Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

(TIỂU LUẬN) tìm HIỂU về GIÁ TRỊ văn HOÁ và NHỮNG CHÚ ý TRONG văn HOÁ GIAO TIẾP KINH DOANH của ấn độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.28 KB, 21 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
----------🙢🙢🙢----------

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM
HỌC PHẦN GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH
Tên đề tài

TÌM HIỂU VỀ GIÁ TRỊ VĂN HOÁ
VÀ NHỮNG CHÚ Ý TRONG VĂN HOÁ
GIAO TIẾP KINH DOANH CỦA ẤN ĐỘ
Giảng viên hướng dẫn :

Nguyễn Ký Viễn

Nhóm

:

Espoir

Sinh viên

:

Phạm Thị Uyển Nhi
Trương Thị Hồng Quỳnh
Nguyễn Thuận Bảo Thạch
Hoàng Lê Phương Thảo
Hứa Thị Đức Thục


Lớp

:

46K12.2

Đà Nẵng, 2022


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1
A.

PHONG TỤC XÃ HỘI...................................................................................................2

1.

Lời chào, làm quen......................................................................................................... 2

2.

Giới thiệu bản thân......................................................................................................... 2

3.

Các cử chỉ đặc biệt.........................................................................................................2

4.

Văn hóa tặng q............................................................................................................3


5.

Văn hóa khơng hồn tồn từ chối lời mời hoặc yêu cầu.................................................3

6.

Một số hành động được cho là khiếm nhã ở Ấn Độ.......................................................3

B.

QUAN NIỆM VỀ THỜI GIAN......................................................................................4

1.

Giờ giấc làm việc............................................................................................................ 4

2.

Các ngày lễ chính...........................................................................................................4

3.

Những cuộc hẹn..............................................................................................................4

C.

QUẦN ÁO VÀ ẨM THỰC............................................................................................5

1.


Trang phục truyền thống của Ấn độ và nhũng màu sắc nào phù hợp với từng tình

huống...................................................................................................................................... 5
2.

Nghi thức trong bữa ăn của người Ấn Độ.......................................................................6

D.

MƠ HÌNH CHÍNH TRỊ..................................................................................................7

1.

Tình hình chính trị và tác động đến hoạt động kinh doanh.............................................7

2.

Phương tiện thơng tin.....................................................................................................8

3.

Trong tình huống kinh doanh có nên nói chuyện chính trị?............................................9

E.

TÍNH ĐA VĂN HĨA CỦA LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG..............................................9

1.


Những dân tộc ở Ấn Độ..................................................................................................9


2.

Những ngôn ngữ được sử dụng tại Ấn Độ......................................................................9

3.

Lực lượng lao động của Ấn Độ....................................................................................10

F.

TƠN GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG..................................................................................10

1.

Những tơn giáo chính ở Ấn Độ.....................................................................................10
a.

Hindu giáo - Ấn Độ giáo...................................................................................11

b.

Đạo Hồi.............................................................................................................11

c.

Phật giáo............................................................................................................ 11


G.

TỔ CHỨC KINH TẾ VÀ KINH DOANH...................................................................12

1.

Những sản phẩm chính và tài ngun chủ yếu là gì?....................................................12

2.

Thái độ về giáo dục ra sao?..........................................................................................13

3.

Giám đốc tự ra quyết định trong kinh doanh hay phải có cấp dưới tham gia?..............14

4.

Có tục lệ trao đổi danh thiếp không?............................................................................14

5.

Chức vụ và thâm niên được thể hiện như thế nào trong tổ chức? Trong một cuộc họp

kinh doanh?........................................................................................................................... 14
6.

Doanh nhân có mong đợi quan hệ xã hội (giao tế, tiệc tùng) trước/sau khi tiến hành

hoạt động kinh doanh khơng?...............................................................................................15

7.

Doanh nhân có mong đợi quan hệ xã hội (giao tế, tiệc tùng) trước/ sau khi tiến hành

hoạt động............................................................................................................................... 15
H.

ĐẠO ĐỨC, GIÁ TRỊ VÀ PHÁP LUẬT......................................................................16

1.

Văn hoá quà tặng trong kinh doanh..............................................................................16

2.

Thời gian phù hợp để thăm hỏi đối tác.........................................................................16

3.

Cách chào hỏi của người Ấn Độ...................................................................................16

4.

Những chú ý trong giao tiếp.........................................................................................17

LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................18


LỜI MỞ ĐẦU
Ấn Độ là một quốc gia Nam Á, chiếm hầu hết bán đảo Ấn Độ. Ấn Độ có ranh giới với

Pakistan, Trung Quốc, Myanma, Bangladesh, Nepal, Bhutan và Afghanistan. Ấn Độ là nước
đơng dân thứ nhì trên thế giới, với dân số trên một tỉ người, và đồng thời lớn thứ bảy về diện
tích.
Văn hóa Ấn Độ là thứ chỉ chung tới hàng ngàn nền văn hóa riêng biệt và độc đáo của
tất cả các tôn giáo và cộng đồng có mặt ở Ấn Độ. Ngơn ngữ, tơn giáo, khiêu vũ, âm nhạc,
kiến trúc, thực phẩm và phong tục của Ấn Độ khác nhau từ nơi này đến nơi khác trong nước.
Văn hóa Ấn Độ, thường được coi là sự pha trộn của một số nền văn hóa, trải dài khắp tiểu
lục địa Ấn Độ và đã bị ảnh hưởng bởi một lịch sử đã có từ nhiều thiên niên kỷ.[1][2] Nhiều
yếu tố của các nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ, như tôn giáo, triết học, ẩm thực, ngôn ngữ,
võ thuật, khiêu vũ, âm nhạc và điện ảnh Ấn Độ có tác động sâu sắc đến Ấn Độ, Đại Ấn Độ
và thế giới.

