Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

vai trò của FDI đối với tạo việc làm và nâng cao kỹ năng lao động việt nam và những vấn đề đặt ra hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.92 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI THẢO LUẬN
MÔN: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: Vai trò của FDI đối với tạo việc làm và nâng cao kỹ năng lao động
Việt Nam và những vấn đề đặt ra hiện nay

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Thanh
Nhóm: 3
Lớp: 2152FECO192

Hà Nội, 11/2021
1


MỤC LỤC
ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI TẠO VIỆC LÀM VÀ NÂNG CAO KỸ NĂNG
LAO ĐỘNG VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY
4
TÓM TẮT
4
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
5
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI TẠO VIỆC LÀM VÀ
NÂNG NÂNG CAO KỸ NĂNG LAO LAO ĐỘNG TẠI NƯỚC NHẬN NHẬN
ĐẦU TƯ
6
2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
6


2.1.1. Khái niệm
6
2.1.2. Đặc điểm
6
2.2. Vai trị của đầu tư trực tiếp nước ngồi với tạo việc làm và nâng cao kỹ năng
lao động tại nước nhận đầu tư
7
2.2.1. FDI tạo việc làm
7
2.2.2. FDI nâng cao kỹ năng lao động
7
III. VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI TẠO VIỆC LÀM LÀM VÀ NÂNG CAO KỸ
NĂNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM
8
3.1. Thực trạng thu hút và thực hiện FDI tại Việt Nam hiện nay
8
3.2. Vai trò của FDI tới tạo việc làm và nâng cao kỹ năng lao động tại Việt Nam11
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
19
4.1. Đánh giá chung về vai trò của Fdi trong vai tạo việc làm và nâng cao kỹ năng
lao động tại Việt Nam
19
4.1.1. Ưu điểm:
19
4.1.2. Hạn chế
20
4.2. Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy vai trò của FDI đối với tạo việc làm và
nâng cao kỹ năng lao động tại Việt Nam trong thời gian tới
21
4.2.1. Giải pháp tạo việc làm

21
4.2.2. Giải pháp nâng cao kỹ năng lao động
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO

25

2


ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI TẠO VIỆC LÀM VÀ NÂNG CAO
KỸ NĂNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
HIỆN NAY
Nhóm 3: Nguyễn Thị Hạnh (K55E3); Bùi Thị Hiền (K55E2); Hoàng Thu Hiền (K55E4);
Nguyễn Thu Hiền (K55E1); Trần Thị Thanh Hiền (K55E3); Vi Thị Thu Hiền (K55E4);
Nguyễn Thị Hoa (K55E1); Ong Thị Hoa (K55E3); Nguyễn Thị Hòa (K55E1); Trần Thiên
Hùng (K55E2)
Học phần: Đầu tư quốc tế
Mã học phần: 2152FECO192
Tháng 11,2021

Tóm tắt
FDI có vai trị to lớn đối với lao động và việc làm tại Việt Nam. Các nhà đầu tư nước
ngoài quan tâm và tận dụng nguồn lao động giá rẻ của Việt Nam khi đầu tư hoặc cung
cấp nguyên liệu sản xuất, các dịch vụ liên quan cho các dự án FDI cũng tạo ra thêm nhiều
việc làm gián tiếp cho lao động Việt Nam. Các cá nhân làm việc cho các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi có cơ hội học hỏi, nâng cao trình độ bản thân khi tiếp cận với công
nghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến.
Kết quả nghiên cứu của nhóm: Nếu năm 1995 cả nước mới có khoảng 330 nghìn lao
động làm việc trong doanh nghiệp FDI thì đến cuối năm 2017 tăng lên gần 4 triệu lao

động, trong đó các doanh nghiệp FDI đã đào tạo và sử dụng hơn 2,3 triệu công nhân kỹ
thuật trong lắp ráp và vận hành. Tiêu biểu như: Tập đoàn Samsung, Tập đoàn Toyota,…
Bên cạnh những ưu điểm của FDI đối với tạo việc làm và nâng cao kỹ năng lao động
Việt Nam là một số vấn đề như: Mất cân đối cơ cấu việc làm và phân bố lao động, bài
tốn đào tạo lao động để thích nghi với FDI cơng nghệ cao. Từ đó, nhóm đã đề xuất một
số biện pháp về tạo việc làm tại các địa phương, nâng cao kỹ năng lao động.

3


I.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sau hơn ba thập niên mở cửa, Việt Nam đã đạt được khơng ít thành tựu về lượng

trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Dịng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngồi (FDI) vào Việt Nam đã khơng ngừng tăng. Tính đến năm 2020, có 9.804 dự án đầu
tư vào Việt Nam. Các dự án tập trung tại các thành phố lớn như tp Hồ Chí Minh, Hà Nội,
Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Bình Dương,... Đây là những nơi phát triển, có nhiều khu
cơng nghiệp chế xuất, đồng thời có chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, nên cũng thu hút
rất nhiều lao động về đây. Năm 2020 đã có 86 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại
Việt Nam, trong đó dẫn đầu là Singapore, thứ hai là Nhật Bản và tiếp đến là Hàn Quốc.
Các quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Nhiều tập đoàn kinh tế lớn có sản phẩm hàm lượng
cơng nghệ cao đến từ các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ... đã đầu tư vào Việt
Nam. Đầu tư nước ngoài vừa là thành quả của hội nhập, vừa góp phần quan trọng vào
phát triển hội nhập có chiều sâu hơn. Đầu tư nước ngồi đã trực tiếp và gián tiếp góp
phần chuyển giao và phát triển công nghệ, tham gia và thúc đẩy tiến trình cơng nghiệp
hóa tại Việt Nam.
FDI có vai trị to lớn trong việc góp phần tăng trưởng kinh tế. Trong đó giúp Bổ sung
nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, đóng góp vào tăng trưởng GDP và thu ngân

sách nhà nước, gia tăng tỷ trọng xuất khẩu hay tạo tác động lan tỏa công nghệ. Bên cạnh
vai trò nổi trội trong xuất nhập khẩu, tăng trưởng GDP, FDI cịn có vai trị trực tiếp và
gián tiếp trong việc tạo cơng ăn việc làm, nâng cao trình độ người lao động tại Việt Nam.
Theo kết quả Tổng điều tra lao động việc làm năm 2017 của Tổng cục Thống kê thuộc
Bộ KH&ĐT, đến cuối năm 2017 Việt Nam đã tăng lên gần 4 triệu lao động (chiếm 26%
tổng số lao động khu vực doanh nghiệp) làm việc tại các doanh nghiệp FDI. Ngoài lao
động trực tiếp, doanh nghiệp FDI còn gián tiếp tạo ra rất nhiều việc làm, đạt khoảng 5 - 6
triệu lao động gián tiếp. Ngoài ra, FDI có những tác động tích cực trong việc nâng cao kỹ
năng lao động, số lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp FDI đã chuyển đổi chất
lượng từ thợ thủ cơng sang lao động có chất lượng cao, lành nghề, có thể đảm đương các
vị trí quan trọng trong doanh nghiệp như chuyên gia cao cấp hay cán bộ quản trị doanh
nghiệp… Mặc dù có tác động tích cực đến vấn đề việc làm, tuy nhiên vẫn có một số hạn
4


