HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Triết học Mác-Lênin
Học phần:
ĐỀ TÀI:
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn
đến những thay đổi về chất và ý nghĩa của nó với việc
nâng cao chất lượng học tập của sinh viên hiện nay
Giảng viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện :
Lớp
:
Mã sinh viên
: .
Hà nội, ngày tháng năm 2020
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………......1
NỘI DUNG
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG
1.1 . Nội dung phương pháp luận
- Khái niệm chất và lượng……………………………………………3
- Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những
thay đổi về chất…………………………………………………………4
1.2 . Ý nghĩa phương pháp luận……………………………………………5
PHẦN II: LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN
2.1. Liên hệ thực tiễn……………………………………………………….6
2.2. Liên hệ bản thân………………………………………………………..9
PHẦN III: KẾT LUẬN……………………………………………………...11
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………...11
1
MỞ ĐẦU
Quy luật chuyển đổi giữa lượng và chất và chất là quy luật cơ bản,
phổ biến của phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển trong
tự nhiên, xã hội và tư duy. Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống
nhất giữa hai mặt chất và lượng. Mối quan hệ giữa lượng và chất là tất yếu,
khách quan, phổ biến, lặp đi lặp lại trong mọi quá trình vận động, phát triển
của sự vật, hiện tượng trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. Mơ ước
của mỗi học sinh khi cịn đi học là có thể đậu vào trường đại học mình mong
muốn hay là được bước vào mơi trường đại học để được nghiên cứu, học tập,
được đào tào để có kĩ năng cho cơng việc sau này. Thế nhưng đậu đại học là
một chuyện, học đại học lại là chuyện khác. Đối với nhiều bạn học sinh sau
khi trở thành sinh viên thì cảm thấy bỡ ngỡ và khơng cịn giữ được phong độ
như xưa nữa do mơi trường đại học quá khác so với môi trường phổ thông.
Sau gần một năm học đại học em cảm thấy nếu cứ tiếp tục học tập
bằng phương pháp truyền thống thì sinh viên khơng thể tồn tại trong mơi
trường đại học được, thầy cô chỉ là người hướng dẫn và chính bản thân mình
phải tự tìm tịi và học hỏi. Em chọn đề tài này với mong muốn có thể giúp đỡ
một phần nào cho các bạn sinh viên nghiên cứu những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung và quy luật lượng – chất nói riêng, từ
đó có thể giúp cho chúng ta hình dung được phương thức học tập mới phù
hợp với bản thân và rút ra nhiều kinh nghiệm cho mình trong việc học tập.
Mục đích của bài luận là đưa một phần môn triết học ứng dụng vào đời
sống: quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay
đổi về chất. Giúp cho việc nâng cao chất lượng học tập của sinh viên hiện
nay. Để đạt mục đích đó đề tài cần giải quyết những nội dung sau: phân tích
và làm rõ nội dung, ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng - chất, liên
hệ thực
2
tiễn, liên hệ bản thân. Để từ đó đưa ra những phương pháp nhằm nâng cao
chất lượng học tập của sinh viên đại học.
Đối tượng nghiên cứu là quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về
lượng dẫn đến những thay đổi về chất. Phạm vi nghiên cứu là sinh viên đại
học trong giai đoạn hiện nay.
Cơ sở lý luận là quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin về quy luật
lượng chất. Đề tài sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật với các
phương pháp như: thống nhất logic với lịch sử, phân tích tổng hợp, khái quát
hóa và hệ thống hóa.
Ý nghĩa lý luân:
i Giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quy luật chuyển hóa từ sự
thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Ý nghĩa thực tiễn: Nhằm vận
dụng quy luật lượng chất vào việc nâng cao chất lượng học tập của sinh viên.
