Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 178-190
Trường Đại học Cần Thơ
ẢNH HƯỞNG CỦA CHO ĂN GIÁN ĐOẠN VÀ LUÂN
PHIÊN LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG THỨC ĂN CỦA CÁ TRA (Pangasianodon
hypophthalmus)
1
2
2
Dương Hải Toàn , Lý Tiểu Mi và Nguyễn Thanh Phương
ABSTRACT
Manufactured pelleted feed has been popularly used in striped (tra) catfish
(Pangasianodon hypophthalmus) farming. The feed cost shared about 80% of
total production cost. The study on optimal feeding methods for improving feed
utilization was conducted with fingerling sized fish (23-27 g/fish). The study
comprised of two experiments including restricted feeding and alternative
feeding of different protein pellets. These experiments were conducted in 500 L
tank for 90 days. The growth rate and feed conversion ratio of fish fed 7 days
and starved 3 days was the best. The growth rate and feed conversion ratio of
fish fed a feeding regime of 7 days with 30% protein pellet and 3 days with
18% protein pellet were not significantly different if compared to fish fed only
30% protein pellet. These results are applicable in the pond culture conditions.
Keywords: striped catfish, alternative feeding, restricted feeding.
Title: Effects of restricted and alternative feeding methods on the growth of
the striped catfish (Pangasianodon hypophthalmus) fingerlings
TÓM TẮT
Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) hiện được nuôi chủ yếu bằng thức ăn
viên công nghiệp và chi phí thức ăn chiếm hơn 80% tổng chi phí sản xuất.
Nghiên cứu phương pháp cho ăn tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức
ăn được tiến hành trên cá cỡ giống (23-27 g/con) với hai thí nghiệm là (i) cho
cá ăn gián đoạn; và (ii) cho ăn luân phiên thức ăn đạm cao và thấp trong bể
500 L với thời gian thí nghiệm là 90 ngày. Sinh trưởng và hệ số thức ăn của cá
cho ăn 7 ngày và gián đoạn 3 ngày là tốt nhất. Sinh trưởng cá cho ăn 7 ngày
thức ăn 30% đạm và 3 hoặc 5 ngày thức ăn 18% đạm khác biệt không có ý
nghĩa với cá cho ăn hằng ngày thức ăn 30% đạm; và hệ số thức ăn của cá
được cho ăn 7 ngày 30% đạm và 3 ngày 18% đạm khác biệt khơng có ý nghĩa
thống kê so với cá cho ăn liên tục thức ăn 30% đạm (P>0,05). Những kết quả
1
2
Khoa Nông nghiệp, Đại học Bạc Liêu
Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ
178
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 178-190
Trường Đại học Cần Thơ
này có thể thử nghiệm vào điều kiện ao nuôi để cải thiện hiệu quả sử dụng thức
ăn và giảm chi phí sản xuất.
Từ khóa: cá tra, ăn gián đoạn, ăn luân phiên
1 GIỚI THIỆU
Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) hiện là một đối tượng được nuôi phổ
biến ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Theo Viện Kinh tế và Qui hoạch
Thủy sản (2009) thì diện tích ni cá tra ở ĐBSCL năm 2008 là 5.300 ha đạt
sản lượng 1,2 triệu tấn. Nghề nuôi cá tra đang tiếp tục phát triển nhưng hệ số
thức ăn ngày có xu hướng gia tăng làm tăng giá thành sản xuất từ đó giảm hiệu
quả kinh tế. Theo Lam et al., (2009) thì hệ số thức ăn trong ni cá tra dao
động từ 1,0 đến 3,0 và trung bình là 1,69. Trong ni cá tra chi phí thức ăn
chiếm hơn 80% tổng chi phí (Phuong và Oanh 2009), vì thế cải tiến hiệu quả
sử dụng thức ăn của cá vừa có ý nghĩa giảm chi phí thức ăn vừa giảm chất thải
vào mơi trường. Có nhiều phương pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn
đã được nghiên cứu trên thế giới. Li et al., (2005) thấy rằng ở cá nheo Mỹ
(Ictalurus punctatus) nếu cho ăn các chế độ cho ăn gián đoạn khác nhau thì
thấy hệ số thức ăn (FCR) thấp nhất khi cá được cho ăn gián đoạn hai ngày mỗi
tuần. Robinson et al., (1995) và Jarboe & Grant (1997) thì thấy thời gian cho
ăn và số lần cho ăn không ảnh hưởng đến tăng trưởng, hệ số thức ăn (FCR) và
tỉ lệ sống của cá nheo Mỹ. Bên cạnh đó, Sevgili et al. (2006) cho biết tăng
trưởng của cá hồi (Oncorhynchus mykiss) khi cho cá ăn luân phiên hai loại thức
ăn là một ngày đạm thấp (28,1%) với ba ngày đạm cao (49,9%) khác biệt
khơng có ý nghĩa về tăng trưởng giữa các nghiệm thức. Những nghiên cứu nêu
trên đều cho thấy khi cho cá ăn gián đoạn hay luân phiên thức ăn có hàm lượng
đạm khác nhau cho hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn. Nghiên cứu “Ảnh hưởng
của phương pháp cho ăn đến tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá
tra (Pangasianodon hypophthalmus)” góp phần tìm ra giải pháp cho cá ăn thích
hợp nhất để nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn và qua đó hạn chế tác động mơi
trường.
