Tìm hiểu và quan sát các yếu tố chỉ màu sắc kiểu như: xanh xanh, đo
đỏ Và tìm hiểu đặc điểm nghĩa và ngữ dụng của nó
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong ngôn ngữ học, nghiên cứu ngữ dụng học là một lĩnh vực
tương đối mới mẻ. Nhưng đây là một việc làm gắn kết với sự nghiên
cứu thực tế nói năng, nên rất phong phú và phức tạp. Ngôn ngữ nào
cũng chỉ giới hạn số lượng từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp hay các hình
thức kết hợp câu chữ. Nhưng việc vận dụng ngôn ngữ vào thực tế nói
năng của cả cộng đồng ngôn ngữ đó thì sản sinh ra vô vàn những biến
thể với ý nghĩa dụng học khác nhau. Xét ở mặt này thì mỗi cuộc hội
thoại và mỗi phát ngôn sẽ hàm chứa trong đó môt ý nghĩa riêng, với
hoàn cảnh riêng. Như thế thì không một ngôn ngữ nào có thể nghiên
cứu hết các trường hợp riêng này. Muốn tìm hiểu ngữ dụng học của
các phát ngôn chỉ cách là nghiên cứu và tìm hiểu một số kiểu loại ngữ
cảnh nhất định. Để có thể từ đó mà so sánh, phát hiện ra những ý
nghĩa dụng học mới trong những trường hợp khác. Đặc biệt là những
từ, cụm từ cùng thuộc một nhóm hay một trường nghĩa nào đó thì vẫn
có thể được nhận diện và nghiên cứu trước, về đặc điểm ngữ nghĩa
Ti liu đưc ti t website
1
của nó trong sử dụng từ trước đến nay.
Ở đây, chúng tôi đi tìm các ngữ cảnh sử dụng các yếu tố chỉ màu
sắc kiểu như: xanh xanh, đo đỏ… để thấy được cách sử dụng chúng
và những đặc điểm ngữ nghĩa cũng như nghĩa ngữ dụng của các yếu tố
này.
Tuy nhiên, vì điều kiện thời gian không cho phép, chúng tôi
không thể khảo sát được nhóm yếu tố chỉ màu sắc đó trong nhiều văn
bản mà chỉ có thể quan sát trong ca dao và một số tác phẩm văn học
khác. Qua một số quan sát ban đầu ấy, chúng tôi cũng nhận thấy rằng
các yếu tố chỉ màu sắc kiểu đó xuất hiện không thường xuyên trong
các văn bản được tìm hiểu.
Ti liu đưc ti t website
2
PHẦN NỘI DUNG
1. Các yếu tố chỉ màu sắc nói chung trong tiếng Việt
Trước hết phải nói rằng: các yếu tố chỉ màu sắc được sử dụng rất
nhiều trong các văn bản cũng như trong ngôn ngữ hàng ngày. Vì thực
tế hầu hết các sự vật trong thế giới khách quan đều có một màu sắc
nhất định. Con người tri nhận các sự vật đó thi cũng tri nhận cả màu
sắc của nó. Hơn nữa sắc màu của một vật thể cũng rất phong phú nên
muốn phân biệt chúng đôi khi cũng phải viện đến các đặc tính về màu
sắc. nhưng vấn đề mà chúng ta quan tâm, tìm hiểu ở đây không hoàn
toàn giống như vậy. Những yếu tố chỉ màu sắc này có đặc điểm là một
từ láy kiểu như: xanh xanh, đo đỏ, vàng vàng…chứ không phải là
những từ đơn chỉ màu sắc hay các từ ghép kiểu: xanh lam, xanh da
trời, đỏ thắm, trắng phau…
Những tính từ chỉ màu sắc có một âm tiết như: xanh, đỏ, tím,
vàng…thì chắc không có nhiều vấn đề phức tạp. Vì đây là những từ
chỉ màu sắc cơ bản nhất. Khi nói đến thì chúng ta chúng ta sẽ hình
dung đến một màu sắc nhất định rồi, không thể gây ra nhiều cách hiểu
khác nhau. Dựa vào những màu sắc cơ bản đó, con người phân biệt ra
các màu sắc cụ thể hơn nhưng cũng có vẻ như đã được định sẵn. Ví dụ
Ti liu đưc ti t website
3
đỏ thì có: đỏ tươi, đỏ thậm, đỏ rực…; xanh thì có: xanh da trời,
xanh nước biển, xanh lục…; tím thì có: tím nhạt, tím đen, tím
ngắt…Khi sử dụng những tính từ loại này thì đã quy sự vật vào một
màu sắc nhất định, hướng người tiệp nhận đến màu sắc đó rồi. Ngược
lại, những yếu tố kiểu xanh xanh, đo đỏ, vàng vàng… thì khác.
