Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tiếp cận từ giác độ triết học nền kinh tế nông nghiệp tự cấp, tự túc chuyển lên sản xuất hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.1 KB, 11 trang )

TIẾP CẬN TỪ GIÁC ĐỘ TRIẾT HỌC NỀN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỰ CẤP, TỰ TÚC CHUYỂN LÊN SẢN XUẤT HÀNG HĨA

Dưới góc độ triết học, tác giả tiếp cận ba vấn đề về nền kinh tế nông
nghiệp từ tự cấp, tự túc chuyển lên sản xuất hàng hoá. Thứ nhất, phân
tích bản chất và h ạn chế của nền kinh tế nông nghiệp tự cấp, tự túc.
Thứ hai, bàn về bản chất và tính ưu vi ệt của nền kinh tế nơng nghi ệp
sản xuất hàng hố. Thứ ba, làm rõ vi ệc chuyển kinh tế nông nghi ệp từ
tự cấp, tự túc lên s ản xuất hàng hoá là m ột q trình mang tính quy
luật, tất yếu, cần có những điều kiện trực tiếp: phát triển lực lượng sản
xuất, phân công lao đ ộng xã hội, thị trường, năng lực tổ chức và qu ản
lý, nhân tố tài chính, áp d ụng khoa học, kỹ thuật và cơng nghệ...
1. Bản chất và hạn chế của nền kinh tế nông nghi ệp tự cấp, tự túc
Trong nhiều tài liệu mácxít, khái ni ệm "tự cấp, tự túc" cịn đư ợc viết là "tự
cung tự cấp", v.v.. Các nhà sáng l ập chủ nghĩa xã hội khoa học đã có những
luận giải sâu sắc về nền kinh tế tự cấp, tự túc. Trong Tiền công, giá c ả và
lợi nhuận, C.Mác viết: "Người nào sản xuất ra một vật phẩm cho nhu cầu
trực tiếp của mình để chính mình tiêu dùng v ật phẩm ấy thì người đó làm ra
một sản phẩm, chứ khơng phải một hàng hóa. Với tư cách là người sản xuất
tự cung tự cấp, người đó khơng có gì dính dáng t ới xã hội cả"(1). Như v ậy,
theo quan đi ểm của C.Mác, sản xuất tự cấp, tự túc là sản xuất ra vật
phẩm chỉ để tiêu dùng chứ không phải để đem bán. Quan ni ệm như vậy về
sản xuất tự cấp, tự túc cịn được Ph.Ăngghen trình bày rõ trong m ột số tác
phẩm nổi tiếng. Chẳng hạn, trong Chống Đuyrinh, ông viết: "Trong xã hội
thời trung cổ,... sản xuất nhằm chủ yếu là để thỏa mãn sự tiêu dùng của bản
thân... Do đó, ở đây khơng có trao đ ổi, và vì vậy sản phẩm cũng khơng
mang tính ch ất hàng hóa. Gia đình ngư ời nơng dân sản xuất ra hầu hết
những vật họ cần dùng: cả công cụ và quần áo, cũng như th ực phẩm"(2).
Trong một tác phẩm khác, Ph.Ăngghen vi ết: "Trong xã hội Ấn Độ thời cổ
và trong cộng đồng gia tộc Nam Xlavơ, các s ản phẩm khơng bi ến thành
hàng hóa. Các thành viên c ủa công xã trực tiếp tổ chức thành xã hội để sản


