Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ nghiên cứu đề xuất giải pháp truyền thông của trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia nhằm nâng cao nhận thức của học sinh tiểu học tại hà nội về các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

ĐỖ QUỲNH HOA

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG CỦA
TRUNG TÂM KHÍ TƢỢNG THỦY VĂN QUỐC GIA NHẰM NÂNG
CAO NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI HÀ NỘI VỀ
CÁC HIỆN TƢỢNG KHÍ TƢỢNG THỦY VĂN NGUY HIỂM

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI – 2018

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

ĐỖ QUỲNH HOA

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG CỦA
TRUNG TÂM KHÍ TƢỢNG THỦY VĂN QUỐC GIA NHẰM NÂNG
CAO NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI HÀ NỘI VỀ
CÁC HIỆN TƢỢNG KHÍ TƢỢNG THỦY VĂN NGUY HIỂM

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm


Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH Nguyễn Đức Ngữ

HÀ NỘI – 2018

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu do cá nhân tơi thực
hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ, khơng sao chép
các cơng trình nghiên cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của luận văn chƣa
từng đƣợc cơng bố ở bất kì một cơng trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích
dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn

HỌC VIÊN THỰC HIỆN

Đỗ Quỳnh Hoa

i

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới GS. TSKH
Nguyễn Đức Ngữ, một ngƣời thầy, một nhà khoa học có kiến thức uyên thâm, sâu
rộng đã nhiệt tình, tận tình hƣớng dẫn, chỉnh sửa cho tơi trong suốt q trình thực

hiện luận văn. Xin cảm ơn Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tƣợng thủy văn,
Trung tâm Dự báo khí tƣợng thủy văn trung ƣơng, Văn phòng Trung tâm KTTV
quốc gia và một số cán bộ ở các lĩnh vực đã hỗ trợ, giúp đỡ tơi trong q trình thu
thập và xử lý số liệu phục vụ việc thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo, cán bộ Khoa Các khoa học liên ngành, Đại
học Quốc Gia Hà Nội đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện
cho tơi hồn thành chƣơng trình đào tạo thạc sĩ Biến đổi khí hậu.
Cuối cùng tơi xin cảm ơn sự động viên, khích lệ của gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.

ii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 13
1.1. Một số khái niệm ................................................................................................. 13
1.2. Những nghiên cứu trên thế giới........................................................................... 15
1.3. Các nghiên cứu trong nƣớc ................................................................................. 23
CHƢƠNG II. SỐ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................... 26
2.1. Tiếp cận nghiên cứu ............................................................................................ 26
2.1.1 Truyền thông ..................................................................................................... 26

2.1.2 Truyền thông về biến đổi khí hậu...................................................................... 28
2.1.3 Cơ sở pháp lý ..................................................................................................... 29
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 31
2.2.1. Phƣơng pháp phân tích xu thế .......................................................................... 31
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập, thống kê, tổng hợp tài liệu .......................................... 31
2.2.3. Phƣơng pháp chuyên gia .................................................................................. 32
2.3. Số liệu sử dụng .................................................................................................... 33
2.3.1. Số liệu quan trắc ............................................................................................... 33
2.3.2. Số liệu điều tra, khảo sát .................................................................................. 33
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................... 34
3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội khu vực Hà Nội............................. 34
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của Hà Nội ......................................................................... 34
3.1.2. Tiềm năng tự nhiên ........................................................................................... 34
3.1.3. Những yếu tố tự nhiên hạn chế đối với sự phát triển Thành phố Hà Nội ........ 36
3.2. Biến đổi của một số yếu tố khí hậu tại Hà Nội ................................................... 38
3.2.1. Xu thế nhiệt độ ................................................................................................. 38
3.2.2. Xu thế biến đổi của lƣợng mƣa trung bình năm tại Hà Nội ............................. 40
3.2.3. Đánh giá chung về tình hình biến đổi khí hậu tại địa phƣơng ......................... 40
3.3. Hiện trạng công tác truyền thông ...................................................................... 404
3.4 Kết quả khảo sát ................................................................................................... 48
3.5. Xây dựng giải pháp truyền thông, nâng cao nhận thức cho trẻ em về hiểm họa
thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu .................................................................... 53
iii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3.5.1. Đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ em Hà Nội ........................................................ 53
3.5.2. Xây dựng tài liệu truyền thông về giảm nhẹ rủi ro do thiên tai ....................... 53
3.6. Lồng ghép nội dung truyền thông BĐKH và giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào

chƣơng trình giảng dạy và các hoạt động ngoại khóa của học sinh ........................... 74
3.7. Đánh giá tài liệu truyền thông ............................................................................. 75
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................ 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 85
PHỤ LỤC .................................................................................................................... A

iv

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH
GNRR
HKO
IPCC
KTTV
UN
UNICEF
WHO
WMO
WRN

Biến đổi khí hậu
Giảm nhẹ rủi ro
Cơ quan Khí tƣợng Hong Kong (Hong Kong Observatory)
Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (Intergovernmental
Panel on Climate Change)
Khí tƣợng Thủy văn
Liên Hợp Quốc (United Nations)

United Nations Children‟s Fund
Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)
Tổ chức Khí tƣợng thế giới (World Meteorological
Organization)
Quốc gia sẵn sàng với thời tiết (Weather Ready Nation)

v

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Một số hiện tƣợng KTTV nguy hiểm xảy ra tại Hà Nội trong
những năm gần đây
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả khảo sát đối với đối tƣợng cộng đồng
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát đối với đối tƣợng học sinh 9-10 tuổi
Bảng 3.4. Lồng ghép nội dung truyền thông BĐKH và GNRR do thiên tai
vào Chƣơng trình giảng dạy và hoạt động ngoại khóa của Nhà
trƣờng

vi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC HÌNH
Hình. 2.1. Mơ hình truyền thơng
Hình 3.1.

Xu thế nhiệt độ trung bình năm thời kỳ 1974-2015 tại Hà Nội


Hình 3.2.

Xu thế nhiệt độ thấp nhất trung bình năm thời kỳ 1974-2015 tại Hà
Nội

Hình 3.3.

Xu thế nhiệt độ tối cao trung bình thời kỳ 1974-2015 tại Hà Nội

Hình 3.4.

