Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

(TIỂU LUẬN) tiểu luận đề tài quản trị rủi ro trong hoạt động quảng cáo môn quản trị rủi ro trong doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.69 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài: QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO
MÔN: QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Kim Nam
Lớp học phần: 22D9MAN50201302
Khóa/ Hệ: K46- Đại học chính quy
Sinh viên thực hiện:
1. Nguyễn Thị Thúy
2. Nguyễn Tuyết Nhi
3. Nguyễn Thị Phương Thùy
4. Nguyễn Đình Sơng Hương
5. Nguyễn Huỳnh Đoan Trang


Vĩnh Long, ngày 06 tháng 04 năm 2022


Mục Lục
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU..............................................................................................1
CHƯƠNG II: NỘI DUNG.........................................................................................1
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN...............................................................................................1
1.Khái niệm rủi ro..................................................................................................1
2.Khái niệm quảng cáo..........................................................................................2
3.Các loại hình quảng cáo......................................................................................2
4. Các phương tiện quảng cáo...............................................................................3
5.Tầm quan trọng của quản trị rủi ro trong hoạt động quảng cáo.........................4


II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO............................4
1. Quy trình thực hiện quảng cáo...........................................................................4
2. Những nguyên nhân gây rủi ro trong hoạt động quảng cáo..............................9
3. Quảng cáo trong nước và ngoài nước..............................................................16
III. GIẢI PHÁP.....................................................................................................20
1. Trước rủi ro......................................................................................................20
2. Trong rủi ro......................................................................................................20
3. Sau rủi ro.........................................................................................................21
4. Bài học kinh nghiệm........................................................................................21
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN.....................................................................................22
Tài liệu tham khảo....................................................................................................23


CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, trước sức ép của tồn cầu hóa, nền kinh tế thế giới có
nhiều thay đổi lớn, sự phát triển của cơng nghệ thơng tin đã xóa bỏ mọi rào cản về khơng
gian và thời gian. Với sự tiến bộ của công nghệ, khách hàng ngày nay có khả năng tiếp
cận thơng tin về sản phẩm tốt hơn, mang đến cho họ nhiều sự lựa chọn hơn.
Vì vậy, hoạt động quảng cáo ngày càng đóng vai trị quan trọng, nó khơng chỉ là một
chức năng trong hoạt động thương mại mà còn là triết lý định hướng cho toàn bộ hoạt
động của các công ty trong việc nhận biết, quan tâm và thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
Khi nền kinh tế suy thối, người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu tiết kiệm hơn, các
công ty cố gắng cắt giảm ngân sách để tạo ra lợi nhuận cao hơn và hoạt động quảng cáo
thường nằm trong những nhân tố đầu tiên cần được cắt giảm chi phí vào những thời điểm
như thế này.
Với sự phát triển của xã hội ngày nay, quảng cáo là một trong những nhu cầu thiết
yếu và cũng là một phương tiện rất cần thiết cho việc kinh doanh, một thế giới với quảng
cáo phát triển, là biểu hiện của nền kinh tế tiêu dùng, dù muốn hay khơng thì quảng cáo
vẫn tiếp tục tồn tại và ln là một phần của thời đại với nhiều cải tiến, đa dạng.
Mặc dù những nỗ lực quảng cáo đã mang lại nhiều thành công nhưng vẫn tiềm ẩn

nhiều rủi ro về khả năng phá hủy một sản phẩm, một thương hiệu hay một công ty và đây
cũng là lý do tại sao “Quản trị rủi ro trong hoạt động quảng cáo” là một đề tài cần được
nghiên cứu.
CHƯƠNG II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.Khái niệm rủi ro
Rủi ro là những thiệt hại, nguy hiểm tiềm tàng hoặc các yếu tố liên quan đến nguy
hiểm, chúng có thể tạo ra các chướng ngại vật cho một doanh nghiệp, mà doanh nghiệp
không thể lường trước được về khả năng xảy ra, về không gian, thời gian cũng như mức
độ nghiêm trọng và hậu quả mà nó mang lại.


Rủi ro cũng có thể là sự biến động tiềm ẩn ở các kết quả, số lượng các kết quả có thể
có càng lớn, các kết quả sai lệch có thể có càng cao thì rủi ro càng lớn. Nó là một khái
niệm khách quan và có thể đo lường được.
2.Khái niệm quảng cáo
Quảng cáo là hình thức tuyên truyền được trả phí hoặc khơng trả phí để trình bày
thơng tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hoặc ý tưởng cho đối tượng nhằm thúc đẩy người
tiêu dùng mua và sử dụng hàng hóa và dịch vụ của cơng ty đó. Là hoạt động truyền thơng
phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thơng phải trả tiền cho
các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động
đến người nhận thơng tin.
3.Các loại hình quảng cáo
a. Quảng cáo thương hiệu (Brand advertising)
Quảng cáo thương hiệu nhằm mục đích xây dựng hình ảnh hoặc nhận thức về sản
phẩm cho người tiêu dùng về một thương hiệu, thiết lập kết nối và xây dựng mối quan hệ
bền vững, lâu dài giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng theo thời gian. Nội dung quảng
cáo này thường rất đơn giản vì chỉ thường tập trung vào thương hiệu.
b. Quảng cáo địa phương (Local advertising)
Quảng cáo địa phương chủ yếu thông báo cho khách hàng rằng một sản phẩm đã

có mặt tại một địa điểm cụ thể để thu hút khách hàng đến cửa hàng.
Ví dụ: Quảng cáo khai trương cửa hàng, quảng cáo siêu thị…
c. Quảng cáo chính trị (Political advertising)
Các chính trị gia thường chạy quảng cáo để thuyết phục cử tri bỏ phiếu cho họ
hoặc ủng hộ các chính sách hoặc ý tưởng của họ.
Ví dụ: Các chiến dịch vận động tranh cử tổng thống Mỹ.
d. Quảng cáo hướng dẫn (Directory advertising)
Đây là hình thức quảng cáo nhằm hướng dẫn người tiêu dùng làm thế nào để mua
một sản phẩm hoặc dịch vụ (chẳng hạn như niên giám những trang vàng).


