Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

Khóa luận THÔNG TIN về xây DỰNG ĐẢNG TRÊN báo PASAXON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 101 trang )

MỤC LỤC
Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THÔNG TIN XÂY DỰNG ĐẢNG
TRÊN BÁO CHÍ CÁCH MẠNG LÀO.......................................................12
1.1. Những khái niệm liên quan đến việc nghiên cứu đề tài..................12
1.2. Vai trò của báo chí trong tun truyền thơng tin xây dựng Đảng.......18
1.3. Báo chí cách mạng Lào và tầm quan trọng của thơng tin về xây
dựng Đảng trên báo chí cách mạng Lào..................................................23
Tiểu kết chương 1............................................................................................25
Chương 2. THỰC TRẠNG THÔNG TIN VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG TRÊN
BÁO PASAXON............................................................................................27
2.1. Tổng quát về báo PASAXON.........................................................27
2.2. Thực trạng thông tin về xây dựng Đảng trên báo PASAXON........31
2.3. Hình thức thể hiện các thơng tin xây dựng Đảng trên báo
PASAXON..............................................................................................46
2.4. Nhận xét chung về thông tin xây dựng Đảng trên báo PASAXON 58
Tiểu kết chương 2............................................................................................62
Chương 3. NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG TRÊN BÁO
PASAXON .....................................................................................................64
3.1. Một số vấn đề đặt ra........................................................................64
3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin xây dựng
Đảng trên Báo Pasaxon...........................................................................70
3.3. Kiến nghị.........................................................................................77
Tiểu kết chương 3............................................................................................82
KẾT LUẬN....................................................................................................84
TÀI LIÊU THAM KHẢO............................................................................86
PHỤ LỤC .....................................................................................................92


DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH ẢNH


Hình 2.1: Hình thức trình bày của tờ Báo Pasaxon với khổ giấy 37 cm x 52cm. .46
Hình 2.2: Trang wab của Báo Pasaxon...........................................................47
Bảng: 2.1. Thống kê tỷ lệ tin, bài về thông tin xây dựng Đảng......................49
Hình 2.3: Tin về xây dựng Đảng trong trang 3 của Báo Pasaxon...................51
Hình 2.4: Bài về xây dựng Đảng trong trang chủ của Báo Pasaxon...............52


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua hơn 63 năm xây dựng và phát triển, kể từ ngày ra đời (22-31955) Đảng Nhân dân Lào nay là Đảng Nhân dân cách mạng (NDCM) Lào đã
khắc vào lịch sử oai hùng của đất nước và dân tộc Lào những mốc son chói
lọi. Đảng đã lãnh đạo nhân dân các bộ tộc Lào giành thắng lợi vang dội ngày
2-12-1975, giải phóng hồn tồn đất nước khỏi ách thống trị của chủ nghĩa đế
quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới, lập nên nước CHDCND Lào, đưa dân
tộc bước vào kỷ ngun mới: Hịa bình, Độc lập, Dân chủ, Thống nhất, Thịnh
vượng. Trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, Đảng lãnh đạo nhân
dân đẩy lùi mọi khó khăn thử thách, đưa sự nghiệp đổi mới tiến lên vững
chắc, kinh tế tăng trưởng liên tục, tình hình chính trị ổn định, đời sống nhân
dân từng bước được cải thiện; quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng, là
thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tham gia tích
cực vào các diễn đàn khu vực và quốc tế, góp phần nâng cao uy tín và địa vị
của CHDCND Lào trên trường quốc tế.
Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của
cách mạng Lào; công tác xây dựng Đảng ln là một nhiệm vụ đặc biệt quan
trọng, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng, chế độ. Đại hội lần thứ X của Đảng
Nhân dân Cách mạng Lào tiếp tục yêu cầu phải xây dựng Đảng để nâng cao
năng lực lãnh đạo và tính tiên phong của Đảng, tăng cường sức mạnh khối đại
đoàn kết toàn dân, kiên định đường lối đổi mới tồn diện có ngun tắc theo
mục tiêu xã hội chủ nghĩa.

Trên cơ sở đó, báo chí cách mạng Lào luôn đặt vấn đề tuyên truyền xây
dựng Đảng là một trong những chủ đề thời sự lớn trong đời sống chính trị của
đất nước. Trong cơng tác xây dựng Đảng, chính quyền, báo chí đã góp phần
giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân thấm nhuần tư


2

tưởng, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng. Báo chí phản ánh việc
thực hiện các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng trong cuộc sống;
phản ánh tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của cán bộ, đảng viên và
các tầng lớp nhân dân. Nhiều mơ hình hay, cách làm sáng tạo đã được báo chí
phản ánh kịp thời, nhất là những tấm gương sáng của tập thể và cá nhân trong
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Cay Sỏn Phôm Vi Hản.
Trong hệ thống báo chí cách mạng Lào, Báo PASAXON là một tờ báo
đầu tiên tại nước CHDCND Lào, khi ra đời mang tên “Báo Neo Lao Itsala”.
Trải qua 68 năm (13/8/1950 – 13/8/2018), báo PASAXON có vị trí và vai trị
đặc biệt, là tờ báo tiên phong, luôn giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội. Trong những năm qua, báo PASAXON đã luôn luôn coi trọng
việc tuyên truyền xây dựng Đảng là một trong những thông tin rất quan trọng
nằm trong nội dung tuyên truyền chính trị của tờ báo. Đến thời kỳ này, xã hội
càng phát triển thì báo chí càng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong đời
sống hàng ngày của mỗi quốc gia, dân tộc. Đây vừa là niềm vinh dự lớn, vừa
đặt ra những yêu cầu và trách nhiệm nặng nề đối với báo PASAXON.
Xuất phát từ những lý do này đã thôi thúc tác giả chọn nghiên cứu đề
tài: “Thông tin về xây dựng Đảng trên báo PASAXON” (khảo sát từ tháng
1/2018 – 1/2019) làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm qua, nhiều cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa
học đã nghiên cứu về công tác xây dựng Đảng và có một số cơng trình nghiên

cứu về chức năng vai trị của báo chí liên qn đến công tác tuyên truyền
thông tin xây dựng Đảng. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
của khóa luận, tác giả xin nêu như sau:
2.1. Những cơng trình nghiên cứu về công tác xây dựng Đảng
+ Tại Việt Nam có nhiều cơng trình nghiên cứu cụ thể như:
- Sách chuyên khảo “Học thuyết Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chính


