Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Luận văn thạc sĩ UEH vận dụng thước đo giá trị kinh tế tăng thêm (EVA) trong đánh giá thành quả hoạt động tại công ty cổ phần dược phẩm bidiphar 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (880.82 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ MỸ TÚ

VẬN DỤNG THƯỚC ĐO GIÁ TRỊ KINH TẾ TĂNG THÊM
(EVA )TRONG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM BIDIPHAR 1.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh, 2013

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ MỸ TÚ

VẬN DỤNG THƯỚC ĐO GIÁ TRỊ KINH TẾ TĂNG THÊM
(EVA) TRONG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM BIDIPHAR 1.

Chuyên ngành : Kế toán
Mã số : 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ ĐÌNH TRỰC



TP Hồ Chí Minh, 2013

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn thạc sĩ “ Vận dụng thước đo giá trị kinh tế tăng thêm (EVA) trong đánh
giá thành quả hoạt động tại Công ty cổ phần Dược phẩm BIDIPHAR 1” chun ngành
Kế tốn, là cơng trình của riêng tôi. Luận văn đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu
khác nhau, các thơng tin có sẵn đã được trích rõ nguồn gốc.
Tơi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn

LÊ THỊ MỸ TÚ

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯỚC ĐO GIÁ TRỊ KINH TẾ TĂNG THÊM

(ECONOMIC VALUE ADDED – EVA) ................................................................ 4
1.1. Tổng quan về thước đo giá trị kinh tế tăng thêm (EVA).............................................. 4
1.1.1 Khái niệm ........................................................................................................ 4
1.1.2 Cơng thức tính tốn ......................................................................................... 5
1.1.3 Phương pháp tính EVA dựa trên số liệu kế tốn ............................................. 5
1.2. Nguồn gốc hình thành EVA. ..................................................................................... 11
1.3. Thành quả hoạt động và phân biệt các loại thành quả................................................ 12
1.4. Phân biệt EVA trong đánh giá thành quả hoạt động và thành quả quản lý ................ 13
1.5. Sự khác biệt của EVA so với các thước đo đánh giá thành quả hoạt động khác ....... 14
1.5.1 Về một số chỉ tiêu đánh giá thành quả hoạt động phổ biến ......................... 14
1.5.1.1. Chỉ tiêu ROE ............................................................................................. 14
1.5.1.2 Chỉ tiêu ROA ............................................................................................. 14
1.51..3 Chỉ tiêu ROC ............................................................................................. 14
1.5.1.4 Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư ( Return on Investment – ROI).............................. 15
1.5.1.5 Lợi nhuận còn lại (Residual Income – RI) ................................................ 17
1.5.2. Sự tiến bộ của thước đo EVA ...................................................................... 19
1.6. Vận dụng thước đo EVA trong đánh giá thành quả hoạt động .................................. 21
1.7. Kết hợp EVA với hệ thống phân bổ chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC-activities
based costing) trong đánh giá thành quả hoạt động .......................................................... 26
1.7.1 Sự cần thiết kết hợp EVA với ABC trong việc đánh giá thành quả hoạt động26
1.7.2 Phương pháp thực hiện ................................................................................. 28
Kết luận chương I .............................................................................................................. 30

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỀ ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI
CTCP DƯỢC PHẨM BIDIPHAR 1. ................................................................................ 31
2.1. Khái quát chung về CTCP Dược Phẩm BIDIPHAR 1 ............................................... 31
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Cơng ty ............................................ 31

2.1.2. Ngành nghề kinh doanh hiện tại của Công ty .............................................. 31
2.1.3.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ................................. 32
2.1.3.1.Thị trường đầu vào và đầu ra của Công ty ................................... 32
2.1.3.2.Vốn kinh doanh của Công ty ........................................................ 32
2.1.3.3. Quy trình cơng nghệ sản xuất thuốc .......................................... 33
2.1.4. Đặc điểm sơ đồ tổ chức quản lý .................................................................... 33
2.1.5.Đặc điểm tổ chức kế tốn của Cơng ty ......................................................... 34
2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP dược phẩm BIDIPHAR 1 ....... 34
2.2.1. Các nhóm sản phẩm chính .......................................................................... 34
2.2.2. Đánh giá thành quả hoạt động tại CTCP Dược phẩm BIDIPHAR 1 .......... 37
2.2.3. Vị thế của công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành ........... 44
2.3. Ưu điểm và những hạn chế trong việc sử dụng các chỉ tiêu đánh giá thành quả hoạt
động của CTCP Dược phẩm BIDIPHAR 1 ....................................................................... 44
2.3.1. Ưu điểm ........................................................................................................ 44
2.3.2. Những hạn chế .............................................................................................. 45
KẾT LUẬN CHƯƠNG II ................................................................................................. 47
CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG THƯỚC ĐO GIÁ TRỊ KINH TẾ TĂNG THÊM TRONG
ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CTCP DƯỢC PHẨM BIDIPHAR 1 ........... 48
3.1 Mục đích vận dụng thước đo giá trị kinh tế tăng thêm tại CTCP dược phẩm
BIDIPHAR 1 ..................................................................................................................... 48
3.1.1. Đánh giá thành quả hoạt động của CTCP Dược phẩm BIDIPHAR 1 ......... 48
3.1.2. Kết hợp với các công cụ quản lý hiện đại cải thiện thành quả hoạt động .... 48
3.1.3. Thiết lập chính sách khen thưởng ................................................................ 49
3.2. Vận dụng thước đo eva trong việc đánh giá thành quả hoạt động tại CTCP dược
phẩm BIDIPHAR 1 ........................................................................................................... 50

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3.2.1 Cơ sở dữ liệu và mơ hình lựa chọn................................................................ 50

3.2.2 Phương pháp xác định EVA cho việc đánh giá thành quả hoạt động tại CTCP
Dược phẩm BIDIPHAR 1 ................................................................................................. 51
3.2.2.1 Tính EVA của CTCP Dược phẩm BIDIPHAR 1 An khi chưa
điều chính số liệu kế tốn ....................................................................................... 52
3.2.2.2 Tính EVA của Công ty BIDIPHAR 1 sau khi đã điều chỉnh số liệu kế toán60
3.3. Kết hợp EVA với ABC trong việc đánh giá hoạt động tại CTCP dược phẩm
BIDIPHAR 1 ................................................................................................................ 63
3.3.1 Cơ sở dữ liệu và phương pháp .............................................................. 63
3.3.2 Kết hợp EVA với ABC trong việc đánh giá thành quả hoạt động tại
CTCP Dược phẩm BIDIPHAR 1. ..................................................................................... 64
KẾT LUẬN CHƯƠNG III ................................................................................................ 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý Công ty CP BIDIPHAR 1. .......................................... 34
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty BIDIPHAR1 ........................................... 35
Sơ đồ 2.3. Xu hướng biến động ROA, ROE, ROI, ROS giai đoạn 2008-2012 ............... 39
Sơ đồ 3.1: Mơ hình giá trị kinh tế tăng thêm.................................................................... 51
Bảng 1.1 - Đánh giá kết quả thực hiện theo ROI và RI.................................................... 18
Bảng 1.2 Đánh giá các bộ phận ...................................................................................... 19
Bảng 1.3 - Bảng phân tích ảnh hưởng của các khoản mục .............................................. 25
Bảng 1.4. Sự liên kết giữa ABC và EVA ........................................................................ 28
Bảng 2.1. Bảng doanh thu, chi phí và lợi nhuận các nhóm sản phẩm năm 2012 ........... 35
Bảng 2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008-2012 ......................... 36
Bảng 2.3. Bảng cân đối kế tốn tóm tắt giai đoạn 2008-2012 ........................................ 37
Bảng 2.4 - Các chỉ tiêu đánh giá thành quả hoạt động quy mơ tồn cơng ty .................. 38
Bảng 2.5 - So sánh thành quả hoạt động quy mơ tồn cơng ty ....................................... 39

