Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

vai trò của m a xuyên biên giới đối với doanh nghiệp nghiên cứu trong bối cảnh việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 51 trang )

1
Trường Đại học Thương Mại - Đầu tư quốc tế


MỤC LỤC

MỤC LỤC

3

NỘI DUNG ĐỀ TÀI

7

1. Đặt vấn đề

7

1.1. Bối cảnh liên quan tới vấn đề nghiên cứu

7

1.2. Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu

7

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

7

1.4 Phương pháp nghiên cứu



8

2. Cơ sở lý luận về vai trò của M&A xuyên biên giới đối với doanh nghiệp

8

2.1. M&A xuyên biên giới

8

2.2. Vai trò của M&A xuyên biên giới đối với doanh nghiệp

9

3.Thực trạng vai trò của M&A xuyên biên giới đối với doanh nghiệp trong bối
cảnh Việt Nam
11
3.1. Thực trạng M&A xuyên biên giới tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020

11

3.2. Vai trò của M&A xuyên biên giới đối với doanh nghiệp trong bối cảnh Việt
Nam
14
3.3. Những thách thức mà doanh nghiệp đang phải đối mặt

30

4. Đề xuất một số giải pháp tăng cường vai trò của M&A xuyên biên giới đối với

doanh nghiệp
33
4.1.  Về phía doanh nghiệp

33

4.2. Về phía nhà nước

34

KẾT LUẬN

37

PHỤ LỤC

38

CÁC THƯƠNG VỤ M&A

38

Phụ lục 1: Thương vụ Central Group mua lại công ty NKT

38

1.

Thời gian diễn ra


38

2.

Hai bên đối tác

38

3.

Diễn biến

38

2
Trường Đại học Thương Mại - Đầu tư quốc tế


4.

Kết quả

39

5.

Vai trò

39


Phụ lục 2: Thương vụ M&A giữa ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BIDV) VÀ KEB HANA BANK
40
1.

Thời gian diễn ra

40

2.

Hai bên đối tác

40

3.

Diễn biến

40

4.

Kết quả

41

5.

Vai trò


41

Phụ lục 3 : Thương vụ M&A giữa SK Group – Vin Group

42

1.

Thời gian

42

2.

Hai bên đối tác

42

3.

Diễn biến

43

Phụ lục 4: Thương vụ M&A giữa ThaiBev và Sabeco

44

1.


Thời gian và tình hình thương vụ Thaibev mua lại Sabeco

45

2.

Về các đối tác tham gia

45

3.

Tình hình Thaibev  khi mua Sabeco

46

TÀI LIỆU THAM KHẢO

47

3
Trường Đại học Thương Mại - Đầu tư quốc tế


VAI TRÒ CỦA M&A XUYÊN BIÊN GIỚI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP:
NGHIÊN CỨU TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM
Nhóm 5: Hà Quỳnh Mai (K55E4), Đinh Thị Thúy Ngân (K55E2), Bùi Thị Bích Ngọc
(K55E4), Nguyễn Vũ Bảo Ngọc (K55E4), Nguyễn Thị Minh Nguyệt (K55E4), Hoàng
Thị Nhạn (K55E2), Nguyễn Thị Trang Nhung (K55E2), Đỗ Kiều Oanh (K55E3),

Nguyễn Văn Phú (K55E2), Nguyễn Thị Mai Phương (K55E3).
Học phần: Đầu tư quốc tế.
Mã học phần: 2152FECO1921
Tháng 11.2021

Tóm tắt
     

Bài nghiên cứu đưa ra cơ sở lý luận về vai trò của M&A xuyên biên giới đối

với doanh nghiệp: Tạo ra sức mạnh tổng hợp; tăng sức mạnh thị trường; có được các
nguồn lực cịn thiếu/ tăng cường nguồn lực hiện có; đa dạng hố địa lý và các vai trò
khác.
Trong giai đoạn 2015-2020, M&A xuyên biên giới tại bối cảnh Việt Nam trở
nên ngày càng phổ biến. Với mục tiêu làm rõ các vai trò đối với doanh nghiệp tham
gia M&A bối cảnh Việt Nam, nhóm dựa trên phân tích các thương vụ thực tế như:
Central Group và Nguyễn Kim, SK Group và Vingroup, KEB Hana bank và BIDV…
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng gặp phải các thách thức về vấn đề pháp lý, thiếu
thông tin, xung đột lợi ích sau M&A …
Do vậy, nhóm đề ra một số giải pháp về phía nhà nước và về phía doanh nghiệp
để nâng cao hiệu quả hoạt động M&A xuyên biên giới.

 

4
Trường Đại học Thương Mại - Đầu tư quốc tế


1. Đặt vấn đề
1.1. Bối cảnh liên quan tới vấn đề nghiên cứu

Ngày nay chúng ta đang sống trong một nền kinh tế biến đổi không ngừng qua
thời gian. Trong bối cảnh hội nhập, nhất là khi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung vẫn
còn diễn biến phức tạp, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng dòng vốn đầu tư nước ngồi
có thể chuyển hướng “đổ” vào Việt Nam thơng qua nhiều hình thức; trong đó phải kể
tới hoạt động mua bán – sáp nhập (M&A). Nền kinh tế Việt Nam đang trong tình
trạng thiếu vốn, cả vốn vay và vốn cổ phần, do tính thanh khoản của thị trường yếu và
cơ cấu của nền kinh tế. M&A xuyên biên giới đã trở thành một công cụ không chỉ tạo
nên một mơi trường kinh tế, xã hội và văn hóa mới mà cịn cho phép các cơng ty phát
triển nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh và cung cấp cho doanh nghiệp những phần
thưởng từ những sự nỗ lực của họ.
1.2. Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu
Theo  cùng  với mức độ tăng trưởng cao của nền kinh tế, nhu cầu mua bán và
sáp nhập doanh nghiệp của Việt Nam cũng bắt đầu ra tăng mạnh mẽ đặc biệt là nó cịn
được hỗ trợ bởi làn sóng mua bán – sáp nhập toàn cầu đang lên cao trên thế giới.
Chính  vì  mức độ hội nhập ngày  càng  cao  mà  nhu  cầu cần được tiếp cận với mua
bán và  sáp  nhập trên toàn thế giới của doanh nghiệp là một điều tất yếu của nền kinh
tế, để nâng cao và phát triển thị trường Việt Nam tiến lên ngang tầm khu vực và trên
thế giới. Đây là một hướng đi mới và tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế Việt
Nam khi hầu hết các ngành đều có quá nhiều doanh nghiệp nhỏ và manh mún, mà
thiếu các doanh nghiệp cỡ vừa và lớn.M&A sẽ tạo cơ hội hình thành những doanh
nghiệp vừa và lớn, có khả năng đủ tiềm lực để phát triển công nghệ cao, tạo nên động
lực phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam.
Nhận thức được tầm quan trọng của M&A xuyên biên giới trong bối cảnh hiện
nay, đề tài được lựa chọn nghiên cứu nhằm phân tích và chỉ ra vai trị của M&A xuyên
biên giới đối với doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu
● Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về M&A xuyên biên giới.
● Nghiên cứu thực trạng M&A xuyên biên giới tại Việt Nam.