1


A. PHONG TỤC XÃ HỘI
Người Ấn Độ khá thân thiện với người nước ngồi. Họ thường có xu hướng cố gắng
giảm những xung đột xảy ra xuống hết mức có thể nên họ thường dè dặt hơn khi tiếp xúc với
người khác, đặt biệt là người nước ngoài chưa hiểu rõ về văn hóa của nhau.
1. Lời chào, làm quen
Để chào hỏi hay bày tỏ sự tôn trọng với người đối diện khi giao tiếp, người Ấn thường
chắp hai tay lại hướng lên trên với các ngón tay nâng lên sao cho các đầu ngón tay ngang với
lơng mày, khẽ nghiêng đầu và nói: “Namaste” hay “Namaskar” có nghĩa là "chào bạn". Đối
với người lớn tuổi giơ tay cao sẽ thể hiện sự tôn trọng; giơ tay vừa phải với đồng nghiệp để
thể hiện sự bình quyền và giơ tay thấp để thể hiện sự quan tâm với đối phương.
Một cách chào hỏi khác đó là một cái chạm chân và một lời chúc phúc. Những đứa trẻ
hơn thì làm động tác chạm vào bàn chân. Đó là biểu hiện của sự tôn trọng ở mức độ cao
nhất. Và để đáp lại người cao tuổi chạm vào đầu người trẻ hơn bằng tay phải của mình hoặc
đưa tay lên trên, lòng bàn tay hướng xuống. Đồng thời, một lời chúc tốt đẹp thường được
phát ra.

Ngoài ra, người Ấn Độ cũng phổ biến cách bắt tay trong chào hỏi. Nhưng khi bắt tay
người Ấn Độ sẽ tránh việc dùng tay trái vì theo quan niệm của họ thì tay trái là biểu tượng
của sự ô uế.
2. Giới thiệu bản thân
Những người Hindu truyền thống khơng có họ trong tên của mình. Tên của họ thường
có nguồn gốc từ Ả Rập. Tên của phụ nữ Hồi giáo thường bắt đầu bằng tên + "binti" (nghĩa là
“con gái của”) + tên của cha. Đối với người Sikh Ấn Độ, trước tên của họ thường thêm
"Singh" nếu là nam giới hay "Kaur" nếu là nữ giới. Và với người Ấn Độ, địa vị thường được
quyết định bởi tuổi tác, trình độ học vấn, nghề nghiệp. Ngoài ra, việc làm ở các cơ quan nhà
nước được xem là có uy tín hơn những cơng việc ở các cơ quan tư nhân.
Người Ấn tuyệt nhiên sẽ khơng giới thiệu tên gọi của mình với một người phụ nữ đang
đi trên đường một mình.


3. Các cử chỉ đặc biệt
Để thể hiện sự đồng ý, người Ấn Độ sẽ lắc đầu và ngược lại, họ sẽ gật đầu khi khơng
đồng tình với việc gì đó.
Ngồi ra, đầu rung lắc cũng thể hiện lời cảm ơn, điều mà người Ấn Độ hiếm khi sử
dụng. Khi gặp người quen trên đường, họ làm cử chỉ này để thể hiện đã nhận ra bạn vì
khơng thể hét to lên. Nếu một người Ấn Độ ngồi cạnh bạn trên tàu và bất ngờ lắc lư đầu với
bạn, họ muốn thể hiện sự thân thiện với bạn.
Nếu người dân địa phương lắc đầu nhanh và liên tục khi nói chuyện, họ muốn nói cho
bạn biết họ hiểu những gì bạn nói. Nếu động tác chậm, kèm theo một nụ cười, họ thể hiện sự
tơn trọng bạn.
4. Văn hóa tặng quà
Ở Ấn Độ, khi muốn tặng quà cho người khác, hãy lưu ý giấy gói q khơng được là
màu trắng hay màu đen vì người Ấn Độ tin rằng những màu này hay mang lại điều không
may. Mặt khác, những màu theo họ sẽ mang lại may mắn là màu đỏ, xanh lá và màu vàng.
Người Ấn Độ thích nhận được các món q như hoa, sơcơla, nước hoa hay những đồ
điện nhỏ. Bạn nên chú ý tránh những quà tặng có liên quan đến các quan niệm tơn giáo hay

đạo đức của họ. Ví dụ bạn đừng nên tặng họ một bức tranh về một chú chó vì theo họ chó là
lồi động vật khơng sạch sẽ.
5. Văn hóa khơng hồn tồn từ chối lời mời hoặc u cầu
Mặc dù có những tình huống ta cần phải quyết đốn nói “khơng” trong một số tình
huống; làm như vậy để từ chối lời mời hoặc yêu cầu có thể bị coi là thiếu tôn trọng ở Ấn Độ.
Nhiều khi bạn coi đó là sự thẳng thắn và khơng muốn cho người khác hi vọng hay cam kết;
nhưng đây lại là điều khơng nên làm ở Ấn Độ. Thay vì nói “không” hoặc “Tôi không thể”
trực tiếp; hãy áp dụng cách trả lời của người Ấn Độ bằng cách đưa ra những câu trả lời lảng
tránh khéo léo hơn như “Tôi sẽ thử” hoặc “có thể” hoặc “Tơi có thể xem tơi làm được gì “.
6. Một số hành động được cho là khiếm nhã ở Ấn Độ