e. Quảng cáo phản hồi trực tiếp (Direct-respond advertising)
Hình thức quảng cáo này nhằm bán hàng trực tiếp, khách hàng tư nhân muốn mua
hàng chỉ cần đặt hàng qua live stream, gọi điện thoại hoặc gửi email.
f. Quảng cáo thị trường doanh nghiệp (Business-to-business advertising)
Hình thức quảng cáo này thường chỉ nhằm vào khách hàng là công ty hoặc doanh
nghiệp, mục tiêu khơng phải người tiêu dùng.
Ví dụ: Quảng cáo vật liệu sản xuất hoặc các sản phẩm được sử dụng trong văn
phịng, nhà máy.
g. Quảng cáo hình ảnh cơng ty (Institution advertising)
Quảng cáo hình ảnh cơng ty nhằm nâng cao nhận thức về một tổ chức hoặc thuyết
phục công chúng tin tưởng và ủng hộ một công ty hay một tổ chức.
Ví dụ: Quảng cáo từ các tổ chức của Liên hợp quốc hoặc các công ty thuốc tây đang
quảng bá hình ảnh của cơng ty mình dần trở nên thân thiện để người dân biết đến nhiều
hơn.
h. Quảng cáo dịch vụ cơng ích (Public service advertising)
Hình thức quảng cáo này thường là để hỗ trợ cho các chương trình, các chiến dịch
của chính phủ.
Ví dụ: Sinh đẻ có kế hoạch, an tồn giao thơng,…
i. Quảng cáo tương tác (Interact advertising)

Đây chủ yếu là các hoạt động quảng cáo bằng internet nhắm đến cá nhân người
tiêu dùng. Thường người tiêu dùng sẽ trả lời bằng cách click vào quảng cáo hoặc lờ đi.
4. Các phương tiện quảng cáo
Quảng cáo có thể chia thành các nhóm phương tiện sau:
+ Nhóm phương tiện in: Báo, tạp chí, brochure,…
+ Nhóm phương tiện điện tử: Đài phát thanh, truyền hình, tranh ảnh, phim, website,…
+ Nhóm phương tiện truyền thơng ngồi trời: Biển quảng cáo, áp phích,…
+ Nhóm phương tiện kết nối trực tiếp: Thư điện tín, điện thoại,…


+ Nhóm các phương tiện truyền thơng khác: Quảng cáo tại điểm bán, khu bảo tàng, sân
vận động, hội chợ triển lãm,...
5. Tầm quan trọng của quản trị rủi ro trong hoạt động quảng cáo
Một sản phẩm mới muốn gây dựng được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng cần
phải tiến hành dựa trên ý tưởng tốt ngay từ đầu, đúng với sản phẩm thật và đáp ứng được
nhu cầu của họ. Và vì thế, quá trình quảng cáo này cần phải được lập kế hoạch rõ ràng, có
sự giám sát, thường xuyên xem xét,... để đảm bảo rằng quá trình này được diễn ra một
cách thuận lợi nhất.
Rủi ro luôn bủa vây xung quanh chúng ta và sản phẩm quảng cáo dù có quy mơ lớn
đến đâu cũng khơng tránh khỏi những tác động bên ngoài. Ngoài ra, bên cạnh sự cạnh
tranh từ các đối thủ, thì các phương tiện truyền thơng, cơng chúng ln có mặt và tìm ra
từng sai sót nhỏ của doanh nghiệp. Và để hạn chế những tổn thất này, các công ty phải giả
định các tình huống tương tự để xây dựng ra nhiều phương án giải quyết kịp thời.
II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO
1. Quy trình thực hiện quảng cáo
Hiện nay, để thực hiện hoạt động quảng cáo cho một doanh nghiệp hay một cơng ty
có thể lựa chọn trong hai phương án:
+ Phịng Marketing của cơng ty thực hiện
+ Th cơng ty quảng cáo bên ngồi.
1.1. Phịng Marketing

* Quy trình làm quảng cáo hiện nay gồm các bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu về ngành hàng và thị trường
1.Nghiên cứu:
+ Xu hướng phát triển về nhu cầu của người dùng
+ Mức độ, khả năng cung ứng của các nhãn hiệu khác trong cùng ngành hàng
+ Những bài phân tích, khảo sát cần thiết khác
2.Phân tích cách thức tổ chức của thị trường (cấu trúc thị trường).
Bước 2: Xác định đối thủ cạnh tranh


1. Nhận thức đối thủ có mức tương đồng về hàng hóa và dịch vụ cao nhất
2. Tìm hiểu các mẫu, các hoạt động quảng cáo mà đối thủ đã thực hiện trong thời gian vừa
qua
3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, môi trường nội bộ cũng như các cơ sở của cơng ty đối
thủ.
Bước 3: Phân tích thị trường dựa trên 4 nhóm phân khúc
1. Phân khúc theo nhân khẩu học: thống kê các dữ liệu cần thiết về nhóm đối tượng khách
hàng như tuổi tác, giới tính, chức vụ, thu nhập trung bình, hồn cảnh gia đình,…
2. Phân khúc theo tâm lý: dựa trên các yếu tố liên quan và tác động đến tính cách như sở
thích, động lực, các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến tâm lý, thái độ sống,…
3. Phân khúc theo hành vi: phân tích các hoạt động và cách sinh hoạt hằng ngày như họ
thường mua gì ( thói quen mua hàng ), chấp nhận chi phí cho vấn đề gì ( thói quen chi tiêu
), nhu cầu như thế nào, lịng trung thành đối với thương hiệu,…
4. Phân khúc theo địa lý: dựa trên các đặc điểm về ranh giới địa lý như khí hậu, tập tục,
vùng miền, quốc gia, mật độ dân cư,…
Bước 4: Thực hiện các chiến lược quảng cáo để thiết lập và cố định vị thế thương
hiệu
1. Phân tích dựa trên mơ hình SWOT
2. Xác định cách thực hiện các chiến lược định vị
3. Định vị tiềm năng dựa trên:

+ Lợi ích lý tính và lợi ích cảm tính
+ Nhóm khách hàng mục tiêu
+ Vị thế so với đối thủ
+ So sánh với một thương hiệu nổi tiếng
+ Tạo dịng sản phẩm mới
+ Tạo hình ảnh thương hiệu
Bước 5: Lựa chọn phương tiện thực hiện hoạt động quảng cáo
+ Truyền hình, truyền thanh (radio)
+ Phương tiện giao thông: Xe di động, xe bus, taxi, máy bay,...
+ Phương tiện in ấn: tạp chí, báo chí, ấn phẩm,…


+ Quảng cáo ngoài trời: billboard, pano
+ Quảng cáo qua thư điện tín, direct mail
+ Quảng cáo thơng qua các chương trình tài trợ
+ Quảng cáo trên internet, kênh truyền tải video online, fanpage,…
Khi lập kế hoạch về phương tiện thực hiện hoạt động quảng cáo cần phải xem xét
nhiều mặt như: ngân sách, chiến lược, đặc điểm của khách hàng tiềm năng, phạm vi và
mức độ hoạt động của dự án,…
Bước 6: Lập bản yêu cầu sáng tạo
Văn bản này sẽ cung cấp các thông tin cần thiết, các yêu cầu cụ thể về mục tiêu cần
phải đạt được sau q trình sáng tạo. Bất cứ cơng việc sáng tạo nào cũng cần phải có bản
yêu cầu sáng tạo.
Bước 7: Đặt ra các mục tiêu
Doanh nghiệp cần tự đặt ra 2 mục tiêu để hướng đến:
+ Mục tiêu ngắn hạn: Bán được sản phẩm ngay thời điểm được quảng cáo
+ Mục tiêu dài hạn: Biến các chi phí cho quảng cáo thành một khoản đầu tư có lợi
nhuận.
Một quảng cáo thành cơng thì khơng phải chỉ cần hồn hảo mà còn phải khiến người
tiêu dùng mong muốn mua hàng vào thời điểm quảng cáo cũng như khiến họ ấn tượng,

khắc sâu hình ảnh thương hiệu vào tâm trí người dùng - tức là cần phải đạt được cả 2 mục
tiêu trên.
Bước 8: Thực hiện hoạt động quảng cáo
Tiến hành thực hiện các dự án quảng cáo.
Bước 9: Đánh giá sự tác động
Bước này để xác định quảng cáo có đạt được mục tiêu đã đặt ra, có tác động đến
đúng đối tượng mà doanh nghiệp mong muốn, và người tiêu dùng đã tiếp nhận thơng điệp
đó như thế nào,... Qua đó, doanh nghiệp có thể có được các phương hướng phù hợp cho
từng trường hợp cụ thể.
Tác động của quảng cáo cần phải đánh giá qua hai mặt:
+ Hiệu quả về kinh tế: doanh số bán, số lượng đơn đặt hàng, thị phần,…
+ Hiệu quả về truyền thông: mức độ quan tâm, mức độ ưa thích, mức độ ấn tượng,…


1.2. Th cơng ty quảng cáo bên ngồi
- Các cơng ty quảng cáo chia quá trình thực hiện hoạt động quảng cáo theo từng bộ phận
như sau:

* Phòng khách hàng - Vice president account services
Đây được xem là phòng ban tiên phong của một cơng ty quảng cáo, có trách nhiệm
tư vấn, trao đổi với khách hàng để cho ra được bản định hướng sáng tạo cụ thể.
+ Bộ phận tiếp nhận khách hàng (account executive): Phục vụ, tiếp nhận những yêu
cầu từ khách hàng
+ Bộ phận giám sát (account supervisor): giám sát các hành vi của bộ phận tiếp nhận
khách hàng
Các nhân viên trong phòng ban này sẽ theo sát quá trình hình thành chiến dịch, nhằm
đảm bảo thành phẩm cho ra có thể hồn tồn đáp ứng được những yêu cầu từ khách
hàng.
* Phòng sáng tạo – Vice president creative services
Sau khi hồn thành q trình bàn giao với phòng khách hàng, bản định hướng sáng

tạo sẽ được chuyển qua phịng sáng tạo. Sau đó:


+ Bộ phận viết quảng cáo ( copywriter ) sẽ viết ra bản mục tiêu sáng tạo, sáng tạo những
ý tưởng, bản phát thảo cơ bản cho sản phẩm như slogan; logo; hình thức quảng cáo trên
báo, tạp chí ( print ad ), quảng cáo bằng hình ảnh ( TVC ), văn bản ( text ),…
+ Nhiếp ảnh gia: chụp ảnh phục vụ cho việc thiết kế
+ Bộ phận thiết kế ( designer ) tiến hành thiết kế, biến các ý tưởng, phát thảo của bộ phận
viết quảng cáo trở nên hữu hình
+ Giám đốc nghệ thuật: đánh giá, nhận xét, rút ra những dự án, chiến dịch xuất sắc nhất.
* Phòng marketing - Vice president marketing services
Phòng marketing trong công ty quảng cáo đảm nhiệm việc lên kế hoạch, chiến lược
để tiến hành các chiến dịch quảng cáo:
+ Bộ phận truyền thông: lên kế hoạch về mảng truyền thông như thời điểm phát sóng, đặt
quảng cáo trên truyền hình, radio, tạp chí,… ở kênh nào, tạp chí nào,…
+ Bộ phận tổ chức sự kiện/ quan hệ công chúng: chuẩn bị, tiến hành tổ chức các buổi sự
kiện, họp báo hỗ trợ chiến dịch quảng cáo được ra mắt thuận lợi hơn
+ Bộ phận nghiên cứu: Nghiên cứu, khảo sát thị trường, về thị hiếu, hành vi của khách
hàng,… để cung cấp các thông tin cần thiết cho việc lên kế hoạch được tiến hành với chi
phí thấp – đạt hiệu quả cao nhất có thể.
* Phịng quản lý - Vice president management service
Phòng quản lý bao gồm:
+ Bộ phận kế toán ( accounting )
+ Bộ phận nhân sự ( human resources )
Sau khi dự án hoàn thành sẽ được thuyết trình và chờ ý kiến phản hồi từ phía khách
hàng.
2. Những nguyên nhân gây rủi ro trong hoạt động quảng cáo
a. Các nhân tố kinh tế - xã hội
Hoạt động quảng cáo là một phần của hoạt động kinh doanh, từ đó nó chịu sự ảnh
hưởng khá sâu sắc bởi yếu tố về kinh tế xã hội. Ở môi trường kinh tế xã hội khác nhau,