5
Trường Đại học Thương Mại - Đầu tư quốc tế


● Đánh giá thực tế vai trò của M&A xuyên biên giới đối với các doanh nghiệp
Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngồi đầu tư vào Việt Nam thơng qua hình
thức M&A.
● Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường vai trò của M&A xuyên biên giới
đối với doanh nghiệp.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Nhóm 5 tiến hành nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu và thông
tin thứ cấp từ nhiều nguồn:
● Tài liệu trong nước
● Tài liệu nước ngoài
● Các báo cáo thống kê, báo cáo nghiên cứu, bài báo, giáo trình và một số tài liệu
khoa học liên quan khác.
● Các trang web trực tuyến cung cấp số liệu về M&A xuyên biên giới tại Việt
Nam và thông tin về các thương vụ M&A tại Việt Nam.
Cụ thể, sau khi cân nhắc lựa chọn, Nhóm 5 quyết định sử dụng thơng tin của 4
thương vụ M&A xuyên biên giới tại Việt Nam, bao gồm: Central Group (Thái Lan)
mua lại CTCP NKT ; BIDV bán cổ phần cho KEB HANA Bank (Hàn Quốc); SK
Group (Hàn Quốc) mua cổ phần của Vingroup; ThaiBev và Sabeco.
2.Cơ sở lý luận về vai trò của M&A xuyên biên giới đối với doanh nghiệp
2.1. M&A xuyên biên giới
2.1.1. Khái niệm 
M&A là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions
(Mua lại). Mua lại và sáp nhập (M&A) là một hình thức đầu tư trong đó chủ đầu tư
mua lại toàn bộ hoặc một phần đủ lớn tài sản của một cơ sở sản xuất kinh doanh sẵn
có với mục tiêu kiểm sốt cơng ty đó, hoặc nhận sáp nhập một đơn vị sản xuất kinh
doanh, hoặc hai công ty đồng ý hợp nhất với nhau để tạo thành công ty mới.

M&A xuyên biên giới/quốc gia (cross-border M&A) là hoạt động mua lại và
sáp nhập được tiến hành giữa các chủ thể ở ít nhất hai quốc gia khác nhau, về cơ bản,
hai hoạt động này chỉ khác nhau về sự di chuyển vốn qua khỏi biên giới quốc gia, còn
bản chất là như nhau.

6
Trường Đại học Thương Mại - Đầu tư quốc tế


2.1.2. Đặc điểm
Giao dịch M&A xuyên biên giới thường có sự tham gia của ít nhất một bên là
thương nhân nước ngồi đối với các bên cịn lại.
M&A xun biên giới thường hướng tới bảo vệ và tăng cường khả năng cạnh
tranh toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia.
Pháp luật điều chỉnh quan hệ M&A xuyên biên giới khơng chỉ gói gọn trong
một hệ thống pháp luật quốc gia, mà có thể chịu sự điều chỉnh hay ảnh hưởng của hiệp
định đầu tư quốc tế, và pháp luật quốc tế liên quan.
2.2. Vai trò của M&A xuyên biên giới đối với doanh nghiệp
⮚ Tạo ra sức mạnh tổng hợp :
-

Cộng hưởng giảm chi phí (cost-reducing synergies)

+ Cơng ty hợp nhất hoạt động hiệu quả hơn nhờ loại bỏ các vị trí/ hoạt động trùng lặp
+ Cơng ty lớn có thể cung cấp sự quản lý tốt hơn, hiệu quả hơn cho cơng ty mục tiêu 
+ Tính kinh tế theo quy mơ: khi chi phí trên mỗi đơn vị giảm do quy mơ sản xuất tăng
+ Tính kinh tế theo phạm vi: khả năng chia sẻ một tập hợp các yếu tố đầu vào trên
nhiều loại sản phẩm và dịch vụ hơn.
-


Cộng hưởng nâng cao doanh thu (revenue-enhancing synergies)

+ Tiếp thị chéo các sản phẩm của đối tác sáp nhập, có thể bán nhiều sản phẩm và dịch
vụ hơn.
+ Một trong các bên hợp nhất nắm giữ danh tiếng có giá trị hoặc thương hiệu nổi
tiếng.
+ Một cơng ty có mạng lưới phân phối mạnh hợp nhất với một cơng ty có sản phẩm
tốt nhưng khả năng tiếp cận thị trường cịn hạn chế.
-

Cộng hưởng tài chính (financial synergies)

+ Tăng khả năng nợ và giảm khả năng phá sản.
+ Khả năng giá trị cổ phiếu tăng.
+ Giảm chi phí vốn cho đơn vị hợp nhất
⮚ Tăng sức mạnh thị trường 
- M&A theo chiều ngang: Giảm số lượng người chơi trong một ngành cụ thể,
giúp loại bỏ bớt đối thủ cạnh tranh trên thị trường giúp tăng thị phần, tăng sức
mạnh thị trường.

7
Trường Đại học Thương Mại - Đầu tư quốc tế


-

M&A theo chiều dọc : tăng kiểm soát các phần bổ sung của chuỗi giá trị gia
tăng hoặc giảm chi phí giao dịch, cải thiện sự phối hợp bằng cách đặt hai hoặc
nhiều cơng ty dưới sự kiểm sốt của trung tâm
⮚ Có được các nguồn lực cịn thiếu và/hoặc tăng cường các năng lực hiện có

- M&A xuyên biên giới cho phép bên mua (NĐTNN) có được các nguồn lực hay
năng lực còn thiếu hoặc yếu, gồm sản phẩm bổ sung (các phụ kiện cho máy
tính bảng, kem cạo râu cho dao cạo râu...); tài nguyên (mỏ dầu...), hoặc tài sản
vơ hình (cơng nghệ, thương hiệu, kỹ năng quản lý, kiến thức địa phương, mạng
lưới sẵn có...)
- Khi các đơn vị hợp nhất bổ sung về mặt công nghệ/kiến thức.., thì năng suất
R&D sẽ tăng lên, tăng sản phẩm mới, tiên tiến có liên quan. Giúp đạt được lợi
thế cạnh tranh bằng cách thu được các nguồn lực quý hiếm, khơng thể thay thế
hay khó bắt chước được từ mơi trường bên ngồi.
⮚ Tạo điều kiện gia nhập thị trường nước ngoài nhanh hơn
-

M&A xuyên biên giới là cách nhanh nhất, giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và
có vị thế vững chắc, đặc biệt là ở các thị trường đã trưởng thành
Giúp khắc phục được một số hạn chế của việc thâm nhập thị trường nước ngoài
Sản phẩm và/hoặc dịch vụ đã được biết đến và chấp nhận trên thị trường nước
ngồi
Ít rủi ro hơn đầu tư mới do đã được chứng minh về tính hiệu quả

⮚ Đa dạng hoá địa lý
- Các lĩnh vực trưởng thành, tăng trưởng chậm hoặc các công ty đang phải vật
lộn với áp lực cạnh tranh khiến công ty không thể tăng giá để hưởng lợi nhuận
siêu ngạch có thể đa dạng hóa địa lý, thâm nhập vào các thị trường đang phát
triển có lợi hơn thị trường hiện tại của cơng ty mua lại.
- Đa dạng hóa địa lý cho phép công ty: Đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô
và phạm vi; Giúp công ty giảm biến động về doanh thu bằng cách phân tán rủi
ro đầu tư của mình qua các quốc gia khác nhau, Giúp giảm chi phí và tăng
doanh thu bằng cách tăng sức mạnh thị trường của công ty đối với các nhà
cung cấp, nhà phân phối và khách hàng.
⮚ Các vai trò khác:

- Mua gom các đối thủ nhỏ để giảm tính phân mảnh của ngành (roll-up
acquisitions): cho phép công ty mục tiêu chuyển đổi các cổ phiếu kém thanh
khoản của mình thành một tài sản có tính thanh khoản cao hơn. Cơng ty kết
hợp có thể đạt được hiệu quả kinh tế quy mô đồng thời nâng cao doanh số bán
hàng thông qua cải thiện khả năng phục vụ nhiều khách hàng

8
Trường Đại học Thương Mại - Đầu tư quốc tế


-

Lợi thế của người đi trước (first-mover advantages). M&A nhằm có được lợi
thế của người đi trước, ví dụ có được một nguồn tài nguyên hiếm, có giá trị,
khó bắt chước và khơng thể thay thế.

