Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

BÀI tập PHÁP LUẬT đại CƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.21 KB, 19 trang )

BÀI TẬP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
DẠNG 1: Bài tập xác định các bộ phận cấu thành quy phạm pháp luật
Giả định

Quy định

Chế tài
1. Điều 585 Bộ luật Hồng Đức: “ Trâu của hai nhà đánh nhau, con nào sống cả hai
cùng cày, con nào chết cả hai cùng thịt, trái luật phạt 80 trượng”
2. Điều 102 Bộ luật hình sự năm 1999: “Người nào thấy người khác đnag trong tình
trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà khơng cứu giúp dẫn đến hậu
quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc
phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
3. Khoản 1 Điều 177 Bộ luật hình sự năm 1999: “Người nào biết mình bị nhiễm HIV,
mà có ý lây bênh truyền nhiễm cho người khác, thị bị phạt tù từ 1 năm đên 3 năm”.
4. Khoản 1 Điều 350 Bộ luật dân sự 2005: “Trong trường hợp các bên thỏa thuận,
bên nhận thế chấp giữ giấy tờ về tài sản thế chấp thì khi chấm dứt thế chấp phải
hồn trả cho bên thế chấp giấy tờ về tài sản thế chấp”
5. Khoản 1 Điều 115 Bộ luật hình sự 1999: “ Người nào đã thành niên, mà giao cấu
với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”
6. Bộ luật dân sự qui định: “ Khi bên cho thuê hoặc bên thuê cố ý vi phạm nghĩa vụ
của người sử dụng đất dẫn đến việc nhà nước thu hồi đất thì bên vi phạm phải bồi
thường cho bên kia.”


7. Khoản 1 Điều 121 Bộ luật hình sự năm 1999 “Người nào xúc phạm nghiêm trọng
nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ
đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
8. Khoản 1 Điều 44 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: “Vợ, chồng có quyền chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản
riêng vào tài sản chung”.


9. Khoản 1 Điều 201 BLHS 2015: “Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với
lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất
chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm
hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa ántích mà
cịn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt
cải tạo không giam giữ đến 03 năm”
Dạng 2: Bài tập xác định các bộ phận cấu thành của quan hệ pháp luật
1. Anh A – sinh viên trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội bán cho chị B - 30
tuổi một chiếc xe máy trị giá 20 triệu đồng
* Chủ thể: Anh A , chị B (đủ tuổi, nhận thức bình thường)
* Nội dung
- Anh A
+ Quyền: bán chiếc xe máy, nhận đúng đủ số tiền 20 trđ đã thỏa thuận
+ Nghĩa vụ: giao đúng chiếc xe máy cho chị B như đã thỏa thuận
- Chị B
+ Quyền: mua, nhận chiếc xe máy của anh B như đã thỏa thuận
+ Nghĩa vụ: giao trả đúng số tiền như đã thỏa thuận
* Khách thể: tiền mua xe máy


2. Trường đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội ký hợp đồng mua bán 100 bộ
bàn ghế với Công ty TNHH Sơn La. Tổng giá trị hợp đồng là 300 triệu đồng.
* Chủ thể: Trường đại học Tài Ngun và Mơi trường Hà Nội (có tư cách pháp
nhân), công ty TNHH Sơn La
* Nội dung
- Trường đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội
+ Quyền: mua bàn ghế, nhận đủ số bàn ghế
+ Nghĩa vụ: giao đủ số tiền đã quy định
- Công ty TNHH Sơn La
+ Quyền: nhận đủ số tiền như đã thỏa thuận

+ Nghĩa vụ: giao đủ số bàn ghế như đã thỏa thuận
* Khách thể: bàn ghế, tiền
3. Anh C 35 tuổi, nhân viên ngân hàng bán một mảnh đất cho Ông D đã nghỉ hưu
300m2 trị giá 2 tỷ đồng
* Chủ thể: Anh C, ơng D (đủ tuổi, nhận thức bình thường)
* Nội dung
- Anh C
+ Quyền: nhận đủ số tiền như đã thỏa thuận
+ Nghĩa vụ: chuyển giao đúng đủ giấy tờ quyền sử dụng nhà đất như đã thỏa thuận
- Ông D
+ Quyền: nhận đúng đủ giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng nhà đất như đã thỏa
thuận
+ Nghĩa vụ: giao đủ số tiền như đã thỏa thuận cho anh C
* Khách thể: tiền, quyền sử dụng nhà đất


