Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

(TIỂU LUẬN) QUY LUẬT CHUYỂN hóa từ NHỮNG sự THAY đổi về LƯỢNG dẫn đến sự THAY đổi về CHẤT và NGƯỢC lại vận DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG – CHẤT TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.58 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH


BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI:
QUY LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN
ĐẾN SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI. VẬN DỤNG QUY LUẬT
LƯỢNG – CHẤT TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN
LỚP CC04 NHÓM 10 HK212
NGÀY NỘP:
Giảng viên hướng dẫn: cô Nguyễn Thị Minh Hương
Sinh viên thực hiện
Bùi Phước Vinh
Nguyễn Thế Vinh
Nguyễn Hải Triều Vỹ
Nguyễn Ngọc Đại
Nguyễn Vũ Nhật Đăng

Mã số sinh viên
2053584
2052321
2052807
2052933
2052067

Thành phố Hồ Chí Minh – 2021
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

Tieu luan


Xếp loại


BC : Biện chứng
CNDV: Chủ nghĩa duy vật
SH: Siêu hình

Tieu luan


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................................4
Chương 1: QUY LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN
SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI....................................................................................5
1.1. Vị trí của quy luật lượng – chất trong phép biện chứng duy vật...........................................5
1.1.1. Tóm tắt nội dung của phép biện chứng duy vật....................................................................5
1.1.2. Quy luật lượng – chất giải thích phương thức vận động và phát triển của thế giới..............6
1.2. Một số khái niệm cơ bản trong quy luật lượng – chất: lượng; chất; độ; điểm nút; bước
nhảy...................................................................................................................................................6
1.2.1. Khái niệm chất......................................................................................................................6
1.2.2. Khái niệm lượng...................................................................................................................7
1.2.3. Khái niệm độ........................................................................................................................7
1.2.4. Khái niệm điểm nút...............................................................................................................7
1.2.5. Khái niệm bước nhảy............................................................................................................7
1.3. Nội dung quy luật lượng – chất...............................................................................................7
1.3.1. Tính thống nhất của lượng – chất.........................................................................................7
1.3.2. Sự vận động và phát triển của lượng – chất.........................................................................7
1.3.3 Kết quả sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời thông qua bước nhảy.........................................8
1.4. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng – chất............................................................8
Chương 2: VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG – CHẤT VÀO.........................................................9

2.1. Nội dung lượng - chất của sự thay đổi trình độ học vấn của một con người.........................9
2.2. Đánh giá thực trạng lượng chất của sự thay đổi trình độ học vấn của một con người.........9
2.3 Một số giải pháp phát triển một vấn đề cụ thể trong thực tiễn dựa trên cơ sở lý luận của
quy luật lượng – chất........................................................................................................................9
KẾT LUẬN.........................................................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................10
PHỤ LỤC............................................................................................................................................11

Tieu luan


MỞ ĐẦU

Thế giới là một khái niệm về phạm trù nghiên cứu của triết học mà ở đó, con
người bằng tư duy lý luận của mình hình thành nên những nhận thức đầu tiên và sau
đó phát triển thành những hệ thống quan điểm lý luận chung nhất hay còn gọi là những
hệ thống quy luật.
Quy luật lượng – chất là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật,
quy luật này cho biết nguyên nhân, phương thức, quá trình và kết quả của sự vận động
và phát triển. Việc nhận thức được quy luật lượng – chất mang ý nghĩa rất quan trọng
trong cuộc sống của mỗi cá nhân khi quan sát và nhận xét các sự vật, hiện tượng. Việc
tiếp thu và nhận thức lệch lạc quy luật này sẽ dẫn đến hai hậu quả. Thứ nhất là phủ
nhận sự thay đổi về lượng và đòi hỏi có ngay sự thay đổi về chất. Thứ hai là khi sự
thay đổi về lượng đã vượt quá giới hạn độ nhưng lại phủ nhận sự thay đổi về chất.
Trong hoàn cảnh đất nước ta đang quá độ lên chế độ Chủ nghĩa Xã hội, bỏ qua
giai đoạn phát triển của Chủ nghĩa Tư bản, việc nhận thức đúng về quy luật lượng –
chất sẽ có tác động rất lớn trong quá trình hình thành và phát triển theo định hướng Xã
hội Chủ nghĩa.
Mục đích của nhóm tác giả là làm rõ bản chất, vị trí, vai trị và ý nghĩa của quy
luật lượng – chất. Đồng thời để tăng tính thực tiễn cho tiểu luận, nhóm tác giả sẽ vận

