Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Ôn tập Pháp luật đại cương doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.8 KB, 13 trang )

Câu 1: Những cơ quan nào có quyền ban hành quyết định, cho một ví dụ
Các cơ quan có quyền ban hành quyết định là:
Chủ tịch nước:
Điều 106 Hiến pháp 1992, SĐBS năm 2001 quy định:
“Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của mình”;
Thủ tướng chính phủ:
Điều 21 Luật tổ chức chính phủ 2001 quy định:
“Thủ tướng Chính phủ ký các nghị quyết, nghị định của Chính phủ, ra quyết
định, chỉ thị và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó đối với tất
cả các ngành, các địa phương và cơ sở.
Các nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng
Chính phủ có hiệu lực thi hành trong phạm vi cả nước”;
Tổng kiểm toán nhà nước
Điều 19 Luật kiểm toán nhà nước quy định về Quyền hạn của Tổng Kiểm
toán Nhà nước
“Ra quyết định kiểm toán”;
Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân:
Điều 33 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân 2002 quy định về nhiệm vụ và
quyền hạn của viện trưởng viện kiểm sát nhân dân
”Ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư, điều lệ, quy chế, chế độ công tác áp
dụng đối với ngành kiểm sát”;
Ví dụ: Ngày 08/01/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 38/QĐ-
TTg về quy định việc phối hợp trong phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS
qua đường biên giới.
Câu 2: Quy phạm pháp luật là gì ? Các bộ phận hình thành quy phạm pháp
luật? Cho ví dụ.
Quy phạm PL là những quy tắc xử sự có tinh bắt buộc chung do nhà
nước đặt ra và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và
nhu cầu tồn tại của xã hội, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật
tự ổn định cho sự phát triển xã hội.


Các bộ phận qppl:
- Giả định: là bộ phận của qppl trong đó nêu rõ vs những đk, hoàn cảnh or
những đối tượng nào thì thuộc phạm vi điều chỉnh của qppl đó.
- Quy định: là phần chỉ ra trong hoàn cảnh đó, đk đó người ta đc làm gì, phải
làm gì và ko đc làm j. quy định là phần nội dung trong một qppl, nó nêu lên
những hành vi xử sự tiêu chuẩn, hành vi “mẫu”mà nhà nước đặt ra đối với
các chủ thể khi tham ja vào các quan hệ pháp luật. gồm quy định mệnh lệnh,
quy định tùy nghi, quy định giao quyền,
1
- chế tài: là phần chỉ rõ nếu làm hay o làm như phần quy định thf sẽ phải
chịu hậu quả như thế nào. Chế tài là bộ phận bảo đảm trong thực tế tinhhs
cưỡng chế của pháp luật gồm :chế tài hành chính, chế tài dân sự, chế tài hình
sự, ches tài kỉ luật.
Ví dụ 1: khoản 1 Điều 87 của Luật Giáo dục năm 2005 quy định: “Người
học các chương trình giáo dục đại học nếu được hưởng học bổng, chi phí
đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo hiệp định ký kết
với Nhà nước thì sau khi tốt nghiệp phải chấp hành sự điều động làm việc
có thời hạn của Nhà nước; trường hợp không chấp hành thì phải bồi hoàn
học bổng, chi phí đào tạo”. Quy định này là một QPPL mà phần giả định
của nó gồm các từ sau: “Người học các chương trình giáo dục đại học nếu
được hưởng học bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài
tài trợ theo hiệp định ký kết với Nhà nước thì sau khi tốt nghiệp”, vì nó dự
kiến trước điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong cuộc sống. Đó là có
những người được học đại học hoàn toàn bằng kinh phí đào tạo của Nhà
nước và đã tốt nghiệp. Ngoài ra, phần giả định của quy phạm này còn gồm
các từ trường hợp không chấp hành vì nó dự kiến trước điều kiện để áp
dụng biện pháp tác động của Nhà nước – biện pháp trừng phạt của Nhà
nước khi người tốt nghiệp đại học không chấp hành lệnh điều động của Nhà
nước.
Ví dụ 6: Điều 4 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:

“Cấm ngược đãi, hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị,
em và các thành viên khác trong gia đình” và Điều 151 của BLHS quy định:
“Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu
hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị
xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải
tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm”.
Câu 3: A say rượu đi xe máy đâm vào một người đi đường gây chết người
a- Theo bộ luật hình sự anh ta bị thuộc đối tượng nào?
b- Nếu anh ta dàn xếp thỏa thuận với gia đình nạn nhân họ không kiện nữa
thì sao?
Trả lời:
Điều 14 BLHS năm 2009 quy định về Phạm tội trong tình trạng say do dùng
rượu hoặc chất kích thích mạnh khác: “Người phạm tội trong tình trạng say
do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm
hình sự”;
A điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và đã vi phạm quy định về
an toàn giao thông đường bộ, nên đã gây thiệt hại cho tính mạng của người
khác. Khoản 2 Điều 202 BLHS năm 2009 quy định về Tội vi phạm quy định
về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, có tình tiết tang nặng là:
2
“Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng
độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh
khác mà pháp luật cấm sử dụng”;
Câu 4: So sánh giữa trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự
TL:
So sánh trên các tiêu chí sau: (Điểm khác nhau)
Tiêu chí Trách nhiệm Hành Chính TRách nhiệm Hình sự
Giống nhau Đều là trách nhiệm pháp lý (hậu quả bất lợi)
Năng lực chịu trách nhiệm pháp lý
Khái niệm Là 1 loại trách nhiệm pháp lí

áp dụng để sử lý các cá nhân
hay tổ chức có hành vi vi
phạm hành chinh xâm hại quy
tắc quản lí nhà nước trong các
lĩnh vực của đời sống xã hội
Cơ sở pháp lí PLHC, liên quan tới các văn
bản QPPL HC
Bộ luật hình sự 2009
Chủ thể chịu
trách nhiệm
Là cá nhân hoặc tổ chức, có
thể có lỗi hoặc ko có lỗi
nhưng vẫn phải gánh chịu
nghĩa vụ (VD : nhà nước
buộc người dân ở vùng bão lũ
phải di dân đến nơi an toàn)
chủ thể chịu trách nhiệm
hình sự chỉ có thể là cá
nhân, phải có lỗi đối với
hành vi gây ra cho xã hội,
trách nhiệm hình sự là hình
phạt mà cá nhân đó phải
gánh chịu
Các biện pháp
sử dụng đối
với chủ thể
chịu trách
nhiệm
Chủ thể có
thẩm quyền

Thủ tục giải
quyết:
Trình tự thủ tục của PLHC Tố tụng hình sự
3
Câu 5. So sánh văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật
Trả lời:
Văn bản quy phạm pháp luật Văn bản áp dụng pháp luật
1. Khái
niệm
Trang 69 Giống văn bản qui phạm pháp luật
nhưng không có đủ yếu tố của văn bản
qui phạm pháp luật.Là do nhà nước ban
hành, người có thẩm quyền.
2. Giống
nhau
- Chủ thể
ban hành
Chủ thể có thẩm quyền ban hành, được quy đinh trong các văn bản pháp
luật
Khác
nhau:
- Tầm
quan trọng
Mang tính khái quát, áp dụng
nhiều lần, nhiều nơi và đối với
nhiều chủ thể khác nhau
Mang tính cụ thể, chỉ áp dụng một lần,
cho một đối tượng nhất định và có thể
trên một khu vực hành chính xác định
- Thủ tục

ban hành
Tuân theo các quy định trong
Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật
Tuân theo thủ tục giải quyết các công
việc cụ thể
- Ý nghĩa - Cụ thể hoá, chi tiết hoá pháp
luật
- Tổ chức thực hiện pháp luật
không trực tiếp
- Cá biệt hoá các quy phạm pháp luật
- Tổ chức thực hiện pháp luật trực tiếp
Câu 6: Hội đồng nhân dân được tổ chức ở tất cả các cấp hành chính. Đúng
hay sai?
Trả lời:
Điều 118 Hiến pháp 1992, SĐBS năm 2001 quy định về Các đơn vị hành
chính của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được phân định như
sau:
“Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tỉnh chia thành
huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc trung ương chia
thành quận, huyện và thị xã; Huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc
tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quận chia thành phường. Việc thành
lập Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở các đơn vị hành chính do luật
định”;
Do đó, để cụ thể hoá quy định của Hiến pháp 1992, SĐBS năm 2001 thì
4
khoản 1 Điều 4 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm
2003 quy định về tổ chức ở các đơn vị hành chính sau đây:
“a) Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh);
b) Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện);

c) Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã)”;
Do đó, câu trả lời là Đúng.
Câu 7: Cấp phường có hội đồng nhân dân không?
Trả lời:
Cấp phường có hội đồng nhân dân. Căn cứ theo Câu 6
Câu 8: Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao được phép ban hành
những văn bản qui phạm pháp luật nào?
Trả lời:
Điều 33 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân 2002 quy định về nhiệm vụ
và quyền hạn của viện trưởng viện kiểm sát nhân dân:
“Ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư, điều lệ, quy chế, chế độ công tác áp
dụng đối với ngành kiểm sát”;
Trang 76 Điều 18 Luật ban hành VBQPPL
Câu 9: Cơ quan nhà nước nào có trách nhiệm giải thích luật đã được
Quốc hội thông qua?
Trả lời:
Khoản 3 Điều 7 Luật tổ chức Quốc hội 2007 quy định:
“Uỷ ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
[…]
Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh”;
Điều 85 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 Thẩm quyền giải
thích luật, pháp lệnh
“Uỷ ban thường vụ Quốc hội giải thích luật, pháp lệnh.
Cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 87 của Hiến pháp, đại biểu Quốc hội có
quyền đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội giải thích luật, pháp lệnh. Uỷ ban
thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc giải thích”;
Câu 10: Chế định chế độ cấp dưỡng nằm trong ngành luật nào?
Trả lời:
Trong chương VI của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về chế
độ cấp dưỡng giữa những người trong gia đình (Điều 50 đến Điều 62).

Theo Ðiều 1 về Nhiệm vụ và phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự:
“Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử
của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về
nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh
5
doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự)”;
Do đó, Luật Hôn nhân và gia đình thuộc ngành Luật Dân sự.
Mặc dù Điều 152 BLHS năm 2009 cũng quy định về Tội từ chối hoặc trốn
tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, tuy nhiên đây chỉ là hình phạt (chế tài mà Luật
Hôn nhân và gia đình không quy định, Luật hình sự quy định thay).
Câu 11: Một người 17 tuổi phạm tội, mà tội đó theo quy định của pháp
luật là tử hình hoặc chung thân hoặc trên 15 năm thì mức án mà người
đó phải nhận cao nhất là 18 năm. Cơ sở pháp lý?
Trả lời:
Điều 71 BLHS năm 2009 quy định về Các hình phạt được áp dụng đối với
người chưa thành niên phạm tội
“Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau
đây đối với mỗi tội phạm:
1. Cảnh cáo;
2. Phạt tiền;
3. Cải tạo không giam giữ;
4. Tù có thời hạn”;
Khoản 1 Điều 74 BLHS năm 2009 quy định về Tù có thời hạn:
“Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật
được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình
phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời
hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức
phạt tù mà điều luật quy định”;
Theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành thì một người 17 tuổi phạm
tội, mà tội đó theo quy định của pháp luật là tử hình hoặc chung thân hoặc

trên 15 năm thì mức án mà người đó phải nhận cao nhất là 18 năm.
Câu 12: Một người bị xử một lúc 4 tội, mỗi tội 12 năm thì phải chịu mức
phạt tù cao nhất 30 năm (quy tổng hợp hình phạt tối đa là 30 năm tù). Cơ sở
pháp lý?
Trả lời:
(Chỉ áp dụng đối với tù có thời hạn)
Điểm a) khoản 1 Điều 50 BLHS năm 2009 quy định về Quyết định hình
phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
“Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù
có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung. Hình
phạt chung không được vượt quá ba năm đối với hình phạt cải tạo không
giam giữ, ba mươi năm đối với hình phạt tù có thời hạn”;
6
Câu 13: Án treo có phải là hình phạt không?
Trả lời:
Khoản 1 và khoản 2 Điều 28 BLHS năm 2009 quy định về Các hình phạt:
“Hình phạt bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung.
1. Hình phạt chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Cải tạo không giam giữ;
d) Trục xuất;
đ) Tù có thời hạn;
e) Tù chung thân;
g) Tử hình.
2. Hình phạt bổ sung bao gồm:
a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
b) Cấm cư trú;
c) Quản chế;
d) Tước một số quyền công dân;

