ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA PHÁT TRIỂN CƠ
SỞ HẠ TẦNG: “ĐẬP ĐÊ, ĐÀO KINH, XÂY ĐẬP
THỦY LỢI TRÊN MÔI TRƯỜNG CHÂU THỔ
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VIỆT NAM”
1
Ả
Ả
n
n
h
h
h
h
ư
ư
ở
ở
n
n
g
g
t
t
i
i
ê
ê
u
u
c
c
ự
ự
c
c
c
c
ủ
ủ
a
a
p
p
h
h
á
á
t
t
t
t
r
r
i
i
ể
ể
n
n
c
c
ơ
ơ
s
s
ở
ở
h
h
ạ
ạ
t
t
ầ
ầ
n
n
g
g
:
:
Đ
Đ
ậ
ậ
p
p
đ
đ
ê
ê
,
,
đ
đ
à
à
o
o
k
k
i
i
n
n
h
h
,
,
x
x
â
â
y
y
đ
đ
ậ
ậ
p
p
t
t
h
h
ủ
ủ
y
y
l
l
ợ
ợ
i
i
l
l
ê
ê
n
n
m
m
ô
ô
i
i
t
t
r
r
ư
ư
ờ
ờ
n
n
g
g
c
c
h
h
â
â
u
u
t
t
h
h
ổ
ổ
đ
đ
ồ
ồ
n
n
g
g
b
b
ằ
ằ
n
n
g
g
s
s
ô
ô
n
n
g
g
C
C
ử
ử
u
u
L
L
o
o
n
n
g
g
,
,
V
V
i
i
ệ
ệ
t
t
N
N
a
a
m
m
H
H
u
u
ỳ
ỳ
n
n
h
h
L
L
o
o
n
n
g
g
V
V
â
â
n
n
,
,
B
B
.
.
P
P
h
h
a
a
r
r
m
m
,
,
M
M
.
.
S
S
c
c
,
,
P
P
h
h
D
D
ác châu thổ đồng bằng đóng một vai trò quan trọng trong sự sống còn của loài người, ngay từ
thời tiền sử. Đây không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, vì những xã hội nông thôn, các
đô thị văn minh đã được sinh ra và phát triển trên những vùng đất trù phú của các châu thổ
sông Nile, Yangtse, Tigris-Euphrates và Indus. Chính từ những nền văn minh cổ xưa này, thu thập
được những báo cáo đầu tiên về những tác động tiêu cực đối với môi trường do việc sử dụng vùng
châu thổ của nhân loại. Điều rất hiển nhiên là những tác động này không chỉ ảnh hưởng đến môi
trường thiên nhiên, nhưng đôi lúc còn đe dọa đến sự tồn tại của các nền văn minh nhân loại. So sánh
với một số những châu thổ đồng bằng khác trên thế giới, những biến đổi qui mô về môi trường thiên
nhiên, gây nên bởi con người, chỉ xảy ra tương đối trong thời gian 300 năm gần đây, trên châu thổ
Cửu Long Việt Nam, tiếp theo làn sóng định cư đầu tiên của những nông dân Viêt Nam. Phần lớn
của châu thổ Cửu Long nằm trong lãnh thổ Việt Nam, và châu thổ Cửu Long Việt Nam là một trung
tâm kinh tế quan trọng, nuôi sống 18 triệu dân trong vùng, đóng góp hơn 27% tổng sản lượng quốc
gia (GDP), và hằng năm sản xuất hơn 50% tổng sản lượng lúa gạo của toàn xứ (Tin & Ghassemi,
1999). Sinh hoạt của người dân tập trung trong một khu vực tương đối nhỏ hẹp, tàn phá bởi chiến
tranh, nhưng trong những năm gần đây được phát triển rất nhanh chóng về mặt kinh tế ; điều này tạo
nên sức ép nặng nề lên môi trường thiên nhiên. Thêm vào đó, vì có nhiều sinh hoạt và ngành nghề
khác nhau, nên thường dẫn đến mâu thuẫn trong cách sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất và
nước) và những xung đột đe doạ khả năng sinh tồn của người dân địa phương.
Mục đích chánh của bài biên khảo, nhằm nhận ra những vấn đề quan trọng đối với môi trường châu
thổ Cửu Long Việt Nam với chú tâm đặc biệt, phân tích các kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng và
những tác động tiêu cực rõ rệt hay có thể, lên môi trường. Hai trường hợp được nêu ra: kế hoạch qui
mô kiểm soát nguồn nước và khai thác vùng duyên hải của bán đảo Cà Mau; hai kế họach này trái
ngược nhau về nguồn gốc và tầm vóc; với những dự án thuỷ lợi được qui hoạch ở cấp quốc gia và
thực hiện trên phạm vi rộng rãi, trong khi những phát triển vùng ven biển là một hỗn hợp của những
quyết định cá thể hay quốc gia và được thực hiện trên nhiều phạm vi nhỏ lớn khác nhau. Hai kế
họach phát triển này dẫm chân lên nhau trong một số lãnh vực, như một vài chương trình thuỷ lợi đã
lấn sang vùng duyên hải của châu thổ đồng bằng Cửu Long Việt Nam.
Phần thảo luận tiếp theo nhằm thiết lập một quan điểm cơ bản để am hiểu những vấn đề về môi
trường gây nên bởi kế hoạch xây dựng các cơ sở hạ tầng: xem đây như những dấu hiệu gây gián đoạn
tính năng động của hệ lý sinh học vùng châu thổ. Xác định tầm vóc của các vấn đề liên quan đến môi
trường cùng khai triển những hệ lụy của những biến đổi trong tương lai. Bài biên khảo được kết thúc
với những đề nghị dành cho những kế họach phát triển các cơ sở hạ tầng trong tương lai ở châu thổ
Cửu Long.
Bài biên khảo giới hạn những phân tích trong phạm vi vùng châu thổ đồng bằng Cửu Long Việt
Nam.
C
C
2
1. Phát triển cơ sở hạ tầng ở châu thổ đồng bằng Cửu Long và những ảnh hưởng
đến đặc tính lý sinh của môi trường.
1.1 Nhập đề
Điều kiện thiên nhiên của châu thổ đồng bằng Cửu Long tạo ra nhiều cơ hội đồng thời gây ra không
thiếu những khó khăn cho cuộc sống con người. Đồng bằng Cửu Long liên tục trải qua những biến
đổi. Tuy nhiên đáng kể nhứt trong khoảng thời gian tương đối gần đây, đặc biệt từ sau 1975, mà nhịp
độ, tầm vốc và không gian của những biến đổi đã gia tăng một cách đáng kể; những thay đổi này
được thúc đẩy bởi nhu cầu chánh trị và kinh tế và xảy ra dưới dạng những phát triển cơ sở hạ tầng từ
không gian của một nông trại đến toàn vùng châu thổ; đây là kết quả của những quyết định cá nhân,
cấp tỉnh thành, quốc gia và quốc tế. Mặc dù một số dự án phát triển thực sự đem lại lợi ích kinh tế
cho người dân, đúng theo ý định, nhưng ảnh hưởng đến môi trường thường không được tìm hiểu hay
để ý đến; trong khi những sáng kiến mới được tiếp tục đem ra áp dụng.
Nguồn gốc, cơ chế và những hậu quả thực sự hay có thể đối với môi trường, gây ra bởi phát triển các
cơ sở hạ tầng gần đây ở châu thổ đồng bằng Cửu Long, được triển khai. Phân tích và thảo luận được
tập trung vào những kế hoạch thuỷ lợi qui mô và những thai thác như nuôi trồng thuỷ sản, rừng đước
và trồng lúa thuỷ lợi, gây biến đổi lý sinh tính của vùng ven biển,
1.2 Những kế hoạch qui mô điều chỉnh nguồn nước
1.2.1 Lịch sử và cơ sở hợp lý
Trồng lúa là một sinh hoạt kinh tế hàng đầu của vùng châu thổ đồng bằng Cửu Long. Hơn 90% đất
nông nghiệp được dùng để trồng lúa. Lúa gạo góp phần đáng kể vào nền kinh tế của xứ sở: cung cấp
gần nửa tổng số lượng lúa gạo toàn quốc và góp phần lớn lao vào xuất khẩu (NEDECO,1991c). Lúa
được bắt đầu trồng ở châu thổ Cửu Long ngay sau đợt định cư đầu tiên của người Việt Nam vào đầu
thế kỷ thứ 18, dần dần lan rộng ra trên toàn thể châu thổ và phát triển nhanh chóng nhờ hệ thống kinh
đào, từ hậu bán thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20 (Takada, 1981; Sanh et al.,1998). Tuy nhiên hệ thống
thuỷ lợi chỉ được áp dụng khi chế độ tập thể hoá nông nghiệp được thi hành, sau khi chiến tranh
Việt Nam chấm dứt; do đó trồng lúa ở châu thổ đồng bằng Cửu Long, từ lâu, bị giới hạn bởi mô hình
thiên nhiên với lượng nước mưa và nước lụt. Khoảng 1000 giống lúa, khác nhau về thời gian thu
hoạch và chịu đựng được nước ngập, được dùng, phối hợp với kỹ thuật cấy mạ để tránh bị ngập úng
do lũ lụt hằng năm (Tanaka,1995; Sanh et al.,1998). Nhiều giống lúa nổi được trồng ở khu Tứ giác
Long Xuyên và Đồng Tháp, những nơi thường bị ngập sâu và kéo dài (Sanh et al.,1998), trong khi
những giống lúa ngắn ngày sớm thu hoạch, được trồng ở vùng ven biển, để tránh hư hại bởi nước
mặn xâm nhập vào mùa khô (Tanaka,1995). Mãi đến thập niên 1970’s, nhiều giống lúa khác nhau
được trồng ở châu thổ đồng bằng Cửu Long, nhưng chỉ một mùa và có năng xuất thấp (1.5-2.00 tấn
mỗi năm; NEDECO, 1991c). Vào năm 1966, nhiều giống lúa mới, năng xuất cao được đưa vào canh
tác ở châu thổ, với máy bơm nước nhỏ được sử dụng rộng rãi trong công tác thuỷ lợi, đánh dấu bước
khởi đầu gia tăng sản xuất nông nghiệp ở vùng châu thổ đồng bằng Cửu Long. Trong những thập
niên 1970’s và 1980’s, ngành nông nghiệp thâm canh được phát triển nhanh chóng trên toàn vùng
châu thổ và khuynh hướng này càng được khuyến khích, tiếp theo chánh sách đổi mới ban hành vào
năm 1986, tái định hướng xứ sở theo kinh tế thị trường (NEDECO,1991c,e).
Vùng đất phèn (acid sulphate soils, ASS) rộng lớn trong Đồng Tháp, khu Tứ giác Long Xuyên và
bán đảo Cà Mau, từ trước không được sử dụng trong canh tác nông nghiệp, nay được cải thiện và
đưa vào trồng lúa thuỷ lợi, nhờ mạng lưới kinh đào bành trướng, các hợp tác xã nông nghiệp thiết
lập, và chương trình định cư những nông dân nghèo từ các nơi khác đến (MDDRC,1993; Sanh et
al.,1998). Sự bành trướng nhanh chóng này được biểu hiện qua sự gia tăng gần 4 lần tổng số diện
tích (1.1 triệu ha) đất canh tác trong châu thổ, trong khoảng thời gian từ 1975 đến 1995 (Son, 1998).
Hầu hết lúa được trồng hai mùa mỗi năm và ở một vài nơi 3 mùa.
3
Mặc dù những giống lúa cổ truyền được thay thế bằng những giống lúa có năng xuất cao, gia tăng sử
dụng phân bón, hoá chất nông nghiệp và kỹ thuật canh nông giúp gia tăng sản lượng; tuy nhiên chính
việc áp dụng công trình thuỷ lợi qui mô vào mùa khô và những biện pháp kềm chế ngập lụt và tháo
nước ở mùa mưa đã làm cho nền nông nghiệp thâm canh được thực hiện trên hầu hết các nơi trong
châu thổ. Những kế hoạch thuỷ lợi được bành trướng nhanh chóng nhờ mạng lưới kinh đào rộng rãi
sẵn có, được hợp nhứt thành một hệ thống hoàn chỉnh hơn, gồm những kinh đào cấp 1 (cấp vùng)
đến những kinh đào cấp 3 (cấp địa phương/ nông dân).
Trước thập niên 1990’s, điều hòa thuỷ lợi được áp dụng một cách rất phân tán, thiếu phối hợp. Điển
hình là những biện pháp kiểm soát lũ lụt thường được dành cho những vùng đất rộng từ 10
2
-
10
3
ha,
bao bọc bởi những kinh cấp 1 và cấp 2, các kinh đào cấp 3 được dùng vào công tác dẫn và tháo nước
cho những vùng đất nhỏ hơn 10
2
ha (NEDECO,1991b).
Những hoạt động về kiểm soát và phân phối nguồn nước sau đó được phối hợp hơn nhờ Kế Hoạch
Tổng Thể Mekong (Mekong Master Plan). Kế hoạch này thiết lập những tiểu dự án có ranh giới rõ
rệt cho từng khu vực với diện tích từ 10
4
-10
5
ha. Hiện có những dự án sau đây: Nam Măng Thít,
Quản Lộ Phụng Hiệp, Bà Linh Tà Liêm, Tiệp Nhất và Ô Môn Xà No (World Bank,1999; Hình 1)
Những bộ phận chánh của kế hoạch kiểm soát và phân phối nguồn nước trong châu thổ đồng bằng
Cửu Long là những kinh đào, đê và các cửa đập thuỷ lợi.
Kinh ở châu thổ đồng bằng Cửu Long được tạo ra bằng cách đào quật lớp đất phù sa và các bờ kinh
không ổn định. Ở những vùng có hệ thống thoát nước thiên nhiên rõ rệt, một phần đáng kể của mạng
lưới kinh rạch gồm các rạch nước thiên nhiên được biến dạng đôi chút, thí dụ như ở vùng phía nam
bán đảo Cà Mau, các đường nước có dạng không đều. Ở những nơi đầm lầy sâu trong lòng của châu
thổ và những vùng khác, thiếu những đường nước thiên nhiên, kinh được đào thẳng và tạo thành một
mạng lưới hình chử nhựt, thí dụ như ở khu Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp.
