Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Luận văn: Một số giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế biển Tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006-2010 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.66 KB, 67 trang )





Luận văn
Một số giải pháp huy động
vốn đầu tư phát triển kinh tế
biển Tỉnh Bình Thuận giai
đoạn 2006-2010

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN VÀ CÁC NGUỒN VỐN
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG NỀN KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG.

3
1.1 Vốn với qúa trình phát triển nền kinh tế
3
1.1.1 Khái niệm về vốn đầu tư. 3
1.1.2 Các nguồn vốn đầu tư 4
1.1.2.1 Nguồn vốn trong nước 4
1.1.2.2 Nguồn vốn nước ngoài 6
1.2 Vai trò của vốn với qúa trình phát triển kinh tế. 9
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa sử dụng vốn.

13
CHƯƠNGII: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ BIỂN BÌNH THUẬN.



15
2.1 Kinh tế biển Bình Thuận – Vai trò và sự phát triển. 15
2.1.1 Vai trò của kinh tế biển, đảo trong phát triển kinh tế của
nước ta.
15
2.1.2 Vai trò của biển, đảo Bình Thuận trong hệ thống Biển Đông –
Hải đảo.
16
2.1.3 Vai trò và sự phát triển kinh tế biển Bình Thuận. 17
2.1.3.1 Điều kiện tự nhiên – xã hội của Bình Thuận. 17
2.1.3.2 Tiềm năng nguồn lợi biển của Bình Thuận. 17
2.1.3.3 Tình hình phát triển kinh tế biển Bình Thuận. 19
2.1.3.3.1 Kinh tế thủy sản. 19
2.1.3.3.2 Du lòch biển và ven biển. 23
Nguyễn Thò Như Hoa - Luận văn Cao học kinh tế Trang 2
2.1.3.3.3 Giao thông vận tải biển. 24
2.1.3.3.4 Kinh tế dầu khí. 25
2.1.3.4 Vai trò của kinh tế biển đối với sự phát triển kinh tế – xã
hội của Bình Thuận.
25
2.1.4 Vai trò của vốn đầu tư đối với sự phát triển kinh tế biển. 26
2.2 Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế biển Bình Thuận. 27
2.2.1 Huy động vốn từ ngân sách nhà nước. 27
2.2.2 Huy động vốn tín dụng. 30
2.2.3 Huy động vốn từ các doanh nghiệp đầu tư vào kinh tế biển. 32
2.2.4 Huy động vốn nước ngoài. 33
2.2.5 Huy động từ thò trường vốn. 36
2.3 Đánh giá chung công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế
biển Bình Thuận thời gian qua.

36

CHƯƠNGIII: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN BÌNH THUẬN GIAI
ĐOẠN 2006 - 2010.

40
3.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế biển. 40
3.2 Những đònh hướng cơ bản phát triển kinh tế biển đến năm 2010. 42
3.2.1 Ưu tiên hàng đầu là đầu tư đúng mức để phát triển mạnh
kinh tế du lòch.
42
3.2.2 Tập trung triển khai thực hiện có hiệu qủa các chương trình
mục tiêu của ngành thủy sản.
43
3.2.3 Hoàn thiện, phát triển các tuyến giao thông, các công trình
ven biển đã được xác đònh trong quy hoạch.
43
3.3 Dự báo nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển kinh tế biển giai đoạn
2006 – 2010.
44
3.4 Một số giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế biển Bình
Thuận.
45
3.4.1 Các giải pháp vó mô. 45
3.4.1.1 Xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về biển, tạo 45

GVHD.TS Ung Thò Minh Lệ

Nguyễn Thò Như Hoa - Luận văn Cao học kinh tế Trang 3

môi trường đầu tư an toàn, hấp dẫn để thu hút đầu tư.
3.4.1.2 Hoàn thiện các công cụ huy động vốn cho NSNN. 47
3.4.1.3 Hoàn thiện và phát triển thò trường tài chính. 48
3.4.1.4 Hoàn thiện các công cụ tài chính vó mô hỗ trợ cho qúa
trình huy động vốn.
49
3.4.2 Các giải pháp của đòa phương. 50
3.4.2.1 Giải pháp huy động vốn từ NSNN. 51
3.4.2.2 Giải pháp huy động vốn tín dụng. 53
3.4.2.3 Giải pháp huy động vốn từ các doanh nghiệp đầu tư vào
kinh tế biển.
54
3.4.2.4 Các giải pháp hỗ trợ khác.

56
KẾT LUẬN.

60
TÀI LIỆU THAM KHẢO.















GVHD.TS Ung Thò Minh Lệ

Nguyễn Thò Như Hoa - Luận văn Cao học kinh tế Trang 4
LỜI MỞ ĐẦU


Việc tập trung vào phát triển kinh tế biển trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc không chỉ bởi thế kỷ XXI mà chúng ta đang bước vào được coi
là thế kỷ đại dương, các quốc gia có biển đều nhất loạt hướng về biển để tăng
cường tiềm lực kinh tế của mình, trên thực tế, biển Việt Nam chứa đựng nhiều
tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn. Từ vò trí chiến lược của biển - nhân tố đòa
lợi đặc biệt của sự phát triển, đến các nguồn tài nguyên biển phong phú và đa
dạng có khả năng khai thác lớn như tài nguyên về hải đặc sản, tài nguyên du
lòch biển, tài nguyên về dầu khí hay các tài nguyên khoáng sản khác ở vùng ven
biển như than, sắt, titan, cát thủy tinh và các loại vật liệu xây dựng khác. Kinh
tế biển của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới vừa qua đã có bước phát triển
đáng kể. Cơ cấu ngành nghề đang có sự thay đổi, việc khai thác nguồn lợi biển
đã có đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Kinh tế biển
đã được chú ý hơn, nhưng nhìn chung quy mô kinh tế biển của Việt Nam còn nhỏ
bé chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế biển của nước ta.
Trong xu hướng chung của thế giới đang nỗ lực gia tăng tốc đôï phát triển
bằng cách huy động mọi nguồn lực sẵn có, là một quốc gia biển, chúng cần thực
hiện nhiều giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa những khả năng vươn ra biển để
sớm “trở thành một nước mạnh về kinh tế biển”. Là một tỉnh ven biển Duyên hải
thuộc vùng kinh tế miền Đông Nam Bộ, Bình Thuận cũng không nằm ngoài xu
hướng phát triển chung đó.
Để thực hiện thành công mục tiêu trên, một trong những giải pháp chủ

yếu được thực hiện là công tác huy động và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển
kinh tế biển.
Với mong muốn được góp phần nhỏ bé của bản thân vào việc phân tích,
đánh giá thực trạng của công tác huy động vốn thời gian qua, từ đó đề xuất một
số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển
kinh tế biển của Tỉnh Bình Thuận thời gian tới, tôi xin chọn đề tài nghiên cứu
cho luận văn tốt nghiệp Cao học của mình là “ Một số giải pháp huy động vốn
đầu tư phát triển kinh tế biển Tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006-2010”.

GVHD.TS Ung Thò Minh Lệ

Nguyễn Thò Như Hoa - Luận văn Cao học kinh tế Trang 5
Luận văn được nghiên cứu chủ yếu bằng phương pháp mô tả, tổng hợp,
phân tích và chọn lọc những kiến thức lý luận và thực tiễn công tác huy động
vốn cho phát tiển kinh tế biển tại Bình Thuận. Nguồn số liệu được thu thập từ
các báo cáo tổng kết, báo cáo quy hoạch của các ban ngành trong Tỉnh, từ Cục
thống kê, từ đề án phát triển kinh tế biển của Tỉnh Bình Thuận.
Kết cấu của luận văn gồm 3 chương ngoài phần mở đầu và kết luận
- CHƯƠNG1: Cơ sở lý luận về vốn và các nguồn vốn đầu tư phát triển
kinh tế trong nền kinh tế thò trường.
- CHƯƠNG 2: Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế biển
của Bình Thuận.
- CHƯƠNG 3: Một số giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển kinh
tế biển Bình Thuận giai đoạn 2006-2010.
Trong qúa trình nghiên cứu thực hiện luận văn, do năng lực của bản thân
còn hạn chế, chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
được sự quan tâm góp ý của qúy thầy cô.
Xin chân thành cảm ơn qúy thầy cô Khoa Sau đại học, Khoa Tài chính
nhà nước, Khoa Tài chính doanh nghiệp, Khoa Tiền tệ ngân hàng Trường đại
học kinh tế TP Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ bảo. Đặc biệt là TS. Ung Thò Minh

Lệ, người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.