Xu thế tổng lƣợng mƣa thời kỳ 1974-2015 tại Hà Nội

vii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hàng năm, các thảm họa tự nhiên trên thế giới do thời tiết, khí hậu và nƣớc
gây thiệt hại đáng kể về ngƣời, kéo lùi sự phát triển kinh tế, xã hội nhiều năm và có
thể đến hàng thập kỷ. Trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2010, các hiện tƣợng khí
tƣợng thủy văn (KTTV) nguy hiểm đã cƣớp đi sinh mạng của 388110 ngƣời và làm
ảnh hƣởng tới 2,3 tỉ ngƣời trên khắp thế giới. Những thiệt hại trong giai đoạn này
ƣớc tính khoảng 842,5 tỉ đô la Mỹ (World Meteorological Organization, 2016).
Thiệt hại về ngƣời và vật chất do thiên tai gây ra là cản trở chính đối với phát
triển bền vững của các quốc gia đang phát triển, nơi những tác động kinh tế thƣờng
rất nặng nề. Trong nhiều năm qua, các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam

đã phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về kinh tế do thiên tai nhiều hơn các
nƣớc phát triển. Hậu quả của những thiên tai này còn kéo dài nhiều năm sau thiên
tai.
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân
loại trong thế kỷ 21. Sự ra đời của Ủy ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) vào cuối
thập kỷ 1980 đã đánh dấu bƣớc quan trọng về nhận thức và hành động của tồn thế
giới trƣớc thảm họa biến đổi khí hậu toàn cầu.
IPCC đã chỉ ra rằng BĐKH làm cho các hiện tƣợng thời tiết biến đổi theo
chiều hƣớng cực đoan, khắc nghiệt hơn trƣớc, khắp các châu lục trên thế giới đang
phải đối mặt, chống chọi với các hiện tƣợng thời tiết cực đoan: lũ lụt, khơ hạn, nắng
nóng, bão tuyết… Thế giới sẽ cịn phải đón nhận những mùa mƣa dữ dội hơn vào
mùa hè, bão tuyết khủng khiếp hơn vào mùa đông, khô hạn sẽ khắc nghiệt hơn, nắng
nóng cũng khốc liệt hơn.
Các báo cáo gần đây của IPCC đã xác nhận rằng biến đổi khí hậu thực sự
đang diễn ra và đã gây ra nhiều tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và
môi trƣờng tại nhiều nƣớc trên thế giới, Việt Nam là một trong những nƣớc trên thế
giới phải chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất do hậu quả của BĐKH mà trực tiếp là các
hiện tƣợng thời tiết cực đoan, nƣớc biển dâng gây ra (IPCC, 2007).

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Theo thống kê của Tổ chức Khí tƣợng thế giới (WMO) thực hiện vào năm
2010, lũ lụt năm 2010 ở Pakistan đã làm 2000 ngƣời thiệt mạng (World
Meteorological Organization, 2013). Ngoài ra, trận lũ lụt này đã làm ảnh hƣởng
hƣởng đến 20 triệu ngƣời, trong đó 9 triệu ngƣời bị ảnh hƣởng nặng nề và số trẻ em
chịu tác động là 4,5 triệu (UNICEF, 2010).
Có những cơn bão đi vào lịch sử với những thiệt hại về ngƣời và của nhƣ cơn

bão Haiyan đổ bộ vào Philipines năm 2013 đã gây ra một sự tàn phá thảm khốc,
cƣớp đi sinh mạng của 6300 ngƣời ở Tacloban và ảnh hƣởng nặng nề đối với
khoảng 14 triệu ngƣời, chiếm hơn 1/10 dân số của Phillipines. Con số trẻ em bị ảnh
hƣởng lên đến 6 triệu. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thiệt hại về ngƣời và
vật chất nhƣ vậy là do ngƣời dân không hiều hết đƣợc nội dung bản tin cảnh báo
đặc biệt là khái niệm về nƣớc biển dâng cũng nhƣ sự nguy hiểm mà hiện tƣợng này
đem lại (UNICEF, 2014).
Những năm gần đây, do chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu, tình hình
thời tiết, thuỷ văn tại Việt Nam ln diễn ra rất phức tạp, khó lƣờng. Các hiện
tƣợng nhƣ nắng nóng, hạn hán, cạn kiệt ở mức khốc liệt, mƣa trái mùa gây lũ lớn,
nhiều giông lốc, mƣa lớn thƣờng xuyên gây ra những bất thƣờng. Những thay đổi
nhiệt độ và lƣợng mƣa có thể dẫn đến thay đổi lớn tỷ lệ dòng chảy, tăng khả năng
và mức độ nghiêm trọng của hạn hán và lũ lụt. Tài liệu “Kịch bản biến đổi khí hậu,
nƣớc biển dâng cho Việt Nam (2012)” có một số nhận xét đáng lƣu ý: Ở Việt Nam,
xu thế biến đổi của nhiệt độ và lƣợng mƣa là rất khác nhau trên các vùng.
Năm 2017 đã khép lại với số lƣợng cơn bão và áp thấp nhiệt đới cao kỷ lục
trong lịch sử. Đó chính là con số “20”, trong đó có 16 cơn bão. Đặc biệt là mùa bão
năm 2017 bắt đầu muộn, tháng 6 mới bắt đầu có cơn bão số 1. Tất cả các cơn bão
đổ bộ đều vào miền Trung và miền Nam. Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra
ƣớc tính trên 53 nghìn tỷ đồng (Trung tâm Dự báo KTTV Trung ƣơng, 2018).
Những ảnh hƣởng ngày càng rõ rệt của các hiện tƣợng KTTV nguy hiểm
trong bối cảnh BĐKH là lời nhắc nhở mạnh mẽ tới xã hội nói chung và Ngành
KTTV nói riêng cần có những giải pháp phịng tránh phù hợp và hiệu quả đối với
từng cộng đồng, từng đối tƣợng.
2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Khi cộng đồng nhận thức đƣợc thông tin cảnh báo, dự báo thời tiết, kết hợp

