Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

De cuong luan van tư tưởng hồ chí minh về nhà nước pháp quyền và việc vận dụng vào xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.89 KB, 10 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại hội lần VII Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định Đảng
lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng kim
chỉ nam cho hành động của Đảng và dân tộc
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng
Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm
toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách
mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển
sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của
nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt
đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là
tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về
sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về
quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự
của dân, do dân, vì dân...
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh
của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của
Đảng và dân tộc.
Do vậy, học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là một
trong những nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn hiện nay, trong đó có tư
tưởng về Nhà nước pháp quyền. Nhà nước của dân, do dân, vì dân.


2


Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước đã và đang đặt
ra nhiều vấn đề: Cần hoàn thiện Nhà nước, Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa. Khi chúng ta đang trong quá trình vận động của nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa địi hỏi phải có
sự quản lý ở trình độ tương ứng. Hơn nữa xu hướng tồn cầu hóa,
đa phương hóa quan hệ quốc tế cũng đang đặt ra nhiệm vụ không
nhỏ đối với Nhà nước, bởi lẽ thực trạng hoạt động của bộ máy Nhà
nước ta hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, được thể hiện trên nhiều
phương diện. Đội ngũ cán bộ công chức vừa thiếu vừa yếu, đặc biệt là
sự hiểu biết và cập nhật pháp luật chưa cao để đáp ứng nhu cầu trong
xã hội mới. Hơn nữa tình trạng vi phạm pháp luật, áp dụng khơng
đúng pháp luật còn diễn ra nhiều ở vùng trong cả nước. Có thể nói, đó
là sự tác động của nền kinh tế thị trường một phần, một phần khác là
trong chúng ta chưa có sự quan tâm đúng mức về nó hoặc quan tâm
chưa đồng bộ đến việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống hành lang pháp
lý của Nhà nước. Nửa thập niên qua, Nhà nước ta do Hồ Chủ tịch
sáng lập và lãnh đạo dần được củng cố và hoàn thiện, đã đạt được
những thành tựu lớn, điều này đã được các văn kiện của Đảng đánh
giá cao. Tuy nhiên còn nhiều bất cập.
Sinh thời Nguyễn Ái Quốc rất ít dùng khái niệm "Nhà nước
pháp quyền", nhưng qua hành động thực tiễn thì đã tốt lên tư tưởng
của mình về việc xây dựng Nhà nước trong đó việc tuân thủ tính tối
cao của Hiến pháp và pháp luật. Thực tế cải cách nền hành chính và
bộ máy Nhà nước trong giai đoạn hiện nay là tất yếu. Nghị quyết
Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX của Đảng đã chỉ rõ: "Quá trình ấy
phải dựa trên cơ sở vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác
-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xuất phát từ thực tiễn đất nước và
những kinh nghiệm xây dựng Nhà nước Việt Nam qua hàng chục năm
qua, có tính đến kiến thức và kinh nghiệm tiên tiến trên thế giới". Vì



3

những nhu cầu lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tơi chọn "Tư
tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền và việc vận dụng vào
xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
hiện nay ở nước ta" làm chủ đề nghiên cứu của luận văn này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề Nhà nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã được một
số học giả trong nước nghiên cứu, đề cập như cuốn: ''Nghiên cứu
tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật'' của Viện Nghiên
cứu khoa học pháp lý, Bộ tư pháp, 1993; "Tư tưởng Hồ Chí Minh
về nhà nướC kiểu mới - quá trình hình thành và phát triển'' của
Hồng Văn hảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995; ''Tư tưởng
Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân'', Nguyễn Đình
Lộc (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; ''Tìm hiểu
tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp luật'' của Nguyễn Xuân
Tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; ''Pháp quyền nhân
nghĩa Hồ Chí Minh'' của Vũ Đình Hịe, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà
Nội, 2001, TS. Phạm Ngọc Anh - PGS.TS Bùi Đình Phong: "Tư
tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam",
Nxb Lao động, Hà Nội, 2003 v.v... và một số bài viết trên các báo,
tạp chí như bài: "Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng xây dựng
Nhà nước pháp quyền Việt Nam'' của Song Thành, Tạp chí Người
đại biểu nhân dân, số 39, 1991; "Nghĩ về Hồ Chí Minh và những
điều kiện nâng cao hiệu lực của pháp luật'' của Phạm Ngọc Anh,
Báo Pháp luật, ngày 3/6/1997; "Chủ tịch Hồ Chí Minh người đặt
nền móng cho sự ra đời một Nhà nước pháp quyền Việt Nam'' của
Nguyễn Thị Kim Dung trong cuốn "Việt Nam trong thế kỉ XX",
Nxb Thế giới, Hà Nội, 2000... Tuy nhiên, việc nghiên cứu tư tưởng

Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền, từ đó vận dụng vào việc
xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền hiện nay ở Việt Nam


4

cịn là vấn đề mới. Các cơng trình khoa học đã công bố mới chỉ
dừng lại ở việc khảo sát các nội dung riêng lẻ, chưa đi sâu nghiên
cứu một cách hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về Nhà nước
pháp quyền. Thực tiễn Việt Nam ln có sự biến đổi, với mỗi một
thời kì thì lại đặt ra những yêu cầu khác nhau. Do đó, nghiên cứu
và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền trong
thời kì hiện nay, đặc biệt khi chúng ta đã bước vào thế kỷ XXI sẽ
có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Mục đích:
Nghiên cứu, phân tích có hệ thống và làm sáng tỏ tư tưởng
của Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền. Qua đó đưa ra những
nhận xét đánh giá khoa học về những sáng tạo lý luận của Người về
Nhà nước pháp quyền.
- Nhiệm vụ:
Để thực hiện mục tiêu trên, cần giải quyết các nhiệm vụ sau.
+ Nêu bật những yếu tố ảnh hưởng (lý luận - thực tiễn) đến
sự hình thành tư tưởng về Nhà nước pháp quyền của Hồ Chí Minh.
+ Xác định các giai đoạn hình thành, phát triển tư tưởng Hồ
Chí Minh về Nhà nước pháp quyền.
+ Nghiên cứu nội dung tư tưởng của Người về xây dựng Nhà
nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.
+ Trên cơ sở đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của
Nhà nước ta hiện nay, đưa ra một số giải pháp để vận dụng tư tưởng

Hồ Chí Minh vào xây dựng, hoàn thiện Nhà nước ta hiện nay.
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
a) Phạm vi nghiên cứu đề tài


5

- Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tư tưởng Hồ Chí Minh
về việc xây dựng Nhà nước pháp quyền.
- Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về
Nhà nước pháp quyền
- Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền ở
Việt Nam.
b) Giới hạn nghiên cứu của đề tài
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền ở Việt
Nam
- Vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào việc xây
dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam từ 1991 đến
nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp biện chứng duy vật về lịch sử
của chủ nghĩa Mác - Lênin, phương pháp luận Hồ Chí Minh, quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước, pháp luật.
Ngoài ra, cịn sử dụng các phương pháp cụ thể: phân tích,
tổng hợp, lịch sử và lơgíc, phương pháp văn hóa học, gắn lý luận
với thực tiễn....
6. Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài này chủ yếu tập trung tìm hiểu, nghiên cứu,
phân tích q trình hình thành, phát triển và những nội dung cơ bản
tư tưởng của Hồ Chí Minh. Đặc biệt là việc vận dụng tư tưởng của

Người vào việc xây dựng và hồn thiện Nhà nước pháp quyền trong
q trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và làm cơ sở lý luận định
hướng cho việc xây dựng hoàn thiện Nhà nước ta trong giai đoạn
hiện nay.


6

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Với những kết quả bước đầu, luận văn đặt hy vọng vào việc
góp phần nghiên cứu cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước
pháp quyền NNPQ trong mối quan hệ với định hướng XHCN ở Việt
Nam hiện nay. Những kết quả đó sẽ góp phần vào việc thống nhất
nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm xây dựng thành công Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đảm bảo sự phát triển đất nước
theo đúng định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu
và giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học,
cao đẳng.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của luận văn gồm 3 chương, 11 tiết.


7

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN VĂN
Chương 1
CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

1.1 Cơ sở hình thành
1.1.1. Cơ sở lý luận
1.1.2. Cơ sở thực tiễn trong việc hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh
1.2 Q trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh về Nhà nước pháp quyền
1.2.1. Thời kỳ trước 1945
1.2.2. Thời kỳ từ 1945 đến 1969


8

Chương 2
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH
VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
2.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về bản chất của Nhà nước
pháp quyền
2.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về một Nhà nước hợp hiến,
hợp pháp
2.3. Vai trò của luật pháp trong quản lý xã hội
2.4. Tính nghiêm minh và hiệu lực của pháp luật
2.5. Sự kết hợp giữa "Đức trị" với "Pháp trị" trong tư
tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền
2.6. Những sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh về Nhà nước
pháp quyền


9


Chương 3
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VÀO XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP
QUYỀN
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền - cơ
sở lý luận và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
hiện nay
3.2. Tổ chức, hoạt động của Nhà nước pháp quyến ở nước
ta hiện nay - thực trạng và những vấn đề đặt ra
3.3. Phương hướng, nội dung và biện pháp xây dựng,
hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam theo tư tưởng Hồ
Chí Minh


10

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



×