DẠNG 3: Bài tập xác định các bộ phận cấu thành của vi phạm pháp luật
1. Theo hồ sơ bản án của Tòa án nhân dân quận H, Tuấn và Cường (cả 2 đã thành
niên, nhận thức bình thường) là 2 đối tượng nghiện ma túy. Do khơng có tiền mua
ma túy, khoảng 22 giờ ngày 1/10/2018, Tuấn rủ Cường vào công viên T cướp điện
thoại di động bán lấy tiền mua ma túy để sử dụng. Phát hiện một cắp tình nhân
đang ngồi tâm sự trên ghế đá, Cường và Tuấn tiến lại dùng dao khống chế họ và lấy
đi 02 điện thoại di động trị giá 15 triệu đồng và 800 nghìn tiền mặt rồi tẩu thốt.
Sau đó, cả 2 bị bắt và bị xử lý về tội cướp tài sản
Anh(chị) hãy phân tích cấu thành tội phạm nói trên.
* Mặt khách quan:
- Hành vi vi phạm pháp luật: dùng dao khống chế cặp tình nhân và lấy đi 02 điện
thoại di động trị giá 15 triệu đồng và 800 nghìn tiền mặt
- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: bị mất 02 điện thoại di động trị giá 15 triệu đồng
và 800 nghìn tiền mặt

- Mối quan hệ của hành vi vi phạm pháp luật với hậu quả nguy hiểm cho xã
hội: Tuấn và Cường dùng dao khơng chế cặp tình nhân là ngun nhân trực tiếp
dẫn đến cặp tình nhân bị lấy mất 02 điện thoại di động trị giá 15 triệu đồng và 800
nghìn tiền mặt.
Ngồi ra,
- Thời gian: khoảng 22h ngày 1/10/2018
- Cơng cụ: dao
- Địa điểm: công viên T
* Mặt chủ quan:
- Lỗi: Cố ý trực tiếp
- Động cơ: lấy tiền mua ma túy
- Mục đích: có tiền mua ma túy
* Chủ thể: Anh Tuấn và Cường (đã đủ tuổi, nhận thức bình thường)
* Khách thể: xâm phạm quyền sở hữu tài sản


2. Anh A sinh ngày 1980, nhận thức bình thường. Do mâu thuẫn cá nhân với anh B,
vào lúc 22H00 ngày 25/12/2018 trên đường đi làm về, anh A đã dùng gậy đánh anh
B gây ra thương tích với tỉ lệ tổn hại về sức khỏe là 15%. Hành vi của anh A đã bị
bắt giữ và xử lý trước pháp luật.
* Mặt khách quan:
- Hành vi vi phạm pháp luật: anh A dùng gậy đánh anh B
- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: gây ra cho anh B thương tích với tỉ lệ tổn hại về
sức khỏe là 15%
- Mối quan hệ của hành vi vi phạm pháp luật với hậu quả nguy hiểm cho xã
hội: anh A dùng gậy đánh anh B là nguyên nhân trực tiếp dẫn gây ra thương tích
với tỉ lệ tổn hại về sức khỏe là 15%
Ngoài ra,
- Thời gian: 22h ngày 25/12/2018
- Công cụ: gậy

- Địa điểm: trên đường đi về
* Mặt chủ quan:
- Lỗi: Cố ý trực tiếp
- Động cơ: mẫu thuẫn cá nhân
- Mục đích: trả thù
* Chủ thể: anh A (đủ tuổi, nhận thức bình thường)
* Khách thể: quyền xâm phạm đến sức khỏe
3. Ngày 30/4/2019, Anh Võ Hiền Tuấn (25 tuổi, nhận thức bình thường) tham giao
giao thơng tuyến đường Cầu Giấy – Hà Nội. Khi đến ngã tư, Tuấn gặp đèn đỏ, vì
nghĩ rằng phía bên kia ngã tư khơng có cảnh sát giao thơng nên Tuấn đã điều khiển
xe máy vượt đèn đỏ gây mất an tồn giao thơng. Khi vượt sang, anh bị một chiến sỹ