với các phân tích và dữ liệu khí hậu và thủy văn thì việc phục vụ cộng đồng của các
cơ quan KTTV trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết, góp phần đáng kể để bảo vệ tính
mạng và tài sản của nhân dân. Điều quan trọng là cần đảm bảo rằng thông tin này
tới đƣợc cộng đồng một cách tốt nhất, thông điệp dễ hiểu nhất. Tuy nhiên, điều
quan trọng và thực sự cần thiết hơn là thái độ của cộng đồng khi tiếp nhận thông
tin. Làm sao để cộng đồng bị thu hút bởi các bản tin và có đủ sự quan tâm, động
lực để tham khảo các bản tin qua các hình thức đọc, nghe, nhìn… Do đó mà cơng
tác nâng cao nhận thức cộng đồng về các hiện tƣợng khí tƣợng thủy văn nguy hiểm
lại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết (WMO, 2006).
Nâng cao nhận thức cộng đồng nhằm mục đích tăng cƣờng sự kết nối giữa nhà
cung cấp và ngƣời sử dụng thông tin thời tiết để từ đó từng cá nhân, cộng đồng và
các tổ chức có thể sử dụng hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ thời tiết sẵn có.
Đồng thời, nâng cao nhận thức cộng đồng về các hiện tƣợng KTTV nguy
hiểm hƣớng đến việc thu hút cộng đồng tham gia vào quá trình chia sẻ thơng tin.
Qua đó, nâng cao nhận thức, kiến thức khoa học, thay đổi thái độ và hành vi theo
hƣớng ứng phó thích hợp và có hiệu quả trong mọi hoạt động sản xuất, phát triển
kinh tế - xã hội (WMO, 2006).
Trẻ em là một trong những đối tƣợng chịu ảnh hƣởng nhiều nhất của BĐKH.
Trẻ em và thanh thiếu niên chiếm 30% dân số thế giới. Họ không chỉ đại diện cho
nhóm ngƣời hiện đang bị ảnh hƣởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu mà họ cũng
dễ bị tổn thƣơng hơn ngƣời lớn về những tác hại của nó (UNICEF, 2014).
Tổ chức Cứu trợ Trẻ em ƣớc tính, trong thập kỷ tới, khoảng 175 triệu trẻ em
sẽ bị ảnh hƣởng bởi thiên tai liên quan đến khí hậu mỗi năm và biến đổi khí hậu có
thể dẫn đến 250.000 trẻ em chết mỗi năm ở Nam Á và vùng cận Sahara của Châu
Phi. Vì vậy, trẻ em có quyền tham gia vào các vấn đề liên quan đến trẻ em trong
biến đổi khí hậu. Trẻ em chính là đại diện cho những thế hệ tƣơng lai, những trẻ
chƣa đƣợc sinh ra, mà cuộc sống của họ có thể bị ảnh hƣởng nặng nề bởi những
thực tiễn môi trƣờng hiện nay của thế giới (UNICEF, 2014).

3


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Biến đổi khí hậu tác động đến mọi lĩnh vực nhƣ tài nguyên nƣớc, nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, năng lƣợng - giao thông vận tải, sức khỏe con ngƣời.
Đối với sức khỏe con ngƣời, nhiệt độ tăng làm tăng tác động tiêu cực đối với sức
khỏe con ngƣời, dẫn đến gia tăng nguy cơ rủi ro đối với tuổi già và trẻ em. Theo Tổ
chức Y tế thế giới (1990) có 11 bệnh truyền nhiễm quan trọng chịu ảnh hƣởng của
BĐKH tồn cầu. Một trong những nhóm bệnh ở khu vực Đông Nam Á là bệnh sốt
xuất huyết, gây tử vong cho nhiều em nhỏ thời gian qua (WHO, 2003).
Để đảm bảo quyền lợi của trẻ em, Chƣơng trình Nghị sự lần thứ 21 của
Chƣơng trình Mơi trƣờng của Liên Hợp Quốc đã khuyến nghị tất cả các ngành
cùng với cộng đồng và chính phủ tăng cƣờng các hoạt động chăm sóc mơi trƣờng
ban đầu, tập trung vào nhu cầu của cộng đồng, cải thiện môi trƣờng cho trẻ em tại
gia đình, cộng đồng và khuyến khích sự tham gia và trao quyền cho ngƣời dân địa
phƣơng, bao gồm phụ nữ, thanh niên, trẻ em và dân bản địa, hƣớng tới mục tiêu
quản lý cộng đồng tích hợp các nguồn lực, đặc biệt là ở các nƣớc đang phát triển.
Chƣơng trình cũng kêu gọi việc mở rộng cơ hội giáo dục cho trẻ em và thanh thiếu
niên thông qua trƣờng học và các trung tâm y tế địa phƣơng để nâng cao nhận thức
về môi trƣờng trong giới trẻ (United Nations, 1992).
Để khẳng định vai trò của trẻ em cũng nhƣ lấy trẻ em làm trung tâm trong
cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, tại Hội nghị các bên tham gia Công ƣớc
khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP 23) tại Bonn (Đức), sự kiện
bên lề với chủ đề “Quyền trẻ em, biến đổi khí hậu và hành động về khí hậu” tập
trung vào hành động về biến đổi khí hậu cho trẻ em và với trẻ em, đặc biệt chú
trọng đến quyền trẻ em trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Hội thảo đã tập trung thảo
luận về việc các chỉnh phủ đã lựa chọn những ƣu tiên nào đối với trẻ em trong việc
thích ứng với BĐKH; tạo điều kiện để trẻ em và thanh thiếu niên tham gia vào các
hoạt động thực tế trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu; Hiểu đƣợc quan điểm

của thanh thiếu niên về cách họ nhìn thấy cơ hội và rào cản khi tham gia vào việc ra
quyết định về biến đổi khí hậu (World Vision International, 2017).
Khung hành động Sendai (2015-2030) đƣợc thông qua tại Hội nghị thế giới
lần thứ ba về giảm thiểu rủi ro thiên tai tại Nhật Bản vào tháng 3/2015 đã chỉ rõ
4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


