Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Soạn văn lớp 7 (hay nhất)– cánh diều phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.81 MB, 170 trang )

Soạn bài Bạch tuộc
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 60 Sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Xem lại khái niệm truyện khoa học viễn tưởng trong phân Kiến thức ngữ văn để
vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc truyện khoa học viễn tưởng, các em cần chú ý:
+Tác giả viết về ai, về sự kiện (đề tài) gì?
+ Những yếu tố nào của văn bản cho biết tính chất tưởng tượng về một tương lai rất
xa so với thời điểm tác phẩm ra đời?
+ Những yếu tố nào cho thấy người viết có những hiểu biết và dựa vào thành tựu
của khoa học, khơng có các yếu tố thần kì, siêu nhiên như truyền truyền thuyết, cổ
tích?
- Đọc trước đoạn trích Bạch thuộc và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Giuy Vécnơ, một trong những người được coi là “cha đẻ” của thể loại truyện khoa học viễn
tưởng.
- Tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển của Véc-nơ ra đời năm 1870. Khi đó, tàu
ngầm mới đang được thử nghiệm ở mức độ sơ khai, bạch tuộc cũng chỉ mới được
một số người đi biển bắt gặp. Nội dung sau đây tóm tắt bối cảnh của đoạn trích:
Giáo sư A-rơn-nác cùng anh bạn giúp việc vui tính Cơng-xây (Conseil) là những
người say mê khám phá sinh vật biển. Họ đã quyết định khám phá bí mật của quái
vật biển. Được sự giúp đỡ của anh chàng thợ săn cá voi siêu hạng Nét Len (Ned
Land), họ đã sẵn sàng cho một cuộc đi săn mà khơng biết có bao điều nguy hiểm
đang chờ đợi mình ở phía trước. Rồi bất ngờ, ba người bị bắt làm tù binh trên chiếc
tàu của thuyền trưởng Nê-mô. Bất đắc dĩ, họ phải tham gia chuyển hành trình trên
biển dài ngày. Một thế giới kì thủ của đại dương đã hiện ra cùng cuộc phiêu lưu của
đoàn thám hiểm và thuyền trưởng Nê-mô: tham gia chuyến đi săn dưới đáy biển,
thoát khỏi cá mập nguy hiểm, chạy trốn những người thổ dân, khai thác kim cương
dưới đáy biển, khám phá nhiều vùng đất mới và cuối cùng là mắc kẹt trong núi băng


ở Bắc Cực,... Chiến đấu với những con bạch tuộc khổng lồ là một trong những cuộc
phiêu lưu đó.


Trả lời:
- Tác giả viết về cuộc chiến giữa những người trên tàu No – ti - lớt và bạch tuộc dưới
đáy đại dương.
- Tính chất tưởng tượng về một tương lai rất xa so với thời điểm tác phẩm ra đời: đó
là con tàu No – ti - lớt có khả năng lặn sâu tới tận đáy biển và những tiện nghi có
trong con tàu.
- Những yếu tố cho thấy sự hiểu biết của người viết: đó là những dẫn chứng có thật
trong thực tế và căn cứ logic về cách mà con tàu hoạt động cùng các thiết bị có trên
tàu.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính: Tác phẩm viết về trận chiến quyết liệt của đoàn thủy thủ với
những con bạch tuộc khổng lồ.


* Trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Từ nhan đề Bạch tuộc, em hãy dự
đốn nội dung chính của văn bản.
Trả lời:
- Nội dung chính có thể là con người lần đầu tiên được gặp những con bạch tuộc.
Câu 2 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Lời kể của nhân vật “tơi" ở đây có tác
dụng gì?
Trả lời:
- Lời kể của nhân vật “tơi” có tác dụng: kể lại sự việc diễn ra ở quần đảo Lu – cai.
Câu 3 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý các số từ trong phần này.
Trả lời:
- Các số từ: sáu mét, tám vòi, một bầy rắn, hai hàm -> miêu tả chi tiết, tỉ mỉ.
Câu 4 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Hình dung con Bạch tuộc qua miêu
tả của nhân vật tơi.
Trả lời:
- Đó là một con bạch tuộc dài tám mét, bơi lùi rất nhanh, tám chân mọc từ đầu ra

dài gấp đôi thân luôn luôn uốn cong, , hai trăm rưỡi cái giác, hai hàm răng giống
như cái mỏ vẹt sừng,… Tác giả miêu tả rất chi tiết con bạch tuộc.
Câu 5 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chuyện gì xảy ra với con tàu?
Trả lời:
- Con tàu bỗng dừng lại, toàn thân tàu rung lên, đứng n khơng nhúc nhích, chân
vịt khơng quay nữa.
Câu 6 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm hiểu nghĩa của từ “giáp chiến”.
Trả lời:


- Từ “giáp chiến” nghĩa là: tiến gần đến để giao tranh.
Câu 7 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý hành động của các nhân vật
Trả lời:
Các thủy thủ sẵn sang vào tư thế chiến đấu mỗi người một việc để đánh lại con quái
vật bạch tuộc.
Câu 8 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Cuộc giáp chiến kết thúc thế nào?
Trả lời:
- Cuộc giáp chiến kết thúc khi lũ bạch tuộc chiến bại, phần bị chết, phần bị thương
lặn xuống biển sâu.
Câu 9 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tại sao mắt Nê-mô ứa lệ?
Trả lời:
- Mắt Nê – mô ứa lệ vì ơng vừa mất một người đồng hương của mình trong trận
chiến với quái vật bạch tuộc.
* Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Đoạn trích Bạch tuộc kể lại sự kiện
gì? Theo em, tình huống hấp dẫn nhất được mơ tả trong văn bản là tình huống nào?
Trả lời:
- Đoạn trích Bạch tuộc kể lại sự kiện tàu No – ti - lớt chiến đấu với con quái vật
bạch tuộc khổng lồ ở quần đảo Lu – cai.
- Tình huống hấp dẫn nhất được miêu tả trong văn bản là tình huống giáp chiến của

thủy thủ tàu No-ti-ớt với con quái vật bạch tuộc.
Câu 2 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nêu ra một số chi tiết trong văn bản
cho thấy trí tưởng tượng rất phong phú của nhà văn về bạch tuộc.
Trả lời:


- Một số chi tiết cho thấy tưởng tượng rất phong phú của nhà văn về bạch tuộc:
“Bạch tuộc dài tám mét, mắt màu xanh xám nhìn thẳng khơng động đậy với tám
chân mọc dài gấpđôi thân và luôn uốn cong.” “Hai hàm răng bạch tuộc cứng cáp,
giống cái mỏ vẹt bằng sừng, nhọn và rung lên bần bật mỗi khi thị ra khỏi mồm.”
“Thân hình đồ sộ nặng hai mươi, hai lăm tấn, màu sắc thay đổi từ xám chỉ sang
nâu đỏ”.
Câu 3 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Những chi tiết nào trong đoạn trích
Bạch tuộc cho thấy người viết có những hiểu biết dựa vào thành tựu của khoa học?
Trả lời:
- Chi tiết trong đoạn trích cho thấy người viết có những hiểu biết dựa vào thành tựu
khoa học: “Từ đáy biển nổi lên những mỏm đá lớn dựng đứng, phủ đầy những loài
tảo khổng lồ.” “Các loại súng bắn, tàu chạy bằng chân vịt, khả năng lặn sâu và chiến
đấu của con tàu,...”
Câu 4 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Lịng dũng cảm, tình u thương và
tinh thần đồng đội được thể hiện trong văn bản như thế nào?
Trả lời:
- Lòng dũng cảm thể hiện qua việc mọi người cùng nhau dùng vũ khí chiến đấu với
con qi vật, khơng ai nề hà run sợ hay lùi bước.
- Tình yêu thương và tinh thần đồng đội thể hiện qua thái độ nuối tiếc, xót thương
khi có người bị mất tích sau cuộc chiến khốc liệt.
Câu 5 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nhân vật nào trong văn bản Bạch
tuộc để lại cho em nhiều ấn tượng nhất? Hãy miêu tả (khoảng 4 – 5 dòng) hoặc
vẽ trên giấy chân dung nhân vật này.
Trả lời:

Đoạn văn tham khảo
- Nhân vật em ấn tượng nhất trong đoạn trích là Nê – mơ. Ơng là người thuyền
trưởng dũng mãnh, giàu tình cảm, ơng quan tâm đến từng thành viên trên thuyền
và đau lòng khi thấy một người đồng hương của mình vừa bị biển cả nuốt mất.