cảnh sát giao thơng tt cịi, u cầu dừng xe để cử phạt vi phạm luật giao thông
đường bộ.
Anh chị hãy xác định cấu thành vi phạm pháp luật trong tình huống trên?
* Mặt khách quan:
- Hành vi vi phạm pháp luật: Tuấn điều khiển xe máy vượt đèn đỏ
- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: gây mất an tồn giao thơng
- Mối quan hệ của hành vi vi phạm pháp luật với hậu quả nguy hiểm cho xã
hội: Tuấn điều khiển xe máy vượt đèn đỏ là nguyên nhân trực tiếp gây mất an tồn
giao thơng
Ngồi ra,
- Thời gian: 30/4 0/2019
- Công cụ: xe máy
- Địa điểm: tuyến đường Cầu Giấy – Hà Nội
* Mặt chủ quan:
- Lỗi: Cố ý gián tiếp
- Động cơ: nghĩ rằng bên kia ngã tư khơng có cảnh sát giao thơng
- Mục đích: đi nhanh hơn

* Chủ thể: anh Võ Hiền Tuấn (đủ tuổi, nhận thức bình thường)
* Khách thể: xâm phạm trật tự hành chính nhà nước
4. Vào hồi 14h ngày 11/7/2019, chị Nguyễn Thị A – nhân viên trạm ý tế phường Đức
Thắng, trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội tiến hành tiêm vacxin
phòng lao cho bé Phạm Văn B – 01 tuổi. Đến 17h cùng ngày, bé B có biểu hiện sốt
cao kèm cơn co giật, gia đình đưa bé vào phịng cấp cứu của viện Nhi trung ương.
Tuy nhiên, trên đường đi cấp cứu, bé B qua đời. Gia đình bé làm đơn gửi lên cơ
quan công an quận Bắc Từ Liêm và trạm ý tế phường Đức Thắng yêu cầu ràm rõ
nguyên nhân cái chết của bé B. Sau đó, cơ quan cơng an kết luận, chị A tiêm nhầm


vacxin lao cho bé B thành vacxin phịng chó dại cắn,
Anh chị hãy xác định cấu thành vi phạm pháp luật trong tình huống trên?
* Mặt khách quan:
- Hành vi vi phạm pháp luật: chị A tiêm nhầm vacxin lao cho bé B thành vacxin
phịng chó dại
- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: bé B qua đời
- Mối quan hệ của hành vi vi phạm pháp luật với hậu quả nguy hiểm cho xã
hội: chị A tiêm nhầm vacxin lao cho bé B thành vacxin phịng chó dại là nguyên
nhân trực tiếp đẫn đến bé B qua đời
Ngoài ra,
- Thời gian: 14h ngày 11/7/2019
- Công cụ: mũi tiêm
- Địa điểm: Trạm y tế phương Đức Thắng, trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành
phố Hà Nội
* Mặt chủ quan:
- Lỗi: Vơ ý do cẩu thả
- Động cơ:
- Mục đích:
* Chủ thể: chị A (đủ tuổi, nhận thức bình thường)

* Khách thể: xâm phạm đến tính mạng người khác
5. Ngày 01/4/2016, Thanh tra Sở Tài nguyên & Môi trường (Sở TN&MT) tỉnh T. tiến
hành thanh tra đột xuất về bảo vệ môi trường tại nhà máy chế biến tinh bột sắn
thuộc Công ty TNHHSXTM G (Công ty G.). Nhà máy không xử lý nước thải và
lén lút xả thẳng ra sông VC. Lượng nước thải phát sinh 480m3/ ngày đêm, kết quả
phân tích mẫu nước thải có chứa các thơng số ô nhiễm vượt gấp 5 lần so với quy
chuẩn kỹ thuật về chất thải. Khiến sông VC và nước sinh hoạt của người dân khu


lân cận ơ nhiễm nặng.
Anh/chị hãy phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật ở tình huống
trên
* Mặt khách quan:
- Hành vi vi phạm pháp luật: nhà máy không xử lý nước thải và lén lút xả thẳng
ra sông VC
- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: khiến sông VC và nước sinh hoạt của người dân
khu lân cận ô nhiễm nặng vượt gấp 5 lần so với quy chuẩn kỹ thuật về chất thải,
khiến sông VC và nước sinh hoạt của người dân khu lân cận ô nhiễm nặng
- Mối quan hệ của hành vi vi phạm pháp luật với hậu quả nguy hiểm cho xã
hội: Nhà máy không xử lý nước thải và lén lút xả thẳng ra sông VC là nguyên nhân
trực tiếp khiến sông VC và nước thải sinh hoạt của người dân khu lân cận ơ nhiễm
nặng.
Ngồi ra,
- Thời gian: ngày 1/4/2016
- Công cụ: nhà máy
- Địa điểm: Công ty G
* Mặt chủ quan:
- Lỗi: cố ý gián tiếp
- Động cơ: tiết kiệm chi phí
- Mục đích: Lợi nhuận