“Khía cạnh về giới, tuổi tác, ngƣời khuyết tật và văn hóa phải đƣợc lồng ghép trong
tất cả các chính sách và hoạt động thực tế; vai trò lãnh đạo của phụ nữ và thanh
niên, trẻ em phải đƣợc thúc đẩy”. Khung hành động cũng đã thống kê “Trên thế
giới, tỷ lệ phụ nữ và trẻ em bị thƣơng hay tử vong do thiên tai cao hơn 14 lần so với
nam giới”. Một trong bốn ƣu tiên của Khung hành động là “Hiểu biết về rủi ro do
thiên tai‟ (UN, 2015).
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, trẻ em
là những ngƣời chịu ảnh hƣởng nặng nề của BĐKH. Thiên tai gây tác động trực
tiếp tới tính mạng, sức khỏe và tâm lý của trẻ em, tính riêng đợt mƣa lũ tháng 11 và
12 năm 2016 tại miền Trung đã làm 27 ngƣời chết, trong đó có 10 em nhỏ. Điều
đáng nói ở đây là các em tử vong ngay trên đƣờng đi học về do thiếu hiểu biết về
thiên tai và cách ứng xử .
Vào ngày 20 tháng 11 năm 2006, cơn mƣa đá cuối chiều bất ngờ ập xuống
thành phố Hà Nội làm nhiều ngƣời phải tìm nơi trú ẩn. Những viên đá có đƣờng
kính khoảng 2 cm rơi lộp cộp trên đƣờng phố làm nhiều ngƣời bất ngờ. Ở một số
nơi, mƣa đá làm thủng mái lợp nhựa, nhiều nơi mất điện thoảng qua. Bất ngờ với
cơn mƣa đá hiếm thấy này, nhiều ngƣời dân đã không biết nguy hiểm ra ngồi chụp
ảnh và một số trẻ em đã thích thú lao ra ngoài vỉa hè để nhặt đá (Tiền phong, 2006).
Ngƣời dân cũng nhƣ trẻ em đều không biết rằng với lƣợng mƣa lớn và kích
thƣớc hạt mƣa đá nhƣ vậy có thể làm vỡ cửa kính, thủng mái nhà, gây thƣơng
vong. Tuy nhiên, nếu nhận thức đƣợc đầy đủ về các hiện tƣợng thiên tai, trẻ em

cũng có thế đóng vai trị quan trọng trong việc giảm nhẹ rủi ro do thiên tai gây ra.
Điển hình là năm 2004, thảm hoạ sóng thần xảy ra tại miền Nam Thái Lan, khi đó
trẻ em đã chứng tỏ đƣợc vai trị quan trọng của mình trong việc hỗ trợ gia đình và
cộng đồng trong và sau khi thảm hoạ xảy ra. Trẻ em đã cứu những nạn nhân thảm
họa khỏi chết đuối, giúp đỡ ngƣời lớn trong các nhà lánh nạn tạm thời, an ủi, giúp
đỡ những ngƣời bạn bị mất ngƣời thân, tham gia vào việc dọn dẹp môi trƣờng và
làm cơng việc nhà, tìm kiếm lƣơng thực cho gia đình mình. Trẻ em đã đảm nhiệm
những vai trị đó hết sức tự nhiên (Save the Chidren, 2007).
Hàng năm, ngành giáo dục phải gánh chịu những tác động không nhỏ do thiên
5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


tai gây ra, ảnh hƣởng trực tiếp đến các hoạt động dạy và học của học sinh. Năm
2006, Ngày Quốc tế Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai đã chọn chủ đề “Giảm nhẹ
rủi ro thiên tai bắt đầu từ trƣờng học”. Đây không chỉ là khẩu hiệu mạnh mẽ cho
Chiến lƣợc quốc tế của Liên Hợp Quốc về giảm nhẹ rủi ro do thiên tai mà còn là
một niềm hy vọng và kêu gọi mạnh mẽ hành động của mỗi quốc gia thông qua sức
mạnh của giáo dục (Jamison DT, 2006).
Chính vì thế, xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hành động phòng,
chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu thơng qua việc nâng cao nhận thức
cho các em học sinh ở tiểu học về các hiện tƣợng KTTV nguy hiểm trong bối cảnh
BĐKH là rất cần thiết. Việc này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo sự lan tỏa
mạnh mẽ đến cộng đồng dân cƣ trong cả nƣớc, góp phần thực hiện các mục tiêu
của Chính phủ trong cơng tác phịng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí
hậu.
Trung tâm KTTV quốc gia là tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng. Một trong những chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm là dự
báo thời tiết, giám sát biến đổi khí hậu phục vụ phòng, chống thiên tai, phát triển

kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng trên phạm vi cả nƣớc. Cộng đồng sẽ
là ngƣời nhìn nhận và đánh giá các hoạt động này. Khi các thông tin đƣợc đƣa ra
chính xác thì giá trị các thơng tin này khơng chỉ dừng ở mức độ cứu sống con
ngƣời và tài sản mà cịn góp phần cho sự phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia.
Đến nay, có thể nói hoạt động của Ngành KTTV nói chung và Trung tâm
KTTV quốc gia nói riêng đã phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên,
trƣớc tình hình kinh tế, xã hội ngày càng phát triển, hiện tƣợng thiên tai ngày càng
bất thƣờng và khó dự đốn, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu, chất lƣợng dự
báo, cảnh báo thời tiết, nhất là thiên tai cần đƣợc nâng cao hơn. Những bản tin dự
báo, cảnh báo kịp thời, đủ độ tin cậy là cơ sở để phát triển công tác phục vụ thời
tiết cộng đồng. Song hành với việc nâng cao chất lƣợng dự báo, cải tiến bản tin thì
việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng, các ngành nghề, giới truyền thông, các
lĩnh vực liên quan về thời tiết, khí hậu, và ngƣời dân nhận thức chính xác, đầy đủ
hơn về nội dung bản tin, đặc biệt là tin cảnh báo thời tiết nguy hiểm, hiểu hơn về
6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ngành KTTV để cùng nhau hợp tác trong công tác phòng tránh và giảm nhẹ thiên
tai là yêu cầu cấp thiết. Đó chính là một phần của cơng tác nâng cao nhận thức
cộng đồng.
Theo cuốn “Giải thích thuật ngữ Tâm lý - Giáo dục học”, Nhận thức là toàn
bộ những quy trình mà nhờ đó những đầu vào cảm xúc đƣợc chuyển hóa, đƣợc mã
hóa và đƣợc lƣu giữ, sử dụng. Hiểu nhận thức là một quy trình nghĩa là nhờ có quy
trình đó mà cảm xúc của con ngƣời khơng mất đi mà đƣợc chuyển hóa vào đầu óc
của con ngƣời, đƣợc con ngƣời lƣu giữ và mã hóa.
Theo Từ điển Giáo dục học, “Nhận thức là quá trình hay là kết quả phản ánh
và tái tạo hiện thực vào trong tƣ duy của con ngƣời”. Nhƣ vậy, nhận thức đƣợc hiểu
là một quá trình, là kết quả phản ánh. Nhận thức là quá trình con ngƣời nhận biết về