chế về việc mất cân đối cơ cấu việc làm và phân bố lao động; những khó khăn trong đào
tạo lao động để thích nghi với FDI cơng nghệ cao. Đặc biệt trong những năm gần đây,
dịch bệnh Covid - 19 chưa có dấu hiệu dừng lại, ảnh hưởng đến nhiều ngành khơng chỉ là
Việt Nam mà cịn nhiều nước trên toàn thế giới. Việc làm và kỹ năng làm việc là vấn đề
được quan tâm trong thời điểm hiện nay. Dựa vào tầm quan trọng và tính cấp thiết đó,
Nhóm 3 lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu vai trò của FDI với vấn đề việc làm và nâng cao kỹ
năng làm việc và các vấn đề liên quan tại Việt Nam”.
Với mục tiêu là tìm ra các vai trò quan trọng FDI đối vấn đề việc làm , từ đó có thể
đưa ra phương án thu hút đầu tư FDI và giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động tại
Việt Nam và mở rộng ra áp dụng tại Việt Nam.
Để tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài, nhóm 3 áp dụng phương pháp nghiên cứu
đó là phương pháp phân tích, so sánh, thống kê và miêu tả dựa trên các nguồn tài liệu sơ
cấp và thứ cấp liên quan đến hoạt động FDI tại Việt Nam.
II.


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI TẠO VIỆC LÀM
VÀ NÂNG NÂNG CAO KỸ NĂNG LAO LAO ĐỘNG TẠI NƯỚC NHẬN
NHẬN ĐẦU TƯ

2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1.1. Khái niệm
Theo Tổ chức Thương mại thế giới WTO, “Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi
một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác
(nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó”. Quyền kiểm sốt là dấu hiệu để
phân biệt FDI với các hoạt động đầu tư khác.
2.1.2. Đặc điểm
FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận. Theo
cách phân loại đầu tư nước ngoài của nhiều tài liệu và theo quy định của pháp luật nhiều
quốc gia, FDI là đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, luật pháp của một số nước (ví dụ như Việt
Nam) quy định, trong trường hợp đặc biệt FDI có thể có sự tham gia góp vốn nhà nước.
Dù chủ thể là tư nhân hay nhà nước, cũng cần khẳng định FDI có mục đích ưu tiên hàng
đầu là lợi nhuận.
Các chủ đầu tư nước ngồi phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định
hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát
hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư.
5


Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu hách
nhiệm về lỗ, lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, khơng có
những ràng buộc về chính trị.
FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư thơng
qua việc đưa máy móc, thiết bị, bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật, cán bộ quản
lý... vào nước nhận đầu tư để thực hiện dự án.
2.2. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài với tạo việc làm và nâng cao kỹ năng

lao động tại nước nhận đầu tư
2.2.1. FDI tạo việc làm
● FDI tạo việc làm trực tiếp:
Khi doanh nghiệp FDI đầu tư mới vào các quốc gia khác, họ sẽ xây xây dựng các
nhà máy mới và tuyển dụng lao động tham gia hoạt động sản xuất. Như vậy, thông qua
FDI sẽ trực tiếp tạo ra một lượng lớn việc làm cho người dân ở nước được nhận đầu
tư. Số lượng lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp cho các
doanh nghiệp FDI càng lớn khi có càng nhiều doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Việt Nam. Điều này cho thấy các doanh nghiệp FDI đang đang trực tiếp tạo
ra việc làm ở các nước tiếp nhận đầu tư.
● FDI tạo việc làm gián tiếp:
Các doanh nghiệp FDI khi sản xuất hay gia cơng đều có thể phải cần có các ngun
liệu đầu vào hay các dịch vụ, thiết bị hỗ trợ liên quan. Từ đó sẽ tạo ra các việc làm
gián tiếp khi xuất hiện nhiều doanh nghiệp vệ tinh xung quanh có thể cung cấp nguyên
liệu hay các dịch vụ, thiết bị hỗ trợ cho các doanh nghiệp FDI. FDI tạo việc làm gián
tiếp cịn thơng qua khuyến khích phân bổ lao động.
2.2.2. FDI nâng cao kỹ năng lao động
Khi đầu tư vào nước ngoài các doanh nghiệp FDI sẽ tuyển dụng nhân lực và đào tạo
nội bộ họ thêm về các kỹ năng chuyên môn đáp ứng đủ kỹ năng yêu cầu cho công việc.
Các doanh nghiệp FDI sẽ chi ra một phần ngân sách để tổ chức các khóa học lý thuyết
lẫn thực hành, cung cấp các chứng chỉ chuyên môn liên quan tới công việc cho nhân viên
của mình. Các cá nhân làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có cơ
hội học hỏi, nâng cao trình độ bản thân khi tiếp cận với công nghệ và kỹ năng quản lý
tiên tiến.

6


Ngoài việc đào tạo nội bộ trong nước để nâng cao kỹ năng cho nhân lực, các doanh
nghiệp FDI cũng gửi nhân lực của mình sang nước ngồi đào tạo. Các nhân lực khi được

gửi sang nước ngồi có thể trực tiếp được tham gia vào các chương trình đào tạo tiên tiến,
tiếp xúc với môi trường phát triển từ đó học hỏi, nâng cao thêm kiến thức, kỹ năng để
phục vụ cho doanh nghiệp của mình.
FDI cũng có tác động tích cực trong việc nâng cao kỹ năng lao động của nước chủ
nhà thông qua việc liên kết với lĩnh vực giáo dục đào tạo như các trường đại học, cao
đẳng hay các cơ sở, đơn vị trong đào tạo nghề. Tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng đào tạo
cho các trường liên kết. Phối hợp xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo; tổ chức
giảng dạy, hướng dẫn thực tập và đánh giá kết quả học tập của người học tại các đơn vị
đào tạo.
III.

VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI TẠO VIỆC LÀM LÀM VÀ NÂNG CAO KỸ
NĂNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM

3.1. Thực trạng thu hút và thực hiện FDI tại Việt Nam hiện nay
❖ Giai đoạn 2019-2020
Về lượng vốn

Hình 1 : Biểu đồ thể hiện lượng vốn FDI của các năm 2018-2020 (tỷ USD)
(Nguồn: Số liệu thống kê từ Bộ kế hoạch và đầu tư năm 2018-2020)

7


Từ biểu đồ, ta có thể thấy tổng ba loại vốn trong giai đoạn 2018-2020 có xu hướng
giảm do tác động của đại dịch Covid – 19, hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng.
Song mức độ giảm đã được cải thiện, cụ thể như:
+ Năm 2019: So với cùng kỳ năm 2018, tổng ba loại vốn đầu tư đạt 38,02 tỷ USD,
bằng 7,2%; trong đó, tổng vốn đăng ký cấp mới bằng 93,2%, tổng vốn đăng ký điều
chỉnh bằng 76,4% và góp vốn, mua cổ phần tăng 56,4%.