Ông cũng rất thông minh khi chân vịt ngừng quay đã phán đoán rằng sừng của
bạch tuộc đang mắc vào tàu, cả đoàn phải sẵn sang chuẩn bị cho một trận giáp
chiến với bạch tuộc.
Câu 6 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Từ câu chuyện trên, em rút ra bài học
gì khi gặp những tình huống khó khăn và thử thách nguy hiểm trong cuộc sống?
Trả lời:
Bài học em rút ra sau khi học xong tác phẩm này đó là phải ln dũng cảm đối mặt
với những khó khăn nguy hiểm trước mắt. Và trong cuộc sống tinh thần đồng đội
cũng hết sức quan trọng, chúng ta cần ln đồn kết với mọi người để tạo nên sức
mạnh cộng đồng.


Soạn bài Bố của Xi-mông
Đọc văn bản “Bố của Xi-mông” (trang 39-41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) và thực
hiện các yêu cầu bên dưới:
Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến
câu 8):
Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Truyện “Bố của Xi-mông” có sự kết hợp
phương thức tự sự với phương thức nào?
A. Biểu cảm
B. Nghị luận
C. Thuyết minh
D. Miêu tả
Trả lời:


Đáp án đúng là: D
Miêu tả.
Câu 2 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Người kể trong văn bản “Bố của Ximơng” là ai?
A. Bác cơng nhân Phi-líp
B. Chị Blăng-sốt
C. Xi-mông
D. Người kể vắng mặt
Trả lời:

Đáp án đúng là: D
Người kể vắng mặt.


Câu 3 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Xi-mông ở trong trạng thái nào khi đuổi
bắt con nhái?
A. Đau khổ đến muốn chết
B. Rất buồn ngủ và mệt mỏi
C. Vừa đau buồn lại chợt vui
D. Rất vui thích đuổi bắt con nhái
Trả lời:

Đáp án đúng là: C
Vừa đau buồn lại chợt vui.
Câu 4 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Phương án nào dưới đây thể hiện đầy đủ
nhất tâm trạng của Xi-mông khi em thổ lộ với bác cơng nhân Phi-líp mong muốn có
một ông bố?
A. Vừa đau khổ, vừa khát khao, hi vọng
B. Tuyệt vọng vì khơng có bố
C. Đau khổ vì bị chế giễu, bắt nạt

D. Hi vọng bác Phi-líp nhận lời
Trả lời:

Đáp án đúng là: A
Vừa đau khổ, vừa khát khao, hi vọng.
Câu 5 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Phương án nào nêu nhận xét đúng về sự
xuất hiện của “ơng bố” Phi-líp trong cuộc đời Xi-mơng?
A. Là kết quả của phép mầu kì diệu


B. Bất ngờ nhưng hợp lí và cảm động
C. Đã được dự báo từ trước
D. Là tự nhiên, do bác Phi-líp có ý từ lâu
Trả lời:

Đáp án đúng là: B
Bất ngờ nhưng hợp lí và cảm động.
Câu 6 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Theo em, nguyên nhân chính dẫn đến
việc lũ trẻ trêu chọc, hành hạ bé Xi-mơng là gì?
A. Vì muốn tạo trị vui
B. Vì thói vơ cảm, độc ác
C. Vì định kiến của người lớn
D. Vì thiếu sự hiểu biết, cảm thơng
Trả lời:

Đáp án đúng là: D
Vì thiếu sự hiểu biết, cảm thơng
Câu 7 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Vì sao bác Phi-líp nhận lời làm bố của
Xi-mơng?
A. Vì lời đề nghị của Xi-mơng q bất ngờ

B. Vì hồn cảnh gia đình của người thiếu phụ Blăng-sốt
C. Vì cảm thơng và muốn giúp đỡ mẹ con Xi-mơng
D. Vì bác khoẻ mạnh và thường hay giúp đỡ người khác
Trả lời:


Đáp án đúng là: C
Vì cảm thơng và muốn giúp đỡ mẹ con Xi-mông.
Câu 8 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Lời nhắn gửi chung nhất của câu chuyện
này là gì?
A. Khơng nên trêu chọc, giễu cợt Xi-mông
B. Hãy cảm thông, chia sẻ với mẹ con Xi-mông
C. Hãy đối xử nhân hậu với những người thiệt thòi, đau khổ
D. Mong Xi-mơng được hạnh phúc và có một ông bố
Trả lời:

Đáp án đúng là: C
Hãy đối xử nhân hậu với những người thiệt thòi, đau khổ.
Câu 9 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) Ý nghĩa của yếu tố “nhân” trong hai từ in
đậm ở câu sau có giống nhau khơng? Em hãy giải thích vì sao.
“Một bác cơng nhân cao lớn, râu tóc đen, quăn, đang nhìn em với vẻ nhân hậu.”
Trả lời:

Ý nghĩa của yếu tố “nhân” trong hai từ in đậm ở câu trên không giống nhau. Một để
chỉ người lao động, một để chỉ phẩm chất tốt đẹp của một con người.
Câu 10 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dịng)
trình bày suy nghĩ của em trước sự việc Xi-mông đột ngột đề nghị bác Phi-líp làm
bố của mình.
Trả lời:


Sự việc Xi – mơng đột ngột đề nghị bác Phi – líp làm bố của mình là một hành động
khiến người đọc vơ cùng cảm động. Xi – mông là một đứa trẻ bất hạnh. Em không


có được tình cảm của cha, ln bị bạn bè trêu đùa bắt nạt. Em ln khao khát mình
có một người bố giống như những đứa trẻ khác để được bố che chở. Khi được bác
Phi – lip quan tâm em đã mong mỏi biết chừng nào bác trở thành bố của em. Qua
những nỗi buồn và niềm vui của Xi – mông ta thấy được vẻ đẹp ấm áp tình người.


Soạn bài Buổi học cuối cùng
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)
- Đọc trước truyện “Buổi học cuối cùng”, tìm hiểu thêm thơng tin về nhà văn Anphông-xơ Đô-đê.
- Đọc thông tin để hiểu bối cảnh của truyện.
Trả lời:
- Tác giả: An – phông –xơ Đô – đê (1840-1897)
+ Là nhà văn hiện thực lỗi lạc của nước Pháp nửa cuối thế ki XIX
+ Tác giả của nhiều tập truyện nổi tiếng.
+ Văn chương của ông nhẹ nhàng, trong sang, diễn tả cảm động những nỗi đau và
tình thương, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước.
+ Ông là tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng: Một thời niên thiếu, những cuộc
phiêu lưu kì diệu của Tactaranh ở Taraxcong,…
- Bối cảnh của truyện:Truyện được lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử: Sau cuộc
chiến tranh Pháp – Phổ những năm 1870 -1871, nước Pháp thua trận phải cắt vùng
An – dát và Lo – ren (2 vùng tiếp giáp với Phổ) cho Phổ. Các trường ở đây buộc
phải chuyển sang học tiếng Đức. Truyện viết về các bạn học sinh vùng An – dát
trong buổi học cuối cùng học tiếng Pháp.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính:

- Văn bản “Buổi học cuối cùng” kể về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp của một
trường làng thuộc vùng An – dát.


* Trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1 (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý người kể ngôi thứ nhất và tác
dụng của ngôi kể này.
Trả lời:
- Ngôi kể: người kể chuyện ngôi thứ nhất ( là một cậu bé tên Phrăng).
- Tác dụng: Cách kể chuyện theo ngơi thứ nhất làm tăng tính chân thực của câu
chuyện. Vì nhân vật trong truyện là người trong cuộc, trực tiếp chứng kiến từ đầu
đến cuối. Tâm trạng của Phrăng
qua đó cũng được thể hiện một cách chân
thành, sâu sắc. Câu chuyện về “buổi học cuối cùng” càng thêm ý nghĩa hơn.
Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Từ sự khác thường của buổi học, dự
đoán về sự kiện xảy ra.
Trả lời:
- Sự khác lạ quang cảnh ở trường.
+ Mọi sự bình lặng như một buổi sáng chủ nhật.