3
NỘI DUNG
Phần 1. Phần lý luận
1.1. Nội dung phương pháp luận
a) Khái niệm chất và lượng
Chất là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự
vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự
vật, hiện tượng và giúp phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác. Đặc điểm cơ
bản: thể hiện tính ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng: Mỗi sự vật, hiện
tượng khơng phải chỉ có một chất mà có nhiều chất. Sự vật có nhiều chất tùy
theo góc độ xem xét, ví dụ như cốc có nhiều loại chất chất liệu: sứ, nhựa,
giấy… Chất và sự vật có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời. Trong hiện
thực khách quan không thể tồn tại sự vật khơng có chất và khơng thể có chất
nằm ngồi sự vật. Chất của sự vật không những được quy định bởi chất của
những yếu tố tạo thành mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo
thành. Ví dụ với C, H, O thì ta khi chúng liên kết tạo ra chất khác so với
khi các nguyên tố N, O khi chúng liên kết. Ngồi ra, kim cương và than chì
đều có cùng thành phần hóa học nhưng do phương thức liên kết giữa các
nguyên tử cacbon khác nhau nên chất của chúng hồn tồn khác nhau. Kim
cương rất cứng cịn than chì thì rất mềm.
Lượng là khái niệm dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện
tượng về mặt quy mơ, trình độ phát triển, các yếu tố biểu hiện ở số lượng các
thuộc tính, ở tổng số các bộ phận, ở đại lượng, ở tốc độ và nhịp điệu vận động
và phát triển của sự vật, hiện tượng. Đặc điểm cơ bản của lượng là tính khách
quan vì nó là một dạng biểu hiện của vật chất, chiếm một vị trí nhất định
trong khơng gian và tồn tại trong thời gian nhất định. Trong sự vật, hiện tượng
có nhiều loại lượng khác nhau; có lượng là yếu tố quy định bên trong, có
2
lượng chỉ thể hiện yếu tố bên ngoài. Trong tự nhiên và phần nhiều trong xã
hội, lượng
4
có thể đo, đếm được nhưng trong một số trường hợp chỉ có thể nhận biết được
bằng năng lực trừu tượng hóa. Thơng số chính xác: Số lượng (1,2,3…); kích
thước (m, m2); thể tích (lít, m3), …. Thơng số trừu tượng: IQ, EQ, HDI, …
*) Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những
thay đổi về chất
Mối quan hệ giữa các khái niệm cấu thành quy luật chỉ ra rằng, mỗi sự
vật, hiện tượng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng. Chúng tác
động biện chứng lẫn nhau. Qúa trình thay đổi của lượng diễn ra theo xu
hướng hoặc tang hoặc giảm nhưng không lập tức dẫn đến sự thay đổi về chất
của sự vật, hiện tượng; chỉ khi nào lượng thay đổi đến giới hạn nhất định (độ)
mới dẫn đến sự thay đổi về chất. Như vậy, sự thay đổi về lượng tạo điều kiện
cho chất đổi và kết quả là sự vật, hiện tượng cũ mất đi, sự vật, hiện tượng mới
ra đời.
Độ là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và quy định lẫn nhau
giữa chất với lượng; là giới hạn tồn tại của sự vật, hiện tượng mà trong đó, sự
thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất. Điểm giới hạn mà tại đó,
sự thay đổi về lượng đạt tới phá vỡ độ cũ, làm cho chất của sự vật, hiện tượng
thay đổi, chuyển thành chất mới, thời điểm mà tại đó bắt đầu xảy ra bước
nhảy, gọi là điểm nút. Độ được giới hạn bởi hai điểm nút và sự thay đổi về
lượng đạt tới điểm nút trên sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới. Sự thống nhất
giữa lượng mới với chất mới tạo ra độ mới và điểm nút mới. Bước nhảy là
khái niệm để chỉ sự chuyển hóa cơ bản về chất của sự vật hiện tượng do
những thay dổi về lượng trước đó gây ra, là bước ngoặt cơ bản trong sự biến
đổi về lượng. Bước nhảy kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng, là sự gián
đoạn trong quá trình vận động liên tục của sự vật, hiện tượng.
