Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

(TIỂU LUẬN) quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ý nghĩa của nó với việc nâng cao chất lượng học tập của sinh viên hiện nay 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.32 KB, 15 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Triết học Mác-Lê nin (PLT07A)

ĐỀ TÀI:

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến

những thay đổi về chất và ý nghĩa của nó với việc nâng cao chất lượng
học tập của sinh viên hiện nay

Giảng viên hướng dẫn : Chu Thị Hiệp
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thiên Ngân
Lớp
: K24LKTB
Mã sinh viên
: 24A4061951

Hà nội, ngày 27 tháng 12 năm 2020


MỤC LỤC
MỞ
ĐẦU……………………………………………………………………..1
NỘI DUNG
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG
1.1 . Nội dung phương pháp luận
Phạm trù chất và lượng…………………………………………3
Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất …...
………………………..5


1.2 . Ý nghĩa phương pháp
luận……………………………………………6
PHẦN II: LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN
2.1. Liên hệ thực
tế……………………………………………………….8
2.2. Liên hệ bản
thân………………………………………………………..10
PHẦN III: KẾT LUẬN
…………………………………………………...12
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………...13

2


Mở Đầu
Quy luật chuyển đổi giữa lượng và chất và chất là quy luật cơ bản, phổ biến
của phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên,
xã hội và tư duy. Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất
giữa hai mặt chất và lượng. Mối quan hệ giữa lượng và chất là tất yếu, khách
quan, phổ biến, lặp đi lặp lại trong mọi quá trình vận động, phát triển của sự
vật, hiện tượng trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. Đối với mỗi học
sinh, ước mong của mỗi người khi bước chân vào đại học chính là được trau
dồi, nghiên cứu và học tập trong một mơi trường hồn tồn khác với trước
đây. Đa số các bạn học sinh sau khi trở thành sinh viên thì đều bỡ ngỡ và cảm
thấy choáng ngợp trước sự thay đổi môi trường giữa phổ thông và đại học,
điều này đồng nghĩa với việc chúng ta cần phải thay đổi phương pháp học
mới thay vì phương pháp truyền thống. Ở đại học hầu như chúng ta chỉ được
nghe thầy cô giảng và hướng dẫn, sau đó phải hồn tồn tự mày mị tìm hiểu
thêm và chính bản thân phải tìm tòi và học hỏi để trau dồi kiến thức. Em chọn
đề tài này với mong muốn rằng thông qua việc nghiên cứu những nguyên lý

cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung và quy luật lượng – chất nói
riêng có thể giúp cho những bạn sinh viên có thể nâng cao, thay đổi phương
pháp học tập của mình, cũng từ đó rút ra kinh nghiệm trong q trình học tập
để có thể đạt được kết quả học tập tốt trong những năm tháng đại học tới.
Mục đích của bài tiểu luận là đưa môn triết học ứng dụng vào cuộc sống,
Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về
chất. Giúp ích trong việc nâng cao chất lượng học tập của sinh viên hiện nay.
Để đạt mục đích đó thì cần phải giải quyết những nội dung sau: tìm hiểu nội
dung phương pháp luận, ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng - chất,
liên hệ thực tế và liên hệ bản thân để từ đó nâng cao chất lượng học tập của
sinh viên hiện nay.

1


Ý nghĩa lý luận: Giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quy luật chuyển hóa từ sự
thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất.
Ý nghĩa thực tiễn: Nhằm vận dụng quy luật lượng chất vào việc nâng cao
chất lượng học tập của sinh viên.

2


NỘI DUNG
Phần I. Phần Lí luận
1.1.