3.Thực trạng vai trị của M&A xuyên biên giới đối với doanh nghiệp trong bối
cảnh Việt Nam
3.1. Thực trạng M&A xuyên biên giới tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020

Hình 1. Tởng giá trị các thương vụ M&A xuyên biên giới tại Việt Nam 
năm 2016-2020
Nguồn Baker McKenzie 
Xu thế M&A xuyên biên giới đang dần phổ biến là do Việt Nam ngày càng hội
nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới khi tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do
song phương và đa phương. 
Theo số liệu và dự báo của Baker Mckenzie ta có thể thấy tổng giá trị các
thương vụ M&A xuyên biên giới tại Việt Nam qua các năm có sự biến động thất
thường. Năm 2016 tổng giá trị các thương vụ M&A xuyên biên giới tại Việt Nam đạt
5,7 tỷ USD với số thương vụ lên đến 129 thương vụ, nhiều nhất trong giai đoạn

2016-2020. Điển hình các thương vụ như: Power Buy - đơn vị thuộc Tập đoàn Central

9
Trường Đại học Thương Mại - Đầu tư quốc tế


Group (Thái Lan) mua 49% Công ty Đầu tư Phát triển công nghệ và giải pháp NKT đơn vị sở hữu chuỗi siêu thị điện máy và thương hiệu Nguyễn Kim; Central Group
mua lại 100% hệ thống siêu thị Big C, trị giá 1,140 tỷ USD; thương vụ Mirae Asset
cùng tập đồn AON, BGN rót 382 triệu USD mua Keangnam Landmark 72; Tập đoàn
F&N mua  Vinamilk với giá trị thương vụ từ 500 triệu USD.(Báo Đầu Tư, 2016).
Đến năm 2017 hoạt động M&A xuyên biên giới gia tăng mạnh mẽ, đạt 6,4 tỷ
USD, tăng 12,28% so với năm 2016. Trong đó có sự đóng góp 50% giá trị của thương
vụ Sabeco với giá trị thương vụ lên đến 4,8 tỷ USD tương ứng giá trị cổ phần là 51%
(Tạp chí Tài chính, 2018); VinFast thâu tóm General Motors Việt Nam; FPT thơn tính
cơng ty cơng nghệ Mỹ Cơng ty mua 90% cổ phần của công ty công nghệ Intellinet,
Mỹ với giá trị thương vụ khoảng 50 triệu USD (VietNam Finance, 2018). 
Tình hình bất ổn trong chính sách của các nước gia tăng thường không phải là
điều kiện lý tưởng cho hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A), nhất là
sau khi thị trường M&A đã chứng kiến ba năm liên tiếp đạt giá trị trên 3.000 tỷ
USD/năm. Thế nhưng năm 2017 chứng kiến hoạt động M&A áp sát mức cao kỷ lục.
Người đứng đầu bộ phận M&A khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi của ngân
hàng Morgan Stanley, ông Colm Donlon lý giải rằng các công ty muốn mở rộng hoạt
động sang các châu lục khác để tăng doanh thu trong bối cảnh kinh tế trong nước tăng
trưởng tương đối chậm. Các doanh nghiệp Trung Quốc tỏ ra hứng thú với những
thương vụ mua bán mang tính chiến lược ở châu Âu và Bắc Mỹ, dù những trở ngại về
chính trị và quy định ở các khu vực này đã phần nào làm giảm "nhiệt huyết" của họ.
Ông James Tam, người theo dõi M&A khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cho rằng
chính những “cơn gió ngược” này là một trong những lý do vì sao các doanh nghiệp
Trung Quốc tăng cường hoạt động M&A xuyên biên giới trong khu vực châu Á-Thái
Bình Dương, cụ thể là những nơi như Đông Nam Á và Australia (Vietnam+, 2021).

Nếu như giai đoạn 2016-2017, dấu ấn thị trường được tạo nên bởi là sóng nhà
đầu tư Thái Lan mua lại những doanh nghiệp Việt Nam với những tên tuổi đình đám
như Thaibev, TTC Holding, Central Group, SCG,... thì giai đoạn 2018 - 2019 là là
“thời" của dòng vốn Hàn Quốc với những thương vụ đầu tư lớn, vượt qua các nhà đầu
tư từ Singapore, Hong Kong, Thái Lan.... 2 năm gần đây, SK Group là cái tên nổi bật
nhất tới từ xứ sở kim chi, xét về quy mô giao dịch.
Với tổng giá trị là 1,9 tỷ USD, hoạt động M&A xuyên biên giới của Việt Nam
năm 2018 đã giảm mạnh so với các năm trước đó, chỉ bằng 29,69% so với năm 2017.
Số thương vụ cũng chỉ còn 38 thương vụ. Một điểm đáng lưu ý trong sự sụt giảm này
là năm 2017 thị trường ghi nhận thương vụ ThaiBev (Thái Lan), thông qua công ty
con Vietnam Beverage, mua lại 51% Sabeco với giá 5 tỷ USD. Đây chính là yếu tố
gây đột biến cho hoạt động M&A tại Việt Nam năm 2017. Nếu loại trừ thương vụ này
thì giá trị M&A xuyên biên giới năm 2018 tại Việt Nam tăng trưởng 35,41%. Đây
cũng là thời điểm đánh dấu 10 năm chặng đường M&A tại Việt Nam.Thị trường
M&A 2017-2018 đã biểu hiện cho sức bật của thập kỷ mới. 