GVHD.TS Ung Thò Minh Lệ

Nguyễn Thò Như Hoa - Luận văn Cao học kinh tế Trang 6
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN VÀ CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
1.1 Vốn với qúa trình phát triển kinh tế.
1.1 .1 Khái niệm về vốn đầu tư.
Tài sản của một quốc gia bao gồm tài nguyên thiên nhiên, tài sản do con
người tạo ra và nguồn nhân lực. Tài sản nhân tạo bao gồm toàn bộ của cải vật
chất được tích lũy trong qúa trình phát triển của đất nước. Những tài sản này
được chia thành 2 nhóm gồm 9 loại:
Nhóm thứ nhất là những tài sản được sử dụng làm phương tiện phục vụ
cho qúa trình sản xuất được gọi là tài sản sản xuất, bao gồm:
1. Công xưởng, nhà máy.
2. Các trụ sở cơ quan, trang thiết bò văn phòng.
3. Máy móc thiết bò, phương tiện vận tải.
4. Cơ sở hạ tầng.
5. Tồn kho của tất cả hàng hóa.

Nhóm thứ hai là những tài sản có tính chất chung là không tham gia trực
tiếp vào qúa trình sản xuất được gọi là tài sản phi sản xuất, bao gồm:
6. Các công trình công cộng.
7. Các công trình kiến trúc quốc gia.
8. Nhà ở.
9. Các cơ sở quân sự.
Do đặc điểm của việc sử dụng tài sản là sử dụng trong thời gian dài và bò
hao mòn dần, đồng thời do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng về tài sản cho nên
cần phải tiến hành thường xuyên việc bù đắp hao mòn tài sản, đổi mới tài sản và
tăng thêm khối lượng tài sản mới. Qúa trình này được tiến hành thông qua hoạt
động đầu tư. Theo tính chất sử dụng của vốn đầu tư, có thể chia làm hai loại vốn
đầu tư sản xuất và vốn đầu tư phi sản xuất.
Như vậy, vốn đầu tư hiểu theo nghóa rộng là toàn bộ nguồn lực đưa vào
hoạt động của nền kinh tế – xã hội. Hiểu theo nghóa hẹp vốn đầu tư là nguồn

GVHD.TS Ung Thò Minh Lệ

Nguyễn Thò Như Hoa - Luận văn Cao học kinh tế Trang 7
lực được thể hiện bằng tiền của mỗi cá nhân, doanh nghiệp và của quốc gia đưa
vào hoạt động kinh tế – xã hội.
Hoạt động đầu tư là việc sử dụng vốn đầu tư để phục hồi năng lực sản
xuất và tạo ra năng lực sản xuất mới, đó là qúa trình chuyển hóa vốn thành các
tài sản phục vụ cho qúa trình sản xuất nhằm làm tăng tài sản cá nhân, tài sản
doanh nghiệp và tài sản quốc gia.
1.1.2 Các nguồn vốn đầu tư:
Toàn bộ thu nhập của một quốc gia trong quá trình sử dụng được chia
thành ba qũy: qũy bù đắp, qũy tích lũy và qũy tiêu dùng. Qũy bù đắp và qũy tích
lũy là nguồn gốc để hình thành vốn đầu tư. Qũy bù đắp về bản chất chỉ nhằm bù
đắp lại những tài sản đã hao mòn, nhưng trong qúa trình sử dụng nó cũng có ý
nghóa đóng góp vào qúa trình đầu tư tăng trưởng kinh tế gắn liền với qúa trình

đổi mới công nghệ. Qũy tích lũy là nguồn cơ bản để đầu tư cho tăng trưởng và
phát triển kinh tế. Toàn bộ qũy tích lũy được hình thành từ các khoản tiết kiệm.
Xu hướng chung là khi nền kinh tế càng phát triển thì tỷ lệ tích lũy có khả năng
càng cao. Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước có thu nhập
thấp thì quy mô và tỷ lệ tích lũy đều thấp trong khi yêu cầu của sự phát triển
kinh tế ngày càng tăng đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn. Điều đó đặt ra sự cần thiết
phải có nguồn hỗ trợ vốn từ nước ngoài. Mặt khác, trong sự giao lưu quốc tế và
toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, ngay đối với các nước công nghiệp phát triển vẫn
cần có sự kết hợp giữa vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài để phát
triển kinh tế. Như vậy, đối với một nước vốn đầu tư được hình thành từ tiết kiệm
trong nước và tiết kiệm của nước ngoài. Tiết kiệm trong nước bao gồm: tiết
kiệm của Ngân sách nhà nước, tiết kiệm của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh
tế và tiết kiệm của dân cư, đây là nguồn hình thành vốn đầu tư trong nước. Tiết
kiệm của nước ngoài hình thành vốn đầu tư nước ngoài dưới các dạng đầu tư trực
tiếp, gián tiếp và vốn viện trợ phát triển.
1.1.2.1 Nguồn vốn đầu tư trong nước.
Nguồn vốn đầu tư trong nước thể hiện sức mạnh nội lực của một quốc gia.
Nguồn vốn này có ưu điểm là ổn đònh, bền vững, chi phí thấp, giảm thiểu được

GVHD.TS Ung Thò Minh Lệ

Nguyễn Thò Như Hoa - Luận văn Cao học kinh tế Trang 8
rủi ro và hậu qủa xấu đối với nền kinh tế do những tác động từ bên ngoài.
Nguồn vốn trong nước được hình thành từ các nguồn tiết kiệm trong nền kinh tế.
Vốn Ngân sách nhà nước (NSNN) hay tiết kiệm của NSNN: là số chênh
lệch dương giữa tổng các khoản thu mang tính không hoàn lại (chủ yếu là thuế )
với tổng chi tiêu dùng của ngân sách. Tiết kiệm ở khâu tài chính này sẽ hình
thành nên nguồn vốn đầu tư của nhà nước.
Đối với các nước đang phát triển, do tiết kiệm của nền kinh tế bò hạn chế,
cho nên, để duy trì sự tăng trưởng kinh tế và mở rộng đầu tư đòi hỏi nhà nước

phải gia tăng tiết kiệm NSNN trên cơ sở kết hợp hoàn thiện chính sách thuế và
chi tiêu.
Như vậy, vốn đầu tư của nhà nước là một phần tiết kiệm chi tiêu dùng
thường xuyên của NSNN để chi cho đầu tư phát triển. Nguồn vốn này phụ thuộc
vào khả năng tập trung thu nhập quốc dân vào NSNN và quy mô chi tiêu dùng
thường xuyên của NSNN.
Vốn đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế: là khoản tiết kiệm
của các doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân), các tổ
chức kinh tế (gọi chung là các công ty). Khoản tiết kiệm này được hình thành từ
lợi nhuận trong kinh doanh dành bổ sung vốn kinh doanh (hay còn gọi là lợi
nhuận không chia) và qũy khấu hao tài sản cố đònh của công ty. Tiết kiệm của
công ty là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư nhằm mở rộng quy mô kinh
doanh, đổi mới trang thiết bò, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp hoặc đầu tư thành lập doanh nghiệp mới góp phần phát triển
kinh tế của đất nước.
Vốn huy động trong dân cư : là khoản tiết kiệm của các hộ gia đình và các
tổ chức đoàn thể xã hội, khoản tiết kiệm này phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu
của các hộ gia đình. Đây là khoản tiền còn lại của thu nhập sau khi đã sử dụng
cho tiêu dùng thường xuyên. Quy mô tiết kiệm trong khu vực dân cư chòu ảnh
hưởng bởi các nhân tố trực tiếp như : trình độ phát triển kinh tế; thu nhập bình
quân đầu người; chính sách lãi suất; chính sách thuế; chính sách an sinh xã hội;
sự ổn đònh kinh tế vó mô…