Những yếu tố này có giá trị biểu hiện khác với ý nghĩa biểu hiện của
các tính từ chỉ màu sắc trên. Cũng là gợi lên tính chất về màu sắc
nhưng ở đây, những yếu tố này không mang đến một màu sắc cụ thể,
có thể hình dung rõ ràng. Nó vẫn cho người ta nhận biết màu sắc cơ
bản nhưng bên cạnh đó còn tạo ra nhiều liên tưởng, sự tưởng tượng
khác nữa. Vì thế nghĩa biểu hiện của nó rộng hơn các từ chỉ màu sắc
khác. Dưới đây chúng tôi sẽ dẫn ra một vài ngữ cảnh có sử dụng các
yếu tố như thế để phân tích và hiểu rõ hơn về ngữ nghĩa cũng như
nghĩa ngữ dụng của chúng.
2. Các yếu tố chỉ màu sắc có hình thức láy kiểu như: xanh xanh,
đo đỏ…
Trước hết, chúng tôi tìm hiểu từ này qua từ điển tiếng Việt. Kết
quả là: trong số các tính từ chỉ màu sắc thì không phải tất cả các hình
thức láy đều được đưa vào. Từ điển tiếng Việt chỉ đưa vào một số từ
láy màu sắc như: đo đỏ, tim tím, trăng trắng và xam xám. Còn các
Ti liu đưc ti t website
4
từ khác như: xanh xanh, vàng vàng, đen đen…thì không được từ
điển giải thích. Từ điều này có thể nhận xét rằng: nếu từ chỉ màu sắc
cơ bản là một từ có dấu sắc hoặc hỏi thì sẽ có hình thức láy được từ
điển giải thích, còn các yếu tố màu sắc khác thì từ điển không đưa
vào, dù vẫn được sử dụng trong thực tế ngôn ngữ. Dù thế, nếu có giải
thích thì cũng chỉ rất ít và đơn giản, ví dụ: Đo đỏ: ( láy) mức độ ít.
Các từ tim tím, xam xám, trăng trắng cũng như vậy. Như vậy, theo
từ điển (của Hoang Phê năm 1996) thì các yếu tố chỉ màu sắc mà
chúng ta đang khảo sát chỉ có tính chất là: biểu hiện mức độ ít của
màu sắc cơ bản. Ví dụ từ đo đỏ làm giảm mức độ đỏ đi. Nhưng trong
những ngữ cảnh cụ thể mà chúng ta sẽ xem xét dưới đây, các từ láy
chỉ màu sắc kiểu này còn có nhiều ý nghĩa khác nữa. chúng ta sẽ cùng
phân tích để thấy rõ điều đó.
1.1. Yếu tố xanh xanh
Nếu tính theo số lượng các màu sắc cơ bản thì chúng ta sẽ thu
được các yếu tố láy là: trăng trắng, đen đen, đo đỏ, xanh xanh,
vàng vàng, tim tím, nâu nâu, xam xám, hồng hồng…và có thể con,
nhưng rất ít. Ngay những yếu tố mà chúng tôi kể ra ở trên cũng không
được dùng thường xuyên. Đa số được sử dụng rất ít. Và qua một số
khảo sát nhỏ, chúng tôi thấy yếu tố xanh xanh được sử dụng nhiều
Ti liu đưc ti t website
5
hơn cả. Dưới đây là một số ví dụ có chứa yếu tố này:
Trước hết là trong ca dao. Theo thống kê của một tác giả khi
khảo sát các từ chỉ màu sắc, trong ca dao có 1381 câu có từ chỉ màu
sắc. Trong số đó, chúng tôi chỉ tìm thấy rất ít các từ láy theo kiểu trên,
mà nhiều nhất là từ xanh xanh.
Vd 1. Có đêm ra đứng vườn hoa
Nom lên chỉ thấy sao tà xanh xanh
Có đêm tạc đá ghi vàng
Ngày nào em chả nhớ chàng, chàng ơi.
Vd 2. Con chim nho nhỏ
Cái mỏ xanh xanh
Vd 3. Con chim xanh xanh
Nó đỗ nhành cũng xanh xanh
Vd 4. Đào tơ sen ngó xanh xanh
Vd 5. Thứ cà tim tím, thứ cà xanh xanh
Vd 6. Vì mây cho núi nên xa
Mây cao mù mịt, núi nhoà xanh xanh
Vd 7. Bà kia bận áo xanh xanh
Ngồi trong đám hẹ nói hành con dâu
Hay trong một số tác phẩm văn học khác:
Ti liu đưc ti t website
6
Vd 8. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.