+ Năm 2020: So với cùng kỳ năm 2019, tổng ba loại vốn đầu tư đạt 28,53 tỷ USD,
giảm 25%; trong đó, vốn đăng ký cấp mới giảm 12,5%, vốn đầu tư điều chỉnh tăng
10,6%, góp vốn giảm 51,7% và cơ cấu giá trị GVMCP trong tổng vốn đầu tư cũng
giảm 35,6% so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến hết 7 tháng đầu năm 2021, tổng vốn đạt 16,7 tỷ USD (bằng 88,9%); trong đó,
tổng vốn đăng ký đạt 10,13 tỷ USD (tăng 7%), tổng vốn đăng ký điều chỉnh đạt 4,52 tỷ
USD (giảm 3,7%) và tổng giá trị vốn góp, mua cổ phần đạt gần 2,05 tỷ USD (giảm
55,8%).
Về số dự án
Nhìn chung, tổng lượng dự án FDI của năm 2020 (9.804 dự án) giảm 35,1% so với
năm 2019 (15.107 dự án) do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19. Tuy nhiên, số lượng
dự án đăng ký điều chỉnh của năm 2020 nhiều hơn năm 2019 là 2% và số lượng dự án
góp vốn, mua cổ phần giảm 2% so với tổng các dự án trong năm (số lượng dự án đăng ký
mới giữ nguyên ở mức 26%).

8


Hình 2: Số lượng dự án FDI của các năm
(Nguồn: Số liệu thống kê từ Bộ kế hoạch và đầu tư năm 2019 và 2020)
Tính đến thời điểm hết tháng 7/2021, số dự án có nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
đạt được như sau :
● 1.006 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (giảm 37,9%)
● 561 lượt dự án vốn đăng ký điều chỉnh (giảm 9,4%)
● 2.403 lượt dự án của nhà đầu tư nước ngoài (giảm 46,1%)
Về cơ cấu ngành
Trong giai đoạn này, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực,
trong đó: Dẫn đầu là cơng nghiệp chế biến, chế tạo (năm 2019 với tổng vốn đầu tư chiếm
64,6% và năm 2020 với tổng vốn đầu tư chiếm 47,7% so với tổng vốn đăng ký của từng
năm). Đứng thứ hai là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện (năm 2019 với tổng vốn đầu tư

chiếm 10,2% và năm 2020 với tổng vốn đầu tư chiếm 18% so với tổng vốn đăng ký của
từng năm). Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản, bán
buôn bán lẻ…
Công nghiệp chế biến, chế tạo và lĩnh vực sản xuất phân phối điện tiếp tục là hai lĩnh
vực được đầu tư mạnh trong suốt 2 quý đầu năm 2021 với con số cụ thể như sau : lĩnh
vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 7,9 tỷ USD,
chiếm 47,2% tổng vốn. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu
tư 5,49 tỷ USD, chiếm 32,8% tổng vốn..
Về địa phương
Năm 2019, Hà Nội thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với 6.47 tỷ USD, chiếm
76,6% tổng vốn đầu tư đăng ký của Hà Nội. Thứ hai là thành phố Hồ Chí Minh với tổng
vốn đăng ký gần 8,3 tỷ USD, chiếm 21,8% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Bình
Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh.
Năm 2020, thành phố Hồ Chí Minh vươn lên dẫn đầu với tổng vốn đăng ký đạt 4,36
tỷ USD, chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư. Tỉnh Bạc Liêu đứng thứ hai với 01 dự án lớn có
vốn đầu tư 4 tỷ USD, chiếm 14% tổng vốn đầu tư đăng ký. Thành phố Hà Nội đứng thứ
ba với gần 3,6 tỷ USD, chiếm 12,6% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, thành phố Hải Phịng,…
So với 2 năm trước, đến hết tháng 7/2021, Long An dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng
ký 3,58 tỷ USD, chiếm 21,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Thành phố Hồ Chí Minh đứng
9


thứ hai với 1,78 tỷ USD, chiếm 10,7% tổng vốn đầu tư. Bình Dương đứng thứ ba với
1,33 tỷ USD, chiếm gần 8% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Cần Thơ, Hải Phòng,
Hà Nội,...
Về quốc gia đối tác
Năm 2019, có 125 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đó Hàn
Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 7,92 tỷ USD, chiếm 20,8% tổng vốn đầu tư. Hồng
Kông đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 7,87 tỷ USD (trong đó, có 3,85 tỷ USD mua cổ
phần vào Công ty TNHH Vietnam Beverage tại Hà Nội, chiếm 48,9% tổng vốn đầu tư

của Hồng Kông). Singapore đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 4,5 tỷ USD, chiếm
11,8% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Nhật Bản, Trung Quốc,...
Năm 2020, có 112 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đó
Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 9 tỷ USD, chiếm 31,5% tổng vốn đầu tư vào
Việt Nam. Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 3,9 tỷ USD, chiếm 13,8%
tổng vốn đầu tư. Trung Quốc đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,46 tỷ USD,
chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông,...
Đến thời điểm hết tháng 7 năm nay, đã có 86 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại
Việt Nam, trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5,92 tỷ USD, chiếm gần
35,4% tổng vốn, giảm 7,8% so với cùng kỳ 2020. Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn
đầu tư 2,54 tỷ USD, chiếm gần 15,2% tổng vốn đầu tư, tăng 58,2% so với cùng kỳ. Vốn
đầu tư của Singapore và Nhật Bản chủ yếu theo hình thức đầu tư mới, chiếm lần lượt
81% và 68,3% tổng vốn đăng ký của 2 quốc gia này.. Hàn Quốc đứng thứ ba với tổng vốn
đầu tư đăng ký gần 2,2 tỷ USD, chiếm 13,1% tổng vốn đầu tư, giảm 22,2% so với cùng
kỳ. Tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kơng, Đài Loan,…
3.2. Vai trị của FDI tới tạo việc làm và nâng cao kỹ năng lao động tại Việt Nam
1.1.

Vai trò của FDI tới tạo việc làm tại Việt Nam
Vào cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, cùng với quá trình chuyển đổi của nền kinh

tế, nhiều cơ sở sản xuất đình trệ, hàng chục vạn lao động thất nghiệp hoặc thiếu việc
làm… Nhìn lại những khó khăn của thời kỳ đó để thấy những đóng góp rất lớn của đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) trong việc đưa ra lời giải cho bài toán việc làm, thay đổi mạnh
mẽ cơ cấu việc làm, phát triển nguồn nhân lực và nâng dần vị thế của lao động Việt Nam.
● Tạo việc làm trực tiếp:

10



FDI có thể duy trì việc làm thơng qua mua lại và tái cơ cấu các doanh nghiệp ốm yếu.
Đặc biệt, FDI có khả năng tăng cơng ăn việc làm một cách trực tiếp thông qua xây dựng
những cơ sở hạ tầng mới.
Bảng 1: Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo loại
hình kinh tế

Tổng số (Nghìn
người)

Cơ cấu (%)

Kinh tế Nhà
nước

Kinh tế ngồi Nhà
nước

Khu vực có vốn đầu tư
nước ngồi

2015

4779.9

45132.8

3197.8

2016


4702.3

45052.2

3591

2017

4595.4

44905.4

4207.8

2018

4525.9

45215.4

4541.2

2019

4226.2

45664.6

4768.4


Sơ bộ
2020

4098.4

44777.4

4733.8

2015

9

85

6

2016

8.8

84.5

6.7

2017

8.6

83.6


7.8

2018

8.3

83.3

8.4

2019

7.7

83.6

8.7

Sơ bộ
2020

7.64

83.6

8.83

(Nguồn: Số liệu từ Tổng cục thống kê)


