Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

Nghiên cứu khoa học đề tài ảnh hưởng của dịch covid đến doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 112 trang )

PHỤ LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.

GDP: Tổng sản phẩm trong nước
ICOR: Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
CPI: Chỉ số giá tiêu dung
CTCP: Công ty cổ phần
XNK: Xuất nhập khẩu
M&A: Sáp nhập và Mua lại
MSN: Masan
VCM: VinCommerce
MCH: Masan Consumer Holdings
MML: Masan MeatLife
MSR: Masan Resources
MHT: Masan High-Tech Materials
HCS: H.C. StarckGmbH
1




14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.

MMC: Mitsubishi Materials Corporation/Group
EBITDA: Thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao
EPS: Tỷ suất thu nhập trên cổ phần
P/E: Hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu
ROA: Hệ số sinh lời ròng của tài sản
FMCG: Ngành hàng tiêu dùng nhanh
APT: Ammonium paratungstate - một sản phẩm tinh chế từ quặng Vonfram
GOS: Lợi nhuận gộp
ROE: Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
ROS: Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
DAR: Tỷ số nợ trên tài sản
LNST: Lợi nhuận sau thuế

HĐQT: Hội đồng Quản trị
ĐHCĐ: Đại hội Cổ đông
ESOP (Employee Stock Ownership Plan): Kế hoạch phát hành cổ phiếu theo chương
trình lựa chọn cho người lao động trong công ty

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện số ca mắc Covid – 19 của một số quốc gia trên thế giới
Biểu đồ 2: Biểu đồ GDP của các quốc gia ảnh hưởng bởi đại dịch Covid – 19
Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện mốc thời gian và tỷ lệ tăng giảm của các ca dương tính covid-19 ở
Việt Nam đầu năm 2020 đến nay
Biểu đồ 4: Chỉ số GDP trong các năm trước và sau Covid có xu hướng tăng giảm khác nhau.
Biểu đồ 5: Biều đồ doanh thu thuần theo các quý
Biểu đồ 6: Biều đồ cấu trúc chi phí quý 3/2019 và quý 3/2020
Biểu đồ 7: Biểu đồ lợi nhuận sau thuế theo các quý
Biểu đồ 8: Khả năng thanh toán ngắn hạn.
Biểu đồ 9: Biểu đồ hệ số nợ của các quý năm 2020
2


Biểu đồ 10: Biểu đồ hệ số vốn chủ sở hữu của các quý năm 2020
Biểu đồ 11: Doanh thu Masan Consumer giai đoạn 2015-2019
Biểu đồ 12: Tình hình chi phí của Masan từ 2015-2019
Biểu đồ 13: Khả năng tăng trưởng về lợi nhuận giai đoạn từ 2015-2019
Biểu đồ 14: Quy mơ tài sản tập địan Masan từ 2015-2019
Biểu đồ 15: Cơ cấu tài sản của Masan trong giai đoạn từ 2015-2019
Biểu đồ 16: Hệ số khả năng thanh toán qua các năm
Biểu đồ 17: Biểu đồ tình hình tài sản – nợ phải trả của Masan Consumer qua các quý trong năm
2019
Biểu đồ 18: Khả năng thanh toán của Masan Consumer qua các quý trong năm 2019
Biểu đồ 19: Lỗ trước thuế mảng bán lẻ của Vingroup 2014-2019

Biểu đồ 20: Doanh thu thuần và biên lợi nhuận gộp 2015-2019
Biểu đồ 21: Cơ cấu cổ đơng Techcombank tính đến ngày 30.06.2020
Biểu đồ 22: Kết quả kinh doanh của Masan Group năm 2020

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Năm 2020 là một năm nhiều biến động, thiên tai, dịch bệnh, thảm họa, xung đột, bạo động bao
trùm nhiều nơi và biến 2020 trở thành một năm không thể nào quên trong những trang sử thế
giới sau này. Đặc biệt, cú sốc mang tên COVID-19 đã làm đảo lộn cuộc sống và khiến nền kinh
tế toàn cầu chao đảo. Kinh tế thế giới trải qua đợt suy thoái tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Thế giới
thứ hai do tác động tiêu cực của đại dịch. Các biện pháp phong tỏa và đóng cửa biên giưới để
ngăn chặn dịch bùng phát đã khiến thương mại tồn cầu đình trệ, chuỗi cung ứng đứt gãy, dẫn tới
làn sóng phá sản của doanh nghiệp, khắp thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực hàng không, du lịch,
bán lẻ...Dưới các tác động tiêu cực như vậy, sẽ tác động không nhỏ đến các chính sách đầu tư
được đưa ra của các nhà quản trị. Là một ông lớn trong ngành bán lẻ ở thị trường Việt Nam, tập
đoàn Masan cũng phải chịu những tác động tiêu cực từ đại dịch, điều đó cũng ảnh hưởng sâu sắc
đến các chính sách đầu tư của tập đoàn trong năm 2020.
Tăng trưởng và phát triển bền vững là mục tiêu hàng đầu của tập đoàn, các doanh nghiệp. Tuy
nhiên, để tăng trưởng và phát triển bền vững mỗi doanh nghiệp cần có một chính sách hợp lý,
3


một chiến lược rõ ràng, một kế hoạch chi tiết. Trong những năm gần đây, với việc đưa ra và sử
dụng những chính sách đầu tư hợp lý đã góp phần đưa Mansan ngày càng mở rộng thị phần trên
thị trường Việt Nam và có những thành tựu nhất định. Tiếp đà phát triển từ những năm trước, tuy
trong năm 2020 chịu những tác động xấu từ đại dịch COVID-19 xong tập đồn vẫn có những
thành tựu về tăng trưởng đáng kể. Tuy trong năm 2020 đã đạt được những thành tựu như vậy,
nhưng với tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp như vậy cũng đặt ra thách thức lớn
cho tập đồn, u cầu tập đồn ln phải sẵn sàng đưa ra những chính sách hợp lý phù hợp với
tình hình thực tế tại từng thời điểm nhằm mục đích đảm bảo sự phát triển bền vững.

