Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Về mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.71 KB, 9 trang )

Về mâu thuẫn đối kháng và mâu thu ẫn không đối kháng

Mâu thuẫn đối kháng và mâu thu ẫn không đối kháng là loại mâu thu ẫn đặc thù,
chỉ có trong xã hội loài người, mà cũng chỉ trong các xã hội có giai cấp và đối
kháng giai cấp. Với tư cách nh ững mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn đối kháng và
mâu thuẫn khơng đối kháng có đầy đủ các đặc trưng cơ b ản của mâu thu ẫn xã
hội. Là mâu thu ẫn giữa những con người, nên nó khơng chỉ có những yếu tố
khách quan thuần t, mà bao gi ờ cũng chứa đựng một hàm số chủ quan nhất
định; việc giải quyết mâu thuẫn ở đây được thực hiện thơng qua hoạt động có ý
thức của con người, nên chịu sự can thiệp mạnh mẽ của nhân tố chủ quan; biểu
hiện chủ yếu của nó là mâu thu ẫn về lợi ích mà trong đó, xét đ ến cùng, lợi ích
vật chất giữ vai trị quyết định, nên lợi ích chính là m ắt khâu quan trọng nhất
trong việc giải quyết mâu thuẫn; và do thường được bộc lộ qua các khâu trung
gian hay các l ực lượng trung gian, nên vi ệc nhận thức và giải quyết nó thường
gặp nhiều khó khăn, phức tạp.
Hiện đang có nhi ều ý kiến khác nhau trong vi ệc nhận thức mâu thu ẫn đối kháng
và mâu thuẫn không đối kháng cũng như phương pháp gi ải quyết chúng trong
thực tiễn. Trong bài viết này, chúng tôi xin đư ợc góp thêm ý kiến, phân tích
nhằm làm sáng rõ quan đi ểm mácxít về hai loại mâu thuẫn này và về việc lựa
chọn các phương pháp gi ải quyết mâu thuẫn xã hội ở nước hiện nay.
1. Về định nghĩa mâu thu ẫn. Đối với mâu thuẫn không đối kháng thì nhìn chung,
các ý kiến đều thống nhất cho rằng, đó là mâu thuẫn giữa những lực lượng xã
hội, khuynh hướng xã hội có chung lợi ích cơ b ản, chỉ đối lập về lợi ích khơng
cơ bản, cục bộ, tạm thời. Đối với mâu thuẫn đối kháng thì hi ện vẫn cịn có nhi ều
ý kiến khác nhau. Giáo trình tri ết học Mác-Lênin viết: “Mâu thuẫn đối kháng là
mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đoàn người, những xu hướng xã hội
có lợi ích cơ bản đối lập nhau”(1). Trong Từ điển Triết học, “mâu thuẫn đối
kháng là những mâu thu ẫn đặc thù của quan hệ xã hội của xã hội bóc lột; cơ sở
của những mâu thuẫn này là l ợi ích khơng th ể điều hoà của các giai cấp, các tập
đoàn, các l ực lượng xã hội đối địch”(2).



