Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

MÔN PHÁP LUẬT đại CƯƠNG đề tài TIỂU LUẬN đề tài CHẾ ĐỊNH THỪA kế TRONG bộ LUẬT dân sự VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.44 KB, 32 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT

MƠN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
Đề tài: CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
Lớp học phần: DHLQT16B
Nhóm: 1
GVHD: Nguyễn Hữu Đính

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 14, tháng 7 năm 2022


STT

HỌ VÀ TÊN

1

Lê Phước Hoàng
Anh

2

Lê Huỳnh Phúc
Hậu

3


Đỗ Ngọc Huy

4

Kiều Tuấn Kiệt

5

Hồng Phú
Khang

6

Nguyễn Quốc
Lâm

7

Võ Hồng Phúc

8

Lê Sĩ Phú

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 14, tháng 7 năm 2022


LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin chân thành cảm ơn Khoa Lý Luận Chính Trị, Trường Đại học Cơng
nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em học tập và

thực hiện đề tài giữa kì này. Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn
Hữu Đính đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo chúng em trong quá trình thực hiện đề tài.
Chúng em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Luật đã tận tình giảng dạy ,
trang bị cho em những kiến thức quý báu trong năm vừa qua. Mặc dù đã cố gắng hoàn
thành bài tiểu luận trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng chắc chắn sẽ khơng
tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự thơng cảm, góp ý và tận
tình chỉ bảo của quý thầy cô và các bạn. Chúng em xin chân thành cảm ơn Khoa Lý
Luận Chính Trị, Trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều
kiện thuận lợi cho chúng em học tập và thực hiện đề tài này. Chúng em rất mong nhận
được sự thơng cảm, góp ý và tận tình chỉ bảo của quý thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bất kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào,vấn đề thừa kế cũng có vị trí quan
trọng trong các chế định pháp luật,là hình thức pháp lý chủ yếu để bảo vệ các
quyền cơng dân.Chính vì vậy thừa kế đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu
được đối với đời sống mỗi cá nhân,gia đình,cộng đồng và xã hội. Mỗi nhà nước
dù có các xu thế chính trị khác nhau,nhưng đều coi thừa kế là một quyền cơ bản
của công dân và được ghi nhận trong hiến pháp.
Ở Việt Nam sớm nhận thức được vai trò đặc biệt quan trọng của thừa kế,nên
ngay trong những ngày đầu xây dựng XHCN các quy định về thừa kế đã được
xây dựng và thực hiện trên thực tế tại các điều 19 Hiến pháp 1959 “Nhà nước
chiếu theo pháp luật bảo vệ quyền thừa kế tài sản tư hữu của công dân”.Điều 27
Hiến pháp 1980 “Nhà nước bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân” ,Điều 58
Hiến pháp 1992 “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế
công dân”… và đặc biệt là sự ra đời của Bộ Luật Dân sự 1995,sau đó Bộ luật
Dân sự 2005 đã đánh dấu một bước phát triển của pháp luật Việt Nam nói chung

và pháp luật về thừa kế nói riêng. “Chế định thừa kế trong bộ luật dân sự 2015”
được xem là kết quả cao của quá trình phát triển hóa những quy định của pháp
luật về thừa kế.
Tuy nhiên về thực tiễn, do sự phát triển mạnh mẽ từng ngày,từng giờ của đời
sống Kinh tế - xã hội của đất nước,nên pháp luật về thừa kế hiện hành vẫn chưa
thể trù liệu hết những trường hợp,tình huống xảy ra trên thực tế.Còn một số quy
định của pháp luật về thừa kế mang tính chung chung ,Vì vậy,còn nhiều quan
điểm trái ngược nhau,nên khi áp dụng vào thực tế xảy ra tình trạng khơng nhất
qn trong cách hiểu cũng như cách giải quyết. Điều đó đã xâm phạm quyền
thừa kế của cơng dân, đơi khi cịn gây bất ổn trong đời sống sinh hoạt của mỗi
gia đình, cộng đồng và xã hội.
Trong bối cảnh hội nhập, với thực trạng nên kinh tế thị trường và xây dựng nhà
Nước pháp quyền thì vấn đề tài sản thuộc sở hữu cá nhân ngày càng phong phú,
thừa kế di sản cũng nảy sinh nhiều dạng tranh chấp phức tạp.Hàng năm tòa án
1


nhân dân các cấp đã thụ lý và giải quyết hàng ngàn vụ án thừa kế. Vì vậy, thời
gian tới… đã xác định rõ nhiệm vụ,mục tiêu,sự cần thiết phải hoàn thiện hệ
thống pháp luật trong thời kỳ đổi mới,trong đó có pháp luật và thừa kế. Xuất
phát từ những lý do trên,tôi chọn vấn đề: “Pháp luật về thừa kế ” để làm đề tài
tiểu luận.Đây là một đề tài có ý nghĩa quan trọng cấp bách cả về phương diện lý
luận.
1.2 Mục đích- yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ loại hình thừa kế di
sản tuân theo các nguyên tắc, điều kiện, trình tự và thủ tục do pháp luật quy định,
mà không phụ thuộc vào sự định đoạt ý chí của người có tài sản để lại. Đó chính
là việc vừa hệ thống hóa các quy phạm pháp luật thừa kế Việt Nam theo quá
trình hình thành và phát triển từ năm 1945 đến nay, vừa phân tích và đánh giá

hiệu quả điều chỉnh của chế định pháp luật này qua các thời kỳ phát triển của xã
hội Việt Nam. Quyền thừa kế xuất phát từ quan điểm xem gia đình là tế bào của
xã hội,phải đảm bảo quyền lợi chính đáng của mỗi thành viên và sự ổn định của
từng gia đình.Mặc khác thơng qua quyền thừa kế,giáo dục tinh thần trách nhiệm
của mỗi thành viên đối với gia đình.
1.2.2 Yêu cầu
Yêu cầu nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau:
– Những vấn đề lý luận liên quan đến các quy định về thừa kế theo pháp luật,
bao gồm làm rõ khái niệm thừa kế theo pháp luật, phân tích tiến trình phát triển
của pháp luật Việt Nam về thừa kế theo pháp luật đồng thời có sự so sánh giữa
thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc để rút ra được đặc trưng của mỗi
hình thức và để có thể nhìn nhận vấn đề thừa kế một cách toàn diện.
– Xác định diện thừa kế và hàng thừa kế theo pháp luật.
– Xác định điều kiện, các trường hợp được hưởng thừa kế thế vị.
– Tìm hiểu những vướng mắc phát sinh từ thực tiễn và đề xuất cách thức giải
quyết, góp phần hồn thiện pháp luật về thừa kế theo pháp luật.
2