Với mục đích nghiên cứu sự tăng trưởng và phát triển bền vững tại tập đoàn Masan dưới những
tác động của đại dịch COVID-19 thơng qua việc nghiên cứu các chính sách đầu tư tại tập đoàn
trong những năm gần đây và đặc biệt là trong năm 2020 từ đó đề xuất các giải pháp vận dụng
nhằm tăng cường hiệu quả việc phối hợp các chính sách đầu tư. Vì vậy, chúng em đã lựa chọn đề
tài “ Tác động của đại dịch COVID đến chính sách đầu tư của tập đồn MASAN” làm đề tài
nghiên cứu khoa học
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa và đưa ra những lý luận chung về đại dịch COVID-29.
- Nghiên cứu và phân tích thực trạng tác động của đại dịch COVID đến chính sách đầu tư của

tập đồn Masan trong năm 2020.
- Đề xuất hệ thống giải pháp vận dụng để tăng hiệu quả phối hợp giữa các chính sách.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khoa học
- Đối tượng nghiên cứu: chính sách đầu tư của tập đồn Masan dưới tác động của đại dịch

COVID-19.
- Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá thực trạng sử dụng các chính sách đầu tư giai đoạn 2015-2019,

trong năm 2020 và địng hướng cho năm 2021.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở quan điểm học thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sự của Chủ nghĩa Mác –
Lênin nhằm xem xét sự vật, hiện tượng trong trạng thái phát triển, phù hợp với các điều kiện và
môi trường liên quan. Dựa trên nền tảng đó để phân tích, đánh giá có căn cứ khoa học.
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên ứu sau nhằm mục đích xem xét, đánh giá các vấn đề về
đối tượng nghiên cứu của đề tài.





Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và hệ thống sơ đồ, bảng biểu đồ trình bày các
nội dung lý luận và thực tiễn;
Phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp;
Phương pháp điều tra, tổng kết kinh nghiệm.

4


1.

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG khái quát chung về đại dịch covid 19VỀ
ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ TẬP ĐOÀN MASAN

1.1. Covid-19 là gì? Những hậu quả nặng nề để lại cho nhân loại.
1.1.1. Sự khởi phát và ảnh hưởng của đại dịc Covid-19 đến toàn cầu:

Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2,
đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu
tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc. Các nhà khoa học
Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng coronavirus mới, được Tổ
chức Y tế Thế giới lúc đó tạm thời gọi là 2019-nCoV, có trình tự gen giống với SARS-CoV trước
đây với mức tương đồng lên tới 79,5%.
Các ca nghi nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán được báo cáo vào ngày 31 tháng 12 năm 2019. Trường
hợp tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán vào ngày 9 tháng 1 năm 2020. Các ca
nhiễm virus đầu tiên được xác nhận bên ngoài Trung Quốc bao gồm hai người phụ nữ ở Thái
Lan và một người đàn ông ở Nhật Bản. Sự lây nhiễm virus từ người sang người đã được xác
nhận cùng với tỷ lệ bùng phát dịch tăng nhanh vào giữa tháng 1 năm 2020. Ngày 23 tháng 1 năm
5



2020, chính phủ Trung Quốc quyết định phong tỏa Vũ Hán, tồn bộ hệ thống giao thơng cơng
cộng và hoạt động xuất - nhập khẩu đều bị tạm ngưng. Hầu hết các hoạt động kinh doanh buôn
bán đều phải tạm dừng, người dân được chu cấp về đồ ăn, đồ gia dụng thiết yếu để đảm bảo cuộc
sống và hạn chế tối đa việc ra người và tiếp xúc với nhiều người, tránh nguy cơ lây lan và bùng
phát dịch bệnh nghiêm trọng hơn.
Nhận định được mức độ nguy hiểm của đại dịch lần này, các quốc gia cũng như trên thế giới
đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra các giải pháp cụ thể.
Ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra tuyên bố gọi "COVID-19" là
"Đại dịch toàn cầu".

6


Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện số ca mắc Covid – 19 của một số quốc gia trên thế giới
(Nguồn: Baokhoahoc.vn)
Chính phủ các quốc gia trên thế giới Đã tiến hành một số biện pháp ngăn chặn sự lây lan nhanh
chóng của dịch bệnh, bao gồm: hạn chế đi lại, phong tỏa kiểm dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp, sử

dụng lệnh giới nghiêm, tiến hành cách ly xã hội, hủy bỏ các sự kiện đơng người, đóng cửa
trường học và những cơ sở dịch vụ, kinh doanh ít quan trọng, khuyến khích người dân tự nâng
cao ý thức phịng bệnh, đeo khẩu trang, hạn chế ra ngồi khi khơng cần thiết, đồng thời chuyển
đổi mơ hình hoạt động kinh doanh, học tập, làm việc từ truyền thống sang trực tuyến. Một số ví
dụ tiêu biểu có thể kể đến như: phong tỏa để kiểm dịch toàn bộ tại Ý và tỉnh Hồ Bắc của Trung
Quốc; các biện pháp giới nghiêm khác nhau ở Trung Quốc và Hàn Quốc; phương pháp sàng lọc
tại các sân bay và nhà ga; hạn chế hoặc hủy bỏ các hoạt động du lịch tới những khu vực, vùng,
quốc gia có nguy cơ nhiễm dịch bệnh ở mức cao. Ngoài ra, các trường học cũng đã phải đóng
cửa trên tồn quốc hoặc ở một số vùng tại hơn 160 quốc gia, ảnh hưởng đến 87% học sinh, sinh
viên trên tồn thế giới, tính đến ngày 28 tháng 3 năm 2020.
Đại dịch COVID-19 đã gây ra những hậu quả sâu rộng ngoài khả năng lây lan của dịch bệnh và
những nỗ lực để kiểm dịch. Khi vir SARS-CoV-2 lan rộng trên toàn cầu nền kinh tế đã có những

chuyển biến rõ rệt từ phía cung ứng sang việc giảm kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ. Đại dịch covid
19 gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu lớn nhất trong lịch sử, với hơn một phần ba dân số thế giới
vào thời điểm đó bị phong tỏa.
Sự thiếu hụt nguồn cung dự kiến sẽ ảnh hưởng đến một số ngành do tình trạng mua bán hoảng
loạn, tăng cường sử dụng hàng hóa để chống lại đại dịch, và gián đoạn hoạt động các nhà máy
Đã có những trường hợp tăng giá cao đột biến. Đã có nhiều báo cáo về tình trạng thiếu dược
phẩm, với nhiều khu vực chứng kiến cảnh mua bán hoảng loạn và hậu quả là thiếu hụt thực phẩm
và các mặt hàng tạp hóa thiết yếu khác. Đặc biệt, ngành cơng nghệ đã cảnh báo về sự chậm trễ
đối với các lơ hàng điện tử.
Thị trường chứng khốn tồn cầu giảm vào ngày 24 tháng 2 năm 2020 do sự gia tăng đáng kể
số ca nhiễm bệnh COVID-19 bên ngoài Trung Quốc đại lục. Đến ngày 28 tháng 2 năm 2020, thị
trường chứng khốn trên tồn thế giới chứng kiến sự sụt giảm lớn nhất trong một tuần kể từ cuộc
khủng hoảng tài chính năm 2008. Thị trường chứng khốn tồn cầu suy thoái vào tháng 3 năm
2020, với mức giảm vài phần trăm của các chỉ số chính trên thế giới.

