Có hay không hiệu quả
của dưỡng da bằng
vàng?
Ngày xưa, từ Nefertifi đến Cleopatre, người Ai Cập đã truyền nhau một bí
mật dưỡng sắc để được đẹp như nữ thần của mình. Mãi đến cuối thể kỷ
20, bí mật này mới được giải mã ở Pháp.
Dưỡng da bằng vàng: Đắt xắt ra miếng?
Giới thượng lưu lâu nay vẫn thường dùng vàng trong nhiều việc, chủ yếu là
để phô trương sự giàu có của mình. Trong suốt những năm kinh tế Nhật phát
triển thịnh vượng, giới tài phiệt ngân hàng ở đây đã trộn các mảnh vào vào
món cappucino và dùng món Sashmi và sushi cuộn vàng, trong khi nhiều
ngôi sao hip hop thay răng thật sang răng vàng. Kẻ thù của người La Mã,
Marcus Licinius Crassus nổi tiếng với việc tráng miệng bằng vàng đã nung
chảy như một cách thể hiện của cải và sức mạnh bản thân.
Trước thời khi bong bóng dot-com bùng nổ ở Mỹ, nhiều nhà hàng cũng phục
vụ món thịt cừu tẩm vàng nướng hoặc các món tráng miệng trang trí với các
sợi vàng. Nhiều nhà hàng hiện vẫn phục vụ các món ăn xa xỉ dạng này. Hồi
năm 2007, giới ngân hàng ở London từng nô nức kéo nhau thưởng thức món
cocktail trộn vàng ở khách sạn Baglioni (London).
Pavenooch Srimongkolchai, một giảng viên vật lí trị liệu 34 tuổi người Thái
và các bạn cô thích dùng kem dưỡng trộn vàng thoa lên mặt để có được vẻ
đẹp đặc biệt rạng ngời. "Thật tuyệt khi nằm trên bàn trị liệu và được thoa
vàng lên mặt!", Pavenooch Srimongkolchai vừa nói vừa cuốn khăn tắm
chuẩn bị cho một liệu pháp spa với giá 200 USD khác. Một nghiên cứu mới
đây về chăm sóc da mặt với vàng được thực hiện bởi một nhóm chuyên gia
tại Đại học Y Leipzig (Đức) trong năm 2010 đã chỉ ra rằng, "không có bằng
chứng nào về hiệu quả của việc dùng vàng trong chăm sóc da mặt". Trong
khi giá vàng vẫn đang là chủ đề nóng trên mặt báo và có nhiều biến động
trong cuộc đua về giá, ngày càng có nhiều người Thái tìm đến các phương
thức chăm sóc da với vàng. Phương pháp này sẽ massage các hạt vàng
nhuyễn lên mặt nhằm hút các độc tố trên da và tạo ấn tượng về làn da sáng
và khỏe mạnh. Liệu pháp này cũng đã có mặt ở Mỹ, Nhật và nhiều nơi khác
trên thế giới.
Tuy thế, tại Thái Lan, giá vàng ngày càng tăng cao thì nhu cầu về chăm sóc
da với vàng tại các spa ngày càng lớn. Theo Chủ tịch Princess Beauty and
Spa có trụ sở tại Bangkok, dịch vụ kiểu này mang lại cảm giác "độc quyền"
cho khách hàng. Vàng vẫn là một biểu tượng cho địa vị từ khi loài người bắt
đầu biết phô trương. Lấp lánh, bắt mắt, đặc biệt là khi cần có thể dễ dàng chế
tác vàng thành trang sức. Sự khan hiếm của vàng càng biến kim loại này
thành kho trú ẩn hữu hiệu, bảo toàn tài sản Tại Việt Nam hiện có nhiều thẩm
mỹ viện lớn đang cung cấp dịch vụ đắp mặt nạ bằng vàng lá 24K. Theo
quảng cáo của thẩm mỹ viện, tác dụng chính của việc đắp mặt nạ là để các
phân tử vàng thẩm thấu vào da, giúp tái tạo các tế bào, tiêu diệt tế bào chết,
thâm nám
Vàng là kim loại nên không thể hấp thu qua da.
Theo PGS. TS. Nguyễn Hoài Nam, Giảng viên Đại học Y dược TP. HCM,
xu hướng làm đẹp bằng vàng đã xuất hiện từ lâu. Trong Y văn, ngay từ
những năm đầu công nguyên ở châu Âu và khoảng hơn 3.000 năm trước tại
châu Á, các hoàng đế Trung Hoa, tầng lớp quý tộc ở phương Tây đã dùng
vàng để làm mỹ phẩm, thực phẩm với hy vọng có thể duy trì sự thanh xuân
và kéo dài tuổi thọ cho mình. Dù vậy, cho đến nay vẫn chưa có một công
trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc nào chứng minh được vấn đề này.
Vàng miếng, hạt vàng hay vàng dạng keo
Vàng là một kim loại quý được sử dụng trong y học. Ứng dụng lớn nhất của
nó là chữa trị thấp khớp. Những hạt muối vàng được cấu tạo từ ion vàng khi
tiêm vào cơ thể sẽ làm giảm triệu chứng viêm sưng do thấp khớp gây ra.
Ngoài ra, theo tạp chí khoa học Science, những viên đạn nano vàng còn là
một cách chữa ung thư. Đồng vị vàng 198 còn được sử dụng để trị ung thư
và các bệnh khác.
Một điểm chung của các phương pháp điều trị bằng vàng là lượng vàng sử
dụng sẽ tiếp xúc trực tiếp với tế bào hoặc mô. Trong khi đó, khi sử dụng
vàng để dưỡng da thì vàng được thoa lên da, là một cấu trúc phức tạp với
các lớp khác nhau nhằm bảo vệ cơ thể khỏi các vật thể lạ. Hầu hết các sản
phẩm có chứa vàng được chia theo ba loại: sản phẩm có chứa vàng miếng
nhỏ, hạt vàng dạng nano (nhỏ hơn hạt bụi rất nhiều lần) và vàng dạng keo
(colloidal gold). Ngoài ra, ở Anh còn có quy trình căng da mặt sử dụng một
mạng lưới các sợi chỉ vàng ở dưới da.
Vì sao vàng được yêu chuộng trong việc dưỡng da đến như vậy? Theo các
chuyên gia trong lĩnh vực dưỡng da, vàng có thể làm tăng lượng collagen
trên da, chống nhăn, chảy sệ và trị được mụn trứng cá. Giá của các sản phẩm
chứa vàng miếng luôn cao hơn các sản phẩm có chứa hạt vàng nano. Các sản
phẩm có chứa vàng dạng keo có giá cả phải chăng hơn, từ 30-70USD.
Tác dụng của sản phẩm chứa vàng cũng gây ra nhiều tranh cãi. Kem dưỡng
da chứa vàng miếng trông rất đẹp với các miếng vàng nhỏ lung linh trong
dung dịch có tác dụng làm ấm da và giúp da sẵn sàng tiếp nhận các dưỡng
chất khác. Tuy nhiên, đối thủ sản xuất kem vàng nano cho rằng kem dưỡng
da chứa vàng miếng không hiệu quả vì miếng vàng quá to để thẩm thấu qua
da. Họ cho rằng vàng nano là câu trả lời vì hạt vàng nhỏ có thể xuyên qua
các lớp tế bào da để tạo nên hiệu quả đáng kể. Thế nhưng các nhà sản xuất
vàng dạng keo cho rằng các sản phẩm của họ mới hiệu quả nhất. Với lợi thế
là giá thành rẻ hơn, vàng dạng keo có khả năng dưỡng da cao hơn vì nó có
thể thẩm thấu tốt hơn.
Có hay không hiệu quả của dưỡng da bằng vàng?
Theo các bác sĩ da liễu, dưỡng da bằng vàng không có lợi ích gì nhiều mà
thậm chí còn có thể gây hại khi sử dụng ở hàm lượng lớn. Tuy nhiên, các
sản phẩm dưỡng da bằng vàng đều không chứa một lượng vàng đủ lớn để
gây ngộ độc.
Theo bác sĩ Judith Hellman tại New York, “Vàng ở lúc tốt nhất chẳng giúp
gì cho da cả và ở lúc tệ nhất có thể gây dị ứng ở da”. Bác sĩ da liễu Jeannette
Graf ở Great Neck cũng đồng ý với nhận định trên. Sau khi nghiên cứu sâu
về thành phần này, bác sĩ Graf đã phát hiện rằng “hoàn toàn không có một
nghiên cứu khoa học nào cho thấy vàng giúp da săn chắc và cải thiện da cả.
Nó cũng không thể làm giảm nếp nhăn hoặc giúp da căng mịn, hồng hào”.
Bác sĩ này còn cho biết vàng được bầu chọn là thành phần gây dị ứng của
năm 2001 bởi hiệp hội dị ứng da tiếp xúc Hoa Kì.
Giáo sư Debabrata Mukhopadhyay, một nhà nghiên cứu ung thư tại viện
Mayo cho biết, “Hạt vàng nano chứa nhiều hy vọng để chữa trị ung thư
nhưng chúng cực độc khi chích vào chuột thí nghiệm ở liều lượng cao”.
Ngoài ra, ông cho rằng kích thước của hạt nano cũng rất quan trọng và ông
không rõ những hạt nano vàng trong kem dưỡng da có đúng cỡ để thẩm thấu
qua da hay không. Giáo sư Mostafa El-Sayed của Viện kỹ thuật Georgia là
một chuyên gia về nghiên cứu vàng cho điều trị ung thư cũng đồng ý. Ông
cho rằng liên kết giữa vàng để chống ung thư và vàng để chống nếp nhăn là
rất lố bịch. Ông nói, “Cách vàng tiêu diệt tế bào ung thư là hạt vàng nano đi
thẳng vào tế bào ung thư chứ không phải tế bào khỏe mạnh”. Mặc dù giới
nghiên cứu khoa học và y khoa không đồng tình với việc sử dụng vàng để
dưỡng da, các khách hàng ở Mỹ vẫn đến quầy của La Prairie và Chantecaille
để mua kem dưỡng da có chứa vàng. Những sản phẩm này được giới thượng
lưu của Mỹ ưa chuộng đến nỗi tạp chí Forbes đã đưa chúng vào danh sách bí
kíp làm đẹp của các chị em nhà giàu Hoa Kì. Lý do duy nhất của họ là
những sản phẩm này có tác dụng, mặc dù tác dụng đó có thể do vô vàn các
thành phần khác tạo nên. Vì thế, có thể nói các sản phẩm dưỡng da bằng
vàng không phải dành cho mọi người. Đối với những ai bị dị ứng do tiếp xúc
với vàng, việc sử dụng kim loại quý này để dưỡng da có hại nhiều hơn lợi.
Chỉ có tác dụng tâm lý
Theo những tài liệu mà PGS. TS. Nguyễn Hoài Nam có được, việc sử dụng
vàng trong mỹ phẩm, nhất là đắp mặt nạ bằng vàng chỉ có tác dụng về tâm
lý, vì vàng thực sự là kim loại nên không thể hấp thu qua da được. Tuy
nhiên, hiện nay vẫn có nhiều phụ nữ chạy theo xu hướng làm đẹp bằng vàng.
Bên cạnh lý do họ có kinh tế khá giả, còn do các thông tin không chính
thống và tràn lan trên mạng. Việc quá ư dễ dãi của các cơ quan chức năng
trong việc cho phép quảng cáo cũng là một nguyên nhân gây nên những sự
ngộ nhận nói trên.
Thực tế có nhiều người cảm thấy làn da của mình tươi sáng hơn sau khi đắp
mặt nạ vàng, đó là do quá trình làm đẹp bằng vàng được khởi đầu với việc
làm sạch da mặt, tẩy da chết và massage bằng dược liệu thiên nhiên nên có
tác dụng nhất định trong việc tái tạo da. Do đó, tác dụng thật sự là do chất
khác chứ không phải do vàng. Đắp mặt nạ bằng vàng được cảnh báo là sẽ
gây tốn kém về kinh tế. Đến nay, vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào bị ngộ
độc vàng nên chị em vẫn “mê” sử dụng vàng để làm mỹ phẩm. Nhưng việc
này chỉ làm mất thời gian và tạo ra niềm hy vọng hão huyền cho người sử
dụng.
Không bổ sung chất chống lão hóa
Ngoài xu hướng làm đẹp bằng cách đắp mặt nạ, gần đây nhiều người còn
truyền tai nhau cách làm đẹp từ bên trong cũng có liên quan đến vàng, đó là
ăn các loại thức ăn có chứa vàng hoặc uống rượu có ngâm vàng với mong
muốn kéo dài sự tươi trẻ. Trên thị trường hiện có hơn chục thương hiệu
rượu, chủ yếu nhập khẩu, được quảng cáo có pha bột vàng, hoặc vụn vàng.
Nhiều loại rượu nổi tiếng của các nước như: vodka, sake cũng được bổ
sung vàng rồi bán với giá từ 1,5 triệu đến cả chục triệu đồng một chai. Theo
thông tin từ người từng ăn (uống) vàng, trước khi cho vào rượu, vàng được
nghiền ra thành bột, hoặc được dát ra thành những vảy vàng nhỏ.
Tuy nhiên, PGS. TS. Nguyễn Hoài Nam cho rằng, vàng không nằm trong
danh sách các vi khoáng chất bổ sung dinh dưỡng hay chất chống lão hóa
cho cơ thể. Vì thế, món ăn trộn vàng hay thức uống pha vàng không thể giúp
cơ thể tươi trẻ lên được. Những hạt vàng ở dạng bụi hoặc vảy nhỏ được đưa
vào cơ thể sẽ bám vào dạ dày, nhưng sau đó cũng được đào thải ra ngoài
theo cơ chế tiêu hóa, nên hoàn toàn không có tác dụng làm trẻ hóa da hay
tăng cường sinh lực, bồi bổ sức khỏe như nhiều lời quảng cáo
Hiện nay, tất cả tài liệu khoa học có giá trị trên thế giới cũng như trong nước
chưa có nghiên cứu nào đề cập đến công dụng của vàng trong việc chống lão
hóa, duy trì nét thanh xuân cho con người. Do đó, việc một số người ăn
vàng, cho vàng vào ngâm rượu hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Vàng
thực chất không có chút tác dụng nào về y tế, thẩm mỹ hay sức khỏe. Kim
loại này dù không có lợi, nhưng cũng không gây tác hại cho cơ thể con
người vì khi được hấp thụ vào cơ thể, vàng ở dạng trơ nên khó có thể chuyển
hóa thành chất độc hại.