Nội dung phương pháp luận:

a. Phạm trù “chất”

Chất là một phạm trù của triết học, dùng để xác định tính quy luật
khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng. Hiểu một cách đơn giản thì đó
là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính, những yếu tố cấu thành lên
sự vật, hiện tượng. Thơng qua đó mà nói lên sự vật, hiện tượng đó là gì?
Các đặc điểm để phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng khác. Mỗi sự vật
hiện tượng đều có những thuộc tính cơ bản và khơng cơ bản, chỉ những
thuộc tính cơ bản mới tạo thành chất của sự vật, thuộc tính thay đổi thì
chất thay đổi. Chất không những được xác định bởi yếu tố cấu thành mà
còn bởi cấu trúc và phương thức liên kết, vậy nên việc phân biệt thuộc tính
cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối . Ví dụ: cốc có nhiều loại chất chất liệu:
sứ, nhựa, giấy…
b. Phạm trù “lượng”
Lượng là khái niệm dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện
tượng về mặt quy mơ, trình độ phát triển, các yếu tố biểu hiện ở số lượng
các thuộc tính, ở tổng số các bộ phận, ở đại lượng, ở tốc độ và nhịp điệu
vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng, khái niệm này cho chúng ta
thấy một sự vật, hiện tượng có thể tồn tại nhiều loại lượng khác nhau,
được xác định bằng các phương thức khác nhau phù hợp với sự vật, hiện
tượng đó. Ví dụ: dài 3 mét, nặng 20 ki-lơ-gram.
c. Nội dung quy luật Lượng – Chất:
Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại ở một thể thống nhất bao gồm phần
chất và phần lượng. Trong đó phần chất là phần tương đối ổn định cịn
phần lượng là phần thường xun có sự biến đổi. Sự biến đổi này của
lượng sẽ tạo nên sự mâu thuẫn giữa lượng và chất. Trong một điều kiện
3


nhất định đáp ứng được sự biến đổi về lượng, một sự vật, hiện tượng sẽ có
sự biến đổi về lượng, đến một mức độ nhất định, nó sẽ phá vỡ chất cũ. Lúc
này mâu thuẫn giữa lượng và chất được giải quyết, chất mới được hình

thành với một lượng mới. Tuy nhiên bản chất của lượng là vận động nên
nó sẽ khơng đứng n mà sẽ tiếp tục vận động đến một thời điểm nào đó
nó sẽ làm phá vỡ chất hiện tại. Quá trình vận động giữa hai mặt Lượng và
chất tác động với nhau qua hai mặt: Chúng tạo nên sự vận động liên tục và
không dừng lại. Lượng sẽ biến đổi dần dần và tạo nên chất mới, hay nói
cách khác, lượng biến đổi dần dần và tạo nên bước nhảy vọt. Sau đó chúng
tiếp tục biến đổi dần và tạo nên bước nhảy vọt tiếp theo.
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự
thay đổi về chất và ngược lại phát biểu rằng: Bất kỳ sự vật nào cũng là sự
thống nhất giữa chất và lượng, sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới
hạn của độ sẽ dẫn tới thay đổi căn bản về chất của sự vật thông qua bước
nhảy; chất mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng.
Theo Mac – Lê nin thì chất và lượng là hai mặt đối lập, bản chất của
chất thì tương đối ổn định, ngược lại thì lượng thường xuyên biến đổi. Tuy
nhiên chúng lại không thể tách rời nhau, đổi lại giữa chúng đều ln có sự
tác động qua lại lẫn nhau. Sự thống nhất này được xác định trong một độ
nhất định khi sự vật đang tồn tại. Trong đó độ là một phạm trù của triết
học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, được biểu thị ở mức độ
sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi cơ bản về chất của sự vật đó. Đổi
lại khi sự vật mới được hình thành thì từ chất mới thì sẽ có một lượng mới
phù hợp, từ đó tạo nên sự thống nhất mới giữa lượng và chất, sự tác động
này được hiểu thông qua quy mô, nhịp điệu phát triển mới của lượng.
d. Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất:
Mối quan hệ giữa các khái niệm cấu thành quy luật chỉ ra rằng, mỗi sự
vật, hiện tượng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng. Chúng
tác động biện chứng lẫn nhau. Quá trình thay đổi của lượng diễn ra theo xu
4