7


Sự bất ổn có thể xảy ra do một đợt dịch bùng phát và những thay đổi về hành vi liên quan có
thể dẫn đến tình trạng thiếu lương thực tạm thời, tăng giá và gián đoạn thị trường. Việc tăng giá
như vậy được những nhóm dân cư dễ bị tổn thương, những người phụ thuộc vào thị trường để
mua thực phẩm cũng như những người đã phụ thuộc vào hỗ trợ nhân đạo để duy trì sinh kế và
tiếp cận thực phẩm cảm nhận thấy nhiều nhất. Theo quan sát trong cuộc khủng hoảng giá lương
thực 2007-2008, tác động lạm phát bổ sung của các chính sách bảo hộ thơng qua thuế nhập khẩu
và lệnh cấm xuất khẩu có thể khiến số người phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực
nghiêm trọng trên toàn thế giới tăng lên đáng kể.
Khi đại dịch lan rộng, các hội nghị và sự kiện tồn cầu về cơng nghệ, thời trang và thể thao đã
và đang bị hủy bỏ hoặc hoãn lại. Trong khi tác động tiền tệ đối với ngành du lịch và thương mại
vẫn chưa được ước tính, nó có thể lên đến hàng tỷ đơ la Mỹ và ngày càng tăng lên.


8


Biểu đồ 2: Biểu đồ GDP của các quốc gia ảnh hưởng bởi đại dịch Covid – 19
Theo dự đoán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (tiếng Anh: International Monetary Fund, viết
tắt IMF) tháng 4/2020 thì kinh tế thế giới năm 2020 sẽ giảm 3% (tháng 6/2020 dự báo giảm tới
4,9%) là khủng hoảng nghiêm trọng nhất sau Thế chiến 2. Dự báo tháng 4/ 2020 khu vực châu
Âu sẽ giảm 7,5%, trong đó EU giảm 7,1% (tháng 6 dự báo giảm tới 10,2), khu vực châu Á Thái
Bình Dương giảm 0,2%, trong đó ASEAN giảm 0,7% năm 2020 (tháng 6 dự báo các nền kinh tế
mới nổi và phát triển châu Á giảm 0,8%, sau đó dự báo giảm tới 1,6%)...
Cụ thể một số nước (dự báo tháng 4/ tháng 6): Đức (giảm 7% /- 7,8%), Anh (-6,5% / -10,2%),
Pháp (-7,2% / -12,8%), Ý (-9,1% /), Tây Ban Nha (-8% /), Nga (-5,5% /), Trung Quốc (+1,2% /
1%), Ấn Độ (+1,9% / -4,5%), Nhật (-5,6% /), Mỹ (-5,9% / -8%), Braxin (-5,3% / -9,1%), Thái
9


Lan (-6,7% / -7,7%), Malaixia (-1,7% / -3,8%), Indonesia (+0,5%), Lào (+0,7% /), Campuchia (1,6% /), Việt Nam (+2,7% /)... Dự đoán quý 2 giảm mạnh nhất ở hầu hết các nước, tuy nhiên dự
đoán tăng trưởng sẽ khá hơn ở quý 3 và 4 tuy nhiên còn tùy theo tình hình dịch bệnh mỗi nước..
Số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (tiếng Anh: Organization for Economic
Cooperation and Development; viết tắt: OECD), tăng trưởng kinh tế (%, so với cùng kỳ năm
trước) các khu vực và nước ba quý 1,2,3 năm 2020: Khu vực đồng Euro -3,3 /-14,8 /-4,4; Liên
minh Châu Âu -2,7 /-13,9/ -4,3; G7 -1,3 /-11,9/ -4,2; Trung Quốc -6,8 / 3,2 / 4,9; Indonesia 3,0 /5,4 / -3,6; Ấn Độ 3,3 /-23,5 / -7,5; Mỹ 0,3 / -9.0/ -2,9; Nhật -1,9/ -10,3 / -5,9; Hàn Quốc 1,4 / -2,8
(ước) / -1,3 (ước); Mexico -2,2 / -18,7 / -8,6; Canada -0,9 /-13.0 / -4,6 (ước); Australia 1,6 / -6,3/
-3,8; Brazil -1,4 / -11,4 / -3,9; Nam Phi -0,2 /-17,2 / -6,1; Nga 2,6 / -10,3 (ước) / -6,0
(ước); Pháp -5,7 / -18,9 / -3,9; Đức -2,1 / -11,2 (ước)/ -4,0 (ước); Ý -5.6 /-17,9 / -4,7; Tây Ban
Nha -4,2 / -21, 5 (ước) / -8,7 (ước); Hà Lan 0,4 /-9,2 / -2,5; Ba Lan 1,9 /-8,0 /-2,0; Thụy Điển 0,7
/-7.4 / -2,7; Anh -2,1/ -21,5 /-9,6;....
Tồn cầu đã có một cú sốc lớn về mọi mặt, tuy vậy không một quốc gia nào chùn chân trước
dịch, các quốc gia ln vưn ình đứng dậy, cố gắng khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra, với
mục tiêu giải quyết dứt điểm dịch bệnh ngay khi có thể.


1.1.2. Tình hình của đại dịch Covid-19 ở Việt Nam và những hậu quả nghiêm trọng gây ra

cho kinh tế - xã hội Việt Nam.