xuất; công việc được phân chia theo tập quán và các nhu cầu; các sản phẩm


cũng đều được phân phối như thế theo yêu cầu tiêu dùng. S ự sản xuất trực
tiếp có tính xã hội, cũng như vi ệc phân phối trực tiếp, loại trừ mọi sự trao
đổi hàng hóa, do đó cũng lo ại trừ cả việc biến sản phẩm thành hàng
hóa"(3). Rõ ràng, các nhà sáng l ập chủ nghĩa xã hội khoa học đã nhấn
mạnh: sản xuất chỉ để tự cấp, tự túc, đáp ứng nhu cầu người lao động thì
khơng phải là sản xuất hàng hóa.
Nền kinh tế tự nhiên là nền kinh tế trong đó s ản phẩm do người lao động
làm ra không phải để trao đổi trên thị trường mà chỉ nhằm thỏa mãn nhu
cầu kinh tế nội bộ. Vậy, thực chất của kinh t ế tự nhiên là s ản xuất tự cấp,
tự túc. Trong Nguồn gốc của gia đình, của sở hữu tư nhân và của nhà
nước, Ph.Ăngghen cho rằng, nền kinh tế đó là cơ sở của phương th ức sinh
hoạt cổ truyền của các cộng đồng nông thôn, và ch ế độ thị tộc tuyệt đối
không thể dung hợp với nền kinh tế tiền tệ(4). Tiền tệ là một loại hàng hóa
đặc biệt và vì vậy, kinh t ế tiền tệ là kinh t ế hàng hóa. Theo quan đi ểm của
các nhà sáng l ập chủ nghĩa Mác, kinh t ế tự nhiên, tự cấp, tự túc mang tính
phổ biến trong xã hội thị tộc xa xưa và trong các xã h ội ấy khơng có kinh t ế
hàng hóa.
Lịch sử xã hội loài người đã phát triển đến giai đoạn văn minh công
nghiệp. Nền kinh t ế tự cấp, tự túc trong th ời đại ngày nay tuy khơng cịn
mang tính phổ biến nhưng nó v ẫn tồn tại. V.I.Lênin đã chỉ rõ, ở nước Nga,
vào năm 1921, "có năm ch ế độ khác nhau, hay là năm k ết cấu, năm hệ
thống kinh tế khác nhau; n ếu tính từ dưới lên trên thì như sau: th ứ nhất là
kinh tế gia trưởng, đó là n ền kinh tế nơng dân t ự cung tự cấp, hoặc là ở
trong trạng thái du cư hoặc nửa du cư…; thứ hai là kinh tế hàng hóa nh ỏ,
nó bán sản phẩm trên thị trường; thứ ba là kinh t ế tư bản, đó là sự xuất hiện
của các nhà tư bản, của tư bản tư nhân không l ớn lắm; thứ tư là chủ nghĩa
tư bản nhà nước; và thứ năm là chủ nghĩa xã hội"(5). Trong đó, kinh t ế tự

cung tự cấp ở vào trình đ ộ thấp kém, lạc hậu nhất, nó đồng nghĩa với kinh
tế gia trưởng, sản xuất nhỏ và hoàn toàn khác với nền kinh tế nơng nghiệp
sản xuất hàng hố.


Tóm lại, bản chất của nền kinh tế nơng nghi ệp tự cấp, tự túc là s ản xuất ra
vật phẩm để tự tiêu dùng, người sản xuất khơng có sản phẩm dư thừa để
bán và cũng khơng có đi ều kiện mua sản phẩm lao động của người khác.
Một nền kinh tế nông nghi ệp sản xuất tự cấp, tự túc như vậy rõ ràng có
nhiều hạn chế trên mọi khía cạnh: trình đ ộ lực lượng sản xuất, năng suất
lao động, tính hi ệu quả... Trên thực tế, nó chỉ tạo ra được một khối lượng
sản phẩm ít ỏi. Người lao động trong nền kinh tế sản xuất ấy khơng có nhu
cầu hoặc khơng có đi ều kiện thực hiện nhu cầu tiêu dùng nhi ều sản phẩm
lao động khác. Khơng có nhu c ầu hoặc khơng thực hiện được nhu cầu thì
khơng có lợi ích. Khơng có l ợi ích, tức là khơng t ạo ra được động lực phát
triển xã hội. Tất nhiên, nhu c ầu và lợi ích đề cập ở đây là nhu cầu và lợi
ích lành m ạnh, chính đáng.
Nền kinh tế nơng nghiệp tự cấp, tự túc với quy mô nh ỏ bé, giới hạn trong
phạm vi đơn vị gia đình (m ảnh vườn, thửa ruộng không lớn) và phương
thức canh tác đơn giản, được tiến hành bằng những công cụ thô sơ (cái cày,
cái liềm, cái cuốc…) để xới xáo đất ruộng, vườn, gieo hạt, cấy, trồng, v.v.,
xa lạ với tiến bộ khoa học, kỹ thuật - một động lực phát tri ển xã hội. Con
người lao động ở đấy chỉ dựa vào kinh nghiệm và sự may rủi, chỉ biết vun
vén cho riêng b ản thân và gia đình mình. H ọ có tầm nhìn hạn hẹp, trạng
thái tâm lý khơng ổn định, thậm chí tự bằng lịng với sự kém cỏi của
mình,… Họ đã quen với sự tĩnh lặng, khép kín của nền nơng nghi ệp sản
xuất nhỏ, lạc hậu.
Với lực lượng sản xuất thủ công, lạc hậu, người lao động khơng có tri thức,
chủ yếu dựa vào kinh nghi ệm…, nền kinh t ế tự cấp, tự túc không th ể tạo
nên năng suất lao động cao, không tạo ra tích lũy c ần thiết để tái sản xuất