thế giới hay là kết quả của một quá trình nhận thức đó.
Nhận thức có vai trị rất quan trọng đối với đời sống và sinh hoạt của con
ngƣời. Nhận thức là thành phần không thể thiếu trong sự phát triển của con ngƣời.
Nhận thức là cơ sở để con ngƣời nhận biết thế giới và hiểu biết về thế giới đó. Xem
xét q trình phát triển một cá thể của một con ngƣời thì một đứa trẻ khi đƣợc sinh
ra nếu không nhận biết đƣợc thể giới khách quan thì đứa trẻ đó sẽ khơng có hiểu
biết và khơng có nhận thức.
Tóm lại nhận thức là cơ sở, nền tảng cho mọi sự hiểu biết của con ngƣời nếu
không có nhận thức thì con ngƣời sẽ mãi ở trạng thái của một đứa trẻ sơ sinh. Nhờ
có nhận thức mà con ngƣời mới có thể cải tạo đƣợc thế giới xung quanh và cao hơn
nữa là con ngƣời có thể cải tạo đƣợc chính bản thâm mình, phục vụ đƣợc nhu cầu
chính mình.
Ngay từ thời xa xƣa, vấn đề Nhận thức, học tập đã đƣợc quan tâm, nó xuất
hiện cùng với sự hình thành của lồi ngƣời. Đến thế kỉ 17, lý luận về nhận thức
đƣợc dần hình thành, một số tác giả nhƣ Đ.Các, Căng,… đã nhận đƣợc tầm quan
trọng của nhận thức từ đó từng bƣớc hình thành nên lý luận nhận thức. Đến thế kỉ
19, khi ông Wun thành lập phòng thực nghiệm phòng tâm lý đầu tiên trên thế giới,
ơng đã có nghiên cứu, đo đạc trí nhớ, tƣ duy của con ngƣời vì thế mà cơng trình
nghiên cứu của ơng là cơng trình nghiên cứu đầu tiên về Tâm lý học nhận thức.
7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đến những năm 60 của thế kỷ 20, khái niệm về nhận thức đƣợc sử dụng nhƣ một
khái niệm chung về để chỉ hầu hết quá trình tâm lý học bao gồm: tri thức, tƣ duy,
động cơ.
Cách tiếp cận tâm lý học nhận thức là cách tiếp cận bằng thực nghiệm, ở góc
độ tâm lý học thần kinh, cách tiếp cận bằng thông tin.
Hiện nay, với nhu cầu xã hội phát triển ngày một nhanh, các trẻ em đều chịu

tác động cũng nhƣ ảnh hƣởng nhất định về môi trƣờng, giao thông và các vấn đề xã
hội khác. Để bảo vệ quyền trẻ em, nhiều hoạt động truyền thông dành cho em trong
thời gian qua đã đƣợc thực hiện hiệu quả và đồng bộ. Có thể kể đến một số hoạt
động sau:
Năm 2015 tại Hà Nội, Bộ Giao thông Vận tải đã phối hợp với Sở Giáo dục và
Đào tạo Hà Nội, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Phịng chống Thƣơng vong
Châu Á (AIPF) tổ chức Chƣơng trình tuyên truyền về đội mũ bảo hiểm khi tham
gia giao thông cho học sinh trung học và phát mũ bảo hiểm cho các em. Hoạt động
trên đƣợc tổ chức tại Trƣờng Trung học cơ sở Tân Định, quận Hoàng Mai, thành
phố Hà Nội để hƣởng ứng Tuần lễ An toàn giao thơng đƣờng bộ tồn cầu lần thứ
ba do Liên Hợp quốc phát động từ ngày 4 đến 10/5 với chủ đề “Trẻ em và an toàn
đƣờng bộ.
Đồng thời, cũng nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn giao thông
đƣờng bộ tới mọi tầng lớp nhân dân và các em học sinh. Đặc biệt là nâng cao ý
thức, trách nhiệm của nhà trƣờng, phụ huynh học sinh, đồng thời cũng nâng cao
kiến thức, hiểu biết của các em đối với các quy định pháp luật về trật tự, an tồn
giao thơng, xây dựng nếp văn hóa giao thơng tại Việt Nam. (Thời báo Tài chính,
2015).
UNICEF hỗ trợ những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm tăng cƣờng bộ
máy và chiến lƣợc tổng thể về bảo vệ trẻ em và thiết lập một hệ thống công lý thân
thiện với trẻ em. Những biện pháp chiến lƣợc và hoạt động chính của UNICEF về
bảo vệ trẻ em tập trung vào việc “Tuyên truyền, vận động và xây dựng chính
sách”. UNICEF chia sẻ kiến thức chuyên môn, công cụ và những kinh nghiệm, tập
quán hay cũng nhƣ hỗ trợ công tác nghiên cứu và theo dõi để giúp Chính phủ xây
8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


dựng mới và rà sốt lại các bộ luật, chính sách và chiến lƣợc về bảo vệ trẻ em.