Kinh đào có nhiều chức năng, như đường dẫn nước từ sông chánh đến khu vực trồng trọt, tháo khô
các thửa ruộng và rút nước lũ từ những vùng trồng trọt ra các sông chánh và biển; kinh đào cũng là
nơi tồn trữ chất phế thải. Với những kế hoạch kiểm soát nguồn nước hiện nay, rất nhiều kinh đào
được phát hoạ hay biến đổi để tháo xả nhanh chóng nước phèn acid từ những vùng đất phèn ASS.
Hình 1. Vị trí của các nông trường và các kế hoạch qui mô kiểm soát và phân phối nguồn nước
trong châu thổ đồng bằng Cửu Long
4
Ở vùng ven biển, kinh rạch là những đường dẫn nước mặn cần thiết cho rừng đước và nuôi trồng
thuỷ sản. Thêm một ích lợi kinh tế khác của kinh rạch là tạo ra nguồn thuỷ sản; đây là một nguồn lợi
ích phụ trội cho người dân địa phương trong thời gian sau mùa gặt. Kinh có kích thước thay đổi, to
rộng như những kinh cấp 1, dành cho những tàu đò trọng tải 2000 tấn, đến nhỏ cạn như các mương,
rảnh trong nông trại. Những kinh cấp 1 được xem như đường dẫn nước giữa những nguồn nước thiên
nhiên (các sông chánh, biển) và những vùng nằm trong kế hoạch kiểm soát nguồn nước, trong khi
những kinh cấp 2 nối liền các kinh cấp 1. Kinh cấp 3 dẫn nước ra, vào các cánh đồng.
Đê được đắp lên từ đất do đào kinh hay vét những đường nước thiên nhiên, các kinh đào cấp 1 và
cấp 2. Công dụng của đê là đề phòng hay trì hoãn nước tràn ngập vào các cánh đồng hay lũ lụt vùng
ven biển. Những đê lớn được đắp cao và dùng như các trục lộ giao thông ở những vùng chưa phát
triển. Một vài kinh đào cấp 3 cũng có đê, với kích thước nhỏ và có ít tác dụng giảm lụt
(NEDECO,1991b).
Vì các kinh rạch nối thông với nhau nên đê thực sự chia vùng đồng bằng châu thổ thành những ô đất
lớn nhỏ khác nhau. Chiều cao và vị trí cuả các con đê trong châu thổ xác định mức độ phòng chống
lụt và từ đó, loại mùa màng được khai thác. Ở những vùng được bao bọc bởi những con đê, thấp hơn
mực nước lụt, lúa được gặt vào đầu mùa nước lụt và ở đây thường trồng lúa hai mùa; các cánh đồng
ngập nước là nơi cá sinh sản, đem lại lợi tức khác cho người dân địa phương. Những vùng có đê cao
hơn mực nước lụt, được xem như quanh năm được che chở khỏi lụt, và ở đây lúa được trồng 3 mùa.
Nước chảy ra, vào các con kinh được điều hòa bằng các cửa đập. Chức năng rõ rệt của các cửa đập
thay đổi tùy theo từng nơi . Ở vùng trên của châu thổ, tức những nơi bị ngập lụt sâu và kéo dài, các
cửa đập được dùng để ngăn chận nước lụt tràn vào các cánh đồng, từ các sông chánh, từ đầu mùa lụt
đến khi vụ mùa hè thu được thu hoạch. Các cửa đập được mở ra sau mùa gặt, thường vào giữa tháng
8, để nước tràn vào những nơi trồng lúa 2 mùa. Ở những vùng trồng lúa 3 mùa (một vài nơi của khu
Tứ giác Long Xuyên, phía bắc cù lao Vàm Nao nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, thuộc tỉnh An
Giang) các cửa đập cũng được mở ra vào thời cao điểm của nước lụt, để cho nước tràn bờ mang theo
phù sa làm phì nhiêu các cánh đồng, tháo rửa những hoá chất nông nghiệp còn tồn cặn và giúp cá
sinh sản trong đồng. Các cửa đập thường được xây ở đầu các con kinh lớn; trong khi nước chảy ra,
vào các kinh cấp 3 và các nông trại được điều hòa bằng các bờ đất hay cống nhỏ. Ngược hẵn lại, ở
vùng ven biển, các cửa đập có hai tác dụng: kềm chế nước lụt và tháo nước các cánh đồng ở mùa
mưa và ngăn nước mặn ở mùa khô.
Các cửa đập được xây dọc theo các con kinh chánh và kinh cấp 3, những kinh này bắt buộc phải
hướng ra các sông chánh và biển, bởi điều kiện nước mặn xâm nhập. Đóng và mở các cửa đập là một
động tác phức tạp vì những thay đổi lớn tạo nên bởi những dao động về độ chảy của nước sông rạch
và biên độ của thuỷ triều; tuy nhiên các cửa đập thường được đóng lại vào mùa khô để ngăn chận
nước mặn xâm nhập. Hơn thế nữa, hiệu quả của các đập thuỷ lợi không cao vì các cơ sở hạ tầng thiếu
bảo quản và không được phối hợp điều hành (Miller, trao đổi cá nhân).
Tưởng cũng cần nhắc lại ở đây, phần lớn mạng lưới kinh đào của châu thổ đồng bằng Cửu Long
được thành lập trước khi các kế hoạch thuỷ lợi được áp dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Tuy nhiên,
thực hiện các dự án kiểm soát nguồn nước trong Kế Hoạch Tổng Thể Mekong, đã mở màn một giai
đoạn mới, bành trướng và nâng cấp cơ sở hạ tầng kiểm soát nguồn nước. Nới rộng mạng lưới kinh
cấp 2, chủ yếu bành trướng trồng lúa thuỷ lợi đến những vùng trước kia khó trồng trọt như Đồng
Tháp, Tứ Giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau (NEDECO, 1994a; SIWRPM,1997). Ở những nơi có
sẵn mạng lưới kinh đào, kinh được nạo vét và làm rộng ra. Số đập thuỷ lợi trong toàn châu thổ tăng
lên nhanh chóng từ thập niên 1990’s. Số đập, của mỗi dự án kiểm soát nguồn nước, cho từng địa
phương, cũng tăng gấp 3 hay 4 lần trong suốt thời gian thực hiện dự án (NEDECO,1994b;
SIWRPM,1997; Australian Agency for International Development, 1998).
5
1.2.2 Ảnh hưởng lên môi trường và những quan ngại.
1.2.2.1 Những ảnh hưởng thuỷ học: mùa lụt
Sự bành trướng của những biến đổi cấu trúc liên quan đến các biện pháp kiểm soát dòng nước gần
đây, có nghĩa là những tiến trình thuỷ học hiện nay trong châu thổ đồng bằng Cửu Long, không còn
giống như thời nguyên thuỷ. Môt cách tổng quát, đào thêm kinh, đắp đập, phân chia môi trường
thành từng mảnh và khiến cho mô hình của dòng chảy và hiện tượng“nước tràn bờ” trong vùng châu
thổ, trở nên phức tạp.
Trong điều kiện thiên nhiên, nước lụt vào mùa mưa là một tiến trình tăng từng bực, bắt đầu ở vùng
thượng nguồn tràn dần xuống phần hạ nguồn của châu thổ. Mực nước trước tiên dâng cao trong các
sông chánh, lên ngang mặt bờ sông và từ từ tràn bờ bao phủ các cánh đồng. Tiếp theo đó, toàn thể
đồng bằng châu thổ là lộ trình chánh để nước di chuyển xuống phần dưới của châu thổ. Những cấu
trúc kiểm soát nguồn nước làm gián đoạn tiến trình kể trên dưới hai hình thức:
Trước hết, làm trì hoãn hay hoàn toàn ngăn trở hiện tượng tự nhiên”nước ngập tràn bờ”,
điều này làm gia tăng khối nước trong các dòng sông chánh và những kinh đào không có các cửa
đập (kinh đào cấp 1). Đối với những con sông thiên nhiên, gia tăng độ chảy làm thay đồi hình
dáng và động tính của con sông: sạt bờ, nhiều chất rắn, phù sa được vận chuyển xuống hạ nguồn
khiến những đoạn sông ở hạ nguồn bị lắng bùn và cạn dần. Trong trường hợp này, chỉ một khối
nước tối thiểu thoát khỏi dòng sông chánh, thì phần dưới của châu thổ có thể bị ngập thường
xuyên hơn, sâu hơn và gây nên những thiệt hại to lớn, vì phần dưới của châu thổ (ít khi bị nạn
“nước ngập tràn bờ” ) chỉ có những hệ thống phòng chống những trân lụt nhỏ. Đối với những
kinh đào, dòng nước chảy mạnh, làm soi mòn bờ kinh và gia tăng khối lượng chất trầm tích
chuyên chở trong kinh chánh. Khi vào đến các kinh cấp 3, hầu hết khối lượng chất trầm tích này
sẽ lắng đọng vì dòng nước đột ngột giảm sức chảy, gây nên nhiều tốn kém để bảo quản kinh rạch.
Nhóm những hậu quả thứ hai, liên quan đến cách di chuyển của dòng nước khi vào đến những
khu vực bị ngập do nước tràn bờ. Ở vùng trên của châu thổ, kinh đào và đê thường có cùng
hướng với các dòng sông chánh. Trong điều kiện thiên nhiên, các vùng trên của châu thổ (khi bị
ngập do nước sông tràn bờ) có chức năng của những lộ trình rộng lớn, song song vớí các con
sông chánh, dẫn nước xuống phần dưới của châu thổ. Những cấu trúc dùng để kiểm soát dòng
nước là những chướng ngại vật của hiện tượng tự nhiên “ nước sông tràn bờ”. Ở bên kia biên giới
Cambodia, cấu trúc phòng lụt gần như khiếm khuyết, do đó đê phòng lũ lụt ở phía Việt Nam,
ngăn chận lũ tràn xuống phía hạ nguồn châu thổ, có thể làm lũ lụt đầu mùa ở Cambodia trở nên
trầm trọng hơn. Ngay khi nước lụt vượt tràn đê, như ở các vùng trồng lúc hai mùa, vào lúc cao
điểm của lũ lụt, các đê biến bề mặt châu thổ trở nên gồ ghề, cản trở việc di chuyển của “lượng
nước lũ tràn bờ” xuống phần dưới của châu thổ. Trong trường hợp của trận lụt to lớn như trận lụt
vào tháng 9, 10 năm 2000, hậu quả rất trầm trọng, vì những con đê này làm ngập lụt kéo dài và
nước ngập rất sâu. Thực thế, kinh nghiệm cho thấy mực nước lụt ở châu thổ đồng bằng Cửu
Long trong những năm gần đây ngày càng cao hơn, kể từ khi nhiều cấu trúc để kiểm soát nguồn
nước được đưa vào sử dụng (Tin and Ghassemi, 1999), và khối lượng của”nước lũ tràn bờ” được
chảy suốt đã giảm đi (MDDRC,1996).
1.2.2.2 Những ảnh hưởng thuỷ học: mùa khô
Trong những điều kiên thiên nhiên, sau cao điểm của mùa nước lụt, mực nước ở các sông chánh hạ
thấp làm đảo ngược chiều di chuyển của dòng nước giữa các sông chánh và châu thổ đồng bằng.
Khối nước tích trữ trong các cánh đồng châu thổ vào mùa lũ, chảy ngược trở ra và cung cấp nước
cho các con sông chánh vào đầu mùa khô. Một cách tổng quát, do ảnh hưởng của đào thêm kinh
rạch và sự bành trường của trồng lúa nhờ thuỷ lợi khiến cho thuỷ lượng của các con sông chánh trở
nên giảm sút vào mùa khô. Ảnh hưởng của việc đào kinh cấp 1 để rút nước từ các dòng sông chánh
6
có tính tích luỷ, thuỷ lượng của các sông chánh giảm dần dọc theo hạ nguồn. Điều này hoàn toàn trái
ngược với trước kia, trong điều kiện thiên nhiên, thuỷ lượng của dòng sông ở hạ nguồn giảm sút
không đáng kể so với thượng nguồn. Cũng trên bình diện này, mở rộng và tăng cường kế họach
trồng lúa ở những vùng đầm lầy, sâu trong phần thượng của châu thổ (như Đồng Tháp và khu Tứ
giác Long Xuyên) sẽ gây ra những ảnh hưởng đáng kể đối với thuỷ lượng của dòng sông chánh, vì
một khối lượng nước khổng lồ từ các con sông chánh được thu rút để rửa đất, xả phèn.
Một hậu quả tức thời của giảm thuỷ lượng các dòng sông chánh là kéo dài thời gian nước biển xâm
nhập vào nội địa và bành trướng phạm vi của vùng bị ngập mặn. Những dữ kiện thu thập được từ
thập niên 1980’s cho thấy thời gian nước mặn xậm nhập vào các con sông Tiền và sông Hậu đã kéo
dài thêm.
Tuy nhiên hiện tượng nước biển xâm nhập sâu hơn vào của châu thổ khó tránh khỏi vì trong tương
lai sẽ có thêm nhiều cấu trúc kiểm soát nguồn nước, thêm vào đó dân số gia tăng, đô thị hoá và kỹ
nghệ hoá vùng châu thổ sẽ tạo thêm sức ép lên nguồn nước. Hiện nay nhiều điểm thu rút nước, dọc
theo các đoạn của con sông chánh, đã bị ảnh hưởng bởi nước mặn theo mùa, và nếu có thêm nhiều kế
hoạch kiểm soát nguồn nước ở châu thổ thượng nguồn, thì trong tương lai không xa, phạm vi vùng
ngậm mặn trở nên rộng lớn hơn, như thế sẽ đe doạ sự tồn tại của các chương trình dẫn thuỷ ở hạ
nguồn. Thêm một mối đe dọa ngày càng trầm trọng hơn do xây dựng các đập thuỷ điện và các hồ
chứa nước ở lưu vực thượng nguồn sông Cửu Long.