1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu Luận văn chủ yếu nghiên cứu các quy định của pháp luật
hiện hành về thừa kế theo pháp luật và một số cơng trình nghiên cứu cũng như
những vụ việc cụ thể có liên quan đến vấn đề này. Đối tượng của thừa kế là các
tài sản,quyền tài sản thuộc quyền của người đã chết để lại(trong đó một số
trường hợp người để lại di sản có thể chỉ là hoa lợi tức,phát sinh từ tài sản).Tuy
nhiên ,một số quyền tài sản gắn liền với nhân thân đã chết không thể chuyển cho
những người thừa kế(tiền cấp dưỡng) vì pháp luật quy định chỉ có người đó mới
có quyền hưởng.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận được tiến hành dựa trên phương pháp phân tích, tổng hợp quy phạm

pháp luật; phương pháp so sánh pháp luật.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận nghiên cứu các quy định của pháp luật về thừa kế theo pháp luật trong
một số văn bản pháp luật như: BLDS năm 2005; BLDS năm 1995; Luật Hơn
nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Trong đó
tiểu luận tập trung nghiên cứu các quy định về thừa kế theo pháp luật của công
dân Việt Nam.
Tiểu luận cũng nghiên cứu các quy định trong pháp luật của một số nước điều
chỉnh về thừa kế theo pháp luật, có sự so sánh và đối chiếu với pháp luật thừa kế
của Việt Nam, qua đó tham khảo, học hỏi, tiếp thu có chọn lọc những điểm phù
hợp để bổ sung, hoàn thiện các quy định về thừa kế theo pháp luật trong BLDS
Việt Nam.
1.6 Kết quả nghiên cứu
Thừa kế là việc chuyển giao tài sản của một người sau khi người này chết cho
những người khác theo quy định của pháp luật. Việc chuyển giao này có thể thực
hiện theo di chúc, nếu người có tài sản đã lập di chúc trước khi chết. Trường hợp
không có di chúc, di chúc khơng hợp pháp hoặc di chúc khơng phát sinh hiệu lực
thì việc chuyển giao tài sản sẽ được thực hiện theo pháp luật. Trong
3


trường hợp có tranh chấp về tài sản thừa kế thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

4


PHẦN II. NỘI DUNG TIỂU LUẬN
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Các khái niệm

Khái niệm thừa kế: Thừa kế là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho những
người còn sống.
Khái niệm quyền thừa kế
- Theo nghĩa khách quan: Là một phạm trù pháp lý bao gồm các quy phạm pháp
luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người cịn sống theo
di chúc hoặc theo trình tự do pháp luật quy định.
- Theo nghĩa chủ quan: Là các quyền năng dân sự cụ thể của các chủ thể có liên
quan đến quan hệ thừa kế.
2. Một số quy định về thừa kế
2.1 Người để lại di sản thừa kế: là người mà sau khi chết có tài sản để lại cho
người khác theo trình tự thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
2.2 Di sản thừa kế: ( theo khoản 1 điều 637- Bộ luật Dân Sự) Di sản thừa kế bao
gồm: tài sản riêng,phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người
khác, quyền sử dụng đất cũng thuộc di sản thừa kế và được để lại thừa kế. Tài
sản riêng tức là những tài sản thuộc phần sở hữu riêng của người chết đứng tên
lúc còn sống.Tài sản chung với người khác là phần tài sản do lúc còn sống người
chết đã đồng tạo ra cùng chung với một người khác, thì lúc chết phần tài sản đó
cũng được đưa vào di sản của người chết.
2.3 Người thừa kế: Nếu là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở
thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai
trước khi người để lại di sản chết.Nếu là tổ chức thì phải tồn tại vào thời điểm
mở thừa kế.
2.4 Thời điểm, địa điểm mở thừa kế
Theo quy định tại Điều 611 Bộ luật dân sự năm 2015, thời điểm mở thừa kế là
thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Tịa án tuyên bố một người đã
chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày Tịa án xác định người đó đã chết. Nếu
5


khơng xác định được chính xác ngày chết của người đó thì ngày Bản án tịa án

tun bố một người đã chết có hiệu lực pháp luật được coi là ngày người đó chết.
Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu khơng
xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có tồn bộ
hoặc phần lớn di sản.
2.5 Địa điểm mở thừa kế: Là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản,nếu
khơng xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có tồn
bộ hoặc phần lớn di sản.
3 Người quản lý di sản,nghĩa vụ và quyền của người quản lý di sản
3.1 Người quản lý di sản ( chương XXII điều 638-Bộ luật dân sự) - Người quản
lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa
thuận cử ra. - Trong trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và
những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm
hữu,sử dụng,quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người
thừa kế cử được người quản lý di sản. - Trong trường hợp chưa xác định được
người thừa kế và di sản chưa có người quản lý thì di sản do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quản lý.
3.2 Quyền của người quản lý di sản *.Người quản lý di sản quy định tại khoản
1 và 3 điều 638-Bộ luật dân sự có các quyền sau: - Đại diện cho người thừa kế
trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế.-Được hưởng thù lao
theo thỏa thuận với những người thừa kế. Người đang chiếm hữu,sử dụng,quản
lý di sản quy định tại khoản 2 điều 638-Bộ luật dân sự có quyền sau:- Được tiếp
tục sử dụng di sản theo thoải thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc
được sự đồng ý của những người thừa kế.Được hưởng thù lao theo thỏa thuận
với những người thừa kế nghĩa vụ của người quản lý di sản.
3.3 Người quản lý di sản
Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và 3 điều 638 - Bộ luật dân sự có các
nghĩa vụ sau: - Lập danh mục di sản,thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết
mà người khác đang chiếm hữu,trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Bảo
quản di sản,khơng được bán, trao đổi,tặng cho,cầm cố,thế chấp và định đoạt tài
6