( Chinh phụ ngâm- Đoàn Thị Điểm)
Vd 9. Sông Tần một dải xanh xanh
Loi thoi bờ liễu mấy cành Dương Quan
( Kiều- Nguyễn Du)
Vd 10. Buồn trông ngọn cỏ dàu dàu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
( Kiều- Nguyễn Du)
Vd 11. Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa vẫn đứng thẳng hàng
( Viếng lăng Bác- Viễn Phương)
Vd 12. “…một nền trời xanh ngắt một màu. Nhìn lên lá non
xanh màu cốm…làm người đa cảm tưởng tượng như cây cối giơ
những khăn tay bé nhỏ xanh xanh, vàng vàng ra chào mừng, vẫy
gọi…”
( Thương nhớ mười hai- Vũ Bằng)
Vd 13. “ Tháng một là tháng cà cuống thịt hầu hết đều có trứng,
Ti liu đưc ti t website
7
tách đôi cái bụng nó mà nhần lấy những chùm trứng xanh xanh, vàng
vàng như hoa cải…’
( Thương nhớ mười hai- Vũ Bằng)
Trên đây là 13 ví dụ, 13 ngữ cảnh có chứa yếu tố xanh xanh.
Khi phân tích các ngữ cảnh này, chúng tôi thấy rằng: tính chất cơ bản
của những từ này vẫn được giữ lại, nhưng bên cạnh đó, một số ngữ
cảnh mới đã làm nảy sinh những tính chất nghĩa mới hoặc thêm vào
một nghĩa ngữ dụng nào đó.
Trong các ví dụ: 2,3,4,5,7,12, chúng ta thấy xanh xanh được sử
dụng với ý nghĩa đã được ghi trong từ điển, nghĩa là chỉ tính chất giảm
bớt của màu xanh. Tuy nhiên nó cũng mang lại một số hiệu quả khác
nữa. Như ví dụ 3, hai câu ca dao đều có từ xanh xanh khiến cho mức
độ màu sắc được nhân thêm lên, phối hợp với nhau tạo nên sự hài hoà.
Còn ở câu 12, trong ngữ cảnh này, chúng ta tìm thấy từ non xanh và
bé nhỏ, do đó ngữ cảnh này đã cấp thêm cho từ xanh xanh một tính
chất nữa. Đó không chỉ là màu xanh nhạt mà còn thể hiện sự tươi trẻ,
vẻ non tơ của những búp cây non.
Còn với những ngữ cảnh khác, từ xanh xanh mang nhiều nghĩa
biểu hiện. Trong câu 1, 6, 13, thì xanh xanh chưa hẳn đã biểu thị màu
sắc xanh. Nó chỉ có một chút sắc xanh gọi là thôi, và vì người ta khó
Ti liu đưc ti t website
8
có thể tìm một từ chỉ màu sắc chính xác để gán cho các sự vật ấy. Câu
1 tả buổi đêm nhìn sao, lại là sao tà, màu sắc thật khó xác định. Các
ngôi sao trên trời rất nhỏ và xa, đôi khi không thể nói chính xác nó có
màu gì, nó cũng có thể mang màu sắc pha trộn. Và với khoảng cách
đó, con người chỉ có thể nhận biết bằng trực giác thôi.
Ví dụ 6, ngữ cảnh này rõ ràng hơn cho việc phân tích. Do có sự
kết hợp giữa các chủ thể: mây, núi và các tính từ: xa, cao mù mịt giúp
chúng ta quy được đối tượng vào một tính chất do nhìn cảnh vật từ rất
xa. Nghĩa là không thể chắc chắn về màu sắc của các đối tượng. Đặc
biệt động từ nhoà cũng khẳng định điều đó. Vì quá xa, quá cao nên tất
cả hình dáng lẫn màu sắc đều nhoà đi, lẫn lộn vào nhau. Nên tác giả
chỉ có thể nhận biết một cách chung chung, một màu sắc của núi, mây
sau khi đã nhoà đi, đó là màu xanh xanh. Chứ cụ thể xanh như thế nào
thì không thể nói. Đấy mới chỉ là nghĩa về góc độ miêu tả, ngoài ra từ
láy còn tạo được hiệu quả về biểu hiện tình cảm, cảm giác. Nhưng
nhìn chung lại, một ý nghĩ dụng học được thể hiện qua cách sử dung
yếu tố này là: làm cho người đọc có cảm nhận về sự mơ hồ, khó nắm
bắt về màu sắc, sự xa xôi mù mịt, và đôi khi cũng gây cảm giác buồn
như ở ví dụ 1,6,8,10.