UNICEF cũng đã giúp Chính phủ khuyến khích xã hội dân sự và khu vực tƣ nhân
tham gia cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em. UNICEF hỗ trợ thiết kế và xây dựng
công tác xã hội, bộ máy bảo vệ trẻ em cũng nhƣ các quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn
chuyên môn trong lĩnh vực này. UNICEF cũng cho rằng việc đào tạo về công tác
xã hội, bảo vệ và chăm sóc về mặt tâm lý-xã hội cho trẻ em là một chiến lƣợc quan
trọng nhằm tăng cƣờng việc cơng tác bảo vệ trẻ em nói chung. Trên tinh thần đó,
UNICEF hỗ trợ xây dựng chƣơng trình và giáo trình đào tạo, và tiến hành đào tạo
các giảng viên dạy về công tác xã hội ở các trƣờng đại học và cao đẳng. Ngoài ra,
UNICEF hỗ trợ xây dựng và thực hiện các chƣơng trình đào tạo ngắn hạn cho cán
bộ ở các cơ quan chủ chốt của Chính phủ.
Ngoài ra, “Nâng cao nhận thức và tham gia” cũng là một phƣơng pháp
để UNICEF góp phần nâng cao nhận thức về vấn đề bảo vệ trẻ em, thay đổi ý thức,
thái độ đối với trẻ em dễ bị tổn thƣơng và tạo ra sự thay đổi hành vi trong đội ngũ
cán bộ lãnh đạo chính trị và xã hội; giới báo chí; các cộng đồng; và các gia đình.
UNICEF còn nâng cao vị thế của trẻ em bằng cách khuyến khích chính các em
tham gia vào các hoạt động bảo vệ trẻ em. (UNICEF, 2015).
Năm 2017, Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam đã xây dựng Chƣơng tình “Hợp tác
truyền thông Giáo dục dinh dƣỡng trẻ em Việt Nam” với sự tham gia của Công ty
FrieslandCampina, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục, các trƣờng học, các em học sinh và cả
phụ huynh.
Dự án sẽ tổ chức các chiến dịch truyền thông, tập huấn phổ biến kiến thức,
hƣớng dẫn về chăm sóc sức khoẻ, chế độ dinh dƣỡng và phát triển thể lực, chiều
cao để tới cán bộ, hội viên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ, giáo viên, học sinh và
phụ huynh học sinh; Tổ chức cấp phát sữa dinh dƣỡng cho học sinh ở 100 trƣờng
học thuộc các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phịng, Hải Dƣơng, Nam Định, Thái
Bình; tổ chức truyền thông, hƣớng dẫn về dinh dƣỡng và lối sống năng động tích
cực cho cả gia đình, đặc biệt cho trẻ em học đƣờng gồm: cung cấp tài liệu cho phụ
huynh và học sinh; tổ chức sinh hoạt tại trƣờng cho các em học sinh về dinh dƣỡng
và phát triển thể lực, chiều cao. (Vietnamnet, 2017).
9


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Với mục đích nâng cao nhận thức cho trẻ em về nạn xâm hại tình dục trẻ em,
nhiều hoạt động đã đƣợc thực hiện từ các Bộ Ngành, tổ chức, cộng đồng nhƣ:
Dự án bảo vệ trẻ em do tổ chức ChildFund Việt Nam triển khai với mục tiêu
xây dựng cộng đồng an toàn, nơi các em đƣợc bảo vệ khỏi bị lạm dụng, bóc lột và
tai nạn thƣơng tích; trẻ em có thể đóng góp một cách ý nghĩa trong các quyết định
liên quan đến các em. Thông qua các hoạt động truyền thông đã nâng cao nhận
thức thay đổi hành vi cho chính quyền xã, thơn, cha mẹ, giáo viên và trẻ em về
quyền trẻ em, đặc biệt là phịng - chống xâm hại tình dục ở trẻ.
Năm 2017, Bộ Lao động-Thƣơng binh và Xã hội tổ chức nhiều đợt tuyên
truyền về phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em tại 14 trƣờng Tiểu học thuộc các
huyện: Gia Bình, Lƣơng Tài và Thuận Thành nhằm trang bị cho học sinh những
kiến thức, kỹ năng cần thiết để bảo vệ mình, đồng thời nâng cao nhận thức, trách
nhiệm của xã hội cùng chung tay đẩy lùi tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em. Điểm
nhấn của chƣơng trình là nội dung kiến thức về phòng tránh xâm hại, bạo lực tình
dục. Mặc dù là vấn đề khá nhạy cảm nhƣng từ những câu chuyện thực tế, cách tiếp
cận gần gũi phù hợp với lứa tuổi, sau những phút rụt rè, ngại ngùng ban đầu, các
em học sinh đã tỏ ra mạnh dạn, thẳng thắn khi nêu ý kiến. Tất cả những chia sẻ,
thắc mắc của các em đều đƣợc lắng nghe, giải đáp, đồng thời đƣa ra những cách
giải quyết, những kỹ năng nhận biết, phòng tránh giúp các em tự bảo vệ mình trong
từng tình huống cụ thể. “Buổi truyền thơng giúp em hiểu đƣợc tình u thƣơng, sự
quan tâm, giúp đỡ của mọi ngƣời với mình và nhận biết đƣợc những hành vi xâm
hại, bạo lực với trẻ em, từ đó biết cách phịng tránh cho bản thân mình cũng nhƣ
giúp đỡ bạn bè xung quanh” (Pháp luật Việt Nam, 2017).
Vì vậy, hơn lúc nào hết cần nghiên cứu triển khai thực hiện công tác nâng cao
nhận thức cộng đồng, đặc biệt là trẻ em về các hiện tƣợng KTTV nguy hiểm một
cách đồng bộ, hệ thống.

Có nhiều giải pháp để nâng cao nhận thức cho các em học sinh tiểu học về
các hiện tƣợng KTTV nguy hiểm trong bối cảnh BĐKH. Tuy nhiên, để ứng phó với
BĐKH một cách hiệu quả nhất, học viên đã chọn giải pháp truyền thông… Giải
pháp truyền thông đã đƣợc áp dụng thành công tại nhiều trƣờng học ở các khu vực
10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