 Ở Ấn Độ, cách cư xử đối với người phụ nữ cũng có những nét tinh tế riêng. Ví dụ
như việc hôn tay là một điều không thể chấp nhận được. Và nói chung, đụng chạm
vào thân thể hoặc quần áo phụ nữ là đỉnh cao của sự khiếm nhã. Biểu hiện trên
khn mặt cũng có tầm quan trọng đặc biệt. Người Ấn Độ tránh nhìn chằm chằm
vào mắt, và nụ cười phải được kiềm chế.
 Bàn chân được coi là ơ uế và do đó, điều quan trọng là tránh hướng bàn chân của
bạn vào người; hoặc chạm vào người hoặc đồ vật (đặc biệt là sách) bằng bàn chân
hoặc giày. Nếu bạn vơ tình làm như vậy, bạn nên xin lỗi ngay lập tức.
 Dùng ngón tay để chỉ cũng là điều thô lỗ ở Ấn Độ. Nếu bạn cần chỉ vào một cái gì
đó hoặc ai đó; tốt hơn là nên dùng tồn bộ bàn tay hoặc ngón tay cái.
 Khi bắt tay người Ấn Độ sẽ tránh việc dùng tay trái vì theo quan niệm của họ thì
tay trái là biểu tượng của sự ơ uế.
B. QUAN NIỆM VỀ THỜI GIAN
1. Giờ giấc làm việc
Ở Ấn độ, thời gian làm việc của họ khá muộn.
Thời gian làm việc thông thường bắt đầu vào lúc 9h30 sáng và kết thúc lúc 5h30, từ
thứ Hai đến thứ Sáu. Thậm chí một số nơi cịn bắt làm việc vào lúc 10h30 và làm việc liên
tục trong 8 giờ không nghỉ trưa. Người Ấn Độ phân biệt thời gian làm việc và nghỉ rất rõ

ràng. Một khi đã đến giờ nghỉ, họ nhất định sẽ không làm thêm bất cứ việc gì cho dù việc
nhẹ và thu nhập cao.
2. Các ngày lễ chính
Một số ngày lễ lớn trong năm của Ấn Độ:
-

26/1

: Quốc khánh (Republic Day)

-

2/2

: Ngày Hiến tế (Feast of the Sacrifice)

-

22/2

: Năm mới của người Hồi giáo (Islamic New Year)

-

9/4

: Thứ Sáu tốt lành (Good Friday)

-


15/8

: Ngày Độc lập

-

14-16/11 : Kết thúc ngày lễ Ramadan (End of Ramadan)


-

25/12

: Lễ Giáng Sinh (Christmas Day)

3. Những cuộc hẹn
Ở Ấn Độ, những cuộc hẹn giữa trưa thường khá phổ biến. Con người ở đây đối rất xem
trọng sự đúng giờ trong các cuộc hẹn mặc dù nó khơng được duy trì. Tuy nhiên nam giới
thường có trách nhiệm với gia đình, nên họ có thể hẹn lại lịch vào giờ phút cuối. Vì vậy, việc
hẹn lại lịch là một việc khá phổ biến trong văn hoá của Ấn Độ. Đối với họ, việc trễ hẹn 15
phút giữa những người Ấn Độ với nhau là chấp nhận được, thậm chí cũng có người trễ cả
tiếng đồng hồ. Nhưng nếu đối tác nước ngồi bị trễ, họ sẽ xem đó là hành vi không lịch sự,
thiếu tôn trọng họ.
C. QUẦN ÁO VÀ ẨM THỰC
1. Trang phục truyền thống của Ấn độ và nhũng màu sắc nào phù hợp với từng
tình huống
a. Sari
Sari, hay còn gọi là saree, là một loại trang phục dành cho phụ nữ ở tiểu lục địa Ấn Độ.
Loại trang phục này thực chất là 1 tấm vải, dài từ 4 - 9 mét. Sari có thể được làm từ nhiều
loại vải khác nhau bao gồm: Sambalpuri saree ở phía Đơng, lụa Mysore và Ilkal ở

Karnataka, Kanchipuram saree ở phía Nam, Paithani ở phía Tây hay Banarasi ở phía Bắc.
Sari là loại trang phục phổ biến nhất ở Ấn Độ. Nó cũng có rất nhiều tên gọi riêng ở các
vùng miền khác nhau như: kavanis, mundu, pudavai, seere,... Cũng theo ghi nhận, có tới hơn
80 cách để mặc sari và được phân loại tùy thuộc vào khu vực địa lý, dân tộc sử dụng, chẳng
hạn như: Nivi, Gujarati, Himalaya, Nepal, Maharashtrian, Madisar, Pin Kosuvam,...
b. Mekhela Sador
Mekhela Sador là trang phục truyền thống của phụ nữ ở bang Assam nằm ở vùng Đông
Bắc Ấn Độ. Loại trang phục này đặc trưng bởi 2 mảnh vải rủ khắp cơ thể. Bao gồm:
 Mekhela: Mekhela là phần dưới, được làm bằng vải sarong có dạng hình trụ rất rộng,
xếp thành các nếp gấp rồi nhét vào thắt lưng.


 Sador: Sador là phần trên, được làm bằng một mảnh vải dài. Một đầu vải nhét vào
phần trên của Mekhela trong khi phần còn lại bao quanh cơ thể.
c. Salwar Kameez
Salwar Kameez là một loại trang phục truyền thống của cả nam và nữ ở bang Punjab
nằm tại miền Bắc Ấn Độ. Tuy nhiên hiện nay, Salwar Kameez đã dần trở thành một trong
những trang phục phổ biến nhất cho phái nữ. Bộ quần áo này bao gồm 2 phần chính: quần
rộng thùng thình, hẹp ở mắt cá chân (salwar) và áo dài (kameez). Người phụ nữ cũng thường
đeo thêm một chiếc khăn được gọi là dupatta hay odani để che đầu hoặc ngực.
d. Gagra choli
Garga choli, hay còn được gọi bằng những cái tên như ghagra choli, lehenga choli,
chaniya cholo, là trang phục truyền thống của phụ nữ ở các bang phía Tây, Bắc và Tây Bắc
Ấn Độ. Trang phục này bao gồm một chiếc áo được cắt may để phù hợp với cơ thể, có tay áo
ngắn và cổ thấp (choli), có thể hở rốn hoặc khơng; một chiếc váy dài thêu hoặc xếp ly
(Gagra).
e. Dhoti
Dhoti được xem là quốc phục của Ấn Độ. Trang phục này được sử dụng chủ yếu bởi
những người đàn ông tại các làng, Dhoti là một mảnh vải hình chữ nhật, dài khoảng 4,5m,
được quấn quanh eo, chân và thắt nút ở lưng. Trang phục này được biết đến với rất nhiều tên

gọi khác nhau như: Mardaani, Chaadra, Dhotiyu, Dhotar, Veshti, Mundu,... Những người
đàn ông Ấn Độ thường mặc Dhoti chung với áo sơ mi.
f. Achkan
Achkan hay Sherwani là một loại áo khoác dài quá đầu gối dành cho những người đàn
ông Ấn Độ. Loại trang phục này được sử dụng chủ yếu tại các nghi lễ đám cưới, lễ hội hay
trong các dịp trang trọng khác. Achkan thường được mặc chung với Dhoti hoặc Churidar
(một loại quần dài).
g. Mũ đội đầu