Tất cả sự khác thường báo hiệu một điều bất thường, một biến cố trọng đại sắp xảy
ra.
Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý khơng khí lớp học, cách ăn mặc
và thái độ khác thường của thầy Ha-men.
Trả lời:
- Khơng khí lớp học có cái gì đó khác thường, trang trọng. Thành phần tham dự lớp
học cũng khác: có cả những người dân làng, ai nấy đều có vẻ buồn rầu, thầy Ha –
men ăn mặc trang trọng hơn mọi ngày: mặc chiếc áo ranh đơ gốt màu xanh, diềm lá
sen, gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dung trong những

hôm thanh tra hoặc phát phần thưởng.
- Thái độ của thầy Ha – men cũng khác: Phrang đi trễ nhưng thầy vẫn nhẹ nhàng
nhắc nhở cậu bé vào chỗ. Giọng nói của thầy vơ cùng xúc động và trang nghiêm.
Thầy bước lên bục giảng với giọng nói dịu dàng và trang nghiêm.
Câu 4 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý sự đối lập trong cảm nhận của
Phrăng về những cuốn sách.
Trả lời:
- Nếu là trước đây thì cậu bé Phrang thấy chán ngán, nặng nề. Cịn bây giờ thì những
quyển ngữ pháp, thánh sử dường như trở thành người bạn cố tri, và sẽ rất đau lòng
khi cậu phải giã từ.
Câu 5 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tại sao thầy Ha-men lại nói: “…con
bị trừng phạt thế là đủ rồi…”
Trả lời:
- Phrăng bị trừng phạt thế là đủ rồi bởi khi còn được học tiếng Pháp cậu còn ham
chơi, và đến ngày hôm nay khi chuẩn bị mất đi tiếng nói của dân tộc mình cậu cảm
thấy ân hận. Nhưng cậu chí ít vẫn chưa phải là người đáng tội nhất.


Câu 6 (trang 24 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Em có suy nghĩ gì về những dịng chữ
in đậm: “khi một dân tộc rơi vào vịng nơ lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững được tiếng
nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”.
Trả lời:
- Giữ được tiếng nói tức là giữ được linh hồn của dân tộc, khơng để kẻ địch đồng
hóa, đó là vũ khí tốt nhất khi chưa thể đánh đuổi quân thù.
Câu 7 (trang 24 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Băn khoăn của cậu bé Phrăng: “Liệu
người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức khơng nhỉ?” gợi cho em
liên tưởng gì?
Trả lời:
- “Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức khơng nhỉ?” Băn
khoăn của cậu bé Phrăng hay cũng chính là băn khoăn của những người dân bị mất

nước. Liệu ngày mai đây khi tất cả mọi người dân Pháp đều phải học tiếng Đức thì
tiếng Pháp của họ có bị mai một. Nếu những người dân Pháp khơng đứng lên đấu
tranh thì tất yếu đất nước cũng rơi vào diệt vong.
Câu 8 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý hình dáng, vẻ mặt của thầy Hamen khi viết dòng chữ cuối cùng ở phần 5.
Trả lời:
- Thầy Ha – men khi viết dòng chữ cuối cùng:
+ Người tái nhợt, nghẹn ngào
+ Thầy dường như kiệt sức
+ Dằn mạnh và cố viết thật to dịng chữ “Nước Pháp mn năm”
+ Đứng im dựa đầu vào tường
Thể hiện sự đau đớn dữ dội về mặt tinh thần.


* Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nêu cách hiểu của em về nhan đề
Buổi học cuối cùng. Người kể lại câu chuyện là ai? Chỉ ra tác dụng của ngôi kể này.
Trả lời:
- Nhan đề “Buổi học cuối cùng”: Gợi lên sự tiếc nuối, xót xa. Buổi học cuối cùng
bằng tiếng Pháp cũng là buổi học của một dân tộc bị mất nước, mất quyền được học
tiếng nói của dân tộc mình
- Ngơi kể: người kể chuyện ngơi thứ nhất, cậu bé tên Phrăng
- Tác dụng: Cách kể chuyện theo ngơi thứ nhất làm tăng tính chân thực của câu
chuyện. Vì nhân vật trong truyện là người trong cuộc, trực tiếp chứng kiến từ đầu
đến cuối. Tâm trạng của Phrăng
qua đó cũng được thể hiện một cách chân
thành, sâu sắc. Câu chuyện về “buổi học cuối cùng” càng thêm ý nghĩa hơn.
Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Đặc điểm tính cách nhân vật thầy Hamen được nhà văn khắc hoạ từ những phương diện nào? Hãy nêu ra một số biểu
hiện cụ thể trong văn bản.
Trả lời:
- Đặc điểm tính cách nhân vật thầy giáo Ha – men.