10
Trường Đại học Thương Mại - Đầu tư quốc tế


Hoạt động M&A xuyên biên giới năm 2019 tuy đã tăng 36,84% so với năm
2018. Với số thương vụ xuyên biên giới là 41 thương vụ. Thương vụ bán vốn của
BIDV cho cổ đông chiến lược ngoại là KEB Hana Bank (Hàn Quốc) là điểm nhấn lớn
nhất của thị trường M&A Việt Nam trong năm 2019. Sau thời gian đàm phán kéo dài,
thương vụ cũng đã hoàn tất khi BIDV phát hành hơn 603 triệu cổ phần, tương ứng tỉ
lệ 15% vốn điều lệ cho KEB Hana (Tạp chí Tài chính, 2019).
Ngun nhân tạo ra những sự biến động đó là do ngoài việc đưa ra các định
hướng chiến lược mới trong thu hút đầu tư nước ngoài bằng hàng loạt những chuyển
động chính sách gần đây như dự thảo sửa đổi, bổ sung một số luật quan trọng (Luật
Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán), Nghị quyết về thu hút đầu tư nước

ngoài thế hệ mới lần đầu tiên dự kiến được Bộ Chính trị ban hành, việc ký kết các
Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, Hiệp định bảo hộ đầu tư
EVIPA…, thì chủ trương của Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn này là áp dụng các
hình thức đầu tư mới, đầu tư xun biên giới khơng góp vốn (NEM), mở rộng phương
thức mua bán và sáp nhập (M&A), tạo nên những bước đột phá tích cực trong phương
thức này. Nhưng vẫn có dấu hiệu giảm mạnh so với giai đoạn 2016-2017 bởi sự thay
đổi chính sách thương mại quốc tế của Mỹ, Trung Quốc, các trở ngại từ cổ phần hóa,
thối vốn doanh nghiệp nhà nước, chất lượng doanh nghiệp và quy mô nền kinh tế
chưa đủ hấp dẫn, những rào cản chính sách cịn chưa được khơi thơng của nền kinh tế
Việt Nam. Đặc biệt là cuối năm 2019, những ảnh hưởng của dịch COVID-19 bắt đầu
gây ra tác động nặng nề đến hoạt động kinh tế và giao dịch trên tồn cầu. Với tình
trạng tạm đóng cửa và giãn cách xã hội ở khắp nơi trên thế giới, các nền kinh tế cũng
đã gánh chịu nhiều thiệt hại (Đảng bộ tỉnh Quảng Trị, 2019).
Đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 bất ngờ xảy ra và lan rộng trên toàn cầu đã
và đang tác động rất lớn đến kinh tế thế giới nói chung, cũng như hoạt động M&A nói
riêng. Hoạt động M&A tại Việt Nam cũng như trên toàn cầu đều giảm mạnh do các
nhà đầu tư có những phản ứng thận trọng. Đồng thời, những điều kiện về cách ly trên
tồn cầu gây trở ngại cho việc tìm hiểu, đánh giá và ra quyết định. Giá trị M&A xuyên
biên giới năm 2020 đạt 1,7 tỷ USD; chỉ bằng 65,38% so với năm 2019. Tuy vậy, Việt
Nam là một trong những thị trường M&A doanh nghiệp năng động và tiềm năng nhất
toàn cầu, với chỉ số đầu tư M&A dự báo đạt 102 điểm trong năm 2020, chỉ sau Mỹ
(108,9 điểm). Con số này đã cải thiện đáng kể so với mức 74,1 điểm của năm 2019
(Euromonitor, 2020). Theo Công ty Luật Baker McKenzie, các thương vụ M&A
xuyên biên giới sẽ chiếm vị thế chủ đạo trong những năm tới tại thị trường Việt Nam,
nhất là khi các nền tảng vĩ mô của thị trường được giữ vững trước đại dịch, gia tăng
sức hút với nhà đầu tư nước ngồi. Số thương vụ cũng giảm xuống chỉ cịn 36 thương
vụ.
M&A xuyên biên giới không chỉ diễn ra theo chiều doanh nghiệp nước ngồi
mua doanh nghiệp Việt Nam mà cịn diễn ra cả theo chiều ngược lại như: chủ sở hữu


11
Trường Đại học Thương Mại - Đầu tư quốc tế


thương hiệu Nguyễn Kim đã mua 100% vốn của Zalora Việt Nam (thuộc Central
Group), VNM mua 100% vốn của Công ty Driftwood tại Mỹ vào năm 2016. 
3.2. Vai trò của M&A xuyên biên giới đối với doanh nghiệp trong bối cảnh Việt
Nam
3.2.1. Tạo ra sức mạnh tổng hợp :
● Cộng hưởng giảm chi phí (cost-reducing synergies)
+ Cơng ty hợp nhất hoạt động hiệu quả hơn nhờ loại bỏ các vị trí/ hoạt động
trùng lặp
Ở Việt Nam, điều này chủ yếu được thể hiện qua sự chia sẻ từ phía cơng ty của
nước ngồi, cịn doanh nghiệp nội địa thường đứng ở vị trí hưởng lợi từ q trình
chuyển giao này. Sở dĩ nói như vậy bởi tình hình chung của các doanh nghiệp Việt
Nam hiện nay là quy mô nhỏ lẻ, trình độ quản lý cịn nhiều yếu kém, tư duy cịn manh
mún, từ đó dẫn đến sự phân bổ nguồn lực thiếu hợp lý gây ra tốn kém trong chi phí.
Như vậy, khi một doanh nghiệp Việt Nam được hịa nhập vào cùng một thể với một
cơng ty nước ngồi đã có kinh nghiệm đối với những mặt thiếu sót này, tổng thể cả
công ty lúc này sẽ được tinh gọn thành một bộ máy chuyên nghiệp, được dẹp bỏ
những nghiệp vụ/ quy trình/ bộ phận thừa thãi gây tình trạng đội chi phí.
Trước kia, phụ trách tổng hợp tài chính và cân đối ngân sách cho hoạt động kinh
doanh của chuỗi siêu thị điện máy Nguyễn Kim do một tay NKT phụ trách. Nhưng
khi về tay Central Group, dưới sự quản lý của Central Retail Vietnam, những hoạt
động này đều được thực hiện bởi Central Retail Vietnam, cũng chính họ thực hiện
quản lý ngân sách và tài chính đối với các đơn vị bán lẻ khác cũng thuộc tập đoàn như
chuỗi siêu thị GO!, chuỗi Lan Chi mart, chuỗi bán lẻ thời trang Robin. Như vậy, sau
khi được sát nhập với Central Group, Nguyễn Kim đã cắt giảm được một phần lớn chi
phí dành cho nhân sự trong hoạt động kế tốn tài chính.
Ngồi ra, tại Việt Nam, các chuỗi siêu thị điện máy đều có đặc điểm chung: cửa

hàng có quy mơ từ nhỏ đến tầm trung, các cửa hàng đều có mặt bằng riêng, mặt bằng
đều nằm tại các địa điểm trên các tuyến phố lớn, đông người qua lại dẫn tới chi phí
mặt bằng cao. Tuy nhiên, sau khi được Central Group mua lại, các cửa hàng của chuỗi
siêu thị điện máy Nguyễn Kim đã được di chuyển địa điểm đưa về ngay trong mặt
bằng của các chuỗi siêu thị GO! Và Lan Chi mart. Chính điều này đã khắc phục được
vấn đề chi phí mặt bằng đắt đỏ của chuỗi siêu thị điện máy này.
Đi cùng với đó, việc được chia sẻ mặt bằng cùng với các chuỗi siêu thị kể trên
cũng giúp Nguyễn Kim tiếp cận được với lượng khách hàng lớn hơn- những khách

12
Trường Đại học Thương Mại - Đầu tư quốc tế


hàng đến mua hàng tại chính các siêu thị này. Nhờ đó, Nguyễn Kim cũng cắt giảm
được phần lớn chi phí marketing cần dùng để tiếp cận tới khách hàng tiềm năng.
+ Cơng ty lớn có thể cung cấp sự quản lý tốt hơn, hiệu quả hơn cho công ty mục
tiêu
Cơng ty lớn có thể cung cấp sự quản lý tốt hơn, hiệu quả hơn cho công ty mục
tiêu: Đối với khả năng giảm chi phí và cải thiện biên lợi nhuận. Theo thống kê của
FPTS về các đối thủ kinh doanh Bia trên khu vực lân cận, thì biên lợi nhuận gộp trung
bình của ThaiBev đạt 28.8% (so với Sabeco là 25.8%) và biên lợi nhuận rịng trung
bình của ThaiBev đạt 12.6% (so với Sabeco là 10.7%). Điều này cho thấy ThaiBev
quản lý chi phí hiệu quả hơn Sabeco, do đó nhiều khả năng sẽ giúp cải thiện biên lợi
nhuận của Sabeco sau khi ThaiBev tiếp quản. Đáng chú ý là mức biên lợi nhuận của
ThaiBev được xem là cao nhất so với các công ty bia khác trong cùng khu vực.