mở rộng...
Một hạn chế khác nữa của nền kinh tế nông nghi ệp tự cấp, tự túc là người
lao động ở đây vơ hình trung đã đóng c ửa, tuyệt giao với bên ngồi. T ại sao
vậy? Vì họ khơng cần mua bán, trao đổi gì hết. Đặc điểm này của người
nông dân, của nền sản xuất tự cung tự cấp trong xã h ội cũ là một hạn chế;
trong thời đại ngày nay, h ạn chế đó cần phải được khắc phục, thay đ ổi. Lúc


này cần phải mở cửa, hội nhập với khu vực và thế giới, nếu dân tộc, quốc
gia nào còn b ế quan toả cảng là tự giết mình.
Hiện nay, mỗi vùng, miền của Việt Nam, cũng như toàn thế giới, phải đẩy
mạnh sản xuất, cần có quan hệ, mua bán, trao đ ổi hàng hoá v ới địa phương,
quốc gia khác đ ể đáp ứng được nhiều nhất nhu cầu của mình và học tập
kinh nghiệm từ bạn bè, đồng chí, thu được lãi suất, lợi nhuận chính đáng,
v.v. giúp cho việc phát tri ển với tốc độ cao và bền vững. Muốn vậy, chúng
ta cần làm nhiều việc. Một trong số đó là giáo dục ý thức, tinh th ần, kỷ luật
lao động mới cho giai cấp nông dân, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công
nghệ hiện đại vào sản xuất để chuyển nền kinh tế nông nghi ệp còn nhiều
biểu hiện tự cấp, tự túc lên sản xuất hàng hóa trong th ời kỳ đổi mới để phát
triển và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
2. Bản chất và tính ưu vi ệt của nền kinh tế nơng nghiệp sản xuất hàng
hóa
Theo C.Mác, s ản xuất hàng hóa, lưu thơng hàn g hóa phát tri ển và thương
mại(6) là những tiền đề lịch sử cho sự xuất hiện của tư bản. Ba tiền đề ấy,
nếu phân tích thì th ấy tiền đề 2 và 3 đều là hệ quả của tiền đề 1 (sản xuất
hàng hóa), bởi phải có sản xuất hàng hóa thì mới có lưu thơng hàng hóa và
thương mại (mua bán hàng hóa). Nói cách khác, s ản xuất hàng hóa là ti ền
đề có ý nghĩa quyết định làm xuất hiện tư bản.
Quan niệm của chủ nghĩa xã hội khoa học về bản chất của sản xuất hàng
hóa như thế nào? Luận điểm sau của Ph.Ăngghen đã tr ả lời cho câu h ỏi đó:

"Chúng tôi (tức C.Mác và Ph.Ăngghen – T.G.) dùng "sản xuất hàng hóa" để
chỉ giai đoạn phát tri ển kinh tế trong đó những vật phẩm được sản xuất ra
khơng phải chỉ để thỏa mãn những nhu cầu của người sản xuất mà còn để
trao đổi, nghĩa là đư ợc sản xuất ra với tính cách là những hàng hóa... Giai
đoạn ấy kéo dài từ thời kỳ bắt đầu sản xuất để trao đổi cho đến ngày nay;
nó chỉ đạt tới sự phát tri ển đầy đủ của nó trong n ền sản xuất tư bản chủ
nghĩa, nghĩa là trong nh ững điều kiện mà nhà tư b ản, kẻ sở hữu các tư li ệu
sản xuất, dùng tiền công thuê cơng nhân" (7). Sự diễn giải đó của
Ph.Ăngghen trong l ời tựa cuốn Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không
tưởng đến khoa học xuất bản bằng tiếng Anh năm 1892 đã làm rõ quan


niệm coi sản xuất hàng hóa là n ền sản xuất vừa để thỏa mãn nhu cầu của
người lao động, vừa để trao đổi sản phẩm tạo ra với tính cách những hàng
hóa. Từ quan niệm ấy của chủ nghĩa xã h ội khoa học, có thể suy ra nền
kinh tế nơng nghi ệp sản xuất hàng hóa là nền sản xuất nông nghiệp không
chỉ tạo ra sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của người sản xuất, mà còn đ ể
trao đổi, mua bán. Trong Chống Đuyrinh, Ph.Ăngghen cũng kh ẳng định: chỉ
khi nào những người nông dân thời trung cổ "sản xuất được một số dư
ngoài nhu cầu của bản thân và ngoài s ố phải nộp cho chúa phong ki ến dưới
hình thức hiện vật, thì chỉ khi đó họ cũng sản xuất ra hàng hóa; số dư đó,
được ném vào trao đ ổi xã hội, nhằm để đem bán, đã tr ở thành hàng hóa"(8).
Ở đây, tác gi ả cuốn luận chiến nổi tiếng đã nói rõ b ản chất của nền kinh tế
nông nghiệp sản xuất hàng hóa là nền kinh t ế khơng chỉ tạo ra được số sản
phẩm đủ cho người lao động sử dụng, mà cịn có sản phẩm dư để trao đổi
ngoài thị trường.
Việc mua bán, trao đ ổi sản phẩm của nền kinh tế nơng nghi ệp sản xuất hàng
hóa góp phần thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng nơng phẩm của một đối tượng
rộng lớn hơn, đó là c ả cộng đồng xã hội. Nhờ có trao đổi, mua bán mà
người sản xuất nông nghi ệp không những trực tiếp tiêu dùng sản phẩm lao

động của mình, mà cịn có th ể cung cấp sản phẩm cho cả cộng đồng xã hội,
khu vực và thế giới; do vậy, được đối tác cung cấp lại những sản phẩm
hàng hóa khác, đ ặc biệt là tiền. Có được những hàng hóa, vật phẩm đó,
người sản xuất hàng hóa tron g nơng nghiệp càng có đi ều kiện để duy trì và
phát triển sản xuất. Đáp ứng, thỏa mãn được nhu cầu của số đối tượng đơng
đảo, thực hiện được nhiều lợi ích hơn và đặc biệt, kích thích n ền sản xuất
xã hội phát tri ển, v.v. là những dấu hiệu chứng tỏ tính ưu việt của nền kinh
tế nơng nghiệp sản xuất hàng hóa so với nền kinh tế nơng nghiệp tự cấp, tự
túc.
Ngoài ra, khi trao đ ổi sản phẩm hàng hoá giữa các vùng, mi ền, quốc gia
này với vùng, mi ền, quốc gia khác, người lao động cũng như quần chúng
nhân dân nói chung cịn được thưởng thức, tận hưởng những giá trị văn hố
chứa đựng trong đó. Nói cách khác, nh ờ q trình đó, người lao động nông
nghiệp thực hiện được nhiều nhu cầu hơn. Nhu cầu được thực hiện thì trở
thành lợi ích - động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển xã hội