GVHD.TS Ung Thò Minh Lệ

Nguyễn Thò Như Hoa - Luận văn Cao học kinh tế Trang 9
Tiết kiệm của khu vực dân cư giữ vai trò quan trọng trong hệ thống tài
chính do có khả năng chuyển hóa nhanh chóng thành các nguồn vốn đầu tư
thông qua các hình thức như : gởi tiết kiệm vào các tổ chức tín dụng, mua chứng
khoán trên thò trường tài chính, trực tiếp đầu tư kinh doanh…Tiết kiệm của khu

vực dân cư cũng dễ dàng chuyển thành nguồn vốn đầu tư của Nhà nước thông
qua việc mua trái phiếu chính phủ hoặc chuyển thành nguồn vốn đầu tư của
doanh nghiệp bằng việc mua trái phiếu, cổ phiếu của các công ty phát hành.
1.1.2.2 Nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Vốn đầu tư nước ngoài bao gồm vốn đầu tư gián tiếp và vốn đầu tư trực
tiếp. Vốn đầu tư gián tiếp là những khoản đầu tư thực hiện thông qua các hoạt
động cho vay và viện trợ. Nguồn vốn có thể là của chính phủ các nước, có thể là
của các tổ chức quốc tế . Đầu tư gián tiếp nước ngoài bao gồm viện trợ phát
triển chính thức (ODA) và viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO).
Viện trợ phát triển chính thức (ODA: Official Development Assistance).
ODA là nguồn tài trợ phát triển do các cơ quan chính thức (chính quyền
trung ương hay đòa phương) của một nước hoặc một tổ chức quốc tế viện trợ cho
các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của các
nước này.
Nguồn ODA không chỉ từ các nước Châu u chiếm đại bộ phận khoảng
85%, ngoài ra còn từ Nga và các nước Đông u 10% và các nước Ả Rập có dầu
mỏ 5%. Nguồn viện trợ phát triển chính thức được thực hiện trên cơ sở song
phương hoặc đa phương. Trong đó viện trợ song phương chiếm đến 80% trong
tổng nguồn ODA. Viện trợ đa phương thường chiếm 20% và được thực hiện
thông qua các tổ chức quốc tế như các tổ chức Liên Hiệp Quốc (UNDP,
UNICEF…); IMF; WB; ADB; OPEC…. Nội dung của viện trợ ODA gồm:
+ Viện trợ không hoàn lại ( thường chiếm 25% tổng vốn ODA).
+ Hợp tác kỹ thuật.
+ Cho vay ưu đãi: bao gồm cho vay không lãi suất và cho vay với lãi suất
ưu đãi (lãi suất thấp, thời hạn trả nợ dài).

GVHD.TS Ung Thò Minh Lệ

Nguyễn Thò Như Hoa - Luận văn Cao học kinh tế Trang 10
Nguồn viện trợ ODA thường được đầu tư cho công cộng ở các nước đang

phát triển như đầu tư cho giáo dục, y tế, giao thông …Nguồn vốn ODA tuy có ưu
điểm về chi phí sử dụng, nhưng các nước tiếp nhận dùng nguồn vốn này thường
xuyên phải đối mặt với những thử thách rất lớn đó là gánh nặng nợ quốc gia
trong tương lai, chấp nhận những điều kiện và ràng buộc khắt khe về thủ tục
chuyển giao vốn, đôi khi còn gắn với cả những điều kiện về chính trò của Chính
phủ và các tổ chức quốc tế đối với Chính phủ nước tiếp nhận. Bên cạnh đó, do
trình độ quản lý của các nước đang phát triển còn thấp cho nên hiệu quả sử dụng
nguồn vốn này không cao, làm cho nhiều nước lâm vào cảnh nợ nần chồng chất
và nền kinh tế không phát triển được. Vì vậy, vấn đề quan trọng là cần phải
nâng cao hiệu qủa quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA để đạt được những mục
tiêu phát triển kinh tế đã đề ra.
Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO: Non – Government
Organization) là các khoản viện trợ không hoàn lại. Trước đây loại viện trợ này
chủ yếu là vật chất, đáp ứng những nhu cầu phục vụ cho mục đích nhân đạo như
cung cấp thuốc men cho các trung tâm y tế, chỗ ở và lương thực cho các nạn
nhân thiên tai… Hiện nay, loại viện trợ này được thực hiện nhiều hơn bằng các
chương trình phát triển dài hạn, có sự hỗ trợ của các chuyên gia thường trú và
tiền mặt như huấn luyện những người làm công tác bảo vệ sức khỏe, thiết lập
các dự án tín dụng, cung cấp nước sạch ở nông thôn, cung cấp dinh dưỡng và sức
khỏe ban đầu…
Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment):
đây là nguồn vốn do các nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn vào một nước để đầu tư
trực tiếp bằng việc thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh, góp vốn vào các
công ty, liên doanh hoặc các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Là nguồn vốn
lớn có ý nghóa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, FDI đã và đang trở thành
hình thức huy động vốn nước ngoài phổ biến, tạo nên sự cạnh tranh gay gắt giữa
các nước đang phát triển khi mà các nước phát triển đang dòch chuyển vốn đi tìm
cơ hội đầu tư ở nước ngoài nhằm gia tăng khai thác lợi thế so sánh.
Đối với các nước đang phát triển, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mang ý
nghiã quan trọng trong việc tạo nên cú hích ban đầu cho sự tăng trưởng. Bởi lẽ,

khác với nguồn vốn ODA, FDI không chỉ đơn thuần đưa vốn ngoại tệ vào nước

GVHD.TS Ung Thò Minh Lệ

Nguyễn Thò Như Hoa - Luận văn Cao học kinh tế Trang 11
sở tại, mà còn kèm theo chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến và
khả năng tiếp cận thò trường thế giới. Tiếp nhận FDI là lợi thế hiển nhiên mà
thời đại tạo ra cho các nước đang phát triển, các nước tiếp nhận cần phải biết
khai thác triệt để các lợi thế có thể có của nguồn vốn này. Tuy nhiên, FDI về
thực chất cũng là một khoản nợ, trước sau nó vẫn không thuộc quyền sở hữu và
chi phối của nước sở tại, nhà đầu tư vẫn toàn quyền sử dụng vốn. Ngày hôm nay
nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn vào đầu tư và khi hết hạn họ lại rút vốn ra giống
như các khoản nợ - có vay có trả. Hơn nữa trong các khoản vay nợ, mức lãi suất
thường do hai bên thỏa thuận trước, còn trong đầu tư trực tiếp, chủ đầu tư bao giờ
cũng mưu cầu lợi nhuận đối đa. Ngoài ra, các nước tiếp nhận đầu tư còn có thể
phải gánh chòu một số thiệt thòi do phải dành một số ưu đãi cho các nhà đầu tư
hay bò các nhà đầu tư nước ngoài chuyển giá thông qua nhập khẩu các nhân tố
đầu vào và xuất khẩu sản phẩm, cũng như có thể bò chuyển giao công nghệ và
kỹ thuật lạc hậu.
Vốn đầu tư thông qua thò trường vốn.
- Phát hành chứng khoán trên thò trường chứng khoán (TTCK) trong nước.
Với sự chuyên môn hóa về mua bán các loại chứng khoán, TTCK được xem như
một cơ sở hạ tầng tài chính để huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi của công chúng
trong và ngoài nước, tạo nên nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn cho nền kinh tế.
TTCK có những ưu điểm là huy động vốn với phạm vi rộng rãi và linh hoạt, đáp
ứng nhanh chóng những nhu cầu khác nhau của người cần vốn, đảm bảo hiệu
qủa và thời gian lựa chọn. Còn đối với các nhà đầu tư, trên TTCK, các hình thức
bỏ vốn của họ trở nên linh hoạt, vì vậy có thể hạn chế tối đa những rủi ro trong
đầu tư… Ngày nay TTCK đã trở thành một kênh huy động vốn nước ngoài rất
hiệu qủa; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế trong nước hòa nhập