Một ảnh hưởng thuỷ học khác gây nên bởi cấu trúc của các cơ sở hạ tầng kiểm soát nguồn nước, tuy
không giới hạn, nhưng trầm trọng hơn vào mùa khô là tình trạng xả nước yếu, kém trong các con
kinh. Một nguyên nhân của nước bị ứ đọng trong các con kinh là địa hình nghèo nàn của mạng lưới
kinh rạch: các kinh xuyên qua các đầm lầy trong vùng sâu ở Đồng Tháp và khu Tứ giác Long Xuyên,
được đào theo hướng dễ gây nước ứ đọng; độ chảy của dòng nước, từ các sông chánh khi vào đến
đầu kinh, giảm đi rất nhiều do sự chuyển hướng đột ngột của dòng nước. Ngoài ra, trong khu Tứ giác
Long Xuyên, thuỷ triều tràn vào từ vịnh Thái Lan làm ngăn trở nước chảy ra vịnh, đặc biệt vào cuối
mùa khô, khi dòng nước từ sông Hậu chảy rất yếu (Tin and Ghassemi, 1999). Ở vùng bán đảo Cà
Mau, hệ thống kinh rạch, bao gồm rất nhiều con rạch nước thiên nhiên dọc theo bờ biển Nam Hải và
Vịnh Thái Lan, ăn thông với phần trong của bán đảo Cà Mau nhờ những kinh đào nằm vắt ngang; vì
thế vùng bán đảo Cà Mau cũng dễ bị ứ đọng nước vì hướng chảy đối ngược giữa thuỷ triều chảy vào
và dòng nước trong các con kinh nằm ở phần trong của bán đảo Cà Mau. Thiết kế nhiều cống thủy
lợi để kiểm soát độ mặn vào mùa khô cũng gây nên tình trạng nước ứ đọng trầm trọng ở nhiều nơi,
như vùng Đồng Tháp (NEDECO, 1994a).
Tình trạng nước ứ đọng làm các kinh rạch dễ bị bồi lấp, gây nên những tốn kém cao để bảo quản.
1.2.2.3 Ảnh hưởng lên động tính của chất trầm tích và hiện tượng bồi lấp
Trong điều kiện thiên nhiên, toàn vùng châu thổ mỗi năm được phù sa bồi lấp nhờ lũ lụt tràn bờ.
Trong những năm gần đây, lụt bồi lấp châu thổ đồng bằng Cửu Long bị hạn chế hoặc hoàn toàn chận
đứng vì các cấu trúc chống lụt: đắp đê trị thuỷ. Ảnh hưởng tức thời của gián đoạn hiện tượng bồi lấp
bởi “nước lũ tràn bờ”, là làm giảm đi hiệu suất của đất đai và năng suất nông nghiêp. Giá trị thực sự
của ngập lụt hàng năm, đem lại chất dinh dưỡng cho đất đai có thể không đáng kể, không đúng như
những nhận định thường có, nhưng phù sa bồi đấp hàng năm có thể duy trì hay bảo đảm tính chất phì
nhiêu và cấu trúc của đất đai, giảm bớt những thất thoát chất dinh dưỡng và giúp mặt đất không bị dẽ
cứng, điều sau này làm cho đất thiếu thoáng khí và sinh ra khí SH
2
có tính độc cho mùa màng.
Ở nhiều nơi, “ngập lụt tràn bờ “không hoàn toàn bị chận đứng vì nước lũ có thể vượt các bờ đê vào
cao điểm của mùa lụt. Tuy nhiên, ở đây, bồi lấp do “ngập lụt tràn bờ” cũng giảm sút một cách đáng
kể vì phần lớn khối nước lũ bị đê ngăn chận. Thực sự, đê đã biến đồng bằng châu thổ thành một loạt
7
những chỗ trũng giữ chất trấm lắng; nước lũ mất dần khối phù sa một cách nhanh chóng, ngay khi
bắt đầu tràn vào các cánh đồng và gần như mất hết khả năng bồi lấp các vùng đất ở xa địa điểm tràn
bờ. Điều này dễ nhận ra, khi quan sát từ những vị trí cao, do sự khác biệt rõ rệt giữa độ đục của nước
lũ trong các cánh đồng, các sông chánh và kinh rạch (nước sông và kinh đục hơn).
Thói quen để nước lũ tràn vào các cánh đồng vào cao điểm của mùa lụt ở một vài vùng (hoàn toàn
tránh được lụt lội) được xem như nhằm chống lại sự giảm sút năng xuất của đất đai (nếu lũ lụt hoàn
toàn bị khống chế, đất đai không được bồi lấp, trở nên kém hiệu xuất). Tuy nhiên ở đây cần phải đặt
câu hỏi về giá trị thật sự của thói quen này, vì trong nhiều trường hợp, tất cả khối lượng chất trầm
tích có thể bị giữ lại trong các con kinh, trước khi nước lũ tràn vào các cánh đồng; do độ chảy giảm
sút của dòng nước trong kinh vì cách bố trí nghèo nàn của hệ thống kinh đào. Thêm vào đó, khối
nước của đợt lũ đầu mùa đến từ thượng lưu, thường chứa nhiều chất trầm tích hơn khối nước tràn đê
vào cao điềm của mùa lũ (Miller, trao đổi trực tiếp).
Mặc dù các kế hoạch kiểm soát nguồn nước làm giới hạn bồi lấp, nhưng đồng bằng châu thổ vẫn giữ
được chức năng của những bồn chứa, hứng lấy những chất trầm tích từ mạng lưới kinh đào rộng lớn
ngày nay, chảy xuyên qua các cánh đồng.
Hình 2a. Vài yếu tố góp phần gia tốc chất trầm tích làm nghẽn các kinh đào: các eo thắt và bố trí
nghèo nàn (vùng thuỷ lợi Tam Phương, tiểu dự án Nam Măng Thít).
Nguyên nhân chánh của chất trầm tích bị nghẽn lại trong các kinh đào là dòng nước bị ứ đọng, gây
nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Lắng bùn là vấn đề đặc biệt của những kinh đào nhỏ, cấp 2 và
cấp 3, nằm cách xa sông chánh, tiết diện nhỏ hẹp, có nhiều xây cất làm gián đoạn dòng chảy (giáp
nối, khúc ẹo, góc cạnh và hóc chết; Hình 2a), nhà cửa xây cất dọc theo bờ kinh (Hình 2b) và nhiều
cây cỏ trong kinh, tất cả làm cho dòng nước chảy yếu dần. Ở những vùng đất phèn, dưới điều kiện
acid, nhiều chất nhuyễn quến cục và lắng đọng trong kinh.
Trong những con kinh lớn hơn, nước chảy mạnh nên các chất trấm tích ít lắng đọng, không làm
nghẽn lưu thông. Những kinh nối liền các sông chánh và biển hoặc giữa các sông chánh, có thể di
chuyển một khối lượng khổng lồ chất trầm tích ra khỏi sông chánh. Đó là trường hợp một khối lượng
đáng kể chất trầm tích nhuyễn mịn của sông Hậu dường như được chuyển dòng bởi những kinh cấp 1
dọc theo khu Tứ giác Long Xuyên ra vịnh Thái Lan. Một phần lớn chất trầm tích bị chuyển hướng,
tuy nhiên, dường như bị giữ lại ở những vùng nước đọng, nơi tiếp giáp của nước thủy triều và nước
trong kinh chảy ngược chiều.
Ở những nơi mà kinh đào có chức năng chuyển dòng nước của một con sông thiên nhiên sẵn có,
kinh đào có thể làm giảm độ chảy của dòng nước trong con sông thiên nhiên có cùng chức năng, làm
chất trầm tích lắng đọng nhiều hơn và trong bối cảnh tệ hại nhứt, con sông thiên nhiên có thể bị bồi
lấp hoàn toàn. Đó là bài học của sông Vàm Nao, một con sông thiên nhiên nối liền giữa sông Tiền và
8
sông Hậu; sông Vàm Nao bị bồi lấp cạn dần sau khi một số kinh được đào thêm, trong vùng xung
quanh, để nối liền sông Tiền và sông Hậu (Anh,1992).
Hình 2b. Vài yếu tố góp phần gia tốc lắng động trầm tích trong các kinh đào: nhà cửa và những xây
cất dọc theo bờ sông ( Thành phố Cần Thơ).
Hầu hết những chất trầm tích bị ngăn giữ trong các kinh ở đồng bằng châu thổ Cửu Long là những
chất lơ lửng nhuyễn mịn. Vì thế, ảnh hưởng của những kinh đào lên khối lượng trầm tích nặng và to
hạt di chuyển suốt các con sông chánh, gần như không đáng kể. Tuy nhiên các kinh đào ảnh hưởng
lên động tính của các sông chánh. Nếu một khối lượng nước khổng lồ được rút vào nhiều kinh cấp 1,
độ chảy của dòng sông chánh sẽ giảm, các “trầm tích to hạt” bị trì lại và như thế sẽ tạo nên những voi
đất và những bải đất ngầm trong sông. Ảnh hưởng này rõ rệt nhứt ở những đoạn sông dưới của châu
thổ Cửu Long, vì nơi đây độ chảy của dòng nước giảm đi rất nhiều do độ dốc thấp của dòng nước và
khối nước giảm, vì nước bị rút lấy hay chuyển dòng ngày càng nhiều, ở các đọan trên. Tưởng chúng
ta cũng cần ghi nhớ rằng dòng sông chảy rất mạnh vào mùa mưa, và trong khoảng thời gian đó hấu
hết các trầm tích to hạt được chuyển theo dòng nước và khối lượng nước trong sông chánh gia tăng
vào đầu mùa lụt (do các đê ngăn chặn nước lụt tràn bờ), có thể làm giảm bớt tình trạng bồi lấp nêu
trên (các dãy đất và bải cát ngầm).
Dòng nước các sông chánh thay đổi hướng nơi giáp nối với các con kinh, gây nhiều ảnh hưởng đến
bồi lấp. Phân chia dòng nước tạo nên những vùng nước đứng yên, nơi giáp nối của các con kinh với
dòng sông chánh, điều này khơi nguồn cho sự hình thành những voi đất, ở những nơi trước kia bị sạt
lở trong điều kiện thiên nhiên (ở phần lõm của chổ rẽ). Những voi đất mới được tạo nên ở một phía
của bờ sông, trái lại sẽ gây nên sạt lở ở phần bờ đối diện. Hơn thế nữa, một số ít trầm tích to hạt có
thể được chuyên chở từ sông chánh vào các kinh, nơi đây vì nước chảy yếu, nên sẽ lắng đọng rất
nhanh, làm cạn các con kinh. Dù ở bất cứ trường hợp nào, khối lượng trầm tích to hạt cung cấp cho
các dãy đất ngầm hiện có và những nơi có khả năng tồn trữ trầm tích to hạt sẽ giảm đi, điều này làm
chậm lại nhịp độ bồi lấp và soi mòn của những vùng này. Thay đổi vùng được bồi lấp và soi mòn ở
trong các con sông và kinh rạch có thể gây thiệt hại và tốn kém để bảo quản các trục thuỷ lộ. Tình
trạng này trở nên phức tạp hơn, vào đầu mùa lũ lụt, với khối lượng chất trầm tích gia tăng gây nên
bởi nạn lở đất (vì vào thời điểm này, toàn thể khối lượng nước lũ bị kềm giữ trong lòng sông chánh
và kinh đào, nên độ chảy của dòng nước gia tăng khiến các bờ sông bị bào mòn) ( đoạn 1.2.2.1).
Phần chất trầm tích nhuyễn tích luỹ ở châu thổ đồng bằng Cửu Long sẽ tăng thêm, vì sự bành trường
của trồng lúa thâm canh cùng mật độ và tính phức tạp của mạng lưới kinh rạch gia tăng. Bên cạnh sự
gia tăng khối trầm tích bị giữ lại trong kinh, gia tăng rút nước nhiều vào mùa khô để canh tác sẽ làm
9
gia tăng sự chuyên chở chất trầm tích nhuyễn mịn từ ngoài biển vào các đoạn sông gần cửa biển, do
ảnh hưởng của dòng chảy tạo nên bởi sự tiếp xúc đột ngột của nước ngọt và nước mặn (Wolanski et
al.,1998). Gia tăng bồi lấp trong mùa khô, phối hợp với gia tăng suốt năm của lượng nước chảy vào
các kinh đào, có thể làm cho những đoạn sông ở phần dưới của châu thổ trở thành những nơi được
bồi lấp bởi những trầm tích nhuyễn mịn. Chuyển một khối nước khổng lồ của sông Hậu theo kinh
VĩnhTế ra vịnh Thái Lan nhằm giảm lụt đầu mùa, là một kế hoạch gây nhiều tranh cải, vì trong bối
cảnh ấy lượng phù sa nhuyễn mịn chảy ra biển Nam Hãi sẽ giảm một cách đáng kể, và bờ biển phía
đông sẽ bị soi mòn. Ảnh hưởng sẽ được nhận thấy một cách rõ rệt dọc theo vùng ven biển của bán
đảo Cà Mau, vì vùng này hiện được bồi lấp bởi phù sa đổ ra từ các cửa sông (Ảnh hưởng trực tiếp
của các kinh đào lên vùng ven biển được thảo luận ở đoạn 1.3.2.2 ).
1.2.2.4 Những ảnh hưởng lên đất phèn và phóng thích acid
Cải tạo đất phèn, bằng phương pháp rửa đất xả phèn là một trong những mục đích chánh của các dự
án kiểm soát nguồn nước của châu thổ đồng bằng Cửu Long, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, acid
phóng thích vào môi trường nhiều hơn, gây ra bởi chính những phương án này. Đào thêm nhiều kinh
và đất đào lên (có tính dễ ngậm phèn PASS), phơi ngoài trời, tiếp xúc với không khí, trở thành đất
phèn ASS bởi nhiều cơ chế:
khi đào kinh đất PASS được bốc lên và dùng để đắp đê
cải thiện tháo nước và làm hạ thấp mức nước ngầm (đặc biệt vào mùa khô)
Sử dụng các cửa đập kéo dài điều kiện giữ mực nước thấp hoặc giảm đi sự thay đổi mực nước
trong kinh dưới ảnh hưởng của thuỷ triều
Thêm vào đó, cải biến đất qua các đề án kiểm soát nguồn nước đôi khi dẫn đến sự huỷ hoại các
rừng tràm Melaleuca còn sót lại trong các đầm lầy, rừng đước gần bờ biển, và lớp đất than bùn
bảo bọc trên mặt
Những điều kiện này biến đất PASS thành đất phèn ASS. Những theo dõi, quan sát và kinh nghiệm
tại chổ cho thấy, độ acid phóng thích giảm nhanh sau những năm đầu khuấy động vùng đất PASS,
nhưng acid vẫn tiếp tục được phóng thích ở mức độ trung bình trong nhiều năm sau đó (Sterk, 1993;
Tin and Ghassemi, 1999).