* Chủ thể: Cơng ty G (có tư cách pháp nhân)
* Khách thể: xâm phạm đến nguyên tắc nhà nước: có nghĩa vụ bảo vệ môi trường
DẠNG 4: Bài tập về chia thừa kế.
1. Ông A và bà B kết hôn sinh được ba người con là C, D, E. C và D đã lập gia đình,
có thu nhập ổn định, E 15 tuổi. Tháng 3/2021, ông A lâm bệnh nặng và di chúc để
lại toàn bộ tài sản cho người con đầu là C. Biết rằng, tài sản chung giữa hai vợ


chồng là ngơi nhà trị giá 400 triệu đồng, ngồi ra, ơng cịn có một mảnh đất trị giá
300 triệu chưa nhập vào khối tài sản chung.
Tuy nhiên, khi ông A qua đời, Tòa án xã định di chúc của ơng được lập lúc
ơng khơng cịn minh mẫn, vì vậy, di chúc không hợp pháp.
Anh(chị) hãy phân chia di sản của ông A.
- Di sản của ông A: 400/2 + 300= 500 (trd)
Vì di chúc ơng A khơng hợp pháp nên chia di sản của ông A theo PL
- Hàng thừa kế thứ I: B, C, D, E
Vậy di sản của B=C= D= E= 500/4= 125 (trđ)
2. Ông A và bà B kết hôn sinh được ba người con là C, D, E. C đã lập gia đình và có
thu nhập ổn định,D bị tật nguyền, E 10 tuổi. Tháng 6/2010, ơng A lâm bệnh. Trong
lúc cịn minh mẫn, ơng lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho người con đầu là C.
Biết rằng, tài sản chung giữa hai vợ chồng là ngôi nhà trị giá 500 triệu đồng và một
sổ tiết kiệm trị giá 250 triệu đồng, bà B lo mai táng cho ông hết 50 triệu đồng.
Anh chị hãy phân chia di sản thừa kế của ông A.
- Di sản của ông A: 500/2 + 250/2 – 50 = 325 (trđ)
- Hàng thừa kế thứ I: B, C, D, E
- Một suất thừa kế theo PL: 325/4 = 81,25 (trđ)
Vì B là vợ, D và E là con dưới 18 tuổi và khơng có khả năng lao động nên sẽ
được nhận ít nhất 2/3 1 suất thừa kế theo PL: 81,25 . 2/3 = 54,17 (trđ)
Vậy di sản của C = 325- (54,17 .3) = 162,5 (trđ)
3. Ơng A và bà B kết hơn sinh được ba người con là C, D, E. C và D đã lập gia đình,

có thu nhập ổn định, E học lớp 12. Tháng 10/2010, ông A lâm bệnh. Trong lúc cịn
minh mẫn, ơng lập di chúc để lại tồn bộ tài sản cho người con đầu là C. Biết rằng,
tài sản chung giữa hai vợ chồng là ngôi nhà trị giá 500 triệu đồng và một sổ tiết