đ) Tịch thu tài sản;
e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;
g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính”;
Do án treo không có trong các hình phạt trên, do đó án treo không phải là
hình phạt. Nó là một biện pháp chấp hành hình phạt tù (Điều 60 BLHS năm
2009)
Câu 13: Giả định trong quy phạm pháp luật là gì?
TL:Bên trên
Câu 14: Tính xã hội có phải là đặc điểm của pháp luật không?
TL: Có
QPPL có những đặc điểm riêng mà phân biệt vs các quy phạm XH khác, đó
là tính giai cấp, tính xã hội, tính quy phạm và tính nhà nước của nó.
Mà pháp luật của 1 nhà nước là sự thống nhất của 1 hệ thống các QPPL. Mỗi
QPPL có thể xem như 1 “đơn vị PL”, 1 tế bào của 1 cơ thể thống nhất là
toàn bộ nền PL nói chung.
Những đặc điểm của QPPL cũng chính là đặc điểm của PL => Đpcm
Câu 15: Tính nhà nước có phải 1 đặc điểm của pháp luật không?
TL. Có Câu 14
Câu 16: Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành quy chế mới về
tăng lãi suất (?) và quy định điều lệ vốn là loại văn bản nào?
TL: Tăng lãi suất: quyết định
Ví dụ: Thống đốc Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã ban hành Quyết định số
7
1316/QĐ-NHNN và Quyết định số 1317/QĐ-NHNN điều chỉnh lãi suất cơ
bản
Điều lệ vốn:
Ví dụ: QUYẾT ĐỊNH CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ
1627/2001/QĐ-NHNN NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2001 VỀ VIỆC BAN
HÀNH QUY CHẾ CHO VAY CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG

Câu này là câu tổng hợp, không có trong giáo trình, theo mình thì dựa vào
phần xây dựng và ban hành quyết định của các cơ quan và các cá nhân có
thẩm quyền ban hành bao gồm: Chủ tịch nước(Điều 58), Thủ tướng CP(Điều
67) và Tổng kiểm toán nhà nước (Điều 72) để đưa ra những điểm chung
TL: có thể khái quát thành mấy bước chung:
1.Cơ quan nn tự mình soạn thảo vb qppl hoặc đề nghị quyết định 1 ban soạn
thảo riêng để lập chương trình xây dựng và soạn thảo( ở Quốc hội thì UB
thường vụ QH, nếu là Hiến Pháp hay nhưng bộ luật quan trọng thì sẽ lập hẳn
1 ban chuyên trách trong đó có UB tư pháp của QH đảm nhiệm, còn cấp
Chính phủ thì VP CP phối hợp với bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan
khác,vv, )
2. Vb qppl soạn thảo xong thì gọi là dự thảo, mà dự thảo thì p làm 2 việc: 1
là trình lại cơ quan nhà nc họ đặt yêu cầu để xem xét lại. 2 là p lấy ý kiến
của các cqnn khác,đại biểu QH hoặc của nhân dân tùy vấn đề và cq nào ban
hành dự thảo, đăng tải thông tin về dự thảo luật trên các phương tiện thông
tin đại chúng tối thiểu 60 ngày.
3. Thẩm định dự thảo, chỉnh lí hoàn thiện( bao nhiêu lần thì ko cố định, như
QH mình có luật thì 1 kì là thông qua, có luật mấy kì mới thông qua nổi tiếp
tục lấy ý kiến đóng góp.
4. Cq soạn thảo chốt hạ, thống nhất, soạn thảo vb chính thức, trình cp nhà
nước có thẩm quyền tương ứng đề xem xét và kí quyết định.
Cau 1: Phan tich ban chat dac diểm của pháp luật. Nêu sự giông và
khác nhau mối quan hệ giữa đạo dức và pháp luật
TL:
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước
đặt ra và bảo đảm thực hiện,thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và nhu cầu
của xã hội nhằm điều chỉnh các quan hệ của xã hội, tạo lập trật tự và ổn
định cho sự phát triển xã hội.
Đặc điểm chung:
- Tính giai cấp của pháp luật :nguồn gốc của pháp luật đã chứng tỏ pháp