2
Sự vận động của sự vật, hiện tượng diễn ra, lúc thì biến đổi tuần tự về
lượng, lúc thì nhảy vọt về chất, tạo nên một đường dài thay thế nhau vô tận sự
vật, hiện tượng cũ bằng sự vật, hiện tượng mới. Quy luật lượng đổi – chất đổ
5
cịn nói lên chiều ngược lại, nghĩa là khi chất mới đã khẳng định mình, nó tạo
ra lượng mới phù hợp để có sự thống nhất mới giữa chất với lượng.
Quy luật chỉ ra rằng quan hệ lượng – chất là quan hệ biện chứng. Những
thay đổi về lượng chuyển thành những thay đổi về chất và ngược lại; chất là
mặt tương đối ổn định, lượng là mặt dễ biến đổi hơn. Lượng biến đổi, mâu
thuẫn với chất cũ, phá vỡ độ cũ, chất mới hình thành với lượng mới; lượng
mới lại tiếp tục biến đổi, đến độ nào đó lại phá vỡ chất cũ đang kìm hãm nó.
Qúa trình tác động qua lại lẫn nhau giữa lượng và chất tạo nên sự vận động
liên tục.
Căn cứ vào quy mô và nhịp độ của bước nhảy có bước nhảy tồn bộ và
bước nhảy cục bộ. Bước nhảy toàn bộ làm cho tất cả các mặt, các bộ phận,
các yếu tố… của sự vật, hiện tượng thay đổi. Bước nhảy cục bộ làm thay đổi
một số mặt, một số yếu tố, một số bộ phận… Sự phân biệt bước nhảy toàn bộ
hay cục bộ chỉ có ý nghĩa tương đối, chúng đều là kết quả của quá trình thay
đổi về lượng. Căn cứ vào thời gian sự vật thay đổi về chất và dựa trên cơ chế
của sự thay đổi đó, có bước nhảy tức thời và bước nhảy dần dần. Bước nhảy
tức thời: làm chất của sự vật, hiện tượng biến đổi nhanh chóng ở tất cả các bộ
phận của nó. Bước nhảy dần dần: là q trình thay đổi về chất diễn ra bằng
cách tích lũy dần dần những yếu tố của chất mới và loại bỏ dần các yếu tố của
chất cũ; trong trường hợp này sự vật, hiện tượng biến đổi chậm hơn
Mọi đối tượng đều là sự thống nhất của hai mặt đối lập chất và lượng,
những sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn đến sự
thay đổi căn bản về chất của nó thơng qua bước nhảy, chất mới ra đời tiếp tục
tác động trở lại duy trì sự thay đổi của lượng. Quy luật chỉ ra cách thức của sự
vận động, phát triển
1.2.
Ý nghĩa phương pháp luận
2
Nói chung, về mặt nhận thức; ta cần xem xét cả mặt chất và mặt lượng
của sự vật, xem xét sự biến đổi về lượng của sự vật dẫn đến sự biến đổi về
chất như thế nào. Về mặt thực tiễn, từng bước tích lũy về lượng để tạo tiền đề
cho sự
6
thay đổi về chất, biết kịp thời thực hiện bước nhảy và trong trường hợp không
muốn thay đổi chất của sự vật thì phải giữ độ.