Ở ấn độ có nhiều loại mũ đội đầu khác nhau. Trong đó phổ biến nhất là Pagri và
Taqiyah.
2. Nghi thức trong bữa ăn của người Ấn Độ
Bị ảnh hưởng bởi Phật giáo và Hồi giáo, người Ấn cho rằng thức ăn chính là do đấng
tối cao trao cho và phải được đón lấy bằng tay trần để thể hiện lịng thành kính của mình. Vì
thế mà thói quen ăn bốc được xem là quy tắc điển hình trong văn hóa ăn uống của người Ấn
Độ.
Quy tắc bốc tay khá là nghiêm khắc thường thì người ta bốc đồ ăn bằng tay phải còn
tay trái để uống nước.
Cụ thể là, trước khi ngồi vào bàn ăn, họ phải rửa tay sạch sẽ để đảm bảo vệ sinh và thể
hiện sự tơn trọng với người ăn cùng. Sau đó, họ dùng tay phải để bốc thức ăn và tuyệt đối
không cầm thức ăn bằng tay trái. Bởi tay trái là đại diện cho cái ác, cái xấu, dơ bẩn, còn tay
phải chính là lẽ phải, cái thiện và thanh khiết.
Các thức ăn quá lớn không thể đưa vào miệng một lần, họ sẽ bẻ nhỏ chúng ra chứ
không cắn. Khi đưa thức ăn vào miệng, họ sẽ cúi mặt xuống để tránh thức ăn rơi rớt. Một
điều cấm kị là không được liếm các đầu ngón tay sau khi ăn vì đây là hành động bất lịch sự
theo văn hóa ăn uống của người Ấn Độ.
Cần lưu ý, trong bàn ăn nhiều món, đừng bốc mỗi món một ít mà hãy bốc ăn từng món
riêng biệt để thể hiện sự trân trọng món ăn. Và sau khi ăn xong, họ sẽ đợi những người cùng
bàn ăn xong rồi mới đi rửa tay.

Thưởng thức xong bữa ăn, bạn phải thực hiện thêm một nghi thức quan trọng nữa, đó
chính là gấp lá chuối. Đây chính là cách bày tỏ những lời muốn nói đến người nấu. Nếu
muốn cảm ơn người nấu và nói rằng món ăn họ làm rất ngon, thì gấp đơi lá chuối theo chiều
dọc, phần rìa lá hướng về phía người ăn.
Nên rửa tay cùng với mọi người sau khi dùng bữa xong Tại Ấn Độ, để có cái nhìn thiện
cảm sau bữa ăn, bạn nên ăn sạch hết mọi thứ trong đĩa của mình để tơn trọng người nấu và


hơn hết là tôn trọng thức ăn - thứ được xem là thiêng liêng ở nơi đây. Đồng thời, sau bữa ăn,
bạn nên đợi mọi người dùng bữa xong rồi hãy cùng đi rửa tay, không nên đi riêng một mình.
D. MƠ HÌNH CHÍNH TRỊ
1. Tình hình chính trị và tác động đến hoạt động kinh doanh
Chính trị của Ấn Độ khá hỗn độn và phức tạp, thường xuyên xảy ra biến động, chênh
lệch các tầng lớp, gồm nhiều đảng phái khác nhau, Đăng Quốc Lập, Đảng Nhân dân Ấn Độ,
Đảng Cộng sản Ấn Độ,... Tuy nhiên khơng vì như thế mà kinh tế Ấn Độ thụt lùi trong mắt
bạn bè quốc tế.
+ Tháng 6 năm 2021, trong bối cảnh cạnh tranh ảnh hưởng bất đối xứng giữa Trung
Quốc và Ấn Độ do sự chênh lệch khá xa về tiềm lực kinh tế và quân sự, sự nổi lên
của Ấn Độ trong đại dịch COVID-19 như một quốc gia có trách nhiệm được cho là đã
đem đến một “phương án” cho các quốc gia đang phát triển không muốn lệ thuộc quá
nhiều vào Trung Quốc cũng như ngăn cản Trung Quốc trở thành “Siêu cường kỹ thuật
số”. Ở Biển Đông, Ấn Độ không ngừng gia tăng kết nối với Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN) thông qua ngoại giao nhân dân, kết nối kết cấu hạ tầng, kết
nối thương mại và hợp tác quân sự.
+ Cuối năm 2021, các hoạt động kinh tế của Ấn Độ hiện nay đã trở lại bình thường, đây
là quý thứ tư liên tiếp GDP của Ấn Độ quay trở lại tăng trưởng tích cực sau hai quý
suy giảm vào năm 2020. Ấn Độ tiếp tục là nền kinh tế lớn có tốc độ tăng trưởng
nhanh nhất với tốc độ 8,4% trong quý 2 năm 2021 (từ tháng 7 tới tháng 9).
+ Như vậy, chính trị có đóng góp trong việc kinh doanh trong và ngồi doanh nghiệp.
Những định hướng mang tính chiến lược của chính phủ Ấn Độ đã giúp quốc gia này

đạt được những thành tựu to lớn trong kinh doanh.
2. Phương tiện thông tin
Các phương tiện truyền thông Ấn Độ bao gồm một số loại hình truyền thơng khác nhau
của các phương tiện thơng tin đại chúng: truyền hình, đài phát thanh, điện ảnh, báo, tạp chí
và các trang web/ cổng thông tin dựa trên Internet.