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 03/2009 đến 09/2009 tại Khoa Thủy sản,
Trường Đại học Cần Thơ.
2.2 Bố trí thí nghiệm
Nghiên cứu gồm hai thí nghiệm độc lập nhau. Thí nghiệm thứ nhất so sánh
tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn khi cho cá ăn gián đoạn khác nhau.
Thí nghiệm này được tiến hành gồm 4 nghiệm thức và 3 lần lặp lại cho mỗi
nghiệm thức gồm (i) cho cá được cho ăn liên tục; (ii) cho cá ăn 7 ngày và
179
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 178-190
Trường Đại học Cần Thơ
ngừng 2 ngày; (iii) cho ăn 7 ngày và ngừng 3 ngày; và (iv) cho cá ăn 7 ngày và
ngừng 4 ngày. Thí nghiệm thứ hai so sánh tăng trưởng và hiệu quả sử dụng
thức ăn của cá được cho ăn với luân phiên hàm lượng đạm khác nhau. Thí
nghiệm này gồm 5 nghiệm thức và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần gồm
nghiệm thức cho cá ăn liên tục thức ăn 30% đạm; cho cá ăn liên tục thức ăn
18% đạm; cho cá ăn 7 ngày thức ăn 30% đạm và 3 ngày 18% đạm; cho cá ăn 7
ngày 30% đạm và 5 ngày 18% đạm; và cho cá ăn 7 ngày 30% đạm và 7 ngày
18% đạm. Hai thí nghiệm đều tiến hành trong bể 500 L, sục khí và nước chảy
tràn. Cá thí nghiệm có kích cỡ 20-30 g/con và mật độ thí nghiệm là 50 con/bể.
2.3 Quản lý và cho ăn
Khi bắt đầu thí nghiệm cho cá ăn 5% khối lượng thân và cho ăn 2 lần/ngày (8
và 16 giờ) bằng thức ăn viên nổi có hàm lượng đạm là 30% và 18% đạm (Bảng
1) tùy theo thí nghiệm. Lượng thức ăn sau đó được điều chỉnh cho phù hợp với
khẩu phần ăn của cá ở những lần cho ăn tiếp theo. Lượng thức ăn cá sử dụng
được ghi nhận hằng ngày bằng cách xác định lượng thức ăn cho cá ăn và lượng
thức ăn thừa sau một giờ cho ăn. Thức ăn thừa được vớt ra khỏi bể và đếm số
viên thức ăn để xác định tổng lượng thức ăn thừa dựa vào khối lượng bình
quân của viên thức ăn. Khối lượng bình quân của viên thức ăn được xác định
bằng cách cân 30-50 viên thức ăn khơ để tính ra khối lượng trung bình của một
viên thức ăn. Tổng thức ăn trong thời gian thí nghiệm là lượng thức ăn cộng
dồn theo ngày. Thức ăn được dùng trong thí nghiệm là thức ăn của công ty
Cargill.
Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm
Thành phần dinh dưỡng (%)
Độ ẩm
Đạm thô
Béo thô
Tro
Xơ
NFE
Thức ăn 30% đạm
11,0
30,1
2,51
2,52
2,43
51,6
Thức ăn 18% đạm
11,2
17,9
10,7
11,7
4,23
44,2
2.4 Thu mẫu môi trường và mẫu cá
Các yếu tố nhiệt độ, oxy hòa tan, pH được ghi nhận vào buổi sáng và buổi
chiều (trước khi tiến hành cho nước chảy) 7 ngày/lần trong suốt q trình thí
nghiệm. Ghi nhận bổ sung các yếu tố này khi thấy bể cá trong bể thí nghiệm có
dấu hiệu bất thường.
Trước khi thí nghiệm cân tổng số cá cho vào từng bể và đếm số lượng để tính
khối lượng trung bình của một cá. Hàng tháng thu mẫu tăng trưởng bằng cách
180
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 178-190
Trường Đại học Cần Thơ
cân tổng khối lượng ngẫu nhiên của 15-20 cá trong bể để xác định khối lượng
cá trung bình cá thể. Cuối thí nghiệm chọn cân ngẫu nhiên 15 cá để xác định
khối lượng trung bình cá thể sau thí nghiệm. Cá được cân bằng cân điện tử có
độ chính xác là một số lẻ. Ngồi ra, trước khi thí nghiệm lấy ngẫu nhiên 10 cá
của đàn cá thí nghiệm và cuối thí nghiệm lấy ngẫu nhiên 10 con cá mỗi bể để
phân tích thành phần hóa học. Mẫu cá được giữ đông ở nhiệt độ -20oC đến khi
phân tích.