Mục đích nguyên thuỷ của các dự án kiểm soát nguồn nước là làm giảm mức độ tác hại và thời gian
nguồn nước nhiễm acid ở nhiều nơi trong châu thổ đồng bằng Cửu Long, bằng cách cải thiện hệ
thống tháo nước và gia tăng lượng nước ngọt từ các sông chánh chảy vào khu đất phèn. Đây là
trường hợp ở Đồng Tháp, so với những năm 1980’s, ¾ vùng đất ngậm phèn đã được cải biến và thời
gian đất ngậm phèn giảm từ 6 tháng xuống còn 3 tháng mỗi năm (Tin and Ghassemi, 1999). Tuy
nhiên suy giảm độ tác hại của acid chỉ có hiệu quả tại chổ, vì các kinh đào một mặt giúp cải thiên đất
đai trong vùng, nhưng mặt khác làm gia tăng tổng khối lượng acid phóng thích từ vùng đất ASS.
Thêm vào đó, acid phóng thích vào dòng sông, nếu không được hòa loãng một cách đáng kể, khi
chảy xuống hạ nguồn sẽ gây ra những hậu quả tác hại cho vùng hạ lưu. Ở Đồng Tháp, nước sông
Tiền được dùng rửa phèn vùng đất phía tây và lượng acid phóng thích do xả phèn, theo dòng nước
chảy về hướng đông trước khi đổ vào sông Vàm Cỏ Tây (NEDECO, 1994a; Tin and Ghassemi,
1999). Đúng theo dự đoán, khối lượng acid phóng thích vào sông Vàm Cỏ Tây gia tăng từ khi
chương trình kiểm soát nguồn nước được áp dụng ở Đồng Tháp. (NEDECO,1993b & 1994a).
Ở nhiều vùng mà dòng nước không luân chuyển, gây ra bởi chương trình kiểm soát nguồn nước (xây
các cửa đập thủy lợi, kinh đào bố trí không đúng cách), tình trạng đất ngậm phèn không những không
được cải thiện nhưng trái lại tệ hại hơn. Các cửa đập có tác dụng tiêu cực lên hệ môi sinh do sự đột
ngột phóng thích một khối lượng lớn acid khi cửa đập được mở ra; thời điểm và chu kỳ đóng mở cửa
đập tùy theo ý thích của người quản lý hệ thống thuỷ lợi.
10
1.2.2.5 Những ảnh hưởng khác đến phẫm chất của nguồn nước và ô nhiễm
Các kế hoạch kiểm soát nguồn nước ảnh hưởng đến phẫm chất của nguồn nước trong các kinh rạch
và các đường nước nhỏ hơn trong đồng bằng sông Cửu Long do những thay đổi về thuỷ tính của
dòng nước và động tính của các chất trầm tích, kết hợp với sự bành trướng và gia tăng sinh hoạt của
con người, đặc biệt là trồng lúa thâm canh. Trong nhiều trường hợp, nhiều ảnh hưởng tác hại có tính
chồng chất, làm cho phẫm chất của nguồn nước tồi tệ hơn .
Những chất gây ô nhiễm cho dòng nước của châu thổ đồng bằng Cửu Long, ngoài khối lượng acid
phóng thích từ xả rửa đất phèn, còn có những chất hữu cơ, hoá tố (nitrogen và phosphorus), thuốc trừ
sâu bọ và mầm gây bệnh (vi trùng coliform có trong phân người và động vật) xuất phát từ những phế
thải của các nông trại và các hộ gia cư. Hầu hết nguồn nước trên mặt của châu thổ, trừ các sông
chánh, ít nhiều đều có chứa nhiều chất hữu cơ và hoá tố (NEDECO,1993b).
Đào thêm nhiều kinh, dùng trong chương trình kiểm soát nguồn nước, khơi động hình thức phát triển
vòng đai, dọc theo các đường nước của châu thổ đồng bằng. Gần như hầu hết các nhà cửa cất dọc
theo kinh rạch không có hệ thống cống rảnh và những chất phế thải dơ bẩn được đổ xả xuống kinh
rạch. Trong bối cảnh này, kinh đào chính là nguồn gốc của những ô nhiễm.
Bên cạnh nguồn acid nguy hại phóng thích từ đất phèn ASS, xây các cửa đập và kinh đào theo bố trí
nghèo nàn, thiếu nghiên cứu, khiến cho nhiều dòng nước bị tắc nghẽn và gây ra tình trạng ô nhiễm
trầm trọng ở các địa phương. Ở những nơi mà các cửa đập thuỷ lợi được xây để ngăn chặn nước mặn
xâm nhập vào mùa khô, như chương trình Quản Lộ Phụng Hiệp ở bán đảo Cà Mau và chương trình
Nam Măng Thít ở tỉnh Trà Vinh, cửa đập bị đóng lại trong thời gian lâu dài và mực nước ở các kinh
thấp vào mùa khô, khiến phẫm chất nguồn nước suy thoái theo mùa (NEDECO,1994b;
SIWRPM,1997). Nước ứ đọng và chứa nhiều hóa tố làm cho rong cỏ trong kinh rạch bộc phát, sinh
ra nhiều chất phế thải hữu cơ khiến môi trường càng bị ô nhiễm hơn; đây cũng là điều kiện thích hợp
để loài muổi sinh sản, gây nguy hiểm đến sức khỏe của con người.
Bành trướng kế hoạch trồng lúa thâm canh, nhờ các dự án kiểm soát và phân phối nguồn nước, cần
sử dụng nhiều hơn hoá chất phân bón, thuốc trừ sâu bọ và như thế sinh ra thêm nhiều chất ô nhiễm
phế thải vào các đường nước. Các chất gây ô nhiễm như thuốc trừ sâu bọ, kim loại và các độc tố
khác tạo ra nhiều mối lo ngại cho sức khoẻ của con người và môi sinh; những chất gây ô nhiễm loại
này được chứa rải rác hay tồn trữ trong môi trường, được ngoại hấp lên các chất trầm tích nhuyễn và
các hạt hữu cơ mịn. Các chất trầm tích mịn lắng đọng trong các con kinh (gây nên bởi nước bị ứ
đọng) có tác động tập trung các chất ô nhiễm trong kinh rạch và nếu tình trạng này trùng hợp với giai
đoạn acid được phóng thích từ đất phèn, sẽ tạo ra điều kiện sinh hoá thích hợp cho các sinh vật hấp
thụ ào ạt các độc tố nêu trên.
Những ảnh hưởng tiêu cực của các chương trình kiểm soát và phân phối nguồn nước không chỉ giới
hạn trong các con kinh. Những con đê dọc theo các sông rạch có mục đích chống lũ và làm trì hoãn
nước lũ tràn bờ, đã thực sự phân chia đồng bằng châu thổ Cửu Long thành nhiều ngăn, và gây ra
những hậu quả tương tự như đã tạo ra những vùng nước ứ đọng trong các kinh rạch. Vào thời cao
điểm của mùa lụt, ở những vùng lũ chỉ được ngăn cản từng phần, nước lũ tràn vào các cánh đồng và
tom góp tất cả những chất phế thải của các hộ gia cư, các chất bẩn rắn và các chất ô nhiễm khác; và
khi mực nước ở các dòng sông bắt đầu rút thấp, nước ngập trong các cánh đồng vẫn không thoát ra
được do các con đê (Hình 3). Do đó, người dân địa phương phải sống chung với nguồn nước dơ bẩn
ô nhiễm trong suốt thời gian “nước lũ tràn bờ”, gây nguy hại đến sức khoẻ. Đứng trên phương diện
này, liệu lũ lụt hàng năm có hiệu quả và giá trị tẩy trừ chất bẩn, độc tố, thuốc trừ sâu rầy khỏi đồng
ruộng như người ta thường nghĩ.
11
1.2.2.6 Những ảnh hưởng đến môi sinh
Ành hưởng đầu tiên của các kế họach qui mô kiểm soát và phân phối nguồn nước lên môi sinh của
châu thổ đông bằng Cửu Long là làm giảm diện tích những vùng có hệ sinh thái tương đối thiên
nhiên. Những dấu vết còn sót lại của những vùng nước ngọt, đất thấp (rừng tràm và đầm cỏ) ở vùng
ngoại biên của châu thổ đồng bằng như:
khu Tứ giác Long xuyên và Đồng Tháp, ít người lui tới vì môi trường khắc nghiệt, khó sống vì
đất phèn, đầm lầy, ngập lụt sâu kéo dài 6 tháng mỗi năm
vùng ven biển của bán đảo Cà Mau với rừng đước, rừng mấm dày đặc, ngày nay được mở ra cho
con người cải biến và sử dụng.
Những vùng môi sinh hiếm hoi còn sót lại này bị đặt dưới áp lực nặng nề và nguy cơ ngày càng tăng
do sự xâm nhập của con người, biến những khu thiên nhiên thành những “tiểu đảo” giữa “biển cả”,
khiến nhiều hệ sinh thái còn sót lại (tuy hiện nay là những khu được bảo vệ cấp quốc gia), luôn luôn
bị đe doạ bởi những sinh hoạt trong những vùng lân cận như:
những thay đổi về dòng chảy của các con sông
kế hoạch chống lũ
bồi lấp gây ra bởi các kế hoạch kiểm soát và phân phối nguồn nước
gia tăng chất gây ô nhiễm
câu trộm, săn bắn trộm
đốt đồng, phá rừng (Vinh, 1997)
Hình 3. Đồng bằng bị đê chia thành từng ngăn, ngập úng trong mùa lụt, khiến tình trạng ô nhiễm
trở nên trầm trọng hơn (gần Châu Đốc, Tỉnh An Giang).
Xây dựng và thiết kế một số cấu trúc trong kế hoạch kiểm soát nguồn nước đưa đến tình trạng phân
lô, ngăn chia hệ sinh thái của châu thổ đồng bằng Cửu Long. Những cấu trúc này ngăn cản sự luân
chuyển tự nhiên của hệ lý sinh đa dạng của môi trường vùng châu thổ như:
12
vận chuyển của dòng nước, chất trầm tích, hóa tố
tính di trú và phân bố của sinh vật và các cây mầm
Đê trị lụt ngăn cản tính di trú tự nhiên của các loài cá từ dòng sông lên các cánh đồng trong thời kỳ
”nước lũ tràn bờ”, điều này rất quan trọng đối với các loài “cá trắng” sinh sản trong các cánh đồng bị
ngập lụt, nhưng sống trong các dòng sông vào mùa khô (NEDECO,1991d). Đóng các cửa đập không
những cản trở sinh vật và chất liệu hoán chuyển giữa vùng nước ngọt và nước mặn mà còn loại bỏ
“môi trường chuyển tiếp nước lợ“ cùng những loại sinh vật không thể tồn tại lâu dài trong nước ngọt
hay nước mặn như loại dừa nước (Nypa fructicans). Dừa nước (một nguồn lợi khác của người dân
địa phương) chết hàng loạt dọc theo bờ biển của bán đảo Cà Mau. Ngoài những biến đổi nêu trên, kế
hoạch kiểm soát nguồn nước còn thay đổi đặc tính của những “môi trường sống” (habitat) thuộc hệ
lý sinh trong châu thổ. Làm thẳng các rạch nước thiên nhiên và tiếp tục nạo vét lòng kinh là những
thí dụ cho thấy những biến đổi trực tiếp của môi trường và môi trường sống tự nhiên; trong khi
những ảnh hưởng gián tiếp hơn như: thay đổi độ chảy dòng nước, thời gian, phạm vi và chiều sâu
của ngập lụt vào mùa mưa, động tính của chất trầm tích và acid phóng thích từ những vùng đất phèn.
Tính đa dạng của môi trường sống giảm dần: thí dụ những chỗ sâu, cạn khác nhau của dòng sông
thiên nhiên được thay thế bằng những kinh đào được bố trí theo hình chử nhựt và cùng một độ sâu.
Xa hơn nữa, mức độ an toàn của môi trường sống cũng biến đổi, điển hình là làm gián đoạn thường
xuyên hệ thuỷ sinh trong các kinh đào, do nạo vét và xả phèn định kỳ, từ những vùng đất phèn ASS,
có diện tích ngày càng gia tăng. Mặc dù đào kinh tạo thêm nhiều môi trường sống cho thuỷ sản và
được xem như thêm một lợi ích của kế hoặch kiểm soát và phân phối nguồn nước (thật thế, cá trong
các kinh đào là một nguồn lợi khác của người dân vùng châu thổ), tuy nhiên nhận định này cần được
xét lại vì môi trường sống trong các kinh đào có tính kém đa dạng và thiếu ổn định. Những điều kiện
sinh thái trên dẫn đến suy giảm tính đa dạng sinh học trong vùng, vì chỉ những loại sinh vật có khả
năng thích ứng cao nhứt và sống thành đàn được tồn tại, trong khi các giống khác bị huỷ diệt.
Áp dụng kế hoạch kiểm soát nguồn nước làm tăng chất ô nhiễm trong môi trường, điều này có thể
xuất phát từ:
gia tăng sử dụng các loại phân bón hoá học trong nông nghiệp thâm canh
gia tăng diện tích đất phèn
gia tăng khối lượng acid phóng thích do khả năng rửa đất của các dòng nước bị suy giảm
hay vì
gia tăng dân số có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ môi sinh do tiêu diệt các vùng sinh vật, giảm năng
xuất sinh học, giảm đề kháng bệnh tật và hạ thấp tính đa dạng sinh học (MDDRC,1996). Một
điều cần được quan tâm đặc biệt ở đây là nguy cơ của độc chất tích luỹ dần dần trong môi trường
thiên nhiên, vì các chương trình kiểm soát nguồn nước không chỉ gia tăng khối lương chất ô
nhiễm, nhưng còn có tiềm năng gia tăng khối lượng chất ô nhiễm tồn đọng trong môi trường và
được hấp thụ bởi sinh vật.