Nhiều phương tiện truyền thơng được kiểm sốt bởi các tập đồn lớn, vì lợi nhuận, thu
được doanh thu từ quảng cáo, đăng ký và bán tài liệu có bản quyền.
Ngồi ra, phương tiện truyền thơng cịn được kiểm sốt bởi các Hội đồng Báo chí Ấn
Độ. Nó đảm bảo rằng báo chí phải tuân thủ một cách nghiêm túc các chuẩn mực đạo đức báo
chí đã được chấp nhận và duy trì các chuẩn mực ứng xử nghề nghiệp cao.
3. Trong tình huống kinh doanh có nên nói chuyện chính trị?
Một trong những nguyên tắc chính trong giao tiếp là tơn trọng, vì vậy, trong các tình
huống xã hội hoặc kinh doanh, bàn về chính trị được xem là khơng phù hợp.
 Trong xã hội, nó có thể xúc phạm những người có quan điểm khác nhau về chính trị
hoặc nó có thể làm tăng căng thẳng giữa các nhóm người khác nhau tại buổi tụ tập.
 Trong kinh doanh, bàn về chính trị tương tự cũng gây ra những mâu thuẫn làm căng
thẳng đến quá trình hợp tác và mối quan hệ của hai bên.
E. TÍNH ĐA VĂN HÓA CỦA LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG
1. Những dân tộc ở Ấn Độ
Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới với trên 1,33 tỷ người. Các nhóm dân
tộc chính là Indo-Aryan (72%), Dravidian (25%), Mongoloid và các sắc tộc khác (3%).
Người Indo-Aryan là con cháu của nhánh Ấn Độ của tộc người Indo-Iranian cổ đại (còn
được gọi là người Aryan) và được tìm thấy chủ yếu ở miền bắc và miền trung Ấn Độ. Người
Dravidian đến Ấn Độ trước người Aryan, tập trung ở miền nam, còn người Mongoloid ở
miền đông bắc. Người Mongoloid cũng thuộc Jammu và Kashmir.
2. Những ngôn ngữ được sử dụng tại Ấn Độ
Ấn Độ có 22 ngơn ngữ được cơng nhận chính thức trong hiến pháp. Trong số đó, Hindi
là ngơn ngữ chính thức của chính quyền liên bang tại Delhi và là ngôn ngữ được sử dụng

đông đảo dân số sử dụng nhất. 21 ngôn ngữ khác là Assames, Bengali, Bodo, Dogri,
Gujarati, Kannada, Kashmiri, Konkani, Maithili, Malayalam, Manipuri, Marathi, Nepali,
Oriya, Punjabi, Sanskrit, Santhali, Sindhi, Tamil, Telugu và Urdu. Tiếng Anh là một ngơn
ngữ chính thức kết hợp. Hầu hết các ngơn ngữ được nói tại miền bắc và miền trung là thuộc


nguồn gốc Aryan, ngôn ngữ thịnh hành tại miền nam là Dravidian và ngôn ngữ SiniMongoloid thống trị miền đông Ấn Độ.

3. Lực lượng lao động của Ấn Độ
Ấn Độ tự hào là nền dân chủ đông dân nhất thế giới. Nền dân số trẻ năng động sẽ là
nguồn năng lượng tích cực cho chiến lược “Ấn Độ tự cường”. Ấn Độ có nguồn lao động
tiềm năng lớn nhất thế giới với hơn 850 triệu người trong độ tuổi lao động. Lực lượng lao
động hiện tại của Ấn Độ lớn hơn tổng số lực lượng lao động của ba trung tâm phát triển nhất
thế giới là Nhật Bản, Liên minh châu Âu và Mỹ gộp lại. Sự phân bố nhân khẩu học này có
khả năng định hình lại vị thế của Ấn Độ trên bản đồ thế giới.
F. TÔN GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG
1. Những tơn giáo chính ở Ấn Độ
Tơn giáo ảnh hưởng rất lớn đến cách sống, niềm tin, giá trị, thái độ và cách cư xử của
con người trong xã hội. Ấn Độ là một đất nước được các nhà nghiên cứu gọi là “xứ sở của
tôn giáo, xứ sở của tâm linh”. Ở đây, nhiều trường phái triết học đã hòa hợp, giao thoa với
nhau tạo nên sự đa dạng trong tơn giáo, tín ngưỡng của người Ấn Độ. Một số tơn giáo chính


ở Ấn Độ là: Hindu giáo (chiếm 80,5% dân số), Hồi giáo (chiếm 13,4%), Thiên Chúa giáo
(2,3%), Phật giáo (0,8%) và một số tôn giáo khác.
a. Hindu giáo - Ấn Độ giáo
Ấn Độ giáo là một tôn giáo lâu đời và là tôn giáo lớn thứ 3 trên thế giới sau Thiên
Chúa giáo và Hồi giáo. Ấn Độ giáo là tôn giáo chủ đạo ở Ấn Độ. Ấn Độ giáo là tôn giáo cổ
xưa nhất của người Ấn Độ và đồng thời cũng là tôn giáo tạo nên những đặc trưng tính cách
của con người nơi đây.