10


Qua tình hình thực tế và nhiều nghiên cứu khác nhau, diễn biến của đại dịch covid-19 ngay từ
khi bắt đầu đến thời điểm hiện tại được tóm tắt sơ lược qua các giai đoạn sau:

Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện mốc thời gian và tỷ lệ tăng giảm của các ca dương tính covid-19
ở Việt Nam đầu năm 2020 đến nay
Việt Nam bước đi như thế nào khi Covid – 19 bắt đầu bùng phát cho đến nay?
Việt Nam là một trong số ít các nước kiểm sốt tốt dịch Covid-19, sau 9 tháng đã có dấu hiệu
phục hồi rõ nét, sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát qua 2 lần bùng phát (tháng 3 và tháng 7).
Quý I năm 2020, tốc độ tăng trưởng đạt 3,82%, quý II giảm cịn 0,39%, q III tăng trở lại đạt
2,62%, đưa con số tăng trưởng của 9 tháng năm 2020 lên 2,12%. Mặc dù tăng trưởng vẫn là một
con số dương, nhưng đây là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ của các năm trong giai đoạn
2011-2020 và là một trong số ít các quốc gia có tăng trưởng dương.

11


Biểu đồ 4: Chỉ số GDP trong các năm trước và sau Covid có xu hướng tăng giảm khác nhau

Từ năm 2011 đến năm 2019 – Giai đoạn trước khi đại dịch Covid-19 bùng nổ ở Việt Nam,
GDP có xu hướng tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, đến năm 2020 – năm bị ảnh hưởng bởi đại
dịch, GDP của nước ta giảm mạnh. Như vậy, tuy có tăng trưởng dương nhưng Việt Nam vẫn là
quốc gia chịu nhiều tác động từ sự bùng nổ của dịch bệnh.

Kinh tế – xã hội năm 2020 của nước ta diễn ra trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp do
chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) bùng phát mạnh và diễn biến khó lường trên phạm vi
tồn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế – xã hội của các quốc gia trên thế giới.
Các nền kinh tế lớn đối mặt với tình trạng suy thối sâu, tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua. Tuy
nhiên, trong những tháng cuối năm, khi phần lớn các nền kinh tế tái khởi động sau phong tỏa do
12


dịch Covid-19, dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới có những dấu hiệu khả quan hơn. Thương mại
tồn cầu, giá cả hàng hóa đang dần được phục hồi, thị trường chứng khốn tồn cầu tăng mạnh
trong tháng 11 và tháng 12 nhờ tín hiệu tích cực từ sản xuất và hiệu quả của vắc-xin phòng
Covid-19. Những nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Cộng đồng chung châu Âu
tuy vẫn đối mặt với nhiều khó khăn nhưng đã có xu hướng phục hồi trong những tháng cuối năm
2020 và dự báo tăng trưởng khả quan hơn trong năm 2021. Trong nước, bên cạnh những thuận
lợi từ kết quả tăng trưởng tích cực năm 2019, kinh tế vĩ mơ ổn định nhưng phải đối mặt với rất
nhiều khó khăn, thách thức. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường làm tăng trưởng ở hầu
hết các ngành, lĩnh vực chậm lại. Tình hình đứt gãy thương mại quốc tế gây ra những hệ lụy tới
hoạt động sản xuất và xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức
cao. Bên cạnh đó, hạn hán, xâm nhập mặn, mưa, lũ ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây
trồng và đời sống nhân dân.
Những ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế nước ta được nhiều cơ
quan, bộ nghành và các chuyên gia nghiên cứu và tiến hành các báo cáo thực tế. từ kết quả của
các cuộc nghiên cứu trên, chúng ta có thể nhìn sơ bộ về tình hình kinh tế của Việt Nam do tác
động của đại dịch Covid 19 như sau:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 ước tính tăng 2,91% so với năm trước, tuy là
mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch
Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội thì đây là
thành cơng lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới.
GDP quý IV/2020 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của
quý IV các năm trong giai đoạn 2011-2020. Dịch Covid-19 được kiểm soát chặt chẽ, nền kinh tế

từng bước hoạt động trở lại trong điều kiện bình thường mới, Hiệp định thương mại tự do Việt
Nam và EU có hiệu lực từ ngày 01/8/2020 đã tạo động lực cho nền kinh tế nên GDP quý
IV/2020 tăng trưởng khởi sắc so với q III/2020, trong đó khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy
sản tăng 4,69% so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,60%; khu
vực dịch vụ tăng 4,29%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 1,07%. Về sử dụng GDP quý
IV/2020, tiêu dùng cuối cùng tăng 1,48% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 5,29%;
xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 15,25%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,83%.GDP
năm 2020 tăng 2,91% (Quý I tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng 2,69%; quý IV tăng
13


4,48%) trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực
kinh tế – xã hội là thành công lớn của Việt Nam. Điều này cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo,
điều hành khơi phục kinh tế, phịng chống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lịng của tồn bộ hệ
thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực, cố gắng của người dân và cộng
đồng doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu “vừa phịng chống dịch bệnh, vừa phát
triển kinh tế – xã hội”. Trong mức tăng chung của tồn nền kinh tế, khu vực nơng, lâm nghiệp và
thủy sản tăng 2,68%, đóng góp 13,5% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh
tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,98%, đóng góp 53%; khu vực dịch vụ tăng 2,34%,
đóng góp 33,5%.
Có nhiều sự thay đổi về cơ cấu cũng như tình hình sử dụng GDP trong năm 2020 so với năm
2019. Về cơ cấu nền kinh tế năm 2020 khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng
14,85%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,72%; khu vực dịch vụ chiếm 41,63%; thuế
sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,8% (Cơ cấu tương ứng của năm 2019 là: 13,96%;
34,49%; 41,64%; 9,91%).Về sử dụng GDP năm 2020, tiêu dùng cuối cùng tăng 1,06% so với
năm 2019; tích lũy tài sản tăng 4,12%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,97%; nhập khẩu
hàng hóa và dịch vụ tăng 3,33%.
Về chất lượng tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành
năm 2020 ước tính đạt 117,9 triệu đồng/lao động (tương đương 5.081 USD/lao động, tăng 290
USD so với năm 2019; theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 5,4% do trình độ của người lao

động ngày càng được nâng cao. Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR) giảm từ 6,42
năm 2016 xuống 6,11 năm 2017; 5,98 năm 2018 và 6,08 năm 2019. Bình quân giai đoạn 20162019, hệ số ICOR đạt 6,13, thấp hơn so với hệ số 6,25 của giai đoạn 2011-2015. Riêng năm
2020, do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế
bị đình trệ, các dự án cơng trình hồn thành đưa vào sử dụng chưa phát huy được năng lực nên
ICOR năm 2020 đạt 14,28; bình quân giai đoạn 2016-2020 hệ số ICOR đạt 7,04.
i)

Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, sản lượng của một số cây lâu năm, sản phẩm chăn
nuôi chủ yếu và sản lượng tôm năm 2020 tăng khá nên tốc độ tăng của khu vực này đạt cao hơn
năm 2019. Trong đó, ngành nơng nghiệp tăng 2,55%, chỉ thấp hơn mức tăng của các năm 2011,
năm 2012 và năm 2018 trong giai đoạn 2011-2020, đóng góp 0,29 điểm phần trăm vào tốc độ
tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 2,82% nhưng chiếm tỷ
14


trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 3,08%, cao hơn mức tăng
2,8% của năm 2015 và năm 2016 trong giai đoạn 2011-2020, đóng góp 0,1 điểm phần
trăm.Trong khu vực cơng nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp năm 2020 tăng 3,36% so với
năm trước, đóng góp 1,12 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền
kinh tế. Trong đó, cơng nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt tăng trưởng của
nền kinh tế với mức tăng 5,82%, đóng góp 1,25 điểm phần trăm; sản xuất và phân phối điện tăng
3,92%, đóng góp 0,19 điểm phần trăm; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước
thải tăng 5,51%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm; khai khoáng giảm 5,62% (do sản lượng khai
thác dầu thơ giảm 12,6% và khí đốt tự nhiên giảm 11,5%), làm giảm 0,36 điểm phần trăm trong
mức tăng chung. Ngành xây dựng tăng 6,76%, cao hơn tốc độ tăng của các năm 2011, năm 2012
và năm 2013 trong giai đoạn 2011-2020, đóng góp 0,5 điểm phần trăm.
ii)

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch
vụ. Khu vực dịch vụ trong năm 2020 đạt mức tăng thấp nhất của các năm 2011-2020. Đóng góp

của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của
năm 2020 như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 5,53% so với năm trước, đóng góp 0,61 điểm phần
trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,87%, đóng góp 0,46 điểm phần trăm;
ngành vận tải, kho bãi giảm 1,88%, làm giảm 0,06 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn
uống giảm 14,68%, làm giảm 0,62 điểm phần trăm.

iii)

Đối với nghành cơng nghiệp, cơng nghiệp trong q IV/2020 có sự khởi sắc với tốc độ tăng
giá trị tăng thêm đạt 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2020, giá trị tăng
thêm ngành công nghiệp tăng 3,36% so với năm 2019, trong đó cơng nghiệp chế biến, chế tạo
tăng 5,82%, giữ vai trò chủ chốt dẫn dắt mức tăng trưởng chung của ngành cơng nghiệp và
tồn nền kinh tế.
Giá trị tăng thêm tồn ngành cơng nghiệp năm 2020 ước tính tăng 3,36% so với năm trước
(quý I tăng 5,1%; quý II tăng 1,1%; quý III tăng 2,34%; quý IV tăng 4,80%). Trong đó, ngành
cơng nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,82%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,92%; ngành
cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,51%; ngành khai khống
giảm 5,62% do sản lượng khai thác dầu thơ và khí đốt tự nhiên giảm.
Chỉ số tiêu thụ tồn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2020 tăng 3,3% so với năm
trước. Chỉ số tồn kho tồn ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm
15


30/12/2020 tăng 25,3% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm 2019 tăng 13,6%).
Tỷ lệ tồn kho tồn ngành chế biến, chế tạo bình qn năm 2020 ở mức khá cao với 71,9% (năm
2019 là 68,8%).
Trong năm 2020, Liệu các chủ thể có mạnh dạn để thành lập doanh nghiệp của mình?
Tình hình đăng ký doanh nghiệp năm 2020 có những kết quả đáng ghi nhận. Trong năm 2020,
cả nước có 134,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 2,3% so với năm trước nhưng
có số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 16,6 tỷ đồng, tăng 32,3%. Kết quả điều tra xu

hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy doanh
nghiệp lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý I/2021 với 81% doanh nghiệp đánh
giá sẽ ổn định và tốt hơn so với quý IV/2020.
Trong tháng 12/2020, cả nước có gần 10,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng
ký là 356,8 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký là 73 nghìn lao động, giảm 18,4% về số doanh
nghiệp, tăng 25,3% về vốn đăng ký và giảm 39% về số lao động so với tháng trước. Tính chung
năm 2020, cả nước có 134,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký
là hơn 2.235,6 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 1.043 nghìn lao động, giảm 2,3% về
số doanh nghiệp, tăng 29,2% về vốn đăng ký và giảm 16,9% về số lao động so với năm trước.
Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2020 đạt 16,6 tỷ đồng, tăng
32,3% so với năm trước. Nếu tính cả 3.341,9 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 39,5
nghìn doanh nghiệp đăng ký tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong năm
nay là gần 5.577,6 nghìn tỷ đồng, tăng 39,3% so với năm trước. Bên cạnh đó, cịn có 44,1 nghìn
doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 11,9% so với năm 2019, nâng tổng số doanh nghiệp
thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong năm 2020 lên 179 nghìn doanh
nghiệp, tăng 0,8% so với năm trước. Trung bình mỗi tháng có 14,9 nghìn doanh nghiệp thành lập
mới và quay trở lại hoạt động.
Bên cạnh đó,do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và một số doanh nghiệp khơng có đủ
kinh nghiệm và tiềm lực để chèo lái nên không tránh khỏi việc khơng ít các doanh nghiệp đi đến
phá sản, tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
Năm 2020 có 101,7 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động
chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 13,9% so với năm trước, bao gồm: 46,6
16


nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 62,2%; gần 37,7 nghìn doanh
nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 13,8%; gần 17,5 nghìn doanh nghiệp
hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 3,7%. Trung bình mỗi tháng có gần 8,5 nghìn doanh nghiệp rút lui
khỏi thị trường.