Kinh tế nơng nghiệp sản xuất hàng hố phát tri ển là nền tảng vững chắc tạo
nên sự thay đổi tồn diện theo hướng tích cực của đời sống kinh t ế – xã hội
ở khu vực nông thôn. Đây là m ột trong nh ững nhân tố cơ bản có tác dụng
và ý nghĩa l ớn để củng cố, giữ vững sự ổn định chính trị. Chế độ chính trị
được củng cố, khơng có bi ến động phức tạp… là điều kiện cực kỳ quan
trọng để phát triển tất cả các mặt, lĩnh vực của đời sống xã hội. Vị trí, vai
trị này của kinh t ế nơng nghiệp sản xuất hàng hố đã được thực tiễn khẳng
định. Vì thế, nó cần được phát tri ển hơn nữa để góp phần vào thực hiện
mục tiêu dân giàu, nước mạnh.
Tính ưu vi ệt nói trên của nền kinh tế nơng nghi ệp sản xuất hàng hóa đã lý
giải vì sao trong thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương và
tích cực chuyển nền kinh tế nơng nghi ệp từ tự cấp, tự túc lên sản xuất hàng
hóa.

3. Chuyển nền kinh tế nông nghiệp từ tự cấp, tự túc lên sản xuất hàng
hóa: tính tất yếu và những điều kiện
Kinh tế nơng nghiệp ở trình độ tự cấp, tự túc, sản xuất nhỏ có đặc trưng
điển hình là sở hữu tư nhân, manh mún v ề ruộng đất. Theo C.Mác, "chế độ
sở hữu ruộng đất nhỏ loại trừ sự phát tri ển những sức sản xuất xã hội của
lao động, những hình thái xã hội của lao động, sự tập trung tư bản xã hội,
việc chăn nuôi theo quy m ô lớn, việc ứng dụng khoa học một cách ti ến bộ
vào nông nghiệp"(9). Kinh t ế nông nghi ệp tự cấp, tự túc như th ế rõ ràng là
vật cản, đi ngược lại xu thế vận động, phát tri ển của lực lượng sản xuất,
của sản xuất và của khoa học, kỹ thuật. Thực tế cho thấy, lực lượng sản
xuất và khoa học, kỹ thuật không ngừng phát tri ển. Đặc biệt, khoa học, kỹ
thuật trong thời đại hiện nay đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và
hầu như tất cả các quốc gia, dân tộc đều tranh th ủ ứng dụng thành t ựu của
nó để phát triển. Nền sản xuất nơng nghiệp tự cấp, tự túc vốn khơng có nhu
cầu, thậm chí xa l ạ, thù địch với khoa học, kỹ thuật; vì vậy, nó khơng th ể
tồn tại được trong giai đo ạn lịch sử mới và tất yếu phải chuyển lên sản xuất
hàng hóa. Đến lượt mình, nền sản xuất hàng hoá lại đặt ra nhu cầu thúc đẩy
sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, công ngh ệ hiện đại. Sự tác động biện


chứng đó sẽ khiến sản xuất và các lĩnh v ực khác của đời sống xã hội phát
triển.
Thực tế đã cho th ấy, sau mỗi cuộc phân công lao đ ộng, nền sản xuất xã hội
lại được chia tách ra thành nhi ều ngành, lĩnh v ực khác nhau: chăn nuôi tách
khỏi trồng trọt, thủ công nghiệp tách khỏi nông nghi ệp, v.v.. T ừ đấy, con
người lao động và lao động được chun mơn hóa. M ặt khác, con người có
nhu cầu tiêu dùng r ất nhiều sản phẩm lao động của nhiều ngành nghề, chứ
không giới hạn ở một số sản phẩm lao động của một vài ngành nghề nào đó.
Những năm gần đây, tại nhiều nước có nền nơng nghi ệp phát triển, người ta
tính ra rằng, nông nghiệp cần tới sản phẩm của khoảng từ 90 đến 100 ngành