Hình 2. Bảng thống kê từ 2008 đến 2017, tỷ suất biên lợi nhuận rịng của các
cơng ty kinh doanh bia khu vực Đông Nam Á
● Cộng hưởng nâng cao doanh thu (revenue-enhancing synergies)
+ Tiếp thị chéo các sản phẩm của đối tác sáp nhập, có thể bán nhiều sản phẩm

và dịch vụ hơn.
Cộng hưởng nâng cao doanh thu được thể hiện rõ qua việc tiếp thị chéo các sản
phẩm của các bên. Trong thương vụ này của Central Group, khi chuỗi điện máy
Nguyễn Kim được đưa địa điểm về bên trong mặt bằng của các siêu thị GO! Và Lan
Chi mart, sản phẩm của đơn vị này cũng được giới thiệu đến khách hàng của phía bên
kia. Cụ thể, khách hàng quen của siêu thị GO! nay cũng trở thành khách hàng tiềm
năng của điện máy Nguyễn Kim, và ngược lại, khách hàng đến xem hàng/ mua hàng
tại Nguyễn Kim cũng có thể thuận tiện mua hàng ngay tại siêu thị GO!. Như vậy, khi
kết hợp các bên bán lẻ với nhau sẽ giúp doanh số bán lẻ chung của Central Group tăng

13
Trường Đại học Thương Mại - Đầu tư quốc tế


lên. Việc sáp nhập Nguyễn Kim giúp quy mô doanh thu của CRC tại Việt Nam tăng
mạnh 26%.
Ngoài ra, thương hiệu của các chuỗi siêu thị bán lẻ GO! Và Lan Chi mart đều
là các thương hiệu lớn và trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam ( chuỗi GO!
Được biết đến rộng rãi trên tồn quốc cịn Lan Chi mart lại được lịng người dân các
vùng nơng thơn). Khi Nguyễn Kim được về chung một nhà cùng với các thương hiệu
này sẽ giúp doanh số bán lẻ của Nguyễn Kim tăng lên nhờ được nâng cao độ nhận
diện thương hiệu. Điều này là vô cùng quan trọng, bởi thương hiệu điện máy Nguyễn
Kim của hiện tại đã đánh mất vị thế dẫn đầu thị trường điện máy vào tay Điện máy
xanh, Điện máy Chợ Lớn, FPT shop,...
+ Tăng doanh thu nhờ tăng vốn thúc đẩy sản xuất
Vingroup tăng doanh thu sau thương vụ M&A với SK Group

Hình 3: Lịch sử tăng vốn điều lệ VinGroup (2016-2020)
Nguồn: Báo cáo tài chính Vingroup 2020
Vốn điều lệ của Vingroup tăng chủ yếu do trong năm 2019 Vingroup phát hành thêm

cổ phiếu riêng lẻ cho SK và tái phát hành cổ phiếu quỹ.

14
Trường Đại học Thương Mại - Đầu tư quốc tế


Bảng 1. Tóm tắt chi tiêu của Vingroup 2018 - 2020 (Đơn vị tỉ đồng)
Chỉ tiêu

2018

2019

2020

Tổng tài sản

288.127

403.741

422.504

Tổng nợ phải trả

188.960

283.152

286.651


Doanh thu thuần

121.894

130.036

110.490

Lợi nhuận trước thuế

13.901

15.637

13.943

Lợi nhuận sau thuế

6.238

7.717

4.546

Nguồn: Báo cáo tài chính Vingroup 2019, 2020
Sau M&A, Vingroup đạt được tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận nhờ tăng
vốn thúc đẩy sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp – công nghệ mà công ty đã ký kết
với SK.
Doanh thu thuần 2019 đạt 130.036 tỷ đồng, tăng 8.142 tỷ đồng (tương đương

7%) so với năm 2018 do doanh thu thường xuyên tăng trưởng tốt, đặc biệt là hoạt
động sản xuất ô tô đã bắt đầu ghi nhận doanh thu, bù đắp cho doanh thu chuyển
nhượng bất động sản giảm. Doanh thu thuần 2020 đạt 110.490 tỷ đồng, giảm
19.546 tỷ đồng (tương đương 15%)so với năm 2019, Vingroup khơng cịn doanh thu
từ hoạt động bán lẻ. Nếu loại doanh thu bán lẻ trong năm 2019 và cộng lại doanh thu
từ các giao dịch bán buôn bất động sản được ghi nhận trong thu nhập tài chính,
doanh thu thuần điều chỉnh đạt 137.380 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2019.

15
Trường Đại học Thương Mại - Đầu tư quốc tế


Bảng 2. Phân tích về doanh thu và lợi nhuận Vingroup 2019 - 2020
Nguồn: Báo cáo tài chính Vingroup 2019, 2020
Doanh thu hoạt động sản xuất 2019 đạt 9.201 tỷ đồng, tăng mạnh so với 2018
chủ yếu nhờ bắt đầu bàn giao ba mẫu xe ô tô sau khi nhà máy sản xuất tại Khu Cơng
nghiệp Đình Vũ – Cát Hải (Hải Phịng) được hồn thiện và bắt đầu đi vào sản xuất
thương mại từ giữa năm. Doanh thu hoạt động sản xuất 2020 đạt 17.415 tỷ đồng,
tăng mạnh 89% so với 2019 nhờ các mẫu xe và điện thoại thơng minh được thị
trường đón nhận nồng nhiệt. Điều này được minh chứng qua việc doanh số ô tô đạt
31,5 nghìn xe và doanh số xe máy điện đạt 45,4 nghìn xe, dẫn đầu các phân khúc và
doanh số điện thoại thông minh đạt gần 2 triệu chiếc, đứng thứ ba trong số
các thương hiệu điện thoại thông minh được ưa chuộng nhất tại Việt Nam.
Lợi nhuận gộp cả năm 2019 đạt 37.551 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2018 chủ
yếu nhờ có tăng trưởng lợi nhuận gộp từ chuyển nhượng Bất động sản với mức tăng
37% so với năm 2018 do Tập đoàn triển khai chiến lược bán buôn tại các Đại dự án
với biên lợi nhuận gộp từ hoạt động bán buôn cao hơn so với hoạt động bán lẻ. Tổng
lợi nhuận kế toán trước thuế đạt 15.637 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn
tăng trưởng 24% từ 6.238 tỷ đồng năm 2018 lên 7.717 tỷ đồng năm 2019.Trong năm
2019, tỷ giá hối đoái tương đối ổn định và chi phí vốn vay ngoại tệ hợp lý giúp Tập

đoàn hạn chế ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá tới kết quả kinh doanh nói chung. Năm 2020