kiệm trị giá 250 triệu đồng, ngồi ra, ơng A cịn có 1 mảnh đất trị giá 200 triệu địng
chưa nhập vào khối tài sản chung.
Phân chia thừa kế của A
- Di sản của ông A: 500/2 + 250/2 + 200 = 575 (trđ)
- Hàng thừa kế thứ I: B, C, D, E
- Một suất thừa kế kế theo PL: 575/4= 143,75 (trđ)
TH1: E dưới 18 tuổi
- Vì B là vợ, E là con dưới 18 tuổi nên sẽ được hưởng ít nhất 2/3 một suất thừa kế
theo PL: 143,75 . 2/3= 95,83 (trd)
Di sản của C = 575 – (95,83 . 2) = 383,33 (trđ)
TH2: E lớn hoăc bằng 18 tuổi
Vì B là vợ nên sẽ được hưởng ít nhất 2/3 một suất thừa kế theo PL:
143,75 .2/3 = 95,83 (trđ)
Di sản của C = 575 – 95,83 = 479,17 (trđ)
4. Ơng A và bà B kết hơn sinh được 3 người con là C, D, E. Trong đó, C và D đã lập
gia đình, E 13 tuổi. Năm 2003, do hai vợ chồng mâu thuẫn, ông A sống chung như
vợ chồng với bà H và sinh ra bé G. Tháng 5/2010, do ơng A lâm bệnh nặng, biết
mình khó qua khỏi. ơng A đã viết di chúc để lại tài sản cho C và D. Biết rằng tài sản
của ông A gồm, một sổ tiết kiệm mang tên ông trị giá 200 triệu đồng. Ông A và bà
B có chung một ngơi nhà trị giá 700 triệu đồng. Tiền mai táng cho ông A hết 20
triệu đồng.
Anh chị hãy phân chia di sản của ông A.
- Di sản của ông A: 200 + 700/2-20 = 530 (trđ)
- Hàng thừa kế thứ nhất: B, C, D, E, G
- 1 suất thừa kế theo PL : 530 /5 = 106 (trđ)



- Vì B là vợ, E và G là con dưới 18 tuổi sẽ được hưởng ít nhất 2/3 1 suất thừa
kế theo PL : 2/3 .106 = 70,67 (trđ)
Theo di chúc thì di sản của C, D
C= D = = 159 (trđ)
5. Ông A và bà B sinh ra 3 người con là C, D, E. C kết hôn với chị G sinh được X, Y.
D kết hôn với F sinh được K và M. Ngày 30/10/2011, ông A và anh D về quê ăn
giỗ, do bị tai nạn giao thông, ông A và anh D cùng bị chết trong vụ tai nạn đó. Biết
rằng, tài sản của ơng A gồm 1 mảnh đất ông mua trước khi kết hôn và chưa nhập
vào khối tài sản chung trị giá 400 triệu đồng, ơng A và bà B có chung ngồi nhà trị
giá 800 triệu đồng, Tiền mai táng cho ông A hết 30 triệu. Hỏi
a. Xác định hàng thừa kế
b. Hãy phân di sản của ông A
- Di sản của ông A: 400 + 800/2-30= 770 (trđ)
- Hàng thừa kế thứ nhất: B,C, D, E
- Hàng thừa kế thứ hai: X, Y, K, M
B = C= D = E = 770/4 = 192,5 (trđ)
Vì D chết cùng thời điểm với A nên di sản của D thì X, Y sẽ thừa hưởng (thừa
kế thế vị)
K= M = 192,5/2= 96,25 (trđ)
6. Ơng A và bà B kết hơn sinh ra ba người con là C, D, E. Tháng 4/2001, trên đường
về quê ăn giỗ, ông gặp tai nạn và qua đời. Biết rằng ơng A và bà B có số tài sản
chung là một ngôi nhà trị giá 800 triệu đồng và một sổ tiết kiệm trị giá 200 triệu
đồng, bà B lo tiền mai táng cho ông A hết 50 triệu đồng, Khi ông A mất, anh T đến
nhận là con riêng của ông A.
Anh(chị) hãy phân chia di sản của ông A


- Di sản của ông A: 450 (trđ)