Ấn Độ giáo có tính chất đa thần: Nổi bật nhất là:
-

Brahma: thần sáng tạo tối cao

-

Vishnu: Thần bảo vệ

-

Shiva: Thần hủy diệt và tái tạo cuộc sống

Giáo lý nhất nguyên luận và triết lý bất tổn sinh (Ahimsa) của đạo Hindu đã trở thành
cơ sở nền tảng chi phối cách sống của người Ấn Độ, nền tảng cho sự mở rộng tình yêu với
đồng loại, với chúng sinh trong một cuộc sống hòa bình.
Trong Ấn Độ giáo, Bị là một con vật linh thiêng và được tôn thờ. Và Ấn Độ là một
quốc gia phần lớn dân số theo Ấn Độ giáo nên Năm 1995, đạo luật Rajasthan Bovine Animal
Act ra đời, nghiêm cấm người dân sở hữu, mua bán hoặc vận chuyển thịt bị. Từ đó, thịt bị
trở thành hàng “quốc cấm”, những ai vi phạm đạo luật này có thể bị phạt tù 2 năm và nộp
phạt số tiền đến 10.000 rupee (khoảng 150 USD).
b. Đạo Hồi
Mặc dù phần lớn dân số theo đạo Hindu nhưng Ấn Độ lại là nước có số lượng tín đồ
Hồi giáo đứng thứ 3 thế giới (con số ước tính hiện nay khoảng hơn 160 triệu người).
Hồi giáo ở Ấn Độ bắt đầu từ khá sớm, nhưng phải đến thế kỷ thứ 8 khi tỉnh Sindh bị
chinh phục, tôn giáo này mới thực sự xuất hiện rõ nét trong xã hội Ấn Độ. Sau đó tiếp tục
lag 3 thế kỷ Ấn Độ sống dưới sự thống trị của đế quốc Mughuls, nhiều người Ấn Độ đã bỏ
đạo Hindu theo Hồi Giáo. Và do đó, sự ảnh hưởng của Hồi giáo lên nền văn hóa Ấn Độ là
không hề nhỏ.



c. Phật giáo
Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn ra đời đầu tiên ở Ấn Độ, cho nên nó có ảnh
hưởng sâu sắc đối với nền văn hóa Ấn Độ. Trong nhiều thế kỷ, người dân Ấn Độ đã rất tơn
thờ và kính trọng Phật Giáo. Các tu viện, đền chùa, tượng Phật được xây dựng ở nhiều nơi
khắp Ấn Độ. Mặc dù hiện nay Hindu giáo chiếm phần lớn dân số của Ấn Độ nhưng ta không
thể phủ nhận được tầm quan trọng của Đạo Phật. Điều đó được thể hiện qua việc Chuyển
pháp luân (Dharmacakra) của Phật giáo được xem là biểu tượng của quốc gia và được gắn
trên quốc kỳ Ấn Độ, hay đầu cột hình sư tử nổi tiếng của vua A Dục đã trở thành con dấu
của nước cộng hòa Ấn Độ và những di sản của Phật giáo này đối với đời sống hàng ngày của
chúng ta phải được duy trì vơ hạn.

Không chỉ là một quốc gia sản sinh ra nhiều tôn giáo lớn trên thế giới như Hindu giáo,
Phật giáo… Ấn Độ còn là xứ sở của sự kết hợp, giao thoa hài hịa giữa các tơn giáo khác
nhau trên thế giới. Tại Ấn Độ, những tôn giáo lớn và gần như đối nghịch nhau hay là những
tôn giáo lớn với những tơn giáo thiểu số đều có thể chung sống hịa bình cùng nhau.
G. TỔ CHỨC KINH TẾ VÀ KINH DOANH
1. Những sản phẩm chính và tài nguyên chủ yếu là gì?
Nơng nghiệp chiếm xấp xỉ 17,1% GDP của Ấn Độ. Ấn Độ là một trong những nước
chăn nuôi lớn nhất thế giới và cũng là nhà sản xuất hàng đầu thế giới về mía đường, chè và
đậu. Ấn Độ cũng là một trong những nhà sản xuất rau quả, lúa mì, gạo, sữa và gia vị lớn
nhất thế giới.
Ngành công nghiệp dệt may: Ngành công nghiệp dệt may có vai trị sống cịn trong nền
kinh tế Ấn Độ. Sản xuất của ngành công nghiệp này chiếm 4% GDP và 20% đầu ra của nền
công nghiệp, chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu. Hiện sợi bông vẫn là chất liệu chiếm ưu thế,
song Ấn Độ đang trở thành nhà sản xuất đứng thứ 2 trên thế giới về mặt hàng lụa và đứng
trong danh sách 5 nước sản xuất vải sợi hàng đầu thế giới.
Ngành công nghệ thông tin:



+ Ngành công nghiệp phần mềm Ngành dịch vụ và phần mềm ở Ấn Độ được cả
thế giới biết đến nhờ những giải pháp phần mềm chất lượng cao và giá rẻ. Xuất
khẩu phần mềm của Ấn Độ bao gồm gia công trong nước (sản xuất tại Ấn Độ)
và gia cơng tại chỗ (sản xuất ở nước ngồi). Dịch vụ gia công phần mềm trong
nước phát triển mạnh.
+ Ngành công nghiệp phần cứng và dịch vụ Internet: Nền kinh tế đang bùng nổ
của Ấn Độ, tăng trưởng bình quân 9%, sẽ thúc đẩy chi tiêu cho công nghệ thông
tin (IT) khi các cơng ty nâng cấp hệ thống máy tính để cạnh tranh và người tiêu
dùng truy cập Internet.
Công nghiệp giải trí: Hiện nay Ấn Độ là một trong những nước có ngành cơng nghiệp
phim ảnh hàng đầu thế giới. Các thông tin sau cho thấy mức độ và xu hướng phát triển của
ngành công nghiệp này: Ấn Độ sản xuất hơn 70.000 phim truyện và hàng ngàn phim tài liệu
ngắn bằng 52 thứ tiếng (bao gồm cả thổ ngữ).
2. Thái độ về giáo dục ra sao?
Hệ thống giáo dục của Ấn Độ ban đầu dựa trên mơ hình giáo dục của Anh, nhưng đã
thay đổi theo thời gian và trở thành hệ thống 10 + 2 + 3, tức là 10 năm giáo dục cơ bản, 2
năm giáo dục phổ thông và 3 năm giáo dục đại học. Cơ sở cho cấu trúc của tất cả các phần
trong hệ thống giáo dục là Chính sách Quốc gia về Giáo dục (1992). Giáo dục người trưởng
thành có mục đích chủ yếu nhằm tăng tỷ lệ biết chữ. Giáo dục tư nhân cũng thuộc thẩm
quyền của chính phủ, nhưng nguồn tài chính thì khơng đến từ ngân khố. Các quy tắc về nội
dung chương trình giảng dạy, v.v… áp dụng cho các trường công lập cũng được áp dụng cho
các trường tư nhân. Việc đi học là bắt buộc đối với trẻ em từ 6 đến 14 tuổi, tuy nhiên quy
định này không được thực thi trong thực tế. Ở một số tiểu bang, đặc biệt là những khu vực
nghèo, có chưa đến 50% số trẻ em trong độ tuổi này được đến trường.
Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy trình độ học sinh 12 tuổi trong mơn tốn của các
khu vực nghèo tại New Delhi chậm hơn 2,5 lớp so với bình quân khu vực và con số này là
4,5 lớp cho học sinh 15 tuổi.