Như vậy, hiểu theo định nghĩa thứ nhất thì mâu thuẫn đối kháng là s ự đối lập
giữa những giai cấp, những tập đoàn người, những xu hướng xã hội có lợi ích cơ
bản đối lập nhau. Đây th ực chất là một cách hi ểu nhằm “mềm hoá” khái niệm
mâu thuẫn, bởi vì “lợi ích cơ bản đối lập nhau” thì chưa đủ để khẳng định là
mâu thuẫn đối kháng hay không đ ối kháng, ch ẳng hạn lợi ích cơ bản của giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân là th ống nhất với nhau nhưng không có nghĩa là
khơng có đối lập nhau. Do đó, vấn đề là ở chỗ, sự đối lập nhau về lợi ích cơ bản
ấy phải ở tính chất nào, mức độ nào thì m ới trở thành mâu thu ẫn đối kháng.
Hiểu theo cách th ứ hai thì xem ra l ại hơi “cứng”. Bởi lẽ, nếu cho rằng lợi ích cơ
bản trong mâu thu ẫn đối kháng là “không thể điều hồ được” thì s ẽ khó giải
thích nhiều hiện tượng mâu thu ẫn đối kháng vẫn “có thể điều hồ được” lợi ích
cơ bản thơng qua sự dàn xếp trên bàn thương lượng, qua biện pháp ngo ại giao,...
Vì thế, theo chúng tơi, có th ể định nghĩa mâu thu ẫn đối kháng là phạm trù triết
học dùng để chỉ sự đối lập thuộc về bản chất của lợi ích cơ bản giữa các giai
cấp, các lực lượng xã hội, các khuynh hư ớng xã hội đối địch.
Những mâu thuẫn đối kháng thường được đề cập tới là mâu thuẫn giữa giai cấp
chủ nô và giai cấp nô lệ, địa chủ và nông nô, tư s ản và vô sản, giữa các nước đi
xâm lược và các dân tộc bị xâm lược, giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội,
giữa địch và ta,… Những mâu thuẫn không đối kháng thường được nhắc đến là
mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai c ấp nông dân, giai cấp cơng nhân và
đội ngũ trí th ức, giữa dân chủ và tập trung, dân chủ và chuyên chính, gi ữa quá
trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển xã hội và hoạt động tự giác, có ý th ức
trong việc sáng tạo xã hội mới của con người, mâu thuẫn trong các đảng cộng
sản, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, mâu thu ẫn giữa xoá bỏ giai cấp và chuyên
chính giai cấp, giữa việc nhà nước tiêu vong và s ự tăng cường nhà nước…
Như vậy, phải nhận thức rõ vấn đề bản chất đối kháng và hiện tượng đối kháng
trong hai lo ại mâu thuẫn trên, chúng ta m ới giải thích được những biểu hiện đa
dạng, phức tạp của chúng trong th ực tế. Mâu thuẫn đối kháng có th ể được biểu
hiện thơng qua hiện tượng không đối kháng; ngược lại, mâu thuẫn khơng đối

kháng có khi l ại biểu hiện ở hiện tượng đối kháng. Đối kháng là khái ni ệm dùng


để chỉ sự xung đột gay gắt giữa các cá nhân, nhóm, t ầng lớp, giai cấp, khuynh
hướng xã hội, do chỗ giữa chúng có l ợi ích đối lập nhau.
2. Về căn cứ để phân bi ệt mâu thuẫn. Vấn đề này cũng có nhi ều quan đi ểm khác
nhau. M.M.Rôđentan cho rằng, cơ sở của những mâu thuẫn đối kháng là “lợi ích
khơng thể điều hồ của các giai cấp, các tập đoàn, các l ực lượng xã hội đối
nghịch”(3). Tác giả Nguyễn Ngọc Hà lại cho rằng, “khi căn cứ vào lợi ích đối
lập là cơ bản hay không cơ b ản để phân biệt mâu thuẫn đối kháng với mâu thuẫn
không đối kháng chúng ta s ẽ gặp phải khó khăn trong vi ệc xác định tiêu ch uẩn
phân biệt lợi ích cơ bản với lợi ích không cơ b ản”. Và, do v ậy theo tác gi ả, nếu
hiểu theo cách này thì s ẽ khơng thể giải thích được tại sao trong th ực tế, nhiều
mâu thuẫn đối kháng hết sức gay gắt vẫn có thể được dàn xếp trên bàn thương
lượng, chứ khơng phải nhất thiết dẫn đến tình trạng một mất một cịn gi ữa các
mặt đối lập. Bởi vì, hoạt động của con người là hoạt động có ý th ức, chính ý
thức giúp con ngư ời có thể điều hồ được lợi ích của nhau để cùng tồn tại và
phát triển. Từ đó, tác gi ả cho rằng, một đặc trưng để phân biệt mâu thu ẫn đối
kháng với mâu thuẫn khơng đối kháng là “có hay khơng có tính ch ất bạo lực
trong quan hệ giữa con người với con người”(4). Chúng tôi cho rằng, nếu hiểu
theo cách này, s ẽ gặp phải khó khăn khi nhận dạng mâu thuẫn đối kháng lúc cịn
ở giai đoạn chưa chín muồi, tức là ở giai đoạn mà sự đấu tranh gi ữa các mặt đối
lập chưa diễn ra gay gắt, chưa có dấu hiệu bạo lực. Mặt khác, vi ệc hiểu theo
cách này cũng s ẽ mâu thuẫn với khẳng định trước đó của tác giả cho rằng, có
nhiều mâu thuẫn đối kháng hết sức gay gắt vẫn có thể được dàn xếp trên bàn
thương lượng, chứ không nhất thiết phải sử dụng bạo lực.
Chúng tơi nh ất trí với cách hiểu của tác giả Rôdentan, nhưng c ần phải giải thích
rõ hơn vấn đề tại sao lợi ích của các lực lượng xã hội ấy lại không th ể điều hồ
được để từ đó, có thể nhận thức được những biểu hiện hết sức đa dạng, phức tạp
của mâu thuẫn đối kháng trong thời đại ngày nay.