Thứ nhất, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải biết tích
lũy về lượng để có biến đổi về chất; khơng được nơn nóng cũng như khơng
được bảo thủ. Thứ hai, khi lượng đã đạt đến điểm nút thì thực hiện bước nhảy
là yêu cầu khách quan của sự vận động của sự vật, hiện tượng. Cần khác phục
tư tưởng nơn nóng, tả khuynh và tư tưởng bảo thủ hữu khuynh trong công tác
thực tiễn. Thứ ba, sự tác động của quy luật này địi hỏi phải có thái độ khách
quan, khoa học và quyết tâm thực hiện bước nhảy. Không những cần xác định
quy mô và nhịp điệu bước nhảy một cách khách quan, khoa học, chống giáo
điều, rập khuôn, mà cịn phải có quyết tâm và nghị lực để thực hiện bước
nhảy khi điều kiện đã chin muồi, chủ động nắm bắt thời cơ thực hiện kịp bước
nhảy khi điều kiện cho phép, chuyển thay đổi mang tính tiến hóa sang thay
đổi mang tính cách mạng. Thứ tư, phải biết lựa chọn phương pháp phù hợp để
tác động vào phương thức liên kết đó trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật của
chúng.
Phần 2. Vận dụng
2.1. Liên hệ thực tiễn: Quy luật lượng chất trong quá trình học tập và rèn
luyện của học sinh, sinh viên.
Sự khác nhau giữa việc học ở phổ thông và đại học:
So với học ở phổ thơng thì khối lượng kiến thức ở cấp độ đại học tăng
lên một cách đáng kể. Ví dụ, nếu học phổ thơng thì một mơn học sẽ kéo dài
trong một năm, vì thế khối lượng kiến thức được chia đều ra kiến học sinh dễ
dàng tiếp nhận hơn. Trong khi ở bậc đại học, các môn học đi từ tổng quát cho
đến chuyên sâu, mỗi môn theo từng chun ngành, mỗi ngành lại có mỗi mơn
học chủ đạo, mỗi mơn chun ngành lại có hàng tá cuốn sách, mỗi mơn thì có
rất nhiều sách với nhiều nhà xuất bản thày cô chỉ sử dụng một vài quyển sách
2
chọn lọc để dạy nhưng kiến thức thì phải “tự học nhiều hơn” và chỉ khoảng 9
đến 18 buổi học. Rõ ràng sự tăng lên đáng kể về số lượng kiến thức sẽ khiến
học viên
7
cao học gặp những khó khăn đặc biệt là sinh viên năm nhất khi chưa quen với
cách thức học tập ở đại học. Chính vì thế học cao học cần phải chủ động tìm
hiểu và sãn sàng để thích nghi với sự thay đổi này. Không chỉ khác biệt về
khối lượng kiến thức, học Đại và phổ thơng cịn có sự khác biệt về sự đa dạng
kiến thức. Tiếp đến là các nhiệm vụ trong học tập, nếu học phổ thơng hoạt
động chủ yếu là ở trên lớp cịn học Đại học còn đi kiến tập, thực tập, thực tế,
làm tiểu luận, luận văn... Muốn giỏi thật sự thì người học cần chủ động đọc
rất nhiều loại tài liệu khác nhau, song song đó phải chủ động tìm kiếm các bài
tập thực tế, các phương pháp thực hành để cụ thể hóa lý thuyết thành kỹ năng.
Đây là cơ hội cũng nhưng cũng là thách thức cho các sinh viên. Ở đây là sự
khác nhau về bản chất chứ không chỉ là sự thay đổi về hình thức, bởi vậy có
thể nói sự chuyển đổi từ phổ thơng lên Đại học cũng giống như quá trình biến
đổi từ lượng thành chất. Chính vì vậy mà sinh viên cần phải thay đổi nếp sống
mới sao cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, phù hợp với yêu cầu đại học.
Bạn cần phải cố gắng rất nhiều vì tương lai của chính mình.
Tri thức là vơ tận. Con người, bên cạnh việc phát triển về thể xác, tinh
thần cịn phải ln tự mình tiếp thu những tri thức của nhân loại, trước hết là
để phục vụ cho bản thân sau là đóng góp cho sự phát triển của xã hội, của đất
nước. Q trình tích lũy tri thức, kinh nghiệm diễn ra ở mỗi người khác nhau
là khác nhau, tùy thuộc vào mục đích, khả năng, điều kiện… của mỗi người.
