Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Về bản lĩnh xử lý khủng hoảng của lãnh đạo DN ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.49 KB, 3 trang )

Về bản lĩnh xử lý khủng hoảng của lãnh
đạo DN
Tại một đất nước nằm trong vành đai núi lửa và thường xuyên phải hứng
chịu nhiều trận động đất, các công ty tại Nhật Bản hoạt động trong những
lĩnh vực như hàng không, dầu mỏ hay điện lực đều có sự chuẩn bị cho
những tình huống bất trắc. Họ chuẩn bị sẵn các phương án đối phó, thuê
chuyên gia tư vấn và đôi khi cũng diễn tập trước những tình huống đó. Thế
nhưng, khi thảm họa thực sự xảy ra như trận siêu động đất và sóng thần vừa
qua, không ít doanh nghiệp vẫn ở trong tình trạng "chưa sẵn sàng" để vượt
qua thử thách.
Chuyên gia Caroline Sapriel làm việc cho công ty tư vấn khủng hoảng
CS&A, người có nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ tư vấn cho giám đốc điều
hành các công ty tại Nhật Bản, nhận xét: "Rõ ràng nhà quản lý không phải là
các vị chỉ huy quân sự. Họ cũng chỉ là những con người bình thường và
không được đào tạo để xử lý khủng hoảng. Khi thảm họa xảy ra, công tác
quản lý doanh nghiệp không đơn thuần chỉ cần sự đồng thuận mà hơn hết đó
phải là khả năng kiểm soát và ra lệnh dưới những sức ép rất lớn".
Theo bà Sapriel, sự chuẩn bị là tối quan trọng, song nhiều công ty Nhật Bản
vẫn chưa thể lường trước những tình huống tồi tệ nhất. Như trường hợp của
Tokyo Electric Co. (TEPCO) - công ty quản lý nhà máy điện hạt nhân
Fukushima bị sự cố rò rỉ phóng xạ sau thảm họa động đất và sóng thần, Chủ
tịch Masatake Shimizu đã phải nhập viện vài ngày do không chịu nổi sức ép
của các quyết định khó khăn.
Theo nhiều chuyên gia xử lý khủng hoảng, TEPCO hiện đang đối mặt với
một trong những thảm họa doanh nghiệp khủng khiếp nhất, khi sự cố rò rỉ
phóng xạ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người và môi
trường như thảm họa tràn dầu của BP tại Vịnh Mexico hồi năm ngoái.
Nhà tư vấn Eric Dezenhall làm việc cho một công ty tư vấn khủng hoảng có
trụ sở ở Mỹ nhận xét: "Điều đầu tiên mà người ta dễ nhận thấy là hiếm có
quan chức cấp cao nào sẵn sàng trả lời trực tiếp trước các phương tiện truyền
thông đại chúng trong trường hợp xảy ra thảm họa, do lo ngại họ sẽ trở


thành đối tượng đầu tiên bị quy trách nhiệm. Tại một số công ty, chìa khóa
để trở thành giám đốc điều hành là phải tránh đổ lỗi cho cho người khác
hoặc hoàn cảnh khách quan".
Nhắc lại sự cố tràn dầu của BP, chuyên gia Sapriel cho biết Giám đốc điều
hành Tony Hayward đã phải chịu rất nhiều sức ép từ thảm họa này. Ông ta
trở thành tâm điểm của truyền thông đại chúng và buộc phải từ chức sau bức
hình chụp ông đi du thuyền ngay trong thời điểm tồi tệ nhất của thảm họa
tràn dầu. Bà Sapriel nói: "Các công ty thực sự cần một quan chức cấp cao có
khả năng 'đứng mũi chịu sào' và chịu được áp lực công việc".
Còn nhà tư vấn Dezenhall thì cho rằng, trước sức ép của truyền thông đại
chúng, các công ty thường có xu hướng cố gắng giảm nhẹ những ảnh hưởng
tiêu cực của thảm họa, song trên thực tế bản thân họ cũng không chắc về
những gì thực sự đang diễn ra.
Giám đốc công ty quan hệ công chúng BTP Advisers, ông Mark Pursey,
đánh giá: "Đưa ra những thông tin tích cực để xoa dịu công chúng cũng là
một biện pháp, song nó có thể phản tác dụng nếu tình hình trở nên xấu đi.
Trường hợp của BP cũng vậy, tôi cho rằng họ đã phải chịu không chỉ sức ép
từ người dân tại ven Vịnh Mexico mà còn từ các nhà đầu tư đang hoảng
loạn”.

×