Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

giai bai tap vbt vat ly lop 8 bai 5 su can bang luc quan tinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.08 KB, 8 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Giải bài tập VBT Vật lý lớp 8 bài 5: Sự cân bằng lực - Quán tính
1. Hai lực cân bằng là gì ?
Câu C1 trang 25 VBT Vật Lí 8: Kể tên và biểu diễn các lực bằng vectơ lực,
nhận xét về điểm đặt, cường độ, phương, chiều của hai lực cân bằng.
Lời giải:
a) Quyển sách có trọng lượng 3N đặt trên bàn:
Các lực tác dụng lên cuốn sách:
+ Trọng lực P hướng thẳng đứng xuống dưới.
+ Lực nâng Q của mặt bàn (gọi là phản lực) hướng thẳng đứng lên trên.

b) Quả cầu có trọng lượng 0,5N treo trên dây
Các lực tác dụng lên quả cầu:
+ Trọng lực P hướng thẳng đứng xuống dưới.
+ Lực căng T của dây treo hướng thẳng đứng lên trên.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

c) Quả bóng có trọng lượng 5N đặt yên trên mặt đất.
Các lực tác dụng lên quả bóng:
+ Trọng lực P hướng thẳng đứng xuống dưới.
+ Lực nâng Q của mặt sân (gọi là phản lực) hướng thẳng đứng lên trên.

Rút ra đặc điểm của hai lực cân bằng:
- Điểm đặt: cùng điểm đặt (tại tâm của vật).
- Phương, chiều: cùng phương, ngược chiều nhau.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí




VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

- Độ lớn: có độ lớn bằng nhau.
2. Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động.
Câu C2 trang 26 VBT Vật Lí 8:
Lời giải:
Quả cân A đã chịu tác dụng của hai lực cân bằng nhau (trọng lực P và lực căng
dây T) nên nó đứng n.
Câu C3 trang 26 VBT Vật Lí 8:
Lời giải:
Khi chưa đặt A' lên trên A thì trọng lượng PA bằng lực căng dây T làm cho quả
cân A đứng yên.
Đặt thêm một vật nặng A’ lên quả cân A thì trọng lực PA + PA' lớn hơn so với
lực căng dây T do đó vật A và A' chuyển động nhanh dần xng phía dưới.
Câu C4 trang 26 VBT Vật Lí 8:
Lời giải:
Quả cân A chịu tác dụng của hai lực là trọng lực P và lực căng dây T (hai lực
này cân bằng nhau).
Câu C5 trang 26 VBT Vật Lí 8:
Lời giải:
Các em đo kết quả và ghi vào bảng.
Vận tốc v được tính bằng cơng thức:
BẢNG 5.1
Thời gian t(s)

Quãng đường đi được s(cm)

Vận tốc v(cm/s)


Trong hai giây đầu: t1 = 2

s1 = .....

v1 = .....

Trong hai giây tiếp theo: t2 = 2

s2 = .....

v2 = .....

Trong hai giây cuối: t3 = 2

s3 = .....

v3 = .....

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

II - QN TÍNH
Câu C6 trang 26 VBT Vật Lí 8:
Lời giải:
Búp bê sẽ ngã về phía sau. Bởi vì khi xe đứng yên, búp bê đứng yên cùng với
xe.
Khi bất ngờ đẩy xe tới phía trước, phần chân của búp bê chuyển động tới phía

trước cùng với xe nhưng phần thân của búp bê do có quán tính, nó lại muốn
duy trì trạng thái đứng n ban đầu, kết quả là búp bê bị ngã ra phía sau.
Câu C7 trang 26 VBT Vật Lí 8:
Lời giải:
Búp bê sẽ ngã về phía trước. Bởi vì khi xe chuyển động, búp bê cũng chuyển
động cùng với xe. Khi xe dừng lại đột ngột, phần chân của búp bê dừng lại
cùng với xe nhưng phần thân của búp bê do có qn tính, nó lại muốn duy trì
trạng thái chuyển động ban đầu, kết quả là búp bê bị ngã ra phía trước.
Câu C8 trang 26-27 VBT Vật Lí 8:
Lời giải:
a) Hành khách bị nghiêng về phía trái vì khi ơ tơ đột ngột rẽ phải, do có qn
tính, họ không thể đổi hướng chuyển động ngay mà tiếp tục chuyển động như
cũ.
b) Khi nhảy từ bậc cao xuống, chân chạm đất sẽ dừng lại ngay, nhưng người
còn tiếp tục chuyển động theo quán tính nên chân bị gập lại.
c) Bút tắc mực, khi ta vẩy mạnh thì do có qn tính mà mực chuyển động
xuống đầu ngịi bút nên bút lại có mực.
d) Khi gõ mạnh đi cán búa xuống đất thì cán búa và đầu búa đều chuyển
động đi xuống. Cán búa chạm đất dừng lại đột ngột trong khi đầu búa tiếp tục
chuyển động đi xuống do quán tính nên đầu búa làm cho búa chắc hơn
e) Cốc vẫn đứng n vì do qn tính mà nó chưa thể thay đổi vận tốc được
ngay.
Ghi nhớ:

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

- Hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương cùng nằm trên

một đường thẳng, chiều ngược nhau gọi là hai lực cân bằng.
- Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng
yên; đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này
được gọi là chuyển động theo qn tính.
- Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có
qn tính.
Bài 5.1 trang 27 VBT Vật Lí 8: Cặp lực nào sau đây tác dụng lên một vật làm
vật đang đứng yên, tiếp tục đứng yên?
A. Hai lực cùng cường độ, cùng phương.
B. Hai lực cùng phương, ngược chiều.
C. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều.
D. Hai lực cùng cường độ,có phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược
chiều.
Lời giải:
Chọn D.
Cặp lực tác dụng lên một vật làm vật đang đứng yên, tiếp tục đứng yên là hai
lực cùng cường độ, có phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều.
Bài 5.2 trang 27-28 VBT Vật Lí 8: Khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân
bằng:
A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần đều.
B. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại.
C. Vật đang chuyển động đều sẽ không chuyển động đều nữa.
D. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên, hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyển động
thẳng đều mãi.
Lời giải:
Chọn D.
Khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vật đang đứng yên sẽ đứng yên,
hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Bài 5.3 trang 28 VBT Vật Lí 8: Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển
động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe:
A. Đột ngột giảm vận tốc.
B. Đột ngột tăng vận tốc.
C. Đột ngột rẽ sang trái.
D. Đột ngột rẽ sang phải.
Hãy chọn nhận xét đúng.
Lời giải:
Chọn D.
Vì khi ơ tơ đột ngột rẽ sang phải do qn tính hành khách khơng thể đổi hướng
chuyển động ngay mà tiếp chuyển động theo hướng cũ nên hành khách thấy
mình bị nghiêng người sang bên trái.
Bài 5.4 trang 28 VBT Vật Lí 8: Ta biết rằng, lực tác dụng lên vật làm thay đổi
vận tốc của vật. Khi tàu khởi hành, lực kéo đầu máy làm tàu tăng dần vận tốc.
Nhưng có những đoạn đường, mặc dù đầu máy vẫn chạy để kéo tàu nhưng tàu
khơng thay đổi vận tốc. Điều này có mâu thuẫn với nhận định trên không? Tại
sao?
Lời giải:
Khi lực kéo của đầu máy cân bằng với lực cản tác dụng lên đồn tàu sẽ làm
đồn tàu khơng thay đổi vận tốc. Do vậy điều này không mâu thuẫn với nhận
định lực tác dụng lên vật làm thay đổi vận tốc của vật.
Bài 5a trang 28-29 VBT Vật Lí 8: Hình 5.1 cho biết đồ thị vận tốc của một ca
nô. Căn cứ vào đồ thị đó để rút ra nhận xét về lực kéo và lực cản tác dụng lên
ca nô trong từng khoảng thời gian chuyển động.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Lời giải:
+ Trong khoảng thời gian từ 0s đến 1s, vận tốc của vật tăng dần chứng tỏ lực
kéo lớn hơn lực cản.
+ Trong khoảng thời gian từ 1s đến 5s, vận tốc của vật không thay đổi chứng tỏ
lực kéo cân bằng với lực cản.
+ Trong khoảng thời gian từ 5s đến 6s, vận tốc của vật giảm dần chứng tỏ lực
kéo nhỏ hơn lực cản.
Bài 5b trang 29 VBT Vật Lí 8: Một thuyền đang lướt thẳng đều trên mặt hồ.
Nếu tắt máy, thuyền vẫn tiếp tục chuyển động một đoạn rồi mới dừng lại. Giải
thích vì sao?
Lời giải:
Do qn tính thuyền đang chuyển động về phía trước nên nếu tắt máy, thuyền
vẫn tiếp tục chuyển động một đoạn rồi mới dừng lại do lực cản của khơng khí
và nước.
Bài 5c trang 29 VBT Vật Lí 8: Khi ta đang chạy vội, chân vướng vào sợi dây
chắn ngang đường thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích hiện tượng đó.
Lời giải:
Khi ta đang chạy vội, chân vướng vào sợi dây chắn ngang đường thì sẽ có hiện
tượng:

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Cơ thể sẽ bị đẩy về phía trước mặc dù chân vẫn bị cản lại ở sợi dây chắn,

nguyên nhân là do khi đang chạy cả cơ thể ta chuyển động có vectơ lực hướng
về phía trước nhưng do đột ngột chân bị vật nào đó cản lại thì do qn tính,
phần cơ thể phía trên vẫn chuyển động về phía trước nên ta bị 'dúi' người về
phía trước.

Mời các bạn xem tiếp tài liệu tại: />
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×