Bảng 2.6. Bảng đánh giá chỉ tiêu về tài chính của Bidiphar 1 (BDF1) so với các cơng ty
trong ngành ...................................................................................................................... 45
Bảng 3.1- Lợi nhuận hoạt động trước lãi vay và sau thuế các năm 2008-2012 ............... 52
Bảng 3.2 -Vốn đầu tư các năm 2008-2012 ....................................................................... 52
Bảng 3.3 - Cấu trúc vốn theo giá trị sổ sách kế toán ........................................................ 53
Bảng 3.4 – Lãi suất sử dụng nợ vay ................................................................................. 54
Bảng 3.5 – Lãi suất sử dụng vốn chủ ............................................................................... 55
Bảng 3.6 - WACC (cấu trúc vốn theo giá trị sổ sách kế toán) ......................................... 55
Bảng 3.7- EVA–WACC (theo giá trị sổ sách kế toán) ..................................................... 56
Bảng 3.8 Cấu trúc vốn theo giá trị thị trường ................................................................... 57
Bảng 3.9 - WACC (cấu trúc vốn theo giá thị trường) ...................................................... 58
Bảng 3.10 - EVA - WACC (theo giá trị thị trường) ......................................................... 58
Bảng 3.11- Điều chỉnh vốn đầu tư và lợi nhuận ............................................................... 60
Bảng 3.12- EVA-WACC (theo giá trị sổ sách kế toán) ................................................... 61

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Bảng 3.13- EVA-WACC (theo giá trị thị trường) ............................................................ 62
Bảng 3.14 - Kết quả kinh doanh các nhóm sản phẩm năm 2012 theo phương pháp truyền
thống ................................................................................................................................. 64
Bảng 3.15 – Tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cho các
hoạt động và nhóm các nhóm sản phẩm ........................................................................... 67
Bảng 3.16 – Chi phí hoạt động theo từng nhóm sản phẩm .............................................. 68
Bảng 3.17 - Khung phân tích chi phí sử dụng vốn ........................................................... 69
Bảng 3.18 – Tỷ lệ % chi phí sử dụng vốn theo từng hoạt động (ACD) ........................... 70
Bảng 3.19 - Phân bổ chi phí sử dụng vốn đầu tư cho từng nhóm sản phẩm .................... 71
Bảng 3.20 - Kết quả kinh doanh lập theo phương pháp ABC .......................................... 71
Bảng 3.21 -Kết quả kinh doanh theo phương pháp kết hợp EVA với ABC .................... 72


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1
 

LỜI MỞ ĐẦU
1) Sự cần thiết của đề tài
Để có một sự đánh giá nhìn nhận đúng đắn nhất về kết quả hoạt động của một
tổ chức, một doanh nghiệp trong cả một thời kỳ kinh doanh đã, đang và sẽ là một công
việc không hề dễ dàng trong bất cứ một đơn vị hoạt động kinh tế nào. Cộng hưởng vào
đó là sự biến động hết sức phức tạp rất khó đốn định trước như nền kinh tế thị trường
hiện nay thì cơng việc ấy càng gặp phải nhiều khó khăn trong vấn đề thực hiện.
Tại Việt Nam và đặc biệt là khu vực kinh tế còn chậm phát triển như Miền
Trung, việc đánh giá thành quả hoạt động của các doanh nghiệp cũng chỉ mới được
thực hiện như những công thức rập khuôn cũ kỹ, với những chỉ tiêu truyền thống đơn
thuần, bất chấp những hạn chế và điều kiện vận dụng khơng phù hợp của nó. Có thể kể
đến một số thước đo tài chính truyền thống được sử dụng rộng rãi như lợi nhuận, tỷ
suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return on total asset –ROA), tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ
phần (Return on equity ROE), thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS), vòng quay hàng tồn
kho (Inventory Turnover), vòng quay tài sản, , ...v.v. Các chỉ tiêu này hầu hết có đặc
điểm chung là hưởng tới mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp, bỏ qua mục tiêu giá trị,
và đã bộc lộ một số hạn chế :
Trước hết, cũng giống như các nhà quản lý, các nhà đầu tư luôn quan tâm đến
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng quan trọng hơn cả là họ muốn biết mỗi
đồng vốn đầu tư bỏ ra có thu nhập thật sự là bao nhiêu sau khi tính đến chi phí cơ hội
của việc sử dụng vốn đầu tư, đặc biệt là chi phí sử dụng vốn chủ - là chi phí cơ hội khi
nhà đầu tư bỏ vốn vào hoạt động kinh doanh. Thước đo tài chính truyền thống chưa
làm được việc đó nhưng EVA đã giải quyết được.
Các nhà quản lý phải đối mặt với thách thức lớn hơn trong việc đưa ra quyết

định phù hợp. Các thước đo truyền thống tuy có thể dùng đánh giá hoạt động của
doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khía cạnh khác nhau một cách đơn giản và dễ dàng
nhưng đã có những trường hợp thì kết quả đánh giá mà các các thước đo đưa ra là khác
nhau hay thậm chí là trái ngược nhau. Thước đo EVA cũng đã giải quyết được mâu
thuẫn trên.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2
 