2.5 Phân tích mẫu và xử lý số liệu
Các chỉ tiêu về ẩm độ, đạm, béo và tro được xác định theo phương pháp
AOAC (2000). Tỷ lệ sống (SR), khối lượng cá ban đầu (Wi), khối lượng cuối
(Wf), tăng trưởng tuyệt đối (DWG, g/ngày) được tính tốn dựa vào kết quả thu
mẫu cuối thí nghiệm; hệ số thức ăn (FCR) và hiệu quả sử dụng đạm (PER)
được tính dựa trên lượng thức ăn sử dụng trong thời gian thí nghiệm và khối
lượng cá sau thí nghiệm. Tất cả số liệu được tính tốn trung bình, sai số chuẩn
(SE) bằng chương trình excel phiên bản 5.0. So sánh trung bình giữa các
nghiệm thức dựa vào phương pháp ANOVA và phép thử DUCAN ở mức ý
nghĩa α=0,05 sử dụng phần mềm SPSS.
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Ảnh hưởng của cho ăn gián đoạn lên tăng trường, tỉ lệ sống và hiệu
quả sử dụng thức ăn của cá sau 90 ngày nuôi
3.1.1 Tỷ lệ sống và tăng trưởng
Tỷ lệ sống của cá tra sau 90 ngày thí nghiệm là khá cao, dao động trong
khoảng 93,33 - 99,33% ở các nghiệm thức. Phân tích thống kê cho thấy tỷ lệ
sống của cá giữa các nghiệm thức khác biệt khơng có ý nghĩa (p>0,05). Như
vây, phương pháp cho cá ăn trong thí nghiệm không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống
của cá.
Bảng 2: Các chỉ tiêu về sinh trưởng của cá khi cho ăn gián đoạn
Nghiệm thức
Cho ăn liên tục (đối chứng)
Tỉ lệ sống (%)
93,3±6.67a
Wf (g)
65,1±3,43b
DWG (g/ngày)
0,46±0,04b
Cho ăn 7 ngày+ngừng 2 ngày
88,7±3.71a
58,4±0,96ab
0,37±0,01ab
Cho ăn 7 ngày+ngừng 3 ngày
Cho ăn 7 ngày+ngừng 4 ngày
99,3±0.67a
98,7±0.67a
67,1±2,77b
52,5±3,40a
0,47±0.03b
0,30±0,04a
Giá trị thể hiện là số trung bình ± sai số chuẩn. Các số liệu cùng nằm trong một cột có mang chữ cái
giống nhau thì sai khác khơng có ý nghĩa p>0,05
Khối lượng trung bình của cá khi bắt đầu thí nghiệm khác biệt khơng có ý
nghĩa thống kê (p>0,05). Tuy nhiên, sau 90 ngày ni thì về sinh trưởng khối
181
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 178-190
Trường Đại học Cần Thơ
lượng cuối (Wf)và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (DWG) ở nghiệm thức cá được
cho ăn 7 ngày và ngừng 3 ngày tốt nhất và khác biệt khơng có ý nghĩa (p>0,05)
với cá được cho ăn liên tục (Bảng 2). Như vậy, chế độ cho cá tra ăn gián đoạn
có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của cá.
Hình 1 cho thấy được tăng trọng của cá ở nghiệm thức cho ăn liên tục trong 30
ngày đầu cao hơn so với các nghiệm thức khác nhưng sau 60 ngày thì tốc độ
tăng trưởng tương đương với nghiệm thức cho ăn 7 ngày và ngừng 3 ngày và
khác biệt khơng có ý nghĩa với các nghiệm thức còn lại (p>0,05). Sự phục hồi
tăng trưởng của cá càng thể hiện rõ hơn vào thời điểm 90 ngày thí nghiệm, tăng
trưởng của cá ở nghiệm thức cho ăn 7 ngày và ngừng 3 ngày cao nhất là (39,8
g/con), cao hơn cả nghiệm thức cá được cho ăn liên tục và có sự khác biệt có ý
nghĩa (p<0,05) với nghiệm thức cho ăn 7 ngày và ngừng 4 ngày (25,05 g/con).
Tuy nhiên, tăng trưởng giữa nghiệm thức cho ăn 7 ngày và ngừng 2 ngày và
nghiệm thức 7 ngày và ngừng 4 ngày khác biệt khơng có ý nghĩa (p>0,05).
