Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ LÀM BÀI THI PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.69 KB, 16 trang )

HƯỚNG DẪN
ÔN TẬP VÀ LÀM BÀI THI
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP
LUẬT
NHỮNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP LIÊN QUAN
1. Dạng câu hỏi thường ra trong chương này:
1.1. Dạng câu hỏi trắc nghiệm nhiều sự lựa chọn, chọn phương án đúng
nhất:
Ví dụ 1: Một trong những bản chất của nhà nước là:
a) NN có chuû quyền quốc gia - b) Tính xã hội
c) Đặt ra thuế và thu thuế dưới hình thức bắt buộc - d) Tất cả đều đúng
Đáp án: b) Tính xã hội. Nếu để ý ta thấy 3 đáp án còn lại đều là đặc trưng
của nhà nước chứ không phải bản chất của Nhà nước.
Ví dụ 2: Trong những nhận định sau, nhận định nào không phải là đặc trưng
của nhà nước:
a). Phân chia lãnh thổ theo đơn vị hành chính và quản lý dân cư theo lãnh thổ
b). Thiết lập trên cơ sở các giai cấp đối kháng trong xã hội
c).Có chủ quyền quốc gia
d). Ban hành pháp luật
Đáp án: b. Thiết lập trên cơ sở các giai cấp đối kháng trong xã
hội. Nắm vững kiến thức chúng ta thấy đây là nguồn gốc ra đời của Nhà nước
chứ không phảo đặc trưng của Nhà nước.
Lưu ý: Để làm tốt các dạng câu hỏi này đòi hỏi sinh viên phải nắm vững
kiến thức trên lớp và đọc kỹ bài giảng chuẩn.
1
1.2. Dạng câu hỏi trắc nghiệm khẳng định sau đây đúng hay sai.
“Tương ứng với mỗi hình thái xã hội là một kiểu nhà nước”
Đáp án: sai, bởi có 5 hình thái KT-XH đã và đang tồn tại trong xã hội loài
người nhưng chỉ có 4 kiểu Nhà nước được ra đời, đó là Nhà nước Chủ nô, Nhà
nước, Phong kiến, Nhà nước Tư bản, và Nhà nước XHCN.


1.3. Dạng câu hỏi điền khuyết:
1.3.1. Cho sẵn các từ sau: Pháp luật, quy phạm pháp luật. Tìm từ thích hợp
để điền vào chổ trống sau:
…………………. là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo đảm
thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm đạt được
những mục đích nhất định.
Đáp án: Quy phạm pháp luật
1.3.2. Không cho sẵn các từ, tìm từ thích hợp điền vào chổ trống?
Pháp luật có hai bản chất, ngoài bản chất giai cấp pháp luật còn có bản
chất………………
Đáp án: Xã hội
Lưu ý: Có thể thấy để làm tốt các câu hỏi này sinh viên phải nắm vững các
khái niệm, định nghĩa, phạm trù về Nhà nước và Pháp luật như: bản chất nhà
nước, pháp luật; đặc trưng của Nhà nước và pháp luật; kiểu nhà nước, hình thức
chính thể nhà nước, kiểu pháp luật, chức năng nhà nước, hình thức pháp luật.
1.4. Dạng câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi.
Ghép khái niệm Kiểu Nhà nước với diễn giải nào cho thích hợp sau đây:
1). a. là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và những phương pháp để
thực hiện quyền lực nhà nước.
2
2). b. là tổng thể những đặc điểm cơ bản, đặc thù của nhà nước, thể hiện
bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong một
hình thái kinh tế xã hội nhất định.
Đáp án: b.
CHƯƠNG 2: HIẾN PHÁP 1992 VÀ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
NHỮNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP LIÊN QUAN
1. Dạng câu hỏi trắc nghiệm nhiều sự lựa chọn
Ví dụ : Trong Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam cơ quan nhà nước
nào có quyền lực cao nhất?