luật ra đời trước hết từ nhu cầu bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, tức là
8
giai cáp đã nắm được nhà nước, pháp luật cũng phảm ánh tương quan lực
lượng giữa các giai cấp, sự thỏa hiệp giữa các giai cấp, các nhóm các tập
đoàn có lợi ich đối lập nhau=>pháp luật mang tính giai cấp sâu sắc
- Tính xã hội: trong thực tế bên cạnh các quy tắc xủ sự bị chi phối bởi lợi
ích giai cấp thống trị còn có các quy tắc sử xự khác tồn tại từ nhu cầu của
đời sống xã hội, điều chỉnh những hành vi, cách sử xụ mang tính phổ biến
phù hợp với lợi ích của đa số cộng đồng phản ánh các nhu cầu quy luật tồn
tại khách quan của cộng đồng xã hội . trong điều kiện tồn tai nhà nước cần
thể chế hóa các quy tắc đó thành pháp luật.
-Tính quy phạm:Đăc trưng vốn có của pháp luật nói chung.Trong xã hội
giữa con người với nhau có rất nhiều mối quan hệ qua lại phức tạp trên các
lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. do đó các quy tắc xử sự của pháp
luạt không thể là các quy tắc lẻ tẻ rời rạc mà phải là một hệ thống có tính
thống nhất nhất định=> tạo ra tính quy phạm trong pháp luật
- Tính nhà nước:pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị và nhu cầu tồn tại
của xã hội biểu hiện dưới hình thứ nhà nước. pháp luật có đặc điểm và bản
chất cùng đặc điểm và bản chất với nhà nước đã ban hành nó.
Quan hệ giữa đạo đúc và pháp luật:
Đạo đức là hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự
giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã
hội
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và
bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước’
Giống:
Đều có tính quy phạm
Đều nhằm điều chỉnh hành vi của con người cho phù hợp với xã hội
Khác:
Tính quy phạm của pháp luật có tính bắt buộc và phổ biến hơn: tất cả mọi

người phải tuân theo, tác động đến tát cả các lĩnh vực, các vấn, các đối
tượng trong xã hội.phạm vi có hiệu lực là trong toàn quốc
Đạo đức chỉ bao quát một số lĩnh vực hay đối tượng nào đó, dựa trên cơ sở
tự nguyện, chỉ bặt buộc với những người có lương tri, nhân phẩm và được
đẩm bảo bằng tòa án lương tâm

Câu 4- Người lái xe bị phạt tù vì lái xe quá tốc độ cho phép gây thiêt hại
nghiêm trọng cho người dân. Toà còn xét phải đền bù thiệt hại cho người
dân. Hỏi đên bù thiệt hại này là trách nhiêm gì? Vì sao?
TL:
9
Trách nhiệm dân sự
Câu 1: Bộ máy nhà nước CHXCN VN? lý do phân loại?
Theo thẩm quyền hoạt động, các cơ quan nhà nc đc chia thành:
+ Cơ quan quyền lực nhà nc (Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp)
+ Cơ quan quản lí (hành chính) nhà nc (Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang
Bộ,Ủy ban Nhân Dân các cấp)
+ Cơ quan xét xử (Tòa án nhân dân)
+ Cơ quan kiểm sát ( Viện kiểm sát nhân dân)
Theo chức năng hoạt động, các cơ quan nhà nc đc chia thành:
+ Cơ quan lập pháp (Quốc hội)
+ Cơ quan hành pháp (Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ,Ủy ban Nhân
Dân các cấp)
+ Cơ quan Tư pháp ( Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân)
Câu 3: nguyên văn An là chủ sở hữu của ngôi nhà 120m2. ông An muốn vay
100 triệu của ngân hàng ACB để cho con đi xuất khẩu lao động. Nêu các
biện pháp đảm bảo nghĩa vụ dân sự của ông An? quyền và nghĩa vụ của ông
An trong các biện pháp đó
TL
Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà

nước về: công tác xây dựng và thi hành pháp luật; kiểm tra văn bản quy
phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; hành chính
tư pháp; bổ trợ tư pháp và các công tác tư pháp khác trong phạm vi cả nước;
quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ
Câu 3 (2d):
a) Ông trần Văn K cho Nguyễn văn A (17 tuổi), A phóng nhanh, vượt ẩu gây
ra tai nạn, người bị hại có mức độ thương tật 10%.
b) Nguyễn Văn B (14 tuổi) ăn cắp máy tính xách tai trị giái 15 triệu đông,
trong lúc tiêu thụ, thì bị bắt
Hỏi, chế tài sử phạt ở đây là gì? Đối tượng nào bị xử phạt, vì sao?
TL:
a) Xử phạt hành chính
b) Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật
được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình
phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời
10
hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức
phạt tù mà điều luật quy định.
Câu 4 (2d): Ông Nguyễn Văn C la chủ sở hữu một căn nhà 120m2, và muốn
vay ngân Hang ACB 100 triệu đồng cho con đi du học, vậy ông C, có thể sử
dụng hình thức thế chấp gì để vay tiền theo Bộ luật dân sự năm 2005
(ý chính là vậy)
TL: Thế chấp
Điều 342. Thế chấp tài sản
1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản
thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia
(sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên
nhận thế chấp.
Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật

phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.
Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì
vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai.
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho
người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
3. Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các
điều từ Điều 715 đến Điều 721 của Bộ luật này và các quy định khác của
pháp luật có liên quan.
câu 2:bộ tài chính có thuộc chính phủ ko? (Trang 29 GT)
TL : Không phải
- Bộ không phải là cơ quan thuộc chính phủ là đúng vì bộ là cơ quan của
chính phủ, do quốc hội thành lập bãi bỏ. Còn cơ quan thuộc chính phủ là cơ
quan do chính phủ thành lập.
Câu 1: nêu chức năng, cơ cấu tổ chức của Chính phủ và mối quan hệ cua
Chinh phủ với Quốc hội. từ đó phân tích tính pháp lý của văn bản quy
phạm pháp luật do Chính phủ ban hành theo luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật năm 2008.
TL : Luật tổ chức chính phủ 2001
Câu 2:
Quan điểm sau đúng hay sai và giải thích?
“Mọi hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật”
11
Phải đáp ứng đầy đủ 4 yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật
Câu 3:
Quy phạm sau là quy phạm gì và giải thích:
A, Hợp đồng giữa người vận chuyển hành khách và hành lý.
B, Người nhặt được vật nuôi dưới nước.
Đây là quy định tuỳ nghi
Câu 4: Công ty cổ phần B đã làm trái quy định của pháp luật Nhà nước về

bảo vệ môi trường, xả nước thải ra sông làm ô nhiễm nguồn nước và làm
chết tôm, cá đang vào mùa thu hoạch của các hộ nuôi trồng thủy sản xung
quanh. Công ty cổ phần B phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?
TL: Công ty Cổ phần B phải chịu trách nhiệm hành chính và trách nhiệm
dân sự
Trách nhiệm hành chính : Điều 19 Pháp lệnh xử phạt hành chính 2007, 2008
Trách nhiệm dân sự: bồi thường thiệt hại đối với người dân xung quanh theo
fĐiều 624 BLDS năm 2005 ;
Bài 1: Ngày 1/1/2002, A, B và K phạm tội cướp tài sản và bị bắt tạm gian
ngay trong ngày. Ngày 1/1/2003 Tòa án đưa vụ án ra xét xử và tuyên phạt
mỗi người 17 năm tù giam. Sau đó ngày 1/1/2006, tòa án xét xử A về tội
mua bán heroin (xảy ra vào ngày 1/1/2001) và tuyên phạt A 18 năm tù giam.
Cũng trong ngày 1/1/2006, tòa án xét xử B về tội chống phá trại giam (xảy
ra vào ngày 2/10/2005 khi B đang chấp hành bản án cướp tài sản) và tuyên
phạt B 18 năm tù giam. Ngoài ra, trong phiên xử ngày 1/1/2006, tòa đưa K
ra xét xử về tội mua bán 400g heroin (xảy ra vào năm 2000) và tuyên phạt tử
hình.
Vào ngày 1/1/2006, khi tuyên án cho A, B và K đương nhiên tòa án phải
tổng hợp hình phạt cho mỗi người. Hỏi mỗi người phải tiếp tục chấp hành
hình phạt như thế nào?
Bài 2: Ngày 1/1/2006, C và D phạm tội trộm cắp tài sản và đua xe trái phép
và bị bắt tạm giam. Ngày 1/1/2007, tòa đưa vụ án ra xét xử và tuyên phạt C
2 năm tù giam tội trộm cắp tài sản và 2 năm tù giam tội đua xe trái phép. D
bị tuyên 1 năm tù giam tội trộm cắp và 36 tháng cải tạo không giam giữ về
tội đua xe trái phép (nhờ D thành khẩn khai bảo và chỉ ngồi sau). Ngoài ra,
trong vụ án đua xe trái phép còn có sự tham gia của H (do bị C rũ rê) và tòa
tuyên H 2 năm tù cho hưởng án treo và thời gian thử thách là 36 tháng, tính
từ ngày 1/1/2007 (biết rằng< H được tại ngoại nên chưa bị tạm giam ngày
nào). Ngày 1/3/2007, H phạm tội đánh bạc. Ngày 1/5/2007, tòa tuyên H 3
12