3

Minh về Đảng và xây dựng Đảng Công sản”, của PGS.TS Nguyễn Đức Ái
(năm 2010). Cuốn sách bao trình bày cơ sở hình thành tư tưởng C.Mác và
Ph.Ăngghen về Đảng và xây dựng Đảng Cộng sản; tư tưởng C.Mác và
Ph.Ăngghen về đảng của giai cấp cơng nhân; hồn cảnh lịch sử ra đời học
thuyết về đảng kiểu mới của giai cấp công nhân; Những nguyên lý xây dựng
Đảng kiểu mới của giai cấp cơng nhân; tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng
sản Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam;
vận dựng học thuyết Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chính Minh về Đản và xây
dựng Đảng Công sản trong thời kỳ mới.
- Giới thiệu tác phẩm của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I. Lênin, Hồ Chí
Minh về xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, do TS. Ngơ Đức Tính (chủ
biện)(năm 2012). cuốn sách trình bày các nguyên lý của các nhà kinh điển về
xây dựng chính đảng của giai cấp cơng nhân và xây dựng chính quyền Nhà
nước của dân, do dân và vì dân.
- Xây dựng chỉnh đốn Đảng – một số vấn đề lý luận và thực tiễn, của
GS.TS. Nguyễn Phú Trọng (năm 2012). Cuốn sách gồm bốn phần: Phần thứ
nhất: Một số vấn đề chung về Đảng và công tác xây dựng Đảng. Phần thứ hai:
Xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng. Phần thứ ba: Xây dựng Đảng về tổ
chức, cán bộ. Phần thứ tư: Rèn luyện đạo đức, lối sống. Nội dung cuốn sách
đề cập nhiều vấn đề phong phú về lý luận và thực tiễn, đúc kết những bài học,

kết luận quan trọng về công tác xây dựng Đảng, nhằm xây dựng Đảng ta ngày
càng trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo đất nước và nhân dân thực hiện thắng
lợi công cuộc đổi mới.
- Sách chuyên khảo “Xây dựng Đảng về chính trị” PGS.TS Nguyễn
Đức Ái (chủ biên)(năm 2013). Cuốn sách đi sâu phân tích vị trí, vai trị, nội
dung, ngun tắc xây dựng Đảng về chính trị và phương thức thực hiện nhiệm
vụ xây dựng Đảng về chính trị.
- Giáo trình xây dựng Đảng, do PGS.TS Trần Thị Đào – PGS.TS
Nguyễn Minh Tuấn – TS. Nguyễn Thị Ngọc Loan (đồng chủ biên)(năm 2016).


4

Giáo trình này được trang bị cho người học, người đọc những nguyên lý về
Đảng Cộng sản; những vấn đề phổ biến, có tính quy luật của hoạt động xây
dựng nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo
đức; nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị,
đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội và công tác dân vận của Đảng đối với
các giai tầng xã hội.
+ Tại nước CHDCND Lào, cơng trình nghiên cứu về cơng tác xây
dựng Đảng cịn ít, bởi hầu hết những cơng trình nghiên cứu về xây dựng
Đảng do những nhà lãnh đạo nghiên cứu. Các cán bộ - đảng viên thì rất ít ỏi
nghiên cứu chun sâu về vấn đề này. Cụ thể như:
- Truyền thống 55 năm về công tác tổ chức của Đảng NDCM Lào, do
Ban Chấp hành Trung ương Đảng NDCM Lào nghiên cứu – biên soạn và xuất
bản (năm 2010). Cuốn sách đã trình bày truyền thống về công tác tổ chức xây
dựng Đảng và cán bộ; nêu các bài viết của đồng chí Trưởng Ban Văn phịng
cán bộ tồn quốc, đồng chí Trưởng Ban Văn phòng tố chức Trung ương Đảng
NDCM Lào, đồng chí Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng NDCM Lào…;
vai trị – nghiệm vụ, quyền của cơng tác tổ chức xây dựng Đảng – cán bộ.

- Từ chế độ dân chủ nhân dân bước lên của nghĩa xã hội không qua
chủ nghĩa tư sản tại Lào, do Mounkeo OLABOON (năm 2015). Cuốn sách
trình bày vì sao Đảng và nhân dân ta chọn và tuân thủ chủ nghĩa xã hội;
những đều kiện chủ yếu cho phát triển từ chế độ dân chủ nhân dân bước lên
chủ nghĩa xã hội không qua chế độ chủ nghĩa tư sản; những đặc điểm của con
đường đi từ chế độ dân chủ nhân dân bước lên chủ nghĩa xã hội không qua
chế độ tư sản tại Lào.
- Phát huy truyền thống tôn vinh của Nước ta và Đảng, kế tục đưa đất
nước mạnh mẻ bước lên, do Khăm Tay Sy Phăn Đon (2018), Cuốn sách trình
bày sự ra đời và lớn lên của Đảng NDCM Lào, những thành tựu và thắng lợi,
bài học đã rút ra và những yếu tố quyết định cho sự thắng lợi của sự nghiệp
cách mạng trong giai đoạn mới.


5

2.2. Những cơng trình nghiên cứu chức năng của báo chí về tun
truyền thơng tin xây dựng Đảng
+ Tại Việt Nam nhiều cơng trình nghiên cứu chức năng vai trị của báo
chí liên quan đến cơng tác tun truyền thơng tin xây dựng Đảng, cụ thể như:
- Luận văn thạc sĩ của Vương Thị Đỗ Quyên (2004) với đề tài: Báo chí
Tuyên truyền về xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở tinh Bến Tre. Trong đó, tác
giả trình bày những vấn đề cơ bản về lý luận, quan điểm của Đảng và tỉnh ủy
Bến Tre về vai trò của báo chí trong tuyên truyền xây dựng tổ chức cơ sở
Đảng; khao sát về thực trạng hoạt động báo chí tỉnh Bến Tre trong tuyên
truyền về xây dựng tổ chức cơ sở Đảng; phân tích đặc điểm, tình hình hoạt
động, những thành quả, hạn chế và nguyên nhân cơ bản cua hạn chế; từ đố để
xuất một giải pháp đối với lãnh đạo tỉnh, cơ quan báo chí, phóng viên, biên
tập viên và cộng tác viên nhằn nâng cao hiệu quả tuyên truyền về xây dựng tổ
chức cơ sở Đảng trên báo chí tỉnh Bến Tre.

- Luận văn thạc sỹ của Vũ Đình Chung (2005) với đề tài: “Nâng cao
hiệu quả tuyên truyền xây dựng Đảng trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam”.
Trong đó, tác giả nghiên cứu lý luận về xây dựng Đảng, vai trị của báo chí và
Đài Truyền hình Việt Nam trong tuyên truyền xây dựng Đảng, đánh giá
những ưu, khuyết điểm của chuyên mục Đảng trong cuộc sống ngày hơm nay
trên song Đài Truyền hình Việt Nam, nghiên cứu ý kiến công chúng về chất
lượng các chương trình phát song của chuyên mục Đảng trong cuộc sống hôm
nay; đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới nội dung và hình thức thể hiện, nâng
cao hiệu quả tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng trên chuyên mục Đảng
trong cuộc sống hôm nay.
- Luận văn thạc sỹ của Lê Thị Thu Thủy (2006) với đề tài: “Nâng cao
chất lượng báo chí truyền hình tun truyền xây dựng cơ sở Đảng ở Nam
Trung Bộ và Nam Bộ”. Trong đó, tác giả nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu vai
trị, ý nghĩa của việc tuyên truyền về xây dựng Đảng nói chung, trên tạp chí