3. Về nguồn gốc của mâu thu ẫn. Nhìn chung, các ý ki ến đều thống nhất cho
rằng, nguồn gốc xuất hiện hai loại mâu thuẫn này là từ sự đối lập về lợi ích,
nhưng ở các mức độ và tính chất khác nhau. V.E.Côdơl ốpxki cho rằng, “mâu


thuẫn đối kháng xã h ội, đó là mâu thuẫn được đặc trưng bằng sự thù địch khơng
thể điều hồ của những lợi ích giai cấp, bằng việc khơng thể giải quyết nó một
cách căn bản, có tính cách m ạng mà lại không thủ tiêu cơ sở kinh tế làm nảy
sinh và tái sinh mâu thu ẫn đó, tức là sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất”(5).
Theo quan điểm này thì mâu thu ẫn đối kháng có nguồn gốc hay nguyên nhân t ừ
chế độ chiếm hữu tư nhân đ ối với tư liệu sản xuất và do vậy, nó chỉ được giải
quyết triệt để khi thủ tiêu chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Tác gi ả
Nguyễn Ngọc Hà cho rằng, sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất không phải là
nguồn gốc, là nguyên nhân duy nh ất làm xuất hiện mâu thuẫn đối kháng, mà
ngoài nguyên nhân đó, cịn có ngun nhân t ừ sự thiếu thốn, “làm khơng đủ ăn”,
“cung khơng đủ cầu” và ở chính “ý th ức” của con người. Theo đó, mâu thu ẫn đối
kháng có nguồn gốc từ cả những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân ch ủ
quan. Chúng tôi cho rằng, cần phải hiểu nguồn gốc của mâu thuẫn đối kháng m ột
cách toàn di ện (nguồn gốc kinh tế, xã hội; nguồn gốc sâu xa, trực tiếp) để từ đó,
đề ra giải pháp khắc phục việc phát sinh mâu thu ẫn này một cách tri ệt để, có
hiệu quả.
4.Về hình thức biểu hiện của mâu thuẫn. Hầu hết các quan đi ểm từ trước đến nay
đều đồng nhất mâu thuẫn đối kháng với mâu thuẫn giữa giai cấp bóc lột và giai
cấp bị bóc lột (chủ nơ và nơ l ệ, địa chủ và nông nô, tư s ản và vơ s ản). Với cách
hiểu này, tính ch ất phức tạp và những biểu hiện phong phú của mâu thu ẫn đối
kháng có thể bị làm đơn giản hố. Bởi lẽ, trên thực tế, mâu thuẫn đối kháng có
thể là giữa các nước đế quốc với nhau, chẳng hạn trong Đại chiến thế giới lần
thứ nhất, đó là cuộc đấu tranh của các nước tư bản nhằm phân chia lại thế giới,
giành thị trường, thuộc địa và phạm vi ảnh hưởng - đây rõ ràng không ph ải là
mâu thuẫn giai cấp, nhưng tính chất bạo lực của cuộc đấu tranh l ại rất gay gắt và

quyết liệt. Trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, những mâu thuẫn giữa các nước tư
bản vẫn hết sức gay gắt, có khi ph ải sử dung bạo lực, chiến tranh đ ể giải quyết.
Mặt khác, không ph ải lúc nào quan h ệ giữa giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc
lột cũng có tính đối kháng, có những thời điểm hai giai cấp này còn là đồng
minh của nhau, cùng hợp tác với nhau để chống lại một giai cấp khác, ho ặc
chống kẻ thù từ bên ngoài xâm lược. Ví dụ, quan hệ hợp tác giữa giai cấp tư sản


