Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

De cuong luạn văn lịch sử phát triển và phương hướng hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.4 KB, 12 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi chế độ xã hội muốn đứng vững và phát triển phải được xây dựng
nên bởi những con người hết lòng trung thành với chế độ, có trí tuệ và năng
lực. Trong xã hội ngày nay, đó chính là những cán bộ, cơng chức, họ là những
người trực tiếp phục vụ cho chế độ, là những người đại diện cho Nhà nước để
xây dựng và thực thi các chủ trương và chính sách, đồng thời cũng là nhân tố
có tính quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.
Sự nghiệp cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và
lãnh đạo qua các thời kỳ đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn. Trong
đó, phải kể đến sự đóng góp rất quan trọng của đội ngũ cán bộ, cơng chức nhà
nước. Đây là đội ngũ làm việc thường xuyên, liên tục trong bộ máy nhà nước
từ Trung ương đến cơ sở, trực tiếp tiến hành các hoạt động quản lý mọi mặt
của đời sống xã hội. Đánh giá vai trị của cơng tác cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong tác phẩm "Sửa đổi lề lối làm việc" đã viết: "Cán bộ là cái gốc của
mọi công việc - Công việc thành công hay thất bị đều do cán bộ tốt hay kém,
có cán bộ tốt thì việc gì cũng xong" [8, tr. 25]. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, từ khi giành được chính quyền cho đến nay Đảng và Nhà nước
ta đã luôn chăm lo đến công tác cán bộ.
Trước đây, sở dĩ chúng ta có thể giành được thắng lợi vĩ đại trong
cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, một trong những thành cơng đó là do trong
thực tiễn đấu tranh chúng ta đã đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện được một đội
ngũ cán bộ, cơng chức có năng lực, nhiệt tình cách mạng, sẵn sàng hy sinh vì
sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xây dựng một nhà nước mà "mọi
quyền lực nhà nước đều từ nhân dân", nhấn mạnh nhiều đến công tác cán bộ,
đề cao trách nhiệm của cán bộ là người phục vụ nhân dân, giúp việc cho nhân



2

dân. Người cũng rất chú trọng đến công tác quản lý cán bộ, đến việc xây dựng
chế độ công chức nhằm xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ cách mạng vừa
có phẩm chất đạo đức, vừa có năng lực, trình độ, khả năng và sẵn sàng hồn
thành nhiệm vụ cách mạng giao cho. Để thực hiện chủ trương "vừa kháng
chiến vừa kiến quốc", ngày 20-5/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh
76/SL ban hành Quy chế công chức Việt Nam, nhưng do hoàn cảnh chiến
tranh nên quy chế này không thực hiện được, nhưng tư tưởng của nó là hạt
nhân trong cơng tác cán bộ trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc và sau ngày thống nhất đất nước. Đó là tư tưởng lấy cán bộ làm
trung tâm trong công tác quản lý và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức phục
vụ cách mạng.
Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng
đã khẳng định:
Xây dựng và ban hành văn bản pháp quy về chế độ công vụ,
công chức. Định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm, thẩm quyền, quyền lợi
và kỷ luật cơng chức hành chính. Quy định các chế độ đào tạo,
tuyển dụng, sử dụng công chức. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức nhà nước vừa có trình độ chun mơn và kỹ năng nghề nghiệp
cao, vừa giác ngộ về chính trị, vừa có tinh thần trách nhiệm, tận tụy,
cơng tâm, vừa có đạo đức liêm khiết khi thừa hành công vụ [2, tr.
132].
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX lại tiếp tục khẳng định:
Hồn thiện chế độ cơng vụ, quy chế cán bộ, công chức, coi
trọng cả năng lực và đạo đức, bảo đảm tính nghiêm túc, trung thực
trong thi tuyển cán bộ, công chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, cán
bộ quản lý về đường lối, chính sách, về kiến thức và kỹ năng quản
lý hành chính nhà nước. Sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức theo
đúng chức danh tiêu chuẩn. Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng



3

cán bộ, công chức kịp thời thay thế cán bộ, cơng chức yếu kém,
thối hóa. Tăng cường cán bộ cho cơ sở, có chế độ, chính sách đào
tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ đối với cán bộ xã, phường, thị trấn [6, tr.
135].
Như vậy, ngay từ khi ra đời, Đảng và Nhà nước ta luôn coi vấn đề cán
bộ là mối quan tâm hàng đầu và ngày càng được chú ý. Những năm gần đây,
Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách pháp luật về cán
bộ, cơng chức nhằm củng cố, đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng của
đội ngũ cơng chức hành chính nhà nước. Tuy nhiên, để đưa ra được chủ
trương, chính sách đúng đắn và thực hiện một cách có hiệu quả thì phải nắm
vững những vấn đề lý luận, cần phải tăng cường công tác tổng kết thực tiễn
qua từng thời kỳ cách mạng để thấy được những thuận lợi và khó khăn mà
giai đoạn phát triển mới đặt ra.
Để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, đáp ứng nhu cầu quản lý có
hiệu quả đất nước về mọi phương diện, chúng ta phải xây dựng được một hệ
thống pháp luật về cán bộ, cơng chức hồn chỉnh và đồng bộ hơn nữa.
Vì lý do đó mà trong khn khổ một luận văn thạc sĩ tác giả đã lựa
chọn nghiên cứu đề tài: "Lịch sử phát triển và phương hướng hồn thiện
pháp luật cán bộ, cơng chức ở Việt Nam".
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề hồn thiện pháp luật cán bộ, công chức đã được một số tác giả
quan tâm nghiên cứu. Trên thực tế đã có các cơng trình khoa học nghiên cứu
và đề cập đến vấn đề công chức, công vụ từ cải cách bộ máy hành chính nhà
nước; và pháp luật cơng chức, cơng vụ. Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy các đề
tài, các công trình nghiên cứu tập trung vào các vấn đề sau:
- Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, của các tác giả


4

PGS.TS Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm (đồng chủ biên), Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001;
- Đề tài: Xây dựng và đổi mới đội ngũ công chức hành chính nhà
nước, tác giả Lương Trọng Yêm làm Chủ nhiệm đề tài;
- Cơng trình nghiên cứu: Cải cách bộ máy hành pháp cấp Trung ương
trong công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta, của tác giả Lê Sỹ Dược;
- Mấy vấn đề về xây dựng đội ngũ công chứuc hành chính - về nền
hành chính chính nhà nước Việt Nam, của TS. Bùi Tiến Quý.
Trên đây là các cơng trình nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng đội ngũ
cán bộ, công chức nhà nước, xây dựng cải cách bộ máy hành chính nhà nước.
Ngồi ra, cịn có nhóm các đề tài nghiên cứu về chế độ cán bộ, công
chức như:
- Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay,
của tác giả Tơ Tử Hạ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003;
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của nhà nước
pháp quyền của dân, do dân, vì dân, của Nguyễn Minh Phương, Tạp chí Quản
lý nhà nước.
Nhóm các đề tài nghiên cứu về pháp luật cán bộ, công chức nhà nước:
- Đổi mới và hồn thiện pháp luật cán bộ, cơng chức nhà nước ở
nước ta, của tác giả Nguyễn Văn Tâm, Luận án phó tiến sĩ Luật học, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1997;
- Pháp luật về cơng chức Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận văn
thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, 2005.
Những cơng trình, tài liệu này là nguồn tư liệu nghiên cứu, tham khảo

có giá trị, mang tính lý luận và thực tiễn cao. Nhưng các cơng trình chỉ mới


5

dừng lại nghiên cứu ở góc độ lý luận chung về các vấn đề như công vụ, công
chức, đội ngũ cán bộ, cơng chức, vấn đề xây dựng và hồn thiện pháp luật cán
bộ, cơng chức, mà chưa có cơng trình nào đề cập đến vấn đề lịch sử phát triển
của pháp luật cán bộ, công chức qua các giai đoạn lịch sử ở Việt Nam. Vì vậy,
chúng tơi mong muốn việc nghiên cứu đề tài này góp phần nhỏ bé vào việc
tổng kết các giai đoạn lịch sử của pháp luật cán bộ, công chức để giải quyết
những vấn đề mà thực tiễn hiện nay đang đặt ra.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích:
Nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản có tính lý luận về pháp
luật cán bộ, cơng chức; phân tích đánh giá thực trạng pháp luật về cán bộ,
cơng chức qua các thời kỳ lịch sử ở Việt nam. Trên cơ sở các kết quả nghiên
cứu, phân tích, đánh giá, luận văn cũng đưa ra kiến nghị, giải pháp hồn thiện
pháp luật cán bộ, cơng chức ở Việt Nam hiện nay.
* Nhiệm vụ:
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Xem xét giải quyết một số vấn đề có tính lý luận cơ bản về pháp luật
cán bộ, công chức như: Khái niệm pháp luật cán bộ, cơng chức; đặc điểm;
những tiêu chí đánh giá pháp luật cán bộ, công chức qua các giai đoạn; những
thành tựu của pháp luật cán bộ, công chức trên thế giới Việt Nam có thể tham
khảo.
- Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển và thực trạng pháp luật
cán bộ, công chức qua các giai đoạn lịch sử.
- Nêu rõ các quan điểm, giải pháp để hoàn thiện pháp luật cán bộ,
công chức ở nước ta hiện nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