sản bằng các hình thức khác,nếu khơng được người thừa kế đồng ý bằng văn
bản. - Thông báo về di sản cho những người thừa kế. - Bồi thường thiệt hại nếu
vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại - Giao lại di sản theo yêu cầu của
người thừa kế Người đang chiếm hữu,sử dụng,quản lý di sản quy định tại khoản
2 điều 638-Bộ luật dân sự có nghĩa vụ sau: - Bảo quản di sản,không được
bán,trao đổi,tặng cho,cầm cố,thế chấp và định đoạt tài sản bằng các hình thức
khác - Thơng báo về di sản cho người thừa kế - Bồi thường thiệt hại,nếu vi phạm
nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại - Giao lại di sản theo thoải thuận trong hợp
đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu cầu của người thừa kế.
4 Các hình thức thừa kế
4.1 Thừa kế theo di chúc
4.2 Thừa kế theo pháp luật
4.2.1 Hình thức thừa kế theo hàng thừa kế được áp dụng trong những trường
hợp:- Người chết không để lại di chúc. - Di chúc không hợp pháp. - Những
người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với
người lập di chúc,cơ quan được hưởng thừa kế theo di chúc khong còn tồn tại
vào thời điểm mở thừa kế. - Những người được chỉ định là người thừa kế theo di
chúc mà khơng có quyền hưởng di sản hoặc từ chối hưởng quyền di sản.
4.2.2 Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản: - Phần
di sản không được định đoạt trong di chúc - Phần di sản có liên quan đến phần
của di chúc khơng có hiệu lực. - Phần di sản có liên quan đến người được thừa
kế theo di chúc nhưng họ khơng có quyền hưởng di sản,từ chối quyền hưởng di
sản,chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, liên quan đến cơ
quan tổ chức được hưởng di sản theo di chúc nhưng khơng cịn vào thời điểm mở
thừa kế.
4.3 Di tặng và từ chối nhận di sản Di tặng: - Di tặng là trường hợp khác của di
chúc,là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng người khác.Việc di
tặng phải được ghi rõ trong di chúc. - Người được di tặng không phải thực hiện

nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng,trừ trường hợp tồn bộ di sản khơng
đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng
7


được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này. Từ chối nhận di
sản: Về việc từ chối nhận di sản pháp luật quy định như sau: Người thừa kế có
quyền từ chối nhận di sản,trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực
hiện nghĩa vụ
4.4 Những người không được quyền hưởng di sản - Người bị kết án về hành vi
cố ý xâm phạm tính mạng,sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm
trọng,hành hạ người để lại di sản,xâm phạm nghiêm trọng danh dự,nhân phẩm
của người đó. - Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại
di sản. - Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế
khác nhằm hưởng một phần hoặc tồn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có
quyền hưởng. - Người có hành vi lừa dối,cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di
sản trong việc lập di chúc,giả mạo di chúc,sữa chữa di chúc,hủy di chúc nhằm
hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản Những
người này vẫn được hưởng di sản thừa kế nếu người để lại di sản đã biết các
hành vi của những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.Tài sản
khơng có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước trong trường hợp khơng có người
thừa kế theo di chúc,theo pháp luật hoặc có những khơng được quyền hưởng di
sản,từ chối nhận di sản thì tài sản cịn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản
mà không có người nhận thừa kế sẽ thuộc Nhà nước.
II.CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1 Thừa kế theo di chúc
Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch di sản thừa kế của người chết cho
những người còn sống theo sự định đoạt của người có tài sản cịn sống. Di chúc
là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm di chuyền tài sản của mình cho người khác
sau khi chết. Di chúc phải được lập thành văn bản hoặc có thể di chúc bằng

miệng trong các trường hợp khẩn thiết.
+Loại di chúc phổ biến
- Di chúc văn bản
- Di chúc miệng

8


Tuy nhiên, một di chúc dù bằng văn bản hay bằng miệng thì chỉ được coi là hợp
pháp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối,
đe dọa hoặc cưỡng ép.
- Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội, hình thức di chúc khơng
trái quy định của pháp luật.
Nếu việc lập di chúc có người làm chứng thì người làm chứng không phải là
những người sau:
- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc
- Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan đến nội dung di chúc.
- Người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi.
2.2 Về quyền thừa kế thế vị của cháu và chắt
Theo quy định tại Điều 652 BLDS năm 2015 thì: “Trường hợp con của người
để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu
được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống;
nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì
chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn
sống”.
Với quy định trên, nếu hiểu theo câu chữ của điều luật thì khi cha hoặc mẹ của
cháu hoặc chắt không được quyền hưởng di sản của ơng, bà hoặc cụ do có một
trong các hành vi được nêu tại khoản 1 Điều 621 BLDS năm 2015 [1] sẽ kéo

theo cháu hoặc chắt cũng không thể được thay thế vị trí của cha mẹ để hưởng di
sản của ông, bà hoặc cụ.[2]
Theo giải đáp tại tiểu mục 4 Mục II Công văn số 64/TANDTC-PC ngày
03/4/2019 của TANDTC thì: Thừa kế thế vị được hiểu là hưởng thay và đối
tượng hưởng thay đã được quy định rõ là “phần di sản của cha hoặc mẹ của cháu
được hưởng nếu cịn sống”. Trường hợp một người đã khơng được quyền hưởng
9


di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của BLDS năm 2015, như bị kết án về
hành vi ngược đãi nghiêm trọng người cha thì họ sẽ khơng được hưởng di sản
của người cha. Do vậy, nếu họ cịn sống khi cha chết thì họ cũng khơng được
hưởng di sản thừa kế nên khơng có “phần được hưởng nếu còn sống” để cho
người khác hưởng thế vị. Như vậy, cha mẹ của cháu hoặc chắt phải là người
được quyền hưởng di sản thì cháu hoặc chắt mới được hưởng thế vị thay cha, mẹ
khi cha, mẹ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản.
2.3 Về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ
Vấn đề thừa kế thế vị liên quan đến con nuôi được quy định tại Điều 653 BLDS
năm 2015: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn
được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này”.
Quy định này vẫn còn khá chung chung dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau như:
(1)

Khi người con đẻ của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời

điểm với người để lại di sản, thì người con ni của người con đẻ của người để
lại di sản có được hưởng thừa kế thế vị hay không?
(2) Khi con nuôi của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với
người để lại di sản, thì con đẻ của người con ni đó có được hưởng thừa kế thế
vị không?