dụng quy luật vào các vấn đề trực tiếp, thực tế để phân tích, đánh giá và từ đó đưa ra
giải pháp.
Tiểu luận bao gồm hai phần với bốn nội dung chính trong phần thứ nhất và ba
bước giải quyết vấn đề trong phần thứ hai và được trình bày theo trình tự cụ thể trong
mục lục.

Tieu luan


Chương 1: QUY LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ
LƯỢNG DẪN ĐẾN SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI
1.1. Vị trí của quy luật lượng – chất trong phép biện chứng duy vật
1.1.1. Tóm tắt nội dung của phép biện chứng duy vật
Khái niệm
Định nghĩa khái quát về phép biện chứng duy vật, Ăngghen cho rằng: “Phép
biện chứng là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển
của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”.
Những đặc trưng cơ bản của phép biện chứng duy vật (2)
- Một là: phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin là phép biện chứng
được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học.
- Hai là: Trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin có sự thống
nhất giữa nội dung thế giới quan (duy vật biện chứng) và phương pháp luận (biện
chứng duy vật), do đó nó khơng dừng lại ở sự giải thích thế giới mà cịn là cơng cụ để
nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.
Vai trò của phép biện chứng duy vật
Đặc biệt quan trọng trong thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tạo nên tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin,
đồng thời nó cũng là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của hoạt động
sáng tạo trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Những nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật (2)

- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
- Nguyên lý về sự phát triển
Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật (3)
- Quy luật đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập
- Quy luật chuyển hoá từ những biến đổi về lượng dẫn tới những biến đổi về
chất và ngược lại
- Quy luật phủ định của phủ định
Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
- cặp phạm trù cái riêng và cái chung

Tieu luan


- tất nhiên và ngẫu nhiên
- nguyên nhân và kết quả
- bản chất và hiện tượng
- khả năng và hiện thực
- nội dung và hình thức.
1.1.2. Quy luật lượng – chất giải thích phương thức vận động và phát triển
của thế giới
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (hay còn gọi là quy luật
mâu thuẫn) là quy luật ở vị trí “hạt nhân” của phép biện chứng duy vật. Theo Lênin:
“Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các
mặt đối lập. Như thế, là nắm được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó địi
hỏi phải có những sự giải thích và một sự phát triển thêm”.
1.2. Một số khái niệm cơ bản trong quy luật lượng – chất: lượng; chất;
độ; điểm nút; bước nhảy
1.2.1. Khái niệm chất
Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của
sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính làm cho sự vật là chính

nó chứ không phải là cái khác.
1.2.2. Khái niệm lượng
Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có
của sự vật về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại,
tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động, phát triển của sự vật.
1.2.3. Khái niệm độ
Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, nó
là khoảng giới hạn, mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về
chất của sự vật.
1.2.4. Khái niệm điểm nút
Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó, sự thay đổi về
lượng đã làm thay đổi chất của sự vật.

Tieu luan


1.2.5. Khái niệm bước nhảy
Muốn chuyển từ chất cũ sang chất mới phải thông qua bước nhảy.
Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hoá về chất của sự vật do
những sự thay đổi về lượng trước đó gây nên.