Cũng giống như cách tính tốn các chỉ tiêu đo lường thành quả hoạt động phổ
biến khác, số liệu kế toán là số liệu ban đầu sử dụng cho việc xác định giá trị kinh tế
tăng thêm. Tuy nhiên, số liệu kế toán được lập dựa trên một số giả định và tuân thủ
theo các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận GAAP, vì vậy có sự khác biệt với
giữa giá trị theo sổ sách kế toán và giá trị thị trường của các loại tài sản và nguồn vốn;
lợi nhuận trên Báo cáo kế toán khác biệt với số tiền tạo ra cho cổ đơng và càng khó
kiểm soát được nếu như các số liệu kế toán này đã được cố tình bóp méo theo mục
đích riêng. Vì vậy, một số điều chỉnh khi tính EVA đã được thực hiện để giảm sự khác
biệt này.
Trước đây đã có nhiều nghiên cứu về EVA hầu hết được thực hiện tại các
CTCP đã tiến hành niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán. Luận văn tác
giả chọn thực hiện trên một CTCP chưa niêm yết. Xuất phát từ giá trị cổ tức được xác
định khác nhau trong quá trình giao dịch dẫn tới chi phí sử dụng vốn cổ đông khác
nhau, gây ra sự khác về cách lựa chọn mơ hình trên cơng thức EVA.
Nội dung luận văn của tác giả nhằm hệ thống hóa lại các tiêu thức thường được
áp dụng trong việc đo lường và đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Bên
cạnh các chỉ tiêu phổ biến hiện có, tác giả tập trung đến việc phân tích với một loại
thước đo mới sẽ khắc phục được những hạn chế vốn có của các thước đo truyền thống,

giúp cho các nhà quản lý cũng như những nhà đầu tư biết được giá trị thật sự được tạo
ra từ thành quả hoạt động của doanh nghiệp, đó là EVA. Khi được xây dựng, tính tốn
một cách chính xác, khách quan thì EVA sẽ là người dẫn đường cho các nhà quản lý,
các nhà đầu tư và cổ đông đánh giá về sự thành công trong tương lai của một doanh
nghiệp. Ngồi ra, EVA cịn là thước đo tốt nhất để đánh giá và khen thưởng cho những
nhà quản lý các bộ phận, giúp cho các nhà quản lý bộ phận hướng mục tiêu của bộ
phận vào mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. Tuy nhiên việc nhận diện và vận
dụng thước đo EVA như một công cụ đánh giá thành quả hoạt động của các doanh
nghiệp vẫn còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt ở miền
Trung là khu vực ít được tập trung đầu tư phát triển, chậm tiếp cận và đổi mới theo xu
hướng hiện đại thì việc vận dụng chỉ tiêu EVA mới này vào một đại diện như CTCP
Dược phẩm BIDIPHAR 1 là yêu cầu cần thiết.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3
 

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến thước đo tài chính EVA
- Phân tích thực trạng đánh giá thành quả hoạt động tại CTCP Dược phẩm
BIDIPHAR1.
- Vận dụng thước đo EVA và kết hợp EVA với ABC trong việc đánh giá thành quả
hoạt động tại CTCP Dược phẩm BIDIPHAR 1.
Các mục tiêu này được đặt ra nhằm trả lời 3 câu hỏi nghiên cứu sau :
-

Thứ nhất, CTCP Dược phẩm BIDIPHAR 1 đã và đang đánh giá thành quả hoạt
động của doanh nghiệp mình như thế nào?


-

Thứ hai, đánh giá xem CTCP Dược phẩm BIDIPHAR 1 có tạo ra giá trị cho cổ
đông hay không?

-

Thứ ba, việc vận dụng EVA và kết hợp EVA với ABC tại Công ty làm thay đổi

kết quả đánh giá đã được sử dụng trong quá khứ như thế nào ?
3. Đối tượng nghiên cứu
Thước đo EVA và những nhân tố cấu thành thước đo EVA
1. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian : CTCP Dược phẩm BIDIPHAR 1
Phạm vi về thời gian : Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong 5 năm từ 2008-2012
2. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp chủ yếu vận dụng trong nghiên cứu đề tài là phương pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, luận văn cịn kết hợp sử dụng các phương
pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch, kết hợp giữa phân tích lý luận
với thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu.
3. Kết cấu đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận về thước đo giá trị kinh tế tăng thêm (Economic value added
– EVA).
Chương 2: Thực trạng về đánh giá thành quả hoạt động tại CTCP Dược phẩm
BIDIPHAR 1.
Chương 3: Vận dụng thước đo giá trị kinh tế tăng thêm trong đánh giá thành quả hoạt
động tại CTCP Dược phẩm BIDIPHAR 1.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



4
 

CHƯƠNG 1 :
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯỚC ĐO GIÁ TRỊ KINH TẾ TĂNG THÊM
(ECONOMIC VALUE ADDED – EVA)
1.1.

Tổng quan về thước đo giá trị kinh tế tăng thêm (EVA)

1.1.1. Khái niệm
Giá trị kinh tế tăng thêm là thước đo phần thu nhập tăng thêm từ chênh lệch
giữa lợi nhuận hoạt động trước lãi vay sau thuế và chi phí sử dụng vốn.
Các cơ sở khái niệm của EVA dựa trên các phân tích mối quan hệ chi phí-lợi
ích đơn giản rằng một hoạt động tạo ra giá trị khi lợi nhuận vượt quá chi phí vốn được
sử dụng để tạo ra lợi nhuận.
EVA là một số tiền cụ thể. Nếu số tiền là tích cực, cơng ty đã giành được thu
nhập hoạt động sau thuế cao hơn so với chi phí của các tài sản được sử dụng để tạo ra
thu nhập. Nói cách khác, cơng ty đã tạo ra sự giàu có. Nếu số tiền EVA là tiêu cực,
công ty tiêu thụ vốn, chứ không phải là tạo ra sự giàu có. Mục tiêu của cơng ty là EVA
có tích cực và nỗ lực gia tăng EVA.
Vốn đầu tư là số vốn doanh nghiệp cần phải có để thực hiện hoạt động đầu tư
hay hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Về nguyên tắc thì vốn đầu tư nên được
xác định theo giá thị trường. Và EVA được tính dựa trên khái niệm lợi nhuận kinh tế,
khơng phải lợi nhuận kế tốn.
Cơ sở để tính chi phí sử dụng vốn là lãi suất sử dụng vốn và số vốn sử dụng.
Chi phí vốn có thể được định nghĩa là tỷ lệ tối thiểu được nhận trở lại theo yêu cầu của
người cho vay và cổ đông, và thay đổi theo rủi ro của công ty (Stewart, 1995).