hướng hoặc tang hoặc giảm nhưng không lập tức dẫn đến sự thay đổi về

chất của sự vật, hiện tượng, chỉ khi nào lượng thay đổi đến giới hạn nhất
định (độ) mới dẫn đến sự thay đổi về chất. Như vậy, sự thay đổi về lượng
tạo điều kiện cho chất đổi và kết quả là sự vật, hiện tượng cũ mất đi, sự
vật, hiện tượng mới ra đời.
Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và
chất, nó là khoảng giới hạn, mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm
thay đổi căn bản về chất của sự vật.
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có chất và lượng. Khi sự vật vận
động và phát triển, chất và lượng của nó cũng vận động, biến đổi, thay đổi.
Sự thay đổi của lượng và của chất không diễn ra độc lập với nhau mà có
quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhưng khơng phải bất kỳ sự thay đổi nào về
lượng cũng ngay lập tức làm thay đổi căn bản chất của sự vật. Lượng của
sự vật có thể thay đổi trong giới hạn nhất định mà không làm thay đổi căn
bản chất của sự vật đó. Giới hạn đó chính là “độ”. Ví dụ như ở 0oC, nước
từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái rắn, và ở 100oC thì từ trạng thái
lỏng chuyển sang trạng thái hơi, thành ra ở hai điểm ngoặt đó, sự thay đổi
giản đơn về lượng của nhiệt độ đưa tới sự thay đổi về chất trạng thái của
nước. Độ được giới hạn bởi hai điểm nút và sự thay đổi về lượng đạt tới
điểm nút trên sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới. Sự thống nhất giữa lượng
mới với chất mới tạo ra độ mới và điểm nút mới.
Điểm nút là những điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng sẽ
làm thay đổi về chất của sự vật. Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút
sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới. Sự thống nhất giữa lượng mới và chất
mới tạo thành một độ mới với điểm nút mới.
Bước nhảy là khái niệm để chỉ sự chuyển hóa cơ bản về chất của sự vật
hiện tượng do những thay dổi về lượng trước đó gây ra, là bước ngoặt cơ
bản trong sự biến đổi về lượng. Bước nhảy kết thúc một giai đoạn biến đổi
về lượng, là sự gián đoạn trong quá trình vận động liên tục của sự vật, hiện
5



tượng. Căn cứ vào thời gian sự vật thay đổi về chất và dựa trên cơ chế của
sự thay đổi đó, có bước nhảy tức thời và bước nhảy dần dần. Bước nhảy
tức thời: làm chất của sự vật, hiện tượng biến đổi nhanh chóng ở tất cả các
bộ phận của nó. Bước nhảy dần dần: là q trình thay đổi về chất diễn ra
bằng cách tích lũy dần dần những yếu tố của chất mới và loại bỏ dần các
yếu tố của chất cũ; trong trường hợp này sự vật, hiện tượng biến đổi chậm
hơn.
Biến đổi về lượng đến một mức nhất định sẽ dẫn đến biến đổi về chất,
sản sinh chất mới. Rồi trên nền tảng của chất mới lại bắt đầu biến đổi về
lượng. Biến đổi về lượng là nền tảng và chuẩn bị tất yếu của biến đổi về
chất. Biến đổi về chất là kết quả tất yếu của biến đổi về lượng. Quy luật
biến đổi về chất và lượng cho thấy trạng thái và quá trình phát triển của sự
vật.
Mọi đối tượng đều là sự thống nhất của hai mặt đối lập chất và lượng,
những sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn đến
sự thay đổi căn bản về chất của nó thơng qua bước nhảy, chất mới ra đời
tiếp tục tác động trở lại duy trì sự thay đổi của lượng. Quy luật chỉ ra cách
thức của sự vận động, phát triển.
1.2.