- Do ông A chết không để lại di chúc => chia di sản theo PL
TH1: T là con riêng của ông A
- Hàng thừa kế thứ I: B, C, D, E, T
B= C= D = E= T = 450 / 5 = 90 (trđ)
TH2: T không phải là con riêng của ông A
- Hàng thừa kế thứ II: B, C, D, E
B = C= D = E = 450 /4 = 112,5 (trđ)
7. Ơng A kết hơn với bà B có 3 người con C, D, E. C và D đã lập gia đình, co thu
nhập ổn định. E 16 tuổi. Tháng 8/2010, ơng A lâm bệnh. Trong lúc cịn minh mẫn,
ơng lập di chúc để lại tài sản chia đều cho C và D. Biết rằng,tài sản chung giữa
ông A và B gồm có 1 ngơi nhà trị giá 1,2 tỷ. Ngồi ra ơng A cịn có một mảnh đất
trị giá 500 triệu chưa nhập vào khối tài sản chung. Tháng 12/2010, ông A qua đời,
bà B lo mai táng cho ông A hết 50 triệu.
Hãy phân chia di sản của ông A. Biết rằng, khi ông A mất, anh T(22t, nhận
thức bình thường) đến nhận làm con riêng của ơng A.
- Di sản của ông A: 1200/2 + 500 -50 = 1050 (đồng)
TH1: T là con riêng của ông A
- Hàng thừa kế thứ I: B, C, D, E, T
- Một suất thừa kế theo PL: 1050 / 5 = 210 (trđ)
- B là vợ, E là con dưới 18 tuổi sẽ được hưởng ít nhất 2/3 một suất thừa kế theo
PL
B = E = 2/3 . 210 = 140 (trđ)
C= D = = 385 (trđ)
TH2: T không phải là con riêng của ông A
- Hàng thừa kế thứ I: B, C, D, E


- Một suất thừa kế theo PL: 1050 /4 = 262.5 (trđ)
- B là vợ, E là con dưới 18 tuổi sẽ được hưởng ít nhất 2/3 một suất thừa kế theo
PL

B= E = 262.5 . 2/3 = 175 (trđ)
C = D = = 350 (trđ)
8. Ông A và B kết hôn sinh được 2 người con là C và D. Năm 2010, ơng A chết. Trong
lúc cịn minh mẫn, ông lập di chúc chia đều tài sản cho người em là K và người con
là C. Tài sản chung của A và B gồm 1 sổ tiết kiệm 600 triệu và một ngôi nhà trị giá
900 triệu. Biết rằng, C đã lập gia đình, có thu nhập ổn định. D 15 tuổi. Tiền mai
táng cho ông A hết 50 triệu. Phân chia di sản của ông A?
- Di sản của ông A: 600/2 + 900/2 -50 = 700 (trđ)
- Hàng thừa kế thứ I: B, C, D
- Hàng thừa kế thứ II: K
- Một suất thừa kế theo PL: 700 / 3 = 233,33 (trđ)
Vì B là vợ, D là con dưới 18 tuổi nên sẽ được hưởng ít nhất 2/3 một suất thừa
kế theo PL
B =D = 233,33 .2/3 = 155,56 (trđ)
C= K = = 194,44(trđ)
9. Ông Lê văn Quyết có 4 người con là Hà(27 tuổi), Giang(23 tuổi), Thủy và Thảo
(sinh đôi, 15 tuổi). Vợ ông chết cách đây 6 năm, một mình ơng ni con. Hà và
giang có gia đình riêng. Tháng 7/2005, ơng bị bệnh. Tháng 8/2005, ơng lập di chúc,
xác định ơng có tài sản riêng trị giá 500 triệu, ông lại cho Thủy và Thảo mỗi người
50 triệu đồng, số cịn lại ơng cho người em ruột là Lan (bị bệnh tâm thần), sống
một mình. Biết rằng bố mẹ ơng đã mất, tháng 9/2005 ông cũng qua đời. Hãy chia di
sản thừa kế của ơng Quyết và giải thích cách chia?


- Di sản của ông Quyết: 500 (trđ)
- Hàng thừa kế thứ I: Hà, Giang, Thủy, Thảo
- Hàng thừa kế thứ II: Lan
- Một suất thừa kế theo PL: 500 /4 = 125 (trđ)
Ông Quyết để lại di chúc cho Thủy và Thảo 50 trđ và số còn lại cho em ruột là
Lan. Nhưng Thủy và Thảo là con dưới 18 tuổi nên sẽ được hưởng ít nhất 2/3