a.Chínhphủ b. Đảng Cộng sản Việt Nam
c. Tòa án ND Tối cao
d. Quốc hội
Đáp án đúng của câu hỏi trên là đáp án d. quốc hội. Nhiều sinh viên không
nắm vững sẽ chọn các đáp án khác như: Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng cầm
quyền, lãnh đạo duy nhất ở Việt Nam nhưng không phải là cơ quan nằm trong Bộ
máy Nhà nước, còn chính phủ là cơ quan quản lý Nhà và tòa án là cơ quan xét xử
chứ không thuộc cơ quan đại diện cho quyền lực nhà nước nên loại trừ. (sinh viên
có thể lựa chọn đáp án bằng phương pháp loại trừ đáp án sai). Như vậy để làm tốt
câu hỏi này sinh viên phải nắm vững kiến thức ở Chương 2 phần các hệ thống cơ
quan trong Bộ máy Nhà nước ta theo Hiến pháp 1992.
2. Dạng câu hỏi điền khuyết:
2.1. Cho sẵn các từ sau: Cộng hòa, Xã hội chủ nghĩa…Tìm từ thích hợp điền
vào chổ trống:
Hình thức chính thể của Nhà nước Việt Nam là chính thể………………
Đáp án: Cộng hòa
3
2.2. Không cho sẵn các từ, tìm từ thích hợp điền vào chổ trống?
…….là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất của
nước CHXHCN Việt Nam.
Đáp án: Chính phủ:
3. Dạng câu hỏi trắc nghiệm khẳng định sau đây đúng hay sai.
“Đảng Cộng sản Việt Namlà một cơ quan trong bộ máy nhà nước CHXHCN
Việt Nam.” Đáp án: sai
Lưu ý để làm được các câu hỏi trắc nghiệm của chương này sinh viên phải
nắm vững các khái niệm, định nghĩa của chương như: hệ thống các cơ quan nhà
nước; nguyên tắc tổ chức, hoạt động, địa vị pháp lý của Quốc hội, Chính phủ; địa
vị pháp lý của Chủ tịch nước, Tòa án Nhân dân, VKSND, HĐND và UBND
4. Câu hỏi tự luận bắt buộc học thuộc của chương.
Trình bày Hệ thống các cơ quan trong Bộ máy nhà nước Việt Nam theo hiến

pháp 1992
Phần này được trình bày tại trang 18 thuộc phần 1.3 Chương 2 trong bài
giảng chuẩn.
CHƯƠNG 3 : QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT
PHẦN 1. NHỮNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP LIÊN QUAN
Để làm tốt các câu hỏi trắc nghiệm ở phần này, sinh viên phải nắm vững các
kiến thức sau:
- Cấu trúc của quy phạm pháp luật
- Các yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật
- Khái niệm và các loại sự kiện pháp lý (câu hỏi tự luận bắt buộc thuộc)
CHƯƠNG 4 : THỰC HIỆN PL, VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM
PHÁP LÝ
4
NHỮNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP LIÊN QUAN
1/. 1. Câu hỏi tự luận phải học trong chương này:
- Khái niệm thực hiện pháp luật và các hình thức của thực hiện pháp luật
- Các trường hợp cần áp dụng pháp luật
- Khái niệm vi phạm pháp luật và các dấu hiệu nhân biết.
- Cấu thành của vi phạm pháp luật
- Khái niệm trách nhiệm pháp lý, phân loại và lấy ví dụ minh họa
1/. 2. Câu hỏi bài tập
Dạng bài tập chủ yếu: Xác định hành vi có vi phạm pháp luật hay
không?
Bài tập 1: A là học sinh Trường trung cấp C, vì không đội mũ bảo hiểm khi đi
xe máy đến trường A đã bị cảnh sát giao thông phạt tiền và thông báo về trường.
Nhận được thông báo của Công an, Hiệu trưởng Trường C ra quyết định kỷ luật A
với hình thức cảnh cáo. A không đồng ý và không chấp hành Quyết định kỷ luật vì
cho rằng mình không vi phạm kỷ luật. Vậy, Hiệu trưởng Trường C kỷ luật A trong
trường hợp này có đúng pháp luật không?
Đáp: Hiệu trưởng Trường C kỷ luật A trong trường hợp này là đúng pháp luật