Ý nghĩa phương pháp luận
Quá trình vận động và phát triển của sự vật diễn ra theo chiều hướng

tích lũy về lượng đến một giới hạn nhất định, sau đó sẽ chuyển hóa về
chất. Từ đó đã rút ra được những tư tưởng mang tính định hướng, hạn chế
được tư tưởng chủ quan, duy ý chí trong việc thực hiện những bước nhảy
vọt.
Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng chất đem đến hai ý
nghĩa cơ bản trong nhận thức và thực tiễn như sau:

Đầu tiên, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải biết
tích lũy về lượng để có biến đổi về chất, khơng được nơn nóng cũng như
6


không được bảo thủ. Tiếp theo, khi lượng đã đạt đến “điểm nút” thì thực
hiện “bước nhảy” là yêu cầu khách quan của sự vận động của sự vật, hiện
tượng. Cần khác phục tư tưởng nơn nóng, tả khuynh và tư tưởng bảo thủ
hữu khuynh trong công tác thực tiễn. Thứ ba, sự tác động của quy luật này
đòi hỏi phải có thái độ khách quan, khoa học và quyết tâm thực hiện bước
nhảy. Không những cần xác định quy mô và nhịp điệu bước nhảy một cách
khách quan, khoa học, chống giáo điều, rập khn, mà cịn phải có quyết
tâm và nghị lực để thực hiện bước nhảy khi điều kiện đã chin muồi, chủ
động nắm bắt thời cơ thực hiện kịp “bước nhảy” khi điều kiện cho phép,
chuyển thay đổi mang tính tiến hóa sang thay đổi mang tính cách mạng.
Cuối cùng, phải biết lựa chọn phương pháp phù hợp để tác động vào
phương thức liên kết đó trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật của chúng.
Nói chung, về mặt nhận thức; ta cần xem xét cả mặt chất và mặt lượng
của sự vật, xem xét sự biến đổi về lượng của sự vật dẫn đến sự biến đổi về
chất như thế nào. Về mặt thực tiễn, từng bước tích lũy về lượng để tạo tiền
đề cho sự thay đổi về chất, biết kịp thời thực hiện bước nhảy, bước nhảy là
một giai đoạn hết sức đa dạng nên việc thực hiện bước nhảy phải được
thực hiện một cách cẩn thận. Chỉ thực hiện bước nhảy khi đã tích lũy
lượng đến giới hạn điểm nút và thực hiện bước nhảy một cách phù hợp với
từng thời điểm, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để tránh được những hậu
quả khơng đáng có như khơng đạt được sự thay đổi về chất, dẫn đến việc
phải thực hiện sự thay đổi về lượng lại từ đầu.
Nói chung, từ quy luật lượng chất, ta hiểu được mọi sự vật đều vận
động và phát triển nhưng cần thời gian và sự tác động từ bên ngồi, từ đó
chúng ta biết cách để bố trí thời gian và nỗ lực hợp lý cho bất cứ một kế

hoạch nào đó đã được bản thân đặt mục tiêu.

7


Phần II. Vận dụng liên hệ
2.1. Liên hệ thực tế
Quy luật lượng chất trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên:
a. Như đã đề cập ở phần mở đầu, quá trình học sinh bước chân trở thành 1
sinh viên đại học là một q trình hồn tồn khác lạ và khó khăn bởi sự
thay đổi mơi trường và cách giảng dạy. Vậy hãy so sánh sự khác nhau
giữa môi trường, kiến thức của học sinh và sinh viên.
Điều đầu tiên có lẽ chính là cách học, ở phổ thơng có lẽ chúng ta vẫn
chưa có khái niệm tự giác học tập – tự học mà cần có sự kèm cặp của thầy cô,
cha mẹ nhưng đối với đại học thì việc tự học trở nên vơ cùng quan trọng và
cần thiết. đã là sinh viên thì khơng còn được bố mẹ kèm cặp, nhắc nhở thường
xuyên, mà ý thức tự giác sẽ là yếu tố quyết định nhất với năng lực học tập của
bạn. Sự khác biệt này thể hiện ở chỗ, ở thời điểm này bạn khơng có sổ liên lạc
và cũng chẳng có khái niệm họp phụ huynh, vì chúng ta đã đủ 18 tuổi và là
người trưởng thành, càng tự do thì trách nhiệm lại càng lớn, nên phải ý thức
hơn.
Điểm khác biệt tiếp theo là giữa đại học và phổ thơng đó là khối lượng
kiến thức. có thể bạn là học sinh và đang nghĩ rằng lượng kiến thức phổ thông
đã quá nhiều, thế nhưng khối lượng kiến thức ở cấp độ đại học lại là vơ hạn,
nhiều bạn sinh viên cịn khơng biết bao bao nhiêu là đủ. Ở bậc đại học, việc
học tập của sinh viên khác hẳn về chất so với học sinh ở phổ thông. Việc tiếp
thu tri thức diễn ra dưới nhiều hình thức đa đạng và phong phú, từ cơ bản đến
chuyên sâu, nghiên cứu, tư duy nhiều hơn, đòi hỏi phải siêng năng hơn. Từ sự
thay đổi về chất do sự tich lũy về lượng trước đó tạo nên, chất mới cũng tác
động trở lại. Trên nền tảng mới, trình độ, kết cấu cũng như quy mô nhận thức