11


Hình 3: Biểu đồ cơ cấu phần trăm nhân lực làm việc hàng năm phân theo loại
hình kinh tế
(Nguồn: Số liệu từ Tổng cục thống kê)

12


Hình 4: Biểu đồ lao động đang làm việc hàng năm phân theo loại hình kinh tế (đơn vị:
nghìn người)
(Nguồn: Số liệu từ Tổng cục thống kê)
Theo kết quả Tổng điều tra lao động việc làm năm 2017 của Tổng cục Thống kê
thuộc Bộ KH&ĐT, nếu năm 1995 cả nước mới có khoảng 330 nghìn lao động làm việc
trong doanh nghiệp FDI, thì năm 2007 đã tăng lên khoảng 1,5 triệu người và đến cuối
năm 2020 tăng lên gần 5 triệu lao động. Mặc dù không tạo ra nhiều việc làm so với khu
vực trong nước (chỉ chiếm khoảng 9% tổng lao động đang làm việc), nhưng tốc độ tăng
của lao động khu vực FDI khá cao, đạt bình quân 7,6%/năm giai đoạn 2005 - 2020, cao
gấp gần 4 lần tăng trưởng lao động của nền kinh tế.
Cụ thể phải kể đến Samsung, theo trung tâm xúc tiến đầu tư phía Nam năm 2008, số
lượng cơng nhân làm việc tại SamSung Việt Nam chỉ có 422 người. Tuy nhiên, đến năm
2018 số lượng công nhân ở các công ty của tập đồn SamSung đã tăng lên đến 170.000
người, trong đó có hàng vạn kỹ sư, cán bộ quản lý, chuyên gia kinh tế. Các năm sau đó,
Samsung tạo việc làm tăng thêm bình quân 21.500 lao động/năm, vượt chỉ tiêu 15.000
lao động/năm, nổi bật là ở các cơ sở : Samsung Electronics Việt Nam (SEV) - Bắc Ninh,
Samsung Electronics Việt Nam - Thái Nguyên (SEVT), Samsung Electronics HCMC CE
Complex (SEHC). Đến năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng rất lớn từ đại dịch Covid - 19
nhưng Samsung vẫn tạo công ăn việc làm cho 130.000 lao động trên cả nước với mức thu
nhập và phúc lợi ổn định. Đặc biệt, Samsung đang trong quá trình xây dựng Trung tâm

nghiên cứu và phát triển R&D quy mô lớn nhất Đông Nam Á tại Hà Nội, khi đi vào hoạt

13


động, dự kiến sẽ tăng quy mô nhân lực từ 2200 ở thời điểm hiện tại lên 3000 người. Như
vậy, Samsung ngày một khẳng định vị thế trên thị trường lao động Việt Nam.
● Tạo việc làm gián tiếp:
Theo báo đầu tư, ngoài lao động trực tiếp, doanh nghiệp FDI còn gián tiếp tạo ra rất
nhiều việc làm, đạt khoảng 5 - 6 triệu lao động gián tiếp. Chi tiết hơn tại Samsung, đi
cùng với sự lớn mạnh không ngừng ấy là sự phát triển tương ứng của hệ thống nhà cung
cấp (vendor) thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Với đặc thù của ngành sản xuất thiết bị di
động có độ tinh vi và hàm lượng công nghệ cao, khi mới bước vào sản xuất, tất cả các
linh kiện để làm thành sản phẩm điện thoại di động đều được nhập khẩu. Mãi cho đến
năm 2014 mới có 4 doanh nghiệp trở thành vendor cấp 1 của Samsung. Theo Samsung
Newsroom Việt Nam, tỷ lệ nội địa hóa khi đó đạt 35%. Trong giai đoạn 2014 – 2019,
Samsung cho biết số lượng doanh nghiệp Việt Nam được chọn làm nhà cung ứng cấp 1
cho Tập đoàn này đã tăng từ 4 lên 42 doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều đơn vị cũng
được lựa chọn trong vai trò nhà cung ứng cấp 2, tạo nên sức cộng hưởng to lớn hơn. Năm
2020, hệ thống vendor của Samsung tại Việt Nam đã có tới hơn 200 doanh nghiệp (bao
gồm cả vendor cấp 1 và vendor cấp 2) cung ứng các linh kiện nhựa, khuôn mẫu, in
ấn,…trải dài từ Bắc tới Nam. Bước tiến này là kết quả của việc Samsung tham gia vào
Chương trình tư vấn cải tiến doanh nghiệp nhằm phát triển ngành công nghiệp phụ trợ tại
Việt Nam. Rõ ràng, việc ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng
cho Samsung cho thấy Samsung đã và đang mang lại hàng trăm ngàn việc làm gián tiếp
bên cạnh 170.000 việc làm trực tiếp tại Cơng ty. Bên cạnh đó, Samsung cũng là cơ sở
giúp hàng vạn người làm dịch vụ cho thuê nhà, ăn uống, giải trí, phục vụ sinh hoạt.
Như vậy, sau 10 năm có mặt tại Việt Nam SamSung đã tạo cơ hội việc làm cho hàng
trăm nghìn người lao động, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Ngành nghề đào tạo tại
Samsung rất đa dạng, đặc biệt là ngành điện tử (điện thoại, vi tính, máy tính,...).

1.2.

FDI nâng cao kỹ năng lao động

FDI có những tác động tích cực trong việc nâng cao kỹ năng lao động, số lao động
trực tiếp trong các doanh nghiệp FDI đã chuyển đổi chất lượng từ thợ thủ công sang lao
động có chất lượng cao, lành nghề, có thể đảm đương các vị trí quan trọng trong doanh
nghiệp như chuyên gia cao cấp hay cán bộ quản trị doanh nghiệp…
Tại Hội nghị Cải thiện năng suất lao động quốc gia 2019, Tổng cục Thống kê cho
biết: Năng suất lao động doanh nghiệp nhà nước đạt 678,1 triệu VND/lao động. Tuy
nhiên, theo Hot world News, năng suất lao động của doanh nghiệp nhà nước đạt mức cao
chủ yếu vẫn dựa vào ưu thế trong việc phân bổ nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài
14


nguyên thiên nhiên; doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 228,4 triệu VND/lao động, doanh
nghiệp FDI đạt 330,8 triệu VNĐ/lao động, gấp 3,5 lần mức năng suất lao động chung cả
nước. Về chất lượng, nhìn chung trình độ lao động trong khu vực FDI ngày càng được
cải thiện
Nói riêng về Toyota Việt Nam, họ rất chú trọng đến chất lượng của đội ngũ nhân viên.
Vì vậy, Toyota Việt Nam có những hình thức đào tạo rất tốt để nâng cao chất lượng lao
động:
-