Giới hạn nước tràn bờ ngập châu thổ đồng bằng, ngăn cản nước tràn bờ, gia tăng acid hoá đất
đai và dòng nước do thành lập thêm nhiều vùng đất phèn AASS, dòng nước không luân chuyển
và gia tăng bồi lấp trong các kinh rạch, giảm độ chảy vào mùa khô của các con sông chánh bởi
chuyển dòng nước vào mạng lưới với nhiều kinh đào chằng chịt và hậu quả làm gia tăng bồi lấp
các đoạn sông chánh ở phần dưới của châu thổ, là một số của nhiều ảnh hưởng có đặc tính tích
luỹ và góp phần vào một tiến trình đầu độc hoá từ từ châu thổ đồng bằng Cửu Long.
Những ảnh hưởng của các kế hoạch kiểm soát và phân phối nguồn nước có tiềm năng phá vỡ tính
bền vững của các chương trình phát triển nông nghiệp trong châu thổ đồng bằng sông Cửu Long. Gia
tăng sức ép lên môi trường, đồng thời hạ thấp tính sinh học đa dạng, gây bởi những tác động nêu
trên, tái khẳng định khuynh hướng chung tiến dần đến khống chế châu thổ bởi một nắm nhỏ các
giống lúa có năng xuất cao. Tính quân bình sinh học khó có thể được thiết lập trong bối cảnh nông
13
nghiệp hiện nay ở vùng châu thổ và trong sự khiếm khuyết của những kiểm soát thiên nhiên, sâu bọ
và dịch bộc phát, những xáo trộn trong các điều kiện về môi trường sẽ tạo thành mối đe dọa lớn lao
cho sản xuất nông nghiệp. Thêm vào đó, những giống cây trồng và thú nuôi có từ lâu đời trong vùng
châu thổ Cửu Long (hiện bị đe doạ bởi ảnh hưởng của những kế hoạch phát triển các cơ sở hạ tầng)
chính là những sinh vật có nhiều khả năng tồn tại trước những biến đổi môi sinh cao hơn các giống
được đem vào sử dụng gần đây, và có thể là những chìa khóa dành cho sự phát triển trong tương lai
những giống sinh thực vật khoẻ mạnh hơn và thích hợp với môi trường bản địa (Hirata, 2000). Nếu
những giống cây trồng và thú nuôi cổ truyền này bị mất đi, sẽ gây nên một phản hồi thòng lọng, vĩnh
viễn tuỳ thuộc vào các hoá chất nông nghiệp và các giống lúa mới năng xuất cao hơn, nhưng sau
cùng tiếp tục làm hư hại mội trường và hệ sinh thái.
1.3 Phát triển vùng ven biển của châu thổ đồng bằng Cửu Long
1.3.1 Lịch sử và tính hợp lý
1.3.1.1 Nhập đề
Vùng ven biển của châu thổ đồng bằng Cửu Long tượng trưng một trong những hoàn cảnh địa dư
đầy thách thức đối với định cư và sử dụng của con người. Nơi đây tập trung những điều kiện thiên
nhiên chủ yếu có tính khắc nghiệt làm hạn chế những phát triển kinh tế, như tính mặn, đất phèn và
thoát nước nghèo nàn. Ở vùng tây nam bán đảo Cà Mau, nằm cách xa ảnh hưởng trực tiếp của nước
ngọt của các sông chánh, do tính chất nghịch lý thiếu nước ngọt ở vùng đầm lầy nên không nhiều
người đặt chân vào, mãi đến thời gian tương đối gần đây. Môi trường không chịu những ảnh hưởng
biến đổi đáng kể vì nơi đây chỉ có một số nhỏ cộng đồng, dân cư thưa thớt sống còn nhờ bắt cá, hầm
than đước, canh tác chuyển vùng và làm muối (Hong and San,1993; Sanh et al., 1998). Ở những nơi
có nhiều nguồn nước ngọt, canh tác cổ truyền được điều chỉnh để thích hợp với những thay đổi theo
mùa của môi trường: trồng lúa vào mùa mưa và nuôi tôm vào mùa khô; đây là một dạng thích ứng
với hoàn cảnh thiên nhiên, dựa trên cơ hội luân chuyển của mùa nước ngọt và nước mặn. Cách thức
sử dụng đất đai có từ lâu đời này tương đối ít gây ra những hậu quả tiêu cực đối với môi trường: vào
mùa khô, dẫn nước mặn vào các cánh đồng để nuôi tôm giúp đất không ngậm phèn, rửa xả độc chất,
ngăn ngừa đất phóng thích acid và mặt đất không bị dẽ rắn (Miller, 2000).
Điều này không chỉ đem lại lợi ích cho môi trường thiên nhiên nhưng cho cả người dân đã bỏ ra công
sức, đồng thời giảm được những rủi ro mất mùa, nhờ độc tính của đất được giảm bớt vào thời điểm
cấy mạ non. Vùng đất ven biển nằm trong kế hoạch kiểm soát và phân phối nước ở châu thổ đồng
bằng Cửu Long, phần lớn ngậm mặn theo mùa, hiện được cải biến nhờ các công trình thuỷ lợi, nên
mỗi năm trồng được 2-3 mùa lúa. Ngược lại dãy đất nắm giữa bờ biển và ranh giới (ở mặt quay về
biển) của vùng được trồng lúa thuỷ lợi, một cách tiếp cận hoàn toàn trái ngược được dùng cho vùng
đất này (ngập mặn suốt năm hay theo mùa). Trên các dãy đất này, nước mặn là nguồn sản xuất có giá
trị về mặt kinh tế và vùng đất được phát triển trong những năm gần đây để nuôi trồng thuỷ sản: nuôi
tôm và trồng đước.
1.3.1.2 Nuôi tôm và rừng đước
Nuôi trồng thuỷ sản là một phần trong toàn bộ đời sống nông nghiệp lâu đời của người dân vùng
châu thổ đồng bằng Cửu Long. Phối hợp nuôi cá/tôm trong các thửa ruộng bỏ hoang vào mùa khô
được phát triển gần như cùng lúc với sự bành trướng trồng lúa trong vùng ngập mặn theo mùa, từ
đầu thế kỷ 20 (Sanh et al., 1998) và đồng thời tôm được nuôi bên ngoài khu cấy lúa, trong các ao hồ,
có được bằng cách đấp bờ đất bao bọc xung quanh các ”rạch thuỷ triều thiên nhiên” (Hong and San,
1993). Đây là cách nuôi tôm quảng canh nhờ vào con giống và thức ăn có sẵn từ thiên nhiên.
Từ 1980, ngành nuôi tôm được bành trướng nhanh chóng trên toàn vùng ven biển của châu thổ Cửu
14
Long do chánh sách đổi mới, giá tôm cao trên thị trường quốc tế và phần khác được nhà cầm quyền
tích cực khuyến khích để phát triển kinh tế (NEDECO, 1991d; Hong and San, 1993; Koopmanschap
and Vullings, 1996; Johnston et al., 1998). Ngành nuôi tôm phát triển rất nhanh, vượt trội cách thức
làm ăn nhờ lanh trí ở buổi ban đầu của người dân địa phương (biết lợi dụng nguồn nước mặn theo
mùa) và trở thành một loại sinh hoạt kinh tế quanh năm, với nhiều đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Đến
giữa thập niên 1990’s, tổng số diện tích nuôi tôm gần 200.000 ha và lượng sản xuất mỗi năm trong
châu thổ là 50.000 tấn (Phuong and Hai, 1998). Nuôi tôm sớm có thu hoạch cao, nên thu hút một số
đông người trong vùng và từ những tỉnh khác (hầu hết là những người sống chui hay những nông dân
nghèo nàn) di cư đến vùng ven biển và như thế ngành nuôi thuỷ sản bộc phát (Hong and San, 1993;
MDDRC, 1996; Benthem, 1998). Thêm vào đó, những thành công rõ rệt lúc ban đầu, biến nuôi tôm
trở thành phong trào, một số hộ gia cư địa phương bỏ nghề của họ để nuôi tôm; do vậy một số đồng
ruộng được biến thành những ao nuôi tôm (Koopmanschap and Vullings, 1996).
Gần như toàn thể ngành nuôi tôm trong giai đọan đầu đều có tính quảng canh, dựa vào nguồn giống
thiên nhiên và nước thuỷ triều hoán đổi. Ao được dùng lại nhiều lần để gầy giống, tăng trưởng và thu
hoạch, trong chu kỳ tương đối ngắn từ 15 đến 30 ngày (Hong and San, 1993). Kỹ thuật nuôi trồng
này khiến, không lâu sao đó, năng xuất của mỗi ao giảm đi, do nguồn giống và chất dinh dưỡng thiên
nhiên cạn dần và nước trong ao mất phẫm chất vì không được thường xuyên thay đổi, chứa acid
phóng thích từ đất phèn (đất được đào lên và đắp xung quanh ao nuôi tôm, lâu ngày bị không khí
oxid hóa trở thành đất phèn) và đáy ao dơ bẩn do tồn đọng các chất phế thải hữu cơ
(NEDECO,1991d; Hong and San, 1993; Koopmnschap and Vullins, 1996). Ở một phạm vi rộng lớn
hơn, nuôi tôm có năng xuất giảm dần, phần chánh do đốn rừng đước để làm ao, nhưng chính rừng
đước là nơi sinh sản con giống và cũng là nguồn dinh dưỡng chánh của tôm (NEDECO, 1991d; Linh
and Binh, 1995). Thêm một yếu tố khác khiến nuôi tôm có năng xuất thấp là cách phát hoạ và quản
lý các ao tôm rất nghèo nàn, đưa đến những điều kiệu không thích hợp cho tôm tăng trưởng: nhiều
ao quá cạn, khiến nhiệt độ của nước trong ao thay đổi nhiều (Koopmanschap and Vullins, 1996;
Jonhston et al., 1998), trong khi một số ao khác quá sâu hoặc thiếu cống thoát nước để nước được
hoán đổi (Hong and San., 1993). Để bù đấp vào những giảm sút về năng xuất và lợi tức, mốt số nông
dân bỏ những ao cũ, phá thêm rừng, đào thêm những ao mới, đem đến hậu quả là cả một vùng rừng
đước, trong nhiều trường hợp vẫn còn đang trong tình trạng phục hồi sau những tàn phá bởi chiến
tranh Việt Nam, trở thành vùng đất hoang đầy cỏ dại loại Acanthus illicifolius. Trong khoảng thời
gian từ năm 1983 đến 1995, Cà Mau và Bạc Liêu mất một nửa diên tích rừng đước (từ 117.745 ha
giảm còn 51.492 ha), con số này cho thấy những hậu quả tác hại và không lường của phong trào
nuôi tôm nước mặn đối môi trường của châu thổ.
Đến đầu thập niên 1990’s, ảnh hưởng của nuôi tôm theo phong trào và hậu quả tàn phá rừng đước
trở nên rõ rệt ở cấp địa phương. Mặc dù gia tăng diện tích vùng nuôi tôm được tiếp tục, nhưng năng
xuất có dấu hiệu suy giảm. Sản xuất có chiều hướng tiếp tục giảm hơn do bộc phát và tái phát các
bệnh nhiễm vi khuẫn, như bệnh đốm trắng; bệnh này tràn lan do các điều kiện không thích hợp trong
ao và nhiều nông trại dùng chung đường nước ra, vào (Koopmanschap and Vullings, 1996; MDDRC,
1996; Benthem,1998; Phuong and Hai, 1998).
Sản lượng nuôi tôm giảm sút thúc đẩy việc tìm kiếm những phương cách khác ít dựa vào các nguồn
thiên nhiên. Môt số nông dân nuôi tôm theo quảng canh cải thiện và bán thâm canh, vẫn dùng nước
thuỷ triều, nhưng chọn con giống sản xuất nhân tạo theo tỷ lệ và thứ tự 1-3, và 3-6 con giống cho
mỗi m
2
(Phuong and Hai,1998) và dùng thức ăn hạng thấp, trong khi một số nhỏ theo phương pháp
thâm canh tốn kém hơn với vốn đầu tư nước ngoài và chuyên viên có nhiều kinh nghiệm; con giống
được cung cấp từ những nơi ương trứng, thực phẫm có chất lượng cao và nguồn nước được thường
xuyên bôm ra, vào (Koopmanschap and Vullings, 1996; Phuong and Hai, 1998). Điều đáng ghi ở đây
là trong khi cách nuôi tôm quảng canh cải thiện và bán thâm canh được phát triển nhanh chóng trong
vùng, nhưng hoàn toàn thiếu hẵn những kế hoạch quản trị, nuôi tôm theo nhiều cách thức khác nhau,
lẫn lộn trong suốt vùng ven biển. Vì thế, trong nhiều trường hợp, các trại nuôi thâm canh gặp phải
15
những khó khăn gây ra bởi cách nuôi quảng canh, khiến năng xuất thấp và chết tôm hàng loạt
(Koopmanschap and Vullings, 1996); điều này xảy ra vì nguồn nước ô nhiễm, sinh thái trong vùng
trở nên kiệt quệ và nông dân thiếu kinh nghiệm (Johnston et al., 1998).
Trồng rừng đước không phải là một quan niệm mới mẻ trong châu thổ đồng bằng Cửu Long. Dưới
thời thuộc địa, nhà cầm quyền Pháp đã thiết lập những đồn điền ở Cà Mau trồng rừng để lấy gỗ, củi
chụm và than vào thập niên 1940’s, trong khi đó chương trình phục hồi rừng được khởi đầu ở Cà
Mau và Cần Giờ sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt (Hong and San, 1993; Miyagi, 1995). Tuy
nhiên môi trường sinh thái ở dọc theo bờ biển vùng Châu Thổ Cửu Long bị thoái hoá trầm trọng
trong những thập niên từ 1980’s đến đầu 1990’s, phần lớn gây nên bởi nuôi tôm theo phong trào,
thiếu kiểm soát; đứng trước những thiệt hại nặng nề về môi sinh này, các nhà cầm quyền trung ương
và địa phương đã ban hành một loạt các qui định nhằm bảo vệ rừng và các vùng đất thấp dọc bờ biển
và phát động chương trình trồng rừng (Hong and San, 1993). Thêm vào đó, nhiều dự án được ngoại
quốc tài trợ giúp tái tạo các vùng rừng đước qua Kế hoạch Tổng Thể Mekong (1993a,b) trong thập
niên 1990’s (Bethem, 1998).