của sinh viên cũng thay đổi, tiếp tục hướng sinh viên lên tầm tri thức cao hơn.
Quá trình tích lũy các học phần của sinh viên chính là “độ”, các kì thi chính là
“điểm nút” và việc vượt qua các kì thi chính là “bước nhảy”, trong đó “bước
nhảy” quan trọng nhất chính là tốt nghiệp đại học. Q trình đó cứ liên tục
8


diễn ra, tạo nên sự vận động và phát triển không ngừng tạo nên động lực cho
sự phát triển của xã hội. Việc nhận thức quy luật lượng chất trong q trình
học tập của học sinh sinh viên có ý nghĩa rất to lớn trong thực tế, không chỉ
với bản thân sinh viên mà cịn rất có ý nghĩa với công tác quản lý và đào tạo.
Điều khác biệt lớn nhất là ở các cấp độ dưới chúng ta phải học những
môn học kéo dài cả năm, đặc biệt là đã có sẵn nền tảng cũng như biết được
phương pháp học và cách giảng dạy. Còn lên đại học phải tự mày mò, học
hỏi, nghiên cứu. Đặc biệt là đăng kí theo học phần chỉ kéo dài 3-4 tháng, rất
nhiều mơn học cần phải tiếp thu. Chính vì vậy mà sinh viên cần phải thay đổi
nếp sống mới và phương pháp học mới sao cho phù hợp với hoàn cảnh hiện
tại, phù hợp với yêu cầu của đại học. Mọi người cần phải cố gắng rất nhiều vì
tương lai của chính mình cũng như góp phần giúp ích cho xã hội, đất nước.
b. Chất lượng học tập của sinh viên hiện nay trong thực tế:
Đầu tiên là sinh viên hiện nay rất thụ động trong việc học tập. Làm
thêm, dạy kèm, bán hàng,.. dẫn đến lơ là học tập, hoặc khơng theo nổi chương
trình học đại học là những lý do sinh viên bị buộc thơi học. Tuy nhiên đó
khơng phải là lý do chính, vì có những sinh viên vừa học vừa làm thêm nhưng
kết quả học tập vẫn đạt điểm cao. Nguyên nhân ở đây là do sinh viên khơng
chịu tìm tịi sách, tài liệu phục vụ cho chun mơn của mình và tâm lí quen
với việc “đọc chép”. Từ đó dẫn đến thực trạng thụ động trong học tập của
phần lớn sinh viên hiện nay.
Tâm lí quen “đọc chép” từ những cấp học trước cũng dẫn tới tình trạng
thụ động của sinh viên, nếu giảng viên khơng đọc thì sinh viên cũng khơng

chép, chỉ ngồi nghe và thực tế là kiến thức đọng lại trong đầu khi đó sẽ rất ít,
thậm chí là khơng có gì. Trong khi đó sinh viên cũng khơng có thói quen đọc
giáo trình và các tài liệu liên quan đến mơn học đó khi ở nhà. Rõ ràng khi
ngại phát biểu trong giờ học sẽ dẫn đến ngại phát biểu trong cơ quan làm việc
sau này. Ngại phát biểu cũng đồng nghĩa với việc khơng dám nói lên sự thật,
khơng dám nhìn nhận cái sai... Trong mỗi giờ học, chuyện sinh viên phát biểu
9