một suất thừa kế theo PL: 125 . 2/3 = 83,33 (trđ)
Theo di chúc thì Thủy và Thảo nhận 50 trđ nên Thủy và Thảo còn thiếu số tài
sản: 83,33 – 50=33,33 Trđ
Di sản của Lan =500 – (83,33 . 2) = 333,33 (trđ)
10.Ơng A kết hơn với bà B có 4 người con là C, D, E, F. C và D đã lập gia đình và có
thu nhập ổn định. E và F sinh đối, 15 tuổi. Tháng 8/2020, ông A lâm bệnh. Trong
lúc cịn minh mẫn, ơng lập di chúc để lại tài sản chia đều cho C, D và M(22 tuổi,
con riêng của ông). Biết rằng tài sản chung giữa ông A và bà B gồm một ngôi nhà
trị giá 1 tỷ đồng. Ngồi ra, ơng cịn có mảnh đất trị giá 600 triệu chưa nhập vào
khối tài sản chung. Tháng 12/2010, ông A qua đời. Anh chị phân chia di sản của
ông A.
- Di sản của ông A: 1000/2 + 600 = 1100
- Hàng thừa kế thứ nhất: B, C, D, E, F ,M
- Một suất thừa kế theo PL: 1100/ 6 = 183,33 (trđ)
Vì B là vợ, E và F là con dưới 18 sẽ được hưởng ít nhất 2/3 một suất thừa kế
theo PL
B = E = F = 2/3 . 183,33 = 122,22 (trđ)
C = D = M = = 244,44 (trđ)


11.Ơng A kết hơn với bà B có bốn người con là C,D,E,F. C kết hơn có con là C1 và
C2; D kết hơn có con là D1, E kết hơn có con là E1, E2, E3; F đang học lớp 12.
Tháng 10/2015, Ơng A lâm bệnh, trong lúc cịn minh mẫn, ơng lập di chúc để lại
tồn bộ tài sản cho người cháu là C1. Biết rằng, TS chung của 2 vợ chồng là ngôi
nhà trị giá 500 triệu đồng và một sổ tiết kiệm trị giá 500 triệu đồng, ngồi ra ơng A
có một mảnh đất trị giá 500 triệu chưa nhập vào khối TS chung.
Hãy chia DS của ông A. Biết rằng, C1 chết cùng thời điểm với ông A
- Di sản của ông A: 500 /2 + 500/2 + 500 = 1 tỷ
- Hàng thừa kế thứ I: B,C, D, E, F
- Hàng thừa kế thứ II: C1, C2, D1, E1, E2, E3

TH1: F dưới 18 tuổi
- Một suất thừa kế theo PL: 1000/ 5 = 200 (trđ)
Vì B là vợ, F là con dưới 18 tuổi nên sẽ được hưởng ít nhất 2/3 một suất thừa kế
theo PL:
B= F = 2/3 .200 = 133.33 (trđ)
Theo di chúc , di sản của C1
C1= 1000- ( 133,33 .2 ) = 733,33 (trđ)
Vì C1 chết cùng thời điểm với A nên di sản của C1 sẽ chia cho hàng thừa kế thứ I
B = C = D = E = F = 733,33 / 5 = 146,67 (trđ)
Vậy di sản
B = F = 280 (trđ)
C = D = E = 146,67 (trđ)
TH2: F lớn hơn hoặc bằng 18 tuổi
- Một suất thừa kế theo PL: 1000/5 = 200 (trđ)
Vì B là vợ nên sẽ được hưởng ít nhất 2/3 một suất thừa kế theo PL
B = 2/3 .200 = 133,33 (trđ)
Theo di chúc, di sản của C1


C1= 1000 – 133,33 = 866,67 (trđ)
Vì C1 chết cùng thời điểm với A nên di sản của C1 sẽ được chia cho hàng thừa kế
thứ I
B =C = D = E = F= 866,67 / 5 = 173,33 (trđ)
Vậy di sản
B = 306,66 (trđ)
C = D = E = F = 173,33 (trđ)

BT thêm:
Anh A 30 tuổi, nhận thức bình thường, B là hàng xóm của A. Thời gian gần
đây, A thường xun thấy B và vợ mình có những biểu hiện lén lút gần gũi nhau

nên nghi ngờ hai người đang có quan hệ tình cảm. Ngày 7/4/2013, A tình cờ thấy B
và vợ mình cười đùa nhau trong quán cà phê. Tức giận, A liền chuẩn bị một gậy dài
rồi gọi điện hẹn gặp B tại một bãi đất trống gần đó và dùng gậy đánh B bị trọng
thương với tỷ lệ thương tật là 30%.
1. Hãy phân tích cấu thành vi phạm pháp luật.
2. CĐ mức độ nghiêm trọng của loại tội phạm mà A vi phạm, biết rằng mức phạt cao
nhất cho tội phạm này là 7 năm tù.
1. Cấu thành vi phạm pháp luật
* Mặt khách quan
- Hành vi vi phạm pháp luật: anh A dùng gậy đánh B bị trọng thương
- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: anh B bị thương với tỷ lệ thương tật là 30%
- Mối quan hệ giữa hành vi vi phạm pháp luật và hậu quả nguy hiểm cho xã hội:
anh A dùng gậy đánh B bị thương là nguyên nhân trực tiếp khiến an B bị thương
với tỷ lệ thương tật là 30%
* Măt chủ quan:
- Lỗi: cố ý trực tiếp