vì mặc dù A không vi phạm kỷ luật, nhưng A đã vi phạm hành chính nên vẫn có
thể kỷ luật A. Bởi trách nhiệm kỷ luật được áp dụng khi có vi phạm pháp luật (có
thể vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm khác).
Bài tập 2: A nhờ B vận chuyển hộ cho mình 1 kg thuốc phiện từ Mèo
Vạc về giao cho M ở Thị xã Tuyên Quang. B biết đó là thuốc phiện nhưng cho
rằng vận chuyển hộ thuốc phiện là không có tội nên B đã đồng ý. Trường hợp này
B vẫn bị truy tố về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý.
5
Đáp: Đây là một trường hợp một người khi thực hiện hành vi cho rằng hành
vi của mình không phải là tội phạm nhưng BLHS quy định đó là tội phạm thì họ
vẫn phải chịu TNHS về tội đã thực hiện.
Bài tập 3: A 20 tuổi nhận thức bình thường do mâu thuẫn với B, A biết B
không biết bơi, lợi dụng lúc B sơ hở đẩy B ra giữa sông sâu, B chấp chới giữa
sông, sau khi thấy B chết A bỏ về. Hỏi hành vi của A có vi phạm pháp luật hay
không ?
Đáp: Hành vi của A thỏa mãn 4 dấu hiệu của một hành vi vi phạm pháp luật
(vi phạm pháp luật hình sự) và khép vào tội tội giết người.
Thứ nhất: Nó là hành vi xác định của A một hành vi hành động là đẩy B ra
giữa sông sâu.
Thứ hai: hành vi tước đoạt tính mạng của người khác là trái pháp luật xâm
phạm tới quan hệ về việc bảo vệ tính mạng sức khỏe của công dân mà Nhà nước
bảo vệ, tức là nó vi phạm pháp luật hình sự hay còn gọi là tội phạm. Hành vi đó
được khép vào Điều 93 Tội giết người trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam năm 1999.
Thứ ba: Hành vi đó có lỗi của chủ thể thực hiện ở đây lỗi của A là lỗi cố ý trực
tiếp. A nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm nhưng mong muốn cho hậu
quả xảy ra.
Thứ tư: Hành vi đó do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện là A,
20 tuổi nhận thức bình thường. Tức A là người có năng lực chủ thể pháp luật. Mà
chủ thể của Tội này có thể là bất kỳ ai từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách
nhiệm hình.

CHƯƠNG 5 : HỆ THỐNG PHÁP LUẬT – Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ PHÁP
CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1). Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
- Xác định tính thứ bậc cho từng loại văn bản theo thứ tự
6
- Xác định rõ đâu là văn bản Luật, văn bản dưới Luật. Nắm vững thẩm quyền
ban hành văn bản quy phạm pháp luật dưới Luật cua các cơ quan trong Bộ máy
Nhà nước (Rất quan trọng để làm câu hỏi trắc nghiệm)
1). 3. Cơ cấu và phân loại ý thức pháp luật
. NHỮNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP LIÊN QUAN
Chương này chỉ có câu hỏi trắc nghiệm không có tự luận
CHƯƠNG 6. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH,
LUẬT DÂN SỰ, LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, LUẬT LAO ĐỘNG, LUẬT HÌNH
SỰ
PHẦN 1. LUẬT HÀNH CHÍNH
Ở ngành luật sinh viên phải nắm vững các vấn đề sau:
1. Kiến thức để làm câu hỏi trắc nghiệm;
- Đối tượng, phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính
- Vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính, các hình thức xử lý vi
phạm hành chính, và các biện pháp khắc phục hậu quả, các biện pháp xử lý hành
chính khác
2. Câu hỏi tự luận
- Các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo
quy định của pháp luật hành chính hiện hành.
3. Dạng bài tập, câu hỏi liên quan.
6. Bài tập: Anh Nguyễn Văn A vận chuyển lâm sản trái phép với khối lượng 4
mét khối và khối lượng gỗ này được anh A khai thác trong rừng. Anh A sẽ đồng
thời phải chịu nhiều trách nhiệm hành chính cho hành vi trên đúng không?
7
Đáp: Đúng. Với cùng một vi phạm hành chính các chủ thể vi phạm có thể