vào nền kinh tế thế giới.
- Phát hành chứng khoán trên thò trường tài chính quốc tế. Ưu điểm của
phương thức này là huy động vốn trực tiếp, không phải thông qua các tổ chức tài
chính trung gian nên chi phí sử dụng vốn thấp hơn các khoản vay tín dụng.
Người đi vay có thể là doanh nghiệp hoặc chính phủ. Tuy nhiên, việc tìm kiếm
vốn trên thò trường tài chính quốc tế vẫn có nhiều khó khăn và thử thách, đặc
biệt là các tiêu chuẩn tín nhiệm của chứng khoán để được chấp nhận giao dòch

GVHD.TS Ung Thò Minh Lệ

Nguyễn Thò Như Hoa - Luận văn Cao học kinh tế Trang 12
tại các thò trường tài chính quốc tế. Do vậy, các loại chứng khoán lưu hành trên
thò trường tài chính quốc tế phổ biến là trái phiếu chính phủ.
Ngoài ra, việc huy động vốn nước ngoài còn được thực hiện thông qua
các hoạt động thuê tài chính, tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng…
Như vậy, vốn cho đầu tư phát triển nền kinh tế được huy động từ cả
nguồn vốn trong nước lẫn nguồn vốn nước ngoài. Mỗi nguồn vốn có ưu thế và
nhược điểm riêng, đòi hỏi các nước cần phải biết thai thác và sử dụng các nguồn
vốn một cách thích hợp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
1.2 Vai trò của vốn với qúa trình phát triển kinh tế.
Trong qúa trình đầu tư để tạo sự tăng trưởng và phát triển thì yếu tố vật
chất có tính tiền đề không thể thiếu được đó là vốn. Từ thực tiễn của các nước
có mức tăng trưởng cao cho thấy vốn là một nhân tố đặc biệt quan trọng, là chìa
khoá của sự thành công về tăng trưởng và phát triển kinh tế. Cụ thể:
Vai trò của vốn đối với phát triển kinh tế thể hiện qua việc vốn bảo đảm
sự kết hợp cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư tạo nên sự cân bằng kinh tế vó mô.
Tiết kiệm chính là nguồn gốc của đầu tư, nhưng trong nền kinh tế thò trường, tiết
kiệm và đầu tư được thực hiện bởi các chủ thể khác nhau. Công chúng quyết
đònh tiết kiệm bao nhiêu trong thu nhập của mình và doanh nghiệp quyết đònh
mở rộng quy mô đầu tư ở mức độ nào, tất cả đều là những biến cố độc lập. Vì

vậy, giữa tiết kiệm và đầu tư khó ăn khớp với nhau, nên dễ dẫn đến tình trạng
nền kinh tế bò thừa hoặc thiếu vốn làm cho sự phát triển không ổn đònh, tăng
trưởng thấp, thất nghiệp gia tăng… Như vậy, để ổn đònh nền kinh tế và thiết lập
sự cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư đòi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nước.
Trong tình trạng thừa vốn, nhà nước phải khuyến khích đầu tư và kích cầu tiêu
dùng để tiêu hoá có hiệu qủa lượng vốn từ tiết kiệm. Trong trường hợp thiếu
vốn, nhà nước phải có chính sách thu hút vốn từ bên ngoài, kiểm soát và nâng
cao hiệu quả hấp thụ vốn của nền kinh tế, đồng thời phải thực hành tiết kiệm để
nâng cao tỷ trọng nguồn vốn trong nước. Sự chu chuyển vốn sẽ tạo nên sự cân
bằng vó mô giữa tiết kiệm và đầu tư , góp phần ổn đònh và phát triển kinh tế.
Vai trò của vốn còn thể hiện ở chỗ, vốn tác động đến tốc độ tăng trưởng
và phát triển kinh tế. Thiếu vốn các nguồn lực tự nhiên như đất đai, tài nguyên,

GVHD.TS Ung Thò Minh Lệ

Nguyễn Thò Như Hoa - Luận văn Cao học kinh tế Trang 13
lao động chỉ nằm dưới dạng tiềm năng. Muốn khai thác tốt các nguồn lực này
đòi hỏi nền kinh tế luôn phải duy trì một tỷ lệ vốn đầu tư nhất đònh. Thật vậy,
mô hình tăng trưởng kinh tế của Harrod – Domar đã chứng minh có sự quan hệ
tỷ lệ thuận giữa tỷ lệ vốn đầu tư và tỷ lệ tăng trưởng thu nhập quốc nội (GDP).
Mức tăng GDP = Mức tăng vốn đầu tư / ICOR
(ICOR là hệ số tăng trưởng vốn – đầu ra, biểu thò hiệu qủa của việc sử
dụng vốn đầu tư)
Như vậy, với hệ số ICOR nhất đònh thì tỷ lệ vốn đầu tư tăng lên sẽ làm
tăng tốc độ tăng trưởng và ngược lại. Theo tổng kết của Ngân hàng Thế giới về
sự tăng trưởng ở các nước đang phát triển trong giai đoạn 1965-1987 và ngay cả
ở các nước phát triển cho thấy, nhóm nước tăng trưởng cao, bên cạnh việc sử
dụng vốn đầu tư có hiệu qủa, luôn có tỷ lệ đầu tư lớn hơn nhóm nước có mức
tăng trưởng chậm.
Ngoài những tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, việc duy trì lâu dài

nguồn cung cấp vốn đầu tư một cách thích hợp và hiệu quả sẽ góp phần quan
trọng để đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế. Điều này thể hiện trước hết
ở tác động của vốn đầu tư đến việc phát triển cơ sở hạ tầng và sự chuyển dòch
cơ cấu kinh tế. Đầu tư vốn vào cơ sở hạ tầng sẽ tạo nền tảng cho sự phát triển
kinh tế một cách vững chắc. Việc kiến tạo cơ sở hạ tầng luôn phải đi trước một
bước để mở đường cho nền kinh tế phát triển. Ngân hàng Thế giới đã nhận đònh
rằng sự gia tăng tổng sản phẩm quốc gia thường tương ứng với sự gia tăng vốn
đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Vì vậy, muốn phát triển kinh tế cần phải có một lượng
vốn lớn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Mặt khác, để đạt được mục đích phát triển
kinh tế nhanh và bền vững, cần phải tạo cơ cấu kinh tế tối ưu phù hợp với đặc
điểm tình hình của mỗi nước. Một cơ cấu kinh tế tối ưu luôn bảo đảm sự phát
triển cân đối, hài hoà cả về cơ cấu ngành và cơ cấu vùng và lãnh thổ. đây,
vốn đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác hiệu quả các nguồn lực
tiềm năng tạo ra động lực đẩy mạnh chuyển dòch cơ cấu theo hướng tối ưu, từ đó
tạo ra sự phát triển nhanh và bền vững.
Vốn còn là điều kiện không thể thiếu trong việc tạo ra công ăn việc làm,
qua đó nâng cao đời sống vật chất và văn hoá tinh thần cho người dân, góp phần