Q trình tích lũy tri thức của con người cũng khơng nằm ngồi quy luật
lượng chất. Bởi vì, dù ít hay nhiều dù nhanh hay chậm thì sớm muộn, sự tích
lũy về tri thức cũng sẽ làm con người có được sự thay đổi nhất định, tức là có
sự biến đổi về chất. Quá trình biến đổi này trong bản thân con người diễn ra
vô cùng đa dạng và phong phú. Trong suốt 12 năm học, mỗi học sinh đều phải
tích lũy khối lượng kiến thức và vượt qua những điểm nút khác nhau, nhưng
điểm nút quan trọng nhất, đánh dấu bước nhảy vọt về chất và lượng mà học
sinh nào cũng muốn vượt qua. Vượt qua kì thi vơ cùng quan trọng, việc vượt
2
qua điểm nút này chứng tỏ học sinh đã có sự tích lũy đầy đủ về lượng, tạo nên
bước nhảy
8
vọt, mở ra một thời kì phát triển mới của lượng và chất, từ học sinh chuyển
thành sinh viên. Cũng giống như ở phổ thơng, để có được tấm bằng đại học
thì sinh viên cũng phải tích lũy đủ các học phần theo quy định. Tuy nhiên,
việc tích lũy kiến thức ở bậc đại học có sự khác biệt về chất so với học phổ
thông. Sự khác biệt nằm ở chỗ, sinh viên không chỉ tiếp thu kiến thức một
cách đơn thuần, thầy cơ khơng cịn đọc cho ta chép như cấp phổ thơng mà
phải tự mình tìm tịi nghiên cứu, dựa trên những kĩ năng mà giảng viên đã
cung cấp. Ở bậc đại học, việc học tập của sinh viên khác hẳn về chất so với
học sinh ở phổ thông. Việc tiếp thu tri thức diễn ra dưới nhiều hình thức đa
đạng và phong phú, từ cơ bản đến chuyên sâu, nghiên cứu, tu duy nhiều hơn,
đòi hỏi phải siêng năng hơn. Từ sự thay đổi về chất do sự tich lũy vê lượng
trước đó tạo nên, chất mới cũng tác động trở lại. Trên nền tảng mới, trình độ,
kết cấu cũng như quy mô nhận thức của sinh viên cũng thay đổi, tiếp tục
hướng sinh viên lên tầm tri thức cao hơn. Q trình tích lũy các học phần của
sinh viên chính là độ, các kì thi chính là điểm nút và việc vượt qua các kì thi
chính là bước nhảy, trong đó bước nhảy quan trọng nhất chính là tốt nghiệp
đại học. Q trình đó cứ liên tục tiếp diễn, tạo nên sự vận động và phát triển
không ngừng tạo nên động lực không nhỏ cho sự phát triển của xã hội. Việc
nhận thức quy luật lượng chất trong quá trình học tập của học sinh sinh viên
có ý nghĩa rất to lớn trong thực tiễn, khơng chỉ với bản thân sinh viên mà cịn
rất có ý nghĩa với công tác quản lý và đào tạo.
Hiện nay, kiểu học tín chỉ đã tạo điều kiện cho những sinh viên cảm thấy
mình đủ năng lực có thể đăng kí học vượt để ra trường sớm. Tuy nhiên cũng
có khơng ít sinh viên đăng kí học vượt nhưng khơng đủ khả năng để theo, dẫn
đến hậu quả là phải nợ mơn rất nhiều. Điều này cũng có nghĩa là các sinh viên
đó chưa tích lũy đủ về lượng đến giới hạn điểm nút mà đã thực hiện bước
nhảy, đi ngược lại với quy luật lượng – chất, và hậu quả tất yếu là sự thất bại.