6

Pháp luật về cán bộ, công chức là một lĩnh vực rộng, liên ngành, có sự
tham gia điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau, nhưng trong khuôn khổ
của luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu pháp luật công chức hành chính nhà
nước dưới góc độ lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật.
Công chức theo quy định hiện hành có phạm vi rất rộng, khơng chỉ
trong bộ máy hành chính nhà nước mà cả trong bộ máy giúp việc thuộc tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, trong các tổ chức đảng, đoàn thể,
nhưng luận văn chủ yếu đề cập đến công chức trong bộ máy hành chính nhà
nước từ Trung ương đến cơ sở, bởi nó phù hợp với xu hướng điều chỉnh có
tính chun biệt đối với các đối tượng hoạt động ở các khu vực khác nhau
trong bộ máy đảng, nhà nước, đoàn thể.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận khoa học của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Cùng
với các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về nhà nước kiểu mới, về việc
tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng
đội ngũ cơng chức hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh, nâng cao
chất lượng hoạt động công vụ, phục vụ nhân dân.
Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng các phương pháp cụ thể: phương pháp
phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, lịch sử, so sánh, xã hội học.
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Luận văn làm sáng tỏ vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật cơng chức ở
Việt Nam.
- Khái qt được q trình phát triển của pháp luật công chức qua các
thời kỳ cách mạng ở Việt Nam, đồng thời đưa ra những nhận xét, đánh giá về

hệ thống pháp luật công chức hiện hành.


7

- Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện pháp luật công chức Việt
nam trong giai đoạn hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.
Chương 1
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
PHÁP LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM

1.1. Lý luận về pháp luật cán bộ, công chức
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật cán bộ, công chức
1.1.2. Nội dung của pháp luật cán bộ, cơng chức
1.1.3. Vai trị của pháp luật cán bộ, công chức
1.2. Sự phát triển pháp luật cán bộ, cơng chức trước khi có Pháp
lệnh cán bộ, công chức 1998
1.2.1. Pháp luật cán bộ công chức giai đoạn 1945 - 1954
1.2.2. Pháp luật cán bộ công chức giai đoạn 1954 - 1975
1.2.3. Pháp luật cán bộ công chức giai đoạn 1975 - 1986
1.2.4. Pháp luật cán bộ công chức giai đoạn 1986 - 1997
1.3. Thực trạng pháp luật cán bộ công chức ở Việt Nam từ khi có
Pháp lệnh cán bộ, cơng chức 1998 đến nay
Kết luận chương 1


8



9

Chương 2
PHƯƠNG HƯỚNG HỒN THIỆN PHÁP LUẬT CÁN BỘ, CƠNG CHỨC
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.1. Những yêu cầu khách quan và tiêu chí hồn thiện pháp luật
cán bộ, cơng chức
2.1.1. Những yêu cầu khách quan của việc hoàn thiện pháp luật cán
bộ, cơng chức
Một là, hồn thiện pháp luật cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu của
công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước
Hai là, hồn thiện pháp luật cán bộ, công chức là yêu cầu khách quan
của việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay
Ba là, hồn thiện pháp luật cán bộ, cơng chức xuất phát từ yêu cầu của
công cuộc hội nhập
2.1.2. Những tiêu chí hồn thiện pháp luật cán bộ, cơng chức hiện nay
2.1.2.1. Tiêu chí về nội dung
2.1.2.2. Tiêu chí về hình thức
2.2. Những quan điểm hồn thiện pháp luật cán bộ, cơng chức
Thứ nhất: Hồn thiện pháp luật cán bộ, công chức phải dựa vào đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đối cơng tác cán bộ
Thứ hai: Hồn thiện pháp luật cán bộ, cơng chức phục vụ cho cơng
cuộc cải cách nền hành chính nhà nước
Thứ ba: Hồn thiện pháp luật cán bộ, cơng chức trên cơ sở bảo đảm
đầy đủ các nguyên tắc của chế độ cán bộ, công chức



10

Thứ tư: Hồn thiện pháp luật cán bộ, cơng chức nhằm nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức
Thứ năm: Hồn thiện pháp luật cán bộ, cơng chức đáp ứng yêu cầu
của công cuộc hội nhập
2.3. Phương hướng, giải pháp hồn thiện pháp luật cán bộ, cơng
chức ở Việt Nam hiện nay
Kết luận chương 2

KẾT LUẬN


11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
(Dự kiến)
1. Bộ Nội vụ (2003), Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước
giai đoạn 2001 - 2010, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban
Chấp hành Trung ương khóa VIII, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần
thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban
Chấp hành Trung ương khóa IX , Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Tơ Tử Hạ (2003), Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ cơng

chức hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Hồ Chí Minh (1995), Tồn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Tâm (1997), Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về cơng chức
hành chính nhà nước ở nước ta, Luận án phó tiến sĩ khoa học Luật,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
10. Phạm Hồng Thái (2004), Công vụ, công chức nhà nước, Hà Nội.
11. Nguyễn Phú Trọng - Trần Xuân Sầm (đồng chủ biên) (2003), Luận cứ
khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.


12



×