1.3. Nội dung quy luật lượng – chất
1.3.1. Tính thống nhất của lượng – chất
Theo phần tích thì mối quan hệ giữa lượng và chất là mối quan hệ biện chứng.
Theo Mac – Lê nin thì chất và lượng là hai mặt đối lập, bản chất của chất thì tương đối
ổn định, ngược lại thì lượng thường xuyên biến đổi. Tuy nhiên chúng lại không thể
tách rời nhau, đổi lại giữa chúng đều ln có sự tác động qua lại lẫn nhau.
Sự thống nhất này được xác định trong một độ nhất định khi sự vật đang tồn tại.
Trong đó độ là một phạm trù của triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và
chất, được biểu thị ở mức độ sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi cơ bản về chất

của sự vật đó.
1.3.2. Sự vận động và phát triển của lượng – chất
Mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất bao gồm chất và lượng nhất định,
trong đó chất tương đối ổn định còn lượng thường xuyên biến đổi. Sự biến đổi này tạo
ra mâu thuẫn giữa lượng và chất . Lượng biến đổi đến một mức “độ “nhất định và
trong những điều kiện nhất định thì lượng phá vỡ chất cũ, mâu thuẫn giữa lượng và
chất được giải quyết, chất mới được hình thành với lượng mới, nhưng lượng mới lại
biến đổi và phá vỡ chất đang kìm hãm nó. Và từ đó q trình tác động lẫn nhau giữa
lượng và chất tạo lên sự vận động liên tục, dần dần biến đổi thành “bước nhảy” và rồi
lại biến đổi dần tới “bước nhảy” khác.
1.3.3 Kết quả sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời thông qua bước nhảy
Tại thời điểm lượng đạt đến một giới hạn nhất định để vật thay đổi về chất. Khi
có sự thay đổi về chất diễn ra gọi là “bước nhảy”. Lúc này đánh dấu sự kết thúc một
giai đoạn biến đổi về lượng, là sự đứt đoạn trong liên tục, nó khơng chấm dứt sự vận
động nói chung mà chỉ chấm dứt một dạng vận động cụ thể, tạo ra một bước ngoặt mới
cho sự thống nhất biện chứng giữa chất và lượng trong một độ mới.

Tieu luan


Lượng thay đổi tạo ra bước nhảy => chất mới ra đời thay thế cho chất cũ, sự vật
mới ra đời thay thế cho sự vật cũ, nhưng rồi những lượng mới này tiếp tục biến đổi đến
điểm nút mới lại xảy ra bước nhảy mới. Tạo nên tính tuần tự, tiệm tiến, liên tục với
tính gián đoạn, nhảy vọt trong sự vận động, phát triển.
1.4. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng – chất
Trong một điều kiện nhất định đáp ứng được sự biến đổi về lượng, một sự vật,
hiện tượng sẽ có sự biến đổi về lượng, đến một mức độ nhất định, nó sẽ phá vỡ chất
cũ. Lúc này mâu thuẫn giữa lượng và chất được giải quyết, chất mới được hình thành
với một lượng mới.
Mỗi một quy luật trong đời sống đều đem đến những ý nghĩa nhất định, phương

pháp luận của quy luật lượng chất cũng vậy.
Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng chất đem đến hai ý nghĩa cơ bản:
Ý nghĩa trong nhận thức và ý nghĩa trong thực tiễn.

