Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Quan niệm nghệ thuật về con người qua nhân vật từ dụ thái hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.75 KB, 3 trang )

Quan niệm nghệ thuật về con người qua nhân vật Từ
Dụ thái hậu
Kính trọng và cảm mến Nghi Thiên Chương hoàng hậu - tức Từ Dụ
Thái hậu, nhà văn Trần Thùy Mai đã viết cuốn tiểu thuyết Từ Dụ Thái
hậu (gồm 2 tập: quyển Thượng và quyển Hạ) do NXB Phụ Nữ tái bản có
bổ sung nhiều tư liệu, với những câu chuyện hậu cung triều Nguyễn. Toàn
bộ thời gian của tác phẩm trải dài suốt 30 năm, qua 3 triều vua: Gia Long,
Minh Mạng, Thiệu Trị, kể từ khi cô thiếu nữ 13 tuổi Phạm Thị Hằng theo
cha rời vùng đất phương Nam về kinh đô, phải gánh chịu bao thăng trầm
của đời một cung phi non trẻ rồi trở thành người đứng đầu hậu cung nhà
Nguyễn.
Con người nghệ thuật được tác giả Trần Thuỳ Mai khắc hoạ qua nhân
vật thái hậu Từ Dụ. Bà được dân gian lưu truyền là người phụ nữ quyền
lực có sức ảnh hưởng to lớn dưới triều nhà Nguyễn. Mặc dù bà đứng trên
ngai vàng quyền lực nhưng từ khi còn nhỏ cho đến khi chạm vào vị trí
quyền lực đó, thái hậu Từ Dụ vẫn là một mẫu người đức hạnh, tốt lành và
ln dùng cách hành xử khơn ngoan của mình để chống chọi lại với
những mưu mô, tranh đấu chốn hậu cung. Được khắc hoạ qua một số
phương diện sau:

1. Bông hoa thánh khiết chốn hậu cung
Viết về thời nhà Nguyễn, triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến
Việt Nam, nhưng nhân vật chính và xuyên suốt tác phẩm chính là bà Từ
Dụ. Là con dâu của vua Minh Mạng, vợ của vua Thiệu Trị, mẹ của vua
Tự Đức, Từ Dụ đã dùng nhân cách, trí tuệ của mình để có được địa vị
trong hồng cung cũng như trong lịng bậc đế vương và dân chúng. "Từ
Dụ" có nghĩa là vẻ đẹp, là nhân ái, tốt lành. Cuốn tiểu thuyết đã lí giải sâu
sắc ý nghĩa ấy từ chính thân phận, cuộc đời nhân vật chính.
Phạm Thị Hằng – một thiếu nữ thông minh, xinh đẹp,
nhân hậu nỗi bật giữa chốn hậu cung đầy tranh đấu:
Cô thiếu nữ 13 tuổi Phạm Thị Hằng theo cha là Phạm Đăng Hưng từ


vùng đất phương Nam trù phú về kinh đô, chịu bao thăng trầm dâu bể rồi
trở thành người đứng đầu hậu cung nhà Nguyễn, là Từ Dụ thái hậu sau
này. Cô tiểu thư họ Phạm xinh đẹp, thông minh và nhân hậu đã chứng
kiến rất nhiều phận đời sau bức tường thành cung cấm, những bi kịch


chốn cung đình, và rồi bản thân nàng cũng trở thành một thân phận điển
hình. Những mưu mơ thủ đoạn tàn độc đầy rẫy ở hậu cung đôi lúc làm
khuynh đảo cả triều chính, gây ra những cái chết tức tưởi, những án oan
dậy trời tiếng nhơ khó rửa, đến mức hậu thế phải tốn nhiều bút mực tranh
luận.
Mối tình trong trẻo, lãng mạn bừng sáng giữa chốn mưu
ma đố kỵ của Phạm Thị Hằng và hồng tử Miên Tơng:
Mối tình của Phạm Thị Hằng và hồng tử Miên Tơng (vua Thiệu Trị
sau này) là một bức tranh trong trẻo, lãng mạn, bừng sáng giữa chốn cung
đình đầy mưu ma chước quỷ ấy. Bên cạnh đó cịn có bóng dáng thầm lặng
mà trung thành trước sau như một của Trương Đăng Quế, đệ nhất công
thần nhà Nguyễn, người mang mối ẩn tình với Hằng bao năm (mối tình
này đã trở thành một “đại nghi án” gây tranh cãi của triều Nguyễn). Cuộc
chiến cam go bảo vệ tình yêu, danh phận, bênh vực giúp đỡ người ngay
và lẽ phải ở nơi cao sang quyền quý thực sự gay cấn và đầy hiểm nguy,
nhất là khi thiện ác tranh tối tranh sáng khôn lường.
Âm mưu, quyền lực, tranh đấu, thủ đoạn,... tất cả đều hiện diện ở
chốn cung đình. Nhưng trong Từ Dụ thái hậu, nhà văn Trần Thùy Mai
cũng khẳng định sức mạnh lớn lao của tình yêu, tình bạn, tri kỉ và sự
lương thiện thông qua nhân vật Từ Dụ. Từ Dụ đã vượt qua mọi cám dỗ
quyền lực để trở thành bông hoa thánh khiết thực sự và hiếm hoi của chốn
hậu cung.