công nghiệp khác nhau để làm tư liệu sản xuất và phục vụ sản xuất. Càng
ngày nông nghi ệp càng cần đến những tư liệu sản xuất công nghi ệp hơn,
còn những tư liệu sản xuất do sức lực và phương tiện của chính nó s ản xuất
ra lại giảm đi(10). Điều này chứng tỏ nông nghi ệp cần hàng hóa của ngành
kinh tế khác, và do v ậy, cũng cần sản xuất ra sản phẩm hàng hóa để đổi lấy
tiền, rồi dùng tiền này mua hàng hóa, s ản phẩm của những ngành kinh tế
khác. Thực tế hiển nhiên không th ể phủ nhận được ấy cho thấy, nền kinh tế
nông nghiệp tự cấp, tự túc vốn khơng có mua bán, trao đ ổi hàng hố, n ếu
còn tồn tại trong thời đại hiện nay là một phi lý; vì thế, nó phải được
chuyển lên sản xuất hàng hóa, và vi ệc chuyển này mang tính t ất yếu, hợp
quy luật.
Nền kinh tế nông nghiệp sản xuất hàng hóa có kh ả năng đáp ứng được
nhiều nhu cầu, đem l ại khơng ít lợi ích cho xã h ội nói chung và người lao
động nói riêng. Nó ưu vi ệt, tiến bộ hơn hẳn so với nền kinh tế nông nghi ệp
tự cấp, tự túc. Bởi vậy, đối với nước ta, việc chuyển nền kinh tế nông
nghiệp từ tự cấp, tự túc lên sản xuất hàng hóa là v ấn đề cấp bách trong thời
kỳ đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Việc chuyển nền kinh t ế nông nghiệp từ tự cấp, tự túc lên sản xuất hàng
hóa là một vấn đề mang tính bức thiết và phù hợp với xu thế phát triển của
lịch sử xã hội. Phải có những nhân tố, điều kiện để cho q trình đó được
thực hiện nhanh và hiệu quả nhất. Về vấn đề này, các nhà sáng l ập chủ


nghĩa xã hội khoa học cũng như giới nghiên cứu, giảng dạy lý luận của
chúng ta đã bàn luận tương đối kỹ.
Phân công lao động xã hội, theo C.Mác, là đi ều kiện để tồn tại sản xuất
hàng hóa. Trong Tiền công, giá cả và lợi nhuận, ông viết: "để sản xuất
ra hàng hóa, người đó khơng nh ững phải sản xuất ra một vật phẩm thỏa
mãn một nhu cầu xã hội nào đó, mà bản thân lao động của người đó cịn
phải hợp thành m ột bộ phận khơng thể tách rời hay một phần của tổng số