6

các ban Đảng nói riêng và đặc biệt là vấn đề tuyên truyền về cơ sở Đảng ở
Nam Trung Bộ và Nam bộ; đánh giá thực trạng chất lượng nội dung và
hình thức các tác phẩm báo chí tun truyền về xây dựng cơ sở Đảng ở
Nam Trung Bộ và Nam Bộ trên tạp chí các ban Đảng ở Trung ương, hiệu
quả của nó đối với cơ sở; đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng tuyên truyền về cơ sở Đảng ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ trên các tạp
chí ở ban Đảng ở Trung ương .
- Luận văn thạc sỹ của Phạm Thị Thu Huyền (2008) với đề tài: “Tuyên
truyền phát triển Đảng viên trong thanh niên trên báo in hiện nay”. Trong đó,
tác giả phân tích những quan điểm về xây dựng Đảng, vai trị của báo chí với
chủ nghĩa Mác-Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, những luận điểm khoa học
khẳng định vai trị của báo chí tuyên truyền và phát triển Đảng viên trong

thanh niên. Từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá về chất lượng nội dung,
hình thức và hiệu quả tác động của các báo tham gia công tác tuyên truyền,
những ưu điểm và hạn chế trong công tác tuyên truyền trên báo in về phát
triển Đảng viên trong thanh niên tác giả đưa ra một số đề xuất, kiến nghị
nhằm nâng cao chất lượng báo chí tuyên truyền về phát triển Đảng viên, đó là
giải pháp về nhận thức, về tổ chức thực hiện, nâng cao chất lượng nội dung và
hình thức các sản phẩm báo chí tun truyền và phát triển Đảng trong thanh
niên, giải pháp về thu hút bạn đọc.
- Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Mai Lan (2014) với đề tài: “Việc
tiếp nhận thông tin của đảng viên tỉnh Tuyên Quang trên chuyên trang “xây
dựng Đảng”, Báo Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay”. Luận văn dựa trên
cơ sở đánh giá thực trạng mức độ và thái độ tiếp nhận thông tin của đảng viên
trong tỉnh Tuyên Quang trên chuyên trang “Xây dựng Đảng” tác giả sẽ phân
tích và đánh giá hiệu quả cũng như sự quan tâm, nhu cầu thơng tin của nhóm
cơng chúng báo đảng. Từ thực tiễn về việc tiếp nhận, tác giả đưa ra những
giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả tiếp nhận thông tin của đảng viên


7

và chất lượng tuyên truyền về công tác xây dựng đảng trên Báo Tuyên Quang
trong giai đoạn hiện nay.
+ Tại nước CHDCND Lào, cơng trình nghiên cứu chức năng vai trị
của báo chí về cơng tác tun truyền thơng tin xây dựng Đảng rất ít ỏi, thậm
chí khơng có vì nước Lào chưa có trường nào đào tạo chuyên gia về ngành
báo chí. Tuy nhiên, có một số cơng trình nghiên cứu liên quan vấn đề đó, do
các cán bộ Lào sang du học nhành báo chí tại Việt Nam, cụ thể như:
- Luận văn Thạc sĩ năm 2004 của Đa Von Phom My Sít với đề tài: “Vai
trị của báo Pasaxon Lào trong sự nghiệp xây dựng nước Công hoà Dân chủ
Nhân dân Lào hiện nay”. Luận văn đã chỉ ra những đóng góp to lớn, vai trị

tiên phong của báo Pasaxơn trong hệ thống báo chí nói riêng và trong tồn bộ
các cơng cụ chính trị của Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và phát
triển đất nước Lào trong tình hình thế giới đầy biến động.
- Luận văn Thạc sĩ Truyền thông đại chúng (Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, năm 2006) của Xổm Xai Sẻng Khăm Yong: “Đài Truyền hình Quốc
gia Lào với cơng tác ổn định chính trị - tư tưởng trong sự nghiệp đổi mới”.
Cơng tác tư tưởng chính trị trong tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức
tạp được Đảng NDCM Lào chú trọng. Khẳng định vai trị của thơng tin đại
chúng đối với công tác tư tưởng của Đảng, giữ vững lập trường, tư tưởng
chính trị của Đảng trong nhân dân.
- Luận văn Thạc sĩ năm 2012 của Syvanh HOMSAYADETH với đề tài:
“Tuyên truyền điển hình tiên tiến trong sự nghiệp đổi mới của Lào trên Báo
Pasaxon (Khảo sát từ tháng 3/2010–3/2012)”. Luận văn đã làm rõ vai trò, tầm
quan trọng của cơng tác tun truyền điển hình tiên tiến trên báo chí Lào nói
chung và báo Pasaxon nói riêng trong đời sống xã hội, làm rõ quan điểm chỉ
đạo của Đảng, Nhà nước của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về
cơng tác tun truyền điển hình tiên tiến trên báo chí.
- Luận văn Thạc sĩ năm 2017 của Lathdavan SIHANOUVONG với đề
tài: “Báo chí Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tuyên truyền Nghị


8

quyết Đại hội Đảng lần thứ X”. Luận văn đã làm hệ thống hóa những vấn đề
lý luận và làm sáng tỏ vai trị, những u cầu của báo chí Trung ương Đảng
Nhân dân Cách mạng Lào tuyên truyền Nghị quyết của Đảng Nhân dân Cách
mạng Lào nói chung.
- Luận văn Thạc sĩ năm 2018 của Souksavanh PHADY với đề tài: “Báo
PASAXON với vấn đề tuyên truyền chính trị trong thời kỳ đổi mới (khảo sát
từ tháng 6/2017 – 6/2018). Luận văn Làm rõ cơ sở lý luận về tuyên truyền

chính trị trên hệ thống báo chí Lào, khảo sát thực trạng vấn đề tuyên truyền
chính trị trên báo Pasaxon, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân
trong nội dung và hình thức tuyên truyền, đề xuất những giải pháp cụ thể và
một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền chính trị trên báo
Pasaxon trong thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, hệ thống hóa lý luận về tun truyền thơng tin
xây dựng Đảng trên báo chí; khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng thơng tin
xây dựng Đảng trên báo Pasaxon, từ đó chỉ ra thực trạng, ưu điểm, hạn chế và
đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin xây dựng Đảng trên
báo Pasaxon nói riêng và trong hệ thống báo chí cách mạng Lào trong thời
gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đã đặt ra như trên, tác giả phải thực hiện có
kết quả một số việc như sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận về tuyên truyền thông tin về xây dựng Đảng trên hệ
thống báo chí cách mạng Lào.
- Khảo sát thực trạng thơng tin về xây dựng Đảng trên báo Pasaxon, chỉ
ra những ưu điểm, hạn chế trong nội dung và hình thức tuyên truyền trong
khoảng thời gian 1 năm (từ tháng 1/2018 đến 1/2019)