ý kiến là rất ít thay vào đó là “Giảng viên nêu vấn đề, sinh viên cúi mặt xuống
bàn” trong khi đều là những câu hỏi phạm vi sinh viên có thể trả lời được.
So với thế giới, sinh viên nước ta cịn khá thụ động. Chỉ có khoảng vài
phần trăm sinh viên là chủ động. Điều này làm giảm năng lực tự nghiên cứu
của sinh viên. Khác với học sinh, nhiệm vụ của sinh viên là học và nghiên
cứu. Sinh viên không nên thụ động, lên giảng đường nghe thầy giảng rồi thì
khơng phải học nữa mà phải tự tìm tài liệu đọc để thảo luận trước lớp. Việc
thầy cô gợi ý để sinh viên thảo luận cũng thể hiện sự chưa chủ động ở sinh
viên. Vậy mà thậm chí, có khi thầy nêu vấn đề thảo luận rồi mà sinh viên vẫn
ngồi im, không hăng hái tham gia. Điều này làm giảm chất lượng giờ dạy vì
giảng viên muốn nghe ý kiến sáng tạo, giải quyết vấn đề của sinh viên. Một
số giảng viên phải đưa ra biện pháp cộng điểm cho sinh viên hăng hái phát
biểu nào tích cực phát biểu. Khơng đọc trước tài liệu làm tăng tính rụt rè của
sinh viên khi phát biểu trước lớp. Kết quả là nhiều bạn trẻ tốt nghiệp đại học
rồi mà vẫn nhút nhát và e ngại.
2.2. Liên hệ bản thân
Giải pháp để nâng cao chất lượng học tập của sinh viên:
Qua việc nghiên cứu quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng
dẫn đến những thay đổi về chất ta thấy quy luật có một vai trị cực kì quan
trọng trong cuộc sống, đặc biệt là một vai trị khơng thể thiếu để nâng cao
chất lượng học tập của sinh viên hiện nay. Là một sinh viên, trước tiên cần

phải xác định rõ mục tiêu, động cơ là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.
Khi làm bất cứ cơng việc gì chúng ta cũng đều phải xác định một thái độ đúng
đắn, rõ ràng, học cũng vậy, phải biết rõ mình học như thế nào, để làm gì, định
hướng tương lai ra sao. Trong mơi trường đại học địi hỏi tính tự giác thì việc
xác định trước hướng đi trong tương lai là một điều nên làm để chúng ta biết
cần phải làm gì, ơn tập ra sao. Lập cho bản thân một niềm yêu thích, niềm
đam mê đối với việc học, đam mê sẽ giúp cho con người ta xác định đúng
hành động và thái độ cũng như động lực trong học tập, châm ngòi cho sức
10


mạnh thôi thúc mỗi chúng ta phải nỗ lực vươn lên phấn đấu. Nhưng làm thế
nào để biến ước mơ thành hiện thực? Đó chính là xác định phương pháp học
tập đúng đắn. Trước hết ta có thể học hỏi, tìm tịi các thầy cơ và anh chị thế hệ
trước về phương pháp học tập của họ để từ đó tham khảo và rút ra phương
pháp phù hợp với bản thân mình. Kiến thức ở trường đại học bao gồm 1
lượng kiến thức vô cùng lớn cũng như là kiến thức chun mơn nên thường
rất khó để tiếp thu và cũng sẽ rất lâu thấy sự tiến bộ vì chúng ta vẫn chưa nạp
đủ kiến thức cần thiết để hiểu được tri thức ấy, đó chính là khoảng giới hạn
“độ”, vậy việc chúng ta cần phải làm chính là kiên trì học hỏi, khơng nản chí..
Quy luật lượng-chất giúp ta hiểu được rằng, mặc dù cũng mang tính
khách quan, nhưng quy luật xã hội lại diễn ra thông qua các hoạt động có ý
thức của con người, do đó khi đã tích luỹ đầy đủ về lượng phải quyết tâm tiến
hành bước nhảy, kịp thời chuyển những thay đổi về lượng thành những thay
đổi về chất. Chỉ có như vậy mới khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trì trệ, hữu
khuynh thường biểu hiện ở chỗ coi sự phát triển chỉ là thay đổi đơn thuần về
lượng. Là sinh viên cần phải nắm chắc mọi cơ hội để có thể thành công. Quy
luật lượng-chất giúp nhận thức được rằng, sự thay đổi về chất còn phụ thuộc
vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng. Do đó,
trong hoạt động của mình, phải biết tác động vào phương thức liên kết giữa