1.1.3. Do có sự thay đổi nhiều về tình hình kinh tế nên các chỉ số vì thế cũng thay đổi, cụ
thể như:
a) Chỉ số giá tiêu dùng
CPI tháng 12/2020 tăng 0,1% so với tháng trước, có 7/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu
có CPI tháng Mười Hai tăng so với tháng trước, trong đó nhóm giao thông tăng cao nhất 2,45%.
Quý IV/2020, CPI tăng 0,22% so với quý trước và tăng 1,38% so với quý IV/2019. CPI bình
quân năm 2020 tăng 3,23% so với bình quân năm 2019, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra là dưới 4%.
Lạm phát cơ bản bình quân năm 2020 tăng 2,31% so với bình quân năm 2019.
b) Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ
Giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới. Giá vàng thế giới giảm nhanh trong
những ngày đầu tháng 12 sau khi đạt đỉnh bởi thông tin vắc xin Covid-19 được nhiều quốc gia
phê duyệt và Mỹ có thể sớm bổ sung gói hỗ trợ kinh tế. Tuy nhiên, giá vàng thế giới tăng trở lại
trong những ngày gần đây sau khi Quốc hội Mỹ thống nhất về gói kích thích kinh tế 900 tỷ USD.
Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 12/2020 giảm 0,83% so với tháng trước; tăng 30,95% so với
cùng kỳ năm 2019; bình quân năm 2020 tăng 28,05% so với năm 2019.
Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2020 giảm 0,23% so với tháng trước và giảm 0,09% so với cùng
kỳ năm 2019; bình quân năm 2020 giảm 0,02% so với năm 2019.
c) Chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá xuất, nhập khẩu
Chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản quý IV/2020 tăng 0,88% so với
quý trước và tăng 7,75% so với cùng kỳ năm trước; tương tự, chỉ số giá sản xuất sản phẩm công
nghiệp tăng 0,1% và giảm 0,78%; chỉ số giá sản xuất dịch vụ tăng 0,66% và giảm 1,3%. Tính
chung cả năm 2020, chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 8,24% so

17


với năm 2019, chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp giảm 0,6%, chỉ số giá sản xuất dịch vụ
giảm 0,73%.
Chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá quý IV năm nay tăng 0,54% so với quý trước và giảm 1,3% so
với cùng kỳ năm trước; tương tự, chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá tăng 0,38% và giảm 0,49%; tỷ

giá thương mại hàng hóa tăng 0,15% và giảm 0,81%. Tính chung cả năm 2020, chỉ số giá xuất
khẩu hàng hoá giảm 1,32% so với năm 2019, chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá giảm 0,59%, tỷ giá
thương mại hàng hố giảm 0,74%.
1.2. TẬP ĐỒN MANSAN
1.2.1 Qúa trình hình thành

Masan khởi đầu lĩnh vực thực phẩm vào năm 1996 khi thành lập CTCP Công nghệ - Kỹ nghệ
- Thương mại Việt Tiến, chuyên về gia vị. Năm 2000, thành lập công ty CTCP Công nghiệp và
XNK Minh Việt, chuyên hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu. Năm 2002, sản
phẩm đầu tiên của Masan được tung ra thị trường: Nước tương Chin-su. Năm 2003, sáp nhập
công ty Việt Tiến và công ty Minh Việt, đổi tên thành CTCP Công nghiệp - Thương mại Ma San.
Trong năm này tung ra thị trường sản phẩm nước mắm cao cấp Chin-su. Trong năm 2007, công
ty giới thiệu một loạt sản phẩm như nước tương Tam Thái Tử, nướcmắm Nam Ngư và mì ăn liền
Omachi. Năm 2008, CTCP Cơng nghiệp - Thương mại Masan đổi tên CTCP Thực phẩm Masan
(Masan Food). Năm 2011, CTCP Thực phẩm Masan đổi tên thành CTCP Hàng tiêu dùng Masan
(Masan Consumer). Trong năm này, Masan Consumer đã thực hiện phát hành riêng lẻ 10% cổ
phần với giá 159 triệu USD cho quỹ đầu tư Kohlberg Kravis Roberts & Co. của Mỹ, qua đó định
giá cơng ty ở mức 1,6 tỷ USD. Cuối năm 2011, Masan Consumer đã bỏ ra hơn 50 triệu USD để
mua lại cổ phần chi phối của Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa. Đây là bước đi đánh dấu sự
mở rộng của cơng ty ra ngồi lĩnh vực thực phẩm.
Cuối năm 2015, Masan ký kết đối tác chiến lược với Singha Asia Holdings Pte.,Ltd
(TháiLan), tuyên bố sẽ mở rộng thị trường kinh doanh thực phẩm và đồ uống ra các nước
ASEAN. Theo giao dịch giữa 2 bên, Masan sẽ nhận 1,1 tỷ USD, còn Singha được sở hữu 25% cổ
phần Masan Consumer Holdings và 33,3% cổ phần Masan Brewery. Cuối tháng 9/2016, chỉ
trong vòng 9 tháng kể từ ngày hợp đồng với Singha được ký, Masan tung sản phẩm nước mắm
với tên gọi "Chin-Su Yod Thong" cho thị trường Thái Lan.

18



Sự kiện tương ớt Chin-Su chính thức có mặt và nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản nằm trong
khuôn khổ Ngày Hội ẩm thực Việt Nam "Vietnam Food Day" tại thành phố Osaka do Tổng lãnh
sự Việt Nam tổ chức sáng ngày 3 tháng 8 năm 2019. Qua quá trình kiểm tra, công ty đánh giá
tương ớt Chin-Su khá đậm đà. Việc nhập khẩu nhằm cung ứng cho cộng đồng người Việt tại
Nhật cũng như để cung cấp một loại gia vị mới cho người Nhật trong các bữa ăn và chế biến
thực phẩm.
Ngồi tương ớt Chin-Su, cơng ty cịn nhập thêm nước mắm Nam Ngư, cà phê hòa tan Vincafe
Biên Hòa. . Theo mục tiêu của Masan Consumer, đến năm 2030, tương ớt Chin-Su sẽ trở thành
một trong 10 thương hiệu tương ớt mạnh nhất thế giới, góp phần đưa nông sản chế biến kỹ thuật
cao của Việt Nam ra quốc tế.
Các sản phẩm của tập đoàn ManSan đã đi sâu vào đời sống kinh tế - xã hội của người Việt, và
rộng hơn là cả thế giới. Lĩnh vực kinh doanh của Mansan vô cùng rộng và phong phú, nhưng chủ
yếu trong nghành tiêu dung bán lẻ với các sản phẩm chính theo từng mảng một, cụ thể:
1) Mảng thực phẩm
 Nam Ngư
 Chinsu
 Tam Thái Tử
 Omachi
 Kokomi
 Tiến Vua
 Ponnie
 Heo Cao Bồi