16
Trường Đại học Thương Mại - Đầu tư quốc tế


do ảnh hưởng của dịch covid 19 lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn giảm 41% từ
7.717 tỷ đồng năm 2019 xuống 4.546 tỷ đồng năm 2020.Trong năm 2020, tỷ giá
hối đoái tương đối ổn định cùng với việc Tập đồn chủ động phịng ngừa rủi ro
cho hầu hết các khoản vay ngoại tệ thơng qua các hợp đồng hốn đổi nên ảnh
hưởng của rủi ro tỷ giá tới kết quả kinh doanh nhìn chung đã được hạn chế.
● Cộng hưởng tài chính (financial synergies)
+ Tăng khả năng nợ và giảm khả năng phá sản
Nguyễn Kim - Central group
Cộng hưởng tài chính được thể hiện rõ nhất thơng qua việc tiêu trừ khả năng
phá sản của công ty nhỏ hơn. Đây có thể coi là “liều thuốc trợ lực” cần thiết dành cho
số nhiều các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, với tình trạng chung như đã nhắc phía
trên, quy mô nguồn lực của công ty bị phân tán cho nhiều yếu tố.
Nguyễn Kim trước khi về tay của Central group đã từng là một chuỗi siêu thị
điện máy có tầm ảnh hưởng rất mạnh trong thị trường bán lẻ thiết bị điện máy tại Việt
Nam. Khai trương cửa hàng đầu tiên tại TP HCM vào năm 1996, trong vòng một thập
kỷ sau đó, cơng ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị
trường kinh doanh điện máy tại Việt Nam với nhiều trung tâm kinh doanh tại hai
thành phố lớn TP HCM và Hà Nội. Theo thông tin trên website Hiệp hội các nhà bán
lẻ Việt Nam, khoảng những năm 2010, Nguyễn Kim đạt mức tăng trưởng bình qn
đạt 58% (Thơng tin CTCP Thương mại Nguyễn Kim), trở thành đơn vị bán lẻ điện
máy có thị phần số 1 tại Việt Nam thời bấy giờ. Theo báo cáo nghiên cứu của AC
Nielsen, 99% người tiêu dùng đánh giá Nguyễn Kim là Đơn vị số 1 trong ngành Bán
lẻ Điện tử tiêu dùng (Thông tin CTCP Thương mại Nguyễn Kim).
Tuy nhiên, với mơ hình cũ kỹ, các chiến dịch quảng bá xúc tiến bán không theo kịp xu

hướng, chuỗi siêu thị điện máy này đã để mất thị phần số 1 của mình vào tay Thế giới
di động và Điện máy xanh. Sở dĩ nguyên nhân sâu xa đằng sau nó là do tập đồn
Nguyễn Kim thời điểm đó bị phân tán nguồn lực quá nhiều về phía các lĩnh vực đầu tư
mới khác như y tế, dịch vụ và bất động sản. Theo tình hình đó, nếu vẫn tiếp tục mà
khơng có giải pháp nào, chuỗi điện máy Nguyễn Kim rất có thể sẽ trở thành một
thương hiệu chết yểu tương lai.
Trước thực tế đó, năm 2019 Nguyễn Kim chính thức được sáp nhập vào
Central group của Thái Lan. Theo đó, nguồn lực tài chính mạnh mẽ và năng lực quản
trị trình độ cao của Central Group đã giúp Nguyễn Kim hệ thống lại hoạt động kinh
doanh, giúp chuỗi siêu thị dần lấy lại được thị phần tại Việt Nam. Hiện tại, Nguyễn
Kim đã khôi phục được chuỗi hơn 70 cửa hàng khắp các tỉnh thành trên tồn quốc
(trước đó bị giảm cao khoảng 50 cửa hàng trong năm 2017). Ngay sau khi hoàn thành
thương vụ, Nguyễn Kim đem về hơn 3.300 tỷ đồng doanh thu và 42 tỷ đồng lợi nhuận

17
Trường Đại học Thương Mại - Đầu tư quốc tế


tính chỉ tính từ ngày 7/6 đến hết tháng 9/2019.Nhằm mục tiêu phát triển xa hơn nữa,
trong kế hoạch phát triển 5 năm lần thứ 2 được Central Group công bố, tập đồn đã có
kế hoạch phát triển nền tảng bán hàng đa kênh trong đó bao gồm việc phát triển trang
thương mại điện tử Nguyenkim.com (Tạp chí Cơng thương, 2021), điều Nguyễn Kim
đã từng thất bại khi thử nghiệm cùng FPT Retail.
Vin group - SK group
Bảng 3. Phân tích chỉ số tài chính

Nguồn: Báo cáo tài chính Vingroup 2019, 2020
M&A giúp Vingroup tăng khả năng tài chính, đặc biệt trong tăng khả năng nợ.
Tổng nợ phải trả năm 2019 ở mức 283.152 tỷ đồng. Nợ dài hạn tăng do Tập đoàn huy
động thêm vốn để tài trợ cho các dự án bất động sản cũng như hoạt động sản xuất.

Tổng Nợ vay của Tập đoàn ở mức 127.685 tỷ đồng năm 2019. Cơ cấu Nợ
vay của Tập đoàn phần lớn bao gồm các khoản vay hợp vốn (47%), trái phiếu trong
nước (34%), và trái phiếu hoán đổi (8%). Tổng Nợ phải trả năm 2020 ở mức
286.651 tỷ đồng. Nợ dài hạn tăng do Tập đoàn huy động thêm vốn để tài trợ cho các
dự án bất động sản cũng như hoạt động sản xuất. Tổng Nợ vay của Tập đoàn ở
mức 129.787 tỷ đồng năm 2020. Cơ cấu Nợ vay của Tập đoàn phần lớn bao gồm các
khoản vay hợp vốn (51%), trái phiếu trong nước (38%), và trái phiếu hoán đổi (4%).
Hệ số Nợ phải trả/Tổng tài sản cũng như chỉ tiêu về nợ vay 2019 ổn
định so với 2018. Tuy nhiên, hệ số Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng.

18
Trường Đại học Thương Mại - Đầu tư quốc tế


Các chỉ tiêu sinh lời năm 2019 tính trên Doanh thu thuần và Vốn chủ sở hữu được cải
thiện so với 2018. Chỉ số sinh lời tính trên Tổng tài sản giảm do tài sản tăng mạnh
trong năm do hoàn thiện nhà máy sản xuất ô tô trong khi doanh thu và lợi nhuận từ
hoạt động này chỉ mới được ghi nhận từ giữa năm. Hệ số Nợ phải trả/Tổng tài sản
cũng như chỉ tiêu về nợ vay 2020 ổn định so với 2019. Hệ số Nợ phải trả/Vốn
chủ sở hữu có xu hướng giảm do Vốn chủ sở hữu tăng nhanh hơn Nợ phải trả.
Các chỉ tiêu sinh lời năm 2020 hầu như đều giảm nhẹ do lợi nhuận của một
số mảng kinh doanh chịu ảnh hưởng xấu từ dịch Covid-19.
Bảng 4. Thông tin cổ phiếu Vingroup (VIC) (tại ngày 31/12)
2018
Số lượng
cổ phiếu
lưu hành

2019


2020

3.191.621.230 cổ
phiếu phổ thông

3.368.575.556 cổ
phiếu phổ thông

3.382.430.590 cổ
phiếu phổ thông

84.000.000 cổ phiếu
ưu đãi (không niêm
yết)