* Trang phục:
+ Thầy đã từng hơn 40 năm gắn bó với nghề.
+ Mặc chiếc áo rơ – đanh - gốt.
+ Đội mũ bằng lụa đen
→ Trang phục rất trang trọng mà thầy chỉ mặc vào những ngày đại lễ thể hiện ý
nghĩa vô cùng quan trọng của buổi học cuối cùng
* Thái độ với học sinh:


+ Rất mực ân cần, diu dàng, không quở trách như mọi ngày khi Phrang đến muộn
“Phrang vào chỗ nhanh lên con, lớp học bắt đầu mà lại vắng mất con”, “các con ơi
đây là lần cuối cùng thầy dạy các con”
+ Nhiệt tình truyền giảng bằng cả tâm huyết của mình ‘ thầy chuẩn bị cho ngày
hơm đó những tờ mẫu mới tinh, trên có viết chữ rơng rất đẹp”
+ Thầy giảng bài say sưa
* Những lời nói về việc học tiếng Pháp: “khi một dân tộc…. chìa khóa chốn lao tù”
→ nhắc nhở mọi người hãy giữ lấy tiếng nói dân tộc.
* Hành động cử chỉ của thầy giáo lúc buổi học kết thúc:
+ Thầy dường như kiệt sức “ người tái nhợt, giọng nghẹn ngào”
+ Dằn mạnh và cố viết thật to dịng chữ “NƯỚC PHÁP MN NĂM”
+ Đứng im dựa đầu vào tường.
Câu 3 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Phân tích một số chi tiết cụ thể trong
suy nghĩ, cách nhìn nhận về thầy Ha-men và thái độ đối với việc học tiếng Pháp)
để làm rõ diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” trong buổi học cuối cùng”.
Trả lời:
- Cậu bé Phrang trong “buổi học cuối cùng” đã có những suy nghĩ, cách nhìn nhận
về thầy giáo và thái độ với việc học tiếng Pháp:
- Đầu tiên cậu ngạc nhiên vì:
+ Sự im lặng của lớp học “mọi sự đều bình lặng y như một buổi sang chủ nhật”
+ Vì thành phần tham dự của lớp học “ dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi”,

sự tham dự của những cụ già trong làng khiến Phrăng ngạc nhiên hơn cả.
+ Cậu bé cịn ngạc nhiên vì sao hơm nay thầy lại ăn mặc trang trọng và dịu dàng với
mình, khơng hề trách mắng ngay cả khi Phrang đi học muộn


- Khi biết được đây là “buổi học cuối cùng” thì cậu chống váng sau đó là tiếc nuối,
ân hận vì:
+ Chẳng bao giờ cịn được học tiếng Pháp nữa.
+ Tiếc thời gian ham chơi trước đây.
+ Trào dâng tình cảm quyến luyến với những quyển sách tiếng Pháp.
- Và Phrăng đã xấu hổ, tự giận mình vì thời gian bỏ phí, về những buổi trốn học và
khơng học thuộc bài trong giờ phút thiêng liêng ấy “lòng rầu rĩ khơng dám ngẩng
đầu lên”
- Kinh ngạc vì sao hơm nay mình lại hiểu bài đến thế “tất cả những điều thầy nói tơi
thấy thật dễ dàng, dễ dàng”
- “Tơi” đã rất tự hào và khâm phục vê thầy giáo “Chưa bào giờ tôi thấy thầy lớn lao
đến thế”.
Câu 4 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Đọc phần 5 của văn bản Buổi học cuối
cùng, liệt kê các chi tiết miêu tả thầy Ha-men (về hành động, ngôn ngữ, ngoại hình).
Các chi tiết này đã giúp tác giả khắc hoạ được tâm trạng gì của thầy Ha-men?
Trả lời:
- Thể hiện sự đau đớn về mặt tinh thần của thầy giáo trước giây phút tiếng nói dân
tộc sắp bị mất đi. Hành động khi viết lên bảng dòng chữ “NƯỚC PHÁP MUÔN
NĂM” thầy đã thắp lên ngọn lửa yêu nước trong tim những người dân Pháp.
Câu 5 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Câu chuyện đã gợi lên trong em những
suy nghĩ và tình cảm như thế nào? Em rút ra bài học gì cho bản thân sau khi học
xong truyện?
Trả lời:



- Câu chuyện đã bồi đắp thêm cho em lòng u nước, u tiếng nói của dân tộc mình.
- Một lời nhắc nhở nhẹ nhàng hãy biết yêu quý tiếng nói dân tộc mình, u tiếng nói
dân tộc cũng là u nước vì tiếng nói là tài sản q báu của mỗi dân tộc, thể hiện
bản sắc của mỗi dân tộc. Đó là bài học em rút ra được sau khi học xong truyện.
Câu 6 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong truyện "Buổi học cuối
cùng", em thích nhất nhân vật hoặc chi tiết, hình ảnh nào? Hãy viết một đoạn
văn (khoảng 6-8 dịng), giải thích lí do vì sao em thích.
Trả lời:
Đoạn văn tham khảo
- Sau khi đọc xong truyện ngắn “ Buổi học cuối cùng” của nhà văn An – phông –
xơ Đô – đê, nhân vật Phrang đã để lại cho em nhều ân tượng nhất. Trước hết, ta
thấy Phrang là một cậu bé ham chơi, thường xuyên trốn học. Tuy nhiên cậu cũng là
một người khá sâu sắc, sống có tâm hồn khi cảm nhận được những điều khác lạ
đang diễn ra xung quanh mình từ quang cảnh con đường đến trường, lớp học, và cả
thái độ của mọi người đặc biệt là thái độ của thầy giáo Ha- men.Và hơn hết cậu đã
có sự thức tỉnh đáng quý trong buổi học cuối cùng: đó là lịng u tiếng Pháp, u
dân tộc Pháp.


Soạn bài Ca Huế
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 103 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để
vận dụng vào đọc hiểu văn bản.
- Khi đọc văn bản giới thiệu quy tắc luật lệ của một hoạt động hay trò chơi, các em cần
chú ý:
+ Văn bản thông tin này giới thiệu về hoạt động hay trị chơi gì?
+ Hoạt động hay trị chơi đó có những quy tắc, luật lệ nào cần lưu ý?
+ Cách trình bày của văn bản (nhan đề, sa pô, các tiểu mục, sự kết hợp kênh chữ và
kênh hình,…) có tác dụng gì?
+ Các thơng tin trong văn bản có ý nghĩa như thế nào với xã hội nói chung và với cá

nhân em nói riêng?
- Đọc trước văn bản Ca Huế; tìm hiểu thêm (qua sách báo, internet, thực tế, …) về hoạt
động biểu diễn ca Huế trên sông Hương
Trả lời:

- Văn bản thông tin này giới thiệu về hoạt động ca Huế trên sông Hương.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính: Bài ca Huế nêu lên các quy định của một loại hoạt động văn hóa
truyền thống nổi tiếng ở vùng đất Cố đô.


* Trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1 (trang 103 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý nguồn gốc của ca Huế
Trả lời:

Ca Huế khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa, với hình thức diễn
xướng mang tính bác học, dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật.
Câu 2 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Ở phần 2 những thông tin nào thể hiện
quy định và luật lệ của ca Huế
Trả lời:

Quy định và luật lệ của ca Huế:
- Môi trường: khơng gian hẹp
- Khơng trình diễn trước đám đơng hoặc hát dưới ánh Mặt Trời
- Số lượng người trình diễn: 8-10 người


- Số lượng nhạc công: 5-6 người
- Biên chế của dàn nhạc: 4 hoặc 5 nhạc cụ trong dàn ngũ tuyệt cổ điển
Câu 3 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Hai phong cách trình diễn ca Huế có gì

khác nhau?
Trả lời:

Hai phong cách trình diễn ca Huế khác nhau:
- Biểu diễn truyền thống: người biểu diễn và người thưởng thức có mối quan hệ thân
thiết với nhau, có quen biết nhau hoặc có nghe về tài nghệ biểu diễn của nhau. Buổi
biểu diễn được xen kẽ với các nhận xét, đánh giá, bình phẩm giống như một cuộc
tọa đàm nhỏ về nghệ thuật ca Huế.
- Biểu diễn cho du khách: có người giới thiệu chương trình, q trình hình thành,
phát triển cũng như giá trị của ca Huế với các tiết mục biểu diễn minh họa của nghệ
nhân.Hình thức này mới chỉ xuất hiện nửa cuối thế kỉ XX, là loại hình biểu diễn
trong các hội làng, cưới hỏi và sau này phổ biến trong phục vụ du lịch trên sông
Hương.
Câu 4 (trang 105 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Thơng tin chính của phần 3 là gì?
Trả lời:

Thơng tin chính của phần 3 là giá trị của ca Huế.
* Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1 (trang 105 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Văn bản ca Huế giới thiệu về hoạt động
nghệ thuật nào?
Trả lời:


Văn bản ca Huế giới thiệu về hoạt động biểu diễn ca Huế.
Câu 2 (trang 105 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Văn bản ca Huế gồm 3 phần. Có ý kiến
cho rằng: Phần 1 nêu giá trị, phần 2 nói về nguồn gốc, phần 3 nêu mơi trường diễn
xướng của ca Huế. Ý kiến này chưa đúng, em hãy xác định lại nội dung từng phần cho
phù hợp.
Trả lời:


Nội dung từng phần:
- Phần 1: nói về nguồn gốc của ca Huế.
- Phần 2: nêu môi trường diễn xướng của ca Huế.
- Phần 3: nêu giá trị.
Câu 3 (trang 105 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Văn bản giới thiệu các đặc điểm của ca
Huế, nhưng cũng chính là nêu lên các quy định, luật lệ trong hoạt động ca Huế. Hãy
làm sáng tỏ điều đó bằng việc chuyển nội dung phần 2 sang những quy định cụ thể,
theo mẫu sau:
Nội dung hoạt động

Quy định, luật lệ

Môi trường diễn xướng
Số lượng người trình diễn cho một buổi ca Huế
Số lượng người nghe ca Huế
Số lượng nhạc công
Số lượng nhạc cụ
Phong cách biểu diễn
Trả lời:

Khoảng 8-10 người


Nội dung hoạt động

Khơng trình diễn dưới đám đơng

Mơi trường diễn xướng

hoặc hát dưới ánh Mặt Trời.


Số lượng người trình diễn cho một buổi ca
Huế

Quy định, luật lệ

Khoảng 8-10 người

Số lượng người nghe ca Huế

hạn chế

Số lượng nhạc công

5 – 6 người

Số lượng nhạc cụ

4 – 5 nhạc cụ

Phong cách biểu diễn

biểu diễn truyền thống hoặc biểu
diễn cho du khách.

Câu 4 (trang 105 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Câu văn nào trong văn bản đã khái quát
được giá trị của hoạt động ca Huế?
Trả lời:

Câu văn khái quát giá trị hoạt động của ca Huế: Là thể loại âm nhạc kết hợp giữa

dân gian, chuyên nghiệp và bác học của ca nhạc thính phịng, một thể loại âm nhạc
đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam.
Câu 5 (trang 105 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Dựa vào các thông tin từ văn bản
trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 6-8 dòng, tóm tắt những hiểu biết của em về
ca Huế.
Trả lời:

Đoạn văn tham khảo
Ca Huế là một hình thức diễn xướng trong cung vua phủ chúa dành cho giới thượng
lưu say mê nghệ thuật. Môi trường diễn xướng của ca Huế thường hạn hẹp cả về số
người biểu diễn và số người nghe biểu diễn. Mỗi một dàn nhạc cũng chỉ gồm 5 -6
nhạc công và 4 – 5 nhạc cụ. Trình diễn ca Huế là một cuộc tao ngộ giữa các tao nhân


mặc khách có hiểu biết về nên văn hóa âm nhạc. Ca Huế là một thể loại âm nhạc
đỉnh cao trong toàn bộ các di sản về âm nhạc ở Việt Nam.
Câu 6 (trang 105 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Hãy nêu một hoạt động ca nhạc truyền
thống của quê hương em hoặc các vùng miền khác có hình thức tương tự như hoạt
động ca Huế.
Trả lời:

Dân ca quan họ Bắc Ninh cũng là một hoạt động ca nhạc truyền thống ở vùng Bắc
Bộ.


×