( 3) Người con nuôi của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm
với người để lại di sản, thì con ni của người con ni đó có được hưởng thừa
kế thế vị khơng?
Có quan điểm cho rằng trường hợp (3) khơng được thừa kế thế vị, trường hợp
(2) được thừa kế thế vị, còn trường hợp (1) chỉ được thừa kế thế vị nếu người để
lại di sản coi như cháu ruột.
Tham khảo quy định tại tiểu mục đ Mục 4 Nghị quyết số 02/HĐTP ngày
19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy
định của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 (Nghị quyết 02/HĐTP)[6]: “Con nuôi
không đương nhiên trở thành cháu của cha, mẹ của người nuôi dưỡng và cũng
không đương nhiên trở thành anh, chị, em của con đẻ của người ni. Do đó, con
ni khơng phải là người thừa kế theo pháp luật của cha, mẹ và con đẻ của người
10


nuôi”. Và tại tiểu mục a Mục 6 Nghị quyết 02/HĐTP quy định: “Về phía gia đình
cha ni, mẹ ni: con ni chỉ có quan hệ thừa kế với cha ni, mẹ ni mà
khơng có quan hệ thừa kế với cha, mẹ và con đẻ của người nuôi. Trong trường
hợp người có con ni kết hơn với người khác thì người con nuôi không đương
nhiên trở thành con nuôi của người khác đó cho nên họ khơng phải là người thừa
kế của nhau theo pháp luật”. Tại tiểu mục b Mục 5 Nghị quyết số 02/HĐTP quy
định: “Trong trường hợp con ni chết trước cha ni, mẹ ni, thì con của
người nuôi (tức là cháu của cha nuôi, mẹ nuôi) được hưởng phần di sản mà đáng
lẽ cha, mẹ của chắt được hưởng nếu cha, mẹ của chắt còn sống vào thời điểm mở
thừa kế”. Theo đó, trường hợp (2) được hưởng thừa kế thế vị, còn trường hợp (1)
và (3) không được hưởng thừa kế thế vị (do con nuôi không phải là người thừa
kế theo pháp luật của cha, mẹ và con đẻ của người nuôi).
Quy định trên còn cho thấy, nội dung chỉ thể hiện về quan hệ thừa kế giữa “con
nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi” mà khơng có nội dung nào quy định liên quan đến
trường hợp của “cha đẻ, mẹ đẻ”. Tuy nhiên, tiêu đề của điều luật lại thể hiện là

“Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ”. Như
vậy, có thể thấy giữa tiêu đề và nội dung của điều luật đã khơng có sự thống nhất
với nhau.
2.4 Về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng , mẹ kế
Theo quy định tại Điều 654 BLDS năm 2015 thì: “Con riêng và bố dượng, mẹ
kế nếu có quan hệ chăm sóc, ni dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được
thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và
Điều 653 của Bộ luật này”. Theo đó, để được hưởng quyền thừa kế di sản giữa
con riêng và bố dượng, mẹ kế thì pháp luật quy định họ phải có quan hệ chăm
sóc nhau như cha con, mẹ con.
Tuy nhiên, trên thực tế khi áp dụng quy định này để giải quyết các trường hợp
cụ thể thì có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến việc áp dụng pháp luật không
thống nhất về nội dung như thế nào được hiểu là “chăm sóc như cha con, mẹ
con” và dựa vào tiêu chí nào để đánh giá là có sự chăm sóc, ni dưỡng nhau
như cha con, mẹ con thì pháp luật cũng chưa đề cập đến. Chẳng hạn như:
11


(1) Thời gian chăm sóc, ni dưỡng nhau giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế là
bao lâu sẽ được coi là chăm sóc như cha con, mẹ con;
(2)

Hành vi chăm sóc sẽ được thể hiện từ hai bên hay chỉ từ một bên (người

được thừa kế)
(3) Nếu như một bên chỉ thể hiện hành vi chăm sóc, ni dưỡng, nhưng về tình
cảm giữa họ đối với nhau khơng như cha con, mẹ con thì họ có được thừa kế
theo pháp luật của nhau khơng?.
Ngồi ra, việc xác định hàng thừa kế sau khi đã xác định được quan hệ chăm
sóc, ni dưỡng như cha con, mẹ con thì điều luật lại khơng quy định trong

trường hợp này thì con riêng, bố dượng, mẹ kế sẽ thuộc hàng thừa kế thứ mấy
nếu đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015 về người thừa
kế theo pháp luật.
Có quan điểm cịn cho rằng, nên bỏ quy định về thừa kế thế vị của con riêng, vì
giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế với lý do là giữa họ khơng có mối quan hệ
huyết thống và cũng khơng có mối quan hệ pháp lý nào ràng buộc, nếu có ràng
buộc đi chăng nữa thì đó cũng chỉ là sự ràng buộc về mặt đạo đức xã hội. Có thể
lý giải cho cơ sở của quan điểm này là xuất phát từ sự so sánh với trường hợp
người con dâu không được hưởng thừa kế đối với phần di sản của cha mẹ chồng,
vì giữa họ khơng có mối quan hệ huyết thống, nhưng do phong tục tập quán của
người Việt và trên thực tế phần lớn người con dâu cũng là người trực tiếp chăm
sóc, ni dưỡng cha mẹ chồng. Chính vì vậy, quan điểm trên cho rằng việc quy
định con riêng được hưởng thừa kế thế vị thay bố dượng, mẹ kế là không thuyết
phục và cần phải được xóa bỏ.
2.5 Về quy định tại khoản 3 Điều 615 thực hiện nghĩa vụ tài sản do người
chết để lại
Người được hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm
vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.Trường hợp di
sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết
12


