Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa giá cả hàng hóa và lạm phát kỳ vọng ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.91 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
==========

VŨ PHẠM HƯNG LINH

MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ CẢ HÀNG HOÁ VÀ
LẠM PHÁT KỲ VỌNG Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
==========

VŨ PHẠM HƯNG LINH

MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ CẢ HÀNG HOÁ VÀ
LẠM PHÁT KỲ VỌNG Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành : Tài chính–Ngân hàng
Mã số

: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN NGỌC ĐỊNH

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tơi, có sự hỗ trợ từ Giảng
viên hướng dẫn là PGS. TS Nguyễn Ngọc Định. Các nội dung nghiên cứu và kết
quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ cơng
trình nào. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận
xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong
phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình.
TP.HCM, ngày 04 tháng 10 năm 2013
Tácgiả

Vũ Phạm Hưng Linh

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
TÓM TẮT .................................................................................................................. 1
1. Giới thiệu ............................................................................................................. 3
2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây ................................................. 7
2.1. Các kết quả nghiên cứu ở nước ngoài .................................................................. 7

2.2. Các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam................................................................... 23
3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 25
3.1. Mơ hình nghiên cứu ........................................................................................... 27
3.2. Lựa chọn các biến trong bài nghiên cứu ............................................................ 27
3.3. Mô tả các biến được sử dụng trong bài nghiên cứu ........................................... 29
3.4. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm............................................................... 32
3.5. Các bước thực hiện............................................................................................. 34
4. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm .................................................................... 36
4.1. Kiểm định nghiệm đơn vị................................................................................... 36
4.2. Xác định độ trễ tối ưu sử dụng trong mô hình ................................................... 37
4.2.1.

Xác định độ trễ tối đa .................................................................................. 37

4.2.2.

Xác định độ trễ tối ưu .................................................................................. 38

4.3. Kiểm định nhân quả Granger ............................................................................. 41
4.4. Kết quả kiểm định mơ hình VAR ....................................................................... 43
4.5. Phân tích phân rã phương sai ............................................................................. 46
4.6. Phân tích hàm phản ứng xung ............................................................................ 48
4.7. Phân tích mối quan hệ giữa lạm phát kỳ vọng và giá cả hàng hóa trước khủng
hoảng kinh tế thế giới 2008 (từ tháng 01/2004 đến tháng 09/2008) ......................... 50
4.8. Phân tích mối quan hệ giữa lạm phát kỳ vọng và giá cả hàng hóa sau khủng
hoảng kinh tế thế giới 2008 (từ tháng 10/2008 đến tháng 06/2013) ......................... 55
5. Kết luận ............................................................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 62
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 68


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Kiểm định tính dừng của các biến .................................................. 68
Phụ lục 2: Kết quả kiểm định mô hình VAR ................................................... 74
Phụ lục 3: Kiểm định tính ổn định của mơ hình .............................................. 79
Phụ lục 4: Kiểm định mơ hình có bị đa cộng tuyến khơng .............................. 80
Phụ lục 5: Kiểm định mơ hình có bị phương sai thay đổi không .................... 81
Phụ lục 6: Kiểm định mô hình có bị tự tương quan khơng .............................. 82
Phụ lục 7: Kết quả hồi quy mẫu phụ trước khủng hoảng ................................ 83
Phụ lục 8: Kết quả hồi quy mẫu phụ sau khủng hoảng .................................... 89

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 3.1: Các biến sử dụng trong nghiên cứu ................................................. 31
Bảng 4.1: Kết quả kiểm định tính dừng của các biến nghiên cứu ................... 36
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định độ trễ tối đa của mô hình nghiên cứu ............... 37
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định độ trễ cần loại bỏ của mơ hình nghiên cứu ....... 39
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định Portmanteau ...................................................... 40
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định nhân quả Granger giữa các biến ....................... 41
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy mơ hình VAR ........................................................ 43
Bảng 4.7: Kết quả phân rã phương sai ............................................................. 46
Bảng 4.8: Kết quả phân rã phương sai trước khủng hoảng kinh tế thế giới .... 52
Bảng 4.9: Kết quả phân rã phương sai sau khủng hoảng kinh tế thế giới ....... 56

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Đường Phillips mở rộng..................................................................... 8
Hình 2.2: Kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ .................................................. 19
Hình 4.1: Kết quả phân rã phương sai ............................................................. 47
Hình 4.2: Phản ứng của lạm phát kỳ vọng đối với giá cả hàng hố ................ 49
Hình 4.3: Phản ứng của lạm phát kỳ vọng đối với giá cả hàng hố trước khủng
hoảng kinh tế thế giới ....................................................................................... 51
Hình 4.4: Kết quả phân rã phương sai trước khủng hoảng kinh tế thế giới..... 53
Hình 4.5: Phản ứng của lạm phát kỳ vọng đối với giá cả hàng hoá sau khủng
hoảng kinh tế thế giới ....................................................................................... 55
Hình 4.6: Kết quả phân rã phương sai sau khủng hoảng kinh tế thế giới ........ 57

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1

TÓM TẮT
Lạm phát kỳ vọng đã được nghiên cứu từ lâu và được chấp nhận rộng rãi
trong thực thi chính sách tiền tệ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, đây
là khái niệm khá mới và chưa được nghiên cứu nhiều tại Việt Nam. Bài
nghiên cứu này xuất phát từ thực trạng lạm phát cao và biến động mạnh ở
Việt Nam trong những năm gần đây, các giải pháp đưa ra hầu hết tập trung
vào việc thắt chặt tiền tệ. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ thắt chặt chỉ có thể là
một giải pháp trong ngắn hạn, hơn nữa lại có chi phí cơ hội rất lớn – đánh đổi
bằng tăng trưởng kinh tế. Thực tế cho thấy, lạm phát ở Việt Nam thường kéo
dài hơn những nước khác trong khu vực. Điều này chỉ ra rằng, một khi người
dân đã có kỳ vọng về lạm phát, việc kiểm sốt nó thường khó khăn hơn. Tính