GVHD.TS Ung Thò Minh Lệ

Nguyễn Thò Như Hoa - Luận văn Cao học kinh tế Trang 14
vào việc phát triển giáo dục, y tế, văn hoá xã hội, thúc đẩy xã hội theo hướng
công bằng, văn minh.
Mỗi loại vốn đầu tư đều có những vai trò riêng biệt đóng góp vào sự phát
triển chung của nền kinh tế.
Vốn Ngân sách nhà nước. Một trong các chức năng quan trọng của nhà
nước hiện đại là chức năng tổ chức kinh tế. Để thực hiện chức năng này nhà
nước sử dụng một trong những công cụ tài chính vó mô là NSNN để phối hợp các
nguồn tài chính cho sự phát triển các ngành kinh tế quốc dân. Chi đầu tư phát
triển được cấp phát chủ yếu từ ngân sách trung ương và một bộ phận đáng kể từ

ngân sách đòa phương. Chi đầu tư phát triển bao gồm những khoản chi cơ bản
sau:
- Chi đầu tư xây dựng cơ bản theo các dự án phát triển được hoạch đònh
bởi nhà nước cho các công trình thuộc kết cấu hạ tầng, các công trình kinh tế,
các công trình và dự án phát triển văn hóa xã hội.
- Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước.
- Chi góp vốn cổ phần, vốn liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lónh
vực cần thiết có sự tham gia của nhà nước.
- Chi cho qũy hỗ trợ đầu tư quốc gia và các qũy hỗ trợ phát triển đối với
các chương trình, dự án phát triển kinh tế.
- Chi dự trữ nhà nước.
Trong tổng số chi của tài chính nhà nước cho đầu tư phát triển thì khoản
chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội là khoản tài
chính được đầu tư cho các chương trình phát triển kinh tế có tính chất hình thành
thế cân đối của nền kinh tế, tạo ra tiền đề kích thích qúa trình vận động vốn của
các doanh nghiệp và tư nhân, nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế. Chi đầu tư xây
dựng cơ bản từ nguồn tài chính của nhà nước hướng vào củng cố và phát triển hệ
thống cơ sở hạ tầng của nền kinh tế (chi đầu tư cho cầu cống, bến cảng, sân bay,
hệ thống thủy lợi, năng lượng, vận tải, viễn thông…), các ngành công nghiệp cơ
bản, các công trình kinh tế có tính chiến lược, các công trình trọng điểm phục vụ
phát triển văn hóa xã hội, phúc lợi công cộng. Sự tham gia của nhà nước vào các

GVHD.TS Ung Thò Minh Lệ

Nguyễn Thò Như Hoa - Luận văn Cao học kinh tế Trang 15
lónh vực này có ý nghóa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội; bởi
nó nhằm kích thích đầu tư, giảm chi phí sản xuất, mở rộng thò trường, tăng cường
khả năng cạnh tranh đồng thời tạo ra các trung tâm kinh tế.
Vốn cấp phát thuộc NSNN được sử dụng để đầu tư theo kế hoạch nhà
nước đối với những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, các dự án trồng rừng

đầu nguồn, rừng phòng hộ, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các dự án
xây dựng công trình văn hóa, xã hội, phúc lợi công cộng, quản lý nhà nước, khoa
học kỹ thuật, an ninh quốc phòng và các dự án trọng điểm của nhà nước do
chính phủ quyết đònh mà không có khả năng trực tiếp thu hối vốn.
Vốn tín dụng ưu đãi thuộc NSNN dùng để chi đầu tư đối với các dự án
xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, các cơ sở sản xuất tạo việc làm, các dự án đầu
tư trọng điểm của nhà nước trong từng thời kỳ và một số dự án khác có khả năng
thu hồi vốn đã được xác đònh trong kế hoạch đầu tư của nhà nước.
Vốn tín dụng ngân hàng. Tín dụng ngân hàng là chiếc cầu nối giữa các
nguồn cung cầu về vốn tiền tệ trong nền kinh tế. Bằng việc huy động các nguồn
vốn tạm thời nhàn rỗi từ các cá nhân, các tổ chức kinh tế để bổ sung kòp thời cho
những doanh nghiệp, cá nhân đang gặp thiếu hụt về vốn một khoản vốn đầu tư
cần thiết để phát triển trên nguyên tắc có hoàn trả. Các tổ chức tín dụng góp
phần quan trọng trong việc điều tiết các nguồn vốn tạo điều kiện cho quá trình
sản xuất kinh doanh không bò gián đoạn, đồng thời còn giúp cho các doanh
nghiệp bổ sung vốn đầu tư để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới
công nghệ, cải tiến quản lý, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển.
Tín dụng ngân hàng góp phần khai thác có hiệu qủa tiềm năng về lao
động, đất đai và tài nguyên thiên nhiên sẵn có. Lao động Việt Nam còn rất dồi
dào nhưng chưa được khai thác sử dụng hợp lý. Nếu ngành ngân hàng có chính
sách phù hợp như đẩy mạnh cho vay hộ sản xuất, mở rộng đầu tư vốn tới tất cả
các thành phần kinh tế, đầu tư vào các ngành, các lónh vực có tiềm năng phát
triển, có lợi thế cạnh tranh, sẽ góp phần khai thác tiềm năng kinh tế, tận dụng
sức lao động xã hội, nâng cao hiệu qủa sử dụng đất đai, mặt nước nhằm tăng
thêm của cải, vật chất, góp phần tăng trưởng kinh tế và gia tăng xuất khẩu để
mang ngoại tệ về cho xã hội.

GVHD.TS Ung Thò Minh Lệ

Nguyễn Thò Như Hoa - Luận văn Cao học kinh tế Trang 16

Vốn đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế. Các doanh nghiệp
nhà nước (DNNN) được xác đònh là thành phần giữ vai trò chủ đạo trong nền
kinh tế hiện đang nắm giữ một khối lượng vốn Nhà nước khá lớn. Với chủ trương
tiếp tục đổi mới DNNN, hiệu qủa hoạt động của khu vực kinh tế này ngày càng
được khẳng đònh, tích lũy của các DNNN ngày càng tăng và đóng góp đáng kể
vào tổng qui mô vốn đầu tư của toàn xã hội.
Vốn của các doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức kinh tế là một bộ phận
không thể thiếu của vốn đầu tư. Bởi các doanh nghiệp luôn có nhu cầu đầu tư để
mở rộng quy mô kinh doanh, đổi mới trang thiết bò, đổi mới công nghệ, nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hoặc đầu tư thành lập doanh nghiệp mới
từ đó góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
Vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn
cho vay dài, khối lượng vốn vay tương đối lớn, vốn ODA bao giờ cũng có yếu tố
không hoàn lại khoảng 25%. Vốn đầu tư trực tiếp FDI không chỉ đơn thuần là
vốn ngoại tệ, mà còn kèm theo chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý tiên
tiến và khả năng tiếp cận thò trường thế giới. Vì thế loại vốn này có tác dụng cực
kỳ to lớn đối với qúa trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa, sự chuyển dòch cơ cấu
kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở các nước tiếp nhận đầu tư.
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa sử dụng vốn.
Vốn đầu tư là yếu tố vật chất quyết đònh tốc độ tăng trưởng và nâng cao
sức cạnh tranh của một nền kinh tế. Nhưng tăng trưởng kinh tế và khả năng cạnh
tranh của một quốc gia không chỉ dựa vào lượng vốn đầu tư nhiều hay ít, mà
quan trọng hơn là hiệu qủa sử dụng lượng vốn này như thế nào.
Phản ánh hiệu qủa sử dụng vốn đầu tư có nhiều chỉ tiêu và phương pháp
tính toán khác nhau, nhưng chỉ tiêu tổng hợp hơn cả là dựa vào hệ số ICOR
(ICOR là hệ số gia tăng vốn – đầu ra) trong mô hình tăng trưởng kinh tế do hai
nhà kinh tế Roy Harrod ở Anh và Evsay Domar ở Mỹ đã chỉ ra. Hệ số này có thể
tính bằng công thức sau.
I
ICOR =