Đầu tiên là đào tạo nội bộ:
Toyota Việt Nam cải thiện chất lượng nguồn nhân lực ở các công ty khác mà họ
có quan hệ, đặc biệt là các cơng ty bạn hàng. Toyota Việt Nam đã có nhiều hoạt
động chuyển giao công nghệ, hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật từ chuyên gia Toyota quốc tế
và trong nước cho các doanh nghiệp Việt Nam như Nhựa Hà Nội, LeGroup… Họ
đã có các chương trình đào tạo kỹ thuật được Toyota Việt Nam triển khai từ năm

2000 với mục tiêu hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng đào tạo kỹ thuật, dạy nghề
chuyên ngành ô tô,, nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên, kỹ thuật viên lành nghề
thông qua các mẫu xe và thiết bị kỹ thuật trực quan được cung cấp bởi Toyota.
Thông qua những hoạt động hỗ trợ này, công tác đào tạo và học tập tại các cơ sở
giáo dục - đào tạo sẽ được nâng cao không chỉ về lý thuyết, mà cả hoạt động thực
hành, từ đó hứa hẹn, Việt Nam sẽ đón nhận nhiều hơn nữa các thế hệ kỹ sư ô tô
lành nghề trong tương lai. Theo báo đầu tư, chương trình này đã đào tạo được
3000 sinh viên và có tới 600 sinh viên đã được làm tại các vị trí của Toyota Việt
Nam.
Từ việc phải thuê mượn các chuyên gia quốc tế, Unilever Việt Nam đã trở thành
nơi đào tạo và xuất khẩu nhân tài cho nhiều chi nhanh Unilever trên thế giới. Đầu
năm 2016, Unilever cũng nằm trong TOP 10 doanh nghiệp có mơi trường làm việc
tốt nhất Việt Nam, vị trí đầu tiên theo trang Jobstreet. Ngay từ những ngày đầu, U
đưa ra nhiều chương trình đào tạo, trong đó trọng điểm là chương trình Quản trị
viên tập sự (nay gọi là Nhà lãnh đạo tương lai) để đào tạo nhân tài, đảm bảo đầu
vào cho các thế hệ lãnh đạo. Các nhân viên trẻ sau khi được tuyển dụng sẽ có thời
gian học hỏi và trải nghiệm các cơng việc cụ thể tại các phịng ban, trong những
môi trường làm việc khác nhau và những nếp văn hóa khác nhau với mục đích tối
đa hóa khả năng học hỏi và có cơ hội phát triển thành những nhà lãnh đạo tương
lai vừa có tài, vừa có đức. Unilever tổ chức rất nhiều chương trình nhằm đào tạo
và phát triển nhân tài tại doanh nghiệp. Với hoạt động về tuyển dụng nhân tài tại
15


Việt Nam, Unilever đưa ra các chương trình như: Unilever Future Leaders
Program, Unilever Future Leaders’ League cho sinh viên mới ra trường. Đào tạo
cho đội ngũ nhân viên cũng là lĩnh vực mà Unilever chú trọng áp dụng các ứng
dụng cơng nghệ, với việc xây dựng nền tảng các khóa học trực tuyến nơi các nhân
viên được chủ động xây dựng lộ trình đào tạo cho riêng mình, với các kỹ năng và
kiến thức đặc thù cần thiết cho lộ trình phát triển của mỗi cá nhân.

-

Gửi nhân lực ra nước ngồi đào tạo:
Nhân sự của cơng ty Unilever được phép tham gia các chương trình đào tạo nhân
lực cao cấp nước ngoài, được tiếp xúc với nhiều nhân sự cấp cao ở các quốc gia
khác. Đây chính là cơ hội để nhân sự có điều kiện học tập và làm việc trong điều
kiện tốt hơn và phục vụ cho chính doanh nghiệp.
Cơng ty liên doanh Việt- Nga Vietsovpetro liên doanh thăm dị khai thác khí giữa
Việt Nam và Liên Bang Nga. Trong Tập đồn Dầu khí Việt Nam Vietsovpetro đội
ngũ nhân viên kỹ thuật chuyên môn cao hầu như là người Nga. Nhưng từ những
năm gần đây Tập đoàn luôn cử đội ngũ nhân viên ưu tú sang Nga để có thể học
những kỹ thuật cấp cao. Từ năm 2010 Vietsovpetro đã có những bước phát triển
mới vượt bậc, trong đó phải kể đến sự thành cơng trong xây dựng các cơng trình
nước sâu. Nhất là từ năm 2011, Vietsovpetro đã triển khai xây lắp thành công các
giàn khai thác ở vùng nước sâu, xa bờ (trên 100m nước) cho các mỏ Đại Hùng,
Hải Thạch, Mộc Tinh, khẳng định năng lực to lớn của Vietsovpetro trong lĩnh vực
xây dựng cơng trình biển. Đồng thời, giai đoạn này, Chính phủ đã mạnh dạn giao
cho Vietsovpetro phát triển những lô mới trên thềm lục địa Việt Nam. Trong 30
năm qua, Vietsovpetro ln có đội ngũ lao động giỏi và lao động sáng tạo. Thể
hiện nhiều thành tựu, hai lần được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí
Minh và Huân chương Sao Vàng; cịn lao động sáng tạo thì Vietsovpetro là đơn vị
dẫn đầu toàn ngành trong nghiên cứu khoa học, áp dụng công nghệ mới và áp
dụng phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, chiếm trên 70% sản lượng tồn ngành.
Trong đó, có nhiều cơng trình khơng chỉ đạt giải trong nước mà cịn đạt giải quốc
tế, và có những cơng trình áp dụng khoa học - cơng nghệ mới đã tiết kiệm nhiều
chục triệu đôla cho đơn vị.

-

Tiếp theo là nâng cao chất lượng bằng cách liên kết với lĩnh vực và đào tạo:

Toyota Việt Nam đã hợp tác với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội triển khai
Chương trình Monozukuri đào tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng
suất lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Nhờ đó, những sinh viên kỹ thuật
16


có cơ hội tiếp cận và hiểu sâu hơn về Hệ thống sản xuất Toyota (TPS) và những bí
quyết thành công của Toyota.
Sự hỗ trợ của Toyota Việt Nam trong các chương trình đào tạo kỹ thuật cho các
trường đại học, cao đẳng trên cả nước đang mang lại những tín hiệu tích cực cho
chất lượng nguồn nhân lực nước ta, thể hiện đóng góp của doanh nghiệp trong
việc phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Hầu như các
công ty rất chú trọng đến việc đào tạo nội bộ nhân viên trong nước. ở đây phải kể
đến cơng ty Samsung có chương trình đào tạo nâng cấp năng lực cho nhân viên ở
tất cả các cấp độ, vị trí, bao gồm cả nhân viên mới trong suốt q trình làm việc tại
cơng ty. Nội dung đào tạo sẽ hướng đến cung cấp các kiến thức, kỹ năng phù hợp
với yêu cầu của hoạt động sản xuất, kinh doanh tại công ty, đồng thời, đảm bảo bắt
nhịp với xu thế phát triển của xã hội tồn cầu. Những nhân viên có thâm niên làm
việc từ 3 năm hoặc các nhân viên có thành tích xuất sắc sẽ có cơ hội được trải
nghiệm làm việc tại trụ sở Samsung trên tồn cầu để trải nghiệm mơi trường mới,
cũng như học tập xu hướng công nghệ tại một quốc gia mới. Bên cạnh đó,
Samsung cũng tổ chức các cuộc tọa đàm, các chương trình đào tạo kỹ năng các kỹ
năng cho lực lượng lao động, phục vụ trong q trình làm việc.
Ngồi việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên đã lao động trong công ty,
Samsung còn liên kết với các trường đại học, trường học nghề để trong tương lai
sẽ có một số lượng lớn đội ngũ lao động trình độ cao làm việc trong cơng ty.
Khơng chỉ liên kết với các trường mà cịn rất tích cực trong thực hiện trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp. thông qua việc mang đến các cơ hội tương lai cho thế hệ
trẻ Việt Nam. Bắt đầu từ năm 2019, Samsung đã mang một phát hiện của Samsung
toàn cầu - Cuộc thi “Cùng bạn kiến tạo tương Lai - Solve for Tomorrow" đến Việt