để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, Luật chỉ quy định phần di sản thừa kế đã chia ở thời điểm chia thừa kế
mà không quy định việc phát minh hoa lợi, lợi tức từ di sản thừa kế mà người
thừa kế đã nhận. Vậy, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại có được tính cả hoa
lợi, lợi tức phát sinh từ phần di sản mà người thừa kế đã nhận không?.
2.6 Về thời hiệu thừa kế
Khoản 1 Điều 623 BLDS quy định: “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di

sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở
thừa kế.Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản
đó”.
Vậy người thừa kế đang quản lý di sản có phải tính đến hàng thừa kế khơng?
Thời hạn nêu trên được tính như thế nào?
– Luật không quy định hàng thừa kế, trong trường hợp này người thừa kế đang
quản lý di sản có thể là ở hàng thứ nhất, hàng thứ hai hoặc hàng thứ ba.
Ví dụ: Một người thừa kế ở hàng thứ ba đang quản lý di sản thừa kế và họ đã
quản lý hơn 30 năm đối với bất động sản và hơn 10 năm đối với động sản thì họ
là chủ sở hữu của di sản đó. Những người thừa kế ở hàng thứ nhất hoặc hàng thứ
hai khơng cịn quyền khởi kiện chia thừa kế hoặc đòi tài sản.
Nếu người thừa kế đang quản lý di sản nhưng chưa quá 30 năm đối với bất động
sản và 10 năm đối với động sản thì những người thừa kế có quyền khởi kiện chia
thừa kế.
– Trường hợp người thừa kế đã qua quản lý di sản xấp xỉ 30 năm đối với bất
động sản và 10 năm đối với động sản nhưng lại giao quyền quản lý di sản cho
người thừa kế khác (là đồng thừa kế) và người này mới chỉ mới chỉ đang quản lý
di sản theo quy định thì họ được hưởng tồn bộ di sản thừa kế. Như vậy có thiệt
thịi cho người thừa kế trước đó khơng? Rõ ràng là khơng hợp lý bởi trong khối
di sản đó cịn có cơng duy trì, tơn tạo của người thừa kế trước đó. Do đó, nếu
khơng thỏa thuận được thì người thừa kế có quyền kiện địi những công sức này.
13


– Trường hợp người quản lý di sản không phải là người thừa kế nhưng họ chiếm
hữu (người được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên
tục, cơng khai) trong thời hạn 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động
sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ ngày chiếm hữu tài sản. Nếu người
chiếm hữu di sản thừa kế chưa đủ các thời hạn nêu trên và thời hiệu thừa kế vẫn
cịn thì người thừa kế vẫn có quyền kiện thừa kế.

Tuy nhiên, nếu người chiếm hữu di sản thừa kế đã quá các thời hạn nêu trên
nhưng thời hiệu khởi kiện thừa thế vẫn còn thì giải quyết thế nào?
Ví dụ: A chiếm hữu di sản thừa kế từ năm 1985, đến năm 2018 thì các thừa kế
kiện thừa kế kiện thừa kế vì thừa kế còn trong thời hiệu khởi kiện thừa kế mở
năm 2018.
Như vậy A đã chiếm hữu di sản thừa kế 33 năm và thời hiệu thừa kế thì mới chỉ
có 01 năm.
Quy định về di chúc miệng khó thực hiện trong thực tiễn, nhất là trong những
trường hợp mà hai người làm chứng không thể ghi chép lại, cùng ký tên hoặc
điểm chỉ và trong thời hạn 05 ngày phải thực hiện thủ tục công chứng, chứng
thực. Người lập di chúc miệng thường là người đang ở trong tình trạng tình trạng
nguy kịch đến tính mạng như bện nặng sắp chết hoặc khi gặp hoạn nạn. Chẳng
hạn bị đắm tàu giữa biển, lời của họ nhắn gửi lại thường được coi là trăn trối.
Giả sử có hai người cùng bị đắm tàu nghe được lời trăn trối đó thì họ cũng không
thể ghi chép, chứng thực, chứng nhận theo quy định của Luật, nếu họ khơng
được cứu thốt và trở về trong vịng 05 ngày.
Như vậy, di chúc miệng khơng đảm bảo về mặt hình thức và sẽ khơng được chấp
nhận. Người để lại di sản thừa kế không thể thực hiện hoặc được thực hiện ý chí
của họ bởi thừa kế được thực hiện theo luật.
Theo đó, luật cần cân nhắc thời hạn mà những người làm chứng có thể ghi chép
chứng nhận, chứng thực cho phù hợp với thực tế cuộc sống.
2.7 Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc
Điều 644 BLDS quy định: “Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản
bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia
14


theo pháp luật, trong trường hợp họ không được lập di chúc cho hưởng di sản
hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ trường hợp họ là
người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người

không có quyền hưởng thừa kế di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của
BLDS”.
Điều luật chỉ quy định mức tối thiểu mà những người đương nhiên được hưởng
thừa kế mà không quy định mức tối đa được hưởng là bao nhiêu. Quy định này
có thể dẫn đến người đương nhiên được hưởng thừa kế nhiều hơn người thừa kế.
Ví dụ: Ơng A khơng có con, chỉ có một người cháu. Ơng A kết hơn với bà B
nhưng mục đích hơn nhân khơng đạt được. Ơng A xin ly hơn. Trong khi Tịa
đang giải quyết việc ly hơn thì ông A viết di chúc cho toàn bộ tài sản riêng của
mình cho người cháu. Ơng A chết.
Theo quy định tại Điều 655 thì bà B vẫn được hưởng thừa kế của ông A và theo
quy định tại Điều 644 thì bà B (là vợ) được hưởng ít nhất là 2/3 suất của người
thừa kế, tức là 2/3 của toàn bộ di sản của ông A – của một suất thừa kế.Như vậy,
bà B được hưởng 2/3 di sản của ông A và cháu của ông A chỉ được 1/3 khối di
sản mà lẽ ra theo ý chí của ơng A thì được hưởng tồn bộ.
Nếu điều luật quy định mức độ tối đa hoặc quy định không được nhiều hơn một
suất thừa kế thực tế được hưởng thì mới phù hợp.
2.8 Về thừa kế quyền sử dụng đất
BLDS năm 2015 không quy định về thừa kế quyền sử dụng đất, khi giải quyết
việc chia thừa kế quyền sử dụng đất, Tòa án phải căn cứ vào quy định thừa kế tài
sản và quy định của Luật Đất đai năm 2013 để giải quyết.
Điểm đ khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai năm 2013 quy định “cá nhân sử dụng đất
có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp
luật”.
Đất đai do người chết để lại (khơng phân biệt có tài sản hay khơng có tài sản gắn
liền với đất đai đó) mà đất đai này đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo
Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 và Luật Đất đai năm 2013 thì
quyền sử dụng đất là di sản thừa kế.
15