chiến lược quảng cáo cũng sẽ được tiến hành theo những cách khác nhau và cách thức


xảy ra cũng khơng giống nhau. Nhóm nhân tố này thể hiện mức thu nhập bình quân của
một cá nhân hay mức độ thu nhập bình quân của hộ gia đình, sự phân bổ các chi phí tiêu
dùng hàng ngày, cơ cấu dân số, sự phân bố dân cư, trình độ học vấn,…
+ Số dân đông => thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Thu nhập và chất lượng cuộc sống ngày càng tăng => sức mua tăng, tỷ lệ tiêu dùng
tăng.
Ví dụ: Giãn cách xã hội do đại dịch covid 19, người dân khơng có thu nhập, họ ưu
tiên xu hướng tiêu dùng bền vững hơn, có kế hoạch hơn.
b. Văn hố và tơn giáo
Do các dân tộc khác nhau có các nền văn hố và tơn giáo khác nhau, nên khi triển
khai một chương trình quảng cáo cần phải tính đến hai yếu tố này. Một chương trình
quảng cáo có thể được diễn ra một cách thành cơng ở nước này song khi chương trình ấy
được phát sóng ở nước khác vẫn có thể sẽ thất bại do doanh nghiệp không thể lường hết
được các rủi ro về văn hóa và tơn giáo. Chẳng hạn như một TVC có hình ảnh các cặp đơi
LGBT sẽ là bình thường đối với các nước Châu Âu, song đối với các nước phương đơng
thì ngược lại, đặc biệt là các nước cịn mang nặng tư tưởng phong kiến.
Ví dụ về rủi ro văn hóa: Khi doanh nghiệp Coca-Cola thâm nhập vào thị trường
Trung Quốc, họ đã dùng tên tiếng Hoa - từ được phát âm gần giống với từ “Coca-Cola”
để đặt cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, cái tên này có âm giống với từ “Coca-Cola”
nhưng lại mang nghĩa là “cắn miếng sáp nòng nọc”. Cho nên sau khi phát hiện ra sai lầm
trên, họ đã thay đổi cái tên khác mang ý nghĩa: “Hạnh phúc nằm trên kh mơi”.
c. Trình độ kĩ thuật
Trình độ kĩ thuật cũng là nhân tố quan trọng trong việc xác lập một chiến lược quảng
cáo. Nhân tố này giúp cho doanh nghiệp có thể biến những ý tưởng trở nên sinh động và
chuyên nghiệp hơn, thu hút được nhiều sự quan tâm hơn từ phía khán giả. Tuy nhiên, do
vấn đề về trình độ kĩ thuật ở mỗi nước khác nhau nên chất lượng của các chương trình
quảng cáo cũng như hiệu quả truyền đạt cũng rất khác nhau.



d. Đặc tính của sản phẩm
Các nhóm sản phẩm khác nhau sẽ có những đặc tính khác nhau. Do đó việc tìm hiểu
về đặc tính của sản phẩm để có thể xác định nhóm khách hàng mục tiêu cũng như xác
định chương trình quảng cáo phù hợp là cần thiết. Vì thế, chúng ta có thể thấy các sản
phẩm làm đẹp như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, các loại phân bón cây trồng và các
sản phẩm được sử dụng hàng ngày thường được ưu tiên lên chương trình quảng cáo nhiều
hơn so với các sản phẩm mang tính chất theo thời hay các sản phẩm mang tính chất khoa
học.
e. Chi phí, lợi nhuận
Một dự án quảng cáo thành cơng là một dự án có thể giảm thiểu chi phí đến mức tối
thiểu và đạt được lợi nhuận ở mức tối đa. Doanh nghiệp sẽ thực hiện các chương trình
quảng cáo chỉ khi điều đó đem lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, mặc dù có rất nhiều các
doanh nghiệp nhận thức được hiệu quả của quảng cáo song lại khơng có đủ khả năng đáp
ứng các chi phí đắt đỏ hoặc lợi nhuận thu được từ hoạt động bán hàng khơng đủ bù đắp
các khoản chi phí cho hoạt động quảng cáo. Có thể thấy, chi phí và lợi nhuận cũng là một
trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến việc tiến hành chiến lược quảng cáo.
f. Pháp luật
Môi trường pháp luật - một trong những yếu tố từ mơi trường bên ngồi có sức tác
động nhất định đến hoạt động quảng cáo, chúng có thể gây ra những rủi ro không thể
lường trước cho doanh nghiệp. Chẳng hạn như các quảng cáo không tuân thủ các quy
định về pháp luật, quảng cáo gây phản cảm đến người xem như so sánh với sản phẩm của
đối thủ, quảng cáo các mặt hàng không cho phép bán, quảng cáo có nội dung tiêu cực
hoặc nội dung quá ‘mát mẻ’, khơng phù hợp với phong tục, tập qn Việt Nam,…
Ví dụ: Theo Cục văn hóa cơ sở, việc Coca-Cola sử dụng slogan “Mở lon Việt Nam”
trong nội dung quảng cáo có dấu hiệu về hành vi quảng cáo khơng phù hợp với thuần
phong mỹ tục Việt Nam. Quảng cáo này cũng không đảm bảo về điều kiện thông tin rõ
ràng của nội dung với sản phẩm, hàng hóa được quảng cáo, vi phạm các quy định tại
Khoản 3, Điều 8 và Khoản 1, Điều 19 Luật Quảng cáo.