đồng thời gánh chịu nhiều hình thức trách nhiệm hành chính. Trong trường hợp
này chủ thể (anh A) phải gánh chịu nhiều trách nhiệm hành chính như: Phạt tiền,
tịch thu tang vật vi phạm hành chính. Như vậy anh A phải chịu đến 2 trách nhiệm
hành chính.
PHẦN II. LUẬT LAO ĐỘNG
Ở ngành luật sinh viên phải nắm vững các Kiến thức để làm câu hỏi trắc
nghiệm: Bao gồm các chế định của ngành Luật Lao động
- Hợp đồng lao động
- Tiền lương
- Kỷ luật lao động
- Bảo hiểm xã hội
PHẦN III. LUẬT DÂN SỰ
Ở ngành luật sinh viên phải nắm vững các vấn đề sau:
1. Kiến thức để làm câu hỏi trắc nghiệm: Bao gồm các chế định của
ngành luật dân sự.
- Quyền nhân thân
- Quyền sở hữu
- Quyền thừa kế
- Hợp đồng dân sự
2. Câu hỏi tự luận (bắt buộc thuộc)
- Các quyền của người lập di chúc
3. Bài tập thừa kế (một trong 3 dạng bài tập chủ yếu)
Đối với dạng bài tập này sinh viên lưu ý các điểm sau:
8
3.1. Thời điểm mở thừa kế
Về thời điểm mở thừa kế luật quy định: Thời điểm mở thừa kế là thời điểm
người có tài sản chết. Trong trường hợp Toà án tuyên bố một người là đã chết thì
thời điểm mở thừa kế là ngày mà Toà án tuyên bố người đó chết có hiệu lực PL.
Ví dụ: Ông H rất giàu có để tránh việc các con tranh giành tài sản ông lập di
chúc chia đều tài sản cho các con. Các con ông H băn khoăn không biết khi nào di

chúc có hiệu lực.
1/a. Ngay khi lập di chúc xong ;
2/b. Khi ông H chết ;
3/c. Một năm sau khi ông H chết.
Đáp án : b. Theo 633 Bộ luật dân sự về thời điểm, địa điểm thừa kế quy định:
Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.
3.2. Xác định di sản thừa kế :
Di sản thừa kế phải là những tài sản riêng của người chết. cách xác định tài
sản riêng như sau:
- Tài sản thuộc sở hữu riêng của họ.
- Phần tài sản của họ trong khối tài sản chung với người khác, có thể là
sở hữu chung hợp nhất hoặc sở hữu chung theo phần.
- Các quyền tài sản .v.v.
- Trong trường hợp họ có tài sản chung với người khác thì cũng cần phải
phân định phần tài sản của họ trong khối tài sản chung đó (Điều 634, Bộ Luật Dân
sự (BLDS) năm 2005). Việc xác định phần tài sản của họ trong khối tài sản chung
có thể dựa trên những thoả thuận đã có từ trước hoặc căn cứ theo văn bản do cơ
quan có thẩm quyền ban hành.
- Ví dụ: Theo pháp luật của Việt Nam, ngoại trừ việc vợ chồng tự thoả thuận
tài sản riêng và tài sản chung thì toà án là cơ quan có quyền tiến hành phân định
9
phần tài sản của vợ và chồng trong khối tài sản chung hợp nhất trên cơ sở có yêu
cầu của họ (Điều 29, Luật Hôn nhân và gia đình).
- Ngoài ra, theo quy định tại Điều 27, Luật Hôn nhân và gia đình thì tài sản
chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt
động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn
nhân…. Một điểm cần lưu ý là đối với những tài sản mà họ có trước thời kỳ hôn
nhân chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận. Điều 95, Luật HN&GĐ công
nhận về mặt nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng có trong thời kỳ hôn nhân
sau khi chấm dứt hôn nhân (một trong 2 người chết hoặc ly hôn) thì được chia