Dưới góc độ tài chính thì lãi suất sử dụng vốn được xác định từ thị trường vốn.
Lãi suất sử dụng vốn đối với nhà đầu tư là tỷ suất sinh lời mà họ đòi hỏi khi cung cấp
vốn. Mức sinh lời này phải tương ứng với mức độ rủi ro mà nhà đầu tư có khả năng
gặp phải khi cung cấp vốn. Lãi suất sử dụng vốn đối với doanh nghiệp là tỷ lệ hoàn
vốn đầu tư tối thiểu cần phải đạt được để đảm bảo duy trì tỷ suất lợi nhuận trên vốn và
tạo ra giá trị tăng thêm cho cổ đông.
Lãi suất sử dụng vốn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố: tính mạo hiểm của việc
sử dụng vốn, lãi suất của các khoản nợ phải trả, cấu trúc vốn của doanh nghiệp, chính

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


5
 

sách phân phối lợi nhuận…Vì vậy, khi tính tốn lãi suất sử dụng vốn cần phải lượng
hoá được lãi suất bình quân của tất cả các nguồn tài trợ (WACC).
1.1.2. Cơng thức tính tốn
Thước đo EVA có giá trị khác biệt so với lãi ròng. EVA là lợi nhuận thực của
hoạt động kinh doanh có tính đến chi phí của tất cả các nguồn vốn, kể cả chi phí vốn
chủ sở hữu. Trong khi đó, lãi rịng mới chỉ tính đến chi phí sử dụng vốn của nợ. Do đó,
EVA là thước đo kết quả hoạt động của doanh nghiệp tốt hơn so với lợi nhuận kế tốn.
Trong tính tốn EVA thì một điều rất quan trọng là phải xác định được chi phí
vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, chi phí vốn chủ sở hữu chỉ có thể ước tính (khơng có cơng
thức tính chính xác) bằng việc kết hợp sử dụng các phương pháp khác nhau như: mơ
hình cổ tức tăng trưởng với tốc độ khơng đổi, mơ hình định giá tài sản vốn (CAPM),
sử dụng lãi suất phi rủi ro hoặc chi phí vốn của nợ cộng với phần bù rủi ro (phần
thưởng rủi ro).
Công thức xác định EVA :
EVA = NOPAT – (TC x WACC)

Với: - NOPAT: Lợi nhuận trước lãi vay và sau thuế
- TC: Total capital – Vốn đầu tư
- WACC: Lãi suất sử dụng vốn bình qn
1.1.3. Phương pháp tính EVA dựa trên số liệu kế tốn
Bước 1: Tính lợi nhuận hoạt động trước lãi vay và sau thuế (Net Operating Profit
after tax - NOPAT)
Lợi nhuận trước lãi vay và sau thuế (Net Operating Profit after tax - NOPAT)
của một doanh nghiệp được lấy từ Báo cáo xác định kết quả kinh doanh.
NOPAT = Lợi nhuận sau thuế + lãi vay x ( 1- thuế suất thuế TNDN)
Ví dụ :
Chỉ tiêu
Vay ( lãi suất 10%)
EBIT
Chi phí lãi vay
Lợi nhuận trước thuế

Dự án 1 Dự án 2
-

3.000

1.000

1.000

0

300

1.000


700

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


6
 

Thuế TNDN ( TS 25%)

250

175

Lợi nhuận sau thuế

750

525

NOPAT

750

750

Bước 2: Tính vốn đầu tư (Total Invested capital – TC)
Chúng ta tính vốn đầu tư dựa vào số liệu Bảng cân đối kế tốn trong kỳ, đơn
giản đó chính là tổng tài sản của doanh nghiệp. Nhưng trong một số mục đích vận

dụng EVA khác nhau, chỉ số vốn đầu tư này có thể được xác định bằng cách lấy tổng
tài sản trừ Nợ ngắn hạn, lấy tổng tài sản trừ Nợ ngắn hạn khơng tính lãi, lấy giá trị
tổng tài sản đang sử dụng…
Các nhân tố ảnh hường tới cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.
Trong thực tế, các doanh nghiệp ở các ngành khác nhau, thậm chí các doanh
nghiệp trong cùng một ngành cũng có cơ cấu vốn cách biệt rất xa, sự cách biệt này,
phản ánh một số điều kiện như: sự dao động của doanh thu, cơ cấu tài sản, thái độ của
người cho vay và mức độ chấp nhận rủi ro của người lãnh đạo.
- Sự ổn định của doanh thu và lợi nhuận: Có ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô của
vốn huy động. Khi doanh thu ổn định sẽ có nguồn để lập quỹ trả nợ đến hạn, khi kết
quả kinh doanh có lãi sẽ là nguồn để trả lãi vay. Trong trường hợp này tỷ trọng của
vốn huy động trong tổng số vốn của doanh nghiệp sẽ cao và ngược lại.
- Cơ cấu tài sản: Tài sản cố định là loại tài sản có thời gian thu hồi vốn dài, do
đó mà nó phải được đầu tư bằng nguồn vốn dài hạn (vốn chủ sở hữu và vay nợ dài
hạn). Ngược lại, tài sản lưu động sẽ được đầu tư một phần của nguồn vốn dài hạn, còn
chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn.
- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành; Những doanh nghiệp nào có chu kỳ sản
xuất dài , vịng quay của vốn chậm thì cơ cấu vốn sẽ nghiêng về vốn chủ sở hữu ( hầm
mỏ, khai thác, chế biến … ) Ngược lại những ngành nào có mức nhu cầu về loại sản
phẩm ổn định, ít thăng trầm vịng quay của vốn nhanh ( dịch vụ, bán bn…) thì vốn
được tài trợ từ các khoản nợ sẽ chiếm tỷ trọng lớn.
- Doanh lợi vốn và lãi suất vốn huy động: Khi doanh lợi vốn lớn hơn lãi suất
vốn vay sẽ là cơ hội tốt nhất để gia tăng lợi nhuận doanh nghiệp , do đó khi có nhu cầu
tăng vốn người ta thường chọn hình thức tài trợ từ vốn vay, từ thị trường vốn. Ngược

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


7
 


lại, khi có doanh lợi nhỏ hơn lãi suất vay thì cấu trúc vốn lại nghiêng về vốn chủ sở
hữu.
- Mức độ chấp nhận rủi ro của người lãnh đạo: Trong kinh doanh phải chấp
nhận mạo hiểm có nghĩa là phải chấp nhận sự rủi ro, nhưng điều đó lại đồng nghĩa với
cơ hội để gia tăng lợi nhuận (mạo hiểm càng cao thì rủi ro càng nhiều nhưng lợi nhuận
càng lớn). Tăng tỷ trọng của vốn vay nợ, sẽ tăng mức độ mạo hiểm, bởi lẽ chỉ cần một
sự thay đổi nhỏ về doanh thu và lợi nhuận theo chiều hướng giảm sút sẽ làm cho cán
cân thanh toán mất thăng bằng, nguy cơ phá sản sẽ hiện thực.
- Thái độ của người cho vay: Thông thường người cho vay thích các doanh
nghiệp có cấu trúc vốn nghiêng về vốn chủ sở hữu hơn, bởi lẽ với cấu trúc này nó hứa
hẹn sự trả nợ đúng hạn, một sự an toàn của đồng vốn mà họ bỏ ra cho vay. Khi tỷ lệ
vốn vay nợ quá cao sẽ làm giảm độ tín nhiệm của người cho vay, do đó chủ nợ sẽ
không chấp nhận cho doanh nghiệp vay thêm.
Bước 3: Xác định lãi suất sử dụng vốn bình quân (Weighted Average Cost of
Capital – WACC)
Lãi suất sử dụng vốn bình quân (WACC) được xác định theo tỷ lệ phần trăm
(%), chính là tỷ lệ hồn vốn đầu tư tối thiểu cần phải đạt được khi sử dụng nguồn tại
trợ. Để tính WACC, chúng ta cần tính lãi suất sử dụng nợ và lãi suất sử dụng vốn chủ
sở hữu .
Lãi suất sử
dụng vốn
bình quân
WACC
Hay
Với :