9

- Đề xuất những giải pháp cụ thể và một số kiến nghị nhằm nâng cao
chất lượng thông tin về xây dựng Đảng trên báo Pasaxon trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là: Thông tin về xây dựng Đảng

trên báo PASAXON
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài khảo sát thông tin về xây dựng Đảng trên báo PASAXON trong
khoảng thời gian 1 năm (từ tháng 1/2018 đến 1/2019)
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Khóa luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Cay Sỏn Phôm Vị Hản và bám sát quan điểm, chủ trương,
đường lối của Đảng NDCM Lào cũng như hệ thống lý luận về báo chí, về
tuyên truyền thông tin về xây dựng Đảng trên báo chí cách mạng Lào.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa theo phương pháp luận là chủ nghĩa biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, thông qua việc sử dụng kết hợp nhiều
phương pháp công cụ thể như:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập, nghiên cứu tài liệu hình
thành cơ sở lý luận về vấn đề tuyên truyền thông tin về xây dựng Đảng trên
báo chí cách mạng Lào.
- Phương pháp phân tích nội dung: Tác giả tiến hành phân tích nội
dung thơng tin về xây dựng Đảng trên tờ báo ngày của báo Pasaxon bằng
hệ thống dữ liệu được phân loại, sắp xếp và xác định rõ lĩnh vực thông tin
của tin bài, các thể loại tin bài chính được sử dụng, các chuyên trang –
chuyên mục nhằm đánh giá những ưu điểm và những mặt hạn chế; đồng
thời, đề ra giải pháp nâng cao chất lượng những tin bài về xây dựng Đảng
trên báo Pasaxon.


10

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu Ơng
Đuống Chít Sạ Vắt Bun My, Tổng biên tập của báo Pasaxon và Phỏng vấn

sâu ông Sy Văn Hom Say Ya Dệt, Ban biên tập, đồng thời là người phụ trách
chỉ đạo Ban chính trị - kinh tế và Ban văn hóa – xã hội của báo PASAXON.
Ngồi ra, tác giả cịn phỏng vấn một số phóng viên nhằm thu thập thông tin ý
kiến về báo PASAXON.
6. Điểm mới của khóa luận
- Khóa luận hệ thống hóa được những lý luận liên quan đến tuyên
truyền thông tin về xây dựng Đảng trên báo chí cách mạng Lào. Cụ thể như:
Các khái niệm liên quan như khái niệm thông tin, xây dựng Đảng và nhận
thức đầy đủ hơn về vai trị của thơng tin về xây dựng Đảng trên báo chí cách
mạng Lào.
- Khóa luận chỉ ra thực trạng thông tin về xây dựng Đảng trên tờ báo
ngày của báo Pasaxon nói riêng, nói chung là thực trạng thơng tin về xây
dựng Đảng trên báo chí cách mạng Lào hiện nay. Cụ thể là những vấn đề
liên quan đến vai trò thực tiễn của báo Pasaxon thực hiện tun truyền
thơng tin về xây dựng Đảng của báo chí cách mạng Lào, phân tích những
ưu điểm, hạn chế về nội dung, hình thức và tìm ra những yêu cầu đặt ra để
nâng cao chất lượng thông tin về xây dựng Đảng trên tờ báo.
- Khóa luận đưa ra những giải pháp và một số kiến nghị nhằm nâng cao
chất lượng thông tin về xây dựng Đảng trên báo Pasaxon.
7. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của khóa luận
7.1. Ý nghĩa lý luận
Khóa luận góp phần làm phong phú hơn những tri thức lý luận tuyên
truyền thông tin về xây dựng Đảng trên báo chí cách mạng Lào. Là tài liệu
tham khảo phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu về báo chí - truyền thơng.
Cụ thể là sẽ giúp cho các nhà báo Lào nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trong
của thông tin về xây dựng Đảng trên báo chí cách mạng Lào.


11


7.2. Giá trị thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần không nhỏ trong việc đẩy mạnh và
nâng cao chất lượng thơng tin về xây dựng Đảng trên báo chí cách mạng Lào,
và thực tiễn góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước. Cụ thể như:
- Khóa luận sẽ giúp các cơ quan báo chí tại nước CHDCND Lào đánh
giá được thực trạng, ưu điểm, hạn chế, giải pháp nâng cao chất lượng thông
tin về xây dựng Đảng cho tốt hơn.
- Khóa luận có thể tác dụng thiết thực trong hoạt động, nghiệp vụ báo chí,
với những người làm báo Lào, từng bước hoàn thiện về chất lượng, nội dung tin
- bài cũng như hình thức thể hiện ở mỗi tác phẩm báo chí nhằm nâng cao chất
lượng thơng tin về xây dựng Đảng có hiệu quả hơn.
Ngồi ra, những kết quả nghiên cứu của khóa luận có lẽ có thể là nguồn
tư liệu tham khảo bổ ích cho những người quan tâm.
8. Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
phần nội dung của khóa luận được kết cấu gồm 3 chương.
Chương 1: Lý luận chung về thông tin xây dựng Đảng trên báo chí
cách mạng Lào.
Chương 2: Thực trạng thông tin về xây dựng Đảng trên báo Pasaxon
Chương 3: Những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng
thông tin về xây dựng Đảng trên báo Pasaxon.


12

Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THÔNG TIN
XÂY DỰNG ĐẢNG TRÊN BÁO CHÍ CÁCH MẠNG LÀO
1.1. Những khái niệm về thơng tin, xây dựng đảng
1.1.1. Khái niệm về thông tin

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên
soạn từ điển bách khoa Việt Nam biên soạn), “Thông tin (A. information),
một khái niệm cơ bản của khoa học hiện đại, khái quát về các điều hiểu biết,
tri thức thu được qua nghiên cứu, khảo sát hoặc trao đổi giữa các đối tượng
với nhau. Một thuộc tính cơ bản của thơng tin là đối lập với tính bất định,
ngẫu nhiên và hỗn loạn” [10 tr. 251]. Cụm từ thơng tin có gốc từ tiếng Latinh
(Inpormatio – nghĩa là giải thích, giải nghĩa). Nó bao gồm những tín hiệu của
nhóm người này truyền cho nhóm người khác bằng con đường lời nói, chữ
viết hoặc những phương tiện khác [4, tr. 8]. Tuy vậy, khi nghiên cứu, giải
thích về khái niệm thơng tin vẫn cịn nhiều ý kiến khác nhau.
Trong cuốn sách “Cơ sở lý luận báo chí” của Tạ Ngọc Tấn, “Thơng
tin” được hiểu là “một loại hình hoạt động đề di chuyển nội dung thông
báo”, hoặc “dùng để chỉ chất lượng nội dung của thống báo”. Nhưng khi xét
thông tin như một thuật ngữ nền tảng của báo chí thì nó lại “liên quan trực
tiếp đến tính hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng, đến những địi
hỏi về phương pháp, hình thức sáng tạo của nhà báo, đến nguyên tắc và sự tác
động qua lại giữa báo chí và cơng chúng” [17, tr. 23].
Theo E.P Prơkhơrốp thì từ “Thơng tin” trong ngành báo chí cũng được
sử dụng theo nhiều nghĩa, từ lâu nó đã được dùng trong ba nghĩa có quan hệ
mật thiết với nhau: Đó là các thơng báo ngắn khơng bình chú về các tin tức
nóng hổi của đời sống trong nước và quốc tế; là danh mục nhóm các thể loại
tin tức (các loại hình thơng tin: tin ngắn, báo cáo, tường thuật, phỏng vấn);