lao động mà xã hội đã chi phí. Lao đ ộng của người đó phải phục
tùng sự phân cơng lao động trong xã hội"(11). Nhân tố, điều kiện phân
công lao động xã hội để có sản xuất hàng hóa cịn đư ợc C.Mác lý gi ải rõ và
cụ thể trong tác phẩm Tư bản. Ở đấy, ông nhấn mạnh: "Muốn cho sản xuất
biến thành hàng hóa thì s ự phân cơng lao động trong xã hội phải phát tri ển
đến mức mà sự tách rời giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, chỉ mới
chớm nở trong việc trao đổi sản phẩm lấy sản phẩm, thì nay phải hồn
thành hẳn"(12).
Thị trường cũng được C.Mác quan ni ệm là một nhân tố làm xuất hiện sản
xuất hàng hóa. Trong tác ph ẩm vừa dẫn ở trên, ông vi ết: "Sự trao đổi sản
phẩm khi các cộng đồng tiếp xúc với nhau và do đó đã d ần dần biến những
sản phẩm ấy thành hàng hóa"(13). Như v ậy, theo quan đi ểm của C.Mác,
phân công lao động và thị trường là hai nhân tố cơ bản làm xuất hiện sản
xuất hàng hóa. V.I.Lênin bình lu ận: "khái niệm "thị trường" hồn tồn
khơng thể tách rời khái niệm phân cơng xã hội được, - sự phân cơng này,
như C.Mác đã nói, là "cơ s ở chung của mọi nền sản xuất hàng hóa""(14).
Thị trường và phân cơng lao đ ộng xã hội là những nhân t ố cơ bản làm xuất
hiện sản xuất hàng hóa. V ậy, thị trường và phân cơng lao đ ộng trong n ền
kinh tế nông nghiệp cũng sẽ làm cho nền kinh tế này từ không sản xuất
hàng hố trở thành sản xuất hàng hóa.
Việc coi trọng nhân t ố thị trường trong s ản xuất hàng hóa nói chung, trong
việc chuyển nền kinh tế nơng nghi ệp từ tự cấp, tự túc lên sản xuất hàng hóa
nói riêng là hồn tồn chính xác và h ợp lý. Bởi vì, đã có kinh t ế hàng hóa
thì đồng thời phải có mua bán, trao đ ổi sản phẩm, và do vậy, tất yếu phải
có thị trường. Với lơgíc đó, chúng ta th ấy học thuyết của I.M.Keynes là


khó được sự đồng tình của nhiều người đọc và khơng ít nhà nghiên cứu, vì
nó đề cao q đáng vai trị chính sách kinh t ế của nhà nước, như chính sách
khuyến khích đầu tư, chính sách thu ế và cơng trái, chính sách khuy ến khích

kinh doanh và tiêu dùng cá nhân, và t ỏ ra coi nhẹ tác dụng cùng s ự điều
chỉnh của cơ chế thị trường(15).
Ở Việt Nam, chủ trương, đường lối của Đảng, sự quản lý và chính sách của
Nhà nước là những nhân tố cực kỳ quan trọng để chuyển nền kinh t ế nông
nghiệp từ tự cấp, tự túc lên sản xuất hàng hóa. Đảng ta là đảng duy nh ất
cầm quyền. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sự lãnh đạo của Đảng và quản lý
của Nhà nước đều hướng đến lợi ích của đất nước và của nhân dân, coi
nhân dân là đ ối tượng phục vụ. Bước chuyển nền kinh tế nông nghi ệp từ tự
cấp, tự túc lên sản xuất hàng hóa ph ải do nhân dân thực hiện dưới sự lãnh
đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.
A.Smít, nhà kinh t ế học nổi tiếng người Anh, đưa ra thuyết "bàn tay vơ
hình" và ngun lý "nhà nư ớc khơng can thiệp" vào nền kinh t ế hàng hóa.
Theo ơng, nhà nư ớc chỉ đơi khi có ch ức năng kinh t ế nhất định, như trong
trường hợp các vấn đề kinh tế vượt quá khả năng của một doanh
nghiệp(16). Có th ể Smít đã đúng khi ơng nói v ề nhà nước tư sản. Nhưng,
quan niệm, lý thuy ết của ông rõ ràng là sự phản ánh sai lầm về vai trị,
chức năng của nhà nước nói chung, của nhà nước xã hội chủ nghĩa nói
riêng.
Tài chính là một nhân tố, điều kiện không kém phần quan trọng để chuyển
nền kinh tế nông nghiệp từ tự cấp, tự túc lên sản xuất hàng hóa. N ền kinh
tế sản xuất hàng hóa là nền sản xuất ra sản phẩm để trao đổi, mua bán. Cả
mua và bán đều cần tài chính, ti ền bạc, điều này là quá đơn gi ản, dễ hiểu
đối với nhiều người, vì thế, khơng cần bàn luận thêm nữa ở đây.
Khoa học, kỹ thuật, công nghệ là một nhân tố quan trọng khác làm cho n ền
kinh tế nông nghi ệp tự cấp, tự túc chuyển lên sản xuất hàng hóa. Vi ệc áp
dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công ngh ệ vào sản xuất hàng hóa s ẽ tạo
nên năng suất cao, s ản phẩm nhiều về lượng và tốt về chất, giá thành h ạ,
hiệu quả và giá trị kinh tế cao. Xem thư ờng hoặc chưa coi trọng đúng mức