g. Chính trị
Các rủi ro về chính trị có thể xuất hiện ở mọi quốc gia, nhưng bàn về mức độ rủi ro
thì mỗi quốc gia có mức độ rủi ro không giống nhau. Việt Nam hiện nay được xem là một
nước có chế độ chính trị khá ổn định nên mức độ rủi ro thấp. Còn đối với các quốc gia
thường xảy ra bạo loạn, khủng bố, đảo chính hoặc chính sách khơng ổn định thì rủi ro
chính trị sẽ ở mức độ cao.
Những điều cấm trong hoạt động quảng cáo hiện nay: Quảng cáo tiết lộ bí mật quốc
gia, tiết lộ bí mật nhà nước Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, quảng cáo sai sự thật,
gây bạo động, quấy nhiễu lỏng dân, làm ảnh hưởng đến độc lập, chủ quyền lãnh thổ, ảnh
hưởng đến quốc phòng, an ninh và an toàn xã hội; sử dụng hoặc phỉ báng hình ảnh lá cờ
Việt Nam, lá cờ Đảng, Quốc ca; hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh,…
h. Kinh tế
Những yếu tố về lạm phát, bất ổn tài chính, lãi suất ngân hàng tăng,… cũng gây ra
sức ảnh hưởng đến hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp. Với tình hình như vậy, thì
nguồn ngân sách cho hoạt động này thường nằm trong những mục bị cắt giảm đầu tiên,
chất lượng bị giảm sút.
i. Một số rủi ro ngẫu nhiên
*Vị trí đặt quảng cáo:


Quảng cáo của hãng xe Toyota trên website 7online.com xuất hiện trên bài báo về vụ
việc người giáo viên bị xe hơi tông phải khi ra khỏi trường.

Quảng cáo cà phê của hãng Folger được hiện lên bên cạnh bài viết về tác động xấu
đến cơ thể của cà phê trên website báo Yahoo!


Quảng cáo mang thông điệp ‘Sống trẻ cùng Evian’ của hãng nước khống Evian với

hình ảnh đại diện là những đứa trẻ đáng yêu bên cạnh câu chuyện bi thảm về một bà mẹ
ăn thịt đứa con của mình.
*Gương mặt đại diện:

- Cố nghệ sĩ Chí Tài từng là gương mặt đại diện của ứng dụng mua hàng trực tuyến
Shopee trong chiến dịch quảng bá sales 11/11. Tuy nhiên, đến ngày 9/12/2020, nghệ sĩ
Chí Tài bất ngờ ra đi đột ngột do đột quỵ. Điều này khiến cho khán giả cả nước vơ cùng
đau lịng và thương tiếc. Các quảng cáo của Shopee có hình ảnh của cố nghệ sĩ cũng
nhanh chóng được gỡ bỏ.

- Sau vụ lùm xùm liên quan đến số tiền từ thiện 14 tỷ đồng cứu trợ đồng bào miền
Trung vượt qua thiên tai đã ảnh hưởng vơ cùng nặng nề đến hình ảnh của NSƯT Hồi
Linh. Sự việc này cũng khiến Shopee rơi vào tình thế bị áp lực dư luận, kêu gọi tẩy chay
buộc nhãn hàng phải nhanh chóng gỡ bỏ hình ảnh của nghệ sĩ Hồi Linh trong các quảng
cáo của mình.
*Lỗi chính tả:


*Rủi ro về thời tiết:
Điển hình như sự việc sập biển quảng cáo trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu ngày 3/8


*Rủi ro về đạo đức:

Quảng cáo về sản phẩm sữa chua Activia của hãng Dannon được quảng cáo là đã
được chứng minh lâm sàng và khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch, điều chỉnh tiêu
hóa. Sau đó, hãng này phải nộp mức phạt là 45.000.000 USD và buộc phải gỡ dòng chữ
“được chứng minh lâm sàng và khoa học” khỏi nhãn của sản phẩm.

Quảng cáo sai sự thật của sản phẩm lúa mì Mini-Wheats về việc có thể cải thiện “sự

tập trung, trí nhớ và các chức năng nhận thức khác của trẻ em”.


Hãng giày New Balance cũng bị buộc tội vì quảng cáo việc sản phẩm có sử dụng
cơng nghệ tấm lót ẩn, chiến dịch quảng cáo của họ cho biết sản phẩm này có thể đốt cháy
calo, có khả năng kích thích hoạt động của mơng, bắp chân và cơ trước bắp đùi.
3. Quảng cáo trong nước và ngoài nước
a. Quảng cáo trong nước
Theo thống kê mà Hiệp hội Quảng cáo đưa ra, trong số hơn 1.000.000.000 USD
doanh thu từ hoạt động quảng cáo mỗi năm tại Việt Nam thì các công ty trong nước chỉ
chiếm 10-20% trên 100% thị phần công ty quảng cáo, trên 80% đang nằm trong tay hơn
20 cơng ty quảng cáo nước ngồi. Theo giám đốc Cơng ty cổ phần giải pháp thị trường
Hồng Gia - ông Hoàng Hải Âu: “Tại thị trường nội địa, nếu chỉ tính mảng gia cơng, thực
hiện những cơng đoạn cuối cùng của quá trình quảng cáo thì các doanh nghiệp trong nước
chiếm tới 90%. Nhưng nếu tính những hợp đồng quảng cáo lớn nhất, trọn gói thì các
doanh nghiệp nước ngồi chiếm tới 90%”. Theo ơng, ngun nhân là do các tập đồn
quốc tế chưa tin vào trình độ nghiệp vụ của các công ty quảng cáo Việt Nam. Rất ít doanh
nghiệp Việt Nam nhận được hợp đồng quảng cáo cho những tập đồn quốc tế và nếu có
cũng chỉ là hợp đồng được nhượng lại của nước ngoài.
Xét về mặt ngân sách, kinh phí tài trợ thì các cơng ty quảng cáo ngồi nước thường
được rót vốn và chấp nhận đầu tư nhiều hơn các công ty quảng cáo trong nước. Có thể
hiểu ngun nhân chính là do các cơng ty quảng cáo nước ngồi thường khơng q đề cao
vấn đề về kinh phí của một TVC quảng cáo như ở trong nước. Tại Việt Nam, khi đề xuất
thực hiện một TVC quảng cáo, các doanh nghiệp sẽ quan tâm rằng: “Kinh phí để thực
hiện TVC đó là bao nhiêu” cịn đối với nước ngồi điều họ quan tâm là: “TVC đó cần có