năm tù giam và 2 triệu đồng về tội đánh bạc.
Hỏi tòa sẽ tổng hợp hình phạt cho C,D và H như thế nào? Thời gian chấp
hành hình phạt của mỗi người là bao lâu?
Bài 3: Ngày 1/1/2001, X, Y và H phạm tội gián điệp và bị bắt tạm giam
ngay trong ngày. Ngày 1/1/2002 tòa án đưa vụ án ra xét xử và tuyên phạt
mỗi người 18 năm tù giam. Sau đó ngày 1/1/2006, tòa án xét xử X về tội
hiếp dâm (xảy ra vào ngày 1/1/2000) và tuyên phạt X 18 năm tù giam. Cũng
trong ngày 1/1/2006, toàn án xét xử Y về tội giết người (xảy ra trong trại
giam vào ngày 2/10/2004 khi Y đang chấp hành bản án phạm tội gián điệp)
và tuyên phạt B 18 năm tù giam. Ngoài ra, trong phiên xử ngày 1/1/2006 tòa
xử tử hình H về tội tàng trữ 400g heroin (xảy ra vào năm 1999)
Vào ngày 1/1/2006, khi tuyên án cho X, Y và H đương nhiên tòa phải tổng
hợp hình phạt cho mỗi người. Hỏi mỗi người phải tiếp tục chấp hành hình
phạt như thế nào?
Bài 4: Ngày 1/1/2004, N và C phạm tội cướp giật và đánh bạc và bị bắt tạm
giam. Ngày 1/1/2005, tòa đưa vụ án ra xét xử và tuyên N 3 năm tù giam tội
cướp giật vả 3 năm tù giam tội đánh bạc. C bị tuyên 1 năm tù giam tội cướp
giật và 24 tháng cải tạo ko giam giữ về tội đánh bạc (nhờ C thành khẩn khai
báo và có nơi cư trú rõ ràng). Ngoài ra trong vụ án đánh bạc còn có sự tham
gia của K (do bị N rủ rê) và tòa tuyên K 2 năm tù cho hưởng án treo vả thời
gian thử thách là 36 tháng, tính từ ngày 1/1/2005 (biết rằng K được tại ngoại
nên chưa bị tạm giam ngày nào). Ngày 1/1/2006, K phạm tội vu khống.
Ngày 1/1/2007, tòa tuyên K 3 năm tù giam và 3 triệu đồng về tội vu khống.
Hỏi tòa sẽ tổng hợp hình phạt cho N,C và K như thế nào? Thời gian chấp
hành hình phạt của mỗi người là bao lâu?
Bài 5: Xác định yếu tố lỗi trong các trường hợp sau đây và chỉ rõ các trách
nhiệm trách nhiệm pháp lí của của đối tượng:
1. Bác sĩ Nguyễn Văn A sau khi khám bệnh cho chị Trần Thị B, vì chủ quan
và tự tin về chuyên môn nên đã kê toa và bốc thuốc nhầm nhưng không hề
hay biết. Sauk hi uống số thuốc nói trên, chị B đã tử vong ngay sau đó(Cái

chết được xác định nguyên nhân là uống nhầm thuốc).
2. Nguyễn Văn A và Trần Văn B là bạn của nhau, trong 1 lần nhậu đã tranh
cãi dẫn đến đánh nhau, sẵn chai rượu trong tay A đã đập thật mạnh, nhiều
lần vào đầu B máu chảy rất nhiều và A đi về bỏ mặc B nằm đó. B đã tử vong
trền đường đi cấp cứu(Nguyên nhân xác định là do trấn thương sọ não và
mất máu quá nhiều).
13

×