ăn, ở đó nó hỗ trợ q trình tiêu hóa thức ăn.

-

Dịch mật khơng có enzim nên khơng thể biến đổi lipit thành glyxerin và axit béo. Chọn C.

Câu 31. Nhiều người bị cắt túi mật nhưng vẫn sống bình thường, điều này chứng tỏ túi mật chỉ là nơi
chứa chứ không tiết ra mật. Chọn A.
Câu 32. Saccarit và prơtêin là những chất có kích thước và khối lượng lớn, cơ thể chỉ hấp thụ được khi
chúng đã phân giải thành đường đơn và axit amin. Chọn C.
Câu 33. Quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở ruột non vì chỉ đến ruột non thức ăn
mới được biến đổi hoàn toàn và cũng chỉ ở ruột non mới có cấu tạo thích nghi với sự hấp thụ. Q trình
tiêu hóa ở đây thực hiện nhờ enzim chứ không phải nhờ hệ vi sinh vật. Chọn A.
Câu 34. Sự tập trung nhiều tuyến tiết enzim tiêu hóa giúp cho q trình biến đổi thức ăn được triệt để chứ
không phải làm tăng diện tích hấp thụ của ruột non. Chọn C.
Câu 35: Gan có vai trị khử độc và điều hịa nồng độ các chất trong máu trước khi đổ về tim. Chọn B.
Câu 36. Các lồi ăn thực vật có thể có dạ dày kép (động vật nhai lại) nhưng cũng có nhiều lồi có dạ dày
đơn (thỏ, ngựa, chuột,…). Chọn C.
Câu 37.
-

Ruột non ngắn hơn nhiều so với ruột non thú ăn thực vật, các chất dinh dưỡng được tiêu hóa hóa
học và hấp thu trong ruột non giống như ở người.

-

Ruột tịt: khơng phát triển và khơng có chức năng tiêu hóa thức ăn.

-


Ruột già ở người, ngồi chức năng chứa chất cặn bã cịn có tác dụng hấp thu nước để cô đặc chất
cặn bã trước khi thải ra ngoài. Chọn B.

Câu 38.


-

Dạ cỏ là nơi dự trữ làm mềm và lên men thức ăn. Trong dạ cỏ, có nhiều vi sinh vật tiêu hóa
xenlulơzơ và các chất dinh dưỡng khác.

-

Dạ tổ ong giúp đưa thức ăn lên trên trong khi nhai lại.

-

Dạ lá sách giúp tái hấp thu nước.

-

Dạ múi khế tiết ra pepsin, HCl tiêu hóa prơtêin có trong cỏ và vi sinh vật từ dạ cỏ xuống.
Chọn A.

Câu 39.
-

Dạ dày trâu, bị có 4 túi. Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế. Dạ cỏ là nơi dự trữ làm mềm và
lên men thức ăn. Trong dạ cỏ, có nhiều vi sinh vật tiêu hóa xenlulơzơ và các chất dinh dưỡng

khác.

-

Ở động vật ăn cỏ có dạ dày đơn, manh tràng rất phát triển và có nhiều vi sinh vật cộng sinh tiếp
tục tiêu hóa xenlulơzơ và các chất dinh dưỡng có trong tế bào thực vật. Các chất dinh dưỡng đơn
giản được hấp thu qua thành manh tràng.
Chọn C.

Câu 40. Enzim pepsin chỉ hoạt động ở pH axit của dạ dày, ở ruột có pH kiềm nên nó khơng cịn tác dụng.
Chọn B.
Câu 41. Động vật ăn cỏ khơng có khả năng tiết enzim tiêu hóa xenlulo. Q trình biến đổi xenlulo được
thực hiện nhờ các vi sinh vật. Chọn C.
Câu 42. Tiêu hóa cơ học chỉ diễn ra ở dạ dày là đặc điểm của các loài chim ăn hạt. Chọn C.
Câu 43. Enzim tiêu hóa prơtêin khơng phá hủy cấu trúc của các cơ quan tiết ra chúng vì các enzim được
tiết ra đều ở dạng khơng hoạt động, khi có sự thay đổi pH chúng mới chuyển thành các hoạt động. Chọn
B.
Câu 44.
(1) → sai, vì dạ dày của thú ăn thịt nhỏ hơn của thú ăn thực vật do thức ăn của thú ăn thịt giàu dinh
dưỡng và dễ biến đổi.
(4) → sai, vì hình A là ống tiêu hóa của thú ăn thực vật (có manh tràng phát triển), hình B là ống tiêu
hóa của thú ăn thịt.
Chọn B.
Câu 45. Chọn D.
Câu 46. Chim ăn hạt mổ, nuốt thức ăn vào diều để thức ăn mềm và trương lên sau đó xuống dạ dày tuyến
tiêu hóa hóa học rồi chuyển sang dạ dày cơ (mề) biến đổi cơ học thành các phần tử nhỏ cuối cùng xuống
ruột tiếp tục biến đổi hóa học. Chọn B.
Câu 47. Diều của chim ăn hạt chỉ chứa và làm mềm thức ăn chứ không có tác dụng tiêu hóa thức ăn.
Chọn A.




×