đôi.
- Tài sản thừa kế riêng, tặng cho riêng của vợ hoặc chồng thì được coi là tài
sản riêng của người đó.
- Tài sản chung của vợ chồng nếu có thỏa thuận trong thời kỳ hôn nhân
thống nhất chia đôi, thì sau khi có quyết định của tòa án về chia tài sản chung thì
tài sản được chia đó là tài sản riêng của mỗi người. Lợi nhuận, lợi tức thu được từ
tài sản được chia đó cũng là tài sản riêng.
Chú ý: khi chia tài sản chung của vợ chồng để xác định khối tài sản riêng của
người chết thì ½ tài sản của người còn sống được chia đương nhiên là của họ
chứ không phải là di sản thừa kế mà người chết để lại (nhiều sinh viên nhầm vấn
đề này)
3.3. Thứ tự phân chia di sản
Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh
toán theo thứ tự sau đây:
1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; 2. Tiền cấp dưỡng còn
thiếu; 3. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; 4. Tiền công lao động; 5. Tiền
bồi thường thiệt hại; 6. Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước; 7. Tiền
10
phạt; 8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác; 9. Chi
phí cho việc bảo quản di sản; 10. Các chi phí khác.
Di sản thừa kế sau khi đã thanh toán hết các khoản theo thứ tự nêu trên mới
chia cho người thừa kế.
Chú ý: Theo quy định tại Điều 636 và Điều 637 Bộ luật Dân sự thì kể từ thời
điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người
chết để lại; những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản
trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trong chi phí bảo quản di sản ví dụ như chi phí sửa chữa nhà thì do đây là tài
sản chung nên người chết để lại di sản (là vợ hoặc chồng) cũng chỉ chịu trách
nhiệm chi trả ½ giá trị sửa chữa.
3.4. Quyền bình đẳng trong thừa kế.

Vợ chồng đều được thừa kế của nhau, phụ nữ và nam giới nếu cùng hàng
thừa kế, con trai, con gái, con trong giá thú (con hợp pháp) và con ngoài giá thú
(con riêng), con đẻ con nuôi đều được hưởng thừa kế ngang nhau theo quy định
của pháp luật.
3.5. Thừa kế không phụ thuộc vào di chúc.
Ví dụ: A và B là vợ chồng hợp pháp có con chung là C, bố mẹ A đã chết hết,
A chết khi đó C mới 12 tuổi. A có di sản riêng là 650 triệu, A để lại di chúc dành
toàn bộ di sản này cho D là con riêng của A. ở đây B và C thuộc đối tượng hưởng
di sản mà không phụ thuộc theo di chúc, được một suất bằng 2/3 của một suất
chia theo pháp luật.
Nếu chia theo pháp luật ở trường hợp này những người ở hàng thừa kế thứ
nhất của A là 3 người B,C, và D, mỗi người sẽ nhận một phần là: 600 : 3 = 200
triệu.
Khi đó B, C sẽ nhận được 2/3 suất của 200 triệu là 133,3 triệu đồng.
11
3.6. Thừa kế thế vị
Ví dụ: A và B có 3 người con là X,Y,Z. X năm 2007 không may tai nạn để lại 2
con là G,H. Năm 2010 A chết không để lại di chúc, thì khi đó G,H sẽ được nhận
một suất chia
theo pháp luật thay cho cha mình là Z được hưởng nếu còn sống.
3.7. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế
Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền
thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ
thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện
nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3.8. Bài tập thừa kế mẫu:
Hai vợ chồng A và B lấy nhau, tổng tài sản là 600 triệu đồng. B có tài sản
riêng là 900 triệu đồng. Hai vợ chồng có 3 người con: C: 20 tuổi, D: 27 tuổi, E:24
tuổi. B chết, B có lập di chúc hợp pháp: Để lại cho M 5 0 triệu đồng, tặng cho hội
từ thiện 50 triệu đồng. Vậy phải chia thừa kế của B như thế nà?