dân tộc với giai cấp vô sản trong thời kỳ Cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta
trước đây; quan h ệ hợp tác giữa giai cấp tiểu tư sản và giai cấp vô sản ở Pháp
trong cuộc Cách mạng 1848 – 1850 ( 6 ) … Ngoài ra, mâu thu ẫn đối kháng cũng có
thể xuất hiện trong quan h ệ giữa các nhóm, các cộng đồng người trong xã hội
(giữa các thị tộc, bộ lạc, các cộng đồng tôn giáo, các dân t ộc,...).
Trong xu thế mở cửa, hội nhập quốc tế hiện nay, quan ni ệm cứng nhắc về mâu
thuẫn này là khơng thích h ợp, ảnh hưởng đến chủ trương, chính sách của Đảng
ta, trong đó có chủ trương mở rộng hợp tác về nhiều mặt, khuyến khích đ ầu tư từ
nước ngồi, kể cả với các nước tư bản, thậm chí cả những nước mà trước đây
vốn là kẻ thù của dân tộc ta, để phát triển kinh t ế của đất nước. Nhưng n ếu
không thấy rõ bản chất của hai loại mâu thuẫn này thì l ại dễ rơi vào “h ữu
khuynh”, chỉ thấy mặt “hợp tác”, không thấy mặt “đấu tranh” trong thế giới
ngày nay, khi mà các th ế lực thù địch vẫn không ng ừng chống phá s ự nghiệp
cách mạng của Đảng và nhân dân ta b ằng những âm mưu, thủ đoạn rất tinh vi,
xảo quyệt. Văn kiện Đại hội IX của Đảng ta đã khẳng định: “Tồn cầu hố kinh
tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhi ều nước tham gia; xu th ế này
đang bị một số nước phát triển và các t ập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi
phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa
có hợp tác vừa có đấu tranh. Các mâu thu ẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới
những hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát tri ển, có mặt sâu sắc
hơn. Đấu tranh dân t ộc và đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra găy gắt”(7).
5. Về tính chất và phương pháp gi ải quyết mâu thuẫn. Hầu hết các quan đi ểm

đều cho rằng, mâu thuẫn đối kháng có xu hướng phát tri ển và tính ch ất ngày
càng gay gắt và theo quy lu ật chung, nó thường được giải quyết bằng phương
pháp bạo lực. Mâu thuẫn khơng đối kháng có xu hướng và tính ch ất ngày càng đi
đến thống nhất các m ặt đối lập và theo quy lu ật chung, nó thư ờng được giải
quyết bằng phương pháp giáo d ục, thuyết phục, phê và tự phê bình. Từ điển
Triết học viết: “Mâu thu ẫn đối kháng được giải quyết bằng đấu tranh giai cấp
cách mạng và bằng cách m ạng xã hội làm thay đổi chế độ xã hội hiện hành…
Trong quá trình phát tri ển, mâu thuẫn ngày càng gay g ắt thêm, sâu s ắc thêm và


cuộc đấu tranh gi ữa các mâu thu ẫn dẫn đến sự xung đột gay gắt. Những hình
thức giải quyết xung đột này được quy định bởi những điều kiện lịch sử cụ thể
của cuộc đấu tranh… Mâu thu ẫn không đối kháng được khắc phục bằng cách cải
tạo từng bước và có kế hoạch những điều kiện kinh tế, xã hội, v.v. gây nên
những mâu thuẫn ấy”(8).
Theo chúng tôi, gi ải quyết mâu thuẫn đối kháng thông thường phải sử dụng bạo
lực, như C.Mác đã khẳng định: chừng nào chủ nghĩa tư bản cịn tồn tại, thì tình
trạng đối kháng gi ữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản vẫn còn là một cuộc đấu
tranh giữa giai cấp và giai cấp, cuộc đấu tranh ấy, đến giai đoạn cao nhất của
nó, sẽ trở thành một cuộc cách mạng toàn di ện. Tuy nhiên, trong m ột số trường
hợp cụ thể, không nh ất thiết phải sử dụng bạo lực mà có thể sử dụng các hình
thức khác, như đấu tranh ngh ị trường, hợp pháp. Hình thức này hi ện đang được
nhiều người ủng hộ trong các nư ớc tư bản phát tri ển, nguyên nhân chủ yếu là
những biến đổi giai cấp do giai cấp tư sản chủ động điều chỉnh. Cịn mâu thu ẫn
khơng đối kháng nhìn chung đư ợc giải quyết bằng phương pháp “c ải tạo tuần tự
các điều kiện kinh tế”, cải tạo nền kinh tế tiểu nông phân tán và bi ến nó thành
một nền đại cơng nghiệp xã hội chủ nghĩa, đấu tranh chống tâm lý ti ểu tư sản
của giai cấp nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Cuộc đấu tranh ấy
chẳng những không phá vỡ mà trái lại, còn củng cố thêm sự thống nhất, liên
minh giữa giai cấp công nhân và giai c ấp nơng dân.