13

cuối cùng “thông tin” đôi khi được hiểu là thể loại tin ngắn. Đó là những
nghĩa hẹp của từ này, và nếu sử dụng nó trong chính những ý nghĩa đó, thì
cảm tưởng như, hồn tồn khơng phải tất cả các tư liệu của một số báo hay
một chương trình đều là “thông tin” (chẳng han như, bài báo hay bài văn đả

kích, ký sự truyền hình, hay phim tài liệu) [7, tr. 26-27].
Trong Luật tiếp cận thông tin của Việt Nam (2016), “Thông tin” là “tin,
dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng
bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, bang, đĩa, bản ghi hình, ghi
âm hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra” [14, tr. 8].
Như vậy, rõ ràng trong hoạt động truyền thơng đại chúng nói chung,
hoạt động báo chí nói riêng, thơng tin ln được xem xét ở nhiều khía cạnh,
chứ không dừng lại ở ý nghĩa đơn thuần của việc đáp ứng nhu cầu về cái mới,
nóng, cái vừa xảy ra, cái công chúng quan tâm mà thực sự mỗi thơng tin đều
mang theo có giá trị lợi ích với những nhóm cơng chúng xác định được hướng
tới hoặc cả cộng đồng nói chung.
1.1.2. Khái niệm về xây dựng Đảng
Dưới góc độ ngơn ngữ học, “Xây dựng Đảng” gồm hai thành tố: “Xây
dựng” và “Đảng”. Theo Đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý: “Xây
dựng: làm nên, gây dựng nên; Xây dựng: Tạo ra cái có giá trị tinh thần, có nội
dung nào đó” [24, tr.1856]. Theo từ điện Tiếng Việt do Hồng Long – Quang
Hùng (nhóm biên soạn): “Đảng”: Phe, nhóm, bọn, số đơng người cùng lý
tưởng, hoàn cảnh và quyền lợi hợp thành bè hoạt động cho lý tưởng và quyền
lợi mình [13, tr. 248].
Trong bài “Về xây dựng Đảng một cách toàn diện” của TS. Vũ Công
Giao, đã đăng trên trang báo điện tử của Tạp chí Cộng sản, ngày 30/1/2014,
đã bình luận khái niệm về xây dựng Đảng và đã bổ sung thêm, nhằm đáp
ứng được yêu cầu xây dựng Đảng toàn diện Đảng cầm quyền trong những
điều kiện hiện nay: Xây dựng Đảng “Phải xây dựng Đảng trên các mặt: tư


14

tưởng, chính trị, tổ chức, đạo đức, phương thức lãnh đạo và phong cách
công tác” [8].

Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Lâm Anh (2015), ngành báo chí học,
với đề tài: “Báo chí Bạc Liêu với vấn đề tuyên truyền về xây dựng Đảng giai
đoạn hiện nay (khảo sát Báo Bạc Liêu và Đài Phát thanh – Truyền hình Bạc
Liêu năm 2013 – 2014)” đã rút ra khía niệm về “Xây dựng Đảng” là: “Xây
dựng Đảng – đó là cơng việc xây dựng tổ chức và con người nhằm làm cho
Đảng trong sạch, vững mạnh; không ngừng nâng cao sức chiến đấu và năng
lức lãnh đạo của Đảng, để Đảng xứng đáng là đại biểu trung thành lợi ích của
giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc” [3, tr. 11].
Trong luận văn thạc sỹ của Võ Đào Hà (2017), ngành xây dựng Đảng
và chính quyền Nhà nước, với đề tài: “Công tác xây dựng Đảng của Đảng Bộ
Học viện cán bộ thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” đã rút ra khái niệm về
“Xây dựng Đảng” là: “Xây dựng Đảng là việc hình thành một chỉnh thể các
hoạt động về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức của tổ chức cơ sở Đảng
nói riêng và đồn Đảng nói chung. Xây dựng Đảng nhằm xác lập, củng cố;
bảo vệ truyền bá hệ tư tưởng; giáo dục đạo đức cách mạng cho Đảng viên, tạo
sự thống nhất tư tưởng và hành động trong toàn Đảng đấu tranh chống các tư
tưởng sai trái và thù địch; đảm bảo năng lực hành động và sức mạnh của
Đảng; củng cố, nâng cao uy tín chính trị của Đảng” [9, tr. 12-13].
Dựa vào nội dung trên, tác giả đã rút ra khái niệm về “Xây dựng Đảng” là
việc hình thành một chỉnh thể các hoạt động trên các mặt: tư tưởng, chính trị, tổ
chức, đạo đức, phương thức lãnh đạo và phong cách công tác của tổ chức cơ sở
Đảng nói riêng và đồn Đảng nói chung, nhằm làm cho Đảng trong sạch, xác
lập, củng cố; bảo vệ truyền bá hệ tư tưởng; giáo dục đạo đức cách mạng cho
Đảng viên, tạo sự thống nhất tư tưởng và hành động trong toàn Đảng đấu tranh
chống các tư tưởng sai trái và thù địch; đảm bảo năng lực hành động và sức
mạnh của Đảng; củng cố, nâng cao uy tín chính trị của Đảng.


15
Qua việc phân tích các khái niệm có liên quan ở trên trên tác giả xin

đưa ra khái niệm: “Thông tin về xây dựng Đảng là những loại hình hoạt
động di chuyển nội dung thông báo tin, dữ liệu để phụ vụ cho công tác xây
dựng Đảng trên các mặt: tư tưởng, chính trị, tổ chức, đạo đức, phương thức
lãnh đạo và phong cách công tác, nhằm làm cho Đảng trong sạch, xác lập,
củng cố; bảo vệ truyền bá hệ tư tưởng; giáo dục đạo đức cách mạng cho
Đảng viên, tạo sự thống nhất tư tưởng và hành động trong toàn Đảng đấu
tranh chống các tư tưởng sai trái và thù đích; đảm bảo năng lực hành động
và sức mạnh của Đảng; củng cố, nâng cao uy tín chính trị của Đảng”.
1.1.3. Đảng NDCM Lào và thông tin xây dựng Đảng
+ Đảng NDCM Lào
Sự ra đời của Đảng NDCM Lào là sự tiến hóa tất yếu về lịch sử, là sự
đòi hỏi khách quan về phong trào cách mạng của bộ tộc Lào. Trong năm 1930
dưới sự khởi xướng và lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản
Đông Dương được thành lập và tiếp nhận sứ mệnh lịch sử của việc lãnh đạo
phong trào cách mạng 3 nước Đơng Dương có Lào, Việt Nam, Campuchia.
Kể từ đó, sự đấu tranh cách mạng của bộ tộc Lào có định hướng và điểm đến
chính xác; có đường lối và tư cách đấu tranh thích hợp đúng đắn, khiến cho sự
nghiệp cách mạng phát triển bằng chất lượng mới. Đến ngày 22 tháng 3 năm
1955 do việc đáp ứng sự địi hỏi của sự nghiệp giải phóng đất nước và phát
triển lực lượng cách mạng ở Lào, tại Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất họp ở tỉnh
Hủa Phăn, Đảng Nhân dân Lào được thành lập chính là Đảng NDCM Lào

hiện nay. Đảng Nhân dân Lào kế tục sự nghiệp tôn vinh của Đảng Cộng sản
Đông Dương, tiếp nhận sứ mệnh lịch sử lãnh đạo bộ tộ Lào đấu tranh giải
phóng đất nước [37, tr. 7-8].
Ngày 23 tháng 8 năm 1975, đã hồn thành sự nghiệp phải phóng đất
nước trong tồn qc và thành lập “Nước CHDCND Lào” vào ngày mồng 2