Nam. Đây là sân chơi sáng tạo dành cho các em học sinh trung học cơ sở và trung
học phổ thông ứng dụng công nghệ để đưa ra giải pháp giải quyết những vấn đề
của địa phương. Có thể nói Samsung khơng chỉ chú trọng đến đào tạo nguồn nhân
lực trong công ty mà họ cịn định hướng cho tương lai có thêm những nhân viên
trình độ cao. Trên thực tế, kể từ khi đầu tư lớn vào Việt Nam đến nay, với 3 tổ hợp
công nghệ cao ở Bắc Ninh, Thái Nguyên và TP.HCM, tổng vốn đầu tư trên 17,4 tỷ
USD và giải quyết việc làm cho 130.000 lao động Việt Nam, Samsung đã luôn là
một trong những doanh nghiệp chăm lo tốt nhất cho người lao động, với các chế
độ phúc lợi vượt trội. Nhờ có những chính sách hợp lý mà nhân viên đang làm tại

17


Samsung nói riêng và những người lao động của Việt Nam nói chung có trình độ
tay nghề cao hơn và cuộc sống của họ cũng ổn định hơn.
Unilever cũng có các chương trình liên kết với các trường Đại học nhằm tạo mơi
trường thực tế giúp sinh viên vừa có kiến thức chun mơn vừa có thể bám sát
thực tế và vận dụng linh hoạt . Cụ thể như trường Đại học Bách Khoa , sinh viên
ngành Kỹ thuật Hóa học và Hóa Dược, chương trình Chất lượng cao và Liên kết
Quốc tế, ĐH Bách Khoa (BK-OISP) có chuyến tham quan thực tế tại công ty
Unilever Việt Nam. Bên cạnh đó là nhiều chương trình liên kết khác. Lãnh đạo của
Unilever chia sẻ: “Cách làm của Unilever là hướng đến việc tập trung xây dựng
một đội ngũ nhân sự có kiến thức sâu về mặt chuyên môn nhân sự và thị trường
cộng với những kiến thức rộng về mặt kinh doanh, kinh tế – xã hội.”.
Samsung Electronics Việt Nam (SEV) kết hợp với trường Cao đẳng Công nghệ
Bắc Hà (Bắc Ninh) tổ chức Lễ khai giảng khóa Cao đẳng nội bộ SEV . Đây là
khóa khai giảng thứ 4 từ khi chương trình bắt đầu được triển khai vào năm 2013.
Chương trình liên kết đào tạo là một phần trong kế hoạch phát triển dài hạn của
Samsung tại Việt Nam, đóng góp vào việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao của Việt Nam nói chung cũng như tạo điều kiện cho những nhân viên Việt

Nam làm việc tại Samsung nói riêng có cơ hội học hỏi, nâng cao kỹ năng, trình độ
để phát triển bản thân trong tương lai. Chương trình Cao đẳng nội bộ SEV là
chương trình đào tạo hệ Cao đẳng chính quy, dành riêng cho nhân viên sản xuất
của Samsung tại nhà máy SEV trong thời hạn 3 năm với mức học phí ưu đãi. Ngay
từ khi được bắt đầu triển khai vào năm 2013, chương trình đã thu hút rất nhiều sự
quan tâm của các nhân viên Việt Nam đang làm việc tại Samsung. Tính tới nay,
sau 3 năm, chương trình đã thu hút hơn 1.000 nhân viên SEV theo học, trong đó 2
ngành Điện-Điện tử và Tiếng Hàn có tỉ lệ tham gia cao nhất.
IV.

ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

4.1. Đánh giá chung về vai trò của Fdi trong vai tạo việc làm và nâng cao kỹ năng
lao động tại Việt Nam
4.1.1. Ưu điểm:
● Góp phần nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực:
Đánh giá của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung – Bộ trưởng Lao động, Thương binh và xã
hội được đưa tại bài Tham luận gửi Hội thảo khoa học “Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư
FDI và vai trị của Kiểm tốn Nhà nước” diễn ra sáng 9-6. Theo Bộ trưởng, dòng vốn
18


đầu tư nước ngồi trong thời gian qua đã có tác động không nhỏ tới sự phát triển của thị
trường và năng suất cũng như thu nhập của người lao động Việt Nam. Sự chuyển dịch cơ
cấu lao động từ các ngành thâm dụng lao động tay nghề thấp sang các ngành sử dụng
nhiều lao động chất lượng cao hơn được đẩy mạnh. Thông qua hệ thống đào tạo nội bộ ở
trong nước và nước ngoài, và liên kết với cơ sở đào tạo bên ngồi, khu vực có vốn đầu tư
nước ngồi cũng đã đóng góp quan trọng vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của
Việt Nam.
● Việc làm sử dụng lao động phổ thông sẽ giảm dần:

Trước những diễn biến vĩ mô hiện tại, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đánh giá, trong
tương lai gần, cấu trúc lao động đã, đang và sẽ tiếp tục dịch chuyển từ khu vực nông
nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ; từ các lĩnh vực thâm dụng lao động sang
các ngành ứng dụng công nghệ. Hơn nữa, sự hiện diện của khu vực FDI cũng giúp tạo ra
áp lực cạnh tranh ngày càng lớn buộc các doanh nghiệp nội địa phải đổi mới, từ đó cải
thiện năng suất.
⇨ Đây đều là những tín hiệu, chuyển biến tích cực phù hợp với chính sách phát triển
nguồn nhân lực của Việt Nam cũng như so với thị trường lao động của các nước trong
khu vực và trên thế giới. Doanh nghiệp FDI tạo việc làm và nâng cao kỹ năng lao
động giúp người lao động gia tăng thu nhập và ở chiều ngược lại, người lao động
cũng cống hiến những giải pháp sáng tạo góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm,
dịch vụ, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
4.1.2. Hạn chế
● Mất cân đối cơ cấu việc làm và phân bố lao động:
Trong suốt 20 năm qua, kể từ khi Luật Đầu tư có hiệu lực, nguồn vốn đầu tư trực tiếp
từ nước ngồi, thơng qua các hình thức như thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài; liên doanh; hợp tác kinh doanh là nguồn bổ sung rất quan trọng cho việc phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước. Nhưng nhìn trên tổng thể, tổng nguồn vốn FDI đầu tư thời
gian qua đang có xu hướng mất cân đối, từ xuất xứ dòng vốn đầu tư đến lĩnh vực đầu tư.
Cụ thể, nguồn vốn FDI chủ yếu được đầu từ vào hai lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ
trong khi các ngành quan trọng khác lại ít được chú ý đến như: Y tế, giáo dục, tài
chính-tín dụng, nơng lâm thủy hải sản,…Từ đó cũng dẫn đến một hệ quả là lực lượng lao
động tập trung phần lớn vào hai lĩnh vực này.
FDI cũng không được phân bố đồng đều mà chỉ tập trung vào một số hoặc một nhóm
các tỉnh như phía Bắc có Hà Nội, Hải Phịng, Bắc Ninh, Thái Ngun, phía Nam có
19


Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Lao động cũng vì
thế mà đổ dồn về các tỉnh thành này, mật độ dân số cao gây áp lực lên hệ thống an sinh

xã hội, trong khi đó các tỉnh thành miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh thì số
lao động khơng có việc làm nhiều, khả năng tìm việc tại địa phương cũng khó khăn khi
nhu cầu tuyển dụng lao động khơng lớn. Điều này càng đáng lo ngại hơn bao giờ hết
trong bối cảnh Covid – 19 như hiện nay, khi người lao động làm việc tập trung trong các
nhà máy, nhất là với các ngành thâm dụng lao động như các nhà máy dệt may ở các tỉnh
phía Nam, khó đảm bảo điều kiện giãn cách tối thiểu 2m cũng như làm việc trong mơi
trường khép kín, sử dụng máy lạnh trung tâm thì nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid –
19 là rất lớn. Và thực tế điều này đã xảy ra trong đợt dịch lần thứ 4 vừa qua.
● Bài tốn đào tạo lao động để thích nghi với FDI công nghệ cao:
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bùng nổ, sự cạnh tranh thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng gay gắt. Nhiều bằng chứng cho thấy, lợi
thế cạnh tranh đã bắt đầu chuyển từ số lượng sang chất lượng nguồn nhân lực chất lượng
cao, đây được xem là một trong những nhân tố quan trọng để thu hút các doanh nghiệp
FDI đầu tư vào một quốc gia. Tuy nhiên đây có thể là một bất lợi khơng nhỏ đối với Việt
Nam khi mà phần lớn lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI hiện khơng có bằng
cấp/chứng chỉ đào tạo, nhìn chung thiếu kỹ thuật và các kỹ năng cốt lõi khác. Hơn nữa,
người lao động, nhất là những lao động đã có tuổi, chưa qua đào tạo, ít kỹ năng, tay nghề
yếu, chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đào tạo và đào tạo lại để thích ứng với
các ngành nghề mới.
Trong khi đó, chất lượng đào tạo dạy nghề tại các trường ở Việt Nam hiện nay còn
nhiều hạn chế khi mà chưa có sự đầu tư về trang thiết bị mơ phỏng thực tiễn làm việc,
chương trình học chưa có sự đầu tư cập nhật,…dẫn đến chất lượng đầu ra chưa đáp ứng
được các tiêu chuẩn của khối doanh nghiệp FDI. Tình trạng này kéo dài dễ dẫn đến mất
cân đối cung – cầu lao động và việc thiếu hụt nguồn nhân lực sẽ ảnh hưởng đến tiến độ
sản xuất, doanh thu của các doanh nghiệp và sức hút đối với các nhà đầu tư muốn đến
tỉnh.
● Số lượng việc làm tạo ra chưa tương xứng , đời sống người lao động chưa cao, tranh
chấp và đình cơng có xu hướng gia tăng.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có báo cáo gửi Chính phủ về tình hình đình
cơng và việc giải quyết đình cơng 6 tháng đầu năm. Theo đó, trong 6 tháng đầu năm

2019, cả nước xảy ra 67 cuộc đình cơng, tập trung ở các tỉnh phía Nam. Trong đó, có đến
82.1% xảy ra tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI). Số vụ đình
20


công xảy ra nhiều nhất ở doanh nghiệp Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc.
Nguyên nhân các cuộc đình công chủ yếu xuất phát từ tranh chấp về lợi ích,chiếm tới
55.22%, tranh chấp về quyền chiếm 11.94%, tranh chấp cả quyền và lợi ích chiếm
32.84%. Đặc biệt, các cuộc đình cơng xảy ra đều khơng tn thủ đúng trình tự, thủ tục
pháp luật quy định.
4.2. Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy vai trò của FDI đối với tạo việc làm và nâng
cao kỹ năng lao động tại Việt Nam trong thời gian tới
4.2.1. Giải pháp tạo việc làm
Những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một trong những địa điểm đầu tư hấp dẫn
trên thế giới. Ðây chính là lợi thế để Việt Nam tiếp tục thu hút mạnh mẽ nguồn vốn FDI.
Tuy nhiên, đã đến lúc thu hút FDI cần có sự định hướng, chọn lọc. Trước hết, cần xây
dựng quy hoạch tổng thể về thu hút FDI. Cụ thể là thu hút FDI có chọn lọc theo địa
phương:
Ở những tỉnh thu hút trên 500 dự án đầu tư FDI hoặc tỉnh sử dụng nguồn nhân lực
ngoại tỉnh (chiếm trên 50 %) như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương,
Bà Rịa - Vũng Tàu... thì cần thiết: Xây dựng lộ trình tiến tới không thu hút các dự án
thâm dụng lao động phổ thông; Các dự án gây ô nhiễm nguồn nước và khí... Bên cạnh
đó, tập trung thu hút các dự án có trình độ cơng nghệ cao, dự án thân thiện với môi
trường… Thực tế chỉ ra những nơi thu hút nhiều FDI thì phát triển nhanh nhưng kéo
theo là sự quá tải về cơ sở hạ tầng, ô nhiễm mơi trường, chi phí kinh doanh, giá cả các
phương tiện phục vụ cho đời sống tăng nhanh. Trong khi đó, lợi nhuận mang lại cho
Việt Nam từ FDI không tương xứng với giá trị của nguồn tài nguyên vĩnh viễn bị mất
đi. Do đó, việc thu hút các dự án cơng nghệ cao, có tính bảo vệ mơi trường sẽ giúp tập
trung nguồn lao động chất lượng cao, đáp ứng cơng nghệ tốt, từ đó đảm bảo các vấn
đề an sinh xã hội và giảm thiểu sự quá tải lên môi trường sống.