Trong điều kiện đa dạng hố các hình thức sở hữu trong nền kinh t ế hàng hoá
nhiều thành phần ở nước ta hiện nay, vi ệc nhận thức và giải quyết mâu thuẫn
không đối kháng là v ấn đề phức tạp, nhạy cảm, u cầu phải tính tốn rất kỹ
lưỡng để không ảnh hưởng đến các vấn đề chính trị trong quan h ệ đối ngoại của
Đảng và Nhà nước ta.
6. Về sự chuyển hoá mâu thu ẫn. Hiện cũng đang có nhi ều ý kiến khác nhau,
thậm chí trái ngư ợc nhau về vấn đề này. Một số quan điểm cho rằng, khơng th ể
có sự chuyển hoá mâu thu ẫn đối kháng thành mâu thu ẫn khơng đối kháng và
ngược lại…, vì đối với mâu thuẫn đối kháng thì “lợi ích cơ bản” giữa các mặt
đối lập là khơng th ể điều hồ được. Một số quan điểm khác lại khẳng định có sự


chuyển hoá giữa hai loại mâu thuẫn này. Trong Nguyên lý tri ết học
Mác – Lênin, một số tác giả Liên Xơ vi ết: “Mặc dù có sự khác biệt sâu sắc,
nhưng giữa mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn khơng đối kháng khơng có m ột
cái hố ngăn cách”(9). V.I.Lênin cho r ằng, trong trường hợp có sự sai lầm về
chính sách ho ặc sai l ầm từ hoạt động thực tiễn, mâu thuẫn khơng đ ối kháng có
thể trở nên gay gắt, sâu sắc và trong những điều kiện nhất định, có những nét
của mâu thuẫn đối kháng. Tác gi ả Nguyễn Tấn Hùng cho rằng, “sai l ầm trong
đường lối, chính sách của nhà nước có thể làm cho mâu thu ẫn vốn không đối
kháng trở thành đối kháng”; “s ự kích động của các phần tử cực đoan, q khích
có thể đưa mâu thuẫn hiện tượng từ chỗ không đối kháng trở thành đối
kháng”(10). Tác giả Nguyễn Ngọc Hà cũng cho r ằng, “nếu con người khơng biết
điều hồ lợi ích của mình thì những mâu thu ẫn khơng đối kháng gi ữa họ đều có
thể chuyển thành các mâu thuẫn đối kháng”(11).
Chúng tôi cũng nh ất trí cho rằng, có sự chuyển hố giữa hai loại mâu thu ẫn này.
Việc nhận thức sự đối kháng có tính bản chất và sự đối kháng khơng có tính b ản
chất như trên đã trình bày cho phép gi ải thích được sự chuyển hố ấy một cách
thích hợp nhất mà không mâu thuẫn với định nghĩa về chúng. B ởi vì, với bản
chất biện chứng của mình, hai loại mâu thuẫn này luôn vận động, phát tri ển và