2. Thái hậu Từ Dụ - con người lương thiện, thương yêu dân

tộc.
- Thái hậu Từ Dụ - dân gian truyền tụng là người không màng
danh lợi, một thái hậu thấu đạt nhân tình.
Bà được u q nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam
- đó cũng là ấn tượng được lưu giữ trong kí ức dân gian suốt mấy trăm
năm nay về một Thái hậu thấu đạt nhân tình, khơng màng danh lợi, ln
muốn né tránh, khước từ từ danh vị Hồng thái phi của vua Thiệu Trị tới
vị trí nhiếp chính cho Tự Đức. Lời giãi bày của bà chân tình, xúc động,
đó khơng chỉ là lời của bậc nữ lưu có tâm với giang sơn xã tắc mà còn là
nỗi lòng của mọi người mẹ mong thấy con trưởng thành:" Ta khơng muốn
hồng thượng chịu ảnh hưởng của ta q nhiều. Nếu ta cứ ngồi bên ngai
vàng thì hồng thượng sẽ hoá thành một ấu vương"!.


- Một con người xứng đáng với địa vị Thái hậu, luôn nghĩ đến
dân chúng và xã tắc.
Thái hậu sống thanh đạm giản dị, nhân ái, dũng cảm, đặc biệt luôn
nghĩ cho dân chúng:" Mỗi chút của cải trong cung này đều là mỡ máu của
dân góp lại, chớ nên xài phí". Xung quanh bà có nhiều giai thoại cảm
động nhưng ấn tượng nhất vẫn là câu chuyện khi kinh thành Huế thất thủ,
cuộc sống người dân dưới chế độ hà khắc của thực dân Pháp chịu cảnh
sưu cao thuế nặng, cuộc sống vơ cùng khó khăn, ngột ngạt. Bà Từ Dụ lúc
đó dù tuổi đã cao vẫn đích thân đến tịa Khâm sứ Pháp đề nghị giảm tơ
thuế cho người dân, nên ở Huế mới lưu truyền bài vè "Bà Từ Dụ xin xâu"
rất nổi tiếng.
Qua cách miêu tả về thái hậu Từ Dụ cũng như miêu tả tính cách của
thái hậu Từ Dụ, chúng ta nhận thấy rằng đối với tác giả Trần Thuỳ Mai,
quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả được thể hiện qua nhân
vật Từ Dụ là một con người sống giản dị, khơng bị tha hố trong khơng
gian đen tối của chốn hậu cung, một con người không màng danh lợi,

luôn nghĩ đến giang sơn xã tắc, nghĩ đến dân chúng, thái hậu Từ Dụ như
một bông hoa rực rỡ màu sắc nổi bật trong một vườn hoa.
Nhà văn Trần Thùy Mai cho biết: "Lúc cịn ở Nam Giao, tơi hay vào
thăm lăng Xương Thọ, nơi yên nghỉ của bà. Khi bước đi trên nền gạch vỡ
nát của ngôi lăng cũ, những hình ảnh xa xưa thường hiện ra trong trí
tưởng tượng của tơi như những thước phim sống động. Tính giản dị,
khiêm nhường và tình thương của bà như dịng nước dịu mát giữa tàn
khốc của những âm mưu chốn cung đình, những khúc quanh đau buồn
của lịch sử". Cuốn tiểu thuyết lịch sử về Từ Dụ Thái hậu, một trong
những bà hoàng được yêu quý nhất trong lịch sử Việt Nam, đã hoàn thành
sau hơn 2 năm trời sống cùng con chữ của Trần Thùy Mai.



×