ý tưởng độc đáo như thế nào”. Chính vì thế, có thể thấy kinh phí khơng phải là nỗi lo đối
với một nhà quảng cáo nước ngoài, một TVC quảng cáo đơi khi có thể lên tới vài chục
ngàn USD cũng có thể được chấp nhận, nhưng ở Việt Nam thì kinh phí cho hoạt động

quảng cáo thường dười 20.000 USD.
Một điểm khác biệt nữa trong hoạt động quảng cáo giữa Việt Nam và hoạt động
quảng cáo nước ngoài là về mức độ sáng tạo. Trong khi những nhà quảng cáo nước ngoài
ra sức đầu tư cho một ý tưởng quảng cáo sáng tạo và có sức lơi cuốn thì quảng cáo trong
nước lại chú trọng về sản phẩm. Chỉ cần hình ảnh của sản phẩm được thể hiện, bất chấp
các rào chắn về ý tưởng hay hình thức. Nhưng đối với một TVC quảng cáo của nước
ngoài, người tiêu dùng có thể bị hấp dẫn, lơi cuốn với vơ vàn những điều phong phú, ấn
tượng. Hình ảnh sản phẩm có khi chỉ đến những giây cuối cùng mới xuất hiện, không thể
hiện quá nhiều, tất cả chỉ tập trung nhấn mạnh ý tưởng. Điều đó khiến họ tiếp nhận hình
ảnh của sản phẩm một cách tự nhiên với sự thích thú, mong chờ, khiến cho họ quan tâm
và suy nghĩ nhiều hơn về sản phẩm của doanh nghiệp đó. Điển hình như hãng bia
Heineken nổi tiếng với thơng điệp “Chỉ có thể là Heineken” - một trong những thương
hiệu sở hữu nhiều TVC được đánh giá cao về sự sáng tạo và tính độc đáo. Mỗi quảng cáo
của hãng này cũng thường truyền đạt những thông điệp riêng.
Nếu như trước đây, người tiêu dùng trong nước chưa biết đến nhiều các TVC ngồi
nước, thì hiện nay với xu hướng ngày càng phát triển, họ yêu cầu ngày càng cao hơn về
những quảng cáo với những ý tưởng mới lạ và đặc sắc. Điều đó có thể lý giải lý do tại sao
ngày nay, quảng cáo của Việt Nam lại cần có sự hợp tác với những nhà làm quảng cáo
ngoài nước. Chúng ta buộc phải chấp nhận chi những khoản tiền khủng để th cơng ty
quảng cáo nước ngồi để quảng bá sản phẩm, hay mua ‘chất xám’ của họ. Từ đó, hiển
nhiên lợi nhuận các doanh nghiệp tại Việt Nam thu về từ hoạt động quảng cáo cũng khơng
có sự khác biệt q lớn so với trước kia. Ta có thể hiểu như sau: Một năm Việt Nam thu
lợi từ quảng cáo rất cao (khoảng 1.000.000.000 USD), thế nhưng 80% trong
1.000.000.000 USD này lại thuộc về tay nước ngồi. Trong khi đó, các quốc gia khác như
Trung Quốc một năm thu lợi về trung bình là 20.000.000.000 đến 25.000.000.000 USD.
Tuy nhiên, điều đó cũng khơng hẳn chứng minh quảng cáo Việt Nam nghèo nàn về ý
tưởng, mà trình độ chuyên nghiệp cũng là một vấn đề cần xem xét. Trình độ chuyên


nghiệp cũng là một trong những nhân tố có sức tác động đến ý định của các nhà đầu tư,

chẳng ai có thể chấp nhận chi tiền cho một cơng ty quảng cáo với cách thức hoạt động
thiếu chuyên nghiệp để quảng bá cho sản phẩm của mình cả.
Về vấn đề chun mơn và trình độ nhân sự trong hoạt động quảng cáo: Nói đến
chun mơn trong quảng cáo thì hiện nay Việt Nam chưa được đầu tư đào tạo nhiều như
các nước khác trên thế giới. Riêng về các trung tâm đào tạo hay các công ty quảng cáo thì
tính cho đến nay con số chỉ gần 3000 cơng ty. Trong khi chỉ với 50 công ty quảng cáo
nước ngồi chiếm 80% thị phần, thì trong nước 3000 cơng ty quảng cáo lại ‘tranh nhau’
20% thị phần còn lại. Nhưng trong số 3000 cơng ty này, chỉ có khoảng 50 - 100 công ty
hoạt động đúng danh nghĩa là cơng ty quảng cáo. Ngồi ra, trong số đó thì chỉ có một
phần nhỏ các cơng ty có khả năng lập một chiến lược quảng cáo trọn vẹn cho khách hàng
và hiện nay, đa số các công ty quảng cáo ở nước ta chỉ làm quảng cáo theo từng khâu.
Trong khi đó, ở ngồi nước với sự cạnh tranh gay gắt, thái độ làm việc nghiêm túc, trình
độ chun mơn cao, đảm bảo quảng cáo trọn gói của nền cơng nghiệp quảng cáo của họ
cũng đã đủ cho thấy Việt Nam cần phải cố gắng hơn rất nhiều để có thể đuổi kịp nền cơng
nghiệp quảng cáo nước ngồi.
Những lý do khiến hoạt động quảng cáo trong nước khơng có được vị thế cạnh tranh
so với nước ngoài:
+ Sự hạn chế về kỹ năng, trình độ và ngân sách
+ Những doanh nghiệp lớn của nước ngoài khi tiến vào thị trường Việt Nam thường kèm
theo một công ty quảng cáo có quan hệ lâu năm. Ví dụ: Unilever&J.W.Thompson, CocaCola&Mc Cain, Honda&Dentsu, Heineken&Bates,…
Theo giám đốc điều hành của Golden Advertising - ông Nguyễn Trần Quang:
“Khoảng cách về trình độ chuyên môn đã khó vượt qua lại cịn thêm sự hợp tác, liên
kết giữa những tập đoàn sản xuất lớn với các cơng ty quảng cáo tồn cầu càng khiến cho
các cơng ty quảng cáo Việt Nam chỉ còn biết đứng xa mà nhìn”. Ngồi một phần nhỏ
cơng ty Việt Nam hoạt động đúng nghĩa là một công ty quảng cáo chuyên nghiệp như
VMC, Goldsun, Đất Việt, Stormeye,… thì phần lớn các cơng ty quảng cáo cịn lại của