Ở những tỉnh trên một triệu dân đã và đang trong quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế
từ nông nghiệp sang công nghiệp như các tỉnh Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, nên
thu hút các dự án: Thâm dụng lao động và chế biến nông, thủy sản và các dự án khai
thác tài nguyên biển…
Các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và Đồng Bằng Sông Hồng nên thu hút FDI trong
các ngành công nghiệp may, sản xuất giày dép, dịch vụ cho hàng hóa nơng nghiệp...
Nghiêm cấm thu hút các dự án FDI gây ô nhiễm nguồn nước và dự án làm giảm tài
nguyên đất về chất lượng và số lượng. Bởi vì 2 khu vực đồng bằng này là vùng trọng
điểm nông nghiệp, thủy sản, bảo đảm an ninh lương thực cho cả nước, đồng thời có
21


tiềm năng to lớn trong bản đồ năng lượng tái tạo quốc gia. Đặc biệt lao động ở Đồng
bằng Sông Cửu Long đa số xuất thân từ nơng nghiệp, có trình độ, tay nghề thấp, phù
hợp với các ngành sử dụng nhiều lao động. Chính vì vậy, thu hút FDI các ngành thâm
dụng lao động và ít tác động vào môi trường đất, nước ở 2 vùng này sẽ tận dụng tối
ưu lực lượng sản xuất đồng thời đảm bảo sự bền vững nguồn lương thực, thực phẩm
quốc gia.
Các tỉnh Tây Nguyên và các vùng núi thì thu hút các dự án phát huy thế mạnh của các
tỉnh này về tài nguyên nước, khoáng sản lâm sản trồng rừng. Tuy nhiên, phải xây
dựng quy chế giới sát hoạt động của các dự án này nhằm tránh tình trạng "tận" khai
thác mang tính hủy diệt tài nguyên...
Điều kiện cụ thể để thu hút vốn FDI theo địa phương, đó là phải xây dựng quy hoạch
thu hút vốn theo vùng lãnh thổ có cùng điều kiện tự nhiên và kinh tế, trên cơ sở này
mỗi tỉnh xây dựng kế hoạch thu hút vốn FDI riêng cho mình. Ngồi ra, các địa
phương nên chủ động đào tạo nguồn nhân lực, mang tính đón đầu các dự án FDI phù
hợp với quy hoạch và chiến lược thu hút vốn vào địa phương. Chính quyền trung
ương và địa phương chủ động xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, đáp ứng
yêu cầu thu hút vốn đầu tư trong và ngồi nước.
Định hướng chính sách của chúng ta vẫn phải tiếp tục thu hút đầu tư nước ngồi nhưng

hướng đến ngành cơng nghệ cao, mới và thân thiện với mơi trường; đồng thời ít sử dụng
tài nguyên, năng lượng và ít sử dụng lao động nhất. Để tránh việc đầu tư dàn trải, nợ
đọng xây dựng cơ bản lớn và các dự án phê duyệt đã vượt quá khả năng thu xếp vốn, thì
Luật Đầu tư công đã được ban hành để giảm đầu tư dàn trải với quy trình từ chọn lựa dự
án, phê duyệt dự án… chặt chẽ hơn để kiểm soát tránh dàn trải và nợ đọng xây dựng cơ
bản.
Cùng với đó, các cấp, ngành phải thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về đầu
tư công. Từ khâu chọn lọc dự án đến thẩm định, phê duyệt và đến các thủ tục trình tự
phải thực hiện nghiêm túc. Triển khai đồng bộ các quy định này, hoàn thiện về tiêu chuẩn
về xây dựng. Đồng thời, cần nâng cao chất lượng về công tác quy hoạch và phát triển
kinh tế-xã hội. Luật Quy hoạch được trình vừa qua đã thấy được cơng tác quy hoạch có
ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định đầu tư cũng như hiệu quả của đầu tư.
Cuối cùng là cần tăng cường công tác kiểm toán, kiểm tra, thanh tra và giám sát đối với
tất cả các khâu để bảo đảm các quyết định lựa chọn đầu tư cũng như bố trí vốn phải phù
hợp với tình hình thực tiễn với điều kiện phát triển cũng như khả năng thu xếp vốn của
từng dự án.
22


4.2.2. Giải pháp nâng cao kỹ năng lao động
FDI có những tác động tích cực trong việc nâng cao kỹ năng lao động như đào tạo nội
bộ, liên kết với các trường đại học, trường nghề trong nước. Như vậy các doanh nghiệp
FDI đã góp phần đào tạo ra đội ngũ lao động chất lượng cao, lành nghề và có thể đứng vị
trí cao trong cơng ty. Tuy nhiên, ở Việt Nam còn tồn tại nhiều bộ phận người lao động
chưa đáp ứng được chất lượng đầu vào để các doanh nghiệp FDI tuyển dụng trong khi
sức cạnh tranh trên thị trường lao động là rất lớn. Để khắc phục vấn đề chất lượng nguồn
nhân lực, nâng cao kỹ năng lao động thì nhóm đưa ra một số giải pháp như sau:
Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, các tập đoàn FDI xây dựng các trung
tâm nghiên cứu, phát triển công nghệ gắn với đào tạo nguồn nhân lực. Theo thống kê
tại Việt Nam số lao động chưa qua đào tạo, chưa công nhận kỹ năng là khá lớn, đặc

đặc biệt là kỹ năng sử dụng máy móc công nghệ kỹ thuật cao. Việc xây dựng các
trung tâm nghiên cứu giúp đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục khó khăn, nâng
cao kỹ năng nguồn nhân lực nhằm khôi phục và phát triển thị trường lao động.
Nhà nước và doanh nghiệp đều phải tạo được môi trường thúc đẩy người lao động
chủ động và nỗ lực học hỏi các kiến thức chuyên môn và sử dụng các công nghệ mới.
Bởi vì điều đó đem lại lại động lực lực cho người lao động. Khi đó người lao động sẽ
chủ động làm việc hăng say mà không cảm thấy có một sức ép hay áp lực nào trong
cơng việc, khi được làm việc một cách chủ động tự nguyện thì họ có thể đạt được
năng suất lao động tốt nhất. Hơn nửa doanh nghiệp có được bầu khơng khí văn hóa
tốt sẽ có được tinh thần đồn kết cao, thực hiện công việc dễ dàng hơn, làm việc với
tinh thần hăng say vui vẻ, cán bộ, công nhân viên biết quan tâm tới nhau cả trong
công việc và trong cuộc sống.
Cần tạo được môi trường thúc đẩy người lao động chủ động và nỗ lực học hỏi các
kiến thức chuyên môn và sử dụng các công nghệ mới. Thực hiện các chiến lược phát
triển nguồn nhân lực, tập chung đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống giáo dục và
dạy nghề, thực hiện tái cấu trúc lại một số ngành theo hướng hiện đại bằng cách ứng
dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất lao động. Từ đó nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực đáp ứng lại nhu cầu tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp FDI.

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngồi năm 2019,
2020, 2021
2. Mười năm đóng góp của Samsung ở Việt Nam, Samsung Website
/>3. Theo Trần Nam, FDI tạo việc làm, cải thiện nguồn nhân lực, Tạp chí tài chính
/>guon-nhan-luc-144298.html
4. Samsung Newsroom Vietnam, Website Samsung
/>5. Khu vực nhà nước đứng đầu, tiếp đến là FDI còn tư nhân là bét bảng, Website Hot

world News
/>6. Theo Thanh Hương, Doanh nghiệp FDI góp phần nâng cao chất lượng lao động
Việt Nam, Báo đầu tư

24


/>et-nam-d90385.html?fbclid=IwAR1jIWP6FjFMATgStvAZ-JhDeqV-X0wNBVmi_8ipMVQx9KgqJObw1Ym9fU

---------------------------------------------------------------------------Trong quá trình nghiên cứu, làm bài và tìm kiếm thơng tin nhóm chúng em khơng thể
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của cơ để bài
thảo luận của nhóm chúng em được hoàn thiện hơn nữa.

25


×