có thể chuyển hố lẫn nhau trong những điều kiện nhất định. Vì vậy, trong thực
tiễn phải tuỳ từng điều kiện cụ thể để lựa chọn phương pháp giải quyết thích
hợp đối với từng loại mâu thuẫn, đảm bảo việc giải quyết mâu thu ẫn là nguốc
gốc của sự phát triển. Thực tế cho thấy, một mâu thuẫn không đối kháng có th ể
chuyển hố thành đ ối kháng, hoặc biểu hiện có tính ch ất đối kháng mà các nhà
nghiên cứu ở Liên Xơ gọi là “có những nét” của mâu thuẫn đối kháng một khi có
sự sai lầm kéo dài về đường lối (của Đảng cầm quyền), phương pháp gi ải quyết
mâu thuẫn thô bạo, bất chấp thực tế (quy luật) khách quan, có sự can thiệp, xúi
giục, kích động của các thế lực thù địch từ bên ngoài. S ự đổ vỡ của chế độ xã
hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã ch ứng minh cho quan đi ểm
này. Nhiều cuộc xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo trong l ịch sử ở khắp nơi trên
thế giới, nhiều khi xuất phát từ mâu thuẫn khơng đối kháng, có th ể được giải
quyết bằng con đường hồ bình, thương lư ợng, nhưng do bị xúi giục, kích động


bởi những phần tử cầm đầu quá khích đã dẫn tới những cuộc bạo động, chém
giết và đổ máu không cần thiết. Mâu thuẫn nội bộ nhân dân mà phát tri ển thành
“điểm nóng” thì s ẽ có nguy cơ chuy ển hoá thành mâu thuẫn đối kháng m ột khi
khơng được giải quyết kịp thời, thích hợp. Ngược lại, có những mâu thu ẫn đối
kháng vẫn có thể được giải quyết bằng con đường ngoại giao, trên bàn thương
lượng,… chứ không nhất thiết phải sử dụng bạo lực trên chi ến trường. Thực tiễn
lịch sử cũng đã chứng minh cho l ập luận này.
Nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, công cuộc đổi mới đất
nước đã đạt được những thành tựu quan trọng, to lớn về nhiều mặt, nhưng cũng
đang phải đối mặt với những thách thức không nh ỏ do xu thế tồn cầu hố và hội
nhập quốc tế đưa lại, cùng với những bất cập về nhiều mặt của xã hội và tình
trạng tham nhũng đang có xu hư ớng gia tăng. Nền kinh tế thị trường nước ta cịn
ở trình độ thấp, trong đó các mâu thu ẫn giữa những yếu tố cũ, mới đan xen và
diễn biến phức tạp. Tình hình an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội về cơ
bản được giữ vững, nhưng những mâu thuẫn xã hội, nhất là ở một số vùng nơng

thơn những năm gần đây có chi ều hướng gia tăng, có nơi, có lúc phát tri ển trở
thành “điểm nóng”. Cùng một lúc, chúng ta ph ải giải quyết nhiều mâu thu ẫn
trong các lĩnh v ực khác nhau, với những tính ch ất khác nhau. Điều đó, về mặt lý
luận đòi hỏi phải nắm vững những nguyên t ắc có tính phương pháp lu ận về nhận
thức và giải quyết mâu thu ẫn biện chứng để làm cơ sở cho việc lựa chọn những
hình thức đấu tranh, giải quyết có hiệu quả các mâu thu ẫn này theo hướng có lợi
cho cách mạng, cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời chủ động
ngăn chặn kịp thời những biến cố gây bất lợi. Giải quyết có hiệu quả những mâu
thuẫn xã hội sẽ góp phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp công nghi ệp hố,
hiện đại hố đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh.


(*) Học viện An ninh nhân dân.
(1) Giáo trình triết học Mác - Lênin. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà N ội, 1999,
tr.329.
(2) Từ điển Triết học. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1986, tr.361 -362.
(3) Từ điển Triết học. Sđd., tr.362.
(4) Tạp chí Triết học, số 4, 1995, tr.48 - 49.
(5) Dẫn theo: Tạp chí Tri ết học, số 4, 1995, tr. 49.
(6) Xem: Đấu tranh giai cấp ở Pháp. Trong: C.Mác và Ph.Ăngghen. Tồn tập,
t.7. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993.
(7) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ
IX. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.64 -65.
(8) Từ điển Triết học. Sđd., tr.361 -362.
(9) Nguyên lý tri ết học Mác – Lênin. Nxb Chính trị, Mátxcơva, 1979, tr.102
(tiếng Nga).
(10) Tạp chí Triết học, số 3, 1995, tr.20, 21.
(11) Tạp chí Triết học, số 4, 1995, tr.51.




×