16


tháng 12 năm 1975. Đảng NDCM Lào đã lãnh đạo tiến hành 2 nghiệm vụ
chiến lược như: bảo vệ Tổ quốc và phát triển đất nước, mà trong thời đó phải
điều trị vết thương từ chiến tranh, cả khôi phục kinh tế, cải thiện điều kiện
sinh sống của nhân dân và đấu tranh thù định trong và ngoài mong phá đất
nước mình [39, tr. 6-7].
Đảng NDCM Lào đã sáng kiến và tổ chức lãnh đạo bộ tộc Lào tiến hành
sự nghiệp đổi mới. Từ thực tiễn, qua sự tìm hiểu, học hỏi và nghiên cứu kinh
nghiệm của các Đảng an hem và các nước, Đảng đã tưởng về sự đổi mới thể
hiện trong nghị quyết 7 của Trung ương Đảng khóa II (năm 1979) [37, tr. 10].
Kể từ Đại hội lần thứ IV của Đảng NDCM Lào (năm 1986), trên cơ sở sự
nhận thức về mơ hình chủ nghĩa xã hội, Đảng đã đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới
để đưa đất nước Lào khỏi khủng hoảng, tiếp tục đi lên chủ nghĩa xã hội trên
hướng đổi mới, có tư cách mới để bước lên đích [39, tr. 12].
Đường lối đổi mới của Đảng NDCM Lào theo chủ nghĩa xã hội được
thông qua trong Đại hội lần thứ IV của Đảng NDCM Lào và được phát huy
trong Đại hội của Đảng lần thứ V, VI, VII, VIII, IX bằng cách xác định định
hướng và biện pháp để tiến hành đường lối cò hiệu quả. …, sự đổi mới, xây
dựng và tăng cường kinh tế thị trường của chủ nghĩa xã hội là thích hợp với
thực trạng có thật về kinh tế của nước CHDCND Lào, đảm bảo cho mối quan
hệ giữa tính chất và thái độ của lực lượng sản xuất [39, tr. 21].
+ Thông tin xây dựng Đảng NDCM Lào
Thông tin xây dựng Đảng NDCM Lào có nội dung về cái gì? Chính
được thể hiện qua cơng tác xây dựng Đảng của Đảng NDCM Lào. Trong sách
“30 năm đấu tranh dưới cốt cờ thắng lợi của Đảng, do Chủ tích Cay Sỏn
Phơm Vi Hản (1985). Người đã nói: “Cơng tác xây dựng Đảng của chúng ta
phải nắm rõ định hướng phối hợp với 3 mặt như: chính trị, tư tưởng và tổ
chức. Thông qua việc tổ chức thực hiện nghiệm vụ chính trị của Đảng trong
từng giai đoạn, phải đào tạo đảng viện và xây dựng tổ chức Đảng với việc



17

nâng cao tính năng và năng lực tồn diện của đảng viên và đoàn đảng trong
từng cấp” [40, tr. 31].
Tạp chí ALUNMAY (Tạp chí lý luận và thực tiễn của Đảng NDCM
Lào) năm 33, số 219 của tháng 6/2018 (tr. 26 – 27), đã đăng bài “Giá trị của
lý luận của Mác về xây dựng Đảng” có một số nội dung rất quan trọng là:
Đảng NDCM Lào đã vận dụng 8 nguyên tắc về xây dựng Đảng kiểu
mới của giai cấp công nhân bằng cách sáng tạo, phù hợp với tình trạng đặc
điểm của nước Lào, được thể hiện trong 5 nguyên tắc và 3 định hướng của
công tác xây dựng Đảng và chỉnh đốn Đảng như:
- Nguyên tắc thứ nhất: Đảng NDCM Lào kiên định chủ nghĩa Mác –
Lênin và truyền thống tốt đẹp của Đảng làm cơ sở tư tưởng, lý luận của Đảng,
phát huy tính tích cực, tính đấu tranh của giai cấp cơng nhân, xây dựng Đảng
và chỉnh đốn Đảng trong sạch, mạnh mẽ và vững vàng.
- Nguyên tắc thứ hai: Đảng NDCM Lào tổ chức tuân thủ nguyên tắc
tập chung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, Đảng có kỉ luật
nghiêm khắc.
- Nguyên tắc thứ ba: Đảng NDCM Lào lấy sự đoàn kết chung lòng làm
cơ sở nguyên tắc để đảm bảo sự thơng nhất về chính trị, tư tưởng, tổ chức và
thực hiện của Đảng (phương thức lãnh đạo và phong cách công tác).
- Nguyên tắc thứ tư: Đảng NDCM Lào lấy nhân dân làm chủ, phục vụ
nhân dân bằng sự vô tư, hoạt động hướng quần chúng của Đảng, dựa vào
quần chúng và qua phong trào cách mạng của quần chúng để xây dựng và
phát triển Đảng.
- Nguyên tắc thứ năm: Đảng NDCM Lào lấy việc tự phê bình và phê
bình làm quy luật của sự tồn tại và lớn lên của Đảng.
Ngồi, 5 ngun tắc nói trên, cịn 3 định hướng sau đay đóng góp vào
thành yếu tố cơ sở để Đảng mạnh mẽ, vững mạnh, có sự ổn định và phát triển

không ngừng:


18

- Định hướng thứ nhất: Xây dựng Đảng cho trong sạch, mạnh mẽ, vững
mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và phương thức lãnh đạo của Đảng.
- Định hướng thứ hai: Xây dựng – chỉnh đốn Đảng phải lấy chất
lượng làm chính, kết nạp người tốt thật, đủ điều kiện nhập Đảng, kiên
quyết bỏ người thối hóa biến chất ra khỏi Đảng, khơi phục và phát triển
mình khơng ngừng để đáp ứng được sự đòi hỏi của sự lãnh đạo của Dảng
trong từng giai đoạn.
- Định hướng thứ ba: Phối hợp sự tăng cường năng lực lãnh đạo của
Đảng với sự nâng cao quyền làm chủ của các tổ chức quần chúng.
 Dưa vào nội dung trên, Đảng NDCM Lào luôn vận dụng lý luận
chủ nghĩa Mác – Lênin và rút ra bài học từ các nước anh em chủ nghĩa xã
hội thành một lý luận phù hợp với nước Lào để công cụ cho công tác xây
dựng Đảng, vậy tác giả đã rút ra những thông tin xây dựng Đảng NDCM Lào
gồm 6 nội dung chính như:
1). Nội dung thông tin xây dựng Đảng về lý luận
2). Nội dung thơng tin xây dựng Đảng về Chính trị
3). Nội dung thông tin xây dựng Đảng về tư tưởng
4). Nội dung thông tin xây dựng Đảng về tổ chức
5). Nội dung thông tin xây dựng Đảng về đạo đức
6). Nội dung thông tin xây dựng Đảng về phương thức lãnh đạo và
phong cách cơng tác
1.2.Vai trị của báo chí trong tuyên truyền thông tin xây dựng Đảng
1.2.1. Lý luận của Mác – Lênin về vai trị của báo chí trong tuyên
truyền xây dựng Đảng
Mác,Ăngghen và Lênin là những lãnh tự thiên tài của phong trào công

sản và công nhân quốc tế. Không những là những nhà tư tưởng lớn, các bậc vĩ
nhân ấy còn là những nhà báo kỳ cựu của lịch sự báo chí thế giới, là người đặt
nền móng lý luận cho báo chí cách mạng. Suốt cuộc đời của mình, người sử