1.2. Các yếu tố màu sắc khác
Ti liu đưc ti t website
9
Bên cạnh từ láy xanh xanh các yếu tố chỉ màu sắc ấy cũng xuất
hiện nhưng không nhiều. Chúng tôi xin dẫn ra đây những ngữ cảnh có
chứa các yếu tố này mà chúng tôi đã quan sát được.
Trong ca dao:
Vd 14. Con chim nho nhỏ
Lông đuôi đo đỏ, cái mỏ nó vàng
Vd 15. Cô kia má đỏ hồng hồng
Cô chưa lấy chồng còn đợi chờ ai?
Buồng không lần lữa hôm mai
Đầu xanh mấy chốc da mồi tóc sương.
Vd 16. Thứ cà tia tía, thứ cà xanh xanh
Vd 17. Ai xui má đỏ hồng hồng
Để anh nhác thấy đem lòng yêu thương
Vd 18. Cái gì trong trắng ngoài xanh
Cái gì xanh đỏ, trắng vàng
Cái gì mà đỏ hồng hồng
Son tàu mà đỏ hồng hồng
Vd 19. Ba cô cắt cỏ bên sông
Má đỏ hồng hồng, cắt nắm cỏ hoa
Ta về ta mách mẹ ta
Ti liu đưc ti t website
10
Têm trầu đi dạm, lấy ba cô nàng
Vd 20. Một cô trắng trắng cổ tay
Cô kia má đỏ cô này trắng răng
Cô trắng răng thuận lấy anh chăng
Để anh mua thuốc nhuộm răng trên Mường
Vd 21. Bao giờ lúa trổ vàng vàng
Cho anh đi gặt cho nàng quảy cơm
Hay trong một số văn bản khác:
Vd 22. Qua dậu tầm xuân thấy bướm nhiều
Bướm vàng vàng quá, bướm yêu yêu
( Hết bướm vàng- Nguyễn Bính)
Vd 23. “ Chỉ độ tám, chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có
những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột”
( Thương nhớ mười hai- Vũ Bằng)
Vd 24. “ Lúc nào người đàn ông cũng được “ rửa mắt” bằng
những cái vai đẹp hớ hênh, những cái lườm hây hây, hồng hồng”
( Thương nhớ mười hai- Vũ Bằng)
Vd 25. “ Vặt lông rồi, nó để lộ ra một làn da xam xám thỉnh
thoảng có vết máu rớm ra vì người nhổ lông bất cẩn”
Thương nhớ mười hai- Vũ Bằng)
Ti liu đưc ti t website
11
Vd 26. “ Cà cuống là một loại ve lớn…màu cánh sẫm có gân tim
tím”.
( Thương nhớ mười hai- Vũ Bằng)
Ngoài ra ở ví dụ 12, 13 cũng có xuất hiện yếu tố vàng vàng.
Trong khi quan sát để tìm các ngữ cảnh trên, chúng tôi thấy
những từ này xuất hịên khá ít. Trong cả một tác phẩm lớn như truyện
Kiều mà hầu như không thấy…
Cũng như xanh xanh, các yếu tố láy trên có tính chất làm giảm
bớt mức độ màu sắc cơ bản. ý nghĩa này đôi khi là chủ yếu, như trong
ví dụ 14, 15, 17, 18, 19, 20, 21, 23, 25, 26. Nhưng ở đây, chúng tôi
nhận thấy một đặc điểm: những ngữ cảnh xuất hiện yếu tố hồng hồng
đa phần đều có yếu tố đỏ đi trước, tạo thành cụm đỏ hồng hồng. Điều
đó cho thấy, hồng hồng không phải là màu sắc cơ bản, chủ đạo. Đọc
những ngữ cảnh này, có thấy một ý nghĩa biểu hiện khác mà chúng ta
tiếp nhận được, đó là màu sắc tươi trẻ, vẻ đáng yêu của cô gái.
Còn ở ví dụ 21 ( Bao giờ lúa trổ vàng vàng), thì yếu tố chỉ màu
sắc ở đây không phải là tâm điểm của câu nói. Khi tiếp cận với ngữ
cảnh này, chúng ta quan tâm nhiều hơn đến mong ước tình cảm của
đôi trai gái. Lúa trổ vàng vàng chỉ là một cái cớ để họ có dịp thể hiện
tình cảm. Do đó màu sắc của lúa là vàng như thế nào không quan
Ti liu đưc ti t website
12
trọng, chỉ quan trọng là lúa đã chín. Vì vậy ở đây, tính chất làm giảm
bớt màu sắc vàng không được quan tâm đến. Màu sắc chỉ mang tính
chất tượng trưng thôi. Và sử dụng vàng vàng một phần là do nhu cầu
kết hợp cấu trúc và nhu cầu thẩm mỹ của câu ca dao. Đấy là một nét
nghĩa ngữ dụng được ngữ cảnh quy định.