Tỷ trọng

Lãi suất sử

= dụng nợ vay
sau thuế

x

nợ trong
tổng vốn

Tỷ trọng

Lãi suất sử
+ dụng vốn

đầu tư

chủ

x

vốn chủ
trong tổng
vốn đầu tư

WACC = rd* x Wd+re x We
rd* : Lãi suất sử dụng nợ vay sau thuế
Wd : Tỷ trọng nợ vay trong cấu trúc vốn
re : Lãi suất sử dụng vốn chủ
We: Tỷ trọng vốn chủ trong cấu trúc vốn

a. Lãi suất sử dụng nợ vay


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


8
 

Một trong những ưu thế sử dụng nợ vay so với các nguồn tài trợ bên ngoài khác
là tiền lãi vay phải trả được trừ ra trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp (lá chắn
thuế). Do lãi vay được khấu trừ trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp nên lãi suất
sử dụng nợ vay cần được tính sau thuế
- Lãi suất sử dụng nợ vay sau thuế (rd*)
rd*=rd (1−T)
T: là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Lãi suất sử dụng nợ vay trước thuế (rd)
Như vậy, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp làm giảm đáng kể lãi suất sử
dụng nợ vay, và lãi suất sử dụng nợ vay tỷ lệ thuận với thuế suất thuế thu nhập. Nhưng
khi doanh nghiệp bị thua lỗ thì lãi suất sử dụng nợ vay trước và sau thuế bằng nhau, vì
khi đó doanh nghiệp khơng thể giảm chi phí này ra khỏi “lợi nhuận”.
b. Lãi suất sử dụng vốn chủ
Các mô hình tính lãi suất sử dụng vốn cổ đơng
b1. HPR (Holding Period Return)
Lãi suất sử dụng
vốn cổ đông

=

Cổ tức kỳ tới + (Giá cổ phiếu kỳ tới – Giá
cổ phiếu kỳ này)
Giá cổ phiếu kỳ này


b2. CDVM (Constant Dividend Valuation Model)
Lãi suất sử dụng vốn cổ đông

Hay:

rp

=

=

Cổ tức trả hàng kỳ
Giá cổ phiếu kỳ này

Cổ tức cổ phần
Pp x (1- % chi phí phát hành cổ phần )

Với: Pp là giá bán cổ phiếu
b3. CDGM (Constant Dividend Growth Model)
Cổ tức trả kỳ tới
Lãi suất sử dụng vốn cổ
=
đông
Giá cổ phiếu kỳ này

+ Tốc độ tăng trưởng cổ tức
đều hàng kỳ

Ví dụ: Công ty F đã trả cổ tức cho cổ đông trong 5 năm được cho trong bảng :


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


9
 

Năm

2004 2005 2006 2007 2008

Cổ tức (USD)

1,1

1,2

1,3

1,4

1,5

Giá cổ phiếu năm 2008 là 15 USD. Tính lãi suất sử dụng vốn cổ đông?

Năm

Cổ tức

Biến động cổ tức (USD)


Tốc độ tăng trưởng cổ tức (%)

2004

1,1

2005

1,2

0,10

9,09%

2006

1,3

0,10

8,33%

2007

1,4

0,10

7,69%


2008

1,5

0,10

7,14%

-

-

Tốc độ tăng trưởng cổ tức đều hàng năm = 8,06%
1,5 × (1+ 8,06%)
Lãi suất sử dụng vốn cổ đơng

=

+

8,06%

=

19, 23%

15
Ưu điểm của mơ hình CDGM là đơn giản và dễ sử dụng, dữ liệu dùng để tính
lãi suất sử dụng vốn cổ đơng là có sẵn, nếu dữ liệu khơng có sẵn thì có thể lấy từ các

nguồn khác (ví dụ như từ dự báo của chuyên gia phân tích tài chính...). Tuy nhiên chỉ
vận dụng được cho những DN có chia cổ tức với giả định cổ tức tăng trưởng đều hàng
năm là phi thực tế. Kết quả tính lãi suất sử dụng vốn cổ đơng rất nhạy cảm với tốc độ
tăng trưởng cổ tức đều hàng kỳ được ước tính và ít quan tâm đến rủi ro của doanh
nghiệp.
b4. Mơ hình PDGM (Ploughback - Dividend Growth Model)

Lãi suất sửdụng vốn
cổ đông

=

Cổ tức trả
kỳ tới

+

Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để
tái đầu tư

×

ROE

Giá cổ phiếu kỳ này

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


10

 

Về mặt lý thuyết thì mơ hình PDGM là chính xác hơn do sử dụng tỷ lệ LN giữ
lại để tái đầu tư và ROE. Tuy nhiên, việc tính tốn của mơ hình này có phức tạp hơn
mơ hình CDGM và CDVM bởi vì phải xác định 2 chỉ tiêu nói trên.
b5. CAPM
re = rf + β( rm – rf)
Trong đó:
rf : Tỷ suất sinh lời phi rủi ro
rm: Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của thị trường
β : Hệ số rủi ro
Lãi suất sử dụng vốn cổ phần là tỷ suất sinh lời đòi hỏi mà nhà đầu tư sẽ có
được để bù đắp rủi ro có khả năng xảy ra. Tỷ suất sinh lời đòi hỏi của các nhà đầu tư
phụ thuộc vào mức độ rủi ro của cổ phiếu doanh nghiệp so với thị trường. Hệ Beta (β )
là hệ số đo lường rủi ro của thị trường. Hệ số Beta (β ) cao thì rủi ro cao hơn vì vậy tỷ
suất sinh lời địi hỏi cao hơn và ngược lại. Như vậy, tỷ suất sinh lời đòi hỏi là cái mà
nhà đầu tư muốn nhận được cịn trên góc độ doanh nghiệp nó chính là lãi suất sử dụng
vốn (doanh nghiệp sử dụng vốn của nhà đầu tư và kỳ vọng sẽ thu được lợi nhuận cao
hơn để trả cho nhà đầu tư và tái đầu tư). Một số Beta (β )> 1 chỉ ra rằng cổ phiếu đó có
độ nhạy hơn, rủi ro hơn thị trường.
c. Cấu trúc vốn doanh nghiệp:
Cấu trúc vốn doanh nghiệp ảnh hưởng tới lãi suất sử dụng vốn bình quân
(WACC) của doanh nghiệp.
Theo quan điểm doanh nghiệp là một thực thể kinh tế đang hoạt động thì cả chủ
nợ và cổ đông hiện tại thường chỉ quan tâm tới giá trị sổ sách từng nguồn vốn và tỷ
trọng từng nguồn vốn theo nguyên tắc bảo toàn vốn. Như vậy WACC tính theo tỷ
trọng vốn theo giá trị sổ sách kế tốn cơng ty sẽ đảm bảo ngun tắc phù hợp và nhất
quán khi so sánh. Tuy nhiên, WACC tính theo giá trị sổ sách bỏ qua chi phí cơ hội của
việc sử dụng lợi nhuận tái đầu tư của nhà đầu tư hiện tại cũng như những khoản đầu tư
mới trong tương lai.