các yếu tố tạo thành sự vật trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật các yếu tố tạo
thành sự vật đó. Ngồi ra còn phải bổ sung thêm kĩ năng mềm trong cuộc
sống như giao tiếp, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng làm việc nhóm. Trên hết là
chúng ta cần chủ động hơn trong việc trao đổi việc học, không ngần ngại hỏi
bạn bè, thầy cô để giải quyết được bài tập. Quan trọng nhất để phát triển ở đại
học là khả năng lắng nghe, tận dụng thời gian để trau dồi khả năng lắng nghe
và tổng hợp ý kiến. Giải trí cũng góp phần quan trọng, vui vẻ sẽ giúp ích cho
tâm lý của chúng ta. Giúp ta có sự thoải mái, nâng cao tinh thần từ đó giúp
tiếp thu tốt hơn. Tham gia hoạt động do các nhóm tổ chức do trường tổ chức,
đoàn thanh niên, chúng ta cần hưởng ứng và tham gia tích cực. Tham gia các
11


hoạt động thể thao, tham gia các câu lạc bộ, hội thảo để tăng tính chủ động và
nâng cao kỹ năng mềm trong quá trình làm việc. Chúng ta phải chủ động hịa
nhập xã hội và nâng cao trình độ bản thân từ đó giúp ích và nâng cao chất
lượng học tập của chúng ta hiện nay.
Kết Luận
Từ sự phân tích về quy luật của sự chuyển đổi về lượng dẫn đến chuyển
đổi về chất và ngược lại có thể rút ra một số kết luận về việc rèn luyện, học
tập cho sinh viên như muốn đạt được mục tiêu trong học tập, cụ thể là tốt
nghiệp đại học, cần phải trải qua q trình tìm tịi, tích lũy kiến thức trong 1
khoảng thời gian dài, phải kiên trì đến cuối cùng, Việc áp dụng đúng đắn quy
luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về
chất vào các hoạt động trong đời sống là vơ cùng quan trọng, đặc biệt trong
hoạt động tích lũy kiến thức của sinh viên, Song áp dụng quy luật lượng chất
cịn góp phần đào tạo ra những sinh viên có đủ cả chất và lượng để đưa đất
nước ngày một phát triển hơn. Còn với sinh viên, phải tích lũy đủ số tín chỉ và
vượt qua các bài kiểm tra để có thể tiếp tục học. Bên cạnh đó phải tham gia
các hoạt động ngoại khóa để tiếp thu kiến thức cũng như nâng cao các kĩ năng

mềm. Ln phải vượt qua giới hạn “độ” để có thể thực hiện được “bước
nhảy”. Nên nhớ rằng những việc làm vĩ đại đều xuất phát từ những việc làm
nhỏ bé. Chúng ta phải bắt đầu từ hôm nay, càng sớm học tập thì càng nhanh
tích lũy được nhiều kiến thức, nâng cao chất lượng học tập, từ đó dẫn đến
thành cơng trong tương lai, giúp ích cho đất nước ngày một giàu mạnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Triết học Mác- Lê Nin (Học viện Ngân Hàng)
12


2. Thực trạng sinh viên hiện nay
/>3. Sự khác biệt giữa học sinh và sinh viên
/>4. C. Mác và Ph. Ăng-ghen Tồn tập, tiếng Việt, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1993, t.23, tr.473-474.
5. Phương pháp học tập ở đại học
/>
13



×