Trong ví dụ 22: Bướm vàng vàng quá, bướm yêu yêu thì chắc
chắn yếu tố vàng vàng không mang tính chất làm giảm bớt sắc màu cơ
bản. Nừu mang ý nghĩa là ít, yếu hơn thì nó sẽ không kết hợp với từ
quá, là từ để chỉ mức độ rất cao của tính từ. Hơn nữa, chúgn ta cũng
thấy trong ngữ cảnh này có cụm từ bướm nhiều. Thì ra ở câu này, vì
có quá nhiều bướm vàng nên sắc vàng được tổng hợp lại, vàng hơn và
lan rộng ra.
Với ngữ cảnh này, vàng vàng không mang tính chất như từ điển
giải thích mà còn ngược lại, làm tăng cường màu sắc vàng do sự phối
hợp của rất nhiều chủ thể có màu vàng.
Điều này cho chúng ta thấy khi tìm hiểu ý nghĩa của một yếu tố,
không chỉ căn cứ vào nghĩa trong từ điển mà phải phân tích ngữ cảnh.
Nó sẽ giúp chúng ta tìm ra những nghĩa mới, phong phú và độc đáo
hơn. Đó chính là nghĩa dụng học.
Một ví dụ khác chứng minh tầm quan trọng của ngữ cảnh trong
Ti liu đưc ti t website
13
việc tìm hiểu nghĩa là câu 24. Yếu tố “hồng hồng” trong câu này chắc
chắn không phải để chỉ màu sắc hồng hay hơi đỏ. Bởi vì “một cái
lườm” của người phụ nữ không thể có màu sắc hồng được.
Như vậy, ngữ cảnh này đã chi phối ý nghĩa của yếu tố “hồng
hồng” và tạo ra nghĩa ngữ dụng độc đáo. Phải đặt trong ngữ cảnh này,
chúng ta mới hiểu được ý nghĩa của yếu tố “hồng hồng”. Đó là trong
mắt của một anh chàng si tình khi nhìn những cô gái đẹp và cũng đa
tình thì cái gì cũng làm cho anh ta say mê. “Cái lườm” của cô gái
khiến cho anh ta có những cảm giác yêu yêu, một cái lườm tình tứ,
khó mà diễn tả được hết. Như thế “hồng hồng” ở đây không phải là
màu sắc, mà là tính chất của cái lườm yêu yêu, tình tứ, gửi gắm nhiều
điều của một cô gái tới một chàng trai đa tình, trong đó thể hiện cả sức
trẻ, sự lãng mạn và nhiều ý tứ của cô gái.
Đây là nghĩa dụng học mà chỉ ngữ cảnh mới có thể mang đến
cho yếu tố “hồng hồng”.
PHẦN KẾT LUẬN
Qua việc quan sát và phân tích những ví dụ trên, chúng ta đã
Ti liu đưc ti t website
14
phần nào nhận thấy ý nghĩa cơ bản và nghĩa dụng học nảy sinh trong
các ngữ cảnh khác nhau của các yếu tố chỉ màu sắc có hình thức láy.
Từ việc phân tích và tìm ra những nét nghĩa mới, ý nghĩa dụng
học độc đáo của các yếu tố này, chúng ta thấy được tầm quan trọng
của ngữ cảnh và tầm quan trọng của việc phân tích ngữ cảnh khi tìm
hiểu nghĩa của từ, câu… Chính ngữ cảnh đã tạo nên sự phong phú về
các kiểu, loại nghĩa khác nhau.
Và trong quá trình quan sát ngữ cảnh, xác lập không gian cú
pháp, ngữ nghĩa, chúng ta phải thường xuyên áp dụng các thao tác
như so sánh, thay thế, … và phải có những suy nghĩ, liên tưởng nhất
định. Sự kết hợp từ, cú pháp quyết định đến ý nghĩa của một yếu tố
trong ngữ cảnh. Chính điều đó có thể tạo nên ngữ nghĩa bất thường
cho một yếu tố như ở ví dụ 22.
Tóm lại, khi phân tích ý nghĩa và nghĩa ngữ dụng của một yếu
tố, chúng ta không thể tách rời nó ra khỏi ngữ cảnh mà nó tồn tại.
Ti liu đưc ti t website
15
MỤC LỤC
Ti liu đưc ti t website
16