70
Ăn liên tục
7 ngày + ngừng 2 ngày
7 ngày + ngừng 3 ngày
7 ngày + ngừng 4 ngày
Khối lượng trung bình (g/con)
65
60
55
50
45
40
35
30
25
20
1
30
60
90
Thời gian thí nghiệm (ngày)
Hình 1: Tăng trọng của cá tra sau 90 ngày thí nghiệm khi cho cá ăn gián đoạn
thức ăn
3.1.2 Hệ số thức ăn (FCR) và hiệu quả sử dụng đạm (PER)
Hệ số thức ăn (FCR) của cá trong thí nghiệm cao nhất ở nghiệm thức cho ăn 7
ngày và ngừng 2 ngày (1,68) và thấp nhất ở nghiệm thức 7 ngày và ngừng 3
ngày (1,32) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với 3 nghiệm thức còn lại
(Bảng 3). Bênh cạnh, hiệu quả sử dụng đạm PER ở nghiệm thức 7 ngày và
182
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 178-190
Trường Đại học Cần Thơ
ngừng 3 ngày cao nhất (2,53) do có hệ số thức ăn thấp nhất và khác biệt có ý
nghĩa (p<0,05) với các nghiệm thức cịn lại (Bảng 3).
Bảng 3: Hệ số thức ăn (FCR), hiệu quả sử dụng protein (PER)
Nghiệm thức
FCR
PER
Cho ăn liên tục (đối chứng)
1,62±0,08a
2,07±0,11a
Cho ăn 7 ngày+ngừng 2 ngày
1,68±0,02a
1,99±0,02a
Cho ăn 7 ngày+ngừng 3 ngày
1,32±0,04b
2,53±0,08b
Cho ăn 7 ngày+ngừng 4 ngày
1,64±0,10a
2,05±0,13a
Giá trị thể hiện là số trung bình ± sai số chuẩn. Các số liệu cùng nằm trong một cột có mang chữ cái
giống nhau thì sai khác khơng có ý nghĩa p>0,05
3.1.3 Thành phần sinh hóa của cá tra sau thí nghiệm
Hàm lượng chất đạm cao nhất ở nghiệm thức ngừng 2 ngày (14,7%) và thấp
nhất ở nghiệm thức ngừng 4 ngày (12,9%) và có khuynh hướng giảm dần khi
thời gian bỏ đói kéo dài. Kết quả phân tích thống kê cho thấy hàm lượng chất
đạm trong cơ thể cá ở nghiệm thức ngừng 2 ngày cao hơn và khác biệt
(p<0,05) so với nghiệm thức ngừng 3 và 4 ngày (Bảng 4) .Nhìn chung, thành
phần hóa học như đạm, ẩm độ, chất béo, tro của cá tra sau thí nghiệm ở các
nghiệm thức cho ăn gián đoạn khác biệt khơng có ý nghĩa (p>0,05) với nghiệm
thức cá được cho ăn liên tục.
Bảng 4: Thành phần hóa học của cơ thể cá sau thí nghiệm (tính theo % khối
lượng tươi)
Nghiệm thức
Cho ăn liên tục (đối chứng)
Ẩm độ (%)
75,73±0,58
a
Đạm (%) Chất béo(%)
14,05±0,41
a
6,62±0,19
b
Tro (%)
4.10±0.19a
Cho ăn 7 ngày+ngừng 2 ngày 75,05±0,69ab 14,70±0,51ac
6,75±0,22b 4.04±0.33a
Cho ăn 7 ngày+ngừng 3 ngày
75,48±0,53a 13,44±0,49ab
6,05±0,15a 4.32±0,56a
Cho ăn 7 ngày+ngừng 4 ngày
76,99±0,87ac 12,96±0,87ab
6,07±0,19a 3.69±0.29a
Giá trị thể hiện là số trung bình ± sai số chuẩn. Các số liệu cùng nằm trong một cột có mang chữ cái
giống nhau thì sai khác khơng có ý nghĩa (p>0,05)
3.2 So sánh tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá cho ăn thức
ăn hàm lượng đạm khác nhau
3.2.1 Tỷ lệ sống và tăng trưởng
Trong thời gian thí nghiệm các yếu tố môi trường tương đối ổn định và khơng
có sự chênh lệch lớn giữa các nghiệm thức. Nhiệt độ trung bình giữa các
nghiệm thức dao động từ 26,8-28,7oC, oxy hòa tan 6,00-6,57 ppm và pH 8,098,37 đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá
183
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 178-190
Trường Đại học Cần Thơ
(Boyd et al., 1992). Tỷ lệ sống trung bình của cá ở các nghiệm thức từ 90,7 97,3%, và khác biệt khơng có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (p>0,05). Như
vậy, phương pháp cho cá tra ăn luân phiên thức ăn có thành phần đạm khác
nhau không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá.