trì trệ này của lạm phát có thể là kết quả của việc người dân vẫn cịn nhớ rõ
tình trạng siêu lạm phát kéo dài từ giữa những năm 1980 đến đầu những năm
1990. Vì vậy, các chính sách của Chính phủ chỉ có thể phát huy tác dụng nếu
Chính phủ quản lý được “kỳ vọng” của dân chúng. Nếu dân chúng kỳ vọng
lạm phát tương lai sẽ giảm thì chính sách kiềm chế lạm phát của Chính phủ sẽ
đạt được mục đích như mong đợi và ngược lại. Nếu Chính phủ khơng quan
tâm đến vấn đề này thì mọi nỗ lực của Chính phủ cũng chỉ thu được kết quả
hạn chế.
Bảy tháng đầu năm 2013, chỉ số của lạm phát luôn ở mức thấp, nhưng diễn
biến khá phức tạp. Nếu tháng 01 chỉ số CPI tăng ở mức 1,25%, thì tháng 02
vẫn tăng với mức 1,32%. Tuy cao, nhưng do ở thời điểm của tháng trước,
trong và sau Tết Nguyên đán nên chưa gây lo ngại cho các cơ quan chính sách
và điều hành. Nhưng từ tháng 03 đến tháng 07, CPI đột ngột tăng - giảm theo
biên độ hình “sin”: 0,19% (tháng 03) - 0,02% (tháng 04) - 0,06% (tháng 05) 0,05% (tháng 06) - 0,27% (tháng 07). Vậy là cho đến tháng 07, tuy cũng mới

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2

ở mức tăng 2,68% so với 31/12/2012, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái, CPI
đã tăng 6,81%. Và với việc giá các mặt hàng nhiên liệu và năng lượng đầu
vào cho sản xuất và tiêu dùng như xăng dầu và điện đã tăng, nhiều người kỳ
vọng rằng tốc độ chỉ số lạm phát có thể sẽ tăng từ nay đến cuối năm, gợi lên
những lo ngại về một sự bất ổn, như vẫn thường thấy trong những năm qua.
Mục đích chính của bài nghiên cứu này là kiểm định xem giá cả hàng hóa (giá
xăng dầu, giá gạo) có mối quan hệ như thế nào đối với lạm phát kỳ vọng ở
Việt Nam.
Bài nghiên cứu sử dụng mơ hình VAR với bộ số liệu từ tháng 01 năm 2004
đến tháng 06 năm 2013 để nghiên cứu mối quan hệ giữa giá cả hàng hóa và

lạm phát kỳ vọng ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong ngắn hạn,
tồn tại tác động nhân quả Granger hai chiều giữa lạm phát kỳ vọng và giá dầu,
tồn tại tác động nhân quả Granger một chiều từ giá gạo đến lạm phát kỳ vọng.
Bên cạnh đó, mơ hình cịn chỉ ra rằng: giá cả hàng hóa và lạm phát kỳ vọng
có mối quan hệ đồng biến với nhau. Trong đó, lạm phát kỳ vọng phụ thuộc
nhiều hơn vào giá gạo so với giá dầu. Cuối cùng, trong giai đoạn trước khủng
hoảng kinh tế thế giới, lạm phát kỳ vọng phản ứng với giá cả hàng hóa rất
phức tạp và khơng ổn định; trong giai đoạn hậu khủng hoảng, lạm phát kỳ
vọng có phản ứng nhanh, mạnh và ổn định hơn đối với các cú sốc giá cả hàng
hóa trong ngắn hạn.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3

1. Giới thiệu
Từ nửa cuối năm 2010 đến nửa đầu năm 2011, giá dầu tăng nhanh một cách
bất ngờ là do sự kết hợp giữa nhu cầu cao hơn của những thị trường mới nổi
và tình hình bất ổn ở những nước xuất khẩu dầu. Giá dầu West Texas
Intermediate (WTI) và dầu Brent đã tăng khoản 60% từ tháng 06/2010 đến
tháng 04/2011. Giá lương thực thực phẩm cũng tăng, bằng chứng là chỉ số giá
lương thực của FAO (FFPI) tăng 40% từ tháng 06/2010 đến tháng 02/2011
chủ yếu là do sản lượng thu hoạch kém và điều kiện thời tiết bất lợi. Sau khi
giảm nhẹ trong nửa cuối năm 2011, giá cả hàng hố lại có xu hướng tăng
trong năm 2012.
(Bên cạnh những yếu tố theo chu kỳ cịn có các yếu tố thuộc về cấu trúc nền
kinh tế đóng góp vào sự gia tăng của giá cả hàng hố. Theo Chamon (2008),
Ấn Độ và Trung Quốc - những quốc gia đông dân nhất thế giới, đang trong
giai đoạn phát triển, khi mà nhu cầu sở hữu xe riêng rất lớn xảy ra, điều này

sẽ gây áp lực rất lớn lên giá dầu trong tương lai. Tương tự, theo Simon
(2011), dân số thế giới gia tăng cũng sẽ làm cho giá lương thực tăng trong
tương lai).
Tại Việt Nam, trong bảy tháng đầu năm 2013, chỉ số của lạm phát luôn ở mức
thấp, nhưng diễn biến khá phức tạp. Nếu tháng 01 chỉ số CPI tăng ở mức
1,25%, thì tháng 02 vẫn tăng với mức 1,32%. Tuy cao, nhưng do ở thời điểm
của tháng trước, trong và sau Tết Nguyên đán nên chưa gây cho các cơ quan
chính sách và điều hành sự lo ngại. Nhưng từ tháng 03 đến tháng 07, CPI đột
ngột tăng – giảm theo biên độ hình “sin”: 0,19% (tháng 03) - 0,02% (tháng
04) - 0,06% (tháng 05) - 0,05% (tháng 06) - 0,27% (tháng 07). Vậy là sau 7
tháng, tuy cũng chỉ mới ở mức tăng 2,68% so với 31/12/2012, nhưng so với
cùng kỳ năm ngoái, CPI đã tăng 6,81%. Và với việc giá các mặt hàng nhiên
liệu và năng lượng đầu vào cho sản xuất và tiêu dùng như xăng dầu và điện đã