trên thế giới. Trong một ngày trẻ em có tới ½ thời gian là học tập, sinh hoạt tại
trƣờng vì vậy nhà trƣờng là môi trƣờng tốt, thân thiện và hiệu quả để lồng ghép
chƣơng trình truyền thơng cho các em học sinh về hiện tƣợng KTTV giúp các em
nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi theo hƣớng ứng phó thích hợp, hiệu quả trong
cuộc sống hàng ngày đặc biệt là trong bối cảnh BĐKH nhƣ hiện nay. Giải pháp này
dễ thu hút học sinh, dễ thực hiện và mang tính tƣơng tác cao, dễ dàng truyền đạt
thơng tin, tạo chia sẻ thơng tin.
Do đó học viên lựa chọn đề tài luận văn “Nghiên cứu đề xuất giải pháp
truyền thơng của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia nhằm nâng cao nhận
thức của học sinh tiểu học tại Hà Nội về các hiện tượng KTTV nguy hiểm”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Xây dựng đƣợc các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về các hiện tƣợng
KTTV nguy hiểm và nhận thức rủi ro để từ đó nâng cao khả năng ứng phó của các
em học sinh tiểu học tại Hà Nội.
3. Dự kiến những đóng góp của đề tài
- Về khoa học: cung cấp cơ sở khoa học để Trung tâm KTTV quốc gia có
những định hƣớng phát triển công tác truyền thông cho đối tƣợng học sinh tiểu học.
- Về kinh tế - xã hội: nâng cao nhận thức cho các em học sinh tiểu học, giúp
các em hiểu rõ hơn về thời tiết, khí hậu, nhất là thiên tai để từ đó có thể tự mình
biết cách phịng tránh thiên tai và giúp đỡ cộng đồng góp phần vào việc phát triển –
kinh tế xã hội.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Các em học sinh bậc tiểu học tại Hà Nội.
- Các giải pháp nâng cao nhận thức về thiên tai và BĐKH hiệu quả, phù hợp
với trẻ em.
- Phạm vi nghiên cứu: Hà Nội.
5. Nội dung nghiên cứu
5.1 Vấn đề nghiên cứu
11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Các phƣơng thức để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác truyền thông
cho các em học sinh tiểu học ở Hà Nội;
- Nhu cầu của các em học sinh tiểu học đối với công tác KTTV.
5.2 Giả thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết công tác nâng cao nhận thức của các em học sinh cấp tiểu học về
các hiện tƣợng KTTV nguy hiểm trong bối cảnh BĐKH đƣợc nâng cao, sẽ góp
phần bảo vệ tính mạng, rủi ro cho các em học sinh tiểu học khi có các hiện tƣợng
KTTV nguy hiểm xảy ra.
- Công tác này sẽ giúp nâng cao hiệu quả phục vụ phòng, chống thiên tai, phát
triển kinh tế xã hội của Trung tâm KTTV quốc gia, hỗ trợ việc thực thi Luật Phòng,
chống thiên tai và Luật Khí tƣợng Thủy văn.
6. Bố cục Luận văn
Ngồi các phần lời cám ơn, danh sách các từ viết tắt, bảng biểu, hình vẽ, đồ
thị, mục lục, mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn
bao gồm:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trong chƣơng này sẽ trình bày một số khái niệm liên quan, tổng quan những
nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về vấn đề nâng cao nhận thức cộng đồng về

biến đổi khí hậu và các hiện tƣợng KTTV nguy hiểm và đặc điểm, phạm vi đối
tƣợng nghiên cứu.
Chương 2: Số liệu và phương pháp nghiên cứu
Trong chƣơng này sẽ trình bày về các phƣơng pháp và số liệu đƣợc sử dụng
phục vụ nghiên cứu của luận văn.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Một số khái niệm
Tất cả những khái niệm này đều đƣợc trích chính các từ Luật Khí tƣợng

Thủy văn đã đƣợc Quốc hội thơng qua vào năm 2015.
- Khí tƣợng thủy văn (KTTV) là cụm từ chung chỉ các chuyên ngành khí
tƣợng, thủy văn và hải văn.
- Khí tƣợng là trạng thái của khí quyển, q trình diễn biến của các hiện tƣợng
tự nhiên trong khí quyển.
- Thủy văn là trạng thái, quá trình diễn biến và sự vận động của nƣớc sơng,
suối, kênh, rạch, hồ.
- Quan trắc khí tƣợng thủy văn là việc quan sát, đo đạc trực tiếp hoặc gián tiếp
một cách có hệ thống các thơng số biểu hiện trạng thái, hiện tƣợng, q trình diễn
biến của khí quyển, nƣớc sông, suối, kênh, rạch, hồ và nƣớc biển.
- Thời tiết là trạng thái của khí quyển tại một thời điểm và khu vực cụ thể
đƣợc xác định bằng các yếu tố và hiện tƣợng khí tƣợng.

- Dự báo khí tƣợng thủy văn là đƣa ra thông tin, dữ liệu về trạng thái, q
trình diễn biến và hiện tƣợng khí tƣợng thủy văn trong tƣơng lai ở một khu vực, vị
trí với khoảng thời gian xác định.
- Cảnh báo khí tƣợng thủy văn là đƣa ra thông tin, dữ liệu về nguy cơ xảy ra
các hiện tƣợng khí tƣợng thủy văn nguy hiểm, bất thƣờng có thể ảnh hƣởng hoặc
gây thiệt hại về ngƣời, tài sản và môi trƣờng.
- Thiên tai khí tƣợng thủy văn là hiện tƣợng khí tƣợng thủy văn bất thƣờng có
thể gây thiệt hại về ngƣời, tài sản, ảnh hƣởng đến môi trƣờng, điều kiện sống và các
hoạt động kinh tế - xã hội.
- Khí hậu là tổng hợp các điều kiện thời tiết ở một khu vực nhất định, đặc
trƣng bởi các đại lƣợng thống kê dài hạn của các yếu tố khí tƣợng tại khu vực đó.
- Biến đổi khí hậu: Là sự thay đổi của khí hậu đƣợc quy trực tiếp hay gián tiếp
là do hoạt động của con ngƣời làm thay đổi thành phần của khí quyển tồn cầu và
13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


đóng góp thêm vào sự biến động của tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh
đƣợc.
- Hiện tƣợng KTTV nguy hiểm: Hiện tƣợng KTTV nguy hiểm là trạng thái,
diễn biến thất thƣờng của các yếu tố KTTV có thể gây ra thiệt hại về ngƣời và tài
sản ảnh hƣởng đến môi trƣờng, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế xã hội.
- Thiên tai là hiện tƣợng tự nhiên bất thƣờng có thể gây thiệt hại về ngƣời, tài
sản, môi trƣờng, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: bão, áp
thấp nhiệt đới, lốc, sét, mƣa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mƣa lũ hoặc
dòng chảy, sụt lún đất do mƣa lũ hoặc dòng chảy, nƣớc dâng, xâm nhập mặn, nắng
nóng, hạn hán, rét hại, mƣa đá, sƣơng muối, động đất, sóng thần và các loại thiên
tai khác.
- Rủi ro thiên tai là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về ngƣời, tài sản, mơi