2) Mảng đồ uống
 Wakeup
 Vinacafe
19


 Dodohaba

 Bfast
 Compact
 Ruby
 Vivant
 Vĩnh Hảo
 Sư Tử Trắng
 Hổ Vằn

3) Mảng gia dụng
4) Mảng bán lẻ
 VinCommerce (VinMart, VinMart+)
 Meatdeli

5) Mảng nông nghiệp
 Anco
 Biozeem
 Vineco
 Vissan

6) Mảng ngân hàng.
 Techcombank: Mansan hiện là cổ đông lớn nhất tại Techcombank, chiếm 15% trên tổng số cổ

phần của ngân hàng này.
1.1.1. Cơ cấu tổ chức và mơ hình quản lý đặc biệt của Mansan

Giai đoạn kinh tế khó khăn, trong lúc rất nhiều công ty thu hẹp quy mơ, phá sản thì Mansan
theo đuổi mơ hình kinh doanh “sở hữu tài sản” (asset holding).
20



Tiêu biểu cho mơ hình “sở hữu tài sản” là những cơng ty có năng lực huy động vốn từ nhiều
nhà đầu tư khác nhau. Số vốn này được dùng để đầu tư vào các công ty hoặc tài sản khác nhau
và tổ chức theo các hình thức cơng ty con, công ty liên doanh hoặc liên kết. Khác với mơ hình
quỹ đầu tư, mơ hình này khơng nhằm mục đích mua đi, bán lại các cơng ty, tài sản để tạo nguồn
thu trong ngắn hạn mà chủ yếu nhằm gia tăng quy mô của tổ chức kinh doanh.
Nhiều ông chủ giàu có của Việt Nam cũng ni tham vọng biến cơng ty của mình thành mơ
hình sở hữu tài sản.
Rõ nét hơn cả là Tập đoàn Masan, với những bước đi ban đầu khá thận trọng. Tương tự như
Ayala dẫn đầu thị trường chứng khốn Philippines, mức vốn hóa của Masan tính đến cuối tháng
12.2011 đã đạt 2,4 tỉ USD, là công ty niêm yết lớn nhất trong khu vực kinh tế tư nhân tại Việt
Nam.
Nền tảng của các cơng ty sở hữu tài sản là phải có vốn lớn, được huy động nhanh từ nhiều
nguồn để sẵn sàng tham gia các thương vụ M&A. Dù trong giai đoạn kinh tế khó khăn, trong
năm 2011, ơng chủ của Masan vẫn huy động được hơn nửa tỉ USD từ các định chế tài chính
KKR và JP Morgan, Mount Kellett (Mỹ), Ngân hàng Standard Chartered (Anh), Richard
Chandler (Singapore) để giải ngân bước đầu vào Vinacafe (mua chi phối hơn 50% công ty này).
Và tính chung từ năm 2009, số vốn huy động từ các định chế tài chính và đối tác nước ngoài
của Masan đã lên đến hơn 1 tỉ USD.
Xuất phát từ cơng ty hàng tiêu dùng sản xuất mì ăn liền, nước chấm, với sự góp sức của các
nguồn tài chính nước ngồi, Masan đã mở rộng đa ngành với 3 lĩnh vực là hàng tiêu dùng, ngân
hàng và khống sản thơng qua Masan Consumer (tiêu dùng), Ngân hàng Techcombank (tài
chính) và Masan Resources (khai thác khống sản).
Xét ở cấp độ công ty con và công ty liên kết, KRR, JP Morgan, House Foods (một trong
những công ty sản xuất thực phẩm lớn nhất của Nhật) là đối tác của Masan Consumer. HSBC là
đối tác chiến lược của Techcombank. Và Mount Kellett, Standard Chartered cung cấp vốn cho
Masan Resources.
Thị phần Masan Consumer trong năm 2011: Hiệu quả của mô hình sở hữu tài sản đã được thể
hiện rõ khi tập đồn này cho phép cơng ty con Masan Consumer mua lại Vinacafe trên thị trường
21



chứng khoán. Doanh thu Masan Consumer năm 2011, trước khi mua Vinacafe, đạt 7.057 tỉ đồng,
lợi nhuận 2.254 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau khi cộng với Vinacafe, con số doanh thu đã lên đến 8.310
tỉ đồng (tăng 17,7%) và lợi nhuận là 2.466 tỉ đồng (tăng 9,4%). Thương vụ này cũng xác lập chỗ
đứng của Masan Consumer trên thị trường cà phê hòa tan với 40% thị phần, bên cạnh nước
tương (78%), nước mắm (76%) và mì ăn liền (45%).
Trong khi đó, năm 2011, Techcombank đạt lợi nhuận thuần hơn 3.000 tỉ đồng, tăng hơn 50%
so với năm 2010. Tỉ lệ dư nợ trên huy động của ngân hàng này là 64,3%, một trong những mức
thấp nhất thị trường.
Và dự án khai thác khoáng sản Núi Pháo đang trong giai đoạn hoàn tất để đi vào khai thác từ
quý 1/2013 dự kiến sẽ mang lại doanh thu 6 tỉ USD, chủ yếu từ xuất khẩu khoáng sản.
Như vậy, với ba lĩnh vực khác nhau và chiến lược tiếp tục tìm kiếm, sở hữu các tài sản mới
(chủ yếu do Masan Consumer thực hiện), Masan dự kiến sẽ đạt tăng trưởng doanh thu khoảng
30-50% trong năm 2012 và 1 tỉ USD doanh thu vào năm 2016.
Chiến lược sở hữu tài sản được Masan xác định khá rõ: chỉ đầu tư chi phối vào những cơng ty
có khả năng dẫn đầu thị trường, trước mắt là tiêu dùng và tuyên bố không đầu tư vào bất động
sản.
Với tình hình tài chính và khả năng sinh lời hiện tại, Masan là một trong số ít cơng ty tạo
được năng lực ở mơ hình sở hữu tài sản. Với tổng vốn dài hạn hơn 1 tỉ USD huy động trong 3
năm qua, Masan mới chỉ sử dụng nguồn tiền này cho việc củng cố tỉ lệ sở hữu trong các doanh
nghiệp trực thuộc.
Theo công bố của Masan, thương vụ Núi Pháo được mua lại theo phương thức trao đổi quyền
mua cổ phiếu của Masan với đối tác nên không dùng tiền mặt, trong khi thương vụ mua lại
Vinacafe chỉ sử dụng 52 triệu USD. Như vậy, với lượng tiền mặt lớn đang nắm giữ, cịn khá
nhiều cơng ty trong nước đang nằm trong tầm ngắm của Masan.
Một đặc điểm khác biệt trong mơ hình của Masan là các công ty con không liên kết hoặc trở
thành đối tác của nhau, nghĩa là Techcombank không tài trợ vốn cho Masan Consumer, hoặc
Masan Resources không liên doanh với Masan Consumer. Các công ty con này đang được điều