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4

tăng, nhiều người kỳ vọng rằng tốc độ chỉ số lạm phát có thể sẽ tăng từ nay
đến cuối năm, gợi lên những lo ngại về một sự bất ổn, như vẫn thường thấy
trong những năm qua.
Giá cả hàng hoá sẽ đi cùng với lạm phát và lạm phát kỳ vọng ở Việt Nam.
Một vài tác động truyền dẫn trực tiếp từ sự thay đổi trong giá dầu vào lạm
phát hàng tiêu dùng phù hợp với tỷ trọng của những sản phẩm sử dụng năng
lượng dầu trong chỉ số giá hàng tiêu dùng. Tác động thực sự trên giá hàng tiêu
dùng có thể lớn hơn tác động trực tiếp nếu sự thay đổi của giá dầu truyền dẫn
vào giá thực tế/giá kỳ vọng của những sản phẩm dịch vụ không sử dụng năng
lượng.
Sự tăng lên của giá cả hàng hoá đặt ra thách thức cho việc quản lý kinh tế vĩ

mơ và có thể tạo ra sự cản trở đối với phục hồi kinh tế của Việt Nam. Bên
cạnh đó, giá cả hàng hố cao hơn có thể đưa vào lõi lạm phát - sự thay đổi của
chỉ số không bao gồm năng lượng và lương thực - tạo ra kỳ vọng về một
chính sách tiền tệ thắt chặt hơn, vì vậy càng làm tăng thêm tác động xấu đến
tổng cầu. (đọc thêm nghiên cứu của Kilian (2008): Khảo sát tác động của cú
sốc giá năng lượng trên nền kinh tế thực). Từ quan điểm của chính sách tiền
tệ, một trong những rủi ro chính là động lực của lạm phát xung quanh các cú
sốc giá cả hàng hố có thể tác động đến lạm phát kỳ vọng. Kỳ vọng lạm phát
của nhà đầu tư, người tiêu dùng cố định là điều kiện tiên quyết đối với chính
sách tiền tệ để duy trì sự thích ứng trong thời gian dài.
Trước thực trạng lạm phát luôn ở mức cao trong những năm gần đây thì việc
tìm ra căn nguyên của căn bệnh lạm phát, từ đó đưa ra các biện pháp để kiểm
sốt và ổn định lạm phát ln được các nhà kinh tế và nhà làm chính sách
quan tâm nghiên cứu. Đã có rất nhiều nghiên cứu trong và ngồi nước đào sâu
vào vấn đề này. Tuy nhiên, một khía cạnh khác của lạm phát là yếu tố kỳ
vọng lại được ít quan tâm trong khi nó lại có một vai trò quan trọng trong

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


5

chính sách tiền tệ. Một thực tế gần như hiển nhiên ở Việt Nam đó là khi giá
xăng tăng, hầu hết giá các mặt hàng đều tăng và thường tăng cao hơn so với
mức tăng của giá xăng dầu, ngay cả các mặt hàng ít chịu tác động của việc
tăng giá này. Đây chỉ là một trong số những ví dụ cho chúng ta thấy tác động
của kỳ vọng lên giá cả.
Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài “Mối quan hệ giữa giá cả hàng
hóa và lạm phát kỳ vọng ở Việt Nam” để nghiên cứu và làm luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ.

Mục tiêu nghiên cứu chủ yếu của đề tài là làm sáng tỏ mối quan hệ giữa giá
cả hàng hoá trên thị trường và lạm phát kỳ vọng ở Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu trên, trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ tập trung giải
quyết các câu hỏi nghiên cứu sau:
 Thứ nhất, giá cả hàng hóa (giá xăng dầu, giá gạo) có mối quan hệ như thế
nào với lạm phát kỳ vọng ở Việt Nam?
 Thứ hai, mối quan hệ giữa giá cả hàng hóa và lạm phát kỳ vọng như thế
nào trước và sau khủng hoảng kinh tế thế giới 2008?
Trên thế giới, lạm phát kỳ vọng thường được ước lượng theo phương pháp
khảo sát và phương pháp dựa trên các nguồn thơng tin từ thị trường tài chính.
 Phương pháp đo lường kỳ vọng thông qua khảo sát được sử dụng từ rất
sớm và phổ biến đối với các quốc gia phát triển và thị trường mới nổi.
Chẳng hạn, Mỹ đã tiến hành nghiên cứu và khảo sát lạm phát kỳ vọng trên
các hộ gia đình theo quý từ năm 1959 và chuyển sang khảo sát theo tháng
từ năm 1978; Israel tiến hành khảo sát trên các chuyên gia dự báo, các
công ty từ tháng 09 năm 1983 và thực hiện ít nhất hai lần mỗi tháng;
Philippines thực hiện khảo sát theo quý từ tháng 06 năm 2001 với 5000
doanh nghiệp niêm yết trên Ủy ban chứng khoán và ngoại hối Philippines

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


6

và gần đây nhất là tháng 09 năm 2005, Ấn Độ đã thực hiện khảo sát lạm
phát kỳ vọng theo quý trên các hộ gia đình.
 Phương pháp đo lường lạm phát kỳ vọng dựa trên thị trường tài chính
được thực hiện thơng qua phần bù lạm phát có trong Trái phiếu chính phủ
(đây chính là phần chênh lệch giữa lợi suất Trái phiếu chính phủ danh
nghĩa và Trái phiếu chính phủ hiệu chỉnh lạm phát ứng với các điều kiện

cho sẵn).
Việc nghiên cứu, đo lường kỳ vọng lạm phát ở các nước đang phát triển như
Việt Nam còn rất hạn chế, chưa có một cuộc khảo sát nào về kỳ vọng lạm
phát được thực hiện trong khi nó lại là một vấn đề dễ dàng nhận thấy ở Việt
Nam. Vì vậy trong bài nghiên cứu này, tác giả lựa chọn phương pháp đo
lường lạm phát kỳ vọng dựa trên thị trường tài chính để thực hiện các kiểm
định của mình. Do hiện nay Việt Nam vẫn chưa thực hiện hình thức Trái
phiếu chính phủ hiệu chỉnh lạm phát nên tác giả sử dụng lãi suất Trái phiếu
kho bạc kỳ hạn một năm làm đại diện cho biến Lạm phát kỳ vọng trong bài
nghiên cứu.
Phần còn lại của bài nghiên cứu được sắp xếp như sau:
 Phần 2: Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây.
 Phần 3: Phương pháp nghiên cứu.
 Phần 4: Kết quả nghiên cứu.
 Phần 5: Kết luận.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