Tieu luan


Chương 2: VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG – CHẤT VÀO
2.1. Nội dung lượng - chất của sự thay đổi trình độ học vấn của một con người
Trong hoạt động nhận thức, hoạt động học tập, sinh viên phải biết tích luỹ về
lượng (tri thức) để làm biến đổi về chất (kết quả học tập) theo quy luật. Qua các kì thi
(điểm nút) học sinh sẽ biết được khả năng, kết quả mà mình đã đạt được (bước nhảy)
để có thể tiến tới các bước tiếp theo, kết quả kì thi tốt – bước nhảy là sự kết thúc của
một giai đoạn tích luỹ tri thức trong q trình học tập, rèn luyện của chúng ta. Quy luật
này giúp chúng ta tránh được chủ quan trong học tập và hoạt động hằng ngày.
2.2. Đánh giá thực trạng lượng chất của sự thay đổi trình độ học vấn của một con
người
Mỗi học sinh, sinh viên cần phải có nhận thức rõ ràng, đúng đắn về quy luật
này, phải tích đủ lượng tới giới hạn điểm nút thì mới được thực hiện bước nhảy, khơng
được nơn nóng, đốt cháy giai đoạn. Tuy nhiên thực tế trong nhiều năm qua, nền giáo
dục của nước ta hiện nay vẫn cịn tồn tại căn bệnh thành tích, đặc biệt là ở bậc tiểu học
và trung học cơ sở. Tức là học sinh chưa tích lũy đủ lượng cần thiết, nhưng lại được
“tạo điều kiện” để thực hiện “thành công” bước nhảy, tức là không học mà vẫn đỗ,
khơng học nhưng vẫn có bằng. Kết quả là trong nhiều năm liền, giáo dục nước ta đã
cho ra lò những lớp người khơng “lượng” mà cũng chẳng có “chất”.
2.3 Một số giải pháp phát triển một vấn đề cụ thể trong thực tiễn dựa trên
cơ sở lý luận của quy luật lượng – chất
Như đã đề cập ở phần trên, vấn đề quan trọng nhất của việc vận dụng quy luật
lượng-chất vào sự thay đổi trình độ học vấn của một con người là ta phải tích lũy đủ
lượng tới giới hạn điểm nút thì mới được thực hiện bước nhảy. Chính vì vậy những

giải pháp dưới đây đưa ra nhằm mục đích giúp sinh viên có thể tích lũy về lượng (tri
thức) một cách hiệu quả, đồng thời loại bỏ các vấn đề liên quan tới đốt cháy giai đoạn:
-

Xác định mục đích học tập, nghiên cứu thật rõ ràng: “học để làm gì?”, “học để
phục vụ ai?”

-

Đồn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và nghiên cứu

-

Có tinh thần tự giác, chủ động trong việc chuẩn bị bài vở

Tieu luan


-

Biết cách suy nghĩ lại và lật ngược vấn đề

-

Nghỉ ngơi lành mạnh, hợp lí

KẾT LUẬN

Tieu luan



TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đại học Tôn Đức Thắng (14/01/2022), Tiểu luận triết học Quy luật lượng – chất. Truy
cập từ Tiểu luận triết học Quy luật lượng - chất - Nguyên Lý Mác Lê Nín - - StuDocu
Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng. Truy cập từ />Nội dung quy luật lượng chất. Truy cập từ />%E1%BA%ADt_l%C6%B0%E1%BB%A3ng_-_ch%E1%BA%A5t#Chu_tr
%C3%ACnh_thay_%C4%91%E1%BB%95i
Phép biện chứng duy vật. Truy cập từ />Quy luật chuyển hóa lượng – chất. Truy cập từ />Quy luật lượng - chất – Wikipedia tiếng Việt. Truy cập từ Quy luật lượng - chất –
Wikipedia tiếng Việt
Quy luật lượng chất. Truy cập từ />Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Truy cập từ
/>Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập – Wikipedia tiếng Việt. Truy
cập từ
/>%E1%BA%A5t_v%C3%A0_%C4%91%E1%BA%A5u_tranh_gi%E1%BB%AFa_c
%C3%A1c_m%E1%BA%B7t_%C4%91%E1%BB%91i_l%E1%BA%ADp
Ứng dụng quy luật lượng chất trong vấn đề học tập rèn luyện của sinh viên. Truy cập
từ />Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng chất, Phạm Kim Oanh. Truy cập từ
/>
Tieu luan


PHỤ LỤC

Tieu luan



×