62.338.466 cổ phiếu
ưu đãi (không niêm
yết)

62.338.466 cổ phiếu
ưu đãi (không niêm
yết)

Giá trị vốn 363.844.820.220.000
hóa thị
đồng
trường

387.386.188.940.000
đồng


365.978.989.838.000
đồng

Giá cổ
phiếu giao
dịch

95.300 đồng

115.000 đồng

108.200 đồng

Khối
lượng cổ
phiếu giao
dịch

381.000

614.630

656.040

Nguồn: Báo cáo tài chính Vingroup 2019, 2020
Khơng chỉ tăng khả năng nợ, mà M&A với SK group còn giúp cho cổ phiếu
Vingroup tăng mạnh trong năm 2019 từ 95.300 đồng lên 115.000 đồng đồng thời
lượng giao dịch cũng tăng mạnh từ 381.000 lên tới 614.630 phiếu. Tuy nhiên sang
2020 do ảnh hưởng của dịch covid mà giá trị cổ phiếu giảm nhẹ nhưng khối lượng

giao dịch vẫn tăng.

19
Trường Đại học Thương Mại - Đầu tư quốc tế


Hình 4. Biến động giao dịch cổ phiếu VIC 2019
Nguồn: Báo cáo tài chính Vingroup 2019
+ Khả năng giá trị cổ phiếu tăng.
Ngay từ khi thông tin thương vụ KEB Hana Bank được cơng bố, trên thị trường
chứng khốn, mã cổ phiếu BIDV đã bắt đầu tăng đều.
Thị giá cổ phiếu BIDV thời điểm chốt bán 15% 33640 đ/ cổ phần
cổ phần 22/7/2019
Thị giá cổ phiếu BIDV thời điểm chốt phiên 40200 đ/ cổ phần
giao dịch ngày 25/10/2019
Mã BIDV trong quý 3 /2019

Tăng giá 28%

20
Trường Đại học Thương Mại - Đầu tư quốc tế


Bảng 5: Giá trị cổ phiếu BID sau thương vụ M&A
Nguồn: Nguyễn Vũ (2019)
Như vậy các cổ đông của BIDV và KEB Hana Bank đều được hưởng lợi khi
giá cổ phiếu mã BID sau thương vụ tăng lên. Như bảng tổng kết trên, quý 3/2019 giá
trị cổ phiếu tăng tới 28%, đây là một mức tăng rất lớn và đem lại lợi ích tài chính
khổng lồ cho các doanh nghiệp trong thương vụ này.
3.2.2.Tăng sức mạnh thị trường :

Central Group tăng sức mạnh thị trường sau khi mua Nguyễn Kim
·

Hình 5. Báo cáo doanh thu theo lĩnh vực bán lẻ & khu vực địa lý của
Central Group năm 2019
Nguồn : Central Retail

21
Trường Đại học Thương Mại - Đầu tư quốc tế


Hình 6. Báo cáo doanh thu theo lĩnh vực bán lẻ & khu vực địa lý của Central
Group năm 2020
Nguồn : Central Retail
Mảng hardline mà hiện tại Central Group kinh doanh tạm thời chỉ bao gồm mặt
hàng điện máy. Theo báo cáo tài chính của Central Group, qua hai thống kê doanh thu
của tập đoàn từ 2019 sang 2020, ta thấy rằng doanh thu mà mảng hardline đem về cho
tập đồn tăng lên từ 26% lên 30%. Cùng với đó, phần doanh thu bán lẻ tại Việt Nam
góp vào tổng doanh thu của cả tập đoàn cũng tăng từ 18% lên 23%. Như vậy, có thể
suy ra rằng, việc sáp nhập chuỗi điện máy Nguyễn Kim vào Central Group đã mở
rộng thị phần bán lẻ điện máy (hardline) của tập đoàn theo chiều ngang, cụ thể là mở
rộng sang thị trường Việt Nam.
3.2.3. Có được các nguồn lực cịn thiếu và/hoặc tăng cường các năng lực hiện có
● Cho phép bên mua có được các nguồn lực cịn thiếu/ tăng cường năng lực
hiện có
Về phía ThaiBev, mạng lưới phân phối mạnh mẽ của Sabeco là điều thu hút
nhất, bù đặp sự thiếu hụt của ThaiBev. Đến thời điểm 2017, Sabeco sở hữu 32,000
điểm phân phối với hệ thống 11 công ty thương mại chuyên phụ trách phân phối rải
đều tại các tỉnh và đang là hệ thống phân phối bia lớn nhất tại Việt Nam. Bên cạnh đó,
Sabeco cịn nắm cổ phần lớn nhất tại một công ty liên doanh liên kết là Sabetrans

(SBC – HOSE) chuyên phụ trách khâu vận tải hàng hóa của SAB đến các đại lý và
tổng kho trong cả nước.
Việc thực hiện thâu tóm hệ thống phân phối sẽ giúp cho các sản phẩm trong tập
đoàn tỷ phú Thái dễ dàng thâm nhập thị trường Việt Nam và chiếm lĩnh thị trường
nhanh chóng. Ngồi ra, việc sở hữu hệ thống phân phối mạnh có thể khiến cho các sản

22
Trường Đại học Thương Mại - Đầu tư quốc tế


phẩm công ty đối thủ phải lép vế, tăng mức chiết khấu, giảm sự cạnh tranh về giá sản
phẩm.(VN30, 2021)
● Cho phép bên bán có được các nguồn lực hay năng lực cịn thiếu hoặc yếu
Nguyễn Kim có được nguồn lực còn thiếu trong thương vụ M&A với Central
Group
+ Nguồn lực tài chính
Nguồn lực tài chính mạnh mẽ là yếu tố Nguyễn Kim trước đó khơng có. Bằng
chứng là trong khoảng thời gian 2016-2018, trước sự bành trướng lên tới 1000 cửa
hàng của hệ thống Điện máy xanh, Nguyễn Kim vẫn dậm chân tại con số dưới 60 cửa
hàng trên toàn quốc. Đến khi được Central Group mua lại hoàn tồn, tính đến hết năm
tài chính 2020 của tập đồn, chuỗi điện máy Nguyễn Kim hiện giờ đã được khôi phục,
tu sửa và mở rộng lên 71 cửa hàng khắp cả nước.
Đặc biệt, trong thời điểm dịch bệnh Covid ảnh hưởng xấu tới thị trường bán lẻ
điện máy tại Việt Nam hiện nay, hàng loạt các siêu thị điện máy phải chạy khuyến mãi
kịch sàn nhưng vẫn vắng khách, việc điện máy Nguyễn Kim có được sự hậu thuẫn tài
chính mạnh mẽ từ tập đồn Central Group sẽ giúp tình hình hoạt động kinh doanh của
chuỗi điện máy khả quan hơn (dù trong năm 2020, doanh thu của chuỗi điện máy
Nguyễn Kim sụt giảm 12.5%).
+ Nguồn lực về logistics & chuỗi cung ứng
Theo báo cáo tài chính của Central Group, tính riêng tại Việt Nam, tập đồn