trƣờng, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội.
- Rủi ro thiên tai đƣợc định nghĩa là khả năng xảy ra các thay đổi nghiêm
trọng trong các chức năng bình thƣờng của một cộng đồng hay một xã hội ở một
giai đoạn thời gian cụ thể, do các hiểm họa tự nhiên tƣơng tác với các điều kiện dễ
bị tổn thƣơng của xã hội, dẫn đến các ảnh hƣởng bất lợi rộng khắp đối với con
ngƣời, vật chất, kinh tế hay mơi trƣờng, địi hỏi phải ứng phó khẩn cấp để đáp ứng
các nhu cầu cấp bách của con ngƣời và có thể phải cần đến sự hỗ trợ từ bên ngoài
để phục hồi (IPCC, 2012). Rủi ro thiên tai xuất hiện từ việc kết hợp giữa hiểm họa
tự nhiên và tính dễ bị tổn thƣơng của các yếu tố bị phơi bày trƣớc hiểm họa, và làm
tăng khả năng khơng thực hiện các chức năng bình thƣờng của xã hội khi thiên tai
xảy ra.
- Trẻ em dễ bị tổn thƣơng là nhóm ngƣời có đặc điểm và hồn cảnh khiến họ
có khả năng phải chịu nhiều tác động bất lợi hơn từ thiên tai so với những nhóm
ngƣời khác trong cộng đồng.
- Phịng, chống thiên tai là q trình mang tính hệ thống, bao gồm hoạt động
phịng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Truyền thơng: Truyền thơng là một q trình trong đó ngƣời làm cơng tác
truyền thơng (tun truyền viên) truyền đạt các thông tin (thông điệp truyền thông)
tới ngƣời nhận thơng tin nhằm mục đích nâng cao kiến thức, thay đổi nhận thức,
thái độ và hành vi của ngƣời nhận thơng tin thơng qua các cách tiếp cận, hình thức
và phƣơng tiện khác nhau.
- Trung tâm Khí tƣợng Thủy văn quốc gia là tổ chức sự nghiệp công lập trực
thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, thực hiện chức năng điều tra cơ bản, dự báo,
thơng tin tƣ liệu khí tƣợng thủy văn, quan trắc mơi trƣờng khơng khí và môi trƣờng

nƣớc, quan trắc định vị sét, giám sát biến đổi khí hậu phục vụ phịng, chống thiên
tai, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng trên phạm vi cả nƣớc;
tổ chức thực hiện các dịch vụ công khác theo quy định của pháp luật.
1.2. Những nghiên cứu trên thế giới
Từ năm 1995, Chƣơng trình môi trƣờng của Liên Hợp Quốc (UNEP) đã xuất
bản cuốn “Hãy hành động: hƣớng dẫn hành động cho bạn và cộng đồng”. Trong
cuốn này đã kêu gọi cộng đồng hãy mở rộng cơ hội cho các em đƣợc đào tạo, đƣợc
nâng cao nhận thức về môi trƣờng thông qua các bài giảng trên lớp.
Tổ chức Khí tƣợng thế giới (WMO), tiền thân là Tổ chức Khí tƣợng quốc tế
thành lập năm 1873, có nhiệm vụ trọng tâm là hỗ trợ các quốc gia phục vụ cơng tác
khí tƣợng thủy văn để bảo vệ tính mạng và tài sản của ngƣời dân trƣớc các thiên tai
liên quan đến thời tiết và khí hậu, giữ gìn mơi trƣờng tự nhiên và đóng góp vào sự
phát triển bền vững của đất nƣớc.
Theo báo cáo của Tổ chức Khí tƣợng thế giới (WMO), hơn 70% thiên tai trên
toàn cầu xảy ra do các hiện tƣợng khí tƣợng thuỷ văn (KTTV), do vậy trách nhiệm
của các cơ quan KTTV của các quốc gia là phải đảm bảo thơng tin về các hiện
tƣợng khí tƣợng thuỷ văn nguy hiểm nhằm tránh tổn thất về ngƣời và của cho nhân
dân của mình (WMO, 2006).
Năm 1994, Tổ chức Khí tƣợng thế giới (WMO) đã sáng lập ra Chƣơng trình
Phục vụ Thời tiết cộng đồng (PWS) để hỗ trợ các nƣớc thành viên trong việc cung
cấp các thông tin dự báo về thời tiết, khí hậu cho ngƣời dân để hỗ trợ các hoạt động
hàng ngày, cung cấp các cảnh báo và thông tin về tác động của thời tiết, cực trị khí
15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hậu cho các nhà chức trách nhằm mục đích hỗ trợ nhiệm vụ bảo vệ tính mạng, tài
sản của ngƣời dân. Chƣơng trình PWS đặc biệt chú trọng đến cơng tác giáo dục,
nâng cao nhận thức cộng đồng về hoạt động KTTV và các hoạt động phòng tránh,

hỗ trợ ngƣời dân sử dụng các thông tin dự báo, cảnh báo một cách tốt nhất, ngƣời
dân có thể hiểu về khả năng tác động tiềm tàng của các hiện tƣợng thời tiết và nhận
thức đƣợc cần có những hành động phù hợp (WMO, 2006).
Tại Hƣớng dẫn số WMO/No 1354, WMO đã đƣa ra những lý do rất cụ thể rõ
ràng về việc cần thiết phải nâng cao nhận thức cộng đồng:
(i) Một cơng dân có khả năng đƣa ra những quyết định sáng suốt về những
vấn đề liên quan đến thời tiết, khí hậu và nƣớc là rất cần thiết cho phúc lợi của nhân
loại và trái đất.
(ii) Các cơ quan KTTV có nghĩa vụ tối đa hố lợi ích từ cơng tác phục vụ thời
tiết cộng đồng mà kinh phí thu về có đƣợc chính từ túi cộng đồng.
Trong các hoạt động của các cơ quan KTTV quốc gia, mục đích chung của
giáo dục cộng đồng là cung cấp thơng tin và giáo dục cho sinh viên, học sinh tiểu
học và trung học, các nhà hoạch định chính sách và ra quyết định, những ngƣời sử
dụng dịch vụ thời tiết cơng cộng khác về sự khoa học và lợi ích kinh tế xã hội đƣợc
bắt nguồn từ thời tiết, khí hậu và nƣớc, các dịch vụ môi trƣờng liên quan.
Theo hƣớng dẫn này, nội dung để nâng cao nhận thức cho cộng đồng cần tập
trung vào các chủ đề sau:
- Vai trò của cơ quan KTTV;
- Các dịch vụ thời tiết công cộng đƣợc cung cấp và cách sử dụng chúng;
- Thời tiết nguy hiểm và các loại cảnh báo đƣợc ban hành bởi cơ quan KTTV;
- Lợi ích kinh tế của dịch vụ thời tiết;
- Hiện tƣợng thời tiết (nói chung hoặc đặc thù của một khu vực);
- Thuật ngữ khí tƣợng học (đặc biệt là các thuật ngữ sử dụng trong dự báo và
cảnh báo);
- Cơng tác khí hậu, thuỷ văn và khí tƣợng thuỷ văn;
16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



×