Ngoài các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp quy định tại Điều
100 của Luật Đất đai năm 2013 thì điểm g khoản 1 Điều 100 quy định “Các loại
giấy tờ xác lập trước ngày 15/10/1993 theo quy định của Chính phủ”.
Các loại giấy tờ khác đã được Chính phủ quy định tại Điều 18 Nghị quyết số
43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Đất đai năm 2013. Khi giải quyết thừa kế về đất đai, các Tòa án phải căn cứ vào
quy định về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê,
cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền
sử dụng đất, đó là:
“ a. Có giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và
trường hợp nhận thừa kế nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của luật
này:
b.Đất khơng có tranh chấp;
c.Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d.Trong thời hạn sử dụng đất.
Ngoài ra các điều kiện nêu trên quy định tại Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 thì
thừa kế về đất đai còn phải bảo đảm các điều kiện khác quy định tại các Điều
189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật Đất đai.
Nếu có tranh chấp về đất khơng có giấy tờ thì đó là tranh chấp đất đai và đương
sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết là nộp đơn tại Ủy ban
nhân dân có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai năm
2013 hoặc nộp đơn khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân
sự.
III. NỘI DUNG CHỦ YẾU
Một số vấn đề trong thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến thừa kế:
Tranh chấp về thừa kế tài sản” theo Khoản 5 Điều 26 của Bộ luật Tố tụng
dân sự vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
BẢN ÁN 56/2017/DS-ST NGÀY 08/06/2017 VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ
TÀI SẢN ngày 08 tháng 6 năm 2017 tại Trụ sở Tòa án nhân dân huyện Cờ Đỏ,
16



thành phố Cần Thơ xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số: 49/2013/TLST-DS
ngày 11 tháng 03 năm 2013 về tranh chấp “thừa kế tài sản” theo Quyết định đưa
vụ án ra xét xử số: 66/2017/QĐXX-ST ngày 07 tháng 04 năm 2017.
Theo đơn khởi kiện của nguyên đơn là bà Bùi Thị V và các lời khai của người
đại diện theo ủy quyền của bà V là chị Nguyễn Thị Lệ H tại phiên tịa trình bày:
cụ Bùi Văn Kh chết ngày 01/11/2007 và cụ Huỳnh Thị Đ chết ngày 14/4/2011;
hai cụ có 07 người con gồm: Bùi Văn N1, Bùi Văn N2, Bùi Thị V, Bùi Thị H,
Bùi Thị C, Bùi Văn H và Bùi Tấn L. Khi cịn sống, hai cụ có tạo lập được một số
di sản như sau:
Quyền sử dụng thửa đất 255 diện tích 827m2 đất LNK và thửa đất số 256, diện
tích 8.015m2 đất 2L, tờ bản đồ số 08, tọa lạc tại ấp T, xã Tr, huyện C, do cụ Bùi
Văn Kh đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất số 1597 ngày
22/9/1990.
Quyền sử dụng thửa đất 11, tờ bản đồ số 04, diện tích 300m2 đất T và 1675m2
đất LNK, tọa lạc tại ấp T, xã Tr, huyện C, do cụ Bùi Văn Kh đứng tên giấy chứng
nhận quyền sử dụng ruộng đất số 3761 ngày 05/12/1990. 01 căn nhà gỗ, mái
tole, vách thao lao, tọa lạc trên thửa đất số 11.
Theo chị H, năm 2001 cụ Kh bị bệnh tai biến nên ý thức không được sáng suốt,
ông Bùi Tấn L mạo nhận chữ ký của cụ Kh để hợp thức hóa sang tên quyền sử
dụng phần đất tại thửa 11 và thửa 256. Năm 2006, ông Bùi Tấn L chuyển
nhượng quyền sử dụng thửa đất 256 cho vợ chồng ông Phạm Thanh Ch và bà
Lương Thị T.
Bà V yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Kh với
ông L tại thửa đất 11, hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông
Bùi Tấn L với ông Phạm Thanh Ch và bà lương Thị T.
Do cụ Kh và cụ Đ không để lại di chúc nên bà V yêu cầu chia thừa kế theo pháp
luật. Đối với căn nhà tọa lạc trên diện tích 110m2 khơng u cầu chia, để lại làm
phủ thờ.

- Tại đơn khởi kiện nguyên đơn bà Bùi Thị H trình bày thống nhất lời trình bày
của bà V, Đến ngày 29/7/2015, bà H tự nguyện rút đơn khởi kiện vì cho rằng cụ
17


Bùi Văn Kh đã cho ông Lộc quyền sử dụng đất, ông L đã đứng tên giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
- Bị đơn là ơng Bùi Tấn L trình bày: Thống nhất với lời trình bày của nguyên
đơn về thời điểm cụ Kh, cụ Đ mất, về các con của hai cụ cũng như nguồn gốc
nhà đất. Ngoài ra, ơng cịn trình bày, ơng ăn ở trên đất này cùng cha mẹ từ nhỏ
đến nay.
Phần đất tại thửa 11, ông được cha mẹ cho vào năm 2003, ông được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất số 00173 ngày 15/10/2003. Trên thửa đất có 01
ngơi nhà diện tích 75m2, kết cấu mái tole, cột thao lao, nền gạch bông, vách ván.
Cha mẹ giao cho ông căn nhà để ở và thờ cúng ông bà từ nhiều năm nay.
Phần đất thửa 256, cha mẹ ông cũng cho ông từ năm 2003, ông đã được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, đến năm 2006, ông chuyển nhượng lại cho ông
Phạm Thanh Ch và bà Lương Thị T, hiện nay ông Ch và bà T đã được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất số H00771 ngày 08/11/2006.
Riêng thửa đất 255, cụ Kh đã chuyển nhượng cho ông Trần Thanh L từ năm
2000, việc chuyển nhượng hai bên chỉ làm giấy tay, cha ông đã nhận đủ tiền
chuyển nhượng và giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông L, ông L đã
san lập và sử dụng cho đến nay. Ông yêu cầu bác đơn khởi kiện của nguyên đơn
và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn cho rằng ông L được cha
cho đất là hợp pháp, ông L đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên
đề nghị bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và yêu cầu độc lập của người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đề nghị công nhận sự tự nguyện của ông L về việc
chuyển quyền cho ông N2 quyền sử dụng diện tích ngang 4,7mx dài 17,8m, cho
bà H ngang 5mx dài 30m, dành cho bà H lối đi ngang 1mx dài 23m cặp hơng