7

2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây
Phần này chúng tơi sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước
đây về lạm phát, lạm phát kỳ vọng, cũng như mối quan hệ giữa giá cả hàng
hóa và lạm phát kỳ vọng.
2.1. Các kết quả nghiên cứu ở nước ngoài
Lý thuyết về lạm phát hiện nay chủ yếu dựa trên mơ hình đường Phillips do
Phillips (1958) và Lipsey (1960) phát triển dựa trên giả định rằng giữa thất
nghiệp và lạm phát có mối quan hệ ổn định và tỷ lệ nghịch.
Dựa vào kết quả thực nghiệm nhiều năm về tiền lương, giá cả, thất nghiệp ở

Anh, đường Phillips ban đầu ra đời cho thấy mối quan hệ nghịch giữa thất
nghiệp và lạm phát và nó cũng phù hợp với thực tế kinh tế nhiều nước Tây Âu
thời kỳ những năm 50. Tức là có sự “đánh đổi” giữa lạm phát và thất nghiệp.
Đường Phillips được xây dựng hồn chỉnh và có dạng như sau:
Gp = - e * (u - u*)
Trong đó:
Gp là tỷ lệ lạm phát.
u là tỷ lệ thất nghiệp thực tế.
u* là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
e là độ dốc đường Phillips.
Đường này cho thấy những đặc điểm sau đây:
 Lạm phát bằng không khi thất nghiệp thực tế bằng tỷ lệ tự nhiên.
 Khi thất nghiệp thực tế thấp hơn thất nghiệp tự nhiên thì lạm phát xảy ra.
 Độ dốc e càng lớn thì một sự tăng, giảm nhỏ của thất nghiệp sẽ gây ra sự
tang giảm đáng kể về lạm phát. Độ lớn của e phản ánh sự phản ứng của
tiền lương. Nếu tiền lương có độ phản ứng mạnh thì e lớn, nếu có tính ì
cao thì e nhỏ (đường Phillips sẽ xoay ngang). Nếu đường Phillips gần như
nằm ngang thì lạm phát phản ứng rất kém với thất nghiệp.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


8

Friedman (1968) và Phelps (1967) đã bổ sung thêm vai trị của kỳ vọng về
lạm phát vào mơ hình, phân biệt giữa đường Phillips ngắn hạn và đường
Phillips dài hạn.
Thực tế ngày nay giá cả đã không hạ xuống theo thời gian do có lạm phát kỳ
vọng, vì thế đường Phillips đã được mở rộng thêm bằng việc bao gồm cả tỷ lệ
lạm phát kỳ vọng và có dạng như sau:

Gp = Gpe - e * (u - u*)
Trong đó: Gpe là tỷ lệ lạm phát kỳ vọng.
Đường này cho thấy khi thất nghiệp thực tế bằng thất nghiệp tự nhiên thì lạm
phát bằng tỉ lệ kỳ vọng. Nếu thất nghiệp thực tế cao hơn thất nghiệp tự nhiên
thì tỷ lệ lạm phát thấp hơn tỷ lệ kỳ vọng.
Hình 2.1 Đường Phillips mở rộng

 Đường Phillips ngắn hạn:
Đường PC1 gọi là đường Phillips ngắn hạn ứng với thời kỳ mà tỷ lệ lạm phát
kỳ vọng chưa thay đổi. Đường Phillips ngắn hạn chỉ ra rằng trong ngắn hạn,
mức thất nghiệp cao hơn đi kèm với mức lạm phát thấp hơn. Chiều cao của

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


9

đường Phillips ngắn hạn phản ánh lạm phát kỳ vọng, vị trí cân bằng dài hạn
nằm tại E, khi đó kỳ vọng được điều chỉnh trọn vẹn.
Xuất phát từ điểm E, giả sử có một sự kiện làm tăng tổng cầu. Mức thất
nghiệp sẽ giảm, lạm phát sẽ tăng lên và nền kinh tế nằm tại điểm A. Khi đó
NHTW sẽ tăng lãi suất để đạt mức mục tiêu của nó (ở một trong hai dạng) và
nền kinh tế từ từ vận động dọc theo đường Phillips ngắn hạn từ điểm A về lại
điểm E. Bởi vì, cần một khoảng thời gian để lãi suất tác động tới tổng cầu, do
vậy quá trình này thường kéo dài từ một tới hai năm. Ngược lại, nếu xuát phát
từ điểm E, một cú sốc bất lợi sẽ làm nền kinh tế đi tới điểm B trong ngắn hạn.
NHTW sẽ thay đổi lãi suất để đưa nền kinh tế từ từ quay trở lại điểm E.
Đường Phillips ngắn hạn tương ứng với đường tổng cung ngắn hạn. Với mức
lương đã có từ trước, mức giá cao hơn sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất
nhiều hơn và cần thuê thêm nhiều lao động hơn. Tại mọi mức giá của thời kỳ

trước, mức giá cao hơn ngày hôm nay hàm ý rằng tỷ lệ lạm phát cao hơn.
Chiều cao của đường tổng cung ngắn hạn phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng
của tiền lương danh nghĩa mà nền kinh tế đã có. Khi cơng nhân và doanh
nghiệp kỳ vọng lạm phát cao, họ sẽ thống nhất tăng lương danh nghĩa. Nếu
lạm phát diễn ra đúng như kỳ vọng thì tiền lương sẽ giống như dự tính và tăng
trưởng tiền lương danh nghĩa sẽ vừa đủ. Nếu lạm phát cao hơn mức kỳ vọng
thì tiền lương thực tế sẽ thấp hơn so với dự tính. Doanh nghiệp sẽ tăng sản
xuất và thuê thêm nhiều lao động hơn. Lạm phát cao sẽ đi kèm với mức thất
nghiệp thấp hơn. Đường Phillips ngắn hạn có độ dốc đi xuống. Chiều cao của
nó phản ánh kỳ vọng lạm phát được thể hiện trong hợp đồng tiền lương đã có
trước đó.
Điều này giải thích tại sao hầu hết các nền kinh tế đều đã phải trải qua thời kỳ
lạm phát cao tại mỗi mức thất nghiệp trong những năm 1970 và 1980: Đường