(lần)
Δ GDP

GVHD.TS Ung Thò Minh Lệ

Nguyễn Thò Như Hoa - Luận văn Cao học kinh tế Trang 17
Trong đó: I

: Tổng vốn đầu tư phát triển.
Δ GDP : Mức tăng GDP

Hệ số ICOR theo phương pháp này thể hiện: Để tăng thêm một đồng
GDP cần phải tăng thêm bao nhiêu đồng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.
Mức tăng GDP tỷ lệ thuận với mức tăng vốn đầu tư và tỷ lệ nghòch với hệ
số ICOR. Do vậy, nền kinh tế càng phát triển, để tăng 1% GDP thì cần lượng
vốn đầu tư càng vốn.
Ngoài ra còn có nhiều chỉ tiêu khác phản ánh hiệu qủa của việc sử dụng
vốn đầu tư như :
- Tỷ số giá trò xuất khẩu / vốn đầu tư.
Chỉ tiêu này được đo bằng tổng giá trò xuất khuẩu trên vốn đầu tư, nó sử
dụng để đo lường khả năng tạo kim ngạch xuất khẩu. Chỉ tiêu này nói lên rằng
với 1 đồng vốn đầu tư sẽ tạo ra bao nhiêu giá trò xuất khẩu.
- Thu ngân sách / vốn đầu tư
Chỉ tiêu này được tính bằng tổng số nộp ngân sách của các ngành, lónh
vực so với vốn đầu tư thực hiện hàng năm. Chỉ tiêu này được so sánh giữa các
khu vực khác nhau của nền kinh tế. Nếu tỷ số thu ngân sách trên vốn đầu tư của
khu vực nào cao hơn chứng tỏ khu vực đó đóng góp nhiều hơn cho NSNN từ 1
đơn vò vốn đầu tư và chứng tỏ khu vực này hoạt động hiệu qủa hơn xét trên
phương diện tăng nguồn thu cho NSNN.
Hay các chỉ tiêu về kết qủa của hoạt động đầu tư phản ánh hiệu qủa như :

- Chuyển dòch cơ cấu kinh tế.
Vốn đầu tư tham gia vào sự hình thành cơ cấu vốn đầu tư theo ngành, từ
đó tác động vào qúa trình chuyển dòch cơ cấu ngành. Trên giác độ này, một cơ
cấu đầu tư phù hợp sẽ góp phần chuyển dòch cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp
và qua đó góp phần tạo ra sự phát triển.
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…


GVHD.TS Ung Thò Minh Lệ

Nguyễn Thò Như Hoa - Luận văn Cao học kinh tế Trang 18
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
BIỂN BÌNH THUẬN.
2.1 Kinh tế biển Bình Thuận – Vai trò và sự phát triển.
2.1.1 Vai trò của kinh tế biển, đảo trong phát triển kinh tế của nước ta.
Việt Nam nằm ở rìa biển đông, một biển lớn và là một bộ phận quan
trọng của Châu Á - Thái Bình Dương. Theo Luật biển quốc tế và tuyên bố ngày
12/5/1977 của Chính phủ ta thì Việt Nam ngày nay là một quốc gia biển, có diện
tích vùng biển rộng gấp 3 lần diện tích đất liền. Trong vùng biển Việt Nam có
khoảng 3 ngàn hải đảo lớn nhỏ, trong đó 66 đảo có dân ở thường xuyên. Vì vậy,
biển, vùng ven biển và các hải đảo của nước ta có vò trí cực kỳ quan trọng trong
phát triển kinh tế, về chính trò và an ninh quốc phòng.
Biển Đông đóng vai trò là “chiếc cầu nối”, là điều kiện thuận lợi để giao
lưu kinh tế giữa nước ta với các nước trên thế giới, đặc biệt là với các nước trong
khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Những năm gần đây, trong xu thế đổi mới và phát triển chung của cả
nước, kinh tế biển đã có những bước phát triển mới và chiếm một tỷ trọng đáng
kể trong nền kinh tế quốc dân.

Dầu khí là ngành công nghiệp khai thác quan trọng nhất ở thềm lục đòa
nước ta. Công tác thăm dò dầu khí được xúc tiến mạnh mẽ trên toàn vùng biển,
nhất là ở thềm lục đòa Đông Nam Bộ đã phát hiện và đưa vào khai thác nhiều
mỏ dầu khí. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng không những đáp ứng nhu cầu
sử dụng lâu dài ở nước ta mà còn có thể xuất khẩu với khối lượng lớn, làm tiền
đề cho sự phát triển nhiều ngành công nghiệp từ nguyên liệu dầu và khí ở đất
liền.
Nguồn lợi thủy sản vùng biển nước ta được đánh giá vào loại phong phú
trong khu vực. Ngoài cá biển là nguồn lợi chính còn nhiều loại đặc sản khác có
giá trò kinh tế cao như tôm, cua, mực, hải sâm, rong biển… Theo đánh giá sơ bộ,
trữ lượng cá biển Việt Nam trong phạm vi độ sâu từ 200 m nước trở vào đạt
khoảng 3 triệu tấn, cho phép khai thác tối đa hàng năm từ 1,2 – 1,4 triệu tấn mà

GVHD.TS Ung Thò Minh Lệ

Nguyễn Thò Như Hoa - Luận văn Cao học kinh tế Trang 19
không ảnh hưởng đến nguồn lợi. Khả năng khai thác tôm biển dự tính khoảng từ
60 – 70 ngàn tấn/năm, mực từ 30 – 40 ngàn tấn/năm. Các loại đặc sản khác như
cua, yến sào, hải sâm, bào ngư, trai ngọc, sò huyết, rong biển… rất phong phú, dự
tính có thể khai thác hàng trăm ngàn tấn/năm. Đây là nguồn tài nguyên rất có
giá trò và có triển vọng phát triển khai thác, chế biến xuất khẩu với khối lượng
lớn trong tương lai.
Ngoài ra, khả năng to lớn về phát triển cảng biển, vận tải biển, du lòch
biển – đảo là những yếu tố quan trọng và góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng kinh tế của đất nước nói chung.
2.1.2 Vai trò của biển, đảo Bình Thuận trong hệ thống Biển Đông – Hải đảo.
Bình Thuận là tỉnh ven biển thuộc miền Đông Nam Bộ với chiều dài 192
km bờ biển và cụm đảo Phú Qúy gồm 10 đảo lớn nhỏ nằm ở ngoài cùng hệ
thống đảo ven bờ cực Nam Trung Bộ, trên tuyến giao lưu giữa đất liền và đảo
Trường Sa (cách thành phố Phan Thiết 120 km), cách Vũng Tàu 200 km, cách