Và thực tế trong nhiều năm qua, việc chạy theo bệnh thành tích chính là thực
2
tế đáng báo động bởi vì mặc dù sự tích lũy về lượng của học sinh chưa đủ
nhưng lại vẫn được “tạo điều kiện” để thực hiện “thành công” bước nhảy, tức
là không
9
học mà vẫn đỗ, khơng học nhưng vẫn có bằng. Kết quả là trong nhiều năm
liền, đã xuất hiện rất nhiều những lớp người khơng “lượng” mà cũng chẳng có
“chất”, dẫn đến những vụ việc rất vơ lí như học sinh đi học khơng viết nổi tên
mình mà vẫn được lên lớp, chỉ vì nếu cho ở lại sẽ làm ảnh hưởng đến thành
tích phổ cập giáo dục của trường.
2.2. Liên hệ bản thân: Giai pháp để nâng cao chất lượng ở đại học
Việc áp dụng đúng đắn quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về
lượng thành những sự thay đổi về chất vào các hoạt động trong đời sống là vô
cùng quan trọng, đặc biệt trong hoạt động tích lũy kiến thức của học sinh,
sinh viên. Là một sinh viên, việc xác định động cơ học tập cho bản thân là vô
cùng quan trọng. Khi làm bất cứ việc gì, chúng ta đều cần xác định một thái
độ rõ ràng, đúng đắn và học cũng vậy. Cần hiểu rõ, mình học để làm gì, học
như thế nào, mục tiêu cho việc học đó… Trong mơi trường địi hỏi tính tự
giác thì động cơ chính là mồi lửa châm ngòi cho sức mạnh, niềm đam mê học
tập cho mỗi chúng ta. Niềm đam mê sẽ xác định hành động và quy định thái
độ của con người. Có thể nói, hình thành động cơ học tập đúng đắn là tính
chất quyết định nội dung, hình thức, phương hướng học tập tốt. Sau khi hình
thành ước mơ để ta tập trung học tập thì bước tiếp theo là xác định phương
pháp học đúng đắn. Ta có thể tìm tịi và hỏi các thế hệ đi trước các phương
pháp học tập hiệu quả đối với bản thân mình. Với lượng kiến thức vơ cùng
lớn ở đại học thì ta phải học hỏi dần dần, học từ dễ đến khó để có thể hiểu
thấu được bài học. Những kiến thức ở bậc đại học là kiến thức ta cần nắm
chắc vì nó sẽ giúp ích rất nhiều trong cơng việc sau này và chúng ta cần thời
gian để làm điều đó. Do kiến thức ở đại học là kiến thức chuyên môn nên rất
khó, sẽ lâu thấy sự tiến bộ. Đơn giản vì ta chưa cung cấp đủ lượng kiến thức
cần thiết để có thể thấu hiểu được tri thức ấy. Có nghĩa là ta đang trong
khoảng giới hạn (độ) của tri thức ấy. Vậy nên ta cần kiên trì học hỏi, khơng
được chán nản để có thể cung cấp đủ lượng làm
10
chuyển hóa chất. Lập kế hoạch cụ thể cho từng công việc trong một ngày một
cách rõ ràng để dễ dàng và toàn diện hơn. Xây dựng kế hoạch học tập cần
phải dựa trên thời gian mình có và khả năng thực hiện được. Quy luật lượng
đổi-chất đổi giúp ta hiểu được rằng, mặc dù cũng mang tính khách quan,
nhưng quy luật xã hội lại diễn ra thông qua các hoạt động có ý thức của con
người; do đó khi đã tích luỹ đầy đủ về lượng phải quyết tâm tiến hành bước
nhảy, kịp thời chuyển những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất;
chuyển những thay đổi mang tính tiến hố sang thay đổi mang tính cách
mạng. Chỉ có như vậy mới khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trì trệ, hữu
khuynh thường biểu hiện ở chỗ coi sự phát triển chỉ là thay đổi đơn thuần về
lượng. Là sinh viên cần phải nắm chắc mọi cơ hội để có thể thành cơng. Quy
luật lượng đổi-chất đổi giúp nhận thức được rằng, sự thay đổi về chất còn phụ
thuộc vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng.