nhà ơng Năm.
- Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trình bày và yêu cầu:
- Bà Bùi Thị C, ông Bùi Văn N1, ông Bùi Văn H: Thống nhất lời trình bày của
nguyên đơn bà Vân và đề nghị chia thừa kế theo pháp luật. Đối với căn nhà cùng
với quyền sử dụng diện tích 110m2 đất không chia, để lại làm phủ thờ.
18


- Ông Bùi Văn N2 yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật thửa đất 256 và thửa đất
11. Căn nhà không yêu cầu chia, để lại làm phủ thờ cúng chung. Đối với thửa đất
255, ông không yêu cầu chia do trước đây cha ơng già yếu, khơng cịn minh
mẫn, ông chứng kiến cho ông Bùi Tấn L chuyển nhượng cho ơng Trần Thanh L.
- Ơng Phạm Thanh Ch và bà Lương Thị T trình bày: vào năm 2006, ông bà có
nhận chuyển nhượng thửa đất 256 của ông Bùi Tấn L với giá 20 cây vàng 24k,
việc chuyển nhượng hai bên có làm hợp đồng chuyển nhượng theo đúng qui định
pháp luật, ông bà đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sử dụng từ
đó cho đến nay. Nay không đồng ý hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất.
- Ơng Trần Thanh L trình bày: Vào ngày 12/8/2000, ơng có nhận chuyển nhượng
của cụ Bùi Văn Khen thửa đất 255 với giá 10.000.000đ, việc chuyển nhượng hai
bên có làm “Tờ nhượng đất” có sự chứng kiến của ông Bùi Tấn và ông Bùi Văn
N2, ông đã giao đủ tiền cho cụ Kh và nhận đất sử dụng. Đến năm 2001, ơng có
chuyển nhượng lại thửa đất này cho em ruột là Trần Thanh T, ông T sử dụng cho
đến nay. Ông yêu cầu công nhận việc chuyển nhượng đất giữa ông với cụ Kh.
- Ơng Trần Thanh T trình bày: Vào năm 2001, ơng có nhận chuyển nhượng thửa
đất 255 của anh ruột là Trần Thanh L, sau khi nhận chuyển nhượng, ơng có cải
tạo bồi đắp, trồng cây lâu năm và sử dụng cho đến nay. Nay ông yêu cầu công
nhận việc chuyển nhượng đất giữa ông với ông L.
- Ủy ban nhân dân huyện C có ý kiến về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho ông Ch và bà T là đúng trình tự thủ tục, đề nghị Tịa án xét xử vắng

mặt.
- Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật tố
tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa kể từ khi thụ lý vụ án
cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án. Việc chấp hành pháp luật của
người tham gia tố tụng dân sự kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội
đồng xét xử nghị án là đúng theo quy định của pháp luật.
Về việc giải quyết vụ án đề nghị không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên
đơn về việc chia thừa kế tại thửa đất 255 và 256. Công nhận yêu cầu độc lập của
19


ông Trần Thanh T. Đối với thửa đất số 11, đề nghị cơng nhận căn nhà và diện
tích 110m2 đất nơi căn nhà tọa lạc là tài sản chung của các đồng thừa kế để làm
nơi thờ cúng ông bà, giao cho ơng L quản lý. Diện tích cịn lại của thửa 11 là tài
sản chung của 04 người, trong đó cụ Đ có 01 phần, đây là di sản của cụ Đ, 03
phần cịn lại là của gia đình ông L. Cụ Đ chết không để lại di chúc nên chia thừa
kế theo pháp luật. Phần đất của cụ Kh đã tặng cho ông L nên chấm dứt quyền sở
hữu. Công nhận sự tự nguyện của ông L về việc chuyển quyền sử dụng đất cho
ông N2 và bà H. Qua đó quyết định xét xử của vụ án như sau:
1. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Bùi Thị V, yêu cầu
độc lập của ông Bùi Văn N1, ông Bùi Văn N2, ông Bùi Văn H2, bà Bùi Thị C về
việc yêu cầu chia thừa kế thửa đất số 256, diện tích thực tế 7.988m2 đất 2L, tờ
bản đồ số 08, ấp T, xã Tr, huyện C, thành phố Cần Thơ.
Không chấp nhận yêu cầu của bà V về việc yêu cầu hủy các hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất giữa hộ ông Bùi Tấn L với ông Phạm Thanh Ch và bà
Lương Thị T, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa cụ Bùi Văn Kh
và ông Bùi Tấn L tại thửa đất 11.
2. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Bùi Thị V, yêu cầu
độc lập của ông Bùi Văn N1, ông Bùi Văn H, bà Bùi Thị V về việc yêu cầu chia
thừa kế thửa đất 255 diện tích 846m2 đất CLN, tờ bản đồ số 08, ấp T, xã Tr,