Gần đây, đồn điền đước cũng được thành lập trong những khu vực đất tư nhân như một nguồn lợi tức
cho các cộng đồng người dân địa phương. Tuy nhiên vì mối lo ngại: nếu mức độ phá rừng vẫn được
duy trì như hiện tại, thì vào đầu thế kỷ 21 rừng đước của châu thổ Cửu Long không còn đủ để đáp
ứng những nhu cầu về gỗ, củi và than ( Johnston et al.,1998) cũng như sản lượng tôm cũng thụt giảm
do mất rừng đước, nên nảy sinh kế hoạch phối hợp nuôi tôm và trồng rừng đước (Hình 4).
Hình 4. Một hệ thống hợp nhứt nuôi tôm-rừng đước trong tỉnh Bạc Liêu, phối hợp cách nuôi thuỷ
sản quảng canh cải thiện và rừng đước Rhizophora apiculata.
Trong hệ thống này, rừng được giử 70% tổng số diện tích và phần còn lại dành cho nuôi trồng thuỷ
sản và các canh tác nông nghiệp khác. Nhiều đề án của hệ thống tổng hợp này được đem ra áp dụng:
hệ thống phân chia rỏ rệt giữa vùng nuôi thuỷ sản và đồn điền; hệ thống hợp nhứt trong đó đước
được trồng ngay trong hay xung quanh ao nuôi tôm; hệ thống gồm những ao được đào giữa đồn điền
rừng đước (Hong and San, 1993; Linh and Binh, 1995). Thiết lập những đồn điền rừng đước đem
đến nhiều lợi ích cho môi trường và an sinh xã hội. Hồi phục rừng đước trên những vùng đất phèn
giúp giảm thiểu acid trong đất và cải thiện cấu trúc, lượng chất hữu cơ của đất; và ở nơi như Cần
Giờ, khối lượng thuỷ sản gia tăng rõ rệt sau khi rừng được tái tạo khoảng vài thập niên (Hong and
San, 1993). Trồng cây đước trong hay xung quanh các ao nuôi tôm giúp cải thiện những điều kiện để
tôm tăng trưởng nhờ những rác rưởi dồi dào chất hữu cơ, nhiều dinh dưỡng và bóng mát ngăn nhiệt
độ của nước trong ao tăng cao quá đáng. Tuy nhiên trồng đước cũng gây ra một số những ảnh hưởng
tiêu cực: nhiều bóng mát làm giảm sút năng xuất của tôm (Linh and Binh, 1995). Thu nhập từ trồng
rừng đước rất chậm và thấp so với nuôi tôm (Johnston et al.,1998), vì mỗi chu kỳ từ lúc trồng đến khi
thu hoạch cây củi khoảng 20 năm (Hong and San,1993; Johnston et al., 1998). Vì thế, xảy ra những
16
chuyện đốn rừng bất hợp pháp và những sai lầm trong phần quản lý rừng đước, đưa đến những qui
định chặt chẻ hơn như hoàn toàn cấm đốn rừng đước ở Tỉnh Cà Mau, vào năm 1996 (Johnston et al.,
1998). Những quan tâm khác về thời hạn người dân được quyền chiếm hữu đất dành để trồng rừng
đước: do nhiều tin đồn gây hoang mang trong quần chúng, rằng đất tư nhân chiếm hữu chỉ được
dùng vào các canh tác nông ngư nghiệp, đây chính là những lý do vì sao các kế họach trồng rừng
không được mấy thành công (Miller, trao đổi cá nhân).
1.3.1.3 Thuỷ lợi và trồng lúa
Mặc dù diện tích nuôi trồng thuỷ sản gia tăng một cách phổ biến trong thời gian gần đây, tuy nhiên
những vùng ở phía mặt trong giáp đất liền, được thay thế dần dần bởi sự phát triển của trồng lúa thuỷ
lợi. Trong dự án kiểm soát và phân phối nguồn nước Quản Lộ Phụng Hiệp vùng bán đảo Cà Mau,
các khu nuôi tôm thuộc vùng từ đông bắc đến tây nam của dự án dần dần được trồng lúa thuỷ lợi.
Trong trường hợp đặc biệt này, xảy ra nhiều bất ổn về mặt an sinh trong xã hội do sự xuất hiện của
luồng nước rất lợ ở mặt tiền của khu được mở rộng để trồng lúa; ở đây độ mặn của nước quá thấp để
nuôi tôm, nhưng quá cao để trồng lúa, gây khó khăn cho cuộc sống của những người trước kia sống
nghề nuôi tôm.
Diện tích trồng lúa sẽ tiếp tục tăng thêm trong tương lai nhờ những chương trình thuỷ lợi. Chánh
sách của nhà cầm quyền Việt nam có vẻ nhằm tối đa hoá diện tích trồng lúa. Ở vài nơi, như tỉnh Bạc
liêu, có những kế hoạch mở rộng diện tích vùng trồng lúa thuỷ lợi đến những vùng ngập mặn vĩnh
viễn nằm bên ngoài phạm vi của kế hoạch Quản Lộ Phụng Hiệp, với dự định thiết lập và trồng lúa
trên các tiểu đảo bao bọc bởi các cống thuỷ lợi ngăn mặn. Chỉ dãy đất hẹp dọc ven biển, mặt ngoài
được bao bọc bởi các đê chạy dài theo bở biển Nam hải, là không nằm trong kế hoạch cải biến và
được trồng các loại cây thiên nhiên, cây đước để chóng bảo biển và sóng thần.
1.3.2 Ảnh hưởng đến môi trường và những mối quan ngại
1.3.2.1 Những ảnh hưởng về thuỷ học
Những ảnh hưởng về thuỷ học của các kinh đào đã trình bày ở các đoạn 1.2.2.1 và 1.2.2 2. Ảnh
hưởng của các chương trình kiểm soát và phân phối nguồn nước lên vùng ven biển của châu thổ bao
gồm những thay đổi về phạm vi vùng đất bị nước mặn xâm nhập và độ dốc của tính mặn, biên độ của
thuỷ triều trong các kinh, độ chảy cùng mức độ hoán chuyển của thuỷ triều và lưu thông của dòng
nước.
Các cửa đập thuỷ lợi ngăn nước mặn, thường làm gia tăng biên độ của thuỷ triều trong đoạn kinh
nằm bên ngoài cửa đập, do ảnh hưởng khuyết đại của khối nước nơi đây. Trong trường hợp thuỷ
triều tràn vào nhiều kinh ở ven bờ biển, như ở bán đảo Cà Mau, ảnh hưởng khuyết đại của thuỷ triều
sẽ gia tăng, do các đợt sóng tập trung nơi ngả ba các con kinh. Biên độ của thuỷ triều gia tăng gây ra
những ảnh hưởng tiêu cực cho các địa phương: ngập lụt, nước ứ đọng, úng đất và sạt lở bờ kinh.
Thêm vào đó, đóng cửa đập thuỷ lợi, tạo ra những vùng nước tù ở hai bên cửa đập và từ đó phẫm
chất nước trong kinh bị suy giảm.
Mặt khác, nước mặn xâm thực có thể trở nên trầm trọng hơn, dọc theo các con kinh có những nhánh
hai bên và cùng lúc bị đóng bởi các cửa đập. Những trường hợp này thường xảy ra khi con kinh nằm
ở vùng giữa hai kế họach thuỷ lợi riêng biệt.
Ở vùng ven biển của châu thổ Cửu Long, địa hình thiên nhiên bị biến đổi một cách rộng rãi và trở
nên phức tạp hơn do đào ao nuôi tôm (tạo nên những bờ/đập, ụ đất), đào những đường nước ra, vào.
Trong một khu vực nhỏ, nhưng cùng lúc có nhiều cách sử dụng khác nhau, nên gây ra nhiều vấn đề
phức tạp. Ngoài ra hệ thống tiêu thoát nước cũng bị biến đổi một cách sâu rộng. Những vùng đất
17
thấp rộng lớn, chằng chịt với những rạch thuỷ triều ngoằn ngoèo được thay thế bằng hệ thống những
kinh đào thẳng; ảnh hưởng của những biến đổi về cấu trúc này thay đổi tuỳ nơi; một mặt, thoát nước
và thuỷ triều hoán chuyển ở nhiều nơi được cải thiện do sự thiếp lập của hệ thống kinh đào, nhưng
những cấu trúc như bờ đê, ụ đất gây nên úng nước ở nhiều nơi khác. Những nơi gần các bờ đê
thường bị úng nước, tích luỹ các chất ô nhiễm và ngập lụt ở địa phương vào mùa mưa trở nên trầm
trọng hơn. Tạo ra những tiểu đảo để gia tăng canh tác nông nghiệp sẽ làm trầm trọng và phức tạp
thêm những ảnh hưởng tiêu cực về thuỷ học.
1.3.2.2 Ảnh hưởng trên động tính của các chất trầm tích và hiện tượng bồi lấp
Ảnh hưởng của đào kinh ở vùng ven biển của châu thổ đồng bằng lên động tính của chất trầm tích có
phần khác hơn so với vùng thượng của châu thổ, vì trước hết ở ven biển không có những hệ thống đê
trị thuỷ to lớn và thứ đến do sự khác biệt về chiều hướng di chuyển của chất trầm tích. Những kinh
đào ở vùng ven biển làm gia tăng đường thuỷ triều vận chuyển chất trầm tích từ biển đông, như thế
làm gia tăng cung cấp chất trầm tích cho châu thổ đồng bằng. Mặc dù kinh đào giữ lại một khối
lượng trầm tích đáng kể, tuy nhiên tương đối ít so với những rạch nước thiên nhiên ngoằn ngoèo, tích
luỹ chất trầm tích dưới dạng những voi đất. Hơn nữa, các kinh đào có hình dạng đường thẳng nên
dòng nước chảy nhanh hơn so với trong các rạch cong quẹo. Như thế các kinh đào giúp đem nhiều
chất trầm tích vào từ ngoài biển, gia tăng tốc độ bồi lấp lên châu thổ. Ở những vùng rừng đước, hiện
tượng bồi lấp này làm nền đất cao nhanh, gây ra hậu quả làm giảm đi tuổi thọ tối đa của hệ thống
môi sinh trong một vùng. Trong ngành nuôi trồng thuỷ sản, hiện tượng bồi lấp nhanh này là nguyên
nhân khiến các ao nuôi tôm bất chợt lắng bùn.
Thiết kế và đóng các cửa đập thuỷ lợi để ngặn nước mặn xâm thực gần đây đã làm giảm khối lượng
chất trầm tích chuyên chở từ biển vào vùng vòng đai ven biển. Những cửa đập này làm tăng tốc độ
lắng đọng chất trầm tích ở phía bên ngoài cửa đập (mặt quay ra biển); tạo nên vùng nước tù trong
thời gian đóng cửa đập; đất sét nổi lềnh bềnh trong thời gian cửa đập vừa mở, do sư gặp gở của hai
luồng nước có độ mặn khác xa. Như thế một biến đổi đáng kể sẽ xảy ra về mẫu/dạng bồi lắng chất
trầm tích trong kinh, ao nuôi tôm và vùng rừng đước khi có thêm nhiều cửa đập thuỷ lợi và công
trình trồng lúa trong các “tiểu đảo” được tiến hành. Tính trạng sạt lở bờ sông trở nên lan rộng dọc
theo các kinh đào ở vùng ven biển châu thổ Cửu Long (Hình 5).
Những sạt lở dọc theo các bờ kinh hướng ra biển Nam Hải có thể xem như tệ hại nhứt trong toàn
vùng châu thổ, do những trùng hợp ngẫu nhiên của biên độ rộng và độ chảy mạnh của thuỷ triều và
bờ kinh cấu tạo bởi loại đất sét mềm. Những điều kiện này khiến các bờ kinh không ổn định trên
phương diện địa chất, nên dễ bị sụp lở dưới sức cuốn của dòng nước. Huỷ hoại các loại dừa nước,
rừng đước dọc theo bờ kinh, do thay đổi thuỷ tính (gây ra bởi các kế hoạch kiểm soát và phân phối
nguồn nước), ô nhiễm hay khai thác vượt mức, bên cạnh những xáo trộn về hình thể gây nên bởi số
đông người sống tập trung dọc theo các bờ kinh và nhiều tàu cao tốc qua lại trong kinh rạch, làm cho
tình trạng sạt lở bờ kinh trở nên trầm trọng hơn.
Điều rõ rệt là những phát họa và cách thức quản lý nghèo nạn đã góp phần làm trầm trọng thêm, một
cách không cần thiết, cũng như tốn kém, tình trạng sạt bờ kinh và bồi lấp nhanh chóng các kinh đào
dọc ở vùng ven biển (và có lẻ ở các vùng khác) của châu thổ. Một trong những lý do làm lan tràn sạt
lở bờ kinh là độ dốc của các con đê hay bờ kinh. Hầu hết những bờ kinh có độ dốc cao hơn con số
được Bộ Giao Thông đề nghị từ 1:3 đến 1:2. Những yếu tố bên ngoài gây nên tình trạng sạt lở bờ có
thể được làm giảm đi bằng những qui định về cách sử dụng đất dọc theo bờ kinh, tàu bè chạy trong
kinh và trồng cỏ dọc theo bờ. Sạt lở bờ làm cạn kinh và từ đó phải nạo vét. Tuy nhiên nếu nạo vét
kinh không đúng cách lại có thể tạo nên phản hồi tiêu cực tiếp theo, có nghĩa là nạo vét đất sạt lở dẫn
đến sạt lở thêm.Trước hết, nạo vét quá gần bờ và đất nạo vét lại vứt ngay lên bờ, làm cho bờ kinh
dốc đứng nên dễ bị sạt lở; tuy nhiên trên thực tế đây là điều cố ý của một số người, để dễ cất nhà bên
cạnh bờ sông và tiện việc làm bến ghe, tàu gần bờ. Bờ kinh có dốc thẳng đứng khiến không thể trồng
18
cỏ để gia cố. Tiếp tục nạo vét khiến kinh lớn dần và phơi trần loại đất PASS trở thành đất phèn. Bùn
nạo đổ đống lên bờ kinh trở thành những nơi tích luỹ các chất ô nhiễm; các chất độc này sau đó thải
vào kinh, ngoại hấp lên những chất trầm tích nhuyễn ở đáy kinh.