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


10

Phillips ngắn hạn đã dịch chuyển lên trên. Chính phủ in tiền nhanh hơn trước
kia. Tỷ lệ lạm phát cân bằng dài hạn cao và được kỳ vọng là sẽ cao.
Điểm E sẽ di chuyển lên phía trên Đường Phillips dài hạn trong hình 2.1.
Đường Phillips ngắn hạn đi qua điểm này cao hơn rất nhiều so với Đường
Phillips ngắn hạn trong dữ liệu mà Giáo sư Phillips đã nghiên cứu lúc đầu.
Thời kỳ 1970 – 1980 là giai đoạn lạm phát cao. Dữ liệu của Đường Phillips
ban đầu là của thời kỳ có mức lạm phát thấp hơn rất nhiều.
 Đường Phillips dài hạn (LPC)
Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và mức sản lượng tự nhiên là các giá trị tại trạng
thái cân bằng dài hạn. Tại trạng thái cân bằng dài hạn, nền kinh tế vừa đạt
mức sản lượng tiềm năng, vừa có mức thất nghiệp cân bằng. Đôi khi, người ta

gọi đây là mức sản lượng tự nhiên và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Cả hai đều
được quyết định bởi các yếu tố thực chứ không phải là các yếu tố danh nghĩa.
Chúng phụ thuộc vào lượng cung đầu vào, trình độ cơng nghệ, mức thuế suất
v.v… Chúng không phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát nếu tất cả các mức giá P và
mức lương danh nghĩa W đều tăng cùng nhau. Mức thất nghiệp tự nhiên sẽ
phụ thuộc vào tiền lương thực tế W/P.
Do đường tổng cung dài hạn là đường thẳng đứng tại mức sản lượng tiềm
năng – sản lượng không chịu tác động của lạm phát – nên đường Phillips dài
hạn sẽ thẳng đứng tại mức thất nghiệp cân bằng. Mức thất nghiệp cân bằng
khơng phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát. Hình 2.1 biểu diễn đường Đường Phillips
dài hạn thẳng đứng tại mức thất nghiệp cân bằng U*.
Tại trạng thái cân bằng dài hạn, lạm phát không thay đổi. Mọi người sẽ dự
kiến chính xác mức lạm phát và điều chỉnh tốc độ tăng lương danh nghĩa để
giữ cho mức lương thực tế khơng đổi, mức lương thực tế sẽ duy trì ở mức
lương cân bằng dài hạn. Tương tự, lãi suất danh nghĩa cũng đủ lớn để bù đắp

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


11

mức lạm phát và duy trì mức lãi suất thực tế ở tại trạng thái cân bằng của nó.
Mọi người sẽ thích nghi với lạm phát vì người ta đã dự kiến đầy đủ về nó.
Giả sử rằng tỷ lệ lạm phát bằng 10% một năm. Đây là mức lạm phát phù hợp
với các dạng chính sách tiền tệ. Chúng ta có thể xem chính sách tiền tệ ở mức
tăng trưởng tiền tệ mục tiêu là 10% hoặc lạm phát mục tiêu là 10% một năm.
Trong hình 2.1, trạng thái cân bằn dài hạn nằm tại điểm E. Lạm phát bằng
10% đúng như mọi người kỳ vọng. Lượng tiền danh nghĩa tăng trưởng hàng
năm là 10%. Mức thất nghiệp duy trì tại trạng thái thất nghiệp tự nhiên.
Hai kết luận quan trọng từ các phân tích ở trên là:

Thứ nhất, sẽ là sai lầm nếu chúng ta giải thích đường Phillips ban đầu thể hiện
mối quan hệ đánh đổi thường xuyên giữa lạm phát và thất nghiệp. Đó chỉ là
mối quan hệ đánh đổi ngắn hạn, nó tương ứng với đường tổng cung ngắn hạn,
khi nền kinh tế phải điều chỉnh trước một cú sốc cầu.
Thứ hai, tốc độ điều chỉnh nền kinh tế dọc theo đường Phillips phụ thuộc vào
hai yếu tố: mức độ linh hoạt của tiền lương danh nghĩa và mức độ chính sách
tiền tệ điều chỉnh lãi suất để phục hồi mức tổng cầu nhanh hơn. Tiền lương
hoàn toàn linh hoạt sẽ xác lập lại đường Phillips thẳng đứng và đường tổng
cung thẳng đứng. Tốc độ điều chỉnh nhanh của lãi suất sẽ bù đắp cho cú sốc
cầu, sẽ phục hồi lại mức sản lượng, mức thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát và đưa
chúng về trạng thái cân bằng dài hạn.
Các nhà kinh tế theo trường phái tiền tệ cực đoan tin rằng tiền lương rất linh
hoạt. Thông thường, người lao động thỏa thuận lương theo năm, và điều này
sẽ ngăn không cho nền kinh tế ln ln nằm tại vị trí cân bằng dài hạn.
Những thay đổi của tổng cầu ngoài dự kiến khi tiền lương danh nghĩa đã được
xác lập có nghĩa là mức lương và mức giá sẽ tạm thời bị sai lệch. Tuy nhiên,
những sai lệch này sẽ sớm bị loại bỏ khi tiền lương được thỏa thuận lại.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