hiện đang sở hữu mạng lưới logistics rộng khắp gồm 12 trung tâm phân phối có tổng
diện tích khoảng 52 nghìn mét vng. Đồng thời, tính đến 31/12/2020, tập đồn hiện
đang giữ mối liên kết với hơn 15 nghìn nhà cung ứng khác nhau, giúp tập đồn có
nguồn cung đa dạng và giảm thiểu rủi ro tập trung.
Như vậy, việc Nguyễn Kim được hỗ trợ bởi nguồn lực logistics & chuỗi cung
ứng của Central Group cũng là yếu tố giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Nguyễn
Kim đối với các chuỗi siêu thị điện máy khác.
Sabeco có được các nguồn lực mong muốn từ Thaibev
Về phía Sabeco, ThaiBev nhận ra vấn đề của Sabeco nằm ở thương hiệu sản
phẩm của doanh nghiệp, "cũ và thiếu cá tính so với một số đối thủ". Dàn lãnh đạo mới
đại diện tỷ phú Thái cho rằng sản phẩm phải được định vị, phân loại rõ ràng, khác biệt
hơn. Sau hơn 1 năm mua lại và tiếp quản Sabeco, người Thái đang tập trung việc cơ
cấu lại nhân sự và cải thiện hình ảnh thương hiệu. Tại ĐHĐCĐ thường niên 2019,

23
Trường Đại học Thương Mại - Đầu tư quốc tế


lãnh đạo Sabeco khẳng định sẽ tăng mạnh chi phí marketing và nhấn mạnh vấn đề
không phải là tăng bao nhiêu mà là đem lại hiệu quả thế nào.

Hình 7: Kết quả kinh doanh quý I các năm từ 2013- 2019 của Sabeco
Nguồn: Quang Thắng, 2019
Kết thúc quý I/2019, kết quả kinh doanh của Sabeco phản ánh rõ chiến lược
của tỷ phú Thái. Theo đó, trong danh mục chi phí bán hàng của Sabeco, chi phí quảng
cáo, tiếp thị, hỗ trợ tăng mạnh hơn 50% so với cùng kỳ, đạt tới 345 tỷ đồng trong khi
các khoản khác chỉ tăng nhẹ hoặc giảm. Kết quả, Sabeco ghi nhận về 9.338 tỷ đồng
doanh thu thuần, tăng 20% so với cùng kỳ, đây cũng là khoản doanh thu thuần quý I
cao nhất từ trước đến nay. Nhờ vậy, Sabeco thu về 1.290 tỷ lợi nhuận sau thuế, tăng
12%, biến quý I vừa qua trở thành quý I kinh doanh hiệu quả nhất trong lịch sử của

doanh nghiệp.(Quang Thắng, 2019)
Do đó ta thấy rằng thương vụ thu mua Sabeco của ThaiBev đã giúp cho Sabeco
cải thiện được sản phẩm của mình sau khi nhận ra được hạn chế của sản phẩm, và
được ThaiBev đầu tư phát triển sản phẩm và tiếp thị sản phẩm, từ đó nâng cao doanh
số bán và lợi nhuận. Đây cũng là một vai trò quan trọng mà một số doanh nghiệp
hướng đến khi chấp nhận bị thu mua, nhất là Sabeco sau một thời gian dài chịu sự
quản lý của nhà nước- vốn ít đổi mới và cứng nhắc thì sự đầu tư của ThaiBev như thổi
một làn gió mới bù đắp những thiếu hụt, hạn chế của doanh nghiệp này.
● Khi các đơn vị hợp nhất bổ sung về mặt cơng nghệ/kiến thức.., thì năng
suất R&D sẽ tăng lên, tăng sản phẩm mới, tiên tiến có liên quan. Giúp đạt

24
Trường Đại học Thương Mại - Đầu tư quốc tế


được lợi thế cạnh tranh bằng cách thu được các nguồn lực q hiếm,
khơng thể thay thế hay khó bắt chước được từ mơi trường bên ngồi.
Việc hợp tác với SK nằm trong chiến lược mở rộng đầu tư của Vingroup với
định hướng trở thành Tập đồn Cơng nghệ – Công nghiệp – Thương mại Dịch vụ
đẳng cấp quốc tế trong tương lai. Năm 2020, với những gì đã làm và đạt được của
Vingroup đã chứng minh cho sự hợp tác hai bên thì năng suất R&D sẽ tăng lên với
những nghiên cứu nổi bật.
Trong năm 2020 và đầu năm 2021, hệ sinh thái các phương tiện giao thông
thông minh sử dụng điện của VinFast đã hiện hữu với việc giới thiệu và cho ra mắt ba
mẫu ô tô điện, một mẫu xe buýt điện và sáu mẫu xe máy điện, góp phần thiết lập nền
móng cho nền cơng nghiệp xe điện tại Việt Nam, đưa thương hiệu xe điện Việt Nam
thâm nhập thị trường toàn cầu. Cụ thể, trong năm, các viện nghiên cứu thuộc VinFast
đã hợp tác toàn diện với các đối tác tồn cầu, các viện cơng nghệ VinBigData, VinAI,
Vantix cùng nghiên cứu và phát triển thành cơng các tính năng thơng minh, các tính
năng infotainment và hệ thống hỗ trợ lái xe nâng cao (ADAS) để tích hợp vào các

mẫu xe sắp ra mắt. Nền tảng R&D của VinFast được phát triển vững chắc với các
trung tâm R&D đặt tại Mỹ, Úc, Việt Nam, hội tụ trí tuệ của hàng trăm chun gia, kỹ
sư cơng nghệ hàng đầu đến từ nhiều quốc gia trên khắp thế giới.
Năm 2020 cũng là năm Vingroup tăng tốc, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu
khoa học, phát triển công nghệ ứng dụng tại các viện, công ty công nghệ trong tồn
Tập đồn, nhằm nhanh chóng thay đổi về cơ bản và toàn diện hệ sinh thái sản phẩm,
dịch vụ theo hướng hiện đại, thông minh, bắt kịp các công nghệ tiên tiến nhất của thế
giới. Các thành tựu đạt được trong năm vừa qua tập trung vào ba mũi nhọn chính:
+ Tối ưu bộ máy tổ chức và hoạt động vận hành của Vingroup
Tháng 05 năm 2020, Công ty Vantix cơng bố giải pháp VinHR, có khả năng
nâng cao tới 25% năng suất lao động phổ thông. VinHR là giải pháp nhận biết hành vi
con người đầu tiên dành riêng cho nhân sự vận hành trong nhiều lĩnh vực, sử dụng
thiết bị đeo thông minh vBand, kết hợp giữa công nghệ hiện đại, AI và phân tích dữ
liệu, mang lại những hiểu biết sâu sắc có thể hành động cho các nhà hoạch định kinh
doanh. Cơng ty VinHMS đã hồn thành tất cả bảy phân hệ cốt lõi của hệ thống quản lý
khách sạn toàn diện Cirrus HMS giúp quản lý mọi hoạt động vận hành khách sạn, với
đầy đủ tính năng và có khả năng cạnh tranh với các giải pháp hàng đầu thế giới. Cirrus
HMS đã được triển khai tại tất cả 35 cơ sở khách sạn Vinpearl, giúp đồng nhất các hệ
thống quản lý khách sạn, kênh phân phối, quản lý nhà hàng và ứng dụng điện thoại
cho khách hàng.
+ Tích hợp cơng nghệ tiên tiến vào các sản phẩm và dịch vụ

25
Trường Đại học Thương Mại - Đầu tư quốc tế


×