Việt Nam thường tập trung vào mảng tổ chức sự kiện, công tác quan hệ công chúng, hoặc
các quảng cáo trên pano, tờ rơi.

Nhiều đại diện của các công ty quảng cáo trong nước cho rằng sau khi Việt Nam
chính thức gia nhập vào WTO, áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực này vốn đã rất lớn hiện
nay sẽ còn tăng cao bởi có thêm nhiều cơng ty quảng cáo ngoài nước gia nhập vào thị
trường quảng cáo Việt Nam hơn, vị thế của các công ty quảng cáo trong nước sẽ ngày
càng giảm.
b. Quảng cáo ngoài nước ( Mỹ )
Do vị trí địa lý và nền văn hóa khác nhau nên xu hướng trong hoạt động quảng cáo
của hai nước này cũng có nhiều điểm khác nhau, bên cạnh đó việc tiếp cận khách hàng
mục tiêu của các thương hiệu cũng xuất hiện nhiều điểm khác biệt:


Quảng cáo ngoài trời: Nhờ sự phát triển của cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao

thông mà các biển quảng cáo dọc các tuyến đường tại quốc gia này luôn được tận dụng
một cách triệt để. Mỹ đã và đang tích cực mở rộng các khu đô thị, khu dân cư ngoại ô ở
các thành phố lớn để phân tán mật độ dân cư trong khu vực trung tâm. Do đó, thời gian
người dân nước này dùng để di chuyển trên các phương tiện giao thông ngày càng tăng,
đây cũng là cơ hội tạo điều kiện cho quảng cáo ngoài trời phát triển.
Bên cạnh sự phát triển về khoa học kỹ thuật, đặt biệt là một nước tiên tiến như Mỹ
thì các kênh quảng cáo truyền thống ở Mỹ như TV, báo chí, báo in, tạp chí… ngày càng bị
lãng quên. Tuy nhiên, đây củng là tiền đề tạo cơ hội cho sự phát triển của hoạt động
quảng cáo ngoài trời (OOH advertising). Theo một khảo sát đáng tin cậy, Mỹ hiện đang là
thị trường tiềm năng, có doanh thu từ hoạt động quảng cáo này lớn nhất thế giới. Hiệp hội
pano Quảng cáo Ngoài trời của Mỹ cũng chỉ ra rằng doanh thu từ OOH advertising đã
tăng trưởng 4,5% trong 2018, cán mốc 8.000.000.000 USD. Bên cạnh đó, quảng cáo
ngồi trời số hóa ( DOOH advertising ) cũng ngày càng phổ biến, chiếm 29% doanh thu.


Tệp âm thanh kỹ thuật số ( podcast ): Bên cạnh quảng cáo ngồi trời thì quảng cáo


trên tệp âm thanh kỹ thuật số cũng là một trong những dạng quảng cáo tiềm năng ở đất
nước này. Với tần suất di chuyển cao, người dân Mỹ thường nghe podcast để tận dụng tối
đa khoảng thời gian nhàn rỗi khi ngồi trên ơto, bus, taxi,… bởi tính linh động cao, có thể
nghe bất kì đâu và bất kì lúc nào.


Theo báo cáo của Edison- công ty nghiên cứu thị trường cùng với công ty công nghệ
âm thanh kỹ thuật số Triton gần 22% người Mỹ tức 26 triệu người ( chiếm một phần tư
dân số ) nghe podcast hàng tuần trong 2019, vượt xa năm 2018 (17%). Tệp âm thanh kỹ
thuật số đang ngày càng trở thành xu hướng với nội dung ngày một đa dạng, nhờ đó các
doanh nghiệp tại Mỹ có thể dễ dàng phân vùng các nhóm đối tượng và lên kế hoạch tiếp
cận những nhóm khách hàng mục tiêu. Các khoản chi phí cho quảng cáo trên podcast
cũng tăng mạnh trong những năm gần đây. Theo cơng ty chiến lược truyền thơng Magna
dự đốn rằng con số đó sẽ cán mốc 1.000.000.000 USD trong 2022.
 Quảng cáo trên truyền hình, TV truyền thống: Trong khi việc chạy quảng cáo trên
truyền hình ở Việt Nam vẫn đang ‘thống lĩnh’ thị trường này thì tỉ lệ người xem TV ở Mỹ
ngày càng giảm. ‘Văn hóa’ xem TV ở đất nước này khơng cịn phổ biến như trước. Dưới
sự phát triển bùng nổ của các dịch vụ xem phim và giải trí như HDO, Netflix thì các kênh
truyền thống từng thống trị ngành quảng cáo một thời trở nên ngày một yếu kém, thời
gian xem TV của các thế hệ ở Mỹ cũng giảm đáng kể, đặc biệt là độ tuổi 18 - 34 tuổi.
Theo ước tính của Statista: Trong 2019, thời gian trung bình người dân nước này dùng để
xem TV mỗi ngày là 3 giờ 35 phút. Con số này đã giảm liên tục kể từ năm 2014 và xu
hướng giảm được dự báo sẽ tiếp tục trong những năm tiếp theo, với mức trung bình hàng
ngày giảm từ khoảng 4 tiếng 20 phút năm 2014 xuống cịn 3 tiếng 20 phút vào năm 2021.
Từ đó, lợi nhuận thu được từ hoạt động quảng cáo từ TV truyền thống sẽ có xu hướng
giảm từ 71.000.000.000 USD năm 2018 xuống còn 70.600.000.000 USD trong năm 2019.
Và chỉ khi có ở các mùa sự kiện lớn trong năm như Oscar, Superbowl, và Grammy thì
quảng cáo trên TV mới được quan tâm hơn.