12

Nếu tiền lương và giá cả điều chỉnh chậm chạp thì mức sản tồn dụng việc
làm sẽ khơng thể phục hồi lại ngay lập tức. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ có
thể bù đắp đầy đủ cho cú sốc cầu một khi nó được dự báo. Khơng có một mâu
thuẫn nào giữa việc ổn định lạm phát và ổn định tăng sản lượng hay việc làm.
Những mâu thuẫn như vậy sẽ chỉ nảy sinh khi gặp phải các cú sốc cung.
Fischer (1977) và Taylor (1979) đã điều chỉnh đường Phillips bằng cách đưa
thêm sự cứng nhắc danh nghĩa vào mô hình. Kết quả của hàng loạt điều chỉnh

này là đường Phillips mới New – Keynesian Phillips Curve (NKPC) đã được
xây dựng với các đặc điểm về kỳ vọng, nghĩa là lạm phát được quyết định bởi
các yếu tố kỳ vọng trong tương lai. Tuy nhiên, Woodford (2003) và
Christiano, Eichenbaum và Evans (2005) đã tiếp tục điều chỉnh đường
NKPC khi tìm thấy bằng chứng đáng tin cậy rằng tỷ lệ lạm phát hiện tại phụ
thuộc vào tỷ lệ lạm phát trong quá khứ.
Phương trình đường NKPC sau hàng loạt các điều chỉnh:

Goodfriend (1993) lập luận rằng những người tham gia thị trường tài chính
đã có kinh nghiệm về nỗi sợ lạm phát, vì vậy Cục Dự trữ Liên bang đã tạo ra
một xu hướng tăng lên trong lạm phát thực tế trong những năm 1970 bằng
cách phản ứng với nỗi sợ lạm phát với một độ trễ.
Mankiw và Reis (2001) cho rằng thông tin được truyền đạt một cách rất
chậm chạp ra công chúng. Hậu quả là phản ứng của người ra quyết định bị
lệch đi so với thực tế về mặt thời gian. Bài nghiên cứu cũng cho thấy tốc độ
các phương tiện truyền thông đưa tin đến các chủ thể kinh tế sẽ quyết định sự
phân tán của kỳ vọng lạm phát. Điều này tương ứng với mức độ phóng đại xã
hội mà Ranyard và đồng sự (2008) đã đề cập.
Orphanides và Williams (2003) cho thấy sự hiện diện của sự tiếp thu đã làm
gia tăng độ nhạy cảm của kỳ vọng lạm phát và cấu trúc kỳ hạn của lãi suất

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


13

trước các cú sốc kinh tế. Kỳ vọng lạm phát ít nhạy cảm hơn khi lạm phát mục
tiêu được áp dụng. Điều này thể hiện được lợi ích của việc neo giữ kỳ vọng
lạm phát có liên kết chặt chẽ với thành công của NHTW trong việc truyền đạt
các mục tiêu.

Gurkaynak (2007, 2010) cho thấy cách lãi suất danh nghĩa dài hạn của Mỹ
phản ứng với dữ liệu kinh tế vĩ mơ trong giai đoạn 1994 – 2005. Ơng đã tìm
thấy lãi suất kỳ hạn trong dài hạn phản ứng có ý nghĩa thống kê cũng như có
hệ thống đối với thông tin được ban hành. Điều này cho biết lạm phát kỳ vọng
dài hạn có thể khơng cố định.
Pfajfar và Santoro (2006) quan tâm đến quá trình tiếp thu và thông tin cứng
nhắc như nguồn gốc của sự không thống nhất trong thiết lập kỳ vọng giữa các
chủ thể. Sử dụng số liệu khảo sát của Đại học Michigan, tác giả nhận ra ba
vùng phân phối của các tiến trình thiết lập kỳ vọng khác nhau, thể hiện sự
khơng đồng nhất trong phản ứng của chủ thể trước sự thay đổi của nền kinh tế
vĩ mô. Phân phối trái thể hiện nhóm kỳ vọng tự hồi quy, phân phối trung tâm
là nhóm gần hợp lý và phân phối phải tiếp thu thích nghi và thơng tin cứng
nhắc. Nhóm cuối cùng tỏ ra khá bi quan và cường điệu hóa các biến động
kinh tế vĩ mô.
Bernanke và Mishkin (2007) nêu bật sự cần thiết của nghiên cứu để có một
sự hiểu biết tốt hơn về các nhân tố quyết định lạm phát kỳ vọng và bằng cách
nào những kỳ vọng đó ảnh hưởng đến lạm phát thực.
Blanchard và Gali (2007) đã sử dụng mơ hình VAR để so sánh sự ảnh hưởng
vĩ mô của những cú sốc từ giá dầu lên hai thời kỳ lấy mẫu khác nhau, 1970:11983:4 và 1984:1-2006:4. Kết quả cũng chỉ ra phản ứng của lạm phát thực đối
với các cú sốc giá dầu trở nên gần như khơng có trong thời kỳ gần đây hơn.
Tuy nhiên, mơ hình VAR của họ khơng bao gồm lạm phát kỳ vọng và lãi suất
danh nghĩa trong ngắn hạn, và do đó khơng có được những nguồn gốc thêm

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


14

vào của lạm phát kỳ vọng và chính sách thơng qua đó để giá dầu tạo ảnh
hưởng lên lạm phát thực.

Windram (2007) cũng nghiên cứu về mối quan hệ giữa kỳ vọng và nhận thức
về lạm phát dựa trên số liệu khảo sát của NHTW Anh từ 1999 – 2007. Kết
quả phân tích dữ liệu cho thấy một sự gia tăng trong mức giá sẽ làm gia tăng
lạm phát trong ngắn hạn. Tức thì, nhận thức về lạm phát sẽ gia tăng làm cho
khoảng cách giữa kỳ vọng và nhận thức bị phân kỳ. Tuy nhiên, nếu cú sốc về
giá này trở nên dai dẳng thì kỳ vọng sẽ tăng lên và hội tụ về nhận thức lạm
phát. Trong trường hợp này, nếu chính sách tiền tệ phản ứng hợp lý và hiệu
quả trước các cú sốc lạm phát, loại bỏ nhanh chóng các cú sốc này thì việc
kéo tỷ lệ lạm phát về mức mục tiêu sẽ trở nên đơn giản, nhanh chóng và tiết
kiệm chi phí.
Leduc, Sill và Stark (2007) sử dụng mơ hình VAR cấu trúc để nghiên cứu
nguyên nhân lạm phát cao và kéo dài trong thập niên 70 của thế kỷ XX. Mơ
hình VAR sử dụng dữ liệu từ khảo sát trực tiếp những kỳ vọng của cơng
chúng về lạm phát, cụ thể đó là dự báo CPI 8 tháng tới thông qua cuộc khảo
sát trung vị LivingSton. Các biến ngoại sinh mơ hình VAR gồm chỉ số giá cả
hàng hoá, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất danh nghĩa ngắn hạn, cú sốc giá dầu và
biến trễ lạm phát. Kết quả bài nghiên cứu chỉ ra rằng chính sách tiền tệ là
nguyên nhân gây ra lạm phát cao và dai dẳng suốt đầu thập kỷ 70. Cụ thể
trước năm 1979, do FED không điều tiết những biến động ngoại sinh lên lạm
phát kỳ vọng (ta có thể thấy rõ lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực đều không
tăng) nên dẫn đến lạm phát trong những năm trước 1979 rất cao và dai dẳng.
Tuy nhiên, sau năm 1979, chính phủ điều tiết những biến động ngoại sinh
trong lạm phát kỳ vọng thông qua tăng mạnh lãi suất danh nghĩa và lãi suất
thực làm ngăn cản những tác động của biến ngoại sinh lên lạm phát kỳ vọng.
Do đó, lạm phát sau năm 1979 ở mức thấp và ổn định.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