55
30% đạm (liên tục)
18% đạm (liên tục)
Tăng trưởng trung bình (g/con)
50
7 ngày 30% + 3 ngày 18%
7 ngày 30% + 5 ngày 18%
45
7 ngày 30% + 7 ngày 18%
40
35
30
25
20
1
30
60
90
Thời gian thí nghiệm (ngày)
Hình 2: Tăng trọng của cá tra cho ăn luân phiên thức ăn có hàm lượng đạm cao
và thấp
Tốc độ tăng trưởng theo ngày của cá được cho ăn theo chu kỳ luân phiên 7
ngày 30% và 3 ngày 18% đạm, 7 ngày 30% và 5 ngày 18% đạm khác biệt
khơng có ý nghĩa (p>0,05) với cá được cho ăn liên tục thức ăn 30% đạm (Bảng
4). Hình 2 cho thấy tăng trưởng của cá ở nghiệm thức cho ăn 7 ngày 30% và 5
ngày 18% đạm có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với các nghiệm thức khác sau
30 ngày thí nghiệm. Tuy nhiên, sau 60 ngày thí nghiệm tăng trưởng của cá ở
nghiệm thức cho ăn 3 ngày 18% đạm là cao nhất và thấp nhất ở nghiệm thức cá
được cho ăn thức ăn 18% đạm liên tục và bắt đầu có sự khác biệt với các
nghiệm thức khác. Sự khác biệt càng thể hiện rõ hơn lúc 90 ngày, cá được cho
ăn thức ăn 18% đạm liên tục có tốc độ tăng trưởng thấp nhất và khác biệt với
tất cả các nghiệm thức, tăng trưởng cao nhất ở nghiệm thức cho ăn liên tục
thức ăn 30% đạm nhưng khác biệt khơng có ý nghĩa với nghiệm thức cho ăn 3
ngày 18% đạm và 5 ngày 18% đạm (p>0,05).
184
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 178-190
Trường Đại học Cần Thơ
Bảng 4: Các chỉ tiêu về sinh trưởng của cá khi cho ăn luân phiên thức ăn có hàm
lượng đạm khác nhau
Nghiệm thức
Tỉ lệ sống(%)
a
Wf (g)
48,4±2,57
DWG (g/ngày)
c
0,28±0,02c
30% đạm (liên tục)
97,3±1,76
18% đạm (liên tục)
92,7±2,40a
38,4±1,70a
0,17±0,01c
7 ngày 30%+3 ngày 18%
90,7±5,46a
48,3±1,58c
0,28±0,01c
7 ngày 30%+5 ngày 18%
93,3±2,40a
48,2±4,32c
0,27±0,02cb
7 ngày 30%+7 ngày 18%
92,0±0,00a
43,6±0,82b
0,23±0,01b
Giá trị thể hiện là số trung bình ± sai số chuẩn. Các số liệu cùng nằm trong một cột có mang chữ cái
giống nhau thì sai khác khơng có ý nghĩa (p>0,05)
3.2.2 Hệ số thức ăn (FCR) và hiệu quả sử dụng đạm (PFR)
FCR của cá trong thí nghiệm tương đối cao (1,84-3,13), hệ số thức ăn có xu
hướng gia tăng theo số ngày sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm thấp. Kết quả
phân tích thống kê cho thấy cá được cho ăn 7 ngày 30% và 3 ngày 18% đạm
khác biệt khơng có ý nghĩa (p<0,05) với cá được cho ăn thức ăn 30% đạm liên
tục (Bảng 5). Kết quả phân tích thống kê cho thấy hiệu quả sử dụng đạm giữa
các nghiệm thức cá được cho ăn luân phiên thức ăn có hàm lượng đạm khác
nhau thì khác biệt khơng có ý nghĩa với nghiệm thức ăn liên tục thức ăn 30%
đạm (p>0,05). PER dao động trong khoảng 1,79 đến 2,02 ở nghiệm thức cho
ăn 7 ngày 30% và 3 ngày 18% đạm cho hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất.
Bảng 5: Hệ số thức ăn (FCR) và hiệu quả sử dụng đạm (PFR)
Nghiệm Thức
30% đạm (liên tục)
FCR
1,84±0,04a
FER
1,82±0,04a
18% đạm (liên tục)
3,13±0,19c
1,79±0,12ab
7 ngày 30%+3 ngày 18%
1,91±0,04a
2,02±0,05ac
7 ngày 30%+5 ngày 18%
2,24±0,06b
1,79±0,04ab
7 ngày 30%+7 ngày 18%
2,34±0,06b
1,80±0,05ab
Giá trị thể hiện là số trung bình ± sai số chuẩn. Các số liệu cùng nằm trong một cột có mang chữ cái
giống nhau thì sai khác khơng có ý nghĩa p>0,05
3.2.3 Thành phần sinh hóa của cá tra sau thí nghiệm
Kết quả phân tích cho thấy thành phần đạm, tro, ẩm độ khác nhau khơng có ý
nghĩa giữa các nghiệm thức (p<0,05). Hàm lượng béo thấp nhất ở nghiệm thức
cá được cho ăn 18% đạm liên tục (12,1%) (Bảng 6). Nhìn chung, cá được cho
ăn thức ăn có hàm lượng đạm thấp thì hàm lượng chất béo của cá cũng thấp.