22



hành bởi 4 tổng giám đốc có tổng cộng hơn 70 năm kinh nghiệm quốc tế ở các thị trường mới
nổi.
Trong tám năm gần đây Masan luôn đạt doanh thu trên 500 tỷ đông, là một trong những mã
được giới đầu tư tin tưởng và đặt kỳ vọng lớn. Đem lại tính thanh khoản tốt cho danh mục đầu tư
của các nhà đầu tư khi chọn mã Masan.
Năm nay, Forbes Việt Nam ghi nhận những kỉ lục mới khi tổng lợi nhuận sau thuế của các
công ty lọt vào danh sách đạt 138.705 tỉ đồng, tăng 8,7% so với danh sách công bố năm 2019,
cao nhất từ trước tới nay. Sự phát triển vượt bậc của khối kinh tế tư nhân tiếp tục được ghi nhận.
Các công ty tư nhân đầu ngành như Masan Group, Techcombank, Vingroup, VPBank, Hòa Phát,
Thế Giới Di Động… tiếp tục có một năm tăng trưởng, phần lớn lợi nhuận vươn lên các cột mốc
mới.
Năm 2019 đã ghi nhận nhiều thành tựu vượt trội của Masan: Tập đoàn Masan đạt doanh thu
thuần 37.354 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế phân bổ cho Cổ đông của công ty trong hoạt động kinh
doanh chính năm 2019 đạt 3.907 tỉ đồng, tăng 12,4% so với năm 2018.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần hợp nhất của Masan Group đạt 35.404 tỉ đồng,
tăng 103,3% so với nửa đầu năm 2019. Riêng quý 2/2020, doanh thu thuần Masan Group tăng
trưởng 92%. Doanh thu tăng mạnh chủ yếu nhờ mức tăng trưởng hai chữ số tại The CrownX Công ty hợp nhất nắm giữ phần vốn góp tại VinCommerce và Masan Consumer Holdings. The
CrownX đạt doanh thu 12.592 tỉ đồng trong quý 2/2020 và 25.848 tỉ đồng vào nửa đầu năm
2020, tỉ lệ tăng trưởng lần lượt là 20,5% và 26,8%.
Mảng kinh doanh thịt của Masan MeatLife tiếp tục mở rộng quy mô và cải thiện hiệu quả vận
hành. Doanh thu từ thịt của MML đạt 1.055 tỉ đồng trong nửa đầu năm 2020 với đà tăng trưởng
32,7% trong quý 2/2020 so với quý 1/2020.
Tháng 10/2020, MML đã công bố hai bước tiến chiến lược trong hành trình mang đến các sản
phẩm thịt tươi ngon, dinh dưỡng cho gần 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam, góp phần xác lập
tiêu chuẩn mới trong ngành thịt: khánh thành Tổ hợp chế biến thịt Meat Deli Sài Gòn trị giá
1.800 tỉ đồng tại Long An và mở rộng hoạt động sang thị trường thịt gia cầm thơng qua việc rót
vốn 613 tỉ đồng để sở hữu 51% công ty 3F VIỆT - doanh nghiệp nội địa có nền tảng sản xuất thịt
gia cầm hàng đầu.

23


Đối với Masan High-Tech Materials, việc hoàn tất sáp nhập mảng kinh doanh vonfram của
H.C. Starck vào tháng 6 giúp mang đến tăng trưởng bền vững trong dài hạn, giảm biến động thu
nhập, đồng thời mở rộng quy mô thị trường đầu ra tăng 3,5 lần, từ 1,3 tỉ USD lên 4,6 tỉ USD.
Từ đầu tháng 10 tới nay, Masan (MSN) là một trong những cổ phiếu thu hút dòng tiền hàng
đầu thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết thúc phiên giao dịch ngày 15-10, thị giá MSN đạt
81.100 đồng/cp, tương ứng vốn hóa thị trường hơn 95.000 tỉ đồng.

1.1.2. Khái qt tình hình tài chính của cơng ty Mansan trong giai đoạn hiện tại:
 Doanh thu thuần:

CTCP Tập đoàn Masan (Masan – MSN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất q 3, theo
đó doanh thu thuần trong giai đoạn 1/10/2018 – 30/9/2020 đạt 20.214 tỷ đồng, tăng gấp 2,3 lần
so với cùng kỳ.

24


Biểu đồ 5: Biều đồ doanh thu thuần theo các quý từ Q4/2018 đến Q3/2020
Tốc độ tăng trưởng của MSN đang dần mạnh hơn khi nền kinh tế đã bắt đầu hồi phục trở lại
sau tình hình dịch bệnh phức tạp, đặc biệt doanh thu quý 3 tăng mạnh so với 2 quý trước trong
năm.

Biểu đồ 6: Biều đồ cấu trúc chi phí quý 3/2019 và quý 3/2020
Tỷ trọng giá vốn so với lợi nhuận gộp quý này tăng nhẹ lên mức 76%, tăng thêm 3% so với
cùng kỳ. Biên độ lợi nhuận gộp kỳ này đạt 24%, cai thiện tốt so với mức 22% vào cuối quý
2/2020. Chi phí bán hàng vẫn chiếm tỷ trọng cao 16% trong doanh thu, khoảng 3.315 tỷ đồng.
Tỷ trọng chi phí quản lý giảm nhẹ còn 4%, khoảng 850 tỷ đồng, thấp hơn so với quý trước. Kết

quả làm biên độ lợi nhuận từ hoạt động từ hoạt động kinh doanh cải thiện lên mức 3%.
Doanh thu tài chính chỉ khoảng 159 tỷ đồng.Doanh thu tài chính của cơng ty hiện ở mức cao,
doanh thu tài chính của doanh nghiệp chủ yếu là các khoản lãi tiền gửi của công ty. Công ty
25


×