Bên cạnh những yếu tố trên, việc Ấn Độ đầu tư quá ít vào giáo dục là một nguyên

nhân. Hàng năm nước này chỉ chi 2,7% GDP cho giáo dục, thấp hơn những nước đang phát
triển như Brazil, khoảng 2/3 số lớp học tại đây thậm chí thiếu những cơ sở hạ tầng cơ bản
như điện năng.
-

Hầu hết các thương nhân có bằng đại học khơng?
Hệ thống giáo dục của Ấn Độ, được biết đến với việc khuyến khích khoa học và công

nghệ. Điều này rất quan trọng đối với nhiều cơng ty phương Tây. Nó khiến quốc gia Nam Á
trở thành nơi hiển nhiên để các công ty ở Thung lũng Silicon tìm kiếm nhân tài.
-

Phụ nữ có được giáo dục như đàn ông không?
Giáo dục là quyền cơ bản mà nhiều phụ nữ Ấn Độ khơng có được. Tỷ lệ biết chữ đang

tăng lên ở Ấn Độ. Tuy nhiên, tỷ lệ biết chữ của nữ thấp hơn tỷ lệ biết chữ của nam.
3. Giám đốc tự ra quyết định trong kinh doanh hay phải có cấp dưới tham gia?
Cách tiếp cận của Ấn Độ đối với vai trò kinh doanh nói chung là chính thức và phân
cấp. Do đó một ơng chủ được dự kiến sẽ là một ông chủ, và hành động như vậy. Tránh thực
hiện các cơng việc thường được hồn thành bởi một người nào đó ở mức thấp hơn bạn, vì
điều này có thể làm hỏng danh tiếng và độ tin cậy của bạn.
Việc ra quyết định ở các cơng ty Ấn Độ có xu hướng từ trên xuống, và do đó nhân viên
cấp thấp sẽ mong đợi được hướng dẫn rõ ràng và tồn diện hơn là tìm ra cách làm việc riêng
của họ. Nếu bạn đang là quản lý cấp trung, tránh đưa ra quyết định hoặc đưa ra các chiến
lược trừ khi bạn đã được quản lý cấp lớn hơn bật đèn xanh.
4. Có tục lệ trao đổi danh thiếp khơng?
Người ta thường trao đổi danh thiếp trong các cuộc họp đầu tiên, và những món quà
nhỏ như kẹo cũng sẽ được đón nhận. Tránh chạm vào, khác với cái bắt tay ban đầu, vì điều
này được coi là thơ lỗ.
5. Chức vụ và thâm niên được thể hiện như thế nào trong tổ chức? Trong một cuộc

họp kinh doanh?


Khi lần đầu tên gặp ai đó, một bên thứ ba sẽ giới thiệu về đối tác cho bạn. Văn hóa Ấn
Độ đặt rất nhiều tầm quan trọng vào các mối quan hệ cá nhân, và nhiều mối quan hệ kinh
doanh sẽ được xây dựng dựa trên nền tảng cá nhân. Vì vậy, được giới thiệu bởi một người
quen lẫn nhau sẽ rất tốt cho bạn.
Kết quả của ảnh hưởng thuộc địa Anh, bắt tay là lời chào tiêu chuẩn trong môi trường
kinh doanh. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng trong rất nhiều trường hợp, đàn ông và phụ nữ khơng
thể bắt tay nhau vì ảnh hưởng tơn giáo, vì vậy hãy luôn để mắt đến điều này.
Nếu gặp gỡ với một nhóm người, hãy chắc chắn chào hỏi từng cá nhân thay vì coi họ
như một nhóm. Do ảnh hưởng của cấu trúc xã hội cấp bậc Ấn Độ, người lớn tuổi hoặc địa vị
cao hơn hiện nay nên được chào đón đầu tiên, tiếp theo là người có địa vị cấp tiếp theo, v.v.
Ngày làm việc ở Ấn Độ thường bắt đầu lúc 10 giờ sáng, mặc dù ở các thành phố lớn,
nó có thể sớm hơn đáng kể. Nó được coi là cách cư xử tốt ở Ấn Độ là đến hơi muộn mọt
chút, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn không quên yếu tố này. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý rằng
những người kinh doanh Ấn Độ quen với việc giao dịch với người phương Tây sẽ mong đợi
bạn đúng giờ.
6. Doanh nhân có mong đợi quan hệ xã hội (giao tế, tiệc tùng) trước/sau khi tiến
hành hoạt động kinh doanh không?
-

Khi đàm phán, không nên sa vào các vấn đề về luật.

-

Lịng mến khách đóng một vai trị quan trọng trong cơng việc. Người Ấn Độ thường
phục vụ trà và có một cuộc nói chuyện nho nhỏ trước khi vào công việc.