15


Yash P. Mehra và Christopher Herrington (2008) chỉ ra lạm phát kỳ vọng
sẽ gia tăng nếu có một sự gia tăng bất ngờ và tạm thời của lạm phát thực tế,
giá cả hàng hóa, giá dầu, hoặc trong chính lạm phát kỳ vọng, trong khi lạm
phát kỳ vọng sẽ sụt giảm nếu có một sự gia tăng tạm thời trong tình trạng thất
nghiệp; nhưng những cú sốc đối với lạm phát thực tế, giá cả hàng hóa và
chính lạm phát kỳ vọng là những nguyên nhân chính trong sự thay đổi trong
lạm phát kỳ vọng. Độ mạnh và độ bền của những phản ứng của lạm phát kỳ
vọng đối với sự thay đổi các biến số vĩ mô, cũng như tầm quan trọng tương
đối của các biến này trong việc giải thích sự thay đổi của lạm phát kỳ vọng đã
thay đổi một cách đáng xem xét qua các thời kỳ mẫu trước và sau năm 1979.
Các kết quả chỉ ra rằng các cú sốc dương tạm thời đối với lạm phát thực tế,
giá cả hàng hóa và chính lạm phát kỳ vọng đã dẫn đến sự gia tăng dai dẳng
trong lạm phát kỳ vọng thời kỳ trước năm 1979, nhưng sự tăng lên trong lạm
phát kỳ vọng này yếu và ngắn hạn cho các thời kỳ sau năm 1979. Sự thay đổi
này trong các phản ứng động của lạm phát kỳ vọng đối với những cú sốc trên
qua các thời kỳ mẫu có thể do tác động của chính sách tiền tệ, bởi vì lãi suất
thực tăng đáng kể để phản ứng lại các cú sốc trong thời kỳ mẫu sau năm 1985.
Bằng cách đó đã ngăn các cú sốc tạm thời tạo ra sự gia tăng liên tục trong lạm
phát kỳ vọng và lạm phát thực tế. Tác động dương tạm thời của sự gia tăng
đột ngột trong giá dầu lên lạm phát kỳ vọng đã dần yếu đi theo thời gian, rồi
biến mất hoàn toàn trong thời kỳ mẫu gần đây nhất 1985:1-2007:1. Trong
phản ứng với sự gia tăng bất ngờ của giá dầu, lãi suất thực giảm trong thời kỳ
trước năm 1979, nhưng tăng trong các thời kỳ sau năm 1979. Những phản
ứng của lãi suất cho thấy rằng phản ứng mạnh của chính sách đối với các cú
sốc dầu kể từ năm 1979 có thể đóng một phần quan trọng trong sự sụt giảm
ảnh hưởng của giá dầu lên lạm phát kỳ vọng. Những cú sốc ngoại sinh đến
lạm phát kỳ vọng vẫn là một nguyên nhân quan trọng trong sự thay đổi lạm

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



16

phát kỳ vọng. Trong dự báo 4 năm, những cú sốc ngoại sinh giải thích khoảng
35 - 58% cho sự thay đổi trong lạm phát kỳ vọng trong các thời kỳ mẫu sau
năm 1979, so sánh với 36 - 42% trong thời kỳ mẫu trước năm 1979. Kết quả
này cho thấy Cục Dự trữ Liên bang phải tiếp tục giám sát các kỳ vọng của
công chúng về lạm phát ngắn hạn để đảm bảo sự gia tăng bất ngờ trong lạm
phát kỳ vọng cuối cùng sẽ không tạo ra sự gia tăng liên tục trong lạm phát
thực tế. Trong thời kỳ gần đây, 1985:1-2007:1, các gia tăng bất ngờ trong lạm
phát kỳ vọng (đo lường của các kỳ vọng lạm phát ngắn hạn) biến mất một
cách nhanh chóng với bằng chứng là lạm phát kỳ vọng và lạm phát thực tế trở
lại mức trước cú sốc trong vòng khoảng hai năm sau cú sốc, vì Cục Dự trữ
Liên bang đã khơng nới lỏng chính sách tiền tệ, làm gia tăng trong lạm phát
thực tế. Do đó, ta thấy những cú sốc đối với các kỳ vọng ngắn hạn về lạm
phát khơng cịn tương quan với các thước đo dài hạn của các kỳ vọng về lạm
phát, tạo ra cái được gọi là “neo” của các kỳ vọng lạm phát dài hạn.
Jongwanich và Park (2008) nghiên cứu các nhân tố quyết định lạm phát tại
chín nước đang phát triển ở Châu Á (trong đó có Việt Nam) bằng một mơ
hình kết hợp các nhân tố chi phí đẩy (lạm phát trong giá dầu và giá lương thực
thực phẩm quốc tế) và các nhân tố cầu kéo (dư cầu, mức chuyển tỷ giá vào
lạm phát, giá nhập khẩu, chỉ số giá người sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng).
Các tác giả đã chỉ ra giai đoạn lạm phát gia tăng ở Châu Á 2007 – 2008 chủ
yếu là do dư cầu và kỳ vọng lạm phát (cầu kéo) chứ không phải do các nhân
tố chi phí đẩy, mặc dù lạm phát giai đoạn này trùng hợp với sự gia tăng của
giá lương thực thực phẩm và giá dầu thế giới. Tổng cầu tăng quá mức và
chính sách tiền tệ nới lỏng kéo dài nhiều năm đã khiến kỳ vọng lạm phát tăng
lên và gây bùng phát lạm phát ở các nước này.
Ranyard và đồng sự (2008) đã nhấn mạnh mối quan hệ giữa kỳ vọng và