Tính ổn định của bờ biển có thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những kinh đào vùng ven biển. Những
kinh đào dọc theo bờ biển Nam Hải ở Cà Mau tạo ra nhiều mối lo ngại vì các kinh đào thực sự làm
gián đoạn hệ thống chuyên chở phù sa dọc theo bờ biển: vì những kinh đào có tác dụng như những
bồn tồn trữ chất trầm tích, dần dần làm giảm khối lượng trấm tích chuyển xuống phía nam. Khối
lượng phù sa mà hệ thống chuyên chở mất đi rất lớn vì sức chảy của thuỷ triều vào các con kinh rất
mạnh, do ảnh hưởng trực tiếp của biên độ và đặc tính không cân bằng của thuỷ triều khi dâng lên và
lúc rút xuống. Ngoài ra các kinh đào còn có ảnh hưởng tiêu cực lên sự tăng trưởng của cây đước mọc
dọc bờ biển. Thí dụ đước không mọc nơi cửa kinh Cai Cùng giáp bờ biển ở Bạc Liêu, nhưng mọc
nhiều hơn ở những nơi xa cửa kinh. Mặc dầu nguyên nhân không rỏ, tuy nhiên có thể kinh tạo ra
những điều kiện khó khăn cho hạt bám đất, đâm chồi vì phơi trần trước gió, mặt trời và thuỷ triều.
Những bải bồi trơ trọi xung quanh các cửa kinh rạch khiến cho bờ biển dễ bị soi mòn vì thiếu những
cây đước bám giữ đất.
Do phạm vi bành trướng rộng lớn dọc theo vùng bờ biển của châu thổ đồng bằng Cửu Long, những
ao nuôi tôm gây ảnh hưởng rất lớn lên động tính bồi đắp của phù sa trong châu thổ đồng bằng. Ao
nuôi tôm là những vùng khiếm khuyết của bề mặt châu thổ “nơi châu thổ, xem như, bị bòn rút” và
những vùng này cần được bồi đắp nhanh chóng hơn. Vì vùng đất ven biển có khuynh hướng được
phù sa bồi lấp đồng đều theo thời gian, nên độ lắng đọng phù sa trong các ao nuôi tôm sẽ gia tăng.
Do đó nạo vét thường xuyên các ao nuôi tôm là điều cần thiết, vì năng xuất của nuôi tôm tuỳ thuộc
vào độ sâu của nước trong ao (Johnston et al., 1998). Phí tổn cao để thường xuyên bảo quản các ao là
một khó khăn về mặt kinh tế đối với người dân địa phương, vì họ là những người nghèo nhứt trong
vùng châu thổ đồng bằng Cửu Long.
19
Hình 5. Bờ bị sạt lở trầm trọng dọc theo kinh Cai Cùng, Tỉnh Bạc Liêu (08/2000). Bờ kinh dốc
đứng, nhà ở tập trung dọc bờ kinh và những bằng chứng thu hoạch quá đáng loại dừa nước nypa
clumps.
Kết quả của nhiều năm nạo vét ao, là sẽ có nhiều đống đất; nếu được dùng làm đê, sẽ ngăn cản tiêu
thoát nước như đã trình bày trong đọan 1.3.2.1. Đất cũng có thể xếp thành từng liếp trong ao; điều
này làm tăng thêm mức độ bồi lắng của ao, và có thể bị rớt lại xuống ao. Nếu khối đất trở nên quá
nhiều, phải tốn kém để chuyên chở đi nơi khác
Ở một phạm vi to lớn hơn, khi chu kỳ phù sa lắng đọng trong ao, nạo vét và đắp đất trên mặt đất
được tiếp tục lập lại, bề mặt của đồng bằng dần dần tiếp nhận chất trầm tích nhiều hơn so với điều
kiện thiên nhiên và khối lượng phù sa dành để bồi lấp bờ biển sẽ sút giảm, như thế làm lệt cán cân
quân bình của khối phù sa bồi lấp vùng ven biển. Những ao nuôi tôm được đào trên các bải bồi dọc
theo bờ biển hoặc trong vùng rừng đước sát bờ biển, làm bờ biển mất ổn định và thụt lùi. Trước hết
ao tạo ra những yếu điểm dọc bờ biển, nên dễ gây sạt lở; những ảnh hưởng này được khuyết đại, nếu
đào ao làm mất lớp cây đước có tính giữ đất; thứ đến, những cấu trúc liên quan với đào ao như đê, có
khuynh hướng làm cho lượng nước tiêu thoát chảy thành dòng tạo ra những rảnh hay máng xối trên
các bải bồi (Hình 6). Sau cùng, những biển đổi về cấu trúc của mặt đất nằm sát bờ biển, tự nó làm
ngăn cản bờ biển cao thêm khiến các cây đước không thể đâm chồi sinh sản và tăng trưởng.
Thêm vào đó, nuôi tôm có thể làm sạt lở bờ kinh, vì nước xả thải từ ao chảy thẳng xuống các bờ kinh
với tốc độ cao. Sau cùng sự bành trướng của ngành nuôi tôm sẽ làm trầm trọng thêm nhiều vấn đề
liên quan đến môi trường trong những năm sắp tới.
20
Hình 6. Soi mòn dưới dạng mương rảnh trên bải bồi gần kinh Cai Cùng, Tỉnh Bạc Liêu . Dốc đứng
phân chia bề mặt của bải bồi và mặt nước trong kinh vào lúc nước ròng.
Những ảnh hưởng của rừng đước lên địa hình và đặc tính lắng đọng sẽ được phân tích trong đoạn
1.3.2.5 dưới đây.
1.3.2.3 Ảnh hưởng lên đất phèn ASS và phóng thích acid vào môi trường
Nhiều khu đất dọc theo bờ biển của châu thổ đồng bằng Cửu Long là loại đất ngậm phèn PASS.
Động tác chánh của phát triển các cơ sở hạ tầng ở nhưng nơi này là đào quật các chất PASS, và như
thế làm rộng thêm phạm vi cùng tính ác liệt của các vấn đề thuộc đất phèn ASS: đào kinh, đắp đê.
Đóng các cửa đập thuỷ lợi tạo thêm nhiều lượng đất AASS: vào mùa khô mực nước ngọt ở bên trong
cửa đập hạ thấp và nhiều phần đất PASS của vách lòng sông tiếp xúc với không khí và bị oxid hoá
thành đất AASS. Thói quen dùng đất PASS từ đào ao nuôi tôm, để làm đê và bờ sông, không những
làm gia tốc tiến trình thành lập đất acid AASS, đồng thời làm tích luỹ acid trong ao làm chết tôm
(Hong and San, 1993). Ngoài ra acid có trong đất và trong nước khiến các cây đước giảm tăng
trưởng và như thế hạn chế sự tái tạo của cả hai hệ nuôi tôm-rừng đước hỗn hợp và rừng đước
(MDDRC, 1996). Tình trạng này trở nên nguy hại hơn với chất bẩn hữu cơ tồn trữ dưới đáy hồ biến
thành sulphides, tạo thêm một nguồn acid khác.
1.3.2.4 Ô nhiễm và phẫm chất của nước
Những ảnh hưởng của đóng cửa đập lên phẫm chất của nước trong các kinh đào ở vùng ven biển đã
được trình bày trong đoạn 1.2.2.5. Một yếu tố khác của sự suy thoái toàn bộ phẫm chất nguồn nước
trong vùng ven biển của châu thổ Cửu Long là sự bành trướng của những ao nuôi tôm. Do cách phát
21
họa thô sơ hay vì những hạn chế thiên nhiên nên hầu hết các ao nuôi tôm có hệ thống tháo nước rất
nghèo nàn, khiến nước trong các ao có nhiều chất ô nhiễm như: chất thải hữu cơ sinh ra từ những tác
động sinh học trong ao và chất trầm tích của các cây đước mọc quanh ao và những độc tố phóng
thích từ đất phèn ASS. Những chất ô nhiễm làm huỷ diệt tôm và những sinh vật sống trong ao và khi
nước từ các ao này được xả thải, chất ô nhiễm chảy vào các kinh rạch và nguồn nước ở vùng ven
biển. Ở những vùng có nhiều ao nuôi tôm và dùng chung vào một con kinh để xả và thay nước, mức
độ ô nhiễm của nước xả từ các ao nuôi tôm trở nên chồng chất, phẫm chất của nước sinh hoạt bị suy
thoái trầm trọng hơn, làm nguy hại cho sức khoẻ con người.
Ngoài ra tình trạng này còn tạo ra nhiều xung đột giữa người dân trong vùng, vì xả nước dơ bẩn từ
các ao nuôi tôm dọc theo kinh dần dần sẽ làm suy thoái phẫm chất của nguồn nước cung cấp cho các
ao nuôi tôm của những nông dân sống dọc theo con kinh ở hạ nguồn. Những vấn đề này chắc chắn sẽ
gia tăng trong tương lai, vì có thêm nhiều nông dân chọn phương pháp bán thâm canh, thâm canh và
nuôi tôm bằng thực phẫm. Nuôi tôm theo những cách này, môt số khá lớn thực phẫm sẽ dư thừa
(NEDECO, 1994b; Koopmanschap and Vullings, 1996) khiến cho nước trong ao chứa nhiều chất
dinh dưỡng và tồn đọng xuống đáy ao. Để đối phó với năng xuất suy giảm của các ao nuôi tôm, do
nước trong ao ngày càng ô nhiễm, vài nơi trong châu thổ có kế hoạch thiết lập hệ thống kinh hai
chiều, với đường nước riêng biệt, dẫn vào và chảy ra khỏi ao. Điều này tạo ra những lợi ích tại chổ,
nhưng không có nghĩa làm giảm thiểu được mức độ ô nhiễm trong toàn vùng châu thổ.
Tuy nhiên, khuynh hướng gia tăng diện tích trồng lúa nhờ thuỷ lợi, trong tương lai, sẽ biến ngành
nuôi trồng thuỷ sản và môi trường thiên nhiên như những “người thua cuộc”. Sử dụng thừa thải phân
bón, thuốc diệt sâu bọ, trong canh tác nông nghiệp dùng những giống lúa mới có năng xuất cao,
khiến cho các đường nước trên toàn thể vùng châu thổ bị ô nhiễm bởi hoá chất. Một vài thuốc diệt
trừ sâu bọ thông dụng như các loại pyrethroids và methyl-parathion, ngay ở nồng độ rất thấp khoảng
0,0005mg/l hay ít hơn cũng đủ làm chết tôm, cá nhỏ và những vi sinh vật (NEDECO, 1994b). Vì
những vùng trồng lúa thuỷ lợi và nuôi tôm thường nằm cạnh bên nhau, nhứt là khi có thêm những
tiểu đảo trồng lúa trong vùng nước mặn, chắc chắn năng xuất của ngành nuôi tôm sẽ giảm sút nhiều
hơn bởi những hoá chất ô nhiễm. Ô nhiễm gây nên bởi các hoá chất nông nghiệp sẽ gây những ảnh
hưởng một cách rộng rãi lên những hệ sinh thái của nguồn nước và đất đai cũng như nhu cầu nước
sạch, ngày càng gia tăng, cho sinh hoạt gia đình và canh tác.
1.3.2.5 Ảnh hưởng lên hệ sinh thái
Do đặc tính thiên nhiên của môi trường, nên vùng ven biển của châu thổ đồng bằng Cửu Long là một
trong những nơi ẩn trú bản sơ sau cùng còn sót lại. Đặc biệt là những rừng đước trong châu thổ có
tính đa dạng rất cao và có cấu trúc phức tạp nhứt trên toàn lãnh thổ Việt Nam (Hong and San, 1993),
với vẻ bên ngoài như bất khả xâm nhập nên ít người dám vào khai phá. Tuy nhiên, những năm chiến
tranh và tiếp đến là sự phát triển mạnh mẽ của các kế hoạch hạ tầng trong thời gian gần đây, đặc biệt
do nuôi trồng thuỷ sản, nên rừng đã bị phá huỷ một cách nhanh chóng. Một thay đồi bi thảm nhứt đã
xảy ra ở phía nam bán đảo Cà Mau, với toàn vùng từng được bao phủ bởi rừng vào giữa thập niên
1960’s (rừng đước và tràm) nhưng đến giữa thập niên 1990’s giảm xuống còn khoảng 30%
(Benthem, 1998). Phá rừng ở mức độ khủng khiếp, nên những rừng đước thiên nhiên hiện có, được
xếp loại như đợt rừng thứ nhì.
Những phát triển cơ sở hạ tầng gần đây trong châu thổ Cửu Long làm phân mảnh hệ lý sinh học của
môi trường và đặc biệt gây ra những hậu quả trầm trọng nhứt cho vùng ven biển. Không nơi nào
trong châu thổ mà đất đai của một khu vực nhỏ hẹp lại được sử dụng cùng lúc cho nhiều mục đích
khác nhau, với những lợi ích mâu thuẫn và địa hình thiên nhiên vùng biển bị biến đổi nhiều hơn các
nơi khác trong châu thổ. Dưới điều kiện thiên nhiên, hệ sinh thái của vùng ven biển được sắp xếp gần
như theo từng vùng nằm cạnh bên nhau, song song bờ biển, phản ảnh tính tăng dần về độ cao của nền
đất so với mực nước biển và tương ứng với độ mặn giảm dần theo sự gia tăng khoảng cách từ bờ
22
biển. Trên bán đảo Cà Mau, thí dụ, dãy đất bờ biển có mẫu cấu trúc đặc biệt như sau: bải bồi, khu
đước mặt trước với loài Avicenna alba; khu đước thấp hơn gồm A.ala/Rhizophora spp; khu đước ở
giữa với các loại cây Rhizophora / Bruguiera / Ceriosp spp; khu đước trên cao gồm Excoercaria
agallocha / Thespesia populnea và các loại cây khác; khu nước lợ và các đầm lầy nước ngọt với các
loại cây Melaleuca spp., Phragmites karka và các giống cây khác (Hong and San, 1993; Binh, 1994)
(Hình 7). Một cách tổng quát, phát triển các cơ cấu hạ tầng đã làm thay đổi hoàn toàn sự xếp đặt tự
nhiên của các giống cây mọc dọc theo bờ biển vì:
chiều cao của nền đất dọc theo ven biển bị biến đổi hoặc do đòi hỏi một độ cao nhứt định của nền
đất hay do sư thiết kế các cơ cấu dành cho phát triển các cơ sở hạ tầng như đê, bờ đất và ao nuôi
thủy sản và
qua những thay đổi về độ mặn, ngọt của nguồn nước.