-


Khi được mời, người Ấn thường từ chối trong lần đầu tiên. Tuy nhiên, sẽ đồng ý
trong lần được mời thứ hai hoặc thứ ba.

-

Trong suốt quá trình đàm phán, trao đổi với những người bạn là một phần quan trọng
trong việc thiết lập mối quan hệ

7. Doanh nhân có mong đợi quan hệ xã hội (giao tế, tiệc tùng) trước/ sau khi tiến
hành hoạt động
Người Ấn Độ luôn muốn cộng tác làm ăn với những người họ quen biết. Vì vậy bạn
nên có một người trung gian giới thiệu bạn với chính đối tác Ấn Độ đang muốn cộng tác làm


ăn. Trong những buổi họp nhóm và những bữa tiệc, khơng nên tự giới thiệu mình trước mọi
người, tốt nhất bạn nên đi hai người để người kia có thể giới thiệu bạn với những người
khác. Khi gặp người lớn tuổi, bạn nên dành ra vài phút để thăm hỏi họ.
H. ĐẠO ĐỨC, GIÁ TRỊ VÀ PHÁP LUẬT
1. Văn hoá quà tặng trong kinh doanh
Người Ấn Độ không yêu cầu bắt buộc phải có quà cáp hay bao thư trong các cuộc trao
đổi kinh doanh. Người ta thường tặng nhau những món quà nhỏ - đây là một phần của q
trình xây dựng mối quan hệ và khơng nên coi việc này là hối lộ.
Người Ấn Độ thích nhận được các món quà như hoa, socola, nước hoa hay những đồ
điện nhỏ. Bạn nên chú ý tránh những quà tặng có liên quan đến các quan niệm tơn giáo hay
đạo đức của họ.
2. Thời gian phù hợp để thăm hỏi đối tác
Thời gian tốt nhất trong năm để đi thăm họ là từ giữa Tháng Mười đến Tháng Ba. Tại
đây, năm tài chính bắt đầu từ ngày 1/4 và kết thúc vào ngày 31/3 năm sau. Bạn không nên
sắp xếp lịch làm việc với họ vào các ngày nghỉ lễ. Một điều quan trọng bạn cần chú ý là

ngoài các ngày nghỉ lễ lớn, người Ấn Độ cịn có các lễ hội tơn giáo khác và nó khơng theo
như đúng lịch dương mà chúng ta hay dùng. Vì vậy, hãy tìm hiểu kỹ những ngày này thơng
qua Đại sứ qn Ấn Độ tại nước mình để có được lịch hẹn phù hợp nhất.
3. Cách chào hỏi của người Ấn Độ
Bắt tay là hành động nên thực hiện khi chào hỏi ai đó. Ở Ấn Độ cũng khơng ngoại lệ,
tuy nhiên bạn cần lưu ý không nên bắt tay quá chặt vì sẽ bị xem là thiếu lịch sự. Mặc dù theo
như phong tục ở Ấn Độ thì bạn có thể bắt tay nam giới khi bắt đầu cuộc họp, nhưng với phụ
nữ bạn nên tránh điều này. Nên chú ý, chỉ khi người phụ nữ chủ động mời bạn bắt tay thì bạn
mới nên thực hiện nghi thức này với họ. Một nghi thức chào truyền thống khác nữa là bạn
chắp hai tay, để dưới cằm, mỉm cười, đầu hơi cúi nhẹ và nói “Namaste”.
Khi giao tiếp làm quen, bạn đừng bất ngờ khi gặp những câu không đầu không đi vì
đây là cách để họ đánh giá bạn có tin cậy không. Người Ấn hỏi rất tỉ mỉ về gia đình, bạn độc


thân hay đã kết hôn hay ly hôn, thông tin về vợ hoặc chồng, con của bạn. Nếu bạn đang đàm
phán với đối tác, sẽ rất tốt nếu mang theo ảnh gia đình.
4. Những chú ý trong giao tiếp
Tại Ấn Độ, khi nói “vâng” khơng phải chỉ có nghĩa là đồng ý mà nó cịn có thể là
“khơng biết”. Nếu bạn nói “vâng” với thái độ ngại ngần, khơng thích thì “vâng” cịn có thể
hiểu là “khơng”. Để tránh gây hiểu lầm cho đôi bên, bạn nên hạn chế đặt câu hỏi có khơng
và nên nói rõ ý khi trả lời với đối phương.
Trong văn hóa giao tiếp người Ấn Độ, bạn không nên phê phán trực diện, từ chối hay
bác bỏ ý kiến thẳng thừng. Điều này thể hiện sự thiếu tôn trọng, bất lịch sự và sẽ khiến đối
phương khơng hài lịng và sẽ gây ra những xích mích khơng đáng có.


LỜI CẢM ƠN
Văn hóa Ấn Độ là thứ chỉ chung tới hàng ngàn nền văn hóa riêng biệt và độc đáo của
tất cả các tơn giáo và cộng đồng có mặt ở Ấn Độ. Ngôn ngữ, tôn giáo, khiêu vũ, âm nhạc,
kiến trúc, thực phẩm và phong tục của Ấn Độ khác nhau từ nơi này đến nơi khác trong nước.

Văn hóa Ấn Độ, thường được coi là sự pha trộn của một số nền văn hóa, trải dài khắp tiểu
lục địa Ấn Độ và đã bị ảnh hưởng bởi một lịch sử đã có từ nhiều thiên niên kỷ. Nhiều yếu tố
của các nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ, như tôn giáo, triết học, ẩm thực, ngôn ngữ, võ
thuật, khiêu vũ, âm nhạc và điện ảnh Ấn Độ có tác động sâu sắc đến Ấn Độ, Đại Ấn Độ và
thế giới.
Trên đây và những tìm hiểu của Nhóm Espoir về giá trị văn hố và những chú ý trong
văn hoá giao tiếp kinh doanh của Ấn Độ. Cảm ơn thầy và các bạn đã theo dõi!



×