Côn đảo 330 km và cách quần đảo Trường Sa 540 km. Cụm đảo Phú Qúy nằm
gần đường hải vận quốc tế với trạm ra đa quan sát biển hiện nay có thể kiểm
soát toàn bộ tuyến hải vận quốc tế từ Đông Bắc Á xuống Vònh Thái Lan như
Vladivostok, Tokyo, Osaka, Seoul, Đài Bắc, Hồng Kông… tới thành phố Hồ Chí
Minh, Singapore, Thái Lan nên có vò trí cực kỳ quan trọng về an ninh quốc
phòng.
Biển Bình Thuận là một ngư trường khai thác hải sản quan trọng vào bậc
nhất của cả nước ở cực Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ, hàng năm có thể khai
thác 100-150 ngàn tấn hải sản. Việc mở rộng ngư trường khai thác ra vùng biển
Trường Sa và Côn đảo sẽ cho phép tăng sản lượng gấp nhiều lần và góp phần
bảo vệ chủ quyền lãnh hải Việt Nam. Ngoài ra, trên vùng biển Bình Thuận qua
thăm dò, khảo sát đã phát hiện một số mỏ có dầu và khí như : Rạng Đông, Ru
Bi, Sư tư đen, Sư tử trắng, Emeraldtheo, đồng thời vùng biển Bình Thuận còn
nằm gần khu vực khai thác dầu khí lớn nhất nước ta hiện nay nên có nhiều triển
vọng để trở thành một cơ sở hậu cần quan trọng cho ngành hải sản và dầu khí.
Với vò trí đòa lý và tiềm năng phát triển lớn lao như vậy, trong chương
trình phát triển kinh tế Biển Đông – Hải đảo, Bình Thuận được xác đònh là một

GVHD.TS Ung Thò Minh Lệ

Nguyễn Thò Như Hoa - Luận văn Cao học kinh tế Trang 20
trong những trọng điểm trong hệ thống Biển Đông – Hải đảo của Việt Nam cả
về kinh tế lẫn quốc phòng.
2.1.3 Vai trò và sự phát triển kinh tế biển Bình Thuận.
2.1.3.1 Điều kiện tự nhiên - xã hội của Bình Thuận.
Bình Thuận là một Tỉnh Duyên hải thuộc vùng kinh tế miền Đông Nam
bộ, khu vực có thò trường sôi động và rộng lớn, gần các thành phố công nghiệp
lớn của cả nước. Phía bắc giáp hai Tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận, phía tây giáp
Tỉnh Đồng Nai, phía tây nam giáp Tỉnh Bà Ròa- Vũng Tàu, phía đông và đông
nam giáp biển đông.

Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa gắn với mùa gió Tây nam từ
tháng 5-10 và mùa khô gắn với mùa gió Đông bắc từ tháng 11-4 năm sau. Trung
bình hàng năm nhiệt độ không khí 27
o
C. Lượng nước mưa 1.200 mm phân bố
tương đối đều trong mùa mưa. Độ mặn của nước biển dao động từ 31-34
o
/oo rất
thuận lợi cho sinh vật biển phát triển.
Bình Thuận có lợi thế đặc biệt về kinh tế biển, là một trong ba ngư trường
lớn của cả nước, có vò trí chiến lược quan trọng, nhiều tiềm năng du lòch, dầu
khí, sa khoáng. Vùng kinh tế ven biển và hải đảo có 4 huyện, 1 thành phố và 1
huyện đảo Phú Qúy là cửa ngõ quan trọng, vò trí thuận lợi cho xây dựng khu kinh
tế mở trong tương lai.
Bình Thuận ở vò trí cửa ngõ giao lưu kinh tế giữa Thành phố Hồ Chí Minh,
miền Đông Nam Bộ với miền Trung và Tây Nguyên. Hệ thống quốc lộ 1A, quốc
lộ 28 và quốc lộ 55 nối liền với các trung tâm du lòch lớn của cả nước, Bình
Thuận đã trở thành giao điểm của các trung tâm du lòch trong vùng (Nha trang –
Ninh chữ – Đà lạt – Thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận).
Là Tỉnh có 37 dân tộc, ngoài dân tộc kinh chiếm đa số (93%), còn có các
dân tộc có bề dày văn hóa lâu đời như dân tộc Chăm, Rắc lây, K’Ho… dân số
Bình Thuận là1.140.429 người năm 2004. (Niên giám thống kê 2004).




GVHD.TS Ung Thò Minh Lệ

Nguyễn Thò Như Hoa - Luận văn Cao học kinh tế Trang 21
2.1.3.2 Tiềm năng nguồn lợi biển của Bình Thuận.

* Tài nguyên hải sản là thế mạnh đặc trưng của biển Bình Thuận.
Với diện tích mặt nước biển 52.000km
2
, khí hậu và độ mặn của vùng biển
Bình Thuận rất thuận lợi cho các sinh vật biển phát triển, trữ lượng hải sản vùng
biển Bình Thuận từ 50m nước trở vào trên 240 ngàn tấn, hàng năm khai thác từ
100-150 ngàn tấn hải sản các loại; chủng loại hải sản rất đa dạng và phong phú,
có trên 200 loại hải sản; trong đó có nhiều loại hải đặc sản có giá trò cao như:
tôm hùm, mực, sò lông, điệp, dòm, bàn mai, ốc hương, xà cừ, ngọc nữ, hải sâm,
bào ngư… Trữ lượng hải sản vùng khơi từ 50m nước trở ra chưa điều tra, đánh
giá, nhưng thực tế qua đánh bắt cho thấy đây là vùng biển có tiềm năng hải sản
lớn.
Dọc bờ biển và đảo Phú Qúy có nhiều eo vònh, vũng có khả năng nuôi hải
đặc sản trên biển dưới nhiều hình thức như: nuôi tôm hùm, cá mú trong lồng, bè;
khoanh nuôi trên biển một số loại như điệp, dòm, sò lông… và trồng một số loài
rong có giá trò kinh tế như rong sụn, rong câu…
Toàn Tỉnh có khoảng 1.635 ha bãi bồi ven sông, ven biển có khả năng
nuôi nước lợ (tôm sú, cua).
Với lợi thế về điều kiện thiên nhiên ưu đãi, sự dồi dào về tài nguyên
biển, ngành kinh tế thủy sản được đánh giá là ngành kinh tế mũi nhọn; là ngành
cung cấp nguồn đạm động vật trực tiếp cho nhân dân, nguồn nguyên liệu quan
trọng cho chế biến xuất khẩu và phục vụ du lòch của Tỉnh.
* Tài nguyên Du lòch biển là ưu thế đặc biệt, cần được khai thác tổng hợp
để phát triển mạnh.
Với chiều dài 192 km trải dài trên đòa bàn 5 huyện, thành phố, bờ biển
Bình Thuận có nhiều bãi biển với cảnh quan đẹp và đa dạng, môi trường sinh
thái tự nhiên trong lành tạo nên những vùng thu hút khách du lòch rất lớn như:
Vónh Thủy- Rạng- Hàm Tiến- Mũi Né- Hòn Rơm (Phan Thiết); Mũi điện- Tiến
Thành- Thuận qúy – Kê Gà (Hàm Thận Nam); Đồi Dương (Hàm Tân); Vónh
Hảo- Cà ná- Cù lao cau – Bình Thạnh (Tuy Phong).