185
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 178-190
Trường Đại học Cần Thơ
Bảng 6: Thành phần hóa học của cơ thể cá sau thí nghiệm (tính theo % khối
lượng tươi)
Nghiệm thức
30% đạm (liên tục)
Ẩm Độ
71,2±0,73a
Tro
Chất béo
5,44±0,19a 13,9±0,39ab
Đạm
13,2±0,94a
18% đạm (liên tục)
72,4±0,49a
5,26±0,35a
12,8±0,34b
12,1±0,24a
7 ngày 30%+3 ngày 18%
73,1±0,77a
5,74±0,46a
14,2±0,48a
12,2±0,56a
7 ngày 30%+5 ngày 18%
70,8±1,03a
6,06±0,35a
14,1±0,44a
13,9±0,78a
7 ngày 30%+7 ngày 18%
71,2±1,04a
5,46±0,40a
14,2±0,51a
12,3±0,29a
Giá trị thể hiện là số trung bình ± sai số chuẩn. Các số liệu cùng nằm trong một cột có mang chữ cái
giống nhau thì sai khác khơng có ý nghĩa p>0,05
Sau khi bỏ đói hoặc hạn chế cho ăn cho thì tăng trưởng của cá nhanh hơn khi
cho cá ăn liên hay khi cho cá ăn đầy đủ lại (Quinton và Blake 1990). Sự phục
hồi tăng trưởng của cá có thể ảnh hưởng bởi những nhân tố như lồi, giới tính,
tuổi, giai đoạn phát triển, thay đổi khẩu phần ăn và sự gián đoạn thức ăn
(Jobling et al., 1994). Theo Gaylord và Gatlin (2001) thì với chu kỳ cho ăn 3
ngày gián đoạn sau đó cá được cho ăn trở lại theo nhu cầu 11 ngày thì sau 6
tuần thí nghiệm tăng trọng của cá nheo Mỹ (Ictalurus punctatus) giai đoạn
giống khác nhau khơng có ý nghĩa nếu so sánh với cá được cho ăn hằng ngày
theo nhu cầu. Tian và Qin (2004) thấy rằng tăng trưởng bù chỉ xảy ra khi cá
vừa trải qua quá trình gián đoạn thức ăn, với những cá ngừng cho ăn trong một
thời gian dài thì chỉ một phần tăng trưởng bù đạt được. Nghiên cứu trên loài cá
chẽm cho thấy khi cá được cho ăn 50% và 70% so với nhu cầu của cá thì tăng
trưởng bắt kịp so với cá được cho ăn theo nhu cầu, nhưng cá cho ăn 0% và
25% nhu cầu thì khơng thể bù được. Các tác giả giả thuyết rằng khối lượng của
cá giảm xuống dưới 60% so với cá đối chứng trong thời gian khơng được cho
ăn thì tăng trưởng bù hồn tồn khơng thể xảy ra. Trong thí nghiệm này, cá
được cho ăn 7 ngày và ngừng 4 ngày tăng trưởng bù không bắt kịp cá được cho
ăn liên tục.
Theo Robinson và Rushing (1994) và Li et al., (2004) thì FCR thấp hơn ở cá
ni trong ao có cho ăn gián đoạn, cá được cho ăn gián đoạn 2 ngày/tuần có
hiệu quả chuyển đổi thức ăn tốt hơn cá được cho ăn hàng ngày. Li và Edwin
(2006) nhận thấy cá nheo Mỹ (Ictalurus punctatus) cho ăn 5 hoặc 6 ngày trong
tuần (không cho ăn 1 ngày hoặc 2 ngày cuối tuần) thì FCR giảm 4,8-7,9%, góp
phần giảm chi phí lao động và việc quản lý cho ăn nhẹ nhàng hơn từ 3,3-6,9%
so với cá được cho ăn hàng ngày, nhưng quan trọng nhất là giảm chi phí sản
xuất. Hiệu quả sử dụng đạm của cá được cải thiện nhờ vào sự tăng trưởng bù
đã được chứng minh ở một số nghiên cứu của Quinton và Blake (1990) và Foss
và Imsland (2002). Trong nghiên cứu Foss et al., (2009) thì hiệu quả sử dụng
thức ăn và hệ số thức ăn được xác định qua hai giai đoạn của cá Atlantic
186
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 178-190
Trường Đại học Cần Thơ
halibut cho ăn theo chu kỳ 5 ngày không cho ăn và 10 ngày cho ăn thì hiệu quả
sử dụng thức ăn cao hơn 40% so với cá được cho ăn bình thường.
Kết quả được nghiên cứu trên cá nheo Mỹ của Quinton và Blake (1990) và
Wang et al., (2000) thì với chế độ cho cá ăn gián đoạn theo chu kỳ khơng có
nhiều thay đổi về thành phần cơ thể của cá. Theo Wang et al., (2008) thì cá rơ
phi (Oreochromis niloticus) khác biệt khơng có ý nghĩa về thành phần hóa học
cơ thể giữa các chế độ 1 tuần không cho cá ăn và 2 tuần cho ăn trở lại, 2 tuần
không cho cá ăn và 4 tuần cho ăn trở lại, 4 tuần không cho cá ăn và 8 tuần cho
ăn trở lại so với cá được cho ăn bình thường.