Do đó, trong hoạt động của mình, phải biết tác động vào phương thức liên kết
giữa các yếu tố tạo thành sự vật trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật các yếu
tố tạo thành sự vật đó. Sự thành cơng của một sinh viên thì cịn phụ thuộc vào
các kĩ năng mềm trong cuộc sống mà nhà trường không dạy chẳng hạn như
nghệ thuật giao tiếp, kĩ năng thuyết trình,… hay quan trọng cả là kĩ năng làm
việc nhóm, mang hành trang tích cực vào đời, biến tri thức lĩnh hội thành sản
phẩm trí tuệ đích thực. Như thế mới giúp ta phát triển toàn diện được. Trên
đại học, các bạn cần chủ động hơn trao việc học, đừng ngần ngại nêu lên thắc
mắc với giảng viên cũng như tranh luận quan điểm để tìm ra hướng giải quyết
tốt nhất. Một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần được phát triển ở
trường đại học là khả năng lắng nghe, hãy dành quãng thời gian học đại học
để phát triển khả năng lắng nghe và tổng hợp ý kiến. Giải trí cũng góp phần
quan trọng khơng kém, vui chơi đúng lúc đúng thời điểm sẽ giúp tâm lý ta
thoải mái, nâng cao tình thần từ đó tiếp thu tốt hơn. Các hoạt động do đoàn
thanh niên tổ chức, nhà trường phạt động, sinh viên cần hưởng ứng và tham
gia tích cực. Tham gia các hoạt động thể thao, tham gia các câu lạc bộ, các
11
hội thảo để thêm phần chủ động và nâng cao các kĩ năng mềm trong quá trình
tiếp nhận tri thức. Là một sinh viên, ta cần sống trải lòng với cộng đồng và xã
hội. Cần tích cực hịa nhập với cộng đồng để nâng cao trình độ bản thân. Mọi
sinh hoạt cộng đồng tích cực đều giúp ích cho cơng cuộc học tập của ta.
KẾT LUẬN
Từ việc nghiên cứu về quy luật của sự chuyển đổi về lượng dẫn đến
chuyển đổi về chất và ngược có thể rút ra một số kết luận về việc rèn luyện,
học tập cho sinh viên như sau: Muốn tốt nghiệp đại học (chất) thì ta cần phải
tích lũy lượng tri thức dần dần trong một thời gian dài (4 năm,…). Quy luật
lượng đổi-chất đổi giúp ta hiểu được rằng, mặc dù cũng mang tính khách
quan, khi đã tích luỹ đầy đủ về lượng phải quyết tâm tiến hành bước nhảy, kịp
thời chuyển những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất; chuyển
những thay đổi mang tính tiến hố sang thay đổi mang tính cách mạng. Ln
cố gắng nỗ lực khơng ngừng để có thể vượt qua độ, để thực hiện bước nhảy
đó. Ta phải tích lũy đủ số tín chỉ và làm đủ các bài kiểm tra để có đủ điều kiện
tiếp tục học tập cao hơn. Bên cạnh đó phải tham gia các hoạt động trong nhà
trường và tích cực tham gia các hoạt động bên ngoài xã hội để tiếp thu kiến
thức cũng như nâng cao các kĩ năng mềm, giao tiếp và làm việc nhóm. Những
việc làm vĩ đại đều xuất phát từ những việc làm nhỏ bé. Hãy lên một kế hoạch
lý tưởng với ước mơ lý tưởng để có được một tương lai lý tưởng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Triết học Mác – Lê nin (Chương trình Chất lượng cao
HVNH)
2. Sự khác biệt trong việc học giữa học sinh và sinh viên
/>3. Phương pháp học tập ở đại học
/>
5