19

dụng báo chí như một vũ khí sắc bén và đẩy hiệu lực trong đấu tranh với kẻ
thù của giai cấp công nhân để tuyên truyền, cổ động mạnh mẽ cho sự nghiệp
cách mạng vĩ đại.
Với công tác tuyên truyền xây dựng Đảng của báo chí, Mác, Ăngghen
đã nhấn mạnh: “Báo chí cần phải bảo vệ và giải thích rõ yêu cầu của Đảng,
thể hiện rõ những ý kiến, quan điểm của Đảng, đồng thời báo chí phải đấu
tranh với kẻ thù của Đảng, bác bỏ ý kiến tham vọng của chúng”; “Báo Đảng
là người phát ngôn của Đảng, là đội tiên phong của giai cấp vô sản, là người
tuyên bố và bảo vệ luận cương và phương hướng của Đảng” [19, tr.7]. Khi
bàn về báo chí các mạng tuyên truyền xây dựng Đảng, Lênin đã chỉ ra rằng:
“Vai trò của tờ báo khơng chỉ đóng khung ở chỗ phổ biến tư tưởng, giáo dục
chính trị và thu hút những người bạn đồng minh chính trị. Tờ báo khơng
những chỉ là người tuyên truyền tập thể và cổ động tập thể, mà còn là người
tổ chức tập thể” [15, tr.48].
Để đáp ứng được nhu cầu của đảng viên về thông tin về xây dựng
Đảng, việc tuyên truyền của báo chí phải đạt được tiêu chuẩn của một nhà
báo tuyên truyền cộng sản. Trong bài viết “Điều kiện kết nạp vào Quốc tế
Cộng sản” Lênin đã chỉ rõ: “Việc tuyên truyền và cổ động hàng ngày phải
thực có tính chất cộng sản. Tất cả các cơ quan báo chí của Đảng Phải do
các chiến sĩ đáng tin cậy, đã tỏ rõ lịng trung thành đối với sự nghiệp cách
mạng vơ sản, biên soạn. Đối với chun chính vơ sản, khơng nên nói một
cách đơn giản như nói đến một cơng thức thơng dụng thuộc lịng, mà phải
tun truyền chun chính vơ sản sao cho mỗi người cơng nhân bình

thường, mỗi một người nữ cơng nhân, người lính hay người nơng dân, qua
những sự việc hàng ngày thường xuyên đăng trên báo chí của chúng ta mà
thấy rõ được sự tất yếu của chun chính vơ sản…”[23, tr.265].
Trong thực tế, Lênin đã đặt trách nhiệm to lớn lên báo chí trong việc
xây Đảng, Người địi hỏi cao báo chí khơng những phổ biến tư tưởng, chính


20

trị mà còn là người tổ chức tập thể. Cũng từ đó có thể thấy vai trị của báo
chí trong tuyên truyền xây dựng Đảng trong quan điểm của Lênin là rất quan
trọng. Ơng cho rằng: “Cơng tác tun truyền và cổ động cho cách mạng xã
hội chủ nghĩa phải tiến hành một cách cụ thể hơn, rõ rệt hơn, thết thực trực
tiếp hơn, sao cho không những công nhân có thể chức – bao giờ dưới chế độ
tư sản họ cũng chỉ là thiểu số trong giai cấp vô sản và các giai cấp bị áp
bức nói chung – có thể hiểu được, mà cả đa số những người bị bóc lột, bị
ách áp bức ghê gớm của chủ nghĩa tư sản làm cho không thể tổ chức nhau
lại một cách có hệ thống, cũng có thể hiểu được nữa” [20, tr. 173].
1.2.2. Tư tưởng Cay Sỏn Phôm Vi Hản về tuyên truyền xây dựng Đảng
Chủ tịch Cay Sỏn Phôm Vi Hản là nhà lãnh đạo vĩ đại của dân tộc Lào.
Tư tưởng của Người là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận tiên phong của
giai cấp vô sản quốc tế với truyền thống yêu nước, truyền thống văn hóa của
nhân dân các bộ dân tộc Lào và tinh hoa văn hóa các dân tộc trên thế giới.
Người luôn mong ước sẽ xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước
triệu voi, chính vì ý thức được điều đó mà Cay Sỏn Phơm Vi Hản sớm nhận
thấy: “Một trong những yếu tố quyết định sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội là phải có người mới (người chủ nghĩa xã hội)”,… [31, tr.30]. Như vậy,
muốn xây dựng cuộc sống mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội phải làm cho toàn
Đảng, toàn quân đội và toàn bộ dân tộc thấm nhuần đường lối chính sách của
Đảng – Nhà nước; đồng thời bồi dưỡng ý thức cách mạng chủ nghĩa xã hội;

trình độ về lý thuyết Mác – Lênin; hiểu biết chủ trương, đường lối chính sách
của Đảng – Nhà nước.
Cái chính của cơng việc đã nói trên, nó là liên quan trực tiếp với cơng
tác xây dựng Đảng. Quan điểm của Cay Sỏn Phôm Vi Hản về tuyên truyền
xây dựng Đảng thể hiện rõ ràng, Người đã nói: “Vấn đề quan trọng nhất
trong cơng tác xây dựng Đảng là việc xây dựng bồi dưỡng cán bộ; muốn tiến
hành được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng phải có lực lượng