III. GIẢI PHÁP

1. Trước rủi ro
Các doanh nghiệp cùng bên thực hiện quảng cáo nên có bản cam kết quy định
trách nhiệm của từng bên khi xảy ra sự cố. Cùng lúc đó mỗi bên cần:
+ Thành lập nhóm chuyên về quản trị rủi ro


+ Rà soát thường xuyên để giám sát chặt chẽ và nắm vững tình hình có liên quan tới
các tình huống rủi ro có thể xảy ra trong tương lai
+ Xây dựng chiến lược và kế hoạch quản trị khủng hoảng cho tổ chức
+ Tiến hành đào tạo nhân viên có năng lực quản trị rủi ro và các bộ phận có liên quan.
2. Trong rủi ro
Cần có sự kết hợp giữa doanh nghiệp và bên thực hiện quảng cáo để:
+ Tìm hiểu tình hình thực tế
+ Phân tích rủi ro
+ Dự đốn các biến cố có thể xảy ra trong tương lai
+ Đánh giá khách quan
3. Sau rủi ro
+ Đánh giá về cả hai mặt ưu và nhược điểm của các phương án giải quyết rủi ro
+ Đề ra các phương án hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro
+ Đưa ra được phương án tối ưu để có được sự hợp tác tốt nhất giữa doanh nghiệp và
bên thực hiện quảng cáo.
4. Bài học kinh nghiệm
1. Chấn chỉnh và sắp xếp các hoạt động quảng cáo theo quy định của pháp luật.
Hồn thiện cơng tác quản lý và kiểm sốt chặt chẽ các loại hình và nội dung cũng như
hoạt động của bên thực hiện quảng cáo
2. Lập kế hoạch, tổ chức chặt chẽ và khắc phục tình trạng rời rạc, tự phát
3. Từng bước hiện đại hóa dựa trên cơ sở khai thác tiềm năng của các thành phần
kinh tế quốc dân kết hợp với thu hút đầu tư từ nước ngoài. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật
cho ngành quảng cáo ngày càng hiện đại phát triển. Giáo dục, đào tạo nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ của công chức, nhân viên trong nội bộ ngành

4. Nâng cao chất lượng dịch vụ từ nội dung đến loại hình quảng cáo để bắt kịp xu
hướng phát triển chung của khu vực và thế giới
5. Tổ chức, sắp xếp theo hướng chun mơn hóa, hiện đại hóa dựa trên các nghiên
cứu, tổ chức và xây dựng mơ hình hoạt động quảng cáo ở các nước phát triển


6. Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết để tăng nguồn vốn đầu tư và có cơ
hội học tập, trao dồi trình độ chun mơn
7. Cần có chính sách bảo vệ ngành công nghiệp quảng cáo trong nước như các cơ
quan truyền thông chỉ chấp nhận quảng cáo từ các cơng ty dịch vụ có giấy phép trong
nước. Hạn chế, kiểm soát chặt chẽ và đánh thuế cao đối với các sản phẩm quảng cáo của
nước ngoài
8. Thành lập Hội đồng xét duyệt quảng cáo để các quảng cáo đảm bảo rằng quảng
cáo được trình bày với thơng tin chính xác và thích hợp. Để bảo vệ người tiêu dùng, các
biện pháp quảng cáo các loại phải được quy định cụ thể và chặt chẽ hơn. Phải có sự kiểm
soát từ ý tưởng, nội dung quảng cáo đến hình thức thể hiện
9. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và công ty
và giảm giá, đồng thời giảm thuế cho việc quảng bá các sản phẩm quốc gia. Báo, đài phải
truyền bá được người tiêu dùng và cung cấp nhiều thông tin hơn, nhất là về sản phẩm
quốc gia có sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng
10. Tăng cường quản lý chặt chẽ các hành vi vi phạm, theo quy định và giám sát
chặt chẽ hoạt động của các công ty quảng cáo nước ngoài
11. Thành lập hiệp hội quảng cáo để tạo điều kiện cho các công ty quảng cáo chia
sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động, thúc đẩy sự phát triển của ngành
quảng cáo trong và ngoài nước.
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN
Trong q trình phân tích, tìm hiểu và đi sâu về quản lý rủi ro trong hoạt động quảng
cáo, ta có thể xác định một cách khái quát những rủi ro có trên thị trường nói chung và
trong hoạt động quảng cáo nói riêng.
Ngành cơng nghiệp quảng cáo hiện đang là một trong những ngành có cơ hội phát

triển mạnh mẽ, do nước ta đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại
Thế giới – WTO. Ngành công nghiệp quảng cáo vẫn tồn tại và là một bộ phận có nhiều
mặt tiến bộ, nó mang lại nhiều tích cực cũng như tiêu cực cho doanh nghiệp. Tuy nhiên,
thị trường không thể phát triển nếu khơng có hoạt động quảng cáo. Đối với các doanh
nghiệp mới thành lập thì việc biết cách quảng cáo sao cho người tiêu dùng có nhiều ấn
tượng về sản phẩm càng trở nên quan trọng.


×