GVHD.TS Ung Thò Minh Lệ

Nguyễn Thò Như Hoa - Luận văn Cao học kinh tế Trang 22
Bình Thuận còn có các danh lam thắng cảnh và di tích văn hóa lòch sử
được nhiều người biết đến như: Khu bảo tồn thiên nhiên Biển Lạc – Núi Ông,
Thác Bà, Chùa Núi Takou, Chùa hang Cổ Thạch, Dinh Thầy Thím, Tháp Chàm
Poshanư, Vạn Thủy Tú (nơi thờ cúng cá voi của cư dân đòa phương, hiện đang
lưu giữ bộ xương cá voi lớn nhất cả nước); Khu di tích Dục Thanh (nơi Bác Hồ
đã dừng chân dạy học vào những năm 1910-1911)…
Bình Thuận cũng là vùng đất có nhiều lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc
mang tính đặc thù của đòa phương như: Lễ hội Ka-tê của đồng bào Chăm, Lễ hội
Nghinh Ông của người Hoa ở Bình Thuận, Lễ Nghinh Ông Nam Hải của cư dân
các vạn chài ven biển, Lễ hội dinh Thầy Thím…. Diễn ra hàng năm thu hút rất
đông khách tham dự. Ngoài ra Bình Thuận còn có các loại hình văn nghệ độc
đáo của người Chăm, một số làng nghề truyền thống với các nghề dệt thổ cẩm,
làm gốm, làm bánh rế,…. Góp phần làm phong phú thêm các hoạt động du lòch.
Tiềm năng du lòch của Bình Thuận tương đối phong phú, đa dạng từ vò trí
đòa lý, khí hậu đến tài nguyên du lòch biển, bãi biển, núi, hồ, đảo, nước khoáng,
các di tích lòch sử văn hóa… Đây là một lợi thế hết sức quan trọng trong việc tạo
nên thế mạnh để phát triển nhiều loại hình du lòch biển và ven biển.
* Phát triển Cảng và vận tải biển là yếu tố cơ bản, nguồn lực quan trọng
để phát triển kinh tế biển của Bình Thuận.
Tuyến giao thông xuyên suốt dọc theo bờ biển có ý nghóa quan trọng
trong việc phát triển ngành du lòch thăm quan, nghỉ ven biển và phát triển kinh
tế thủy sản ở các vùng trọng điểm nghề cá của Tỉnh.
Bình Thuận có 3 cửa biển chính là cửa biển sông Cà Ty (Phan Thiết), cửa
Sông Lũy (Phan Rí Cửa- Tuy Phong), cửa Sông Dinh (Hàm Tân) đã được xây
dựng các cảng cá, là đầu mối giao lưu, buôn bán, dòch vụ tổng hợp, tạo ra những
khu vực kinh tế tập trung không chỉ của Tỉnh mà còn của cả khu vực.

Hệ thống các cảng biển như cảng Phan Thiết, Phú Qúy đã và đang được
xây dựng. Đây là mạch giao thông chính nối đảo với đất liền, là động lực chủ
yếu giúp phát triển kinh tế huyện đảo Phú Qúy nói riêng và phát triển kinh tế
biển của Tỉnh nói chung.


GVHD.TS Ung Thò Minh Lệ

Nguyễn Thò Như Hoa - Luận văn Cao học kinh tế Trang 23
2.1.3.3 Tình hình phát triển kinh tế biển Bình Thuận.
2.1.3.3.1 Kinh tế thủy sản.
Được thiên nhiên ưu đãi về nguồn lợi thủy sản, với các nghề biển truyền
thống là thế mạnh của Tỉnh. Kinh tế thủy sản là ngành kinh tế đặc trưng của
Bình Thuận đang ngày càng phát triển và có những đóng góp đáng kể trong
thành tựu kinh tế xã hội của Tỉnh nhà. Năm 2004 GDP ngành thủy sản đạt 402 ,9
tỷ đồng, chiếm 11,93% GDP toàn Tỉnh, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm
giai đoạn 2001-2004 là 11.5% (giá so sánh 1994).
* Nghề khai thác thủy sản.
Thực hiện chủ trương khuyến khích khai thác xa bờ của Đảng và nhà
nước. Ngành Thủy sản đã đẩy mạnh phát triển tàu thuyền công suất lớn vươn ra
khai thác hải sản ở vùng biển xa bờ, trong bốn năm từ 2001-2004 đã đóng mới
429 thuyền, tổng công suất 50.535 cv, bình quân công suất đóng mới là
117cv/thuyền. Năng lực tàu thuyền tiếp tục được tăng thêm, dự kiến đến cuối
năm 2005, toàn Tỉnh sẽ có 5.415 thuyền với tổng công suất 302.000 cv, công
suất bình quân đạt 54,4 cv/thuyền, tăng 27cv/thuyền so với năm 1993.
Nhờ năng lực khai thác hải sản phát triển ổn đònh theo hướng phát triển
nhanh tàu thuyền công suất lớn với trang thiết bò hiện đại, sản lượng khai thác
hải sản hàng năm đều tăng, nếu như năm 2000 sản lượng hải sản khai thác được
128.000 tấn, năm 2001 khai thác 130.000 tấn thì đến năm 2004 sản lượng khai
thác đã lên đến 152.000 tấn.

Mô hình tàu thu mua hải sản và dòch vụ hầu cần trên biển ngày càng phát
triển, toàn tỉnh đã có 44 tàu có trang bò máy cáp đông, kho lạnh hoạt động đạt
hiệu qủa kinh tế cao. Hình thành đội tàu thuyền thu mua hải sản và dòch vụ hậu
cần trên biển.
Nhiều nghề khai thác hải sản, nhiều công cụ, thiết bò, hầm lạnh và cả quy
trình sơ chế bảo quản sản phẩm được du nhập như nghề câu cá ngừ đại dương,
máy thu lưới cho nghề lưới vây rút chì, quy hoạch vùng biển thả chà, khôi phục
lại nghề chà truyền thống, đã góp phần thúc đẩy nghề cá của Tỉnh phát triển và
hiệu qủa khai thác được nâng lên.

GVHD.TS Ung Thò Minh Lệ

Nguyễn Thò Như Hoa - Luận văn Cao học kinh tế Trang 24
* Nghề nuôi trồng thủy sản.
Do có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, môi trường ven biển để phát
triển nuôi tôm sú công nghiệp và sản xuất tôm sú giống, sản xuất tôm giống và
nuôi thủy sản được xác đònh là sản phẩm lợi thế nên đã được Tỉnh quan tâm đầu
tư phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô đầu tư. Đặc biệt là trong 5 năm gần
đây sau khi đã xác đònh được vùng quy hoạch sản xuất tôm giống tại xã Vónh
Hảo- Tuy Phong. Hiện nay, toàn Tỉnh có 490 trại sản xuất tôm giống của 185 cơ
sở với 47.000 m
2
bể ương, sản xuất được 3,5 tỷ tôm Post; diện tích nuôi tôm là
1.300 ha và sản lượng lên đến 4.000 tấn. Nuôi thủy sản trên biển được duy trì và
phát triển ổn đònh, chủ yếu là nuôi tôm hùm, cá mú bằng lồng bè, đăng chắn ở
huyện đảo Phú Qúy với hơn 30 cơ sở nuôi gần 7.000 m
2
diện tích mặt biển, 08
hồ chắn/1.500m
2

mặt nước và vùng ven biển Tuy Phong sản lượng khoảng 100
tấn/năm.
* Nghề chế biến, xuất khẩu thủy sản.
Việc đầu tư cho chế biến thủy sản xuất khẩu cũng đã được các doanh
nghiệp quan tâm, nhất là trong thành phần kinh tế tư nhân. Các cơ sở chế biến
đã từng bước đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cấp dây chuyền sản xuất, tăng
năng xuất lao động, giảm đònh mức tiêu hao nguyên liệu, hạ giá thành sản phẩm
để tăng sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thò trường.
Các mặt hàng chế biến nội đòa chủ yếu là nước mắm, cá khô tẩm gia vò,
các loại thủy sản tươi sống. Các cơ sở chế biến nước mắm đã chú trọng chế biến
nước mắm cao đạm chất lượng cao tham gia vào thò trường nước ngoài.
Thò trường xuất khẩu hàng thủy sản của các doanh nghiệp chủ yếu là các
nước châu Á, khối Asean. Nhiều nhất là thò trường Nhật Bản, Hàn Quốc, kế đến
là Đài Loan, Singapore, Trung Quốc. Gần đây một số doanh nghiệp đổi mới
công nghệ chế biến, đáp ứng được yêu cầu chất lượng cao đã xuất thành công
vào thò trường một số nước EU và Mỹ, trong đó số lượng kim ngạch thủy sản
xuất khẩu chiếm tỷ trọng ngày càng có triển vọng là thò trường Mỹ, Pháp, Đan
Mạch và các nước châu u khác. Thò trường tiêu thụ nội đòa hàng hải sản có mặt
hầu hết ở các khu công nghiệp, các tỉnh phía nam, nhiều tỉnh ở phía bắc, vùng

GVHD.TS Ung Thò Minh Lệ

×