- Động cơ: nghi ngờ anh B và vợ mình đang có quan hệ tình cảm
- Mục đích: giải quyết được nghi ngờ
* Chủ thể: anh A (đủ tuổi, nhận thức bình thường)
* Khách thể: Xâm phạm đến quyền bảo vệ tính mạng người khác
2. Anh A là loại tội phạm rất nghiêm trọng: là tội phạm có tính chất và mức độ gây
nguy hiểm cho xã hội là rất lớn (phạt từ từ 7 năm đến 15 năm tù)

Cho một ví dụ về hành vi vi phạm pháp luật hình sự và phân tích cấu thành
tội phạm trong ví dụ đã cho ?
Theo hồ sơ bản án của Tòa án nhân dân quận M, An và Bình (cả 2 đã thành niên,
nhận thức bình thường) là 2 đối tượng nghiện cờ bạc. Do khơng có tiền đánh bạc,
khoảng 23h ngày 10/5/2022, Anh đã rủ Bình bn bán ma túy để lấy tiền đánh bạc.

Sau khi tìm được đầu mối thì An và Bình đã tiến hành bán và giao dịch cho những
người muốn mua khác và kiếm được số tiền là 1,2 tỷ, cả hai đã chia và đánh bạc.
Sau khi bị bắt thì An và Bình đã khai nhận hành vi của mình và cả hai bị bắt về tội
buôn bán ma túy và đánh bạc trái phép.
* Phân tích cấu thành vi phạm pháp luật
- Mặt khách quan:
+ Hành vi vi phạm pháp luật: An và Bình buôn bán ma túy lấy tiền đánh bạc.
+ Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: kiếm được số tiền là 1,2 tỷ
+ Mối quan hệ giữa hành vi vi phạm pháp luật và hậu quả nguy hiểm cho xã hội:
An và Bình bn bán ma túy lấy tiền đánh bạc là nguyên nhân trực tiếp gây nguy
hiểm cho xã hội và chiếm đoạt được số tiền là 1,2 tỷ đồng.
+ Thời gian: khoản 23h ngày 10/5/2022


+ Công cụ: Ma túy
+ Địa điểm:
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi: Cố ý trực tiếp
+ Động cơ: Có tiền đánh bạc
+ Mục đích: Có nhiều tiền
- Chủ thể: An và Bình đã thành niên và nhận thức bình thường
- Khách thể:
Câu 1: Ơng A và bà B kết hơn năm 1993 và sinh được 3 người con là C (1994), D
(1999) và E sinh năm 2001. Bà B có một người con nuôi tên M sinh năm 1990.
Năm 2013 bà B bị bệnh, tháng 2 năm 2014 bà B chết, biết rằng tài sản chung của A
và B là 2 tỷ đồng.
Anh (chị) hãy phân chia di sản thừa kế trong các TH sau:
a. Bà B không để lại di chúc
b. Bà B để lại di chúc có nội dung như sau: “ Toàn bộ tài sản của B được chuyển
cho Q” ( Q là anh ruột của B)

a.
- Di sản của bà B: 1 tỷ
- Hàng thừa kế thứ I: A, C, D, E, M
Bà B không để lại di chúc => chia di sản theo PL
A = C=D = E = M= 1000/5 = 200 (trđ)
b.


- Di sản của bà B: 1 tỷ
- Hàng thừa kế thứ I: A, C, D, E, M
- Một suất thừa kế theo PL : 1000/5 = 200 (trđ)
Vì A là chồng, D và E là con dưới 18 tuổi nên được hưởng ít nhất 2/3 một suất thừa
kế theo PL :
A = D = E = 2/3 . 200 = 133.33 (trđ)
Di sản của Q: 1000 – ( 133,33 . 3 ) = 600 (trđ)



×