Trả lời: Theo điều 27 khoản 1 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000, tổng tài
sản là 600 triệu đồng sẽ được xác định là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
của A&B.
Khối tài sản chung nêu trên, sẽ được định đoạt theo quy định tại điều 28
khoản 1: “Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản chung”.
Theo đó, tài sản của B được sẽ được hưởng trong khối tài sản chung nêu
trên là 300 triệu đồng . Bên cạnh đó, theo điều 32, Luật Hôn nhân gia đình năm
2000, vợ chồng có quyền có tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản riêng của
B là 900 triệu.
12
Từ những căn cứ nêu trên, B sẽ có tổng tài sản được toàn quyền định đoạt
là 300 triệu đồng +900 triệu đồng =1 tỷ 2 triệu đồng.
Theo điều 648 khoản 1, Bộ Luật dân sự 2005: Quy định về quyền của người
lập di chúc, người lập di chúc có quyền chỉ định người được hưởng di sản thừa
kế và truất quyền hưởng di sản thừa kế.
B chết có lập di chúc phân chia 100 triệu đồng trong khối tài sản chung.
Theo đó, số tài sản còn lại của B chưa định đoạt là 1 tỷ100 triệu đồng, việc
chia số tiền 1 tỷ100 triệu đồng sẽ xẩy ra các phương án như sau:
+ Nếu B không lập di chúc định đoạt số tiền trên sẽ được chia theo pháp luật
được quy định tại điều 675, 676 Bộ Luật Dân sự năm 2000:
Những người sẽ được hưởng số tài sản còn lại của B là: A, C,D,E thuộc hàng
thừa kế thứ nhất; mỗi người sẽ được các phần bằng nhau (1 tỷ 1oo triệu đồng : 4
= 275 triệu đồng).
+ Nếu di chúc có định đoạt khối tài sản riêng của B thì chia theo di chúc.
(Trong quá trình làm bài sinh viên không bắt buộc phải nhớ các điều luật)
1). 4. Bài tập về xác định quyền sở hữu
Sinh viên cần lưu ý vấn đề sau đây:
- Xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khác đánh rơi, bỏ quên
+ Người nhặt được vật do người khác đánh rơi hoặc bỏ quên mà biết được

địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại vật cho
người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông
báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở
gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.
+ Uỷ ban nhân dân hoặc công an cơ sở đã nhận vật phải thông báo cho
người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.
13
+ Sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai về vật nhặt được mà không
xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận, nếu vật có giá trị
đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì vật đó thuộc sở hữu của
người nhặt được; nếu vật có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà
nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản người nhặt được được hưởng giá
trị bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần
vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại
thuộc Nhà nước.
+ Vật bị đánh rơi, bị bỏ quên là di tích lịch sử, văn hoá mà sau một năm, kể
từ ngày thông báo công khai, không xác định được chủ sở hữu hoặc không có
người đến nhận thì vật đó thuộc Nhà nước; người nhặt được vật đó được hưởng
một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.
PHẦN IV: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Ở chuyên ngành luật này sinh viên cần nắm vững các kiến thức về các nội
dung cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình:
- Kết hôn: các điều kiện kết hôn, chấm dứt hôn nhân
- Quyền sở hữu tài sản chung, riêng giữa vợ và chồng.
PHẦN V: LUẬT HÌNH SỰ
1. Câu hỏi tự luận của Phần Luật Hình sự:
- Các dấu hiệu đặc trưng của Tội phạm
2. Bài tập liên quan.
Bài tập 1: A và B cãi nhau, A dùng dao thường chém B một nhát, gây
thương tích cho B với tỷ lệ thương tật là 7%, A cho rằng mình đã phạm tội cố ý