huyện C, thành phố Cần Thơ. Đình chỉ xét xử yêu cầu độc lập của ông Bùi Văn
N2 về việc yêu cầu chia thừa kế thửa đất 255, vì rút yêu cầu.
Đình chỉ xét xử yêu cầu khởi kiện của bà Bùi Thị H về việc yêu cầu chia thừa kế
thửa đất 11, 255, 256, vì rút u cầu.
3. Cơng nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất 255 giữa ông
Bùi Văn Kh với ông Trần Thanh L và hợp đồng chuyển nhượng thửa đất 255
giữa ông Trần Thanh L với ông Trần Thanh T, bà Đồn Thị U.
Ơng Trần Thanh T, bà Đoàn Thị U được quyền sử dụng thửa đất 255 diện tích
846m2 đất CLN, tờ bản đồ số 08, ấp T, xã Tr, huyện C, thành phố Cần Thơ.
4. Xác định quyền sử dụng diện tích 110m2 đất ONT và căn nhà diện tích75m2
tọa lạc trên phần đất này tại thửa 11, tờ bản đồ số 04, ấp T, xã Tr, huyện C, là tài
20


sản chung của bà Bùi Thị V, bà Bùi Thị H, ông Bùi Văn N1, ông Bùi Văn N2, bà
Bùi Thị C, ông Bùi Văn H và ông Bùi Tấn L. Các đồng thừa kế thống nhất để
làm nơi thờ cúng ông bà. Giao cho ông Bùi Tấn L quản lý phần tài sản này để
làm nơi thờ cúng ông bà.
5. Chấp nhận diện tích 440,25m2 đất tại thửa 11 có giá trị là 75.537.000đ là di
sản của cụ Huỳnh Thị Đ nên mỗi người thừa kế được hưởng kỷ phần có giá trị
10.791.000đ.
Ơng Bùi Tấn L có trách nhiệm thanh toán cho bà Bùi Thị V, bà Bùi Thị C, ông
Bùi Văn N1, ông Bùi Văn H mỗi người 10.791.000đ.
Ơng Bùi Tấn L có trách nhiệm thanh tốn cho ông Bùi Văn N2 số tiền
5.132.000đ.
Bà Bùi Thị H có trách nhiệm thanh tốn cho ơng Bùi Văn N2 số tiền 759.000đ.
6. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Bùi Thị V, yêu cầu
độc lập của ông Bùi Văn N1, ông Bùi Văn N2, ông Bùi Văn H, bà Bùi Thị C về
việc yêu cầu chia thừa kế quyền sử dụng diện tích 1.320,75m2 đất tại thửa 11.
7. Công nhận sự tự nguyện của hộ ông Bùi Tấn L về việc chuyển quyền sử dụng

diện tích 83,7m2 đất LNK cho ông Bùi Văn N2 nên ông Bùi Văn N2 được quyền
sử dụng diện tích 97,7m2 đất , trong đó 83,7m2 đất LNK và 14m2 đất ONT tại
thửa số 11, ấp T, xã Tr, huyện C, thành phố Cần Thơ.
Công nhận sự tự nguyện của hộ ông Bùi Tấn L về việc chuyển quyền sử dụng
diện tích 150m2 đất LNK cho bà Bùi Thị H nên bà Bùi Thị H được quyền sử
dụng diện tích 227m2 đất LNK tại thửa số 11, ấp T, xã Tr, huyện C, thành phố
Cần Thơ.
Công nhận sự tự nguyện của hộ ông L về việc dành lối đi cho gia đình bà H có
chiều ngang 01m giáp lộ chạy dài 21,3m cặp bên nhà ông Bùi Văn N2.
Hộ ông Bùi Tấn L được tồn quyền sử dụng diện tích đất cịn lại của thửa 11 sau
khi đã trừ các diện tích đất của bà H, ơng N2 và diện tích đất là tài sản chung của
các đồng thừa kế.

21


(Link: />Tranh chấp về hiệu lực của di chúc do di chúc lập không đúng thủ tục mà
pháp luật đã quy định.
Bản án số 02/DSST ngày 10/10/2015 của TAND huyện S đã xét xử việc chia
thừa kế giữa nguyên đơn là ông N.H.T, sinh năm 1945 trú tại thôn L, xã T, huyện
S, tỉnh Y. Sau khi kết hôn, vợ chồng ông về sống tại thôn thôn L, xã T, huyện S.
Nguồn gốc nhà đất là của bố mẹ bà T cho vợ chồng ơng. Năm 1980, ơng bà có
làm một căn nhà cấp 4 , đến năm 1995 vợ chồng ông lại xây tiếp nhà hai tầng
nằm trên diện tích đất 736m2. Năm 1983, vợ chồng ơng đón anh M (là con riêng
của ông về ở). Năm 2006, vợ chồng ông nhận chị Nh làm con nuôi.
Khối tài sản của vợ chồng ông gồm 736m2 đất thổ cư, 112,55m2 nhà hai tầng,
42092m2 nhà cấp bốn, 32,3m2 bếp, chuồng lợn, 12.6m2 cơng trình phụ, một
giếng nước, 39,52m2 sân gạch, 146,52m2 tường rào và tường hoa, 25 loại tài sản
khác cùng với 26.317.000 đồng tiền mặt.
Chị Nh xuất trình một bản di chúc lập ngày 01/8/2014 với nội dung bà T định

đoạt tồn bộ nhà đất cho chị Nh.
Ơng T u cầu chia thừa kế theo pháp luật vì ơng cho rằng di chúc mà chị Nh
xuất trình khơng có hiệu lực pháp luật.
Tòa sơ thẩm xét thấy di chúc mà chị Nh xuất trình là do chị Nh trực tiếp viết và
có hai người và có hai người là ơng Tr và ông Đ ký làm chứng. Tại lời khai ngày
14/9/2015 (bút lục số 15), ông Tr xác nhận di chúc của bà T là do gia đình chị Nh
đưa cho ông ký làm chứng sau khi bà T đã chết và nay ông xác định chữ ký của
ông tại bản di chúc là khơng có giá trị. Tịa sơ thẩm khơng chấp nhận di chúc do
chị Nh xuất trình nên di sản của bà T được chia thừa kế theo pháp luật.
Qua vụ tranh chấp trên, ta thấy rằng bản di chúc mà chị Nh. xuất trình trước Tịa
án là di chúc tự lập nhưng trái với thủ tục mà pháp luật đã quy định đối với loại
di chúc này (di chúc tự lập phải do chính người để lại di sản viết). Ngoài ra, di
chúc định đoạt toàn bộ nhà đất cho chị Nh là đã định đoạt cả tài sản của người
22


×