Theo quan điểm cổ đông và các nhà đầu tư tương lai thì giá trị doanh nghiệp
cần được xác định theo giá thị trường: Các khoản nợ và cổ phiếu cần căn cứ vào giá thị

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


11
 

trường tại từng thời điểm xác định. Quan điểm này phù hợp hơn trong việc tính tỷ
trọng vốn.
Bước 4: Xác định giá trị kinh tế tăng thêm (Economic value added – EVA)
EVA = NOPAT – (TC x WACC)
Ưu điểm của EVA theo cách tính này đã khắc phục được một số hạn chế của
các chỉ tiêu đánh giá thành quả hoạt động truyền thống là có quan tâm đầy đủ đến chi
phí sử dụng vốn. Tuy nhiên vẫn cịn những hạn chế khi sử dụng cách tính tốn này để
đo lường thu nhập thực cho doanh nghiệp cũng như cổ đơng do những hạn chế vốn có
của số liệu kế tốn.
1.2.

Nguồn gốc hình thành EVA
Tuy EVA là thước đo tài chính khá mới, tuy nhiên nền tảng khái niệm của nó

có nguồn gốc từ khái niệm lợi nhuận cịn lại (Residual Income - RI) mà nhiều doanh
nghiệp đã sử dụng rộng rãi trước đây. Điển hình là cơng ty General Electric (GE) đã sử
dụng RI trong những năm 1950-1960 để đánh giá thành quả hoạt động. GE định nghĩa
RI như là sự chênh lệch giữa lợi nhuận thuần và chi phí sử dụng vốn, nó là phần thặng
dư của lợi nhuận thuần sau khi trừ đi chi phí sử dụng vốn.
Năm 1989 lần đầu tiên thuật ngữ giá trị kinh tế tăng thêm (Economic Value
Added-EVA) xuất hiện, nói đến một thước đo mới đã được xây dựng để đánh giá lợi

nhuận. Đến tháng 9/1993 bài báo trong tạp chí Fortune (Tully, 1993) giới thiệu chi tiết
khái niệm EVA, được xây dựng bởi công ty tư vấn Stern Stewart, và việc vận dụng
thành cơng trong các tập đồn lớn ở Mỹ như là một thước đo thành quả hoạt động mới.
Tiếp theo đó là hàng loạt các nghiên cứu liên quan đến EVA đã được cơng bố ví dụ:
Walbert, 1993; Birchard, 1994; Brossy and Balkcom, 1994; McConville, 1994;
Bennett, 1995; Ochsner, 1995; Stewart, 1995; Birchard, 1996; Davies, 1996;
Gapenski, 1996; Lehn and Makhija, 1996. Gần đây nhất có thể kể đến các nghiên cứu
như : EVA giúp ích trong việc giảm ý kiến xung đột và cải thiện việc ra quyết định của
Costigan & Lovata, 2002; EVA liên quan chặt chẽ hơn với lợi nhuận chứng khoán so
với các biện pháp khác của Maditinos et al, 2006; EVA Cải thiện hiệu suất Cổ tức của
Ferguson và các cộng sự, 2005 ; EVA cho biết thêm nhiều nội dung thông tin hơn

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


12
 

trong việc giải thích lợi nhuận cổ phiếu Erasmus, 2008; Chen và Dodd, 1997; Kim,
2006; Palliam, 2006. EVA và giá trị thị trường là tương quan của Lefkowitz, 1999.
Công ty Stern Stewart được coi là người sáng lập đầu tiên công thức EVA – cho
đến nay đã tư vấn cho rất nhiều doanh nghiệp thực hiện, áp dụng thước đo EVA để
đánh giá thành quả hoạt động và xây dựng chính sách khuyến khích khen thưởng
(Stern Stewart & Co., 1997). Danh sách một số công ty tại Hoa Kỳ áp dụng EVA như:
Allied Holdings, Briggs & Stratton, Coca Cola, CSX, Dun & Bradstreet, Eli Lilly,
Federal-Mogul, Georgiaa-Pacific, Monsanto, Olin, R.R. Donnelley, Sprint, SPX, Toys
R Us, and Whirlpool. Tính ưu việt của EVA ngày càng được khẳng định và nó đã vượt
ra khỏi biên giới Hoa Kỳ, lan rộng khắp thế giới … Điều đặc biệt trong các nghiên
cứu của mình về EVA các tác giả cũng không quên việc đề cập đến các hạn chế được
phát hiện để các đơn vị sử dụng lưu ý về kết quả đánh giá, giúp người dùng nhận thức

đúng đắn nhất về thước đo tài chính mới mẻ này. EVA được cơng ty Stern Stewart
đăng ký bản quyền năm 1994.
Tại Việt Nam, EVA cũng được xem xét nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác
nhau nhưng chỉ cũng chỉ mang tính chất giới thiệu EVA như một tiêu chí đánh giá
thành quả hoạt động doanh nghiệp như trong bài nghiên cứu trao đổi của TS. Nguyễn
Thế Hùng trên tạp chí cơng nghiệp tháng 11/2012, ThS. Nguyễn Ngọc Khánh Dung
nghiên cứu đề tài Vận dụng thước đo EVA trong việc đánh giá thành quả tại Công ty
CP dầu Tường An năm 2010.
Đã có nhiều nghiên cứu về EVA hầu hết được thực hiện tại các CTCP đã niêm
yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Luận văn tác giả chọn thực hiện trên một CTCP
chưa niêm yết. Xuất phát từ giá trị cổ tức được xác định khác nhau dẫn tới chi phí sử
dụng vốn cổ đơng khác nhau, gây ra sự khác về cách lựa chọn mô hình tính WACC
trên cơng thức EVA. Luận văn cung cấp thêm cơ sở đánh giá thành quả hoạt động
riêng tại từng bộ phận đúng đắn hơn thông qua thực hiện sự phối hợp giữa EVA và
ABC trong khi phân bổ chi phí bộ phận, do có tính đến đầy đủ chi phí sử dụng vốn.
1.3.

Thành quả hoạt động và phân biệt các loại thành quả.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


13
 

Có nhiều chỉ tiêu đo lường (thước đo) đánh giá cả kết quả về mặt kinh tế và cả
hiệu quả gọi chung là thành quả (performance) của một doanh nghiệp kinh doanh
trong một thời kỳ nhất định.
Trong đó, kết quả là đại lượng tuyệt đối có được sau một thời kỳ, khơng có phép so
sánh với chi phí bỏ ra (sản lượng, doanh thu, thu nhập, ...) , còn hiệu quả là đại lượng

tương đối, so sánh giữa kết quả với chi phí bỏ ra để có được kết quả đó.
Có 2 loại thành quả cần đánh giá trong doanh nghiệp :
-

Thành quả hoạt động nói về hiệu quả kinh tế.

-

Thành quả quản lý nói về trách nhiệm quản lý kinh tế của bộ phận.

EVA là thước đo thành quả hoạt động của doanh nghiệp dưới góc độ thể hiện
mối quan hệ giữa lợi nhuận và vốn đầu tư. Có 2 loại quyết định đầu tư vốn : quyết định
tài chính và quyết định hoạt động.
-

Quyết định tài chính là phân bổ về bao nhiêu vốn (thường ở nhà quản trị cấp
cao)

-

Quyết định hoạt động là dùng vốn vào chỗ nào, bộ phận nào, hoạt động nào
cụ thể (thường ở nhà quản trị cấp trung)

EVA là loại thước đo có thể đáp ứng được thành quả hoạt động của cả 2 loại
quyết định về vốn nêu trên, vì EVA có thể được xác định riêng dưới góc độ tồn cơng
ty cũng như dưới góc độ từng bộ phận tùy theo mục đích đánh giá.
1.4. Phân biệt EVA trong đánh giá thành quả hoạt động và thành quả quản lý.
Xuất phát từ mục đích đánh giá thành quả của doanh nghiệp, muốn xem xét
dưới góc độ hiệu quả kinh tế hay năng lực quản lý tự chịu trách nhiệm của nhà quản trị
cấp dưới mà công thức EVA sẽ được định hướng tính tốn để phục vụ mục tiêu nhà

quản trị. Sự khác biệt này xuất phát từ các nhân tố được sử dụng để tính tốn trong
cơng thức của EVA. Chẳng hạn, trong đánh giá thành quả hoạt động, kết quả EVA
mang lại để thể hiện mức độ hoạt động thực tế của một bộ phận, một tổ chức nên nhân
tố vốn đầu tư được xem xét khác hơn khi dùng EVA để đánh giá thành quả quản lý.
Trong hoạt động, vốn đầu tư được sử dụng bằng cách tính tổng tài sản trừ đi nợ ngắn
hạn khơng tính lãi, tức là tính chi phí hoạt động một cách đầy đủ, vốn đầu tư thể hiện
đúng các khoản mục tham gia vào hoạt động có khả năng góp phần vào lợi nhuận. Tuy

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


14
 

nhiên trong quản lỹ, nhân tố vốn đầu tư có thể được sử dụng bằng tổng tài sản trừ đi
nợ ngắn hạn, tức là đứng góc nhìn khuyến khích nhà quản trị bộ phận sẽ được đánh giá
cao hơn thông qua EVA nếu nỗ lực làm giảm vốn luân chuyển, tìm cách tài trợ cho các
tài sản ngắn hạn bằng các nguồn nợ ngắn hạn để tiết kiệm chi phí sử dụng vốn chung.
Một sự khác biệt nữa chẳng hạn trong vốn đầu tư nhà quản trị nên đưa giá trị
của tài sản cố định theo nguyên giá hay theo giá trị còn lại cho hợp lý. Nếu để đánh giá
thành quả hoạt động chung thì nguyên giá thường được sử dụng nhưng để đo lường
hiệu quả quản lý thì giá trị cịn lại được khuyến khích, tránh việc nhà quản trị bộ phận
bị ảnh hưởng bởi những tài sản khơng cịn khả năng sử dụng nhưng vẫn cịn ghi trên
giá trị sổ sách.
Lợi nhuận hoạt động sau thuế có thể thay thế bằng chỉ tiêu số dư bộ phận khi
dung đánh giá thành quả hoạt động nhưng nên thay thế bằng số dư bộ phận có thể
kiểm sốt trong đánh giá thành quả riêng từng bộ phận.
1.5. Sự khác biệt của EVA so với các thước đo đánh giá thành quả hoạt động
khác
1.5.1. Về một số chỉ tiêu đánh giá thành quả hoạt động phổ biến

1.5.1.1. Chỉ tiêu ROE
ROE được xác định bằng Lãi ròng/Vốn chủ sở hữu. Đây là thước đo về khả
năng sinh lợi trên vốn đầu tư của các cổ đông và được coi là hệ số quan trọng nhất
trong việc đánh giá về kết quả hoạt động toàn doanh nghiệp. Để tạo ra giá trị cho các
cổ đông, hệ số này phải lớn hơn chi phí vốn chủ sở hữu của cơng ty.
1.5.1.2. Chỉ tiêu ROA
ROA được xác định bằng Lãi ròng/Tổng tài sản, cho ta biết khả năng sinh lợi
trên tổng tài sản. Các nhà cung cấp vốn gồm người cho vay (ngân hàng, các tổ chức tín
dụng, các trái chủ) và người góp vốn (các cổ đông) đều quan tâm đến hệ số này. ROA
là tỷ suất sinh lợi dành cho cả người cho vay vốn chứ không chỉ dành cho các cổ đơng.
Chính vì vậy, ROA cũng được coi là thước đo tổng hợp đánh giá về kết quả hoạt động
của doanh nghiệp.
1.5.1.3. Chỉ tiêu ROC

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


15
 

Trong nhiều trường hợp, các nhà quản lý quan tâm đến khả năng sinh lợi trên
nguồn vốn dài hạn bao gồm nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu (được gọi là vốn đầu tư).
Khi đó hệ số về khả năng sinh lợi trên nguồn vốn dài hạn được xác định bằng công
thức:
ROC = NOPAT/Vốn đầu tư.
Với

NOPAT = EBIT (1-T) : lợi nhuận hoạt động ròng sau thuế,
EBIT - lợi nhuận hoạt động hay thu nhập trước trả lãi vay và chịu thuế


T-

thuế suất thu nhập doanh nghiệp.
Doanh nghiệp được coi là hoạt động hiệu quả nếu ROC thu được lớn hơn so với
chi phí bình qn sử dụng các nguồn vốn (WACC).
™ Hạn chế chung của các chỉ tiêu suất sinh lợi ROE, ROA, ROS
Một ưu điểm rõ ràng của các hệ số này là dễ dàng tính tốn. Tuy nhiên, cũng cần
lưu ý một số vấn đề khi sử dụng các hệ số này:
- Các hệ số về khả năng sinh lợi khơng tính đến rủi ro mà cơng ty phải đối mặt.
- Khi tính tốn các hệ số, số liệu trong quá khứ được sử dụng và khơng thể hiện được
dự báo về lợi ích trong tương lai.
- Các hệ số này đơn thuần chỉ thể hiện kết quả dựa trên giá trị ghi sổ mà chưa tính đến
giá trị thị trường (ROE).
- Các nhà quản lý do áp lực thành tích có xu hướng chỉ quan tâm đến việc làm tăng
ROA, ROE trong ngắn hạn mà khơng quan tâm đến lợi ích dài hạn.
1.5.1.4. Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư ( Return on Investment – ROI)
Trước năm 1900, các công ty kinh doanh đều sử dụng thước đo lợi nhuận hoạt
động để đánh giá thành quả hoạt động của các bộ phận. Vào năm 1903, khi công ty
Dupont Powder thực hiện việc kết hợp các Công ty hoạt động kinh doanh độc lập, đã
phải đứng trước một thử thách là: Làm sao có thể phân bổ hợp lý nguồn lực cho các
loại hình kinh doanh hồn tồn khác nhau của cơng ty?
ROI là tỷ số giữa thu nhập thuần trên vốn đầu tư đã bỏ ra. Ngồi ra ROI cịn
được phân tích là tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu với vòng quay của doanh thu trên vốn
đã sử dụng (mơ hình Du-Pont).
Cơng thức ROI

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


16

 

ROI =

Lợi nhuận
Vốn đầu tư

=

Lợi nhuận
Doanh thu

ROI = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu X

X

Doanh thu
Vốn đầu tư

Số lần vòng quay vốn

Lợi nhuận sử dụng trong cơ cấu xác định chỉ tiêu ROI là lợi nhuận thuần trước
thuế và lãi vay EBIT để phù hợp với doanh thu và vốn đầu tư đã tạo ra nó, và để làm
cơ sở xác định số lần quay vòng vốn, đồng thời đảm bảo cho sự công bằng giữa các
trung tâm đầu tư có đi vay và khơng đi vay.
™ Một số ưu điểm và hạn chế của chỉ tiêu ROI
Ưu điểm cơ bản của ROI là có xét đến vốn đầu tư, được các nhà quản trị sử
dụng rộng rãi để đánh giá thành quả đầu tư của các trung tâm đầu tư và các doanh
nghiệp có quy mơ vốn khác nhau để xem nơi nào đạt hiệu quả cao nhất, làm cơ sở
đánh giá thành quả hoạt động. Ngoài ra, ROI cịn được sử dụng để tìm ra các nhân tố

tác động đến hiệu quả hoạt động nhằm đưa ra giải pháp để kết quả hoạt động tốt hơn.
Đó là các biện pháp cải thiện doanh thu, kiểm soát chi phí hay tính lại cơ cấu vốn đầu
tư. Tuy nhiên nó vẫn cịn tồn tại một số hạn chế như sau:
‰ Việc sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận trong ROI là hồn tồn khơng thích hợp để
đánh giá khả năng tạo ra giá trị kinh tế trong dài hạn.
‰ Những biểu hiện tăng ROI trong ngắn hạn ở các bộ phận chưa chắc có khả năng
ảnh hưởng tốt, ngược lại giảm ROI chưa chắc có ảnh hưởng xấu đến mục tiêu
chung và giá trị kinh tế về lâu dài của doanh nghiệp.
Ví dụ : Bộ phận quản lý A có vốn đầu tư 18 tỷ đồng và EBIT là 3,6 tỷ đồng.
ROI của bộ phận A là 20%. Bộ phận A có chi phí sử dụng vốn là 12%. Một cơ hội đầu
tư mới xuất hiện đòi hỏi lượng vốn đầu tư 0,5 tỷ đồng, EBIT hàng năm từ dự án đầu tư
này là 80trđ. Sau khi thực hiện dự án đầu tư mới, ROI của bộ phận A là 19,9%. Mặc
dù ROI của bộ phận A bị giảm, tuy nhiên bộ phận A vẫn nên thực hiện cơ hội đầu tư
mới này. Bởi vì khả năng hồn vốn từ cơ hội đầu tư mới là 16% > chi phí sử dụng vốn
là 12%. Điều này làm ảnh hưởng đến mục tiêu chung của tổ chức, và ảnh hưởng đến
việc tạo ra giá trị kinh tế trong tương lai.
‰ Việc bán tài sản cũng có thể làm sai lệch ROI trong ngắn hạn.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


17
 

Ví dụ: Giả sử bộ phận A có một tài sản đang hoạt động có giá trị là 20.000 $,
khả năng thu hồi vốn là 18% (tương ứng là 3.600 $). Nhà quản lý bộ phận A có thể
làm tăng ROI bằng cách bán đi tài sản này. ROI của bộ phận A sau khi bán tài sản này
đã tăng từ 22,2% lên 23,4% nhưng đây là một quyết định khơng đúng, vì khả năng tạo
ra thu nhập từ tài sản này (18%) cao hơn chi phí sử dụng vốn (15%), ảnh hưởng không
tốt đến mục tiêu chung của doanh nghiệp (trong ngắn hạn và dài hạn).

‰ ROI bị hạn chế khi sử dụng để so sánh thành quả hoạt động của 2 bộ phận trong
ngắn hạn.
Giả sử bộ phận B ( trong cùng tập đoàn với bộ phận A) có vốn đầu tư là 50.000
$ và EBIT là 12.500 $. Nhận thấy ROI của bộ phận B là 25% > ROI của bộ phận A là
22,2%. Hỏi bộ phận A hay B kinh doanh hiệu quả hơn?
Bộ phận A có vốn đầu tư nhiều hơn bộ phận B là 40.000$ và EBIT của bộ phận
A cao hơn bộ phận B là 7.500 $ (20.000 $ - 12.500 $) => ROI tăng thêm của bộ phận
A so với bộ phận B là 18.75% (7.500/ 40.000) > CP sử dụng vốn của bộ phận A là
15%. Vậy bộ phận A vẫn kinh doanh có hiệu quả hơn so với bộ phận B sau khi đã trừ
đi CP sử dụng vốn.
Tóm lại, ROI có khuynh hướng chú trọng đến mục tiêu ngắn hạn hơn là dài
hạn, do vậy, nếu nhà quản trị chỉ quan tâm đến ROI có thể bỏ qua nhiều cơ hội đầu tư
mà kết quả của chúng thể hiện trong dài hạn. Sử dụng ROI để đánh giá các bộ phận và
khen thưởng sẽ làm cho các nhà quản lý bộ phận chỉ quan tâm đến lợi ích của bộ phận,
của cá nhân mà không hướng mục tiêu của bộ phận vào mục tiêu chung của toàn
doanh nghiệp. ROI có thể khơng hồn tồn chịu sự điều hành của nhà quản trị cấp cơ
sở, vì chỉ có trung tâm đầu tư cấp cao có quyền điều tiết ROI.
ROI là số tương đối nên khơng lượng hố được mức độ tăng thêm tuyệt đối là
bao nhiêu. Và ROI không phù hợp với mơ hình vận động của dịng tiền khi sử dụng
trong phân tích vốn đầu tư.
1.5.1.5. Lợi nhuận cịn lại (Residual Income – RI)
Từ những năm 1950, đã xuất hiện giải pháp vượt qua những hạn chế của ROI,
đó là sử dụng thước đo tài chính RI (lợi nhuận cịn lại) - nguồn gốc của thước đo tài
chính EVA.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×