gây thương tích nên đã đến cơ quan Công an tự thú. Hỏi A có vi phạm pháp luật
hình sự không?
14
Đáp Trường hợp này BLHS không quy định là tội phạm nên A không phải
chịu TNHS. Là trường hợp một người khi thực hiện hành vi cho rằng hành vi của
mình là tội phạm nhưng BLHS không quy định đó là tội phạm thì họ không phải
chịu TNHS. Tuy nhiên A vi phạm pháp luật hành chính
Bài tập 2: Nam là học sinh lớp 9, năm nay Nam đủ 14 tuổi tròn. Nam cùng
với nhóm bạn cùng lớp đi hát karaoke. Do mâu thuẫn với một số thanh niên trong
phòng hát karaoke, Nam cùng nhóm bạn đã đánh một số người bị thương nặng.
Hỏi A có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Đáp: Điều 12 (2) Bộ luật hình sự Việt Nam quy định: “Người đủ 14 tuổi trở
lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm
trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 104 BLHS, Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ
người khác Việt Nam quy định: “ Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 30% đến 60% thì bị phạt tù
từ 2 năm đến 7 năm” ( khoản 2).
Như vậy Nam đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Còn mức độ nguy hiểm
của hành vi đánh người của Nam và nhóm bạn có đủ để cấu thành tội cố ý gây
thương tích theo điều 104 BLHS hay không còn phụ thuộc vào kết quả giám định
xem tỷ lệ thương tật là bao nhiêu phần trăm. Ví dụ, tỷ lệ thương tật của người bị
hại là 29% thì Nam không chịu trách nhiệm hình sự, mà bị xử lý bằng biện pháp
hành chính, ví dụ đưa Nam đi giáo dục tại Trường Giáo dưỡng của Bộ Công an.
Bài tập 3: Xác định cấu thành vi phạm pháp luật.
A 30 tuổi, nhận thức bình thường. B là hàng xóm của A. Do giữa hai
người là có nhà liền kề nhau nên đã có nhiều lần có mâu thuẫn và tranh chấp về
đất đai. Vào lúc 22h00’ ngày 07/04/2010 trong một lần cãi nhau về việc tranh chấp
này A cho rằng B xây lấn sang đất Nhà, anh B đã bị anh A dùng gậy đánh thương
tích với tỉ lệ thương tích sức khỏe là 25%. Hành vi của anh A đã bị bắt giữ và xử lý

15
trước pháp luật. Hỏi: Xác định vi phạm pháp luật của anh A? Phân tích cấu thành
của vi phạm pháp luật trên?
Đáp: Hành vi của A Cấu thành tội phạm tội “Cố ý gây thương tích” theo
điều 104 BLHS trong trường hợp này như sau:
1/. Khách thể của tội phạm:
Hành vi cố ý gây thương tích xâm phạm đến sức khoẻ, thân thể của người khác,
xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể và sức khoẻ của con người. Cụ
thể là xâm phạm đến tính mạng sức khỏe của B mà Nhà nước bảo vệ.
2/. Mặt khách quan của tội phạm:
- Hành vi khách quan: Là hành vi cố ý dùng gậy đánh người khác, gây tổn hại cho
sức khoẻ của người đó.
- Hậu quả: Gây thương tích (hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ) người khác
25%.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm: Hành vi
dùng gậy đánh là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn hại 25% sức khoẻ của người
khác.
- Công cụ phạm tội: Chiếc gậy là công cụ phạm tội
3/. Mặt chủ quan của tội phạm:
- là cố ý trực tiếp: A nhận thức rõ tính chất của hành vi dùng gậy đánh người là
nguy hiểm, hành vi đó có thể gây ra tổn hại cho sức khoẻ của B và A mong muốn
gây ra tổn hại cho sức khoẻ của B.
4/. Chủ thể của tội phạm:
A là người đã thành niên, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự chịu trách
nhiệm về hành vi cố ý gây thương tích của mình.
16

×