vai trò của tiến bộ khoa học, thiếu quan tâm, chú ý áp d ụng, cải tiến kỹ
thuật, công nghệ trong sản xuất hàng hóa nói chung, trong n ền kinh tế nơng
nghiệp sản xuất hàng hóa nói riêng thì ch ắc chắn sẽ phải trả giá.
Vậy là, để chuyển kinh t ế nông nghi ệp từ tự cấp, tự túc lên sản xuất hàng
hố, cần có những điều kiện cơ bản (phân công lao đ ộng xã hội; thị trường;
năng lực tổ chức và quản lý sản xuất, tài chính; tiến bộ khoa học, kỹ thuật,
cơng nghệ…). Song, vấn đề đặt ra là, những yếu tố ấy không t ự xuất hiện.
Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất mới làm cho sản xuất phát tri ển.
Sản xuất phát tri ển mới dẫn đến phân công lao động xã hội và đòi hỏi ứng
dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào sản xuất. Sản xuất phát
triển mới làm ra nhi ều của cải vật chất dư thừa để đem bán, trao đổi ngoài
phần phục vụ nhu cầu trực tiếp của người sản xuất. Do vậy, thị trường ra
đời. Bởi vậy, cần đặc biệt chú ý phát tri ển lực lượng sản xuất trong kinh tế
nông nghiệp. Đó phải được coi là nền tảng cho bước chuyển của lĩnh vực
hoạt động kinh tế này từ tự cấp, tự túc sang s ản xuất hàng hoá. Ở Việt
Nam, điều kiện này càng đ ặc biệt quan trọng.
Tóm lại, để có sản xuất hàng hố nói chung và s ản xuất nơng nghi ệp hàng
hố nói riêng, ngồi vi ệc phát tri ển các nhân tố cơ bản như phân công lao
động xã hội, thị trường, quản lý, tài chính, áp d ụng khoa học, kỹ thuật và
cơng nghệ, chúng ta còn c ần phải đặt lên hàng đ ầu nhiệm vụ phát triển lực
lượng sản xuất trong nông nghi ệp. Đó là tiền đề cực kỳ quan trọng, là đi ều
kiện của điều kiện đã bàn ở đây.


(*) Nghiên cứu viên, Tạp chí Lý luận chính tr ị, Học viện Chính trị - Hành
chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
(1) C.Mác và Ph.Ăngghen. Tồn tập, t.16. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
1997, tr.170.
(2) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.20, tr.378.

(3) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.20, tr.427.
(4) Xem: C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.21, tr.168.
(5) V.I.Lênin. Toàn tập, t.43. Nxb Ti ến bộ, Mátxcơva, 1978, tr.187 - 188.
(6) C.Mác và Ph.Ăngghen. Tồn tập, t.23. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
1993, tr.221.
(7) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.22, tr.425 - 426.
(8) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.20, tr.378.
(9) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.25, ph.II, tr.524.
(10) Xem: Khoa Kinh t ế chính trị Trờng Nguyễn ái Quốc Trung ơng. Kinh
t chớnh tr Mỏc - Lênin, t.II. Nxb Sách giáo khoa Mác - Lênin,
Hà Nội,1976, tr.370 - 371.
(11) C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập. Sđd., t.16 , tr.170.
(12) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.23, tr.254.
(13) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.23, tr.511.
(14) V.I.Lênin. Toàn tập. Sđd., t.1, tr.114.
(15) Xem: Nguyễn Đình Hợi (chủ biên). Kinh tế nơng nghi ệp. Nxb Tài
chính, Hà Nội, 1997, tr.164.
(16) Nguyễn Đình Hợi (chủ biên). Sđd., tr.163



×