21

cán bộ mạnh mẽ. Cán bộ là vốn liếng quý báu của Đảng, là người đưa nhân
dân, là người phục vụ nhân dân, là cầu nối giữa Đảng và nhân dân. Sau
Đảng có chủ trương, đường lối đúng đắn, mọi việc thực hiện của Đảng sẽ tốt
hoặc xấu, sẽ thoa hoặc thắng đều thuộc vào cán bộ của Đảng. …, vậy, phải
xây dựng và bồi dưỡn cán bộ của Đảng theo nhiệm vụ chính trị của Đảng, có
lập trường tư tưởng, có tính năng về chính trị và đạo đức cách mạng, đồng
thời phải tăng cường năng lực không ngừng [30, tr.68-69]. Quan điểm của
Cay Sỏn Phôm Vi Hản về xây dựng Đảng là “phải xây dựng Đảng bằng cách
tạo ra mối quan hệ giữa Đảng gắn bó với quần chúng nhân dân, tạo sự tín
cậy và tuyệt đối dựa vào nhân dân” [29, tr.357].
Thực tế công tuyên truyền xây dựng Đảng có vị trí nằm trong cơng
tác tun truyền chính trị của báo chí. Cũng như Mác – Lênin, Chủ tịch
Cay Sỏn Phôm Vi Hản coi hoạt động báo chí là một trong những phương
thức hữu hiệu để thực hiện lý tưởng, hoài bão cách mạng và sử dụng báo
chí là một vũ khí sắc bén trong đấu tranh. Người đã chú trọng công tác
tuyên truyền và coi trọng tun truyền miệng và tun truyền trên báo chí:
“cơng tác chính trị - tư tưởng phải gắn bó với việc sử dụng phương tiện,
cơng cụ và nhân lực có hiệu lực, điều quan trọng trong đây là việc chỉ đạo,
đưa hoạt động của tổ chức ngôn luận của Đảng và Nhà nước chẳng hạn là

báo in, phát thanh, truyền hình… làm cho phương tiện báo chí thành cơng
cụ sắc bén” [32, tr.510 - 511]. Người cịn đã nói “Mọi hoạt động thông tin,
báo in, phát thanh, xuất bản, phim, … phải gắn liền đường lối chính sách
của Đảng – Nhà nước …” [31, tr.63].
Như vậy, quan điểm của Cay Sỏn Phôm Vi Hản về tuyên truyền xây
dựng Đảng không thể bỏ được từ tuyên truyền chính trị - tư tưởng, trong công
tác tuyên truyền cả tuyên truyền miệng lẫn tuyên truyền trên báo chí thì vấn
đề tun truyền thơng tin xây dựng Đảng vẫn phải làm thương xuyên không
thể không có nội dung về xây dựng Đảng. Quan điểm của Chủ tịch Cay Sỏn


22

là tun truyền làm sao cho lời nói đi đơi với việc làm. Muốn làm được như
thế công tác tuyên truyền xây dựng Đảng là quan trọng và không thể từ bỏ
được, với vai trò của tuyên truyền xây dựng Đẩng thì Đảng NDCM Lào có
thể vận động, cổ vũ bộ tộc Lào tự tham gia vào cuộc cách mạng do có sự tin
cậy về sự lãnh đạo của Đảng – Nhà nước, cùng nhau thực hiện sự nghiệp bảo
vệ tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên CHDCND Lào.
1.2.3. Quan điểm của Đảng NDCM Lào về vai trị của báo chí trong
tun truyền thơng tin xây dựng Đảng
Bước vào sự nghiệp đổi mới đã có nhiều vấn đề về lý luận cũng như
thực tiễn đã xảy ra trong nước cũng như ở quốc tế, trong những năm 80 –
90 của thế kỷ XX tình hình kinh tế - xã hội vẫn khó khăn và phức tạp, ở
đây cái nổi bật nhất là sự sụp đổ của Liên Xơ và các nước ở đơng Châu Âu,
nó ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nước Lào cũng như ảnh
hưởng đến sự tin cậy của cán bộ - công chức và nhân dân với chủ nghĩa xã
hội [39, tr.9]. Tình hình đó, địi hỏi Đảng NDCM Lào cần quan tâm hơn
nữa về công tác tư tưởng – chính trị, Mục tiêu của Đảng NDCM Lào đề ra
với hoạt động tuyên truyền tư tưởng – chính trị thơng qua các phương tiện

đại chúng của báo chí cách mạng Lào là xây dựng xã hội thống nhất trong
cộng đồng các dân tộc, xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh bởi chỉ có
trên cơ sở bình ổn về đời sống tinh thần và thống nhất về nhận thức mới có
thể khai thác, phát huy mọi nguồn lực vật chất để phát triển đất nước. Để
thực hiện mục tiêu đó, Đảng phải ln dành vị trí quan trọng trong việc
định hướng đường lối cho báo chí cách mạng Lào.
Trong Đại hội đại biểu lần thứ V của Đảng NDCM Lào, Đảng đã quan
tâm đến công tác tuyên truyền, quan điểm về vai trị thơng tin xây dựng Đảng
được thể hiện cụ thể trong Nghị quyết 36/BCT-TW của Bộ chính trị Trung
ương Đảng NDCM Lào; ban ngày 19 tháng 6 năm 1993 về “Tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với báo chí trong thời kỳ đổi


23

mới” Đảng có quan điểm: “…trong sự nghiệp đổi mới tồn diện, phương tiện
truyền thơng của báo chí có vai trị quan trọng trong việc phát huy sự đồn
kết giữa nhân dân cả nước, trong việc tuyên truyền, vận động, đẩy mạnh sự
phát triển kinh tế - xã hội, trong việc giáo dục chính trị - tư tưởng, xây dựng
lập trường và có sự tin cậy lí tưởng và sự lãnh đạo của Đảng trong việc đẩy
mạnh và vận động bộ dân tộc Lào thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc an ninh;
tuyên truyền để thu hút được sự hợp tác, giúp đỡ và đầu tư của nước ngoài và
quốc tế; phát huy dân chủ và đấu tranh chống lại các hiện tượng tiêu cực
đang xảy ra và vv…” [33, tr.8].
Trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII của Đảng NDCM Lào đã
ghi rõ vai trò tuyên truyền thơng tin xây dựng Đảng: “Khuyến khích vai trị
cơng tác thơng tin tun truyền và báo chí làm cho cả xã hội có sự nỗ lực và
cùng lý tưởng trong sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước. Ngành thông tin
và báo chí phải thực sự cơng cụ sắc bén về chính trị - tư tưởng; là nhà tuyên
truyền, nhà cổ vũ quần chúng, nhà tập thể và là diễn đàn phát huy dân chủ

của quần chúng, cả là nơi cung cấp thơng tin, những kiến thức và giải trí cho
đông đảo quần chúng đã đa dạng hơn…”[35, tr.123].

 Những quan điểm nêu trên đã chứng tỏ rằng, khi Đảng NDCM Lào
bàn về vấn đề xây dựng Đảng thì Đảng NDCM Lào luôn đặc biệt coi trọng
việc tuyên truyền của báo chí cách mạng Lào.
1.3. Báo chí cách mạng Lào và tầm quan trọng của thông tin về
xây dựng Đảng trên báo chí cách mạng Lào
1.3.1. Báo chí cách mạng Lào
Thực tế, nền báo chí Lào đã xuất hiện từ những năm 1930 từ khi nhóm
người Lào và người Việt Nam sống tại Viêng Chăn, họ cùng nhau sản xuất tờ
báo một trang có cả tiếng Lào và tiếng Viết. Mục đích lớn nhất của họ là để cổ
vũ tình yêu đất nước trong quần chúng và khuyến khích sự hợp tác thống nhất
ở Đông Dương để đấu tranh giải phóng giành lấy độc lập, chủ quyền đến nhân


×