nhận thức về lạm phát. Cụ thể, sự thay đổi giá cả của nền kinh tế góp phần

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


17

làm tăng nhận thức về lạm phát một cách trực tiếp thông qua sự thay đổi giá
cả trong quá khứ hoặc gián tiếp thơng qua sự phóng đại xã hội liên quan đến
các kênh truyền thông đại chúng và truyền miệng. Nhận thức về lạm phát còn
chịu tác động của thu nhập cá nhân; giá trị và mức độ biến động tương đối
của thu nhập cá nhân so với mức thay đổi giá cả – hay sức mua – sẽ quyết
định tác động thực sự của biến động lạm phát lên cảm nhận của chủ thể. Nhận
thức về sự thay đổi giá cả, dự báo của các nhà kinh tế và các phóng đại xã hội
tiếp tục tác động lên kỳ vọng của cá nhân về mức giá trong tương lai. Lạm
phát quá khứ được giả định là có xu hướng lặp lại ở hầu hết các cá nhân. Tuy
nhiên, cách thức chúng tác động lên kỳ vọng sẽ không giống nhau bởi vì cịn
nhiều nhân tố khác làm thiên lệch nhận thức và kỳ vọng của chủ thể.
Blanchflower và MacCoille (2009) đã xem xét tác động của kỳ vọng lạm
phát, trong đó chủ yếu tập trung vào việc thiết lập các mức giá cả và tiền
lương. Do tiền lương không được thiết lập một cách thường xuyên nên người
xác lập phải quan tâm nhiều đến tỷ lệ lạm phát trong tương lai. Nếu lạm phát
được kỳ vọng ở mức cao, người lao động có thể yêu cầu một mức lương danh
nghĩa cao hơn để duy trì sức mua của họ. Đến lượt nó, mức lương cao lại
khiến cho giá sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp tăng lên và vì thế người tiêu
dùng phải sử dụng hàng hóa với giá cả cao hơn. Hơn nữa, nếu các doanh
nghiệp kỳ vọng mức lạm phát cao trong tương lai, khi đó doanh nghiệp sẽ có
xu hướng nâng mức giá hàng hóa của mình trên thị trường vì tin rằng khơng
có sự suy giảm trong mức cầu về hàng hóa của họ. Nhánh tác động thứ hai
của lạm phát kỳ vọng lên mức lạm phát thực tế là tác động lên quyết định đầu

tư và tiêu dùng. Thông qua lãi suất danh nghĩa thị trường, khi hộ gia đình và
doanh nghiệp kỳ vọng lạm phát cao trong tương lai sẽ dẫn đến lo ngại lãi suất
thực suy giảm và tương ứng tiêu dùng sẽ hấp dẫn hơn tiết kiệm. Tuy nhiên,
điều này sẽ không xảy ra nếu họ tin rằng NHTW sẽ phản ứng để bù đắp sự sụt

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


18

giảm trong lãi suất thực. Driver và Windram (2007) cũng có quan điểm đồng
tình trong nghiên cứu của mình.
Gnan, Scharler và Silgoner (2009) xem xét sự khác biệt giữa lý thuyết
Keynes cũ và mới, tác động của kỳ vọng được quy về phía tổng cung và tổng
cầu. Các ơng cho rằng, ngồi ngun nhân do cầu kéo và chi phí đẩy theo lý
thuyết Keynes cũ thì lý thuyết mới cịn quan tâm đến tác động của kỳ vọng
lạm phát lên mục tiêu ổn định giá cả của nền kinh tế. Trong đó, về phía cầu,
khi kỳ vọng lạm phát cao dẫn đến kỳ vọng lãi suất thực thấp. Do đó, hộ gia
đình gia tăng tiêu dùng và doanh nghiệp cũng gia tăng đầu tư hiện tại làm cho
tổng cầu của nền kinh tế gia tăng. Vì vậy, các doanh nghiệp sẽ phản ứng bằng
việc gia tăng sản xuất, làm thay đổi chi phí sản xuất biên và gây áp lực lên
lạm phát. Một hướng khác, về phía cung, việc thiết lập giá cả của doanh
nghiệp sẽ trực tiếp tác động đến giá cả chung của nền kinh tế. Do đó, tác giả
đề nghị NHTW các quốc gia cần kiểm soát kỳ vọng lạm phát để ngăn chặn
khả năng kỳ vọng tự hình thành.
Galati và đồng sự (2009) đã phân tích lạm phát kỳ vọng dài hạn thay đổi như
thế nào trong cuộc khủng hoảng tài chính. Bằng cách sử dụng phương pháp
đo lường dựa trên trái phiếu và hoán đổi lạm phát, họ tìm thấy lạm phát kỳ
vọng dài hạn ở khu vực Euro, Mỹ và Anh đã phản ứng mạnh mẽ trước các
thông tin kinh tế vĩ mô. Về mặt lý thuyết, những loại thông tin này không thể

ảnh hưởng đến lạm phát kỳ vọng dài hạn nếu lạm phát kỳ vọng dài hạn được
neo giữ tốt.
Chính sách tiền tệ của NHTW Châu Âu (2011) cho thấy một cái nhìn tổng
quan hơn về kỳ vọng lạm phát. Quan sát sơ đồ truyền dẫn chính sách tiền tệ,
ta thấy kỳ vọng chịu tác động của lãi suất chính thức (do NHTW thiết lập) và
tác động đến sự gia tăng giá cả một cách gián tiếp thông qua kênh lãi suất thị

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×