Thiết lập những ao nuôi tôm trong các khu rừng đước, tạo nên một vùng nước rộng lớn có độ cao rất
thấp, và bao bọc bởi các bờ đất có độ cao, ngược lại quá cao; cả hai điều kiện đều không thích hợp để
hạt đước bám đất nảy mầm. Đương nhiên là rừng đước phục hồi rất yếu ớt ở những vùng ao nuôi tôm
bỏ hoang (do năng xuất giảm dần hoặc do chọn vùng đất có độ cao không thích hợp, thí dụ như các
ao ở phần cao nhứt của khu vực rùng đước, thủy triều hoán đổi bị giới hạn (Linh and Binh, 1995).
Ao đào giữa bải bồi hay trước hàng cây đước mọc dọc theo bờ biển thât sự ngăn cản rừng đước tích
luỹ các chất rắn.
Hình 7. Vùng sinh thái thiên nhiên và các mẫu cấu trúc của rừng đước dọc theo bờ biển phía Nam
bán đảo Cà Mau (Binh, 1994).
Thêm một yếu tố có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng thay đổi hệ lý sinh của môi trường, gây
ra bởi con người, là đất dùng trong sản xuất, cần những độ cao và độ mặn rất khác nhau (các ao nuôi
tôm nước mặn và các vùng trồng lúa thuỷ lợi) nhưng lại nằm cạnh bên nhau hay xen kẽ; vì thế nên
hầu như vùng ven biển ngày nay là một hình ảnh chấp vá của những mẫu đất được sử dụng cho nhiều
mục đích khác nhau và hệ sinh thái biểu hiện rõ rệt những thay đổi phức tạp về độ cao của nền đất và
độ mặn của nguồn nước. Trong một không gian gò bó, hệ sinh thái vùng dọc bờ biển, trải nghiệm
những sức ép vô cùng to lớn và từ đó dễ bị tổn thương trước những thay đổi khác trong tương lai
(trình bày trong đoạn 2).
Hệ sinh thái của vùng ven biền bi suy thoái phần lớn vì những cấu trúc làm ngăn cản nước thuỷ triều
hoán chuyển tự nhiên và từ đó phẫm chất nguồn nước bị giảm đi. Vùng rừng đước và các rạch thiên
23
nhiên, nơi thuỷ triều và nước thoát rút luân chuyển tự do, được thay thế bằng khối nước đứng yên
của các ao nuôi tôm, trong đó chỉ tồn tại những giống sinh vật khoẻ mạnh. Điều này được phản ảnh
qua sự hiệu hữu của rất ít loại sinh vật và rất ít loại zoobenthos trong ao tôm so với những đường
nước lân cận (MDDRC, 1996). Sức ép mạnh mẽ áp đặt lên các vùng sinh vật, gây ra bởi các ao tôm,
được thấy rỏ qua những đợt bộc phát, tái phát các bệnh, dịch và nhiều trường hợp tôm trong ao chết
hàng loạt (Linh and Binh, 1995; MDDRC, 1996; Phuong and Hai, 1998). Điều kiện dơ bẩn trong ao
nuôi tôm cũng là một mầm móng nguy hại đối các hệ thuỷ sinh bên ngoài, vì ao nuôi tôm là vườn
ương các loại rong độc, theo nước xả từ ao đến các vùng khác, thu hút hết dưỡng khí trong nước và
sau khi chết, trở nên mục nát, phóng thích khí SH
2
và ammonia độc (MDDRC, 1996). Điều kiện ở
trong các con kinh cũng không tốt đẹp hơn vì nguồn nước trong kinh bị những ảnh hưởng tích luỹ từ
nước xả của các ao nuôi tôm, hoá chất ô nhiễm từ ruộng đồng và nước trong kinh không được
chuyển đổi (do thuỷ triều và cửa đập bị đóng lại). Như thế hệ thuỷ sinh và những khu vực chịu ảnh
hưởng của thuỷ triều, trong vùng ven biển của châu thổ, đã trở nên kiệt màu.
Bên ngoài các ao nuôi tôm và các kinh đào, nước ứ đọng do những bờ đất bao quanh ao và đê dọc
theo kinh đào, cộng thêm với nước xả ô nhiễm từ các ao và acid (phóng thích từ đất PASS được đào
lên và để khô) gây ra những ảnh hưởng tác hại khiến các cây đước (thiên nhiên hay được trồng) còi
cọc hoặc chết dần. Cùng lý do đó, các đê xây dọc bờ biển Nam Hải ở vùng bán đảo Cà Mau sẽ gây
những ảnh hưởng tác hại tương tự lên các cây đước được trồng để gia cố các con đê.
Sự bành trường của ngành nuôi tôm quảng canh làm cạn dần nguồn tôm thiên nhiên trong các dòng
nước ở địa phương, do gom góp quá đáng và dự trữ con giống và rừng đước bi huỷ hoại một cách
tràn lan. Ở đoạn giữa và đầu trên của các kinh rạch càng ít có con giống vì hầu hết các con giống bị
các nông trại dọc hai bên bờ ở đầu kinh gom bắt (Linh and Binh, 1995). Khối lượng tôm đánh bắt
được trong sông và dọc theo bờ biển Cà Mau cũng suy giảm hơn 50% từ giữa năm 1978 và năm
1990, mặc dù với đội ngũ tàu đánh cá lớn hơn trước (Linh and Binh, 1995). Mối tương quan tương tự
giữa khối tôm bắt được và diện tích rừng đước cũng được nhận thấy trong một số vùng nhiệt đới,
như Indonesia và Phi luật Tân (Linh and Binh, 1995). Như thế tính mất quân bình của hệ sinh thái
tạo nên bởi sự suy giảm của nguồn tôm có tiềm năng gây nhiều ảnh hưởng đến những hệ môi sinh
khác trong phạm vi không gian của toàn thể châu thổ đồng bằng Cửu Long hay lớn hơn.
Vì phạm vi to lớn của rừng đước bị huỷ hoại, do hâu quả của chiến tranh và nuôi tôm, những sáng
kiến tái tạo rừng đước trong thời gian gần đây, là một điều đáng được ca ngợi. Vùng rừng đước bị
suy thoái trong bán đảo Cà Mau đã được ổn định lại từ đầu thập niên 1990’s (Benthem, 1998) và ở
một vài nơi, như Bạc Liêu, diện tích rừng đã thực sự gia tăng trong những năm gần đây. Hồi phục
rừng đước giúp tạo nên rất nhiều lợi ích về môi trường và trên bình diện xã hội, kinh tế như đã đề cập
trong đoạn 1.3.1.2
Tuy nhiên tái tạo rừng đước cũng tạo ra một số vấn đề đáng quan ngại về môi trường. Có lẽ điều
quan trọng hơn cả là khuynh hướng trồng chỉ một loại cây có giá trị kinh tế như loại đước
Rhizophora apiculata (Benthem, 1998). Những đồn điền được thiết lập trên những bải đất đất có độ
cao khác nhau, nên cần phải làm thấp và ủi mặt đất để có độ cao thích hợp cho cây tăng trưởng. Có
nhiều trường hợp, đước trồng mọc không tốt, đặc biệt trong hệ thống rừng đước-nuôi tôm, do nền đất
cao vì được bồi đấp bởi chất liệu lấy từ đào ao.
Ngoài ra, những đồn điền trồng đước thường được thiết lập để thay thế những khu rừng đước hiện
có, mà một số được phân loại như đã bị hạ cấp. Những cây cối còn lại bị đốn sạch và được thay thế
bằng chỉ một giống cây. Nếu có vài cây còn được giữ lại, đó là những cây cùng loại của đồn điền
(Hong and San, 1993). Như thế, dưới dạng hiện tại, công tác trồng đước thật sự làm giảm hơn là
phục hồi tính đa dạng của hệ sinh thái rừng đước trong châu thổ. Đất được chuẩn bị trước khi trồng
đước bằng cách dọn dẹp các lớp rác có chứa chất hữu cơ và cầy xới. Cấy xới khiến cho lớp đất trên
mặt có than bùn bị oxid hoá và dọn dẹp các lớp rác, làm mất đi những chất dinh dưỡng của hệ sinh
24
thái. Hơn nữa dọn dẹp và làm sạch lớp đất trên mặt có thể làm đất trở thành đất phèn AASS tạo thêm
những hậu quả tiêu cực cho rừng đước và các hệ sinh thái lân cận. Cấu trúc đồng nhứt về hình thể
của rừng, xuất phát từ trồng rừng cùng lúc trên một diện tích khai quang rộng rãi và bảo quản bằng
cách tiả xén, cắt gọn và diệt những cây cỏ không muốn, trong khi đem lại nguồn cây gỗ có giá trị
thương mại, nhưng góp phần rất nhỏ vào sự tái tạo một hệ sinh thái có thể tồn tại, khoẻ mạnh và đa
dạng. Tính độc nhứt và đồng dạng của đồn điền đước khiến cho rừng dễ bị thiệt hại trước những điều
kiện bất lợi của thời tiết, côn trùng và bệnh tật; vì những dịch và bệnh tật thường lan tràn nhanh
chóng trong những đồn điền thuần nhứt, do đó nên cần phải được theo dõi thường xuyên.
Một mối quan tâm khác xoay quanh ảnh hưởng lâu dài của đồn điền đước trên hệ sinh thái. Đước ở
châu thổ đồng bằng Cửu Long là thực vật, sống tùy cơ, bám vào mặt đất có chiều cao được tiếp tục
nâng lên. Và như thế, rừng đước là một hệ sinh thái phù du, tạm thời, ở trong trạng thái biến đổi liên
tục và sau cùng được nối tiếp bằng rừng tràm Melaleuca hoặc hệ sinh thái tạo nên bởi những đồng cỏ
và đầm lầy (sẽ trình bày chi tiết trong đoạn 2.2.3). Đồn điền với một loại đước, theo thời gian sẽ
giảm năng xuất, vì mặt đất sẽ tiếp tục cao dần đến lúc vượt quá mức độ chịu đựng của loại cây được
trồng. Sự thay đồi về độ cao của nền đất có thể xảy ra trong thời gian từ 1 đến 10 năm, đặc biệt nếu
một khối lượng to lớn chất rắn hay phù sa mang đến từ trận lụt lớn làm bồi lấp nền đất cao thêm
nhiều hơn. Thêm vào đó, những thay đổi về tính năng động của chất trầm tích gây nên bởi những kế
hoạch phát triển các cơ sở nông nghiệp hạ tầng trong vùng ven biển của châu thổ, sẽ làm gia tăng
mức độ bồi lấp ở một số nơi (đoạn 1.3.2.2), như thế làm ngắn đi tuổi thọ của đồn điền.
Sau cùng, điều hoà rừng đước có tên “cấm đốn cây trước định kỳ” và chủ trương đòi hỏi giữ 70%
rừng đước trong hệ hỗn hợp rừng đước-ao tôm, mặc dù góp phần tích cực vào việc bảo vệ rừng đước,
tuy nhiên có vẻ như, đây là hậu quả của nạn khai thác dữ dội rừng đước thiên nhiên dọc theo các
sông rạch và kinh đào.
Thảm hoạ phá rừng này, cùng huỷ hoại những cây dừa nước do ảnh hưởng của những cống thuỷ lợi
ngăn nước mặn (trình bày trong đoạn 1.2.2.6), là một nguyên nhân chánh làm sạt lở bờ các kinh rạch
ở vùng bờ biển của châu thổ Cửu Long.
2. Tổng kết và nhận định
2.1 Những vấn đề về môi trường trong châu thổ đồng bằng Cửu Long
2.1.1 Gián đoạn các nguồn chất liệu, bồn chứa và đường vận chuyển
Phát triển cơ sở hạ tầng, để gia tăng sản xuất nông nghiệp tạo ra một số vấn đề về môi trường trong
châu thổ; đây là hậu quả của những lỗi lầm, không nhận ra châu thổ đồng bằng Cửu Long là một hệ
thống các môi trường. Ở một phạm vi rộng lớn hơn, châu thổ đồng bằng Cửu Long Việt Nam là một
bộ phận của toàn bộ lưu vực song Cửu Long.
Trong khung cảnh này, châu thổ đồng bằng Cửu Long vừa là một bồn chứa và một vùng chuyển tiếp
để vận chuyển các chất liệu từ lưu vực thượng nguồn xuống hạ nguồn. Trong phạm vi châu thổ,
những môi trường với lý sinh tính khác nhau, là thành phần của một mạng lưới gồm những nguồn
chất liệu và bồn chứa tạm thời của các chất như trầm tích, nước, than và lưu huỳnh, được nối liền
nhau bằng nhiều đường vận chuyển: những đầm lầy ở vùng cách xa các sông chánh có chức năng
như những nơi tồn trữ tạm thời khối nước lũ chảy từ lưu vực thượng nguồn ra biển; trong thời gian
tồn trữ, hầu hết khối lượng chất trầm tích được lắng đọng và các đầm lầy là những bồn chứa chất
trầm tích. Lớp đất phèn ASS của đầm lầy tương trưng cho những bồn chứa hoá chất lưu huỳnh mang
đến từ nước biển, trong giai đoạn sơ khởi của tiến trình hình thành châu thổ.
Những biến đổi của môi trường thiên nhiên gây ra bởi các kế hoạch phát triển các cơ cấu hạ tầng đã
làm thay đổi tư thế(!) của “nguồn chất liệu và bồn chứa” trong châu thổ. Trở lại trường hợp chất trầm
tích bồi lấp các đầm lầy do “nước ngập lụt tràn bờ”, những đê chống lụt làm giảm khối lượng trầm