Theo De Silva (2008) thì ở giai đoạn giống cá sử dụng thức ăn 18% đạm từ 1
đến 2 ngày tiếp theo là thức ăn 30% đạm trong 3 ngày cho tăng trưởng tốt nhất
và khác biệt khơng có ý nghĩa so với cá được cho ăn thức ăn 30% đạm hàng
ngày sau 70 ngày thí nghiệm. Đối với cá ở nghiệm thức cá được cho ăn 7 ngày
18% đạm có tăng trưởng thấp hơn nghiệm thức cá ăn liên tục 30% đạm, 3 ngày
18% đạm và 5 ngày 18% đạm có thể do cá sử dụng nguồn đạm thấp trong một
thời gian tương đối dài nên tăng trưởng của cá không bắt kịp cá được cho ăn
bình thường. Giống như nghiên cứu này thì Santiago và Laron (2002) cho thấy
tăng trưởng cá rô phi (Oreochromis niloticus) được cho ăn với khẩu phần một
ngày cho ăn thức ăn 25% đạm và 4 ngày 18% thấp hơn 12% so với cá được
cho ăn 2 ngày thức ăn 25% đạm và 1 ngày thức ăn 18% đạm và thấp hơn 11%
so với cá được cho ăn hàng ngày bằng thức ăn 25% đạm. Theo De Silva (2008)
cho thấy cá rơ phi (Oreochromis niloticus) có tăng trọng, hệ số thức ăn, hiệu
quả sử dụng đạm tốt nhất khi cho ăn 2 ngày thức ăn 18% đạm và 3 ngày 30%
đạm trong thời gian là 70 ngày thí nghiệm. Theo De Silva (1985) thì khi cá
được cung cấp một chế độ cho ăn đạm cao trong suốt thời gian nuôi sẽ dẫn đến
cá tận dụng hiệu quả sử dụng thức ăn ở một mức độ nào đó, một phần đạm mất
đi do không được cá sử dụng triệt để. Vì thế, áp dụng một lịch trình cho cá ăn
hỗn hợp xen kẽ giữa đạm cao và thấp có thể cải thiện được hiệu quả sử dụng
thức ăn. Theo Hashim (1994) thì cho cá lóc (Channa striata) ăn với 3 loại thức
ăn có hàm lượng đạm khác nhau thì thấy cá cho ăn thức ăn 35% đạm cho hiệu
quả sử dụng đạm tốt nhất, nhưng khác nhau không có ý nghĩa giữa cá được cho
ăn thức ăn 30% đạm liên tục và cá được cho ăn một ngày thức ăn 30% đạm
tiếp theo 2 ngày thức ăn 40% đạm.
Ali et al., (2005) cho rằng hàm lượng chất béo trong cá cao hơn khi cá được
cho ăn thức ăn có hàm lượng đạm cao. Theo Sevgili et al., (2006) thì hàm
lượng chất béo thấp nhất ở cá cho ăn thức ăn có hàm lượng đạm thấp hàng
ngày. Các nghiên cứu trên cá chép (Nandeesha et al., 2002), cá rô phi (Patel et
al., 2003) và cá hồi (Oncorhynchus mykiss) (Sevgili et al., 2006) cũng cho thấy
khơng có sự khác biệt về thành phần chất đạm của cá sau thí nghiệm khi cho cá
ăn luân phiên thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau so với cá được cho ăn thức
ăn có hàm lượng đạm cao.
187
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 178-190
Trường Đại học Cần Thơ
4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
- Cá tra có thể tăng trưởng bù sau khi khơng cho ăn, cá cho ăn 7 ngày và
ngừng 3 ngày cho kết quả tăng trưởng, hệ số thức ăn và hiệu quả sử
dụng thức ăn tốt nhất.
- Có thể giảm chi phí thức ăn khi cá tra được cho ăn luân phiên thức ăn
có hàm lượng đạm khác nhau 7 ngày 30% và 3 ngày 18% đạm.
- Các phương pháp cho cá tra ăn gián đoạn và luân phiên thức ăn đạm
khác nhau có thể ứng dụng thử nghiệm trong điều kiện ao nuôi để kiểm
chứng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ali, M.Z., M.A. Hossain and M.A. Mazid(2005). Effect of mixed feeding
schedules with varying dietary protein levels on the growth of sutchi catfish,
Pangasius hypophthalmus (Sauvage) with silver carp, Hypophthalmichthys
molitrix (Valenciennes) in ponds. Aquaculture Research, 36: 627-634.
AOAC (2000). Official Methods of Analysis. Association of Official Analytical
Chemists.
Arlington. VA.
De Silva. S. S. (2008). Performance of Oreochromis niloticus (L.) fry maintained
on mixed feeding schedules of differing protein content. Aquaculture
Research, 16(4): 331-340.
Foss, A. and Imsland, A.K. (2002). Compensatory growth in the spotted wol⁄sh
Anarhichas minor (Olafsen) after a period of limited oxygen supply.
Aquaculture Research, (33): 1097-1101.
Foss. A, A.K. Imsland, E.Vikingstad, S.O. Stefansson, Birgitta Norberg, Skjalg
Pedersen, Trond Sandvik and Bjorn Roth (2009). Compensatory growth in
Atlantic halibut: Effect of starvation and subsequent feeding on growth,
maturation, feed utilization and flesh quality. Aquaculture, 290 (3-4): 304310.
Gaylord, T.G., D.M. Gatlin (2001). Dietary protein and energy modifications to
maximize compensatory growth of channel catfish (Ictalurus punctatus).
Aquaculture, (194): 337-348.
Guangbing Wu, I. Patrick Saoud, ChristianMiller, and D. Allen Davis (2004).
Department of Fisheries and Allied Aquacultures, Swingle Hall 203, Auburn
University, Auburn, AL 36849-5419. Journal of Applied Aquaculture, Vol.
15(3/4).
Hashim, R. (2005). Effect of mixed feeding schedules with varying dietary protein
content on the growth performance of channa Striata fry. Asian fisheries
science 7 (1994): 149-155.
188
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 178-190
Trường Đại học Cần Thơ
Jarboe, H.H and W.J. Grant (1997). The influence of feeding time and frequency
on the growth, survival, feeding conversion and body composition of channel
catfish, Ictalurus punctatus, culture in a threetier, closed, recirculating raceway
system. Journal of Appied Aquaculture, 7: 43-52.
Jobling, M., E.H. Jorgensen and S.I. Siikavuopio (1994). The influence of
previous feeding regime on compensatory growth response of maturing and
immature Artic charr, Salvelinus alpinus. Journal of Fish Biology, 43: 409419.
Li, M.H., E.H. Robinson, B.G. Bosworth (2005). Effects of periodic feed
deprivation on growth, feed efficiency, processing yield, and body
composition of channel catfish Ictalurus punctatus. Journal of the World
Aquaculture Society 36 (4): 444-453.
Li. M.H., E.H. Robinson, B.G. Bosworth (2005). Effects of periodic feed
deprivation on growth, feed efficiency, processing yield, and body
composition of channel catfish Ictalurus punctatus. Journal of the World
Aquaculture Society 36 (4) 444-453.
Nandeesha, M.C., B. Gangadhara & J.K Manissery (2002). Further studies on the
use of mixed feeding schedules with plant- and animal-based diets for
common carp Cyprinus carpio (Linnaeus). Aquaculture Research, 33: 11571162.
Patel B.A. and A. Yakupitiyage (2003). Mixed feeding schedules in semiintensive pond culture of Nile tilapia, Oreochromis niloticus L.: is it necessary
to have two diets of differing protein contents. Aquaculture Research, 34:
1343-1352.
Phuong, NT and D.T.H. Oanh (2009). Striped Catfi sh Aquaculture in Vietnam: A
Decade of Unprecedented Development. In: Sena S. De Silva and F. Brian
Davy (eds). Success Stories in Asian Aquaculture. Spinger. pp: 133-150.
Quinton, J.C. and R.W Blake (1990). The effect of feed cycling and ration level
on the compensatory growth response in rainbow trout, Oncorhynchus mykiss.
Journal of Fish Biology, 37: 33-41.
Robinson, E. H. and B. Rushing (1994). Maximum feeding versus aintenance
feeding. The Catfish Journal 8(11):23.
Robinson. E.H., L.S Jackson, M.H. Li, S.K. Kingsbury and C.S. Tucker, 1995.
Effect of time of feeding on growth of channel catfish. Journal of
WorldAquaculture Society 26: 320-322.
Santiago, C.B. & M.A. Laron, 2002. Growth and fry production of Nile tilapia,
Oreochromis niloticus (L.), on different feeding schedules. Aquaculture
Research 33: 129-136.
Sevgili, H, Y. Emre, M. Kanyilmaz, I. Diler, B. Hossu (2006). Effects of mixed
feeding schedules on growth performance, body composition, and nitrogenand phosphorus balance in rainbow trout, Oncorhyn- chus mykiss. Acta
Ichthyol. Piscat, 36 (1): 49.55.
189
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 178-190
Trường Đại học Cần Thơ
Tian, X. and J.G. Qin (2003). A single phase of food deprivation provoked
compensatory growth in barramundi Lates calcarifer. Aquaculture 224: 169179.
Wang, Y, Y. Cui, Y.X. Yang and Cai. F.S. (2000). Compensatory growth in
hybrid tilapia, Oreochromis mossambicus x O. niloticus, reared in seawater.
Aquaculture, 189: 101- 108.
Viện Kinh tế và Qui hoạch Thủy sản (2009). Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